Bộ giáo dục và đào TạO
trờng đại häc vinh
Nguyễn văn thọ
một số giải pháp quản lý chất lợng đào tạo
nghề ở trung tâm dạy nghề huyện hËu léc,
tØnh thanh ho¸
luận văn thạc sÜ khoa häc gi¸o dơc
NghÖ An - 2012
Bé giáo dục và đào TạO
trờng đại học vinh
Nguyễn văn thọ
một số giải pháp quản lý chất lợng đào tạo
nghề ở trung tâm dạy nghề huyện hậu léc,
tØnh thanh ho¸
chuyên ngành: quản lý giáo dục
m· sè: 60.14.05
luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
NgêihíngdÉnkhoahäc:Pgs.ts.ngunthÞhng
NghÖ An - 2012
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo và các phịng khoa chức
năng của Trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, quan tâm tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn tới PGS-TS Nguyễn Thị Hường, người đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp TTDN Hậu Lộc và gia đình đã
ln động viên giúp đỡ tôi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi yên tâm học tập
. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, song luận văn của
tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết .Vì vậy tơi rất mong được sự góp ý
chỉ bảo của các Thầy, Cơ, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến
đề tài này để Luận văn của tơi được hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Thanh Hoá, tháng 9 năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Thọ
MỤC LỤC Trang
1
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp của luận văn 4
9. Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1. Khái niệm đào tạo nghề 9
1.2.2. Khái niệm Chất lượng, Chất lượng đào tạo nghề 17
1.2.3. Quản lý, Quản lý chất lượng đào tạo nghề 20
1.2.4. Giải pháp, giải pháp Quản lý chất lượng đào tạo nghề 21
1.2.5. Trung tâm dạy nghề cấp huyện. 23
1.3. Một số vấn đề về đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề. 23
1.3.1. Nội dung đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề 24
1.3.2. Phương pháp đào tạo nghề. 25
1.4. Một số vấn đề về Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm
dạy nghề. 25
1.4.1. Mục đích Quản lý chất lượng đào tạo nghề. 26
1.4.2. Nội dung Quản lý chất lượng đào tạo nghề.
1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý chất lượng đào tạo nghề. 26
Tiểu kết chương 1. 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO 32
TẠO NGHỀ Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN HẬU LỘC,
TỈNH THANH HOÁ.
2.1. Khái quát về Trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh 32
Hoá
2.2. Thực trạng về chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề 35
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2.2.1. Thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề 35
2.2.1.1. Chương trình đào tạo. 35
2.2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 38
2.2.1.3. Nguồn học liệu, tài liệu giảng dạy 49
2.2.1.4. Tài chính cho đào tạo nghề 52
2.2.1.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo 53
2.2.2. Thực trạng về chất lượng đào tạo nghề tại trung tâm 56
2.3. Thực trạng các giải pháp đã sử dụng để Quản lý chất lượng đào 63
tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng 64
Tiểu kết chương 2. 67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 68
ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN HẬU
LỘC, TỈNH THANH HOÁ.
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 68
3.2. Một số giải pháp 70
3.2.1. Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, làng nghề 70
3.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề gắn 72
với nhu cầu xã hội.
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề 74
3.2.4. Đổi mới quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác đào 76
tạo nghề.
3.2.5. Tăng cường kiểm định chất lượng ở Trung tâm dạy nghề 79
3.3. Thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 86
Tiểu kết chương 3. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 90
1. Kết luận. 90
2. Kiến nghị. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Phụ lục 1. 96
Phụ lục 2. 98
CBQL DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
CSVC Cán bộ quản lý
ĐNGV Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
GV Cơ sở vật chất
HV Đội ngũ giáo viên
LĐTB&XH Giáo viên
TTB Học viên
TTDN Lao động – Thương binh và xã hội
UBND Trang thiết bị
XHCN Trung tâm dạy nghề
GD Uỷ ban nhân dân
PPDH Xã hội chủ nghĩa
GD-ĐT Giáo dục
THCS Phương pháp dạy học
BGĐ Giáo dục đào tao
CM Trung học sơ sở
Ban giám đốc
Chuyên môn
DANH MỤC CÁC SC CÁC SƠ ĐỒ ĐỒ
Sơ đồ: 1.1 Chất lượng đào tạo Trang
Sơ đồ: 1.2 Quan hệ giữa mục tiêu, quá trình đào tạo và chất 12
16
Sơ đồ: 1.3 lượng đào tạo nghề.
Các yếu tố bên ngoài 31
DANH MỤC CÁC SC CÁC BẢNG BIỂUNG BIỂUU Trang
16
Bảng: 1.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề theo
17
Bảng: 1.2 ILO 39
Bảng: 2.1 Phân loại trình độ kiến thức, kỹ năng theo Bloom 41
Bảng: 2.2 Thực trạng cán bộ quản lý TTDN huyện Hậu lộc 41
Bảng: 2.3 Thống kê số lượng giáo viên tính đến 31/12/2011 42
Bảng: 2.4 Thực trạng giáo viên cơ hữu 43
Bảng: 2.5 Thực trạng giáo viên hợp đồng 45
Bảng: 2.6 Nguồn minh chứng
Tổng hợp về trình độ nghiệp vụ sư phạm của 46
Bảng: 2.7 47
Bảng: 2.8 ĐNGV 47
Bảng: 2.9 Bảng thống kê năng lực dạy nghề của ĐNGV 50
Bảng: 2.10 Thống kê trình độ ngoại ngữ của ĐNGV 57
Bảng: 2.11 Thống kê trình độ tin học của CBGV 58
Bảng: 2.12 Nguồn học liệu, tài liệu giảng dạy 58
Bảng: 2.13 Công tác đào tạo nghề năm 2009 60
Bảng: 2.14 Công tác đào tạo nghề năm 2010
Công tác đào tạo nghề năm 2011 61
Bảng: 2.15 Tổng hợp việc làm và thu nhập của HV sau khi kết
62
Bảng: 2.16 thúc khoá học
Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu 81
Bảng: 5.1 87
Bảng: 5.2 cầu công việc của người được đào tạo
Đánh giá của học viên về mức độ đáp ứng yêu cầu
công việc sau khi kết thúc khoá học
Tự kiểm định TTDN huyện Hậu Lộc
Kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi
của các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề
tại TTDN huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lực lượng lao động lành nghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi Quốc gia dựa trên sự phát triển của sản xuất.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi diễn ra từng ngày, sự
phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất phát triển. Vô
số các công nghệ, kỹ thuật mới, các loại vật liệu mới được ứng dụng vào sản
xuất đòi hỏi người lao động phải được qua đào tạo nghề ở những trình độ nhất
định.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các TTDN đang thực hiện đào tạo
nghề với quy mô lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên chất lượng
đào tạo nghề ở hầu hết các TTDN chưa cao. Rất nhiều người sau khi kết thúc
khố học vẫn khơng đáp ứng được yêu cầu công việc. Một trong những
nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là do thiếu sự liên kết giữa
TTDN với các làng nghề, công ty, doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Cung
đào tạo do TTDN đưa ra chủ yếu dựa trên khả năng của mình mà khơng tính
tới đường cầu tương ứng từ làng nghề, cơng ty, doanh nghiệp. Điều này dẫn
đến sự mất cân đối cung - cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là chất
lượng, gây ra những lãng phí lớn và giảm hiệu quả đào tạo.
TTDN huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá được thành lập ngày 03/4/2006
theo Quyết định số: 929/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và
được Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh cho phép đào tạo 7 ngành
nghề như: Điện dân dụng, Cơ khí (hàn, tiện), Trồng trọt – BVTV, May công
nghiệp, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thuỷ hải sản, Tin học văn phịng. Trung
tâm đang trong q trình xây dựng bổ sung thêm CSVC , trang thiết bị để
đảm bảo cho quá trình đào tạo nghề đạt được kết quả cao, kết hợp với đội ngũ
cán bộ, GV có bề dày trong công tác quản lý và kinh nghiệm giảng dạy đáp
ứng tốt công tác đào tạo. Tuy nhiên, trung tâm mới được thành lập nên trang
2
thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn hạn chế. ĐNGV trẻ nhiều, được bồi dưỡng
nâng cao song kỹ năng sư phạm còn có mặt hạn chế, một bộ phận giáo viên
dạy thực hành thiếu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, phương pháp quản lý đào tạo
của CBQL còn hạn chế, sự phối hợp trong việc thúc đẩy giữa một bên là tính
tích cực chủ động của HV, với một bên là phương pháp giảng dạy mới của
ĐNGV chưa tốt. Trước sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học công nghệ,
với điều kiện thực tế của trung tâm thì năng lực và hiệu quả quản lý đào tạo
chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trong đó, huyện Hậu Lộc là địa
phương có lực lượng lao động trong lĩnh vực nông – lâm - thuỷ sản chiếm
80% số người trong độ tuổi lao động toàn huyện.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thanh Hố với sự hình thành và phát
triển khu cơng nghiệp và cụm cơng nghiệp địi hỏi cần có một lực lượng cán
bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật lành nghề có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử
dụng lao động trong khu vực. Điều đó nói lên rằng, nghiên cứu các giải pháp
quản lý chất lượng đào tạo nghề đang là một trong những bức xúc và cấp thiết
trong tình hình hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “ Một số giải pháp quản
lý chất lượng đào tạo nghề ở TTDN huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá ” làm
luận văn thạc sỹ của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề xuất một số giải pháp Quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề ở Trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các Trung tâm dạy nghề.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện một số giải pháp Quản
lý có tính khoa học và tính khả thi, phù hợp với điều kiện của trung tâm.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
5.3. Đề xuất một số giải pháp Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trung
tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài chỉ tập trung vào các giải pháp quản lý đào tạo của giám đốc
trung tâm đối với các nghề Hàn, Điện dân dụng, May và thiết kế thời trang,
Trồng trọt -bảo vệ thực vật, Chăn nuôi thú y, Ni trồng thuỷ hải sản, Tin học
văn phịng trong TTDN huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hố và cụ thể hố lí luận
có liên quan để xây dựng hệ thống khái niệm và khung lý luận cho việc
nghiên cứu đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra xã hội bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn,
phương pháp quan sát về hoạt động quản lý chất lượng đào tạo nghề để đánh
giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý chất lượng đào tạo qua
phân tích, đánh giá hồ sơ quản lý, hồ sơ đào tạo của TTDN
7.3. Phương pháp thống kê toán học.
Để xử lý số liệu, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu.
4
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
Luận văn phân tích và làm rõ một số khái niệm, nội dung của việc Quản
lý chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hoá.
Phân tích và nêu rõ thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề
tại Trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Đưa ra một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm
dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Đề xuất một số kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan ban ngành có
liên quan đến việc quản lý chất lượng đào tạo nghề.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các
Trung tâm dạy nghề.
Chương 2: Thực trạng Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm dạy nghề
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Một số giải pháp Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở Trung tâm
dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGHỀ Ở CÁC TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao là một khâu đột phá chiến lược để bảo đảm đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một nhiệm vụ rất cơ
bản đồng thời cũng rất cấp bách, cần được quan tâm thực hiện ở nhiều cấp
khác nhau, từ những người lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cho đến
các chuyên gia, nhà quản lý (quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước) đến các
nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Sự phát triển của nguồn nhân lực ở
các cấp ấy là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế
nước ta hiện nay.
Trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập, đất nước ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó,
cũng có nhiều sự tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường. Công cuộc đổi
mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục nói
chung và dạy nghề nói riêng. Có thể nói, chưa bao giờ giáo dục của nước ta
lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình tồn cầu hóa
như hiện nay. Cho nên, việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là nâng
cao chất lượng dạy học, dạy nghề vừa là một trong những yêu cầu của công
cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát
triển con người hiện nay.
Thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"
theo Quyết định số 1956- QĐ/TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính
phủ đã đề cập khá đầy đủ, từ chương trình, giáo trình đến việc mở trường,
lớp, trang thiết bị và GV,… Tuy vậy, một vấn đề lớn được đặt ra là làm sao
6
cho việc dạy nghề đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh của mỗi địa
phương, có kết quả thiết thực, tính đến nay hiện cả nước có 130 trường Cao
đẳng nghề, 270 trường trung cấp nghề và 800 TTDN và trên 1.000 cơ sở khác
có dạy nghề (theo báo cáo từ Bộ LĐTB & XH); nhiều trường thuộc ngành lao
động, thương binh và xã hội được xây dựng bề thế. Thế nhưng việc dạy nghề
trong nhiều trường công lập chưa đạt yêu cầu, do chưa gắn với nhu cầu của
sản xuất, kinh doanh, nhiều người học xong vẫn khơng tìm được việc làm
hoặc nơi tiếp nhận họ phải tốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại. Cũng
có ngun nhân do các trường này thiếu trang thiết bị cần thiết cho việc dạy
và học, thiếu kinh phí, thiếu thầy giỏi, địa điểm tổ chức lớp không thuận tiện
cho việc đi lại của HV,… Đã có tình trạng trường lớp cơng lập tuyển sinh
không đủ chỉ tiêu, mặc dù đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích lao
động nơng thơn đến học, nhưng họ vẫn không đến.
Trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý dạy học, quản lý đào tạo nói chung đã được đề cập trong đề
tài nghiên cứu, luận văn với phạm vi rộng hoặc một số đề tài trong phạm vi
của một ngành, một địa phương. Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vấn
đề quản lý chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng đào tạo nghề như:
“Lí luận giáo dục đại học” của tác giả Đặng Vũ Hoạt đã nêu: “Về tiêu
chuẩn đánh giá phải đảm bảo tính tồn diện, đảm bảo tính khách quan, đảm
bảo có tác dụng phát triển trí tuệ, năng lực và tư duy độc lập sáng tạo của sinh
viên” [13].
Trong cuốn “Quản lí chất lượng giáo dục đại học” của tác giả Phạm
Thành Nghị có nêu: “Nếu như kiểm sốt chất lượng là hình thức quản lý chất
lượng phù hợp với cơ chế tập trung; quản lý chất lượng tổng thể phản ánh
trình độ phát triển cao của các trường đại học thì bảo đảm chất lượng phù hợp
với cơ chế chuyển đổi trong quản lý giáo dục đại học ở nước ta” [20].
7
Tác giả Đặng Bá Lãm trong cuốn “Kiểm tra - đánh giá trong dạy - học
đại học” cho rằng: “đánh giá trong giảng dạy Đại học là chất xúc tác để tạo ra
sự thay đổi của chính bản thân người học với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nó giúp
cho sinh viên nhận ra chính mình, giúp họ tìm cách củng cố, phát triển những
kinh nghiệm, những tiềm năng sẵn có, tạo nên hào hứng, tạo ra động lực cho
sinh viên học tập, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp, hoàn thiện
nhân cách bản thân” [16].
Và nhiều nhà khoa học khác như: tác giả Trần Bá Hoành với cơng trình
“Đánh giá trong GD” [12]; tác giả Nguyễn Kế Hào với cơng trình “Đổi mới
phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với GD phổ thông, Cao
đẳng và Đại học sư phạm” [11]; tác giả Trần Thị Tuyết Oanh với cơng trình
“Đánh giá và đo lường kết quả học tập” [23]; tác giả Nguyễn Quang Uẩn với
công trình “Nhập mơn đánh giá trong giáo dục dân số” [30]; tác giả Lê Đức
Ngọc với cơng trình “Đo lường và đánh giá thành quả học tập” [21] và
“Nâng cao năng lực xây dựng cấu trúc đề thi và biểu điểm trong đào tạo GV
trung học cơ sở” [22]. Hầu hết các cơng trình này đều có hai phần nội dung
chính là đề cập tới cơ sở lí luận của hoạt động giảng dạy nói chung, hệ thống
lí luận về quản lý đào tạo, các khái niệm công cụ và quan trọng là xây dựng
cơ sở lí luận của các phương pháp, nội dung, hình thức quản lý đào tạo, các kĩ
thuật xây dựng công cụ đo và đánh giá. Tác giả Đặng Bá Lãm đã xây dựng và
thử nghiệm được quy trình kiểm tra đánh giá trong một số môn học ở đại học.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều cơng trình là các luận án, luận văn nghiên
cứu về vấn đề kiểm tra đánh giá. Có thể kể đến các luận văn như: tác giả
Nguyễn Thị Kim Thoa “Một số biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả
rèn luyện của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi”, tác giả Đặng
Khắc Quân “Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng
học sinh của Hiệu trưởng trường Tiểu học ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La khi
bỏ thi tốt nghiệp”. tác giả Nguyễn Minh Phi “Một số biện pháp quản lý của
8
Hiệu trưởng trong việc kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học ở trường THPT”
[25]; tác giả Võ Văn Tuấn “Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập ở trường Đại học dân lập Văn Lang” [28]. Các cơng trình
này đã xây dựng được hệ thống lí luận kiểm tra đánh giá; có cơng trình thiên
về đánh giá q trình dạy học, đánh giá chương trình, có cơng trình thiên về
đánh giá kết quả học tập của người học, và ở cơng trình nào tác giả cũng đánh
giá được thực trạng của quản lý đào tạo làm cơ sở để xây dựng được các giải
pháp quản lý chất lượng đào tạo của chủ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý nói riêng và nâng cao chất lượng học tập, đào tạo nói chung.
Các cơng trình khoa học kể trên đã xây dựng được những hệ thống lí
luận vững chắc về quản lý đào tạo (là sách, giáo trình, tài liệu tham khảo)
hoặc là đã triển khai nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý
chất lượng đào tạo phù hợp với mỗi địa phương..
Qua tham khảo các cơng trình đó tơi thấy rằng chưa có cơng trình khoa
học nào đề cập tới quản lý chất lượng đào tạo ở TTDN. Xuất phát từ lí do trên
và từ yêu cầu thực tế quá trình đào tạo ở TTDN huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh
Hố trong giai đoạn mới, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp
quản lý chất lượng đào tạo nghề ở TTDN huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.2.1. Khái niệm đào tạo nghề.
Luật dạy nghề của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 76/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã nêu: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học
nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khoá học”.
Trong Luật dạy nghề cũng đã xác định mục tiêu dạy nghề “Mục tiêu
dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương
9
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ nhằm
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm,
tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đào tạo nghề bao gồm: đào tạo công nhân kỹ thuật (công nhân cơ khí,
cơng nhân may, điện tử, xây dựng, sửa chữa …); đào tạo nhân viên nghiệp vụ
(nhân viên đánh máy, nhân viên lễ tân, nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị
…) và phổ cập nghề cho người lao động (chủ yếu là lao động nông nghiệp).
Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là:
- Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các HV có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.
- Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào
tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động
để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn.
1.2.2. Khái niệm chất lượng, Chất lượng đào tạo nghề.
1.2.2.1. Khái niệm về chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm tương đối trừu tượng, cùng với sự phát triển
của xã hội, khái niệm chất lượng cũng có những thay đổi đáng kể. Trước đây,
người ta coi chất lượng là một khái niệm “tĩnh” với tiêu chuẩn chất lượng
được coi là cố định và tồn tại trong một thời gian dài. Ngày nay, khái niệm
chất lượng không được gắn với một tiêu chuẩn cố định nào đó, mà “chất
lượng là một hành trình, khơng phải là một điểm dừng cuối cùng mà ta đi
tới”. Đây là quan niệm “động” về chất lượng, trong đó chất lượng được xác
định bởi người sử dụng sản phẩm – dịch vụ hay trong nền kinh tế thị trường
còn gọi là khách hàng. Khách hàng cảm thấy thoả mãn khi sử dụng sản phẩm
– dịch vụ có nghĩa là sản phẩm – dịch vụ đó có chất lượng.
10
Theo tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp (Đại học quốc gia Hà
Nội) chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
đã đề ra đối với một chương trình đào tạo.
Theo tác giả Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục)
chất lượng giáo dục là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc
trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo
theo các ngành nghề cụ thể. [6]
Hiện nay, cịn có cách hiểu khác nhau về khái niệm chất lượng đào tạo,
do từ “chất lượng” được dùng chung cho cả hai quan niệm: Chất lượng tuyệt
đối và chất lượng tương đối.
Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì từ “Chất lượng” được dùng cho
những sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong nó những phẩm chất, những
tiêu chuẩn cao nhất khó có thể vượt qua được. Nó được dùng với nghĩa chất
lượng cao, hoặc chất lượng hàng đầu.
Với quan niệm chất lượng tương đối thì được hiểu theo hai khía cạnh:
thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề
ra, ở khía cạnh này chất lượng được xem là “Chất lượng bên trong”. Thứ hai,
chất lượng được xem là sự thoả mãn tốt nhất những đòi hỏi của người tiêu
dùng, ở khía cạnh này chất lượng được xem là “chất lượng bên ngoài”.
Ở mỗi nhà trường, đào tạo luôn thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm,
đó là nhiệm vụ đào tạo, nó chi phối tồn bộ các hoạt động của nhà trường. Từ
nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho
phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượng bên ngoài”;
đồng thời, các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục
tiêu đào tạo đó, đạt “chất lượng bên trong”. [7]
11
1.2.2.2. Khái niệm về chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và
trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Sẽ khơng thể
biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ
thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng các công nhân
kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và
chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu
hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của
xã hội đối với kết quả đào tạo. Chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả
đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề. Chất lượng
đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tác động của các
yếu tố.
Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản như sau: chất lượng đào tạo
nghề là việc đạt được các mục tiêu đào tạo nghề đặt ra của cơ sở đào tạo.
Quan điểm nguồn lực ở phương Tây cho rằng chất lượng đào tạo nghề
phụ thuộc đầu vào của hệ thống đào tạo. Khi có các yếu tố đầu vào có chất
lượng như: GV giỏi, CBQL giỏi, CSVC đầy đủ, học sinh giỏi,… thì chất
lượng đào tạo nghề được nâng cao. Cũng có quan điểm cho rằng chất lượng
đào tạo nghề được đánh giá bằng sản phẩm của quá trình đào tạo (đầu ra), tức
là bằng mức độ hồn thành của HV sau khi hồn thành khố học. Một số quan
điểm khác lại khẳng định chất lượng đào tạo nghề được quyết định bởi các
quá trình hoạt động bên trong, đặc biệt là hệ thống thông tin và hệ thống các
quyết định tối ưu.
Theo GS.TS Đặng Quốc Bảo, chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng
đạt được bởi sự tác động tích cực của các yếu tố cấu thành của q trình đào
tạo, có thể khái qt quan niệm này như sơ đồ sau:
12
Sơ đồ: 1.1. Chất lượng đào tạo
MT
G H
V V
Q
N PP,
D PT
CSVC,
TC
Trong đó:
- MT: mục tiêu đào tạo.
- PP, PT: phương pháp đào tạo, phương tiện phục vụ đào tạo.
- GV: GV và CBQL đào tạo.
- HV: học viên.
- ND: nội dung đào tạo.
- CSVC, TC: cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo.
- Q: Chất lượng đào tạo.
Hệ thống kiểm định quốc gia Việt Nam quan niệm “Chất lượng sẽ được
đánh giá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm quan trọng của các đặc trưng
phẩm chất đối nghịch với tính nhất quán và giá trị bằng tiền”. Đào tạo nghề sẽ
đảm bảo, nâng cao chất lượng nếu thực hiện tốt các yếu tố như: đáp ứng yêu
cầu của khách hàng; tập trung vào con người và mọi người đóng góp xây
dựng tổ chức của mình; có tầm nhìn dài hạn; quản lý sự thay đổi một cách có
hiệu quả; có đổi mới; hữu hiệu; tổ chức tiếp thị tốt với thị trường.