SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ
MINH VÀO DẠY HỌC PHẦN 1, BÀI 15: “CÔNG DÂN VỚI MỘT
SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI” MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN 10 Ở TRƯỜNG THPT NGA SƠN.
Người thực hiện: Trần Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng hiểu biết về tư tưởng , đạo đức Hồ Chí Minh đối
4
với học sinh trường THPT Nga Sơn.
2.2.1. Đối với học sinh
4
2.2.2. Đối với giáo viên
2.3.Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề .
2.3.1.Các phương pháp, phương tiện sử dụng trong bài.
2.3.1.1 . Các phương pháp sử dụng trong bài.
2.3.1.2 . Phương tiện dạy học
2.3.2 . Nội dung kiến thức giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh.
2.3.2.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu lồng
ghép
2.3.2.2. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm lồng
ghép
2.3.2.3. Xác định địa chỉ, nội dung kiến thức cần lồng ghép
2.3.2.4.Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
2.3.2.5. Ví dụ lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
vào trong dạy học
2.3.3. Giáo án minh họa
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận.
3.2.Kiến nghị
3.2.1. Đối với nhà trường và tổ Sử - Địa - GDCD
3.2.2. Đối với Sở GD- ĐT Thanh Hóa
4
5
5
5
5
5
5
5
6
6
6
9
9
10
10
11
11
11
1.MỞ ĐẦU.
1.1.Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, việc dạy học lấy học sinh là trung tâm là nhiệm vụ quan trọng, trong
đó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực luôn được giáo viên đặt lên nhiệm vụ
hàng đầu . Xuất phát từ mục tiêu đó, trong dạy học nói chung và dạy học môn môn
giáo dục công dân nói riêng chúng tôi luôn tìm tòi khám phá đưa những nội dung
mới vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực tạo ra sự hứng thú trong quá trình
học tập cho học sinh . Với ý nghĩa đó, tôi nhận thấy rằng: khi giải quyết một vấn
đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng
kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống .Mặt khác, trong dạy học ngoài kiến
thức cơ bản, trọng tâm để truyền đạt kiến thức cho học sinh cần phải giáo dục
học sinh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là rất
cần thiết trong việc giảng dạy môn giáo dục công dân .
Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học
sinh. Vì vậy, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người dân Việt Nam nói chung và của mỗi
học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, bởi học theo Người, làm theo Người là
con đường ngắn nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời giáo
dục tư tưởng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
cho học sinh cũng là trách nhiệm cao cả của các thầy, cô giáo trong nhà trường.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Giáo dục tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học phần 1, bài 15: “Công dân với
một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ” môn giáo dục công dân 10 ở Trường
THPT Nga Sơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ môi
trường để giúp học sinh nắm vững kiến thức : Ô nhiễm môi trường là gì? Thực
trạng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm như ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến
thực trạng trên ? từ đó mỗi công dân biết bảo vệ môi trường. Qua tiết học này, trên
cơ sở nắm kiến thức, học sinh phải biết liên hệ bản thân trong thực tế cuộc sống đó
là: mỗi công dân Việt Nam nói chung và những thanh niên – những học sinh trẻ
tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường phải có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo
vệ môi trường trong tình hình hiện nay.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10C, 10G Trường THPT Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thu thập, xử lí thông tin.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận của việc vận dụng:
Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời
sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân
dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân mà còn để lại cho các thế hệ sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư
tưởng,là đạo đức, là phong cách Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế
giới, suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành chọn cho sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta
đất nước ta”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ
truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng
nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông
cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức
cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư
tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam.
Tư tưởng và đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan trọng là các
thế hệ sau phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Người
phù hợp với công việc, lứa tuổi, môi trường sống và làm việc của bản thân.
Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng là những chủ nhân
tương lai của đất nước. Các em đang hoàn thiện dần về trí tuệ, nhân cách, phẩm
chất đạo đức. Do đó, việc dạy học lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản
về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành
vi tích cực theo tấm gương đạo đức của Bác, làm cho việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Qua nội
dung bài học giáo dục học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và làm việc theo
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có trách nhiệm đối bản thân, với gia
đình, quê hương, đất nước.
Tại trường THPT Nga Sơn, sau khi đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục
“ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở các môn học,
đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có
những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có ý thức về quét dọn
vệ sinh, biết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để việc giáo dục đạo đức học sinh
được duy trì thường xuyên cũng như để giáo dục học sinh “ Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà
trường cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngoài việc
phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì
trong công tác giảng dạy nói chung, bộ môn giáo dục công dân nói riêng cũng đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ
môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc … đặc
biệt hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường không phải chỉ có ở một nước như Việt
Nam mà trở thành vấn đề được cả nhân loại quan tâm . Vì vậy, qua môn học giáo
dục công dân nói chung và qua tiết học bài 15: “Công dân với một số vấn đề cấp
thiết của nhân loại” nói riêng để cung cấp cho học sinh biết được tình hình môi
trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó giúp học sinh có trách nhiệm
bảo vệ môi trường hiện nay. Qua tiết học này, giáo viên giáo dục học sinh biết học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường.
2.2. Thực trạng hiểu biết về tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với học sinh
THPT Nga Sơn
2.2.1. Đối với học sinh:
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được học sinh biết
đến qua học tập ở các môn khoa học xã hội, qua sinh hoạt đoàn đội, qua việc tiếp
nhận những thông tin đại chúng, ở mức độ nhất định các em cũng đã hiểu được
cuộc đời hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trò, công lao to lớn
của Bác đối với dân tộc và nhân loại nhưng hiểu biết của các em về Bác Hồ còn
đơn giản, chưa sâu sắc, nặng về cảm tính, thậm chí một bộ phận học sinh không
chịu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức
còn mang tính đối phó, nên tác động về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đến suy
nghĩ hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.
2.2.2. Đối với giáo viên:
Ở trường THPT Nga Sơn có 2 giáo viên dạy môn giáo dục công dân, vì vậy khi
thực hiện lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh” vào dạy học gặp rất nhiều khó khăn vì đây là một nội dung mới
nên hầu hết giáo viên chưa quen với việc lồng ghép này.
Là giáo viên dạy học môn giáo dục công dân , tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép
giáo dục tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô
cùng cần thiết nhằm nâng cao tư tưởng, đạo đức cách mạng cho học sinh bởi vì với
mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về
đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà
còn để lại cho các thế hệ sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư
tưởng,là đạo đức, là phong cách Hồ Chí Minh. Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ có lối
sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, và đặc biệt hơn biết bảo
vệ môi trường thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách của Bác
trong dạy học môn giáo dục công dân góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất
đạo đức trở thành công dân có ích cho xã hội là rất cần thiết.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các phương pháp, phương tiện giáo viên sử dụng trong bài dạy
2.3.1.1. Các phương pháp sử dụng trong bài dạy:
Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau . Ở bài này, sử dụng
một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thu thập, xử lí thông tin.
2.3.1.2. Phương tiện dạy học:
- SGK,SGV GDCD10.
- Phiếu học tập.
- Máy chiếu.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD THPT.
- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD10.
- Tài liệu liên quan về Bác Hồ.
2.3.2 .Nội dung kiến thức giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh vào trong dạy học phần 1.Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân
trong việc bảo vệ môi trường, bài 15: “Công dân với vấn đề cấp thiết của nhân loại”
môn GDCD 10 .
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng vào bài giảng chúng ta cần làm tốt những
bước sau:
2.3.2.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu lồng ghép
Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy
nhiên, trong bài dạy có nội dung lồng ghép thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến
việc xác định mục tiêu lồng ghép . Vì nếu xác định không đúng mục tiêu lồng ghép
sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc lồng ghép hoặc quá xem nhẹ việc lồng ghép dẫn
đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo, không đạt
được mục đích cuối cùng của tiết học.
2.3.2.2. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm lồng ghép
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm lồng ghép là rất
quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu
không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng
tâm lồng ghép sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức
từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
2.3.2.3. Xác định địa chỉ, nội dung kiến thức cần lồng ghép
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ
để xác định địa chỉ và lượng kiến thức lồng ghép phù hợp với bài học một cách hợp
lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích
hợp. Do đó, việc xác định địa chỉ và khối lượng kiến thức cần lồng ghép giáo viên
phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:
- Chọn mục kiến thức trong bài phù hợp, dễ lồng ghép
- Nội dung lồng ghép phải phù hợp với nội dung của bài học.
- Lượng kiến thức lồng ghép phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy
định.
- Lượng kiến thức lồng ghép phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy,
giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh
trong lớp, trong trường mình giảng dạy.
2.3.2.4.Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Khi đã xác định được nội dung cần lồng ghép, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho
học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh
hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
- Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan
trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh
sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin.
- Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo
viên nên ghi điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.
2.3.2.5. Ví dụ lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào
trong dạy học phần 1.Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong
việc bảo vệ môi trường, bài 15: “Công dân với vấn đề cấp thiết của nhân loại”
môn GDCD 10 ở Trường THPT Nga Sơn.
Khi chọn bài này để lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức , phong
cách Hồ Chí Minh, giáo viên cần xác định một số vấn đề sau:
- Địa chỉ lồng ghép: Phần 1, mục b. Trách nhiệm của công dân trong việc
bảo vệ môi trường.
- Nội dung lồng ghép: Giáo dục cho học sinh nội dung đạo đức Hồ Chí Minh
là: biết bảo vệ môi trường.
Qua nội dung lồng ghép giúp các em biết thế nào là bảo vệ môi trường ? Từ đó
chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường ; có trách
nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ
tài nguyên và môi trường ở trường học, ở địa phương tổ chức. Mặt khác, qua nội
dung bài học vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi
phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Phương pháp lồng ghép:
Hoạt động nhóm, giáo viên đã giao nhiệm vụ cho cả lớp tương ứng với 3 nhóm
thảo luận từ tiết trước:
Nhóm1. Thế nào là bảo vệ môi trường? Kể tên các hoạt động của công dân về bảo
vệ môi trường ?
Nhóm 2. Tìm những câu thơ, bài thơ của Bác Hồ nói về bảo vệ môi trường ?
Nhóm 3. Liên hệ bảo vệ môi trường ở trường THPT Nga Sơn và ở địa phương em?
- Tiến trình tổ chức trên lớp:
+ Sau phần trình bày của các nhóm, giáo viên nhận xét và kết luận, nhấn
mạnh lại ý chính của bài học, hướng dẫn học sinh lấy ví dụ liên hệ thực tiễn cuộc
sống. Giáo viên bổ sung thêm một số ý trong nội dung giáo dục lồng ghép.
+ Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh ( qua máy chiếu kết hợp với
hình ảnh minh họa )
BÁC HỒ VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người vẫn luôn thể hiện
là một người đi tiên phong trong việc nhận thức về vấn đề bảo vệ môi
trường, bảo đảm phát triển bền vững.
Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn bảo vệ môi trường sống của
nhân dân thì phải bảo vệ "lá phổi xanh". Trong bài "Tết trồng cây" đăng trên báo
Nhân dân số 2082, ngày 28-11-1959, Người nêu rõ: "Việc này tốn kém ít mà lợi ích
rất nhiều... Nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây
gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của
nhân dân ta..." . Đối với Bác, trồng cây không chỉ là lợi ích trước mắt, mà còn làm
cho đất nước càng ngày càng xuân: (hình ảnh minh họa xem phần phụ lục 1 )
“ Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, kêu gọi đồng bào ta bảo vệ môi trường,
bảo đảm phát triển bền vững trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có phát động
toàn dân thực hiện Tết trồng cây, với những câu thơ nay đã đi vào tâm trí và trở
thành bài học quý báu cho mỗi thế hệ người Việt.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Hồ Chủ tịch coi việc trồng cây như việc “trồng người”. Trong lần đến thăm và nói
chuyện với lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc (ngày
13/9/1958), Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”. Bác Hồ đã coi trọng việc trồng cây và trồng người đều
là lợi ích quốc gia, lợi ích của cả dân tộc. Trồng cây gây rừng để bảo vệ môi trường
cho hôm nay và cho mai sau. Còn trồng người là để bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ
kế thừa phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả trồng cây và trồng
người đều quan trọng, cần được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm thực hiện
cho tốt. Bác đã dạy trồng cây là vì lợi ích mười năm, công việc ấy phải được tiến
hành tốt từ khâu chọn giống, khâu trồng, khâu chăm sóc, bảo vệ cây. Muốn để cho
cây, cho rừng phục vụ tốt lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của bản
thân- ai cũng phải trồng cây, ai cũng phải bảo vệ cây. (hình ảnh minh họa xem
phần phụ lục 1 )
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm
gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khi qua đời, Trong
bản Di chúc của mình, Người chú ý đến vấn đề môi trường (Giáo viên chiếu
video: Tổng bí thư thứ nhất LÊ DUẨN đọc Di chúc chủ tịch Hồ Chí
Minh (3 phút).
“...Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc
của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách
“hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt
vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều
đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để
những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm.
Trồng cây nào phải tốt câu ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong
cảnh và lợi cho nông nghiệp...”
(1)
(1) Trích Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sau khi cung cấp thông tin, giáo viên đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Sau khi nghe
thông tin về Bác Hồ trong việc bảo vệ môi trường, em rút ra được bài học gì về
bảo vệ môi trường ?
+ Giáo viên chốt ý: Mỗi công dân Việt Nam nói chung và thanh niên trẻ tuổi –
những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng, chúng ta phải biết bảo vệ
môi trường, biết giữ gìn vệ sinh, biết “ trồng cây gây rừng” bảo vệ rừng là của toàn
dân, sống thân thiện, hòa mình với thiên nhiên, biết giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
.Hiện nay, trước thực trạng môi trường sống đang bị “bức tử” từng ngày bởi khói,
bụi, tiếng ồn, chất thải nguy hại… thì việc học tập và làm theo tấm gương bảo vệ
môi trường của Bác là cần thiết hơn bao giờ hết.
2.3.3. Giáo án minh họa: Phần 1.Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công
dân trong việc bảo vệ môi trường, Bài 15 - tiết 1(Tiết PPCT 29): “Công dân với
một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ” ( xem phần phụ lục 2 )
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản
thân và nhà trường .
Để đánh giá về tính khả thi của đề tài tôi đã tiến hành vận dụng vào giảng dạy ở
các lớp 10C, 10G ở Trường THPT Nga Sơn - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
trong năm học 2018 - 2019 với phương pháp chọn ngẫu nhiên như sau:
+ Lớp thực nghiệm (10C): Vận dụng trong dạy học : giáo dục tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh .
+ Lớp đối chứng (10G): Chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và
không lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Các lớp này có số học sinh tương đương nhau, trình độ và năng lực tư duy đồng
đều. Sau mỗi tiết học các em đều được làm các bài kiểm tra đánh giá mức độ thu
nhận và lĩnh hội kiến thức. Nội dung và câu hỏi kiểm tra được tiến hành ở 2 lớp
thực nghiệm và đối chứng hoàn toàn giống nhau. Kết quả bài kiểm tra được thống
kê như sau:
* Kết quả bài kiểm tra 15 phút:
Lớp
Tổng Giỏi
số
Khá
Trung bình Yếu
Kém
học
sinh
10C
( Thực 40
nghiệm)
10G
(
Đối 39
chứng)
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
SL
%
10
25
19
47.5 10
25
1
2.5
0
0
5
12.8 11
28.2 19
48.7 4
10.
3
0
0
* Nhận xét kết quả:
Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào giảng dạy đạt
được hiệu quả cao, tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học. Kết quả khảo
sát chất lượng học sinh ta thấy:
- Tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 12.8 % lên 25 %, tăng 6.8 %
- Tỉ lệ học sinh khá tăng 28.2 % lên 47.5 %, tăng 19.3 %
- Tỉ lệ học sinh trung bình giảm từ 47.8 % xuống 25.0 %, giảm 22.8 %
- Tỉ lệ học sinh yếu từ 10.3 % xuống 2.5 %, giảm 7.8 %
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .
3.1. Kết luận :
Sau một thời gian dạy học : giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh vào dạy bài 15: “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” môn
giáo dục công dân lớp 10, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả rất khả thi đối
với giáo viên và tạo được sự hứng thú cho học sinh trong tiết học .
Như vậy, đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách của con người.
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan
trọng luôn đựơc quan tâm và tạo điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường
THPT là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó công tác giáo dục
đạo đức, phong cách cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
nhà trường phổ thông hiện nay. Với kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, việc
lồng ghép nội dung: giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy
học giáo dục công dân là rất quan trọng và cần thiết . Qua việc giáo dục đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh, tôi đã thu được kết quả đáng mừng, các tiết
dạy trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập, hiểu thêm về cuộc đời hoạt động
gian khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó giáo dục học sinh kính yêu Bác và
ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời Bác dạy.
3.2 . Kiến nghị :
Để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục, đào
tạo thế hệ trẻ vừa “Hồng vừa chuyên”, thì mỗi giáo viên phải không ngừng nâng
cao tri thức, thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học.
Để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong dạy môn giáo dục công dân có một số đề xuất như sau:
3.2.1 Đối với nhà trường và tổ Sử-Địa-GDCD:
Cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Vào những ngày lễ quan trọng ,Tổ Sử- Địa-GDCD nên kết hợp với Đoàn thanh
niên tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp về chủ đề
Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho học sinh được nâng cao sự hiểu biết của mình về
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt động
của chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2.2. Đối với Sở GD- ĐT Thanh Hóa:
Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn chuyên đề về dạy học chủ đề lồng ghép
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các bài dạy để chúng tôi học hỏi
trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp .
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Trần Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10, Nhà xuất bản giáo dục .
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD THPT, Nhà xuất
bản giáo dục.
3. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD 10, Nhà xuất bản ĐHSP
4. Bản Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Một số tư liệu khác liên quan đến Bác Hồ về bảo vệ môi trường.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hạnh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Nga Sơn.
TT
Tên đề tài SKKN
Tích hợp kiến thức : Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Âm
nhạc vào dạy học phần
1. Lòng yêu nước, bài 14
: “Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” môn giáo
dục công dân 10 ở
Trường THPT Nga Sơn
Cấp đánh
giá xếp loại
(ngành GD
cấp huyện/
tỉnh; Tỉnh…)
Hội đồng
khoa học
ngành đánh
giá xếp loại
Kết quả
Năm học
đánh giá xếp đánh giá xếp
loại
loại.
(A,B hoặc C)
Loại C
Năm học:
2016 - 2017