Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN kinh nghiệm dạy học phần văn học địa phương qua bài thơ dô ta dô ta ( ngữ văn 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM DẠY – HỌC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
ĐỊA PHƯƠNG QUA BÀI THƠ “DÔ TẢ DÔ TÀ”
- TIẾT 42, NGỮ VĂN 9

Người thực hiện: Trần Thị Lựu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Đình Chinh
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC.
Phần
1.
1.1
1.2.
1.3.
1.4
1.5
2.
2.1
2.2.
2.3.
2.4


3.
3.1
3.2

Nội dung
MỞ ĐẦU.

Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Những điểm mới.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Cơ sở lý luận.
Thực trạng vấn dề trước khi áp dụng SKKN.
Các giải pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

Kết luận.
Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
1
2

2
2
3
3
4
6
16
18
18
18


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành từ năm học 2002 – 2003 có dành một thời lượng chính khoá cho
Chương trình địa phương ở ba môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Riêng môn Ngữ
văn có một thời lượng khá lớn, mỗi năm dạy từ 5 đến 6 tiết / khối lớp, từ lớp 6
đến lớp 9.
Đưa Chương trình địa phương vào dạy – học cấp THCS xuất phát từ
những yêu cầu nhằm bổ sung, trang bị cho học sinh có vốn kiến thức tương đối
toàn diện về góc độ xã hội và nhân văn. Trước đây, sách giáo khoa THCS đã cơ
cấu biên soạn nội dung cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu biết khá rộng từ cổ
chí kim, từ Đông sang Tây, học sinh học văn học thế giới từ Trung Quốc, Ấn
Độ, Pháp… nhưng những nét đặc điểm cơ bản về văn học trên chính quê hương
mình thì không có điều kiện để biết đến, vì cơ cấu chương trình không dành thời
lượng cho vấn đề địa phương. Chính vì vậy, từ năm 2002, tiến hành thay sách
giáo khoa THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa Chương trình địa phương vào
dạy và học trong chương trình chính khoá, nhằm giúp cho học sinh khi vào đời
có được những kiến thức khái quát cơ bản nhất định về ngữ văn ở trên chính quê

hương mình với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà
trường với những vấn đề đang đặt ra ở mỗi địa phương, khai thác, bổ sung và
phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và làm sáng tỏ
thêm chương trình chính khóa. Từ đó giúp học sinh, có ý thức tìm hiểu, góp
phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương. Nhằm giáo dục lòng
tự hào, tình yêu quê hương, xứ sở của mình.
Với mục tiêu dạy học đó, chương trình Ngữ văn địa phương đã sắp xếp
một số tiết nhất định. Cụ thể: lớp 6: 4 tiết (tiết 69, 70 ở HKI, tiết 139, 140 ở
HKII); lớp 7: 6 tiết (tiết 70 ở HKI, tiết 74, 133, 134, 137, 138 ở HKII); lớp 8: 5
tiết (tiết 31, 52 ở HKI, tiết 92, 121, 137 ở HKII); lớp 9: 5 tiết (tiết 42, 63 ở HKI,
tiết 101, 133, 143 ở HKII). (theo phân phối chương trình của SGD&ĐT Thanh
Hóa)
2.2. Mục đích nghiên cứu:
Có thể nói, chương trình địa phương dành cho phần Tiếng Việt và Tập
làm văn không gặp nhiều trở ngại trong quá trình tổ chức dạy và học, bởi vấn đề
được đặt ra ở đây được gắn kết khá chặt chẽ với nội dung kiến thức trong
chương trình chính khóa. Thế nhưng, khi dạy học chương trình Văn học địa
phương giáo viên gặp rất nhiều khó khăn như thiếu tư liệu hỗ trợ, sách giáo
khoa có phần hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà và hoạt động trên lớp, sách
giáo viên chỉ nêu định hướng các bước thực hiện. Chừng ấy là chưa đủ để người
giáo viên có thể làm chủ kiến thức và giải quyết tốt các tình huống sư phạm nếu
trong tay không có được tài liệu cung cấp một cách đầy đủ và có hệ thống những
thông tin về về văn học địa phương. Sau hơn mười năm thay sách cho đến nay,
mảng văn học địa phương vẫn cứ là mảng trống cần được lấp đầy. Phần lớn học
sinh đều lúng túng về khả năng giải quyết tình huống thực tế, không biết đến
1


những giá trị đặc sắc của văn học địa phương (VHĐP), nhất là ở phần VHĐP
hiện đại.

Xuất phát từ mục đích của việc dạy học chương trình này và những khó
khăn gặp phải từ thực tế dạy học tại trường THCS Lê Đình Chinh – huyện Ngọc
Lặc, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy – học chương trình Ngữ văn địa
phương qua bài thơ “Dô tả dô tà”- Tiết 42, Ngữ văn 9. Qua đó, tôi nhằm trao
đổi và học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc dạy – học phần Văn học địa
phương nói riêng và phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về vấn đề làm thế nào
để HS có phương pháp và có hứng thú khi học chương trình địa phương môn
Ngữ văn, đặc biệt là văn bản “Dô tả dô tà” (CTĐP Ngữ văn 9)
- Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 9 trường THCS Lê Đình Chinh, huyện
Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này, tôi dã vận dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp nêu vấn đề: GV đặt ra cho HS một số yêu cầu, đưa HS vào tình
huống có vấn đề, sau đó gợi ý hướng dẫn HS giải quyết
- Phương pháp trực quan: Thông qua tranh ảnh, qua đó rèn kĩ năng quan sát,
phân tích, xử lí thông tin từ kênh hình.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
SKKN này được nghiên cứu trên cơ sở đề tài tôi đã nghiên cứu từ năm
học 2014 – 2015. Tuy nhiên có một số điểm mới sau:
+ Trong SKKN có sử dụng thêm một số tranh ảnh về tác giả và những đặc
trưng của Lịch sử, văn hóa xứ Thanh.
+ Địa chỉ hướng dẫn HS tìm tài liệu học tập rõ hơn.
+ Kết quả khảo sát có tăng hơn số lượng HS quan tâm đến chương trình Ngữ
văn địa phương sau khi ứng dụng SKKN từ năm học trước.


2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiên kinh nghiệm:
Nghị quyết số 40/2008/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội
khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của
việc đổi mới: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách
giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ
trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình
độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” và
“Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu
cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định
trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo
khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng
kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, đảm bảo sự
thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính
liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo nguồn cân đối về
cơ cấu nguồn lực; đảm bảo sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kĩ năng, có
phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo
khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi
mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lí giáo dục”.
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa
giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy
học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức

và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo
góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng
thú học tập, tạo niền tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục vận dụng những ưu
thế của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với phương pháp dạy
học mới.
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước
chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới nội dung, chương
trình dạy học là vấn đề cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Một
trong những điểm mới của chương trình Ngữ văn cấp THCS là chương trình đã
dành một số tiết cho văn học địa phương với mục đích gắn kết những kiến thức
học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng
(dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương; khai thác, bổ sung và phát
huy vốn hiểu biết về văn học địa phương. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa
nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ
gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương. Đồng thời giáo dục lòng tự hào
về quê hương, xứ sở của mình
3


Việc dạy – học chương trình Ngữ văn địa phương ở các trường THCS
trong tỉnh Thanh Hóa là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm góp phần to lớn vào
việc giáo dục truyền thống quê hương, đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước trong
giai đoạn hiện nay cho thế hệ trẻ. Bởi theo I-li-a Ê-ren-bua – Nhà văn, nhà báo
lỗi lạc của Liên Xô (cũ) thì “Lòng yêu nhà, lòng yêu làng xóm, yêu miền quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc”. Tuy chiếm một thời lượng không lớn, song văn học địa
phương Thanh Hóa lại có một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Ngữ
văn của cấp học. Việc dạy học chương trình này thật sự đang được các giáo viên
THCS và các em học sinh thật sự quan tâm. Vì vậy, làm thế nào để dạy học
chương trình địa phương hiệu quả hơn đó là vấn đề tôi đặt ra trong phạm vi đề
tài này. Cụ thể là qua việc dạy học văn bản Dô tả dô tà của nhà thơ Mạnh Lê

trong chương trình VHĐP lớp 9.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Về phía học sinh:
* Thực tế trong các năm học từ lớp 6 đến đầu lớp 9 các em cũng đã được
học chương trình Ngữ văn địa phương. Có thể nói, chương trình địa phương
dành cho phần Tiếng Việt và Tập làm văn không gặp nhiều trở ngại trong quá
trình tổ chức dạy và học bởi vấn đề được đặt ra ở đây được gắn kết khá chặt chẽ
với nội dung kiến thức trong chương trình chính khóa. Chẳng hạn đối với Tiếng
Việt là sửa lỗi chính tả mang tính địa phương (lớp 6,7), bước đầu so sánh các từ
ngữ địa phương (phương ngữ) với các từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ toàn
dân (lớp 8,9); đối với Tập làm văn là kể lại một câu truyện dân gian hay giới
thiệu một trò chơi dân gian địa phương, viết được văn bản nhật dụng về một sự
việc hiện tượng ở địa phương hoặc viết một văn bản thuyết minh về một di tích,
thắng cảnh ở địa phương. Thế nhưng, chương trình VHĐP gặp rất nhiều khó
khăn khi thiếu tư liệu hỗ trợ và chưa hội đủ các điều kiện để tổ chức các hoạt
động ngoại khoá văn học. Nên việc học các văn bản VHĐP đối với các em còn
gặp khá nhiều khó khăn do chưa nắm được phương pháp cụ thể, chưa có điều
kiện tìm hiểu nhiều về mảng văn học này ngoài những thông tin trong sách Tài
liệu dạy học chương trình địa phương của Sở giáo dục tỉnh Thanh Hóa. Xuất
phát từ thực tế đó, tôi đã thử khảo sát HS về mức độ ham học và nắm nội dung
chương trình địa phương của HS ở lớp 9A1 và 9A2 trường THCS Lê Đình
Chinh (huyện Ngọc Lặc) trong năm học 2017 - 2018. Kết quả như sau:
Kết quả khảo sát ý kiến
Lớp


số

Chỉ đọc sách tài liệu
địa phương và soạn

bài

Có đọc sách, trao
đổi ý kiến để tìm
hiểu về chương trình
để soạn bài

Không quan tâm
đến việc học chương
trình này

Ghi
chú

9A1
31
17
10
4
9A2
33
21
8
4
Cộng 64
38
18
8
Qua bảng khảo sát tôi nhận thấy:
+ Số HS quan tâm đến việc học VHĐP đã tăng so với 2 năm học trước.

4


+ Số lượng HS chủ động tìm kiến thức địa phương để học có tăng hơn năm
trước đó nhưng vẫn chưa nhiều.
Như vậy là học sinh vẫn chưa thật quan tâm, chưa thật có hứng thú với
mảng kiến thức này, mặc dù nhiều tác phẩm VHĐP có giá trị đặc sắc cả về nội
dung và nghệ thuật. Điều đó cũng khiến cho việc tiếp thu kiến thức của các em
sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập.
*. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể tập trung vào những vấn đề
sau:
- Chương trình địa phương là khó khi các em mới bước đầu làm quen, tập đọc –
hiểu tác phẩm văn học.
- Thông tin về các tác giả Văn học Thanh Hóa còn ít và khá mới mẻ đối với các
em.
- Do ý thức học tập của các em chưa cao, thầy cô đã hướng dẫn soạn bài nhưng
các em chưa làm theo.
- Không nắm được phương pháp học các văn bản này
- Và một nguyên nhân quan trọng là có thể GV chưa hướng dẫn cụ thể để HS
biết cách tiếp cận một văn bản văn học địa phương.
Có nhiều GV cũng nhận thấy được những nguyên nhân, hạn chế của HS
trong việc học chương trình này. Nhiều GV đã trăn trở tìm biện pháp khắc phục
cho tất cả các nguyên nhân trên. Song có thể chỉ giáo viên mới nhìn nhận lại
nguyên nhân thuộc về phía mình đó là chưa tìm được phương pháp tối ưu để có
giải pháp thích hợp.
2.2.2. Về phía giáo viên:
*. Lâu nay trong quá trình dạy học, giáo viên thường chỉ chú trọng đến
phần soạn giảng những văn bản văn học trong chương trình sách Ngữ văn của
Bộ giáo dục và Đào tạo, sưu tầm tài liệu, thiết kế bài giảng của mình sao cho
thật tốt, lên lớp đạt mục tiêu bài dạy…Tuy nhiên, việc dạy học VHĐP - một hoạt

động quan trọng trong quá trình dạy học thì rất ít được coi trọng đúng mức. Qua
trao đổi ý kiến, tìm hiểu về thực tế dạy học VHĐP với một số đồng nghiệp ở
một vài trường bạn, chúng tôi nhận thấy thực tế:
- Giáo viên cũng chưa thật sự coi trọng chương trình VHĐP. Nhiều khi dạy
học phần VHĐP này vẫn còn mang tính chiếu lệ, qua loa.
- Tài liệu hướng dẫn soạn giảng nhiều bài còn sơ sài, đây cũng là trở ngại
cho quá trình dạy – học.
- Một số GV chưa chịu khó tìm tòi tài liệu và phương pháp dạy – học phù
hợp để định hướng cho bản thân cũng như cho HS khi tiếp cận văn bản VHĐP.
- Một số GV hướng dẫn nhiệt tình nhưng HS chưa chịu khó học tập nên
cũng là một trở ngại lớn.
*.Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là do:
- Công việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu là tốn thời gian.
- Chưa xác định đúng mục tiêu của việc dạy học chương trình này.
- Nội dung VHĐP thường ít có trong các kì thi nên nhiều GV còn chủ quan,
lơ là.
- Kiến thức về phần VHĐP của giáo viên còn thiếu.
5


Từ thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy việc học VHĐP của học sinh hiện nay
còn một số hạn chế cơ bản cần phải khắc phục, thiếu tính sáng tạo, còn ỉ lại.
Công tác nghiên cứu, soạn giảng của GV viên lại chưa được coi trọng đúng
mức.
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi học hỏi và tích lũy
kinh nghiệm, đã phần nào tìm được những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng
trên. Qua việc dạy học bài thơ Dô tả dô tà của nhà thơ Mạnh Lê trong chương
trình VHĐP ở lớp 9, tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể trong khi thực
hiện mục tiêu bài học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi giải quyết vấn đề:

Trước khi đi vào các giải pháp cụ thể, ta cùng đọc qua bài thơ trong
chương trình VHĐP Ngữ văn lớp 9, tiết 42:
DÔ TẢ DÔ TÀ
Dô tả dô tà sông Mã quê ta
Ngày nắng ngày mưa xanh bờ rau má
Múa thì đội đèn, hát như trống vỗ
“Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”
Chiều nhai rau má, tối học chữ Nôm
Hiểu tận tâm căn tiếng đá, tiếng đồng
Rạng đời vua Lê, tối đời chúa Trịnh
Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian…
Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững
Mặt trời đỏ au như mặt trống đồng
Dòng nước uốn quanh hai bờ đá dựng
Dô tả dô tà ai đẩy dùm tôi
Thuyền tôi đang xuôi đừng ai đẩy ngược
Yêu thích nói đùa, ghét ưa nói thật
Răng, rứa, mô, tê cũng vào dân ca
Yêu nhau cửa biển, cưới nhau trên ngàn
Lá rách lá lành thuyền sao lái vậy
Dô tả dô tà một đoạn đường sông
Sóng gió ngả nghiêng như triều như thác
Một cuộc đời sông bao đời thuyền nát
Mãi còn câu hát vỗ vào ánh trăng…
Sông Mã, thu 1995
(Mạnh Lê, trong Một cuộc đời sông, NXB Văn học, 1997)
6



Để hiểu sâu sắc và dạy đọc hiểu được VB này, tôi đã thực hiện giải
pháp sau: Hướng dẫn học sinh soạn bài, trước hết là tìm hiểu những thông tin về
những nội dung sau trên địa chỉ để phục vụ việc đọc
– hiểu văn bản. Cụ thể:o
1. Tìm hiểu đôi nét về tác giả Mạnh Lê
Nhà thơ Mạnh Lê (1953 - 2008) tên thật
là Lê Văn Mạnh. Quê quán: thôn Trà
Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa, là Đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam, Tốt nghiệp
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm
Vinh, sau đó học thạc sĩ và giảng dạy tại
Trạm Đại học Sư phạm Thanh Hóa. Đến
năm 1987 ông chuyển về công tác tại
Hội VHNT tỉnh
Thanh Hóa, rồi giữ chức vụ Phó Chủ
tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh
Thanh Hoá kiêm Phó Tổng biên tập Tạp
Chân dung nhà thơ Mạnh Lê
chí Văn nghệ Xứ Thanh, Uỷ viên Ban
Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Thanh Hoá,
hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Các tác phẩm chính của Mạnh Lê:
- Thần Độc Cước (truyện thơ)
- Một cuộc đời sông (tập thơ)
- Người đánh thức đất đai (trường ca)
- Lửa Hàm Rồng (trường ca)
- Đất nước thuở vua Hùng (trường ca)…
2. Tìm hiểu về nhan đề bài thơ Dô tả dô tà
Bài thơ với nhịp điệu hò và bản sắc văn hóa, con người xứ Thanh bởi

vậy, để hiểu nhan đề này phải tham khảo điệu hò sông Mã. Từ đó ta hiểu tác giả
đặt tên bài thơ là tên một điệu Hò sông Mã. Hò sông Mã được hát theo lối
xướng - xô, câu kể của một người bắt cái (thường là người cầm lái) được luân
phiên với câu đồng thanh phụ họa của các trai đò. Các điệu hò được thể hiện
theo suốt chặng đường đò đi. Khi con thuyền bơi ngược dòng nước, người ta thể
hiện điệu Hò đò ngược, sau mỗi câu kể của người bắt cái như hiệu lệnh để cùng
thống nhất động tác lấy đà, các trai đò vừa hùa nhau hát câu xô vừa chống sào
đẩy thuyền tiến về phía trước. Chưa hết, con thuyền đôi khi còn phải đối đầu với
thác gềnh nữa, cả câu xướng lẫn xô trong Hò vượt thác đều ngắn gọn, chắc nịch.
Khi thuyền thong dong trôi theo dòng nước êm ả, người giữ tay lái cất giọng hò
các làn điệu Hò xuôi dòng, bốn trai đò chia ra hai bên mạn thuyền thong thả
chèo vừa hòa giọng xô vừa nhịp nhàng giậm chân lên mặt ván. Đặt tên bài thơ
Dô tả dô tà như vậy thể hiện niềm tự hào về một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo
7


của người dân xứ Thanh. Từ đó ta cảm và hiểu dễ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài
thơ.
3. Tìm và đọc tài liệu tham khảo, tìm hiểu thông tin về lịch sử, văn hóa,
lối sống của con người Thanh Hóa.
Ai đó đã từng nói: Dòng sông chảy tới đâu, văn hóa hình thành theo tới đó.
Có lẽ đó là lí do khiến hầu hết nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại đều gắn
liền với những dòng sông. Không lộng lẫy như sông Hằng, không tráng lệ như
sông Nin, không nguy nga như sông Hoàng Hà…Trầm hùng và lặng lẽ chảy qua
bao ghềnh thác, dòng sông Mã cũng đã bồi đắp bao lớp phù sa màu mỡ. Nhìn
vào điều kiện tự nhiên thì sông nước xứ Thanh đã tạo nên những điệu hò lao
động, hò giao duyên rất đặc sắc. Ta sẽ dễ cảm nhận về những hình ảnh:
“ …Dô tả dô tà một đoạn dường sông
Sóng gió ngả nghiêng như triều như thác
Một cuộc đời sông bao đời thuyền nát

Mãi còn câu hát vỗ vào ánh trăng”
4. Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ về các di tích, các nhân vật
văn hóa, lịch sử Thanh Hóa, những làn điệu dân ca Thanh Hóa…
Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, về các di tích, các nhân vật
văn hóa, lịch sử Thanh Hóa, những làn điệu dân ca Thanh Hóa sau đó gửi qua
Gmail cho cô, cô sắp xếp lại để trình chiếu trong tiết dạy:

Hò sông Mã - Di sản văn hóa tinh thần đặc sắc của người dân xứ Thanh

8


Tổ khúc Múa đèn Đông Anh do những người nông dân chân lấm tay bùn sáng
tạo nên nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất qua các thời vụ, nói lên ước mơ mưa
thuận gió hòa, mùa màng bội thu và tình yêu đôi lứa.

Cây rau má

9


Lễ hội Lam Kinh tại khu di tích Lam Kinh – Thọ Xuân, Thanh Hóa

Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh (1677-1748), sống vào thời Hậu Lê
trong lịch sử Việt Nam.

10


Thành nhà Hồ


Cầu Hàm Rồng
…Và các câu chuyện về đất và người xứ Thanh để hiểu về các hình ảnh thơ:
“Dô tả dô tà Sông Mã quê ta…
Múa thì đội đèn, hát như trống vỗ
Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng
…Rạng đời vua Lê, tối đời chúa Trịnh
Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian…”
Thanh Hóa từng là kinh đô một thời, mảnh đất của sử thi và thế sự. Con
người nơi đây chân chất, hiền hòa, có chút ngang tàng trong mạch ngầm trăn trở
nhưng luôn hướng về cội nguồn. Tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương
Thanh Hóa vẫn luôn in sâu trong trái tim của người dân nơi đây. Hiếm có vùng
11


đất nào lại có đầy đủ những mốc lịch sử đánh dấu các giai đoạn lịch sử lớn của
đất nước từ tối cổ đến tận ngày nay như mảnh đất Thanh Hóa của chúng ta.
5. Liên hệ với các sự kiện lịch sử thời hiện đại
Liên hệ với các sự kiện lịch sử thời hiện đại để thấy được những nét
truyền thống của xứ Thanh, sự nối tiếp và phát triển.
Ví dụ: Kỉ niệm 54 năm Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và sự kiện: năm
2015 Thanh Hóa đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia Thanh Hóa với chủ đề
“Kết nối các di sản thế giới”... để hiểu thêm về truyền thống lịch sử và giá trị
của các di sản văn hóa mà bao thế hệ cha ông để lại. Cuộc thi “Tìm hiểu 990
năm Danh xưng Thanh Hóa” năm 2019
Nhà thơ Mạnh Lê đã phần nào phản ánh được những giá trị di sản văn hóa ấy
trong bài thơ Dô tả dô tà.:
Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững…
Để chúng ta thêm tự hào mình là người Thanh Hóa, mảnh đất địa linh nhân kiệt,

giàu truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn của con
người xứ Thanh.
6. Đọc – hiểu kĩ văn bản
Bài thơ thể hiện sự cảm, hiểu của Mạnh Lê về quê hương Thanh Hóa. Sự
cảm, hiểu ấy dâng trào dào dạt, mạnh mẽ khi nhà thơ nghe vang điệu Hò sông
Mã.
Bài thơ có nhiều biểu tượng Thanh Hóa:
+ Rau má: Đất nghèo. Dân gian Thanh Hóa nói: “Đói thì ăn rau má,
chớ quấy quá mà chết”. Nhiều nhà thơ cũng đã dùng biểu tượng này:
Thân mềm lá mỏng như không
Cây rau ấy mọc lẫn cùng cỏ hoang
Khi thất bát, lúc nhỡ nhàng
Người bới đất ngỡ tìm vàng trong cây
Ơi cây rau má đất này
Nói điều chi với tháng ngày mà xanh”
(Huy Trụ)
Nhà thơ Trịnh Anh Đạt lại viết:
Mới nghe em chớ vội cười
Cây rau má - “sâm” của người xứ Thanh
...Cứ xanh rười rượi với đời
Cứ chia sẻ tất cho người cháo rau...
Vĩ nhân và các đời vua
Cũng từ rau má, ốc cua nên người...
+ Múa đèn, trống vỗ: Con gái xinh đẹp khéo léo thướt tha đội đèn),
con trai chất phác, mạnh mẽ (trống vỗ). Lời ca lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm
bằng đèn đi cấy sáng trăng chứng tỏ họ có cuộc sống lao động cần cù, trong
lành, vui tươi, không cam chịu đầu tắt, mặt tối.
+ Nhai rau má, học chữ Nôm: Tinh thần vượt qua gian khó để học
thành tài, tấm gương tiêu biểu như Nguyễn Quán Nho sống ở nửa cuối thế kỉ
12



XVII, quê ở Vạn Hà, Thiệu Hóa ngày nay. Mẹ góa con côi, lấy lá chuối tươi làm
giấy, nhờ “cháy cơm” của dân làng để học hành, sau đỗ tiễn sĩ, làm quan đến tể
tướng – đứng đầu văn võ bá quan, thương dân hết lòng.
+ Tiếng đá, tiếng đồng: Hay nghề (nghề đục đá núi Nhồi, đúc đồng
Trà Đông)
+ Vua Lê, Chúa Trịnh: Đất quí hương, lắm vua nhiều chúa (phát
tích 4 triều đại phong kiến: Tiền Lê – Lê Hoàn, Hồ - Hồ Quý Ly, Hậu Lê – Lê
Lợi, Nguyễn – Nguyễn Ánh và 2 nhà chúa: Chúa Trịnh và chúa Nguyễn)
+ Trạng Quỳnh: Ông trạng dân gian nổi tiếng, phê phán, đả kích cả
vua lẫn chúa, ý rằng: là vùng đất của những con ngời thông minh, tài trí, không
khuất phục cường quyền.
+ Cầu sắt gánh bom: Cầu Hàm Rồng với chiến thắng Nam Ngạn
thời chống Mỹ…
Những biểu tượng này xuyên suốt bài thơ, theo nhịp điệu câu hò mà khởi
nguồn là “xô” mở đầu dô tả dô tà khiến cho hình ảnh đất và người hiện lên cụ
thể nhưng chúa đựng ý nghĩa khái quát cao về Thanh Hóa, một vùng đất địa linh
nhân kiệt, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, con người hiếu học, lao động
cần cù, lạc quan yêu đời, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, giàu tinh thần chống
cường quyền, chống ngoại xâm.
Đọc Dô tả dô tà ta cảm nhận được dường như có một Thanh Hóa đang
xuôi dòng lịch sử. Qua mỗi chặng buồn vui, chiến tranh, giặc giã, khó khăn hiểm
trở trên con đướng phát triển, con người Thanh Hóa lại dô tả dô tà hò nhau cùng
đồng lòng đẩy quê hương vượt lên, tiến về phía trước. Đó chính là chiều cao ý
tưởng và vẻ đẹp sâu sắc của bài thơ.
7. Thiết kế bài học:
Sau khi thực hiện các bước trên, tôi tiến hành soạn giáo án.
Tiết 42:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở THANH HÓA
VÀ VIẾT VỀ THANH HÓA SAU NĂM 1975

Văn bản: DÔ TẢ DÔ TÀ
(Mạnh Lê)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: - Nắm khái quát tác giả, tác phẩm văn học ở Thanh Hóa và
viết về Thanh Hóa sau năm 1975
- Hiểu và cảm thụ được nội dung và nghệ thuật bài thơ Dô tả dô tà.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục tìm hiểu, phân tích thơ hiện đại.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương Thanh Hóa qua bài thơ của Mạnh

3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào, lòng yêu mến quê hương đất nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
13


- GV: Tài liệu dạy học kiến thức địa phương.
- HS: Sách TLĐP, soạn bài theo hướng dẫn.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
GV ổn định nền nếp bình thường của lớp học.
- Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

* Bài mới: GV giới thiệu bài:
Ngày 24/10/2014 UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức họp báo tại TP HCM
về Năm du lịch quốc gia 2015 – Thanh Hóa kết nối các di sản thế giới.
Điểm nhấn của Năm Du lịch Quốc gia 2015 là Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào
giữa tháng 3 năm 2015 với chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề “Thanh
Hóa – một vùng di sản – hội tụ và tỏa sáng”. Trong khuôn khổ Năm du lịch quốc
gia 2015 còn có các sự kiện độc đáo, hấp dẫn như: Kỷ niệm 50 năm Hàm Rồng
chiến thắng, liên hoan Câu hò nối những dòng sông... Điệu hò sông Mã dô tả dô
tà là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Thanh... Điệu hò Dô tả
dô tà chính là nguồn cảm hứng cho nhà thơ Mạnh Lê sáng tác nên một thi phẩm
cùng tên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung VB:
1. Tác giả, tác phẩm
- HS đọc tài liệu trang 36,
- GV chiếu chân dung nhà thơ Mạnh Lê,
HS quan sát
? Giới thiệu vài nét về tác giả Mạnh Lê - Mạnh Lê tên khai sinh là Lê Văn
Mạnh (1953 – 2008) ngời thôn Trà
và bài thơ Dô tả dô tà?
Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa,
Thanh Hoá.
- Là hội viên Hội nhà báo VN, hội
viên Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam, hội viên Hội Văn nghệ
Thanh Hóa.
Các giải thưởng được nhận (sách tài liệu) - Một số tp chính: Từ ai đến tôi
(1993) Một cuộc đời sông (1997)...

- Tác phẩm: Viết vào mùa thu năm
GV yêu cầu đọc, đọc mẫu, HS đọc văn 1995. Là bài thơ viết về quê hương
Thanh Hoá của tác giả.
bản, nhận xét.
2. Đọc , chú thích
- GV giải thích một số từ khó.
3. Thể loại
- Thơ trữ tình, 8 chữ.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
Hoạt động 2: HD TÌM HIỂU CHI TIẾT VB II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Những nét đặc trưng của quê
- HS đọc thầm bài thơ.
hương Thanh Hóa
- GV chiếu các hình ảnh HS đã sưu tầm,
14


HS quan sát.
? Bài thơ có những nội dung nào ?
- Những nét đặc trưng của quê hương
Thanh Hóa
- Cảm xúc của nhà thơ .
? Tìm những chi tiết thơ thể hiện đặc
trưng của quê hương Thanh Hóa?

- Điệu hò dô tả dô tà

Hoạt động 3: HD TỔNG KẾT:

III. TỔNG KẾT


- Xanh bờ rau má
- Múa đội đèn, hát như trống vỗ
- Nhai rau má, học chữ Nôm
- Rạng thời vua Lê...
- Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào
nhân gian
- Gánh ngàn tấn bom
- Thích nói đù, ghét ưa nói thật
- Ngôn ngữ: lối nói mô, tê, răng,
rứa,...
- GV bình
-> Thanh Hóa có truyền thống lịch
sử, văn hóa lâu đời, con người anh
dũng, cần cù lao động, lạc quan,
giàu tình cảm. Là mảnh đất địa linh
? Những chi tiết đó cho ta biết điều gì về nhân kiệt.
quê hương Thanh Hóa.
-> Nghệ thuật: sử dụng từ địa phương, phép so sánh, điệp làn điệu hò
dô tả dô tà -> làm nổi bật những
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nét đặc trưng của quê hương Thanh
gì để làm nổi bật những nét đẹp của quê Hóa.
hương Thanh Hóa? Tác dụng của các
biện pháp nghệ thuật ấy?
2. Cảm xúc của tác giả
- HS tự trao đổi, trả lời.
- Tự hào về đất và người Thanh
- GV bình
Hóa.
? Cảm xúc của TG về quê hương Thanh - Có tình yêu sâu nặng đối với quê

Hóa ntn?
hương.
=> Nhắc nhở chúng ta nhớ về cội
? Từ đó gợi cho em những suy nghĩ và nguồn, tình yêu quê hương tha
tình cảm gì đối với quê hương?
thiết, trách nhiệm đối với quê
hương.
1. Nội dung
? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của
Lấy cảm hứng từ một làn điệu
bài thơ?
dân ca quen thuộc, bài thơ làm nổi
bật những nét đặc trưng của quê hương Thanh Hóa.
Qua đó thể hiện lòng yêu quê
hương, lòng tự hào về quê hương
và con người xứ Thanh.
GV liên hệ với một số bài thơ quê hương 2. Nghệ thuật
của một số nhà thơ khác như Tế Hanh, Đỗ - Lời thơ chân thành, giản dị.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, thắm đTrung Quân.
15


Hoạt động 4: HD LUYỆN TẬP:
GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các
tác giả văn học Thanh Hóa từ năm 1975
đến nay (dựa vào dữ kiện đã cho trong
sách tài liệu đia phương)

ượm tình cảm.
IV. LUYỆN TẬP


D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thêm các bài: Mẹ ra Hà Nội, Nhà hàng hải, Người tình của cha
- Soạn bài: Tổng kết từ vựng.
Chú ý: GV hướng dẫn HS soạn bài ở nhà theo yêu cầu, để HS thâm nhập,
tìm hiểu tác phẩm trước khi học thì việc dạy học mới có hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi đề tài được áp dụng vào việc dạy học cụ thể thì đạt được hiệu quả
như sau:
1. Về ý thức chuẩn bị bài:

Thời điểm

Trước khi áp
dụng SKKN
(2017 - 2018)
Sau khi áp
dụng SKKN
(2018 - 2019)


số

Kết quả khảo sát ý kiến
Có đọc sách,
Chỉ đọc sách
Không quan

trao đổi ý kiến
tài liệu địa
tâm đến việc
để tìm hiểu về
phương và
học chương
chương trình
soạn bài
trình này
để soạn bài

64

38

18

8

69

10

59

0

Ghi
chú


2. Hiệu quả quả học tập: Khảo sát qua phiếu học tập, kết quả:
Khối 9
Trước khi áp
dụng SKKN
(2017 - 2018)
Sau khi áp
dụng SKKN
(2018 - 2019)


số

Bài giỏi

Bài khá

Bài TB

Bài yếu

64

18

38

6

2


69

20

44

5

0

Ghi chú

16


Như vậy khi áp dụng SKKN một số lỗi cơ bản đã được khắc phục đó là:
Học sinh từ chỗ chưa chủ động chuẩn bị bài khi không có tài liệu hướng dẫn đã
biết tìm kiếm thông tin phục vụ việc soạn bài. Bên cạnh đó còn phát huy được
tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học tập bộ môn Ngữ văn, môn
học mà các em cho là dài và khó.
Đối với bản thân, tôi thấy khi áp dụng kinh nghiệm dạy học trên thì hoạt
động dạy học chủ động và hứng thú hơn.
Còn đối với GV thì những kinh nghiệm trên đây có thể vận dụng trong quá
trình dạy học, không chỉ trong chương trình Ngữ văn địa phương mà có thể áp
dụng cho cả môn Ngữ văn.
Nhà trường có thể chỉ đạo cho chuyên môn vận dụng SKKN này vào các
môn học khác, đặc biệt là các môn KHXH như Lịch sử, Địa lý…

17



3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Là người gắn bó với nghề dạy học lâu năm, tôi hiểu rằng, muốn học
sinh yêu môn Văn trước hết người thầy phải luôn có ý thức trau dồi kiến thức
chuyên môn, những kỹ năng sư phạm và đặc biệt phải tâm huyết với nghề. Có
thể những giải pháp mà tôi đưa ra có thể không mới đối với đồng nghiệp nhưng
đó là kết quả của sự tích lũy kinh nghiệm trong công việc dạy học Văn đặc biệt
là trong việc dạy học chương trình văn học địa phương. Những giải pháp nêu
trên không phải là chuẩn nhất, nhưng qua thực tế kiểm nghiệm nó đã mang lại
hiệu quả, cải thiện được phần nào suy nghĩ của HS trong việc học tập bộ môn,
các em cũng hứng thú hơn trong việc tiếp cận các văn bản trong SGK mặt khác
giúp đồng nghiệp có thể giúp đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ trong công
tác dạy học. Khi phương pháp được vận dụng thành thục sẽ tạo được kỹ năng
cho người dạy và người học. Từ đó niềm hứng thú, say mê học Văn của học sinh
sẽ được đánh thức. Khi thói quen trở thành ý thức tự giác của người học thì
người thầy không thể bằng lòng với vốn kiến thức đã có của mình mà phải luôn
tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong
dạy học hiện nay.
3.2. Kiến nghị.
Từ thực tế đạy học của bản thân tôi xin có những kiến nghị như sau:
- Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT nên tổ chức các cuộc hội thảo về
phương pháp dạy học các phần, các kiểu văn bản, cũng như các buổi trao đổi
chuyên môn về các vấn đề khó trong dạy học chương trình địa phương (CTĐP),
định hướng mở trong công tác thiết kế bài giảng…tạo điều kiện để GV được rèn
luyện chuyên môn, sáng tạo hơn trong công việc soạn giảng của mình.
- Về phía nhà trường, trong thư viện nên bổ sung các tài liệu dạy học như:
Tạp chí văn học nghệ thuật, Tạp chí văn hóa giáo dục để giáo viên và học sinh
tham khảo, cập nhật thông tin văn học để có được những tri thức về văn học địa
phương.

- Đối với tổ CM và nhà trường THCS cần kiểm tra thường xuyên công tác
dạy học CTĐP của GV song song với công tác kiểm tra chuyên môn để có định
hướng điều chỉnh. Đưa hoạt động dạy học CTĐP trong sinh hoạt chuyên môn
nhóm, định kỳ để trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm nhằm tạo phương pháp tối
ưu khi thực hiện công việc này
- Đối với giáo viên cần tự trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong
những giờ văn học địa phương, giáo viên cần giao việc cụ thể cho các em thực
hiện, nhất là khâu chuẩn bị như thu thập, xử lý thông tin theo hệ thống (thời
gian, đề tài, chủ đề), sưu tầm, giới thiệu... Và có những định hướng để các em
tìm hiểu, khám phá và tiếp nhận văn học địa phương.
Tuy chiếm một thời lượng không lớn song văn học địa phương lại có một
vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Ngữ văn của cấp học. Rất mong các
nhà quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo dạy Ngữ văn và các em học sinh
thật sự quan tâm.
18


Trên đây là một số kinh nghiệm đúc rút từ thực tế giảng dạy của bản thân
nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ văn nói chung, phần Văn học địa
phương nói riêng. Đây chỉ là những kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản
thân đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tiễn dạy học, tuy nhiên cũng còn
một chiều. Vì vậy, rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và độc
giả để đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khả thi cao hơn, góp phần vào việc
dạy học CTĐP trong nhà trường THCS hiện nay đạt hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2019
NGƯỜI VIẾT


Trần Thị Lựu

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3
4
5

Tên tài liệu tham khảo
Ngữ văn 8,9 (Chương trình địa phương tỉnh Thanh Hóa) - NXB Giáo dục
Việt Nam - 2013
Hướng dẫn và thiết kế dạy học Ngữ văn 8,9 (Chương trình địa phương) –
Phạm Thị Hằng (Chủ biên) – NXB Thanh Hóa - 2014
Tài liệu Dạy – học kiến thức địa phương Ngữ văn và Lịch sử lớp 6,7,8,9
– Lê Xuân Đồng (Tổngchủ biên) - NXB Thanh Hóa - 2006.
Các bài báo trên Tạp chí Giáo dục và thời đại, tranh ảnh, thông tin trên
mạng Iternet.
Bài hát Hò sông Mã – Zing Mp3.

20



×