Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN sử DỤNG MẠNG xã hội FACKBOOK NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN lí, GIÁO dục học SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 35 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI - SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH THPT”

Giáo viên
: Lê Thị Thủy
Tổ
: Văn - GDCD
Đơn vị công tác : Trường THPT Nguyễn Thị Lợi

NĂM HỌC 2018– 2019


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ được viết tắt
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Học sinh
Facebook
Thực nghiệm
Trung học phổ thông

Từ viết tắt
GV
GVCN
HS
FB
TN


THPT


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................................3
II. CÁCH THỨC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀO VIỆC QUẢN LÝ, GIÁO
DỤC HỌC SINH THPT..............................................................................................................8
III. ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀO QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH
THPT.........................................................................................................................................12
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................21
PHỤ LỤC..................................................................................................................................23
Phụ lục 3. Những điều cần biết về Group trên Facebook.........................................................29


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
mạng Internet toàn cầu, việc sử dụng các loại hình mạng xã hội đang gia tăng
một cách chóng mặt như nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại trong một thế
giới phẳng.
Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chúng ta liên tục
thấy sự chuyển hình mạnh mẽ của các loại hình mạng xã hội như Blog, Yahoo
Messenger, Twitter, Instagram, Youtube, My space, Tumblr, Google Plus, Flickr
và đặc biệt là Facebook. Ở Việt Nam, loại hình mạng xã hội được sử dụng nhiều

nhất chính là Facebook.
Mạng xã hội FB thể hiện rất rõ tính ưu việt của mình là khả năng kết nối
và lan truyền cực nhanh cùng với nhiều tính năng nổi bật khác, liên tục được
apdate, nâng cấp, lại rất dễ sử dụng. Do vậy đây là diễn đàn được nhiều học sinh
lựa chọn.
Tuy nhiên, với tâm lý bồng bột, nhất thời của độ tuổi vị thành niên, các
em cũng mắc không ít những sai lầm như sử dụng FB để thóa mạ bạn bè, nói
xấu giáo viên, thách thức người khác và thậm chí bị kẻ gian lợi dụng khi mua
phải hàng giả, hàng kém chất lượng được rao bán lan tràn trên FB...Vậy, làm thế
nào để học sinh tránh được những sai lầm trên cũng như sử dụng FB một cách
hiệu quả nhất?
Xuất phát từ thực tế của bản thân và đồng nghiệp khi làm công tác chủ
nhiệm. Đó là những khó khăn trong việc tiếp cận cũng như chia sẻ với học sinh
vì tâm lý em ngại, lảng tránh của các em. Tôi nhận thấy việc tìm ra một công cụ
mới, gần gũi với cả giáo viên và học sinh để kết nối giữa chúng tôi và các em là
điều vô cùng cần thiết. Việc sử dụng FB để quản lý học sinh không chỉ là cách
giúp chúng tôi đến gần hơn với học sinh, mà còn giúp chúng tôi quản lý học sinh
một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi nhất dù cho tôi đang ở đâu và vào
bất kỳ thời điểm nào.
Với đặc điểm là một giáo viên trẻ tuổi, cũng là một Facebooker, tôi phát
hiện những mặt được và mặt trái của mạng xã hội FB. Tôi nhận ra rằng, FB nếu
biết cách sử dụng hoàn toàn có thể trở thành một công cụ giáo dục hiệu quả.
Bằng trải nghiệm thực tế của gần một năm sử dụng FB làm công cụ quản lý học
sinh, tôi càng tin tưởng hơn bao giờ hết những tiềm năng mà mạng xã hội đem
lại cho ngành giáo dục.
1


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT


Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn nội dung “Sử dụng mạng xã hội
Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT” làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Định hướng học sinh khai thác, sử dụng FB một cách hiệu quả nhất.
- Nhằm giảm bớt gánh nặng cho GV, đặc biệt là GVCN trong công tác
quản lý, giáo dục học sinh.
- Nghiên cứu các quy trình, cách thức ứng dụng mạng xã hội FB vào quản
lý học sinh.
- Góp phần đổi mới phương pháp quản lý, giáo dục học sinh thông qua
việc ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội.
- Nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng hoạt động cho giáo viên
cho công tác chủ nhiệm,
- Đề ra giải pháp hợp lý trong việc quản lý, giáo dục học sinh nhằm hoàn
thiện nhân cách học sinh một cách toàn diện.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng FB hiện nay của giới trẻ nói chung và
HS trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng ( đặc biệt là lớp chủ nhiệm 10G)
- Nghiên cứu những tiện ích của mạng xã hội FB và khả năng ứng dụng
FB vào quản lý học sinh.
- Đưa ra kết luận: những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội FB
trong quản lý và giáo dục học sinh và những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
quản lý học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Đọc các tài liệu có liên quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ của đề tài như :
- Cơ sở về tâm lí, sinh lí học của đối tượng học sinh THPT làm cơ sở cho
việc thiết kế giáo án giờ sinh hoạt lớp theo hướng nghiên cứu của đề tài.
- Các tài liệu khác có liên quan đến: Vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và
quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội FB:
Lịch sử mạng xã hội FB, nghiên cứu phân tích người dùng FB tại Việt Nam,
cách thức tạo lập một tài khoản và sử dụng FB, những tiện ích của mạng xã hội
FB...
4.2. Quan sát sư phạm :
- Quan sát hành vi, thái độ của học sinh khi sử dụng FB.
- Tìm hiểu những tiện ích của mạng xã hội FB và khả năng ứng dụng của
nó vào công tác quản lý.
4.3. Thực nghiệm sư phạm
2


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

- Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi năm học 2017 – 2018. Trọng
tâm là HS lớp 10G.
- Tạo lập một tài khoản FB và nhóm kín của lớp 10G.
- Thực hiện quản lý học sinh thông qua mạng xã hội FB.

PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trang sử dụng FB hiện nay của học sinh trường THPT Nguyễn Thị
Lợi
1.1. Thống kê số lượng người truy cập và số học sinh trường THPT Nguyễn
Thị Lợi sử dụng mạng xã hội Facebook
Theo thống kê mới đây nhất, tính đến tháng 6/2012, Facebook đã đạt số
lượng người truy cập lên tới 955 triệu người và trở thành mạng xã hội lớn nhất
hành tinh chỉ sau 12 năm ra đời. Với nhiều tính năng vượt trội cùng khả năng kết
nối một cách nhanh chóng, Facebook cũng đồng thời trở thành trang mạng xã
hội lớn nhất Việt Nam với số lượng người sử dụng lên tới 26% dân số (25

triệu/93 triệu. Trong số những người sử dụng Facebook, học sinh bậc THPT
chiếm 21%.

Với đặc thù là sử dụng tiện lợi, ngày nay người ta có thể dễ dàng sử dụng
Facebook trên cả điện thoại, điều này
khiến cho số lượng người sử dụng
Facebook càng gia tăng nhanh chóng.
Theo thống kê, số lượng người truy cập
trang mạng này thông qua điện thoại đã
lên tới 33%.
Là một trường học nằm ở khu du lịch,
học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi

mức sống khá cao so với học sinh của
3


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

các trường trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa do vậy mức độ sử dụng điện thoại và
internet khá phổ biến. Nhu cầu kết nối xã hội cùng vì thế ngày một tăng cao.
Trong đó, mạng xã hội FB vẫn được sử dụng nhiều nhất, minh chứng là trong
hai địa chỉ quen thuộc của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi là Nguyễn
Thị Lợi Hội và Hội những người cute nhất Nguyễn Thị Lợi, số lượng thành
viên lần lượt lên tới 811 và 697 thành viên. Theo khảo sát gần đây của người
thực hiện, số lượng học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi sử dụng FB lên tới
79,3%.
Đối với lớp 10G, lớp có tất cả 39/43 học sinh sử dụng FB một cách
thường xuyên.
Rõ ràng, những con số trên đây đã phản ánh một cách thực tế nhu cầu sử

dụng FB của giới trẻ Việt Nam nói chung, và của học sinh trường THPT Nguyễn
Thị Lợi nói riêng. Vì thế, việc sử dụng FB như một công cụ quản lý chắc chắn
sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.
1.2. Mục đích sử dụng FB của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Với đặc điểm tâm lý của tuổi mới lớn, hầu hết học sinh trường THPT
Nguyễn Thị Lợi đều sử dụng FB với những mục đích sau:
Thứ nhất, thể hiện trạng thái cảm xúc, tình cảm như vui, buồn, biết ơn, tự
hào, lo lắng, cáu giận, bực tức,...
Thứ hai, thông báo một kế hoạch làm việc chung của cá nhân, nhóm, tập
thể hoặc cả lớp như kế hoạch đi chơi, ăn uống, tụ tập hay hỏi về lịch thi, kế
hoạch chụp ảnh áo dài, kế hoạch thi đấu thể thao.
Thứ ba, khoe ảnh với nhiều nội dung như ảnh đi chơi, ảnh gia đình, ảnh
thầy cô, bạn bè, và đặc biệt là ảnh “tự sướng”.
Thứ tư, chia sẻ thông tin. Khi đọc được một bài báo, một bài hát, một câu
chuyện, một kinh nghiệp hay một hình ảnh ấn tượng hoặc có ý nghĩa sâu sắc,
các em thường chia sẻ cho nhau, lan truyền một cách chóng mặt, gây nên những
“hiện tượng mạng” trong thời gian vừa qua.
Thứ năm, sử dụng FB làm công cụ mua, bán hàng hóa trực tuyến.
Thứ sáu, FB còn được sử dụng như một chiếc đồng hồ báo thức, nhắc nhở
các Facebooker về sinh nhật của bạn bè và giúp bạn gửi lời chúc mừng sinh nhật
và các món quà tinh thần, lời chúc ý nghĩa trong những dịp trọng đại.
Thứ bảy, với nhiều học sinh FB còn là nơi tìm hiểu tính cách, tình hình
công việc, cuộc sống của bạn bè, người thân.
Thứ tám, FB còn được sử dụng với mục đích học tập như chia sẻ, cùng
nhau giải quyết các bài tập khó, trao đổi thông tin về thi cử....
Thứ chín, liên lạc trực tiếp bằng hình thức chat (thậm chí người sử dụng
còn có thể chat voice, chat video) hoặc gửi tin nhắn hay thư từ cho bạn bè.
4



Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Thứ mười, giải trí trực tuyến trên FB bằng các game được cái đặt hoặc
quảng cáo sẵn.
Với nhiều mục đích sử dụng như trên, FB ngày càng trở nên gần gũi, thiết
thực với cuộc sống của học sinh, với nhiều em, FB như một người bạn, một
cuốn từ điển bách khoa và thậm chí là một cuốn nhật ký không ngày nào không
viết thêm vào đó những điều mới mẻ.
1.3. Thời gian sử dụng FB của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi
Với khả năng ứng dụng được trên cả điện thoại, FB đang được sử dụng
với tần suất ngày càng dày đặc, gần như liên tục 24/24.
Trong đó, khoảng thời gian được sử dụng nhiều nhất là từ 19h tối tới 23h
tối thông qua máy điện thoại.
Thông thường vào thời gian học, học sinh thường dùng chế độ di động
cho trạng thái đăng nhập của mình.
1.4. Những mặt tích cực và hạn chế của học sinh THPT Nguyễn Thị Lợi khi
sử dụng mạng xã hội Facebook.
a. Mặt tích cực
Đối với một số học sinh biết cân bằng thời gian giữa việc học và chơi
đồng thời sử dụng internet hiệu quả, việc sử dụng FB đích thực đã mang lại rất
nhiều tích cực.
Thứ nhất, các em có thể tham gia vào các nhóm hội học tập ví dụ Hội
những người yêu sử, Hội những người luyện thi Tofel, Ielts; Hội những
người thi khối A, B, C, D; Hội những người yêu toán... để tìm kiến thông tin,
trao đổi những kinh nghiệm học tập. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này với học
sinh THPT nói chung và trường THPT Nguyễn Thị Lợi nói riêng rất hạn chế.
Thứ hai, các em có thể kết bạn với nhiều bạn ở nhiều vùng miền, nhiều
quốc gia trên thế giới. Qua đó, nâng cao kiến thức, văn hóa cũng như cải thiện
vốn ngoại ngữ của mình đồng thời có thêm nhiều cơ hội gặp gỡ những người
bạn ưu tú, những người trưởng thành để có thêm kinh nghiệm sống, học tập và

làm việc.
Thứ ba, HS có thể lên FB tìm kiếm thông tin, trong đó có rất nhiều thông
tin có giá trị như thông tin về các học bổng, những thầy thuốc giỏi, những bài
thuốc bí truyền chữa được bệnh hiểm nghèo hay những mẹo hay trong cuộc
sống...để làm giàu hơn các kỹ năng của mình.
Thứ tư, HS còn biết sử dụng FB như một công cụ liên lạc hiệu quả, ít tốn
kém vì FB có cả tình năng chat, video call và gửi tin nhắn.
Thứ năm, việc sử dụng FB một cách hợp lý còn đem lại cho HS tiếng
cười, sự sảng khoái sau những giờ học căng thẳng.
5


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Thứ sáu, đây còn là nhịp cầu kết nối các thành viên lại với nhau làm cho
khối đoàn kết thêm vững vàng.
b. Mặt hạn chế
FB sẽ trở thành hạn chế nếu như người sử dụng không cân bằng được thời
gian, sống quá phụ thuộc vào FB và không kiểm soát được bản thân. Và thực tế
đã chứng kiến biết bao câu chuyện đau buồn về việc lạm dụng FB.
Hạn chế đầu tiên phải kể đến là việc sử dụng FB quá nhiều với tần suất
liên tục từ 5 – 7 tiếng mỗi ngày trở lên khiến cho HS không đảm bảo được việc
học, lãng phí thời gian một cách vô ích. Không chỉ thế, nhiều HS còn rơi vào
tình trạng “nghiện FB” và sống ảo, dẫn tới trạng thái tâm thần bất ổn, nếu không
được chữa trị kịp thời sẽ gây những hậu quả khôn lường.
Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng FB còn bị “nghiện update”, “cuồng
like” dẫn đến việc đăng tải một cách vô tội vạ các thông tin liên quan đến bản
thân, thậm chí làm hạ thấp nhân phẩm và danh dự của bản thân. Ví dụ từ những
việc nhỏ nhặt như thức dậy, ăn gì vào buổi sáng, ăn gì vào buổi chiều, ra đường
gặp trời nắng, mưa... hay thậm chí cả hành động tung ảnh nóng, clip nóng trên

mạng chỉ để nổi tiếng. Rất may, điều tệ hại này chưa xảy ra ở trường THPT
Nguyễn Thị Lợi.
Tác hại nữa phải kể đến là, các thông tin trên mạng xã hội quá nhiều,
không được kiểm duyệt nên khiến cho khá nhiều học sinh ở tuổi THPT bị mắc
lừa như: mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, gây nguy hại cho sức khỏe;
chia sẻ các thông tin độc hại ảnh hưởng tới chế độ và nhà nước.
Thực tế, việc sử dụng FB của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi hiện
nay còn tồn tại rất nhiều bất cập:
Nhiều học sinh do không kiểm soát được cảm xúc đã biến FB thành nơi
thóa mạ, hạ nhục nhân phẩm của HS khác và cả GVCN. Nhiều em sử dụng từ
ngữ thiếu văn hóa làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường học đường.
Một số HS sử dụng FB đăng tải những nội dung thiếu tính giáo dục, nhiều
khi ngông cuồng, thiển cận nhằm mục đích câu like như hình ảnh các vụ tai nạn
giao thông kinh hoàng, giết người man rợ, hình ảnh đồi trụy...
Thậm chí, nhiều em biến FB thành nơi kể lể, than vãn với quá nhiều câu
chuyện vô nghĩa; coi FB như một công cụ tán tỉnh, đong đưa, đàm tiếu và bình
phẩm về nhân phẩm người khác.
Một số HS thể hiện bản thân thái quá, luôn luôn tranh thủ chụp ảnh mọi
lúc, mọi nơi để nhanh chóng úp FB nhằm câu view, câu like khiến người xem
không khỏi ngán ngẩm.

6


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

2. Những khó khăn của giáo viên trong công tác quản lý, giáo dục học sinh
trước khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
Trước khi sử dụng FB, chúng tôi với tư cách là GVCN phải rất vất vả
trong công tác quản lý, giáo dục HS.

Ngay từ khâu đầu vào, chúng tôi phải sử dụng rất nhiều phiếu thăm dò để
biết rõ hơn về học sinh như: học lực, hạnh kiểm, sở thích, sở trường, thành phần
gia đình... Nhưng thực tế, kết quả nhận được lại rất tệ vì đa số HS không chịu
hợp tác hoặc còn e ngại nên viết thông tin cá nhân sơ sài, thiếu sót hoặc thậm chí
không chính xác. Ngay cả khi phát phiếu này cho phụ huynh, kết quả cũng
không khả quan hơn vì họ không có đủ hiểu biết về chính con cái mình.
Đối với một số học sinh cá biệt, GVCN phải thiết lập rất nhiều kênh liên
lạc như bạn bè, gia đình, giáo viên cũ để cùng phối hợp quản lý, giáo dục.
Nhưng chúng tôi cũng không thể tìm hiểu được nguyên nhân vì sao HS ấy nghỉ
học, đánh nhau hay có những biểu hiện tiêu cực khác thông qua những nguồn
ấy.
Do có quá nhiều công việc, mà bản thân tôi đã từng quên rất nhiều việc
không phổ biến tới lớp chủ nhiệm như: thay đổi thời khóa biểu, thay đổi lịch
giáo dục văn minh thanh lịch... Trước đây, mỗi lần như vậy, tôi lại phải gọi điện
tới các cán bộ lớp rồi các tổ trướng nhắc nhở, dặn dò các em phổ biến đến các
bạn. Cách làm này không chỉ vất vả, tốn kém mà hiệu quả cũng rất thấp vì có
một số HS ít giao lưu hoặc không sử dụng điện thoại, cán bộ lớp không thể tìm
ra cách liên lạc đều không cập nhật được thông tin mới này. Do đó, số ít các em
còn quên sách vở, ảnh hưởng đến việc học.
Có một số vấn đề tế nhị mà bản thân tôi từng cảm thấy rất khó khăn trong
việc gặp gỡ học sinh và nhắc nhở các em. Thậm chí, việc gặp riêng, nhắc nhở
những học sinh mắc lỗi với tần suất quá nhiều cũng khiến các em thêm mặc
cảm, tự ti khi gặp GVCN và không dám nói lên chính kiến của mình làm cho cô
trò thêm xa cách.
Thêm vào đó, môn học tôi dạy - môn GDCD là một môn có khối lượng
kiến thức rất rộng, lại có số tiết trong tuần ít, để học và làm bài hiệu quả lại càng
khó. Nên thời lượng 45 phút mỗi tiết không đủ để tôi có thể truyền tải hết kiến
thức cũng như đưa ra phương pháp học tối ưu đến học sinh. Do vậy, kết quả đạt
được không cao. Bởi vậy, tôi luôn muốn thiết lâp một kênh thông tin mới đơn
giản, phổ biến, gần gũi, để quản lý và giáo dục các em hiệu quả hơn; khiến cô

trò thêm gắn bó. Đồng thời, giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở
trường THPT.
Kết luận:
7


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Rõ ràng những lợi ích mà FB mang lại là không hề nhỏ tuy nhiên, tác hại
mà nó gây ra cũng rất lớn nếu như người dùng quá lạm dụng.
Với đặc điểm tâm lý tuổi vị thành niên, các em thường có xu hướng ham
chơi, giao lưu rộng, dễ tin người, suy nghĩ còn non nớt, bồng bột... HS thường
có xu hướng lệch lạc, sử dụng FB sai mục đích và gây nên bao tác hại.
Vậy, phải làm thế nào để hạn chế những tác hại và phát huy những lợi ích
của FB? Làm thế nào để GVCN có thể đến gần hơn được với học sinh của mình
và giáo dục các em một cách hiệu quả nhất?
Từ thực trạng trên, tôi nghĩ rằng bản thân cần được trẻ hóa, cùng tham gia
vào mạng xã hội FB chính là cách thức trẻ hóa mình hiệu quả nhất để khiến
khoảng cách cô – trò ngắn lại và từ đây chúng ta sẽ tìm ra phương pháp tối ưu để
đem lại những điều tuyệt vời nhất cho HS của mình.
II. CÁCH THỨC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀO VIỆC
QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH THPT.
1. Các bước cần thiết để quản lý, giáo dục học sinh bằng Facebook
Điều quan trọng đầu tiên mà mỗi giáo viên cần phải có là một tài khoản
FB của riêng mình (cách thức lập tài khoản đã được người viết trình bày trong
phụ lục 1 – Cách thức lập một tài khoản).
Tiếp theo, là kết bạn với học sinh trong trường và đặc biệt là lớp chủ
nhiệm. Để có thể kết bạn, chúng ta chủ ý tới tính năng gợi ý kết bạn của FB và
thông qua danh sách bạn bè (List friend) của một học sinh lớp mình hoặc tham
gia vào các hội nhóm có học sinh của mình.

Để quản lý học sinh lớp chủ nhiệm hiệu quả, tốt nhất là chúng ta nên lập
một hội kín gồm giáo viên chủ nhiệm và các thành viên trong lớp (cách thức lập
hội kín ở phụ lục 2).
Với ba bước trên, chúng ta đã có những điều kiện cơ bản nhất để thực
hiện việc quản lý học sinh bằng FB.
2. Khả năng ứng dụng một số tiện ích của mạng xã hội Facebook vào quản
lý, giáo dục học sinh.
a. Tìm hiểu hoàn cảnh và những thông tin cơ bản của học sinh
Trên trang cá nhân của một facebooker thường có mục “Giới thiệu”. Khi
tìm hiểu, chúng ta có thể biết được các thông tin cơ bản về người sử dụng như:
+ Công việc và học vấn
+ Những nơi đã sống
+ Thông tin cơ bản: Ngày sinh, quên quán.
+ Các mối liên hệ: Anh, chị, em, bố mẹ, bạn bè, người yêu (chồng/vợ).
+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email.
Tất cả nội dung trên, nhiều khi không được HS ghi chú một cách đầy đủ
nhưng rõ ràng với rất nhiều nội dung như vậy, GV hoàn toàn có thể tìm hiểu
8


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

những thông tin cần thiết về HS của mình như: đặc điểm bạn bè của HS? hoàn
cảnh gia đình? Thậm chí là cả địa chỉ email và số điện thoại của HS đó để liên
lạc khi cần thiết.
Với những thông tin này, GV có thể tìm hiểu được một phần nguyên nhân
của tình trạng học sinh học hành sa sút, nghỉ học hay trầm cảm, tiêu cực... để
sớm phối hợp với gia đình, nhà trường và đưa ra biện pháp giải quyết.
Hơn nữa, với một số học sinh không hợp tác với giáo viên, ta cũng có thể
sử dụng nó làm kênh thông tin để tìm hiểu những ai là người thân thiết nhất của

học sinh đó để cùng phối hợp, giúp HS tiến bộ.
b. Tìm hiểu tình trạng học sinh
Tâm trạng quyết định hành động và hành động cũng chỉ rõ thái độ. Trên
FB, có một dòng Time line là nơi các em bày tỏ thái độ, tình cảm hay các hoạt
động hằng ngày. Nhìn vào đó ta hoàn toàn biết được em đó đang vui, buồn, cáu
giận, nhớ nhung thậm chí là bất mãn vì một việc nào đó.

Ví dụ trường hợp HS trên hình ảnh là do bố mẹ mâu thuẫn có nguy cơ ly
hôn khiến em luôn rơi vào tình trạng buồn chán, tuyệt vọng, nhiều lần muốn tự
tử. Nếu GVCN không biết được điều đó mà còn quở trách, mắng phạt thì thật
phản tách dụng. Nhưng ngược lại nếu GV nắm bắt thông tin thì sẽ có cách an ủi,
động viên em, trở thành chỗ dựa tinh thần giúp em vượt qua khủng hoảng.
Hay cũng với ứng dụng này, chúng ta cũng có thể biết được những hoạt
động thường xuyên của học sinh đang diễn ra trong khoảng thời gian nào đó để
có liên hệ với tình trạng học tập hiện nay. Ví dụ, khi trên FB liên tục là những
hình ảnh tụ tập, đi chơi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình trạng học tập.
9


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

c. Liên lạc trực tiếp với học sinh và gia đình học sinh thông qua tin
nhắn FB
Bên cạnh một số tính năng trên, FB còn có ứng dụng tích hợp gồm chat
trực tuyến và gửi tin nhắn.
Muốn nhắn tin tới học sinh hoặc gia đình HS, ta làm như sau: Tìm kiếm
tên tài khoản. Ta sẽ thấy hiện ra một giao diện. Ở trên bên phải màn hình xuất
hiện một mục có tên ”Tin nhắn”, chúng ta click vào đó và viết nội dung muốn
gửi gắm.
Hoặc khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân của mình, ta sẽ thấy ở bên tay

phải xuất hiện danh sách bạn bè của mình và tình trạng hoạt động của họ (nếu
đèn xanh tức là đang online và nếu đèn không sáng nghĩa là đang offline), ta có
thể click vào đó để nói chuyện trực tiếp hoặc gửi tin nhắn.

Trong một số trường hợp, việc liên lạc với học sinh và gia đình học sinh
trên FB tỏ ra rất hữu hiệu bởi khả năng nói chuyện liên tục trong thời gian dài
mà không tốn kém về tài chính. Đặc biệt, khi học sinh mắc lỗi, việc giáo viên
gặp mặt trực tiếp hay nói chuyện thường khó mang lại hiệu quả bởi tâm lý các
em thường e ngại, ít khi thể hiện đúng cảm xúc, suy nghĩ của mình như hình
thức nói chuyện bằng chat FB.

10


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

d. Lập nhóm kín cho tập thể lớp
Có thể nói đây là tính năng hữu ích nhất cho GV đặc biệt là GVCN vì có
khả năng áp dụng cao vào việc quản lý và giáo dục HS lớp chủ nhiệm.
Đây là một tài khoản chung được lập ra cho một tập thể, trong phạm vi
trường học thường là một lớp, một hội nhóm yêu môn văn, sử, địa, toán, lý,
hóa... Đây được coi như diễn đàn chung cho các thành viên trong nhóm. Vì vậy,
mỗi một hoạt động được công khai trên trang FB của nhóm thường được thông
báo tới tất cả các thành viên nên có tính lan truyền rất nhanh tới tập thể.
Một số ưu điểm của nhóm kín là:
Mọi thông tin của nhóm đều bí mật với những người ngoài nhóm do vậy
với một số thông tin có tính chất riêng tư của tập thể thì thông báo trên nhóm kín
là hợp lý nhất.
Tất cả các thông tin được đăng tải trên địa chỉ của nhóm kín đều được gửi
thông báo đến tài khoản cá nhân của các thành viên trong nhóm do vậy có tính

lan truyền nhanh chóng, hiệu quả, chu đáo hơn rất nhiều so với việc gửi tin nhắn
bằng điện thoại.
Nhóm kín có đầy đủ các tính năng cần thiết của một tài khoản FB nhưng
có nhiều người sử dụng. Vì vậy, nó có thể được coi là, một cuốn album một
cuốn nhật ký tập thể có khả năng lưu giữ nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Vì vậy, GVCN có thể sử dụng nhóm kín để phổ biến các hoạt động quan
trọng như thay đổi thời khóa biểu, lịch thi học kỳ, thi HSG...
HS có thể sử dụng FB để đề xuất một ý kiến đối với GVCN hay nói
chuyện, trao đổi bài tập, đăng ảnh, thông báo một lịch hoạt động chung của tập
thể...

11


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

III. ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK VÀO QUẢN LÝ, GIÁO
DỤC HỌC SINH THPT
1. Một số ứng dụng của mạng xã hội Facebook vào việc quản lý, giáo dục
học sinh THPT.
a. Giúp HS chỉnh đốn hành vi lệch lạc & đưa ra những lời khuyên hữu ích
Với tâm lý cởi mở, thẳng thắn và hết sức bồng bột, hầu hết học sinh
THPT thường có gì nói nấy và vì vậy, trong những status, từ ngữ thường không
chuẩn văn hóa, thậm chí các em còn dùng nó để nói xấu, thóa mạ hay hạ thấp
nhân cách một cá nhân nào đó.

Trên đây là một số câu nói chưa chuẩn
văn hóa, có nội dung không hợp lễ giáo
mà bất cứ GV nào cũng có thể bắt gặp
trên FB. Vì vậy, người GV cần ngay lập

tức chỉnh đốn các em có thể bằng nhiều
cách khác nhau. Ví dụ như nhắc nhở trực
tiếp trên FB hay chat trực tuyến để giảng
giải cho các em hiểu. Thiết nghĩ, đây là
điều mà tất cả các GV đều nên làm để giữ
gìn một môi trường giáo dục văn hóa,
lành mạnh, thân thiện.

12


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Hay khi GV biết HS đang tham giao một việc tiêu cực, không có lợi thì
nhanh chóng phải đưa ra lời khuyên để các em dừng điều đó lại. Điều này cũng
hoàn toàn có thể thực hiện trên FB, với cách nói nói nhẹ nhàng, lời khuyên của GV
sẽ hiệu quả hơn nhiều việc chỉ thực hiện duy nhất hình thức gặp mặt và mắng mỏ.
b. Phê bình và nhắc nhở học sinh, thực hiện nội quy, nề nếp
GVCN sau khi thiết lập một nhóm kín của cả lớp có thể dùng địa chỉ này để
nhắc nhở chung cả lớp. Công cụ này tỏ ra cực kỳ hữu hiệu nhất là khi GVCN quên
mất một số nội dung trong giờ sinh hoạt. Ví dụ: nhắc nhở HS thực hiện đồng phục,
thay thời khóa biểu, lịch thi... GVCN chỉ cần thực hiện một thao tác đơn giản là
đăng status nội dung cần nói lên wall của nhóm, thông báo này sẽ được gửi tới tất
cả các thành viên trong lớp, điều này sẽ giúp giáo viên bớt vất vả, không phải đi lại
hay liên lạc bằng điện thoại với HS.
Khi lớp có biểu hiện sa sút, GVCN ngoài việc nhắc nhở phê bình trên lớp
nên thông báo chung trên wall của lớp để cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Ví dụ như
trường hợp sau của lớp 10G. Nhờ có thông báo này mà sau đó không còn HS tái vi
phạm hai nội quy trên nữa.
c. Khen ngợi và động viên học sinh

Việc HS đạt được một kết quả cao trong hoạt động văn hóa, văn nghệ đều rất
đáng khen ngợi. Với tâm lý thích thể hiện, nhiều em cũng mong muốn được cả
trường biết đến với thành tích của mình và tập thể nên GVCN dành một vài lời
khen cho các em trên FB là cách làm khá hữu ích, giúp các em cố gắng nhiều hơn
trong tương lai.

( Đây là hình ảnh những em học sinh đã đạt thành tích cao trong học tập của
lớp 10G)
13


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Hay có rất nhiều học sinh gặp
hoàn cảnh khó khăn hoặc gia đình gặp
chuyện buồn mà giáo viên không có
cách để liên lạc, GV cũng có thể nhờ
đến FB để động viên, an ủi HS của
mình. (Trường hợp HS được nêu là
mẹ vừa mất vì tai nạn giao thông).

d. Diễn đàn học tập và chia sẻ thông tin
FB có thể trở thành một diễn đàn học tập hiệu quả, nới giáo viên chia sẻ inh
nghiệm học tập, giúp học sinh giải quyết các thắc mắc liên quan tới bộ môn ngay
cả ngoài giờ lên lớp.
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, rất nhiều trang báo mạng
đã ra đời đáp ứng yêu cầu thông tin và giải trí. Hình thức báo chí này tỏ ra rất phù
hợp với tâm lý trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, cũng vì tâm lý hiếu kỳ đó mà báo chí
ngày càng trở nên dễ dãi, thiếu tính giáo dục, coi nặng tính giải trí hơn tính thời sự,
viết lách cẩu thả, chú trọng hình thức hơn nội dung...Thậm chí nhiều tờ báo còn

đưa sai tin tức, sai sự thật, kích động tình hiếu kỳ của giới trẻ, khiến các em quên
đi những vấn đề có tính chất sống còn như nền hòa bình của đất nước, những biến
động chính trị diễn ra trong nước, những tấm gương thời đại...
Với tư cách là người đi trước, là những nhà giáo dục, chúng ta càng không
thể thờ ơ với thực trạng đáng buồn này. Và vì thế, tôi quyết định chọn mạng xã hội
FB để một lần nữa tạo hiệu ứng cộng đồng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào
dân tộc cho các em khi giàn khoan HD981 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại
vùng biển nước ta, tàu cá của Trung Quốc tấn công, đánh chìm tàu của ta; sự ra đi
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh hùng vĩ đại của dân tộc, thủ lĩnh quân
sự kiệt xuất nhất thế kỷ XX hay sự qua đời của Trưởng ban nội chính trung ương
Nguyễn Bá Thanh – người kiên quyết đấu tranh tới cùng trước chủ nghĩa vị kỷ,
tham ô, hối lộ; người đã đưa ra nhiều chính sách tiến bộ làm thay đổi bộ mặt TP Đà
Nẵng.

14


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

15


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chia sẻ rất nhiều những thông tin hữu ích
khác liên quan tới cuộc sống, văn hóa, xã hội... góp phần làm giàu hơn kho tàng
kiến thức cho các em, hướng các em đến gần hơn với chân – thiện – mỹ.
e. Giáo dục tình đoàn kết – xây dựng tập thể vững mạnh
16



Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Sự thật là bản thân FB không có khả năng khiến cho tập thể lớp trở nên vững
mạnh mà quan trọng người GV phải biết làm thế nào để biến nó thành một công cụ
giáo dục tình đoàn kết cho HS.
Ở FB có những tính năng thiết
yếu, rất phù hợp với việc này đó nà
khả năng đăng ảnh hoặc chia sẻ video.
GVCN nên dùng những hình ảnh tư
liệu chụp được để up lên FB cá nhân
hoặc nhóm kín của lớp để khuyến
khích HS thêm đoàn kết, yêu thương
nhau.

Hội kín là nơi các thành viên
trong tập thể lớp có thể thoải mái trai
đổi, liên lạc, giúp đỡ thậm chí tán gẫu,
trêu ghẹo nhau hay đưa ra một ý
tưởng chung cho tập thể... Tất cả
những hoạt động này đều góp phần
làm cho tập thể thêm gắn bó.
Người GVCN với vai trò là
người quản lý cần thể hiện nhiều hơn
vai trò của mình trong việc hướng học
sinh tới những lời nói hay, hành động
đẹp để nhóm, hội FB thực sự trở
thành diễn đàn có ý nghĩa.

2. Một số kết quả đạt được

Trải qua 7 tháng sử dụng mạng xã hội FB (từ tháng 10/2017 – 4/2018) làm
công cụ quản lý, giáo dục học sinh, tôi đã thu được những kết quả khả quan sau.

17


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Về kết quả chung của lớp 10G: Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm học 2017–
2018 vừa qua, lớp 10G có 3 lần xếp nhất trường về nề nếp tháng vào các tháng 10,
12, 1 và 2 lần xếp thứ 2 trong phong trào thi đua toàn trường; đạt giải 3 kéo co toàn
trường. Về hạnh kiểm, học kỳ I, lớp có 39 HS xếp loại tốt, 3 HS xếp loại khá,
không có HS xếp loại trung bình, yếu; không có HS cá biệt; không xảy ra tình
trạng đánh lộn hay mất đoàn kết; được toàn thể các giáo viên trong trường khen
ngợi cả về nề nếp lẫn ý thức học tập.
Về kết quả giáo dục cá nhân:
Trước đây, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục một số học sinh
đặc biệt. Hai trường hợp điển hình là: em Nguyễn Thị Thanh Hoa thường xuyên đi
học muộn, hay trang điểm đậm, nhuộm tóc, nói chuyện và em Nguyễn Văn Đô
biểu hiện nghiện điện tử, nói chuyện, đi học muộn, hay nghỉ học...Trước khi sử
dụng FB, tôi phải thưởng xuyên gọi điện cho phụ huynh hai em, kết hợp đến nhà
(riêng em Đô là 2 lần) và gặp mặt riêng (em Hoa 4 lần, em Đô 5 lần) thậm chí sử
dụng cả hình thức phạt trực nhật với các em. Nhưng cả hai em đều không có
chuyển biến. Sau khi sử dụng FB, tôi đã có cách nói chuyện nhẹ nhàng hơn với các
em, lắng nghe tâm tư các em, từ đó tâm lý e ngại của các em được trút bỏ. Giữa
học kỳ I, em Hoa đã chuyển biến hẳn và xếp hạnh kiểm tốt. Em Đô sang kỳ II cũng
rất tích cực, không còn đi học muộn, không nói chuyện, kết quả học tập tiến bộ và
rất hăng hái tham gia hoạt động tập thể như đá bóng, kéo co.
Trường hợp thứ ba là học sinh Chu Thị Minh Anh. Nhờ có FB mà tôi biết
được rằng gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn: Nhà nghèo, bố nghiện rượu

nặng, thường xuyên đánh đập các con, mẹ em phải vất vả kiếm tiền và gần như
không có thời gian chăm sóc con cái. Bản thân em vừa phải đi học vừa phải làm
việc nhà, chăm em và nuôi lợn. Hoàn cảnh gia đình khiên em luôn tự ti, mặc cảm,
xa lánh thậm chí có ác cảm với bạn bè. Trước đây, tôi từng nhiều lần gọi điện cho
mẹ em và gặp riêng em nhưng em vẫn không chuyển biến, vẫn thu mình, khó hòa
nhập với lớp, thậm chí còn muốn bỏ học khi các bạn trong lớp biết hoàn cảnh của
mình. Thông qua FB, tôi đã biết được một người bạn rất thân của em và phối hợp
cùng HS này động viên em cố gắng. Rồi dùng chính những trải nghiệm của bản
thân, những cuốn sách hay để giúp em có thêm động lực vượt qua khó khăn. Sau
nhiều tháng, em đã vui vẻ hơn, hòa nhập hơn với lớp và học tập tiến bộ hơn hẳn.
Về phía bản thân:

18


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Nhờ có FB, công tác chủ nhiệm của tôi bớt vất vả hơn rất nhiều. Một số
thông tin chưa được thông báo đến cả lớp, tôi chỉ cần đăng trên wall của nhóm. Tôi
cũng không phải thường xuyên lên trường để quản lý, giám sát việc thực hiện nề
nếp của lớp mà thực hiện gián tiếp thông qua đội ngũ cán bộ lớp và mọi trao đổi
giữa GVCN và cán bộ đều được tiến hành trên FB.
Nhờ có FB, việc truyền đạt thông tin giữa tôi và HS lớp chủ nhiệm không
còn là thông tin một chiều nữa. Các em đã mạnh dạn hơn rất nhiều, dám nói lên
chính kiến của mình, dám đề đạt những ý tưởng mới hoặc những mong muốn của
bản thân lên GVCN. Nhờ vậy, cả tôi và HS đều trở nên gắn bó và gần gũi hơn.
Một tác dụng không ngờ khác của FB là rất kinh tế. Trước đây, trung bình
hàng tháng, tôi phải chi 200 – 300.000 đồng cho tiền điện thoại liên lạc với phụ
huynh và HS trong lớp. Giờ con số này đã giảm đáng kể vì hầu hết các cuộc liên
lạc đều được thực hiện bằng FB.

Với FB, việc chủ nhiệm đã không còn là gánh nặng mà còn trở thành niềm
vui, thành động lực nghề nghiệp với tôi.
3. Một số chú ý khi sử dụng mạng xã hội Facebook vào quản lý, giáo dục học
sinh THPT.
Như trên trình bày, chúng ta thấy được những ưu điểm của mạng xã hội FB
và khả năng ứng dụng của nó vào việc quản lý, giáo dục học sinh THPT. Tuy
nhiên, đây không hẳn là công cụ vạn năng, việc sử dụng FB như một công cụ quản
lý cũng có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, ngưởi sử dụng FB phải có phương tiện máy tính kết nối internet
hoặc điện thoại smartphone có thể vào mạng. Vì đây đều là những phương tiện
hiện đại nên khá khó áp dụng đối với những giáo viên lớn tuổi, đặc biệt là những
người không quen sử dụng công nghệ thông tin.
Thứ hai, để có thể tìm hiểu thông tin về học sinh của mình, GV phải kết bạn
với cả những người quen biết vì vậy GV phải mất rất nhiều thời gian mới tìm hiểu
được tình hình của những học sinh mình quan tâm khi mà danh sách bạn bè trên
FB có quá nhiều hoạt động.
Thứ ba, nhiều khi những thông tin được HS khai nhận trên FB không hoàn
toàn là những thông tin chính xác vì nhiều lý do, trong đó hầu hết các em đều
muốn bông đùa, tếu táo nên nếu GV tin tưởng hoàn toàn vào đó thì sẽ gây ra rất
nhiều phiền toái.

19


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Thứ tư, nếu GV sử dụng FB làm phương tiện liên lạc tới HS một cách thái
quá sẽ dễ nảy sinh hệ quả xấu làm HS sử dụng FB với tần suất cao hơn, nếu không
kiểm soát tốt sẽ gây “nghiện” và lại phản tác dụng giáo dục.
Vì vậy, để sử dụng FB một cách hiệu quả nhất, GV, đặc biệt là GV chủ

nhiệm cần chú ý.
Thứ nhất, nên lập một tài khoản quản lý riêng. Trong đó chỉ nên kết bạn với
học sinh lớp chủ nhiệm và gia đình học sinh để việc quản lý trở nên thuận tiện,
tránh mất thời gian vì những thông tin gây nhiều từ các cá nhân không liên quan
khác.
Thứ hai, để quản lý nhóm kín một cách hiệu quả, GVCN cần phải đề ra
những nội quy với các thành viên trong lớp khi tham gia vào hội kín và phải chọn
được một admin thực sự có năng lực và hiểu biết. Vì thực tế, do không thống nhất
được cách thức hoạt động, một số thành viên trong lớp đã gửi lời mời kết bạn bừa
bãi với cả những cá nhân không liên quan khiến nhóm kín trở thành nhóm mở và
cũng xảy ra không ít những chuyện ngoài mong muốn.
Thứ ba, để tránh những sai lầm của HS khi sử dụng FB, GVCN cần giáo dục
và quán triệt một cách sâu sắc tới các em những điều không được làm trên FB.
Điều này nên được cụ thể hóa bằng một bản nội quy riêng của lớp, GVCN cũng
nên kết hợp với việc quản lý HS trên FB để đánh giá hạnh kiểm của các em. Và
trên hết, mỗi GVCN nên tổ chức những buổi trao đổi, đàm thoại hay những
chương trình ngoại khóa với các chủ đề như “văn hóa FB”, “những điều nên và
không nên khi sử dụng FB” để giáo dục và định hướng cho các em.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu của tôi về việc ứng dụng
mạng xã hội FB vào việc quản lý, giáo dục HS THPT. Tôi hy vọng rằng, đề tài này
sẽ mang lại cho các GV, đặc biệt là GVCN một cách thức quản lý, giáo dục học
sinh đơn giản, ít tốn công sức mà vẫn hiệu quả.
Trên thực tế, ngoài những tiện ích mà tôi đã nêu trong đề tài vẫn còn rất
nhiều tiện ích khác có thể khai thác để quản lý, giáo dục HS. Để sử dụng tối đa
những tiện ích đó còn phục thuộc vào năng lực, trình độ công nghệ thông tin của
mỗi GV.
20



Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

Mạng xã hội FB không phải là công cụ vạn năng, bất cứ GV nào muốn khai
thác, sử dụng đều phải có sự tinh tế, khéo léo của riêng mình để không bị phụ
thuộc hay lạm dụng vào FB. Và trên hết, để quản lý, giáo dục tốt học sinh lương
tâm, nhân cách và tình yêu thương của mỗi giáo viên dành cho HS mới là điều cốt
lõi, căn bản nhất.
Do thời gian và khả năng có hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi hy vọng rằng các nghiên cứu sau này sẽ bổ sung và hoàn thiện hơn nữa đề tài
của tôi.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm đề tài, tôi xin mạnh dạn đề xuất một
số kiến nghị sau:
Thứ nhất, với những ưu điểm của mạng xã hội FB, tôi nghĩ rằng ngành giáo
dục nên tích hợp những tính năng của FB để tạo thành một phần mềm mới liên kết
với FB để phối hợp với gia đình và nhà trường để cùng giáo dục.
Thứ hai, để hạn chế thực trạng HS lợi dụng FB để nói những lời không hay,
làm những điều không tốt; sở giáo dục Thanh hóa nên ra một quy định chung về
những việc học sinh được làm và không được làm trên FB để tạo ra một môi
trường giáo dục thực sự văn minh.

Tôi xin chân thành cám ơn!
Tôi xin cam đoan SKKN là của bản thân
tôi viết, không sao chép của người khác.
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan
Sầm sơn,ngày 15 tháng 05 năm 2019
Người viết


Lê Thị Thủy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


Sử dụng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục học sinh THPT

1. Các văn bản về công tác chủ nhiệm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục
và Đào Tạo Hà Nội.
2. Các tài liệu nghiên cứu tâm lý học sinh THPT, tâm lý trẻ tuổi vị thành niên.
3. Các tài liệu Web bao gồm:
- /> />- />- />nao/2011/07/1226687/cach-tao-nhom-tren-facebook/

22


×