Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Di tích thành xương giang (bắc giang) qua hai lần khai quật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----***-----

NGUYỄN BÌNH CÔNG

DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG (BẮC GIANG) QUA HAI LẦN
KHAI QUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn với đề tài: “Di tích thành
Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật”, được hình thành từ quan điểm
của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Hoàng Hiệp. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Hà Nội, ngày 15/8/2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Bình Công

2I


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ quý báu về mọi mặt của những người thân trong gia đình. Tôi cũng nhận


được sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy đủ và trách nhiệm của thầy hướng dẫn: TS. Trịnh
Hoàng Hiệp. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban
giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Dương, Phòng Sưu tầm - Kiểm kê bảo quản Bảo
tàng tỉnh Bình Dương nơi tôi đang công tác.
Tôi đã nhận được sự chỉ bảo ân cần và giúp đỡ to lớn từ thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Khảo cổ học, trường Học Viện Khoa học xã hội; cán bộ công chức,
viên chức Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Ban quản
lý Di tích thành Xương Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND phường
Xương Giang, thành phố Bắc Giang cùng các bạn bè, đồng nghiệp. Điều đó đã
giúp tôi hoàn thành luận văn của mình và qua đây cho phép tôi gửi tới Quý vị,
Quý cơ quan niềm kính trọng và biết ơn sâu sắc!

3I


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG .......... 10
1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang....................................................... 10
1.2. Kết quả điều tra khảo sát............................................................................ 17
CHƯƠNG 2. NHỮNG TƯ LIỆU MỚI QUA HAI LẦN KHAI QUẬT.......... 21
2.1. Địa tầng ...................................................................................................... 21
2.2. Di tích......................................................................................................... 23
2.3. Di vật .......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VỀ THÀNH XƯƠNG GIANG.......................... 61
3.1. Quy mô, cấu trúc thành Xương Giang ....................................................... 61
3.2. Tính chất thành Xương Giang.................................................................... 64
3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa di tích thành Xương Giang ................................... 68
3.4. Đề xuất về định hướng bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa di tích

thành Xương Giang ........................................................................................... 72
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 80
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 88

33


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
h

Hình

H

Hố khai quật khảo cổ học

M

Mộ

MH

Mô hình

NPHMVKCH

Những phát hiện mới về khảo cổ học

Nxb


Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

tk

Thế kỷ

tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

44


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN VẼ, BẢN ẢNH
I. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN
Bảng 2.1. Địa tầng thành Xương Giang năm 2008 và năm 2011-2012
Bảng 2.2. Thống kê các hàng móng trụ kiến trúc hố H2 năm 2008
Bảng 2.3. Thống kê hiện vật di tích thành Xương Giang
Bảng 2.4. Thống kê gạch thế kỷ XV
Bảng 2.5. Thống kê ngói thế kỷ XV
Bảng 2.6. Thống kê gốm men Việt Nam

Bảng 2.7. Thống kê gốm men Trung Quốc
Bảng 2.8. Thống kê đồ sành
Bảng 2.9. Thống kê đồ đất nung
Bảng 2.10. Thống kê hiện vật kim loại
Biểu đồ 2.1. Các loại hình hiện vật di tích thành Xương Giang
Biểu đồ 2.2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV
Biểu đồ 2.3. Loại hình gạch thế kỷ XV
Biểu đồ 2.4. Loại hình ngói thế kỷ XV
Biểu đồ 2.5. Các loại hình gốm men Việt Nam
Biểu đồ 2.6. Các loại hình gốm men Trung Quốc
Biểu đồ 2.7. Các loại hình đồ sành
Biểu đồ 2.8. Các loại hình hiện vật đất nung
Biểu đồ 2.10. Các loại hình hiện vật kim loại
Hình 1.1. Cánh đồng Ngói và Cánh đồng Gốm
Hình 1.2. Vết tích khảo cổ trên Đồi Ngô
Hình 1.3. Vết tích khảo cổ ở khu vực Giếng Phủ

55


MH1. Mô hình bước gian hệ thống móng trụ
MH2. Mô hình giả định mặt cắt ngang ngôi nhà
MH3. Mô hình kho lương
II. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN
ẢNH TRONG PHỤ LỤC
1. BẢNG THỐNG KÊ
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp phân loại và số lượng di cốt động vật, khai quật năm
2011-2012
Phụ lục 2. Bảng thống kê thành phần loài và vị trí giải phẫu di cốt động vật, khai
quật năm 2011 - 2012

Phụ lục 3. Bảng thống kê kích thước răng hàm trên bên trái Mộ 3, khai quật năm
2011 - 2012
Phụ lục 4. Kích thước răng hàm dưới bên trái Mộ 3, khai quật năm 2011-2012
Phụ lục 5. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XIII-XIV
Phụ lục 6. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV
Phụ lục 7. Bảng thống kê gốm men Việt Nam thế kỷ XV-XVI
Phụ lục 8. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ VII-IX
Phụ lục 9. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XIII-XIV
Phụ lục 10. Bảng thống kê gốm men Trung Quốc thế kỷ XV
Phụ lục 11. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XIII-XIV
Phụ lục 12. Bảng thống kê đồ sành thế kỷ XV-XVI

66


2. BẢN VẼ HIỆN TRƯỜNG
Phụ lục 13. Mặt bằng hố H2 khai quật năm 2008
Phụ lục 14. Mặt bằng hố H3 khai quật năm 2008
Phụ lục 15. Mặt cắt vách bắc hố khai quật H3 năm 2008
Phụ lục 16. Mặt bằng hố H1L1 khai quật năm 2011-2012
Phụ lục 17. Vách nam hố H1 khai quật năm 2011-2-12
3. BẢN ĐỒ
Phụ lục 18. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Phụ lục 19. Sơ đồ toàn bộ diễn biến chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
Phụ lục 20. Sơ đồ diễn biến trận Xương Giang
Phụ lục 21. Sơ đồ thành Xương Giang và vị trí các hố điều tra, khai quật năm
2008
Phụ lục 22. Vị trí các hố khai quật năm 2011-2012
Phụ lục 23. Sơ đồ vị trí các hố khai quật khảo cổ học di tích thành Xương Giang
(giai đoạn 1)

4. BẢN ẢNH HIỆN TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH DI TÍCH
Phụ lục 24. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật
Phụ lục 25. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật
Phụ lục 26. Mặt bằng và vị trí các hố khai quật
Phụ lục 27. Địa tầng hố khai quật
Phụ lục 28. Địa tầng hố khai quật
Phụ lục 29. Di tích kiến trúc
Phụ lục 30. Di tích kiến trúc

77


Phụ lục 31. Di tích kiến trúc
Phụ lục 32. Di tích ken dày gạch ngói và gạo cháy
Phụ lục 33. Di tích hố đất đen
Phụ lục 34: Di cốt động vật phát hiện tại di tích thành Xương Giang
Phụ lục 35. Di tích mộ táng
5. BẢN ẢNH - BẢN VẼ HIỆN VẬT
Phụ lục 36. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ
Phụ lục 37. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng Giếng Phủ
Phụ lục 38. Ảnh - Bản vẽ vật liệu xây dựng
Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 39. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 40. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng Giếng Phủ
Phụ lục 41. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 42. Ảnh - Bản vẽ hiện vật vật liệu xây dựng
Phụ lục 43. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 44. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 45. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 46. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam

Phụ lục 47. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 48. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 49. Ảnh - Bản vẽ gốm men Việt Nam
Phụ lục 50. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
Phụ lục 51. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
Phụ lục 52. Ảnh - Bản vẽ gốm men Trung Quốc
VIII
8


Phụ lục 53. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 54. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 55. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 56. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 57. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 58. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 59. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 60. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 61. Ảnh - Bản vẽ đồ sành
Phụ lục 62. Ảnh hiện vật đất nung
Phụ lục 63. Ảnh - Bản vẽ hiện vật đá
Phụ lục 64. Ảnh hiện vật kim loại

VIII
9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành Xương Giang là một tòa thành do quân Minh xây dựng từ năm

1407, với mục đích sử dụng thành này để trấn giữ con đường thiên lý bắc - nam,
không cho dân ta nổi dậy. Xưa kia, ngôi thành thuộc xã Thọ Xương, huyện Bảo
Lộc; nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là thành lớn nhất của
phủ Lạng Giang, có diện tích khoảng 27ha, thành hình chữ nhật. Tường thành
dày và cao, được đắp bằng đất, bốn góc có 4 vọng gác. Phía ngoài có hào sâu
bao bọc xung quanh, cách 3km về phía nam thành là dòng sông Thương, phía
đông bắc là những đồi thấp. Thành Xương Giang là trị sở của chính quyền đô hộ
phủ Lạng Giang đồng thời còn là một vị trí trọng yếu của địch, vừa có thể ứng
cứu nhanh cho Đông Quan vừa có thể làm chỗ dựa cho viện binh tiến sang. Để
bảo vệ vị trí quan trọng này, chính quyền đô hộ nhà Minh đã cử chỉ huy Lý
Nhậm và những viên tướng như Kim Dận, Cố Phúc, Phùng Chí, Lưu Thuận chỉ
huy 2000 quân đóng giữ, cùng với số quân đông đảo đó là bộ máy hành chính
dưới sự điều hành của tri phủ Lưu Tử Phụ. Sở chỉ huy được đặt khu đất cao nằm
ở giữa thành.
Với quy mô to lớn, tường thành vững chắc, kiên cố, lại có hào sâu, binh
lực mạnh nên quân giặc ở Xương Giang kiên quyết cố thủ. Tháng 9 năm 1427,
bộ chỉ huy nghĩa quân thực sự lo lắng khi hai đạo quân tiếp viện nhà Minh đã áp
sát biên giới nước ta. Trước tình thế đó, chủ tướng Lam Sơn Lê Lợi quyết định
tăng cường lực lượng đánh chiếm bằng được thành Xương Giang.
Đêm ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi (28/9/1427), cuộc tổng tiến công vào
thành Xương Giang bắt đầu. Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi (3/11/1427),
1


nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang. Toàn bộ tướng
lĩnh chủ huy (trừ chủ sự Phan Hậu trốn thoát) từ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An,
Trần Dung... cùng hàng vạn quân lính bị giết và bị bắt. Được tin này Vương
Thông vô cùng hoảng hốt và phải chấp nhận “giảng hòa”, rút quân về nước.
Nếu như chiến thắng ở Chi Lăng là chiến thắng đầu tiên mở đầu thắng lợi
cho đường lối “vây thành, diệt viện” thì chiến công Xương Giang đã kết thúc

thắng lợi cho đường lối đúng đắn đó của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy.
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của
nhà Minh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đất nước được giải
phóng, nền độc lập dân tộc được giữ vững gần bốn thế kỷ.
Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/01/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng Di tích lịch sử địa điểm
Chiến thắng Xương Giang tại thành Xương Giang, phường Xương Giang, thành
phố Bắc Giang là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2010, UBND tỉnh Bắc
Giang đã ban hành Quyết định 1593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây
dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến
thắng Xương Giang” nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Chiến
thắng Xương Giang và xây dựng khu di tích Chiến thắng Xương Giang thành
điểm đến của du lịch Bắc Giang.
Di tích thành Xương Giang đã được các nhà khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng
Hà Bắc (cũ), Bảo tàng Bắc Giang ngày nay tiến hành điều tra khảo sát, nghiên
cứu nhiều lần. Đặc biệt, năm 2008 và năm 2011-2012, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang,
Ban quản lý dự án thành phố Bắc Giang, Phòng VHTT thành phố Bắc Giang
phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật hai lần địa điểm khảo cổ học
2


này đã phát hiện được dấu vết kiến trúc và nhiều loại hình hiện vật như: vật liệu
xây dựng, vật liệu trang kiến trí kiến trúc, đồ gốm sứ, sành, di cốt người và động
vật…
Tôi là người con sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc vào công tác tại Bảo
tàng tỉnh Bình Dương với mong muốn được nghiên cứu về khảo cổ học Việt
Nam. Đó là lý do tôi tham gia học cao học tại Học viện Khoa học Xã hội, thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chuyên ngành Khảo cổ học. Tuy
nhiên, thời gian bảo vệ luận văn sắp đến mà tư liệu phục vụ viết luận văn gặp vô

vàn khó khăn do tỉnh Bình Dương tiến hành khai quật khảo cổ học rất ít, hoặc
nếu có thì đã có cán bộ sử dụng tư liệu viết luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ.
Cho dù di tích đã được điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học nhưng
chưa có một công trình tổng hợp nào về những kết quả nghiên cứu này. Được sự
động viên và giúp đỡ của TS. Trịnh Hoàng Hiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Di
tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” làm luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Khảo cổ học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các bộ sử của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn
thực lục, Đại Việt thông sử, Việt Sử tiêu án, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại
Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử cương
mục tiết yếu, Việt Nam sử lược, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Đại
cương Lịch Sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam… đều ít nhiều đề cập đến địa danh
thành Xương Giang. Tuy nhiên, các nguồn sử liệu trên không mô tả, khảo cứu cụ
thể thành Xương Giang cũng như các công trình ở trong và ngoài thành ra sao
mà những tư liệu đó chủ yếu là ghi chép các sự kiện theo dòng lịch sử.
Qua các tư liệu này, có thể thấy rằng thành Xương Giang ở phủ Lạng

3


Giang được xây dựng trong thời gian nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta
(1407-1427). Đây là nơi ghi dấu ấn sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta ở
thế kỷ XV, bao hàm hai sự kiện lớn: Một là, chiến thắng vang dội của nghĩa
quân Lam Sơn trong chiến dịch tấn công giải phóng thành Xương Giang ngày
18/10/1427 (tức 28 tháng 9 năm Đinh Mùi). Hai là, chiến thắng Xương Giang là
đỉnh cao thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang lịch
sử ngày 3/11/1427 (tức 15 tháng 10 năm Đinh Mùi).
Có thể nói, cho đến trước những năm 1970, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu cụ thể, khoa học nào về di tích thành Xương Giang. Di tích thành

Xương Giang chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu vào những thập niên 70-80
của thế kỷ XX. Bảo tàng Hà Bắc đã kết hợp với các giáo sư và sinh viên Khoa
Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội) nhiều lần điều tra khảo sát, khảo cổ học di tích thành Xương
Giang. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ di tích tòa thành, tìm hiểu cấu trúc
và kỹ thuật xây dựng thành, tập hợp các tài liệu hiện vật ở khu vực thành do
nhân dân phát hiện và lưu giữ, các tài liệu địa danh, địa hình cảnh quan, các
truyền thuyết lưu truyền trong nhân gian… Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ
dừng ở mức độ khảo sát, điều tra, chưa được khai quật khảo cổ học để nghiên
cứu một cách chi tiết về di tích cũng như di vật tại di tích thành Xương Giang.
Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Giang xuất bản sách Địa chí Bắc Giang, địa
danh thành Xương Giang đã được đề cập đến, song cũng chỉ là những mô tả
mang tính sơ lược: “Thành có diện tích 270.000m2, thành có hình chữ nhật chu
vi 2.100m, 4 góc là 4 vọng lâu lớn có đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ”.
Để thực hiện chương trình nghiên khảo cổ học tại Bắc Giang cũng như đề
xuất phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thành Xương Giang.
4


Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật
thành cổ Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang hai lần.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật
3 hố với tổng diện tích là 154,87m2. Hố khai quật H1 nằm cách tường bao
Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật về phía đông 30m. Hố khai quật H2 nằm
trên một thửa ruộng có địa thế cao hơn so với những thửa ruộng xung quanh, hố
nằm sát chân thành về gần hướng cửa đông bắc, vách tây hố H2 cách vách đông
hố khai quật H1 83m. Hố khai quật H3 nằm trên một thửa ruộng có địa thế cao
hơn so với thửa ruộng xung quanh, hố nằm về phía đông của vườn Trạm Khí

tượng Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, vách tây hố khai quật cách tường vườn Khí
tượng 10,5m.
Kết quả điều tra, thám sát đã khẳng định một cách chắc chắn về quy mô
của thành Xương Giang bao gồm: thành, dinh thự, kho lương cũng như sản xuất
nguyên vật liệu gạch, ngói… cho công trình này. Cùng với kết quả điều tra thì
kết quả của các hố khai quật đã đưa ra những nhận thức như sau:
Hố khai quật H1 nằm gần đỉnh Đồi Ngô về hướng đông nhưng trong hố
khai quật không phát hiện được những bằng chứng về khảo cổ học, điều này cho
thấy không phải tất cả khu vực xung quanh đỉnh Đồi Ngô đều có các công trình
kiến trúc hay những công trình phục vụ khác.
Cùng với kết quả điều tra ở khu vực Đồi Ngô và Giếng Phủ thì kết quả
khai quật hố H2 đã khẳng định xung quanh khu vực Giếng Phủ là những công
trình kiến trúc dinh thự của tầng lớp quan lại cao cấp của quân đội nhà Minh. Hố
khai quật H3 là nơi cất giữ lương thực của quân đội Minh.

5


Kết quả khai quật lần thứ nhất thành Xương Giang năm 2008 đã phác họa
bước đầu về các công trình kiến trúc của thành Xương Giang trong lịch sử và
đây sẽ là những bằng chứng quan trọng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo về di
tích này.
Năm 2011-2012, khai quật 11 hố với tổng diện tích là 1.001m2. Các hố
khai quật được mở ở những vị trí sau: 4 hố (H1, H2, H3, H4) nằm gần cửa thành
phía bắc; 4 hố (H5, H6, H10, H11) nằm ở khu vực trước cửa Trung tâm Quan
trắc môi trường tỉnh Bắc Giang; 3 hố còn lại (H7; H8; H9) nằm ở khu vực trồng
cây bạch đàn, trước cửa Nhà hát Chèo, cách Giếng Phủ khoảng 70m về phía nam
và rìa tây nam khu vực Đồi Ngô. Kết quả khai quật năm 2011-2012 cho chúng ta
biết toàn bộ các hố khai quật gần cửa thành phía bắc cũng như khu vực rìa ngoài
Đồi Ngô về phía tây nam không có dấu tích về công trình kiến trúc, mà nơi đây

chỉ có dấu vết về sinh hoạt, dấu vết của chiến tranh để lại như những đống đổ nát
lẫn than tro và tàn tích thức ăn...
Vấn đề nghiên cứu về di tích thành Xương Giang từ sau hai cuộc khai quật
được đề cập trong một số bài viết trên tạp chí Khảo cổ học và NPHMVKCH
như:
- Năm 2008: Kết quả điều tra khảo cổ học tại thành Xương Giang (Bắc
Giang) [19].
- Năm 2009: Di cốt người cổ thành Xương Giang (Bắc Giang) [66].
- Năm 2013: Kết quả khai quật di tích thành Xương Giang (Bắc Giang)
[68].
- Năm 2013: Di cốt động vật ở di chỉ thành Xương Giang khai quật năm
2011 [74].
- Năm 2017: Di tích thành Xương Giang (Bắc Giang) qua tư liệu khai quật

6


khảo cổ học [10].
Căn cứ vào các tư liệu lịch sử cũng như đặc trưng di tích, di vật phát hiện
qua các cuộc điều tra khảo sát và hai cuộc khai quật khảo cổ học, có thể thấy
thành Xương Giang là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào tổng
hợp tư liệu một cách đầy đủ về hệ thống di tích và di vật đã được phát hiện tại di
tích thành Xương Giang qua hai cuộc khai quật. Do đó, đề tài “Di tích thành
Xương Giang (Bắc Giang) qua hai lần khai quật” hoàn thành sẽ giúp các nhà
nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về di tích thành Xương Giang, góp phần đưa ra
những hướng nghiên cứu nhất định về di tích này cũng như việc mở rộng quy mô
nghiên cứu trong tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa toàn bộ tư liệu và các kết quả điều tra khảo sát, khai quật

khảo cổ học từ trước đến nay về di tích thành Xương Giang. Trên cơ sở đó, chỉ
ra đặc trưng di tích, di vật, cấu trúc mặt bằng của di tích thành Xương Giang.
Đồng thời, đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa di tích thành Xương Giang trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chính của đề tài luận văn là di tích thành Xương Giang qua hai
lần khai quật khảo cổ học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các nguồn sử liệu,
hiện vật điều tra khảo sát ở di tích thành Xương Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào các loại
hình di tích, di vật khảo cổ học đã phát hiện được ở di tích thành Xương Giang


qua hai lần khai quật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống
như: thống kê, phân loại hình học, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển
hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học, phương pháp phân tích địa
tầng... Đồng thời, áp dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng
hợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên các loại hình di vật,
cấu trúc mặt bằng...
Bên cạnh các phương pháp khảo cổ học truyền thống, luận văn còn kết
hợp các phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành như: Sử học, dân tộc học,
địa lý học, nhân chủng học, động vật học…
Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoa
học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các hiện tượng. Ngoài ra, luận
văn còn áp dụng công cụ hỗ trợ như xử lý ảnh bằng chương trình Autocad,
Coreldraw, xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop và một số chương trình khác
cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn đóng góp những tư liệu quan trọng về mặt
khoa học, về hệ thống di tích, di vật ở di tích thành Xương Giang, từng bước
phục dựng lại quy mô cũng như cấu trúc thành Xương Giang trong lịch sử, góp
phần bổ sung tư liệu mới cho ngành Khảo cổ học, Văn hóa học và Lịch sử.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp
thêm tư liệu khẳng định thành Xương Giang là một di tích lịch sử quan trọng, là
nơi ghi dấu tích tiêu biểu và sống động nhất hiện còn về cuộc khởi nghĩa oanh
liệt 10 năm chiến thắng quân Minh của dân tộc. Giai đoạn 1407 - 1427 là thời kỳ


nhà Minh ra sức đồng hóa người Việt và ngược lại người Việt kiên cường chống
trả để bảo vệ nền văn hóa bản địa. Tuy nhiên, những chứng tích vật chất về thời
kỳ này còn khan hiếm và không rõ ràng. Trong khi đó, thành Xương Giang là
dấu tích rõ ràng của giai đoạn lịch sử này. Vì vậy, di tích thành Xương Giang là
khu di tích tiêu biểu lưu giữ các chứng tích văn hóa vật chất của một giai đoạn
lịch sử đặc biệt và đầy biến động trong lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về di tích thành Xương Giang
góp phần định hướng cho người dân cũng như giáo dục các thế hệ trẻ về truyền
thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Từ những kết quả nghiên cứu
đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị về bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa
phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về di tích thành Xương Giang
Chương 2. Những tư liệu mới qua hai lần khai quật
Chương 3. Nhận thức về thành Xương Giang



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH THÀNH XƯƠNG GIANG
1.1. Diễn trình lịch sử thành Xương Giang
Thành Xương Giang ngày nay thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang. Phía bắc giáp làng Thành, phường Xương Giang, thành
phố Bắc Giang; phía nam giáp phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang; phía
đông giáp xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang; phía tây giáp phường Ngô Quyền,
thành phố Bắc Giang. Thành Xương Giang nằm cách trung tâm thành phố Bắc
Giang khoảng 1km về phía đông bắc, cách Hà Nội 50km, cách tỉnh Lạng Sơn
100km, có đường quốc lộ 1 (cũ) chạy qua.
Theo các tài liệu và thư tịch cũ, đến đầu thế kỷ XV, đất nước ta trải qua
nhiều biến động sâu sắc. Nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ mới thành lập đang đứng
trước nhiều thử thách nghiêm trọng. Lợi dụng cơ hội ấy, nhà Minh (Trung Quốc)
với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” đã tiến hành xâm lược nước ta. “Tháng 9
năm 1406, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó
tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương bá Trần
Húc , đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy cứ một một toán mai phục, một
toán hành quân, thay phiên nhau cứu ứng lẫn nhau. Chinh Di tả phó tướng quân
Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành
hầu Lý Bân cũng đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh, xẻ núi, chặt cây,
mở đường tiến quân. Hai đạo quân tổng cộng là 80 vạn” [37, tr 214].
Sau nhiều lần tấn công xâm lược, đến giữa năm 1407, quân Minh đã bắt
được cha con Hồ Quý Ly, quan lại triều Hồ cũng dần dần bị bắt hết. Sự nghiệp
kháng chiến của nhà Hồ đến đây hoàn toàn thất bại. Dưới ách thống trị của


phong kiến nhà Minh, dân tộc phải chịu những thảm hoạ nghiêm trọng kéo dài
trong suốt 20 năm. “Toàn bộ nền kinh tế bị đình trệ, điêu tàn; xã hội Việt Nam
đang trên bước đường phát triển bị ngăn chặn, kìm hãm” [31, tr 28].
Năm 1407, sau khi chiếm được nước ta, quân Minh nhanh chóng thiết lập

bộ máy đô hộ và đồng thời tiến hành những chính sách thống trị tàn ác. Nhà
Minh đã xóa bỏ tên nước Đại Việt, đổi nước ta làm quận Giao Chỉ, coi như địa
phương quận huyện của Trung Quốc. Chúng lập chính quyền theo mô hình
“chính quốc”. Đứng đầu Giao Chỉ là ba ty: đô chỉ huy sứ ty, hay gọi tắt là ty đô,
phụ trách về quân chính; thừa tuyên bố chính sứ ty hay ty bố chính, trông coi về
dân chính và tài chính; đề án sát sứ ty hay ty án sát, nắm quyền tư pháp và giám
sát. Quận Giao Chỉ được chia thành 15 phủ. Trên đất Hà Bắc xưa, nhà Minh giữ
lại hai phủ Bắc Giang và Lạng Giang. Phủ lỵ Bắc Giang đặt tại Thị Cầu, Phủ lỵ
Lạng Giang ở Xương Giang (thuộc thành phố Bắc Giang ngày nay).
Cùng với bộ máy chính quyền, nhà Minh còn xây dựng một hệ thống
thành luỹ và thiết lập một hệ thống vệ, sở dày đặc để trấn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân ta. “Năm 1407, khi lập ra vệ Xương Giang trên đất Lạng
Giang, giặc Minh cho xây vệ thành kiên cố, giao cho Lý Nhậm, Kim Giận, Cố
Phúc, Phùng Chi và Lưu Tử Phụ cùng 2.000 quân để án ngữ trục đường sang
Lưỡng Quảng, xuống Đông Đô và làm nơi ỷ dốc cho các thành Thị Cầu, Cần
Trạm, Chí Linh” [82, tr. 43].
Xương Giang là thành lũy kiên cố nhất của quân Minh án ngữ trên con
đường dịch trạm nối Quảng Tây (Trung Quốc) với Đông Quan. “Thành Xương
Giang nằm trong một khu vực đồi núi thấp, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng
bao quang, cách Sông Thương khoảng 3km. Những người từ 16 đến 60 tuổi ở
khắp Lạng Giang đều phải đến đây lao dịch, khoét đồi lấy đất đắp thành và nung


gạch, ngói, đào hào và xây dinh thự. Thành tọa lạc trên diện tích 270.000m2,
thành có hình chữ nhật chu vi 210m, 4 góc là 4 vọng lầu đặt các loại súng thần
cơ lớn nhỏ. Nhiều kho đụn, tòa ngang, dãy dọc, dinh thự và doanh trại được bố
trí ở các nơi” [81, tr. 43-44].
Nước mất, nhà tan, nhưng người dân Bắc Giang - Lạng Giang cũng như cả
nước quyết tâm đứng lên đánh giặc. Tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhân
dân Hà Bắc khi đó là khởi nghĩa Phạm Tất Đại ở huyện Lục Na (Lục Ngạn).

Năm 1410, nhân dân Lạng Giang nổi lên khởi nghĩa dưới ngọn cờ của ông
Nguyên và Thiên Hữu. Năm 1420, nhân dân Thiện Tài (Gia Lương) lại nổi lên
dưới sự lãnh đạo của Đào Cường. Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của Lê
Ngã Cũng từ An Bang lan sang Lạng Giang vào giữa năm 1420. Nhân dân các
huyện Bảo Lộc, Phượng Sơn hưởng ứng nhiệt liệt. “Ngã tiếm xưng tôn hiệu,
dựng niên hiệu, đặt quan chức, đúc tiền, đốt thành Xương Giang, cướp trại Bình
Than” [37, tr 244]. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân hai phủ Bắc Giang, Lạng
Giang trước khởi nghĩa Lam Sơn mặc dù đều chịu thất bại và bị đàn áp, nhưng là
ngọn lửa yêu nước ngầm cháy liên tục, nuôi dưỡng ý chí bất khuất cho nhân dân
ta.
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là phong trào yêu nước rộng lớn
nhất, được xây dựng từ năm 1418 ở thượng du Thanh Hóa. Đến cuối năm 1924
thì chuyển vào Nghệ An và mở rộng vùng giải phóng. Bước sang năm 1425, lực
lượng của nghĩa quân Lam Sơn đã trưởng thành về mọi mặt, địa bàn hoạt động
của nghĩa quân trải dài từ Thanh Hóa vào đến Tân Bình - Thuận Hóa. Trước tình
hình đấu tranh của nhân dân ta ngày càng rộng khắp và quyết liệt, nhà Minh
buộc phải tăng cường và đẩy mạnh các cuộc hành binh trấn áp.
Nhận thấy tình hình quân Minh ở Đông Quan đã suy yếu, nhiều khi phải


chia nhau đi tăng viện, giải vây cho thành Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hóa,
tháng 9 năm 1426, Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc. Một bộ phận nghĩa quân
tiếp tục tổ chức bao vây các thành Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, còn đại
quân chủ lực chia làm 3 đạo tiến ra Bắc. Từ cuối năm 1426, theo lệnh của chủ
tướng Lam Sơn, Lê Sát và Lê Thụ đã chỉ huy một đạo nghĩa quân lên Lạng
Giang bao vây thành Xương Giang.
Để tiêu diệt cho được thành Xương Giang trước khi viện binh địch kéo
vào nước ta, Lê Lợi phái tướng Trần Nguyên Hãn điều quân đến tăng viện cho
Lê Sát. Sau 9 tháng bị vây hãm, quân địch bị chết quá nửa, lương thực cạn, binh
lính mệt mỏi. Biết chúng không còn sức chiến đấu, ngày 28 tháng 9 năm 1427

(tức ngày 8 tháng 9 Đinh Mùi), quân và dân ta tổng công kích. “Tháng 9, ngày
mồng 8, bọn Thái úy Trần Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lê Triện, Lê Lý đánh lấy
được thành Xương Giang” [37, tr 274]. Chiến thắng thành Xương Giang đã tiêu
diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, đánh dấu một bước trưởng thành về nghệ
thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn. Chiến thắng này đã đập tan âm mưu cố
thủ của chờ phối hợp với viện binh của giặc. Với việc chiếm giữ được thành
Xương Giang, quân ta đã tạo ra bức tường thành vững chắc, chặn đứng đường
tiếp viện của giặc cho Đông Quan. Đến đây, hai phủ Lạng Giang - Bắc Giang
được hoàn toàn giải phóng.
Trước đó, vào tháng 1 năm 1427, triều đình nhà Minh quyết định điều
động viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông. Lực lượng viễn chinh này lúc
đầu gồm 70.000 quân. Đến tháng 4 năm 1427, nhà Minh lại ra lệnh điều động bổ
sung thêm 45.200 quân. Như vậy, tổng số quân tiếp viện của nhà Minh là
115.200 quân tinh nhuệ, gồm bộ binh và kỵ binh. Ngoài ra, trong đội quân tiếp
viện này còn có nhiều dân phu vận chuyển lương thực và một số thổ binh ở


Quảng Đông, Quảng Tây. Lực lượng viễn chinh của nhà Minh đã chia làm hai
đạo tiến sang nước ta. “Đạo thứ nhất do thái tử thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng
chỉ huy với chức tổng binh mang ấn Chinh lỗ phó tướng quân, tiến sang theo
đường Quảng Tây. Dưới trướng của Liễu Thăng có Bảo Định bá Lương Minh
làm tả phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm hữu tham tướng. Đạo quân thứ hai do
thái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh chỉ huy với chức tổng binh, mang ấn
Chinh nam tướng quân, tiến sang theo đường Vân Nam. Dưới trướng của Mộc
Thạnh có Hưng An bá Từ Hanh làm tả phó tổng binh, Tân Ninh bá Đàm Trung
làm hữu phó tổng binh” [35, tr 410].
Đầu tháng 10 năm 1427, 10 vạn quân Liễu Thăng vượt qua biên giới nước
ta. Ngày 10 tháng 10 (tức ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi), quân ta giả vờ thua
chạy, đội tiên phong của địch chủ quan tiếp tục đuổi theo tiến đến chân núi Mã
Yên đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Tổng binh Liễu Thăng bị quân ta phóng

lao đâm chết, một vạn quân bị tiêu diệt. Ngày 15 tháng 10, các tướng Lê Văn
An, Nguyễn Lý chỉ huy 3 vạn quân kịp thời tiếp ứng cho hơn một vạn quân của
Lê Sát, Lưu Nhân Chú. Quân ta cùng phối hợp bố trí thêm một trận địa mai phục
để đánh địch ở Cần Trạm. Ngày 15 tháng 10, quân địch lọt vào trận địa của ta,
nghĩa quân từ các ngả vùng lên đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của địch.
Trận đánh diễn ra trên một chiến địa dài gần 5km, suốt từ cánh đồng phía đông
bắc thành Cần Trạm đến tận phía nam thị trấn Kép ngày nay. Phó tổng binh
Lương Minh vừa lên thay Liễu Thăng làm chủ tướng đã lại bị những mũi lao của
quân ta đâm chết tại trận. Chiến thắng Cần Trạm trực tiếp mở đường cho chiến
thắng Phố Cát và Xương Giang. Ngày 18 tháng 10 (tức 28 tháng 9 năm Đinh
Mùi) quân địch tiến đến Phố Cát lại bị quân ta đón đánh. Sau thất bại Cần Trạm,
đô đốc Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, tuy tiếp tục bị thất bại nặng nề, nhưng


Thôi Tụ và Hoàng Phúc vẫn quyết tâm tiến về Xương Giang với hy vọng có thể
phối hợp với quân thành Xương Giang rồi Đông Quan, Chí Linh hòng lật ngược
tình thế nguy khốn. Thành Xương Giang đã bị quân ta chiếm từ trước trở thành
pháo đài chặn đường tiến quân của địch và chia tách hoàn toàn đạo viện binh này
với lực lượng ở Đông Quan.
“Quân giặc cho là thành Xương Giang chưa vỡ, tự lấy làm chắc. Kịp khi
tới Xương Giang, thấy thành đã bị hãm rồi, tưng hửng, thất vọng, càng hoảng hốt
cả sợ. Liền ngày đêm đắp lũy tự giữ lấy pháo hiệu làm tin, để thông tin với các
thành ở Đông Đô, nghe tiếng pháo thì đến tiếp ứng. Thế nhưng các thành ở Đông
Đô, tự cứu mình không nổi, biết đâu đến chuyện khác” [70, tr 45]. Mệt mỏi,
hoang mang, lại bị cô lập, trước mặt sau lưng đều bị đánh, hy vọng cuối cùng
của địch đã trở thành tuyệt vọng, chúng đành phải đắp lũy ngoài đồng để tự vệ.
Quân địch bị cô lập, bốn mặt đều bị bao, quân ta vừa vây hãm vừa kiên trì
dụ hàng nhưng chúng vẫn tỏ ngoan cố. “Đúng ngày 3 tháng 11 năm 1427 (tức 15
tháng 10 năm Đinh Mùi) quân dân ta quyết định tổng công kích như đã định
trước. Từ bốn mặt, hàng vạn quân ta nhất loạt mở những mũi tiến công quyết liệt

vào các khu vực phòng ngự của địch. Bộ binh, tượng binh, kỵ binh của ta cùng
phối hợp đột phá vào trung tâm doanh trại của địch. Quân ta vừa tiến công vừa
kêu gọi quân địch đầu hàng. Quân địch đại bại. Kết quả là bọn tướng chỉ huy lớn
nhỏ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung… hơn 300 tên bị bắt cùng với mấy
vạn quân giặc. Hơn 5 vạn quân địch bị giết chết. Một số chạy trốn, chỉ trong
khoảng dăm bảy ngày đều bị dân ta, những người chăn trâu, hái củi bắt được
đem nộp hết cho nghĩa quân” [35, tr 458-459].
Mô tả chiến công vang dội của hai lần đại thắng Xương Giang, trong Bình
Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết:


×