Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phát hiện nhanh, chính xác tạo lập và sử dụng thành thạo cụm danh từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 16 trang )

MỤC LỤC
Mục
A
I
II
III
IV
B
I
II
III

IV
C
I
II

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn
kiến thức - kĩ năng, tài liệu tham khảo liên quan cụm danh từ
Giải pháp 2: Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về danh từ,
số từ, lượng từ và chỉ từ


Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lí
thuyết của cụm danh từ
Giải pháp 4: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh vận dụng lí thuyết
để làm các bài tập từ dễ đến khó, từ nhận biết đến tạo lập
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận và đề xuất
Kết luận
Đề xuất
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến đã được công nhận

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
7
11
12
12
12



A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đồng thời cũng là tiếng phổ
thông của tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Trải qua hàng
nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, Tiếng Việt càng ngày
càng phát triển.
Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam
hiện nay, là ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở tất cả
các bậc học, ngành học; Là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật; Là công cụ nhận
thức, tư duy của người Việt. Mặt khác, Tiếng Việt còn mang rõ dấu ấn của nếp
cảm, nếp nghĩ, nếp sống của người Việt, nó là phương tiện tổ chức và phát triển
xã hội...
Học Tiếng Việt chính là cách tốt nhất để bồi dưỡng tinh thần Việt, bản sắc
Việt. Vì vậy, Tiếng Việt ở trường THCS có vai trò quan trọng. Nó giúp cho
người học phát triển tư duy, hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; giúp cho
học sinh sử dụng tốt, đúng Tiếng Việt, bồi dưỡng lòng yêu mến tiếng mẹ đẻ, có
ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - chìa khóa vạn năng của dân tộc
Việt. Chính những vai trò và chức năng trên cho thấy sự cần thiết của phân môn
Tiếng Việt và việc giảng dạy Tiếng Việt trong nhà trường.
Để trang bị cho học sinh công cụ nhận thức và phương tiện giao tiếp, trong
giờ dạy Tiếng Việt, yêu cầu người dạy không chỉ nắm vững kiến thức mà còn
phải có cách thức làm việc và tổ chức cho học sinh làm việc sao cho học sinh
chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, kĩ sảo.
Có thể nói, bộ môn Ngữ văn trong nhà trường là bộ môn được xếp nhiều
tiết dạy trong một tuần, lại rất có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách, kĩ
năng sống ở học sinh. Song những năm gần đây, bộ môn này chưa được học sinh
quan tâm học đúng mức, các em chỉ chú trọng học các môn như: Toán, lí, hóa,
anh... Ngay cả phụ huynh học sinh cũng không hứng thú khi con đầu tư thời
gian học hay dự thi học sinh giỏi các cấp bộ môn này.

Cũng giống như phân môn Tập làm văn, dạy học phân môn Tiếng Việt khô
khan hơn so với phân môn văn bản, kiến thức tuy ít hơn nhưng độ chính xác
cao. Mặt khác, học sinh nắm kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có phần
hời hợt nên đa số giáo viên đều ngại dạy thao giảng phân môn này. Điều đó ảnh
hưởng đến việc học hỏi kinh nghiệm giảng dạy phân môn này giữa đồng nghiệp
với nhau.
Hiện nay, nói đến Ngữ văn nói chung, Tiếng Việt nói riêng, học sinh ít có
hứng thú học tập. Do đó, trong giờ dạy Tiếng Việt, việc tổ chức cho học sinh
nắm bài hiệu quả và yêu quý bộ môn này là vấn đề khó so với các môn khác.
Tiết dạy “Cụm danh từ” là một tiết dạy tuy phần bài tập vừa sức nhưng
kiến thức phần lí thuyết thực sự nặng, khó nên để học sinh nắm vững được kiến
thức lí thuyết và biết vận dụng thực hành chỉ trong một tiết học là một vấn đề
khá vất vả đối với giáo viên.
Mặt khác, bản thân cảm thấy sách giáo khoa biên soạn thứ tự bài dạy phần
Tiếng Việt chưa được hợp lí với lôgíc hệ thống kiến thức (Bài “Danh từ” -> bài
“Cụm danh từ” -> bài “Số từ, lượng từ” -> bài “Chỉ từ”). Bởi số từ, lượng từ, chỉ
1


từ là các thành phần phụ kết hợp với danh từ làm thành phần chính của cụm từ
để tạo thành cụm danh từ.
Có thể nói, theo cảm nhận của bản thân, nội dung kiến thức về cụm danh từ
so với học sinh là nặng và khó. Vì ở tiểu học các em mới học kiến thức về từ
loại, còn cụm từ loại nói chung, cụm danh từ nói riêng là đơn vị kiến thức nâng
cao hơn (đó là tổ hợp từ được tạo ra nhờ sự kết hợp của danh từ với một số từ
ngữ phụ thuộc khác tạo thành) các em chưa được học, trong khi đó, các em mới
bước vào cấp THCS, đang làm quen với phương pháp học của cấp học mới.
Không những thế, trong các loại cụm từ thì cụm danh từ là loại cụm từ có mô
hình cấu tạo phức tạp hơn cả và lại là bài đầu tiên của cụm từ loại Tiếng Việt.
Kiến thức đã khó, dung lượng nhiều nhưng theo phân phối chương trình bài này

chỉ dạy trong một tiết học nên học sinh rất dễ lẫn lộn, tràng màng về kiến thức
và kĩ năng thực hành. Do đó, trong khuôn khổ đề tài này, tôi mạnh dạn đưa ra
“Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phát hiện nhanh, chính xác; tạo lập và sử
dụng thành thạo cụm Danh từ”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phát hiện nhanh, chính xác; tạo lập
và sử dụng thành thạo cụm Danh từ để các em biết nhận diện cụm danh từ, mở
rộng thêm vốn từ, sử dụng cụm danh từ để tạo câu, nâng cao kết quả học tập
phân môn Tiếng Việt nói riêng, môn Ngữ văn nói chung. Từ đó vận dụng vào
quá trình giao tiếp, đồng thời góp phần vào việc bồi dưỡng tinh thần giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức lí thuyết về cụm danh từ (ở phân môn Tiếng Việt - Ngữ văn 6).
- Các ví dụ minh họa và các bài tập tương tự để HS vận dụng thành thạo
kiến thức lí thuyết cũng như các thao tác khác.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như:
nghiên cứu tài liệu dạy và học tích cực; một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
áp dụng cho chương trình SGK cải cách; SGK, SGV, tài liệu trên mạng Internet;
học hỏi và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, các cuộc
thi, các chuyên đề, hội thảo chuyên môn…
Kết hợp nhiều phương pháp tích lũy, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm
sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích
kết quả thực nghiệm sư phạm …
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khi nói, viết, chúng ta thường sử dụng đơn vị thông báo ở cấp độ câu.
Trong khi đó, cùng với đơn vị ngôn ngữ từ Tiếng Việt, cụm từ Tiếng Việt có vai
trò trực tiếp trong việc tạo câu. Do đó, học sinh nắm vững kiến thức về cụm từ
Tiếng Việt nói chung, cụm từ loại Tiếng Việt nói riêng sẽ giúp các em biết dùng

từ, đặt câu đúng ngữ pháp, có ý nghĩa; giúp phát triển, mở rộng vốn từ cho mình,
phục vụ hiệu quả vào quá trình giao tiếp nói và viết, đồng thời nâng cao năng
lực sử dụng Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ cho mỗi học sinh.
2


Trong các loại cụm từ loại được học (Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính
từ) thì cụm danh từ là cụm từ loại cấu tạo nên rất nhiều kiểu câu. Mặt khác về
cấu trúc mô hình, đây là cụm từ loại phức tạp hơn cả.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2016 - 2017 bản thân tôi được trường phân công dạy môn Ngữ
văn lớp 6. Lúc này tôi thiết kế và dạy theo sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ
năng phù hợp với đặc trưng bộ môn. Sau khi dạy xong ở chính khóa, tôi ôn lại ở
buổi học ôn luôn chứ không để học sinh học xong bài “số từ, lượng từ”, “chỉ từ”
mới dạy. Và tôi thấy:
- Tiết học, buổi học nặng về kiến thức. Vì để học sinh hiểu được, tôi còn
phải giảng thêm phần trước của cụm danh từ (số từ, lượng từ), phần sau của cụm
danh từ (chỉ từ).
- Tuy tôi giảng nhiều nhưng học sinh nắm kiến thức còn mơ màng, việc vận
dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành còn hạn chế.
- Kĩ năng xác định cụm danh từ trong các ngữ liệu chưa thành thạo.
- Nhiều em chép các cụm danh từ vào mô hình còn lúng túng. Mặc dù các
em biết được từ nào là phần phụ trước, từ nào là phần phụ sau, từ nào là trung
tâm nhưng các em chưa điền chính xác vào ô phần trước 2, phần trước 1 hay
phần trung tâm 1, trung tâm 2…
- Nhiều em rất lúng túng trong việc tạo lập cụm danh từ khi đã cho trước
một danh từ.
- Chỉ có học sinh có lực học trội hẳn là nắm vững bài. Còn nhiều học sinh
trung bình và yếu rất mơ màng.
Vì vậy, kết quả khảo sát sau buổi học chỉ đạt được:

Sĩ số
30

Kết quả qua bài kiểm tra trước khi áp dụng kinh nghiệm.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
33.3
2
6.7%
5
16.7%
13
43.3%
10
%

III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Do thời gian dạy chính khóa của bài “Cụm danh từ” chỉ có 1 tiết và lại
dạy trước các bài “Số từ, lượng từ”, “chỉ từ” nên kinh nghiệm này tôi áp dụng
dạy ở học ôn (theo buổi), sau khi học xong các bài “Số từ, lượng từ”, “Chỉ từ”.

Bởi như ở phần thực trạng đã khảo sát thì sau khi học xong bài cụm danh từ kiến
thức nhiều em nắm được rất mơ màng, việc vận dụng lí thuyết vào thực hành
còn hạn chế.
Để học sinh lớp 6 nhận biết được cụm danh từ trong các ngữ liệu cho trước,
đưa cụm danh từ đó vào mô hình một cách chính xác, tạo lập được cụm danh từ
và sử dụng nó để đặt câu, trong buổi dạy ôn, tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến
thức - kĩ năng, tài liệu tham khảo liên quan đến cụm danh từ.

3


Trước khi dạy học sinh nắm vững kiến thức về cụm danh từ, tôi nghiên
cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức, kĩ năng, tài liệu tham khảo
để thu thập kiến thức học sinh cần đạt được và kĩ năng cần có về cụm danh từ.
Giải pháp 2: Yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về danh từ, số từ,
lượng từ và chỉ từ. (Xem đây là phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của
học sinh)
Do cụm danh từ là tổ hợp từ được tạo nên bởi danh từ làm trung tâm kết
hợp với các từ ngữ phụ thuộc là số từ, lượng từ, chỉ từ và một số từ ngữ chỉ đặc
điểm khác tạo thành nên để học sinh nắm vững thành phần phụ trước, thành
phần phụ sau và thành phần trung tâm của cụm danh từ; chép chính xác vào mô
hình phần phụ trước, phần phụ sau, phần trung tâm; nhận biết và tạo lập được
các phần này, tôi yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về danh từ, số từ, lượng
từ và chỉ từ trước khi tham gia buổi học ôn. Cụ thể là:
- Khái niệm, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp, phân loại danh từ.
- Khái niệm số từ, lượng từ, chỉ từ, các nhóm lượng từ và các loại số từ.
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết của
cụm danh từ.
- Trước hết, tôi kiểm tra học sinh kiến thức về danh từ, số từ, lượng từ

và chỉ từ.
+ Danh từ:
Khái niệm: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
Ví dụ: viên quan, cái bàn, mưa…
Khả năng kết hợp: Phía trước kết hợp với những từ chỉ số lượng (số từ chỉ
số lượng và lượng từ; Phía sau kết hợp với chỉ từ (các từ “này”, “kia”, “ấy”…)
và một số nêu đặc điểm khác.
Chức vụ ngữ pháp: Chủ yếu làm chủ ngữ trong câu, ngoài ra cũng có thể
làm vị ngữ nhưng khi làm vị ngữ thì phải có từ “là” đứng trước.
Ví dụ:
Bông hoa nở rất đẹp.
CN(dt)
VN
Các em là học sinh.
CN
VN(dt)
Phân loại: Chia thành 2 loại lớn: Danh từ chỉ đơn vị (gồm tên đơn vị dùng
để tính toán, đo lường sự vật hoặc chỉ chủng loại khái quát), danh từ chỉ sự vật
(nêu tên từng loại, từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm).
Ví dụ: Trong danh từ “ngọn núi” thì “ngọn” là danh từ chỉ đơn vị,
“núi” là danh từ chỉ sự vật.
+ Số từ:
Là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
Ví dụ: một, hai, ba …
Phân loại: Số từ chỉ số lượng (khi đứng trước danh từ), số từ chỉ thứ tự
(khi đứng sau danh từ).
4


+ Lượng từ:

Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Ví dụ: tất cả, mọi, các, vài…
Phân loại: Chia thành 2 nhóm: Nhóm lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể (VD:
tất cả, toàn bộ…), nhóm lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (VD: vài,
các, mọi, những, mỗi…)
+ Chỉ từ:
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong
không gian hoặc thời gian.
Ví dụ: này, kia, nọ, ấy…
- Tiếp đó, tôi hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về
khái niệm cụm danh từ, đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của cụm danh từ.
+ Khái niệm: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Ví dụ: tất cả những cuốn sách này.
-> Đây là cụm danh từ do danh từ “cuốn sách” làm trung tâm của cụm
kết hợp với từ ngữ phụ thuộc “tất cả những” ở phía trước và “này” ở phía
sau tạo thành.
+ Đặc điểm:
Cấu tạo: Phức tạp hơn danh từ.
Ý nghĩa: Đầy đủ hơn danh từ.
Chức vụ ngữ pháp: Hoạt động trong câu giống danh từ.
Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ: Gồm 3 phần (Phần trước, phần trung tâm
và phần sau). Trong đó các phụ ngữ ở phần trước bổ xung cho danh từ các ý nghĩa
về số và lượng, các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ
biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
Tuy nhiên không phải lúc nào cụm danh từ cũng có đầy đủ 3 bộ phận. Có
thể cụm danh từ chỉ có phần trung tâm và phần trước (phụ ngữ trước).
Ví dụ: hai người, cả hai học sinh…
Cũng có thể cụm danh từ lại chỉ gồm phân trung tâm và phần sau (phụ
ngữ sau).
Ví dụ: quyển sách ấy, cái bút này…

- Trên cơ sở học sinh đã nắm vững những kiến thức trên, tôi tiếp tục
hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm vững mô hình, các bộ phận, thành tố
của cụm danh từ. (Tôi nghĩ đây là nội dung rất quan trọng để các em học sinh
nhận diện, xếp vào mô hình và tạo lập cụm danh từ.)
+ Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
t2
t1

Phần trung tâm
T1
T2

Phần sau
s1

s2

Tôi lưu ý học sinh: Trong thực tế, có cụm danh từ đầy đủ tất cả các phần,
các thành tố như mô hình trên, nhưng cũng có những cụm danh từ khuyết một
trong hai thành tố của mỗi phần cũng như có thể khuyết phần trước hoặc khuyết
phần sau.
5


+ Các bộ phận, thành tố của cụm danh từ: Có thể nói, do mỗi cụm danh
từ đầy đủ gồm có ba bộ phận, mỗi bộ phân lại gồm hai thành tố nên tôi sẽ hướng
dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội dung ý nghĩa biểu thị của từng thành tố tạo nên
từng bộ phận của cụm danh từ. Đây là điểm quan trọng để học sinh nắm vững
mô hình cụm danh từ.

Phần trước (phụ ngữ trước): Gồm t2 và t1, trong đó:
t2: gồm những lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể (VD: tất cả, toàn bộ…).
t1: gồm những lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (VD: vài, các,
mọi, những, mỗi…) và số từ chỉ số lượng (số từ đứng trước danh từ: hai cái bàn,
ba quyển sách…)
Phần trung tâm: Gồm T1 và T2, trong đó:
T1: Gồm các danh từ chỉ đơn vị (tên đơn vị dùng để tính toán, đo lường sự
vật hoặc chỉ chủng loại khái quát: cái bàn, ngọn núi …).
T2: Gồm các danh từ chỉ sự vật (nêu tên từng loại, từng cá thể người, vật,
hiện tượng, khái niệm: cái bàn, ngọn núi …).
Phần sau (phụ ngữ sau): Gồm s1 và s2, trong đó:
s1: Gồm các từ nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị.
s2: Gồm các từ xác định vị trí của sự vật mà danh từ biểu thị trong không
gian hay thời gian (tức là các chỉ từ: “này”, “kia”, “ấy”…).
(Đặc điểm của mỗi thành tố của cụm danh từ trên đây tôi yêu cầu học
sinh phải học thuộc.)
Để học sinh nắm vững hơn, hiểu cụ thể hơn nội dung tôi vừa hướng dẫn
về các bộ phận, các thành tố của cụm danh từ, tôi lấy ví dụ và phân tích ví dụ cụ
thể đồng thời hướng dẫn các em lần lượt các bước xác định cụm danh từ, phân
tích cấu tạo và xếp vào mô hình của cụm danh từ.
Ví dụ 1: Cụm từ “tất cả những con hổ hung dữ ấy”.
Trước hết để xem cụm từ này có phải là cụm danh từ không thì các em
phải xác định được từ đóng vai trò trung tâm của cụm từ. Và nếu từ đóng vai trò
trung tâm của cụm từ là danh từ thì cụm từ loại này là cụm danh từ.
Và các em đã xác định được “con hổ” là từ trung tâm của cụm từ trên. Về
từ loại, “con hổ” là danh từ. Do đó cụm từ trên là cụm danh từ.
Các từ đứng trước từ “con hổ” là phần trước (tất cả những), các từ đứng
sau từ “con hổ” là phần sau (hung dữ ấy).
Để xếp cụm từ trên vào mô hình tôi hướng dẫn và yêu cầu các em xác
định trong danh từ “con hổ” thì tiếng nào là danh từ chỉ đơn vị, tiếng nào là

danh từ chỉ sự vật và xác định từ loại của các từ đứng trước từ “con hổ” (tất cả
những) và các từ đứng sau từ “con hổ” (hung dữ ấy).
Vận dụng kiến thức về danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ đã được nắm vững
các em sẽ xác định được: “con” là danh từ chỉ đơn vị, “hổ” là danh từ chỉ sự
vật, “tất cả” là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể, “những” là lượng từ chỉ ý nghĩa
tập hợp hay phân phối, “hung dữ” là từ nêu đặc điểm của con hổ, “ấy” là chỉ từ
xác định vị trí của con hổ trong không gian.
Từ kết quả trên, căn cứ vào đặc điểm của mỗi thành tố của cụm danh từ, tôi
yêu cầu các em lần lượt xếp vào mô hình cụm danh từ. Các em sẽ dễ dàng xếp
được “con” là danh từ chỉ đơn vị nên thuộc T1, “hổ” là danh từ chỉ sự vật nên
6


thuộc T2, “tất cả” là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể thuộc t2, “những” là lượng từ
chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối thuộc t1, “hung dữ” là từ nêu đặc điểm của con
hổ thuộc s1, “ấy” là chỉ từ xác định vị trí của con hổ trong không gian thuộc s2.
-> Mô hình cụ thể của cụm từ trên:
Phần trước
t2
t1
tất cả
những

Phần trung tâm
T1
T2
con
hổ

Phần sau

s1
hung dữ

s2
ấy

Ví dụ 2: Cụm từ “một dải mây mỏng”
Ví dụ 3: Cụm từ “các chỏm núi ấy”
Ở VD2 và VD3 tôi yêu cầu học sinh lần lượt vận dụng các thao tác như ở
VD1 để thực hiện. Các em đã rất nhanh làm được như sau:
Trong cụm từ “một dải mây mỏng” từ “dải mây” là từ trung tâm của cụm
và là danh từ. Do đó cụm từ “một dải mây mỏng” là cụm danh từ.
Trước từ trung tâm “dải mây” là từ “một” - đây là phần trước, sau từ
trung tâm “dải mây” là từ “mỏng” - đây là phần sau.
Trong từ trung tâm thì “dải” là danh từ chỉ đơn vị nên thuộc T1, “mây” là
danh từ chỉ sự vật nên thuộc T2, “một” là số từ chỉ số lượng thuộc t1, “mỏng” là
từ nêu đặc điểm của dải mây thuộc s1. Như vậy mô hình cụ thể của cụm từ này là:
Phần trước
t2
t1
một

Phần trung tâm
T1
T2
dải
mây

Phần sau
s1

mỏng

s2

Trong cụm từ “các chỏm núi ấy” từ “chỏm núi” là từ trung tâm của cụm
và là danh từ. Do đó cụm từ “các chỏm núi ấy” là cụm danh từ.
Trước từ trung tâm “chỏm núi” là từ “các” - đây là phần trước, sau từ
trung tâm “chỏm núi” là từ “ấy” - đây là phần sau.
Trong từ trung tâm thì “chỏm” là danh từ chỉ đơn vị nên thuộc T1, “núi”
là danh từ chỉ sự vật nên thuộc T2, “các” là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay
phân phối thuộc t1, “ấy” là chỉ từ xác định vị trí của dải mây trong không gian
thuộc s2. Như vậy mô hình cụ thể của cụm từ này là:
Phần trước
t2
t1
các

Phần trung tâm
T1
T2
chỏm
núi

Phần sau
s1

s2
ấy

Giải pháp 4: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh vận dụng lí thuyết để

làm các bài tập từ dễ đến khó, từ nhận biết đến tạo lập.
(Ở nội dung này, tôi hướng dẫn và yêu cầu học sinh lần lượt thực hiện 4
dạng bài tập.)
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm dạng bài tập tìm cụm danh từ
trong ví dụ.
Ví dụ 1: “Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá.”
7


Ví dụ 2: “Từ trong các bụi rậm xa, gần, những chú chồn, những
con dúi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng nối tiếp nhau nhảy ra
rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim klang mạnh mẽ, dữ
tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch.”
Để học sinh tìm được cụm danh từ trong ví dụ nói chung, trong 2 ví dụ
trên nói riêng, tôi hướng dẫn các em lần lượt các bước để tìm cụm danh từ.
Bước 1: Xác định các danh từ có trong ví dụ.
Bước 2: Quan sát xem trước danh từ có lượng từ hay số từ chỉ số lượng,
sau danh từ có từ chỉ đặc điểm hay chỉ từ không.
Nếu có lượng từ hay số từ chỉ số lượng ở trước danh từ, từ chỉ đặc điểm
hay chỉ từ ở sau danh từ thì danh từ đó và các từ trước, sau danh từ đó là một
cụm danh từ.
Hoặc chỉ cần lượng từ hay số từ chỉ số lượng ở trước danh từ, hoặc danh từ
và từ chỉ đặc điểm hay chỉ từ ở sau danh từ cũng là một cụm danh từ.
Căn cứ vào 2 bước trên các em đã xác định được:
Ở ví dụ 1: Có các danh từ: chàng trai, cô gái, đèo mây, tầng núi.
Trước danh từ “chàng trai” có lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối
“những”. => Cụm danh từ “những chàng trai”.
Trước danh từ “cô gái” có lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối “những”, sau
danh từ “cô gái” có từ chỉ đặc điểm “yêu” => Cụm danh từ “những cô gái yêu”.

Trước danh từ “đèo mây” có lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối
“những”. => Cụm danh từ “những đèo mây”.
Trước danh từ “tầng núi” có lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối “những”, sau
danh từ “tầng núi” có từ chỉ đặc điểm “đá”. => Cụm danh từ “những tầng núi đá”.
Như vậy, ở ví dụ 1 có 4 cụm danh từ: “những chàng trai”, “những cô gái
yêu”, “những đèo mây”, “những tầng núi đá”.
Xếp vào mô hình:
Phần trước
t2
t1
những
những
những
những

Phần trung tâm
T1
T2
chàng
trai

gái
đèo
mây
tầng
núi

Phần sau
s1


s2

yêu
đá

Tương tự ở ví dụ 2 các em tìm được các cụm danh từ: Các bụi rậm xa,
gần; những chú chồn, những con dúi, bộ lông ướt mềm, các vòm lá dày, ướt
đẫm; những con chim klang mạnh mẽ, dữ tợn; những đôi cánh lớn.
Xếp vào mô hình:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
các
bụi
rậm, xa, gần
những
chú
chồn
những
con
dúi
bộ
lông
ướt mềm

8


các
vòm

dày, ướt đẫm
những
con
chim klang
mạnh mẽ, dữ tợn
những
đôi
cánh
lớn
Tuy nhiên trong ví dụ còn các danh từ “nước” nhưng danh từ này không
có từ ngữ phụ thuộc ở trước và sau nó nên không tạo được cụm danh từ.
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm dạng bài tập tạo lập cụm danh từ.
Ví dụ: - Hãy tìm 3 ví dụ về danh từ.
- Mỗi danh từ vừa tìm được hãy tạo thành một cụm danh từ.
Để tạo được một cụm danh từ trên cơ sở một danh từ đã có, tôi hướng dẫn
các em thêm vào trước danh từ có sẵn lượng từ hoặc số từ chỉ số lượng phù hợp
với danh từ đã có, thêm vào sau danh từ chỉ từ hoặc từ chỉ đặc điểm (cũng có thể
chỉ cần mình chỉ từ, mình từ chỉ đặc điểm phù hợp cũng được).
Các em đã tìm được 3 ví dụ về danh từ: bộ bàn ghế, cái áo, con gà.
Với danh từ “bộ bàn ghế”, ở trước “bộ bàn ghế” các em thêm số từ chỉ
số lượng “ba”, ở sau “bộ bàn ghế” thêm từ chỉ đặc điểm “mới” và chỉ từ
“này”. Cách thêm từ ngữ vào trước và sau danh từ “bộ bàn ghế” đã tạo thành
cụm danh từ “ba bộ bàn ghế mới này”.
Tương tự với danh từ “cái áo”, chỉ thêm vào chỉ từ “này” ở sau danh từ

“cái áo” đã tạo thành cụm danh từ “cái áo này”.
Với danh từ “con gà”, phía trước thêm số từ chỉ số lượng “ba”, phía sau
thêm từ chỉ đặc điểm “mới nở”, tạo thành cụm danh từ “ba con gà mới nở”.
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm dạng bài tập đặt câu có sử dụng
cụm danh từ.
Từ 3 cụm danh từ vừa tạo lập được ở bài tập trên, tôi yêu cầu học sinh đặt
câu với mỗi cụm danh từ đó.
Các em đã đặt được 3 câu, mỗi câu có cụm danh từ theo yêu cầu.
+ Ba bộ bàn ghế mới này được làm bằng gỗ lim.
CN

VN

+ Cái áo này rất đẹp.
CN

VN

+ Ba con gà mới nở rất đáng yêu.
CN

VN

Mỗi dạng bài tập trên, tôi yêu cầu học sinh luyện hai đến ba bài tập tương tự.
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm dạng bài tập viết đoạn văn có sử
dụng cụm danh từ.
Trên cơ sở học sinh đã tạo lập được câu có sử dụng cụm danh từ, tôi tiếp
tục yêu cầu các em viết đoạn văn tự sự ngắn có sử dụng cụm danh từ để vừa
nâng cao năng lực sử dụng cụm danh từ vừa tích hợp với phần Tập làm văn (văn
tự sự) mà hiện các em đang học.

9


Cụ thể là: Hãy viết một đoạn văn tự sự ngắn (từ 5 đến 6 câu) kể về gia
đinh em, trong đó có sử dụng ít nhất 2 cụm danh từ.
Với yêu cầu trên, các em đã tạo lập được đoạn văn theo yêu cầu. Đây là
một số sản phẩm tôi thu được ở học sinh từ bài tập trên:

(Đoạn văn của em Ngô Gia Huy - một học sinh học lực trung bình - khá viết)

(Đoạn văn của em Phùng Thị Thúy Hiền viết)

(Đoạn văn của em Nguyễn Thị Thu Hoài viết)

10


(Đoạn văn của em Nguyễn Thị Minh Dịu viết)
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được rút ta qua thực tế giảng dạy và
đã tiếp tục ứng dụng tiếp vào thực tế giảng dạy để học sinh nắm vững kiến thức
và vận dụng kiến thức về cụm danh từ. Bản thân thấy đạt hiệu quả cao.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2017 - 2018, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy môn
Ngữ văn lớp 6, với kinh nghiệm trên, tôi áp dụng vào giảng dạy. Sau khi dạy, tôi
thu được kết quả như sau:
- Đa số các em hiểu bài, nắm vững được bài.
- Buổi dạy nhẹ nhàng, học sinh học không gò bó, nặng nề.
- Các em biết vận dụng lí thuyết nhận diện cụm danh từ, xếp cụm danh từ
vào mô hình và tạo lập cụm danh từ một cách thành thạo.
- Bước đầu các em có hứng thú với môn Ngữ văn và với việc học Tiếng

Việt - tiếng mẹ đẻ của mình.
Qua khảo sát chất lượng lớp học sau khi áp dụng kinh nghiệm này, tôi thu
được kết quả như sau:
Kết quả qua bài kiểm tra sau khi áp dụng kinh nghiệm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sĩ số
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
25
4%
4
16%
11
44%
9
36%
1
Như vậy, với việc áp dụng kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy buổi dạy đã
đạt hiệu quả cao hơn, kết quả cũng khả quan hơn. Điều đó được thể hiện ở kết
quả qua bài kiểm tra trước khi áp dụng kinh nghiệm và kết quả qua bài kiểm tra
sau khi áp dụng kinh nghiệm. Các kết quả này được thể hiện trên biểu đồ so

sánh như sau:

11


Nhìn vào biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy so với kết quả khi chưa áp dụng
kinh nghiệm thì tỉ lệ học sinh giỏi của buổi dạy áp dụng kinh nghiệm trên tăng
từ 6,7% lên 16% (tăng 9.3%), học sinh khá tăng từ 16.7% lên 44% (tăng 27.3%),
giảm tỉ lệ học sinh TB từ 43.3% xuống còn 36%, và nhât là tỉ lên học sinh yếu
giảm từ 33.3% xuống chỉ còn 4%. (Do học sinh là con em địa bàn nông thôn nên
vẫn còn học sinh có điểm yếu.)
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Tóm lại, xuất phát từ đích cuối cùng của dạy học Tiếng Việt ở cấp THCS nói
chung, ở lớp 6 nói riêng là biết dùng từ, đặt câu đúng ý nghĩa, đúng ngữ pháp, nên
kinh nghiệm mà tôi đưa ra ở đây cũng đã rất chú trọng những điều này. Cụ thể là
trên cơ sở lí thuyết, các em biết vận dụng để nhận diện cụm danh từ, mở rộng thêm
vốn từ, sử dụng cụm danh từ để tạo câu. Từ đó vận dụng vào quá trình giao tiếp,
đồng thời góp phần vào việc bồi dưỡng tinh thần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt. Không những thế, hiệu quả của buổi dạy nói riêng, của việc dạy học Tiếng
Việt trong nhà trường nói chung được nâng cao rõ rệt.
II. Kiến nghị
Đối với nhà trường: Cần trang bị cho giáo viên nhiều tài liệu tham khảo
về môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng để hỗ trợ cho giáo
viên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đối với PGD: Nhân rộng SKKN có nhiều ứng dụng trong giảng dạy để
giáo viên trong toàn huyện có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
Vấn đề mà tôi trình bày trên đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân được đúc
rút qua thực tế giảng dạy trên lớp. Mặt khác, do năng lực bản thân còn hạn chế nên
tôi nghĩ kinh nghiệm này cũng chưa phải là giải pháp tối ưu nhất. Vì vậy, những ý

kiến xây dựng đề tài này của các đồng nghiệp sẽ là những đóng góp quý báu để đề
tài được hoàn thiện hơn và việc giảng dạy của tôi đạt kết quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của
12


bản thân, tuyệt đối không sao chép của
người khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Thư

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Soan (Chủ biên), Giáo trình tiếng Việt (Tài liệu dùng cho giáo viên
CĐSP và giáo viên Ngữ văn THCS) - Nhà xuất bản Thanh Hóa năm 1996.
2. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ pháp Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục năm 1999.
3. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt - Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội 1975.
4. Lê Cận - Phan Thiều, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
5. Lê Xuân Thại, Cụm từ và phân tích câu theo cụm từ - Nhà xuất bản KHXH,
Hà Nội.

14



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thư
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Hà Yên
Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

1.

Kinh nghiệm dạy bài “Dùng
cụm chủ - vị để mở rộng câu”

Tỉnh


C

2009 - 2010

2.

Kinh nghiệm dạy học sinh
phân biệt văn nghị luận
chứng minh với văn nghị luận
giải thích.

Huyện

B

2013 - 2014

15



×