Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học môn GDQP – AN NINH THÔNG QUA LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI mật mã ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.69 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GDQP THÔNG
ĐỔI MỚIQUA
PHƯƠNG
DẠY
HỌC
MÔN
GDQP
LỒNGPHÁP
GHÉP
TRÒ
CHƠI
MẬT
MÃ THÔNG
QUA LỒNG
GHÉP TRÒ
MẬT MÃ
Ở TRƯỜNG
PHỔCHƠI
THÔNG
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Ngườithực
thựchiện:
hiện: Đinh
ĐinhXuân
XuânCanh
Canh
Người
Chứcvụ:
vụ: Giáo
Giáoviên
viên
Chức
Đơnvị
vịcông
côngtác:
tác: Trường
TrườngTHPT
THPTThạch
ThạchThành
Thành22
Đơn
SKKNthuộc
thuộcmôn:
môn: Quốc
QuốcPhòng
PhòngAn
AnNinh
Ninh
SKKN


THANH HOÁ
HOÁ NĂM
NĂM 2019
2019
THANH
1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

1. MỞ ĐẦU

2.
NỘI
DUNG
SÁNG KIẾN
KINH
NGHIỆM

Trang
01

1.1.

Lí do chọn đề tài:

1.2.

Mục đích nghiên cứu:


01

1.3.

Đối tượng nghiên cứu:

01

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
tham khảo.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn.
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2.1. Cơ sở lý luận của sang kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi :3
2.2.2. Khó khăn :3

01
02

2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề3
2.3.1. Giải pháp thực hiện
2.3.1.1. Đối với giáo viên
2.3.1.2. Đối với học sinh
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.3.2.1. Công tác chuẩn bị

2.3.2.2. Soạn giáo án

03
03
03
04
04
04
06

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và
nhà trường

08

3.
KẾT 3.1. Kết luận
LUẬN
VÀ 3.2. Kiến nghị
KIẾN NGHỊ

02
02
02
02
03
03
03


09
10

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta
rất coi trọng việc xây dựng nền Quốc phòng toàn dân (QPTD), An ninh nhân
dân (ANND) vững mạnh trong thời kì mới. Trong đó học sinh Trung học phổ
thông (THPT), những chủ nhân tương lai của đất nước có vai trò quan trọng.
Tích cực học tập hiểu nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng, an ninh,
góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vững chắc nền quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân của đất nước trong thời kì mới là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục quốc phòng là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục quốc
gia nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện. Giáo dục quốc
phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng
toàn dân, góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng – An ninh, củng cố nền quốc
phòng toàn dân an ninh nhân dân, xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh.
Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo
của Sở GD&ĐT Thanh Hóa trường THPT Thạch Thành 2 đã tổ chức triển
khai thực hiện tốt hoạt động Giáo Dục Quốc Phòng An ninh cho học sinh. Ban
giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên
chọn các hình thức tổ chức Dạy - Học môn học GDQP - AN. Các giáo viên bộ
môn GDQP – AN được đào tạo cơ bản và tập huấn về đổi mới phương pháp Dạy
- Học, đã mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với chương
trình của Bộ giáo dục đề ra. Môn GDQP – AN đã được đưa vào chương trình

dạy học chính khóa.
Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung cũng như môn GDQP nói riêng để
tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực của học
sinh, để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao tôi mạnh dạn đưa ra SKKN: “ ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GDQP – AN NINH THÔNG QUA
LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI MẬT MÃ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu lựa chọn đề tài, đổi mới phương pháp dạy học môn GDQP – AN.
Vận dụng trò chơi quân vào quá trình giảng dạy, thực hành môn GDQP – AN.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra hứng thú hơn khi học môn
GDQP– AN. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học, đánh giá thực trạng công tác giảng
dạy và học tập môn GDQP- AN trong trường THPT Thạch Thành 2.
- Lựa chọn vận dụng một số trò chơi quân sự vào trong quá trình giảng dạy
thực hành môn GDQP – AN và đánh giá hiệu quả ứng dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành giải quyết các nhiệm vụ của SKKN có hiệu quả tôi sử dụng các
phương pháp sau:
3


1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo.
Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan như:
sách giáo khoa GDQP – AN, tài liệu tham khảo, tài liệu đổi mới phương pháp
dạy học và một số trò chơi phù hợp với quân sự.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn:
Thông qua phỏng vấn các thầy cô giáo và các đồng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm trong và ngoài trường để lấy tư liệu phục vụ nghiên cứu .
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

Tôi tiến hành quan sát các giờ tập luyện chính khóa, ngoài thao trường của
các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Từ đó, đi đến việc giải quyết các nhiệm
vụ của đề tài một cách chính xác và đúng hướng.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu. Trong đề tài này chúng tôi dùng phương pháp thực nghiệm sư phạm
để ứng dụng các bài tập trò chơi đã được lựa chọn nhằm hoàn thành tốt một bài
dạy để đảm bảo được những vấn đề đã đặt ra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sang kiến kinh nghiệm:
Chương trình giáo dục QPAN gồm 105 tiết chia làm 3 khối 10, 11, 12 được
thực hiện từ năm học 2009 - 2010 đến nay. Thông qua hoạt động GDQP-AN,
học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc của Quân
Đội Nhân Dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về phòng thủ dân sự, kỹ
chiến thuật quân sự và những nội dung khác, rèn luyện tác phong nếp sống tập
thể có kỷ luật của quân đội. Các giáo viên bộ môn GDQP-AN đều tích cực tham
gia công tác giảng dạy, huấn luyện. Học sinh tích cực, hăng say luyện tập nghiên
cứu tài liệu. Bước đầu đã cải thiện được đáng kể chất lượng Dạy và Học.
Nội dung chương trình được chia làm hai phần: Phần giảng dạy lý thuyết
và phần giảng dạy thực hành về những động tác kỹ thuật cơ bản của động tác
đội ngũ từng người không có súng, đội ngũ đơn vị, kỹ thuật băng bó vết
thương của khối 10; kỹ thuật bắn súng, ném lựu đạn, kỹ thuật cứu chuyển
thương của khối 11; Các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, lợi
dụng địa hình địa vật của khối 12. Phần giảng dạy lý thuyết rất phong phú
nhưng ở phần giảng dạy thực hành, nếu chỉ đơn thuần là dạy kỹ thuật tác động
và tổ chức luyện tập thì khi thực hiện những nội dung trên cả người dạy và
người học đều cảm thấy khô khan, nhàm chán. Vì vậy trong quá trình giảng dạy,
việc đổi mới phương pháp giảng dạy để làm cho giờ học có sức lôi cuối và phát
huy được tính tích cực của học sinh là rất cần thiết, tôi đã luôn luôn cố gắng suy
nghĩ tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Tôi mạnh dạn đưa thêm nội dung “Trò

chơi quân sự” vào trong các tiết học, buổi học tạo hưng phấn cho người học
cũng như người dạy.
Qua thực tiễn áp dụng ở một số lớp và tiến hành thử nghiệm ở nhiều tiết dạy,
tôi nhận thấy học sinh tham gia học tập tích cực hơn, hăng say hơn, thích học
môn GDQP hơn ở những tiết học không áp dụng nội dung “Trò chơi quân sự”.
4


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thuận lợi :
- Bản thân tôi được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa tạo điều kiện cho đi
học lớp Giáo viên Giáo dục Quốc Phòng tại trường Đại Học Sư Phạm Vinh,
đồng thời được Ban giám hiệu cũng như các thành viên của tổ Ngoại ngữ - Thể
dục – Quốc phòng luôn khuyến khích động viên tôi trong việc đổi mới phương
pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy môn học GDQP
– AN.
- Giờ dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh thực sự mang lại cho tôi sự cảm
hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa để không ngừng hoàn thiện chính
mình.
- Mục đích của đề tài là tạo sự hưng phấn trong quá trình Dạy - Học, làm cho
giờ học môn GDQP - AN nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng hơn nhưng đạt kết quả
tốt hơn, hướng học sinh tới ưa thích môn học và định hướng nghề nghiệp cho
các em.
2.2.2. Khó khăn :
- Hầu hết giáo viên giảng dạy môn GDQP – AN chưa đạt chuẩn, phần đông
giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất kiêm nhiệm hoặc có một số ít giáo
viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh chỉ qua lớp đào tạo ngắn ngày
( 6 tháng ).
- Về cơ sở vật chất đồ dùng dạy học còn thiếu thốn .
- Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc viết chuyên đề gặp nhiều khó

khăn, nhiều tư liệu lấy trên sách báo, mạng Internet không có độ tin cậy cao.
- Đại đa số học sinh chưa có hứng thú học .
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp thực hiện:
2.3.1.1. Đối với giáo viên:
Giáo dục quốc Phòng-an ninh trong ngành giáo dục đã có những chuyển
biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc tổ chức
thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo dục đã có
sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh
trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung học phổ
thông đã bước đầu được hình thành và phát triển. Sở giáo dục và đào tạo đã
từng bước thực hiện biên chế giáo viên theo các văn bản quy định hiện hành.
Việc tổ chức Dạy - Học theo phân phối chương trình, kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường trong toàn tỉnh.
Giáo dục quốc phòng- an ninh cho học sinh các trường trung học ngày càng có
chất lượng, đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi cho học sinh.
Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng,
Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh. Định hướng đổi mới
phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực, chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động. Đối với giáo viên, tăng cường sử dụng các phương tiện
dạy học, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách
5


linh hoạt và đặc biệt là ứng dụng của công nghệ thông tin.
Để giảng dạy tốt, giáo viên Giáo dục quốc phòng-an ninh trước hết phải có
kiến thức sâu rộng. Cho nên, việc có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức qua
việc tự học, tự nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn như tìm
trong sách vở, báo chí, mạng lưới thông tin, truyền thông, báo đài, Internet…là
rất cần thiêt. Ngoài ra, việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại

chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức
mới mang tính thời sự làm phong phú thêm trong quá trình giảng dạy.
Mặt khác, đối với giáo viên Giáo dục quốc phòng – an ninh , công việc
giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất
để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần
tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học.
Việc lựa chọn và vận dụng các trò chơi quân sự vào các tiết học, buổi học
nhằm làm phong phú hơn nội dung học thực hành môn GDQP-AN, qua đó tạo
hưng phấn cho học sinh và giáo viên tăng thêm tính hấp dẫn của môn học. Đây
là điểm nhấn của việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà tôi đang trình bày
trong SKKN này.
Thực tế, trong mỗi tiết dạy thực hành, tôi đã vận dụng trò chơi quân sự để
làm cho tiết dạy sinh động hơn, phong phú hơn, học sinh hứng thú hơn với môn
học. Việc này đòi hỏi GV phải chuẩn bị chu đáo từ khâu chuẩn bị đến khâu lên
lớp, hướng dẫn học sinh, cách bố trí thời gian, cũng như chọn chủ đề cho phù
hợp.
2.3.1.2. Đối với học sinh:
Tích cực tham gia vào các hoạt động vừa học tập tích cực vừa tham gia trò
chơi nhằm hoàn thành nội dung chương trình.
Chủ động nắm vững kiến thức cơ bản, xây dựng tinh thần đoàn kết, phương
pháp giải quyết vấn đề bằng trí tuệ tập thể, phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, tinh
thần đoàn kết có kỷ luật, học tập tác phong Quân đội.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.3.2.1. Công tác chuẩn bị:
Trước hết Gv phải hướng dẫn cho học sinh nắm vững nội dung về bảng mã
hoá tín hiệu của Mores, các ký hiệu, tín hiệu, hiệu lệnh thường dùng trong các
trò chơi.
- Tín hiệu Morse:
Morse là tên của một người Mỹ ( Samuel Sympypurse Morse). Vào năm 1837
ông đã phát minh ra một dạng, một bộ biệt mã về chấm và gạch theo vần

Alphabet, khi mở hoặc ngắt dòng điện sẽ gây những tín hiệu “tic, te”, xếp các
tín hiệu này với nhau chúng tôi được một bản tin hoàn chỉnh.
Quy định : Dấu (.) = tiếng “tích”, dấu (─) = tiếng “te”.

6


 = AA
Ă = AW
Ô = OO
Ê = EE
Đ = DD
ƯƠ= UOW
Ư = UW
Ơ = OW
Sắc = S
Huyền = F
Hỏi = R
Ngã = X
Nặng = J
Quy ước:
- Khi viết ký hiệu người ta dùng dấu / để ngăn cách giữa các chữ cái, kết
thúc mật mã là dấu / .
Ví dụ 1: Có dãy tín hiệu sau
_ _ / ._ / ._ / _ / ._ _ _ / _._ / .... / ._ / ._ / .._ / ._. /
Tra bảng quy ước ta được bản tin: MAATJ KHAAUR có nghĩa là MẬT KHẨU.
Ví dụ2: Có dãy tín hiệu sau
_ / .. / _ _ / .._. / _ / ._. / .._ / _. / _ _. / _.. / _.. / _ _ _ / _ _ _ / .. / ._ _ _ /
Tra bảng quy ước ta được bản tin:TIMF TRUNG DDOOIJ= TÌM TRUNG ĐỘI
* Cách đánh tín hiệu Morse:

+Cách 1 : Dùng còi:
Quy ước: Tích (.) = một tiếng còi ngắn; Te (_) = một tiếng còi dài.
Yêu cầu:
- Đánh từng tiếng, rõ ràng có điểm dừng giữa hai chữ cái và hai từ.
- Không đi lại khi đánh Morse và phải đứng đầu gió để đánh (tránh trường hợp
số lượng người chơi nhiều, địa điểm ngoài trời có gió to).
- Còi luôn ngậm trên môi cho đến khi phát hết bản tin.
+Cách 2 : Dùng cờ:
Quy ước: Tích (.) = dùng cờ một tay; Te (_) = dùng cờ hai tay.
Yêu cầu:
- Trước khi đánh bản tin, người đánh phải xoay cờ nhiều lần bằng vòng số 8
trước
bụng rồi bắt đầu đánh từng tiếng một.
- Hết một từ, giơ hai tay bắt chéo cờ trên đầu.
- Hai chân đứng thẳng, rộng bằng vai, cờ chéo trước bụng.
- Người phát tin phải đứng ở vị trí thuận lợi đảm bảo cho người nhận tin
trông thấy toàn thân từ trước mặt.
2.3.2.2. Soạn giáo án:
7


Cấu trúc giáo án.
Cấu trúc giáo án cũng tương tự như giáo án thông thường nhưng có thêm
phần trò chơi quân sự:
GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM KHỐI 10
BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Tiết Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 1, 2, 3, 4, 5 SGK)
25
Tiết - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (mục 6, 7, 8 SGK).

26 - Băng vết thương (mục 1, 2, 3 SGK).
- Băng vết thương: Kỹ thuật băng vết thương (mục 4 SGK).
Tiết
- Quan sát giáo viên và trợ giảng thực hiện các động tác mẫu băng vết
27
thương
Tiết Luyện tập cách cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
28
Tiết Luyện tập băng vết thương
29
Tiết 28: Luyện tập cách cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một
số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
- Nắm được các kỹ thuật băng cơ bản.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu một số tai nạn thường gặp
trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao.
- Vận dụng kỹ thuật băng cơ bản để băng vết thương ở các vị trí trên cơ thể.
3. Thái độ:
Học tập nghiêm túc, tự giác, rèn luyện tác phong chính quy của quân đội.
II.
TRỌNG TÂM
Thực hành băng vết thương.
III. CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
*Học sinh: Đọc bài 6 trong sách giáo khoa
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:

Tái hiện lại lý thuyết.
Thực hành.
Chơi trò chơi mật mã
2.
Phương pháp:
Giáo viên: Diễn giải, Tổ chức hoạt động
Học sinh: Nghe, thảo luận, hạt động nhóm.
8


3.

Địa điểm:
Tại sân vận động.
V . TIẾN TRÌNH (45 phút)
1. ỔN ĐỊNH LỚP ( 5 phút ).
Ổn định tổ chức.
Chia lớp thành 4 tiểu đội, mỗi tiểu đội có một tiểu đội trưởng, lớp trưởng là
trung đội trưởng.
Điểm danh và báo cáo sĩ số lớp.
2. THỰC HÀNH ( 35 phút ).
Hoạt động 1: Tái hiện lý thuyết (5 phút)
Nội dung

Phương pháp

Vật chất

BĂNG VẾT THƯƠNG
* GV: Nhắc lại các kiểu

SGK, SGV, tranh,
Ôn tập kỹ thuật băng vết
băng
cơ bản, lưu ý ảnh “Cấp cứu ban
thương
những sai lầm thường đầu các tai nạn
- Áp dụng:
mắc trong tập luyện, tổ thông thường và
+ Băng các đoạn chi.
chức luyện tập.
băng

vết
+ Băng vai nách.
* HS: Nghe, ghi nhớ và
thương”
+ Băng gối, gót, khoeo,
thực hiện theo hướng dẫn
khuỷu.
của GV.
+ Băng vùng đầu, mặt, cổ.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập (15 phút)
Tổ chức và
Vị trí và
Kí tín hiệu
Người phụ
Vật
phương pháp
hướng tập
tập luyện

trách
chất
- Lên lớp: Đội
Tại sân
- 1 tiếng bắt đầu Giáo viên
- Còi
hình
trường
luyện tập
Trung đội
-Băng
-Tập trung. Luyện hướng Nam - 2 tiếng nghỉ
trưởng và
gạc y tế
tập: Theo nhóm
Bắc
giải lao tại chỗ
Tiểu đội
Chia làm 4 tiểu
- 1hồi dài tập
trưởng
đội
hợp đơn vị.
+ TĐ 1: Băng chi
Trong quá trình
+ TĐ 2: Băng vai
tập nghe theo
nách
khẩu hiệu của
+ TĐ 3: Băng gối

chỉ huy.
+ TĐ 4: Băng đầu
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi (15 phút)
Nội dung
Phương pháp
Vật chất
Chủ đề : Tiểu đội nào
-Chia làm 4 tiểu đội, mỗi -GV : Còi, quà.
nhanh hơn sẽ có quà
tiểu đội cử ra :
-HS : Giấy – Bút, băng
+ 1 bạn đọc giải mật mã. gạc
+ 1 bạn ghi mật mã.
+ 1 bạn giải mã.
9


+ 1 bạn thực thi lệnh mật
mã.
GV :Dùng còi thực thi
lệnh mật mã.
HS : Tiến hành giải mã và
thực hiện theo lệnh mật
mã.
GV: Phát tín hiệu bằng còi : Tích (.) = một tiếng còi ngắn
Te (_) = một tiếng còi dài.
+ Có dãy tín hiệu sau:
_ . . . / . _ /. _ _ / _ . /_ _ . / _ . . / _ . . / . _ / . _ / . . _ / . . _ . / _ _ . _ / . . _ / . _ / . .
_./_/._/../.___/_._./._/.__/_./__./_/../_./
+ Tra bảng quy ước ta được bản tin:

BAWNGDDAAUFQUAFTAIJCAWNGTIN
+ Có nghĩa là: “BĂNG ĐẦU QUÀ TẠI CĂNG TIN”
+ Đội nào thực thi lệnh mật mã nhanh nhất đội đó có phần thưởng y lệnh.
3. KẾT THÚC BÀI GIẢNG: (5 phút)
1.
Củng cố bài.
2.
Nhận xét giờ học.
3.
Bài tập về nhà.
4.
Kiểm tra, thu dọn thao trường, xuống lớp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Để kiểm nghiệm kết quả cho đề tài nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp, học sinh
đều có trình độ ngang nhau đó là các lớp 10C2, 10C3 năm học 2018-2019 của
trường THPT Thạch Thành 2. Lớp thực nghiệm là 10C2 tổ chức trò chơi Mật
Mã trong dạy QPAN ở trường phổ thông. Lớp đối chứng là lớp 10C3 tổ chức
theo cách chưa áp dụng sáng kiến kinh kinh nghiệm. Sau khi kết thúc học kì I 2
lớp làm cùng một bài kiểm tra đánh giá mức độ của Học sinh và thu được kết
quả như sau:
Kết quả hoc tập
Lớp
Dưới mức trung bình Mức trung bình Mức khá Mức giỏi
10C2
0,00 %
42,22 %
31,11 %
26,67 %
10C3

15,56%
55,55 %
28,89%
0,00%
Qua thống kê chứng tỏ SKKN này giúp học sinh tiếp thu kiến thức một
cách chủ động hào hứng và có hiệu quả, góp phần xây dựng cho học sinh sự
ham tìm hiểu, học hỏi để khám phá những điều lí thú. Mặc khác, giúp các em có
định hướng rõ ràng trong việc đưa ra cách học sao cho phù hợp, nâng cao khả
năng tư duy trong việc tiếp thu kiến thức và hiểu phần nào lịch sử chiến tranh
ngày xưa của cha ông ta, thêm phần tôn trọng ý nghĩa và giá trị lịch sử.
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau.Thế
nên giáo viên phải căn cứ vào từng nội dung mà vận dụng cho phù hợp, linh
10


hoạt nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh đảm bảo bài giảng đạt kết
quả tốt. Khi nghiên cứu SKKN này, tôi đi sâu vào phương pháp phân nhóm và
luyện tập tích cực lấy nhóm làm trung tâm, còn các phương pháp khác đóng vai
trò hỗ trợ. mong rằng phương pháp tôi vừa nêu sẽ đóng góp thêm cho các thầy
cô giáo, quí độc giả một cái nhìn mới khi giảng dạy môn GDQP –AN. Cũng cần
nhấn mạnh rằng không có bất kì phương pháp nào là vạn năng cả mà điều quan
trọng là việc người vận dụng nó như thế nào cho phù hợp với nội dung của bài,
phù hợp với đối tượng và nhận thức học sinh .
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây
dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. Vai trò của học sinh THPT rất quan
trọng nên việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và cấp bách để cho
học sinh THPT hiểu được nội dung cơ bản về GDQP – AN, nâng cao cảnh giác
với âm mưu “ Diễn biến hòa bình” của các thế lực trong và ngoài nước gây bạo

loạn hòng lật đổ cánh mạng Việt Nam.
Việc giáo dục quốc phòng cho học sinh THPT là để giúp học sinh tham gia
và nhận thức đầy đủ và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng LLVT theo
hướng “ Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.
Để nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn GDQP-AN, cần thiết phải
đổi mới phương pháp dạy học áp dụng trò chơi quân sự vào giờ dạy thực hành.
Qua thực nghiệm ở một số lớp, kết quả cho thấy chất lượng giờ học được nâng
lên rõ rệt. Học sinh, hứng thú hơn khi học môn GDQP, phát huy được tính tích
cực trong học tập, học sinh hăng hái biết cánh cộng tác tư duy để đạt kết quả
một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó giáo viên cũng cảm thấy hứng thú hơn khi
giảng dạy môn GDQP - AN.
Mặc dù vậy trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết, với thời gian và khả
năng còn hạn chế, những vấn đề mà tôi đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu
bước đầu, tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và quý báu của
các đồng chí trong tổ Thể dục – GDQP, tập thể lãnh đạo, đội ngũ những người
làm công tác giáo dục quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng Dạy Học môn giáo dục quốc phòng trong trường THPT, thực hiện tốt chủ trương
chính sách của Đảng và nhà nước về nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn
dân – An ninh nhân dân vững mạnh trong thời kì mới.
3.2. Kiến nghị
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cùng Ban Giám Hiệu trường THPT Thạch
Thành 2 tạo điều kiện hơn nữa cho việc đổi mới phương pháp dạy học, áp
dụng trò chơi vào giờ thực hành môn GDQP– AN tạo hứng thú cho người dạy
và người học, phát huy tính tích cực của học sinh để hoàn thành hai nhiệm vụ
chiến lược của Đảng.
Tăng cường mua sắp trang thiết bị đồ dùng học tập cung cấp tư liệu cho
giáo viên dạy GDQP – AN
11


XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 07 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả

Đinh Xuân Canh

DANH MỤC
12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đinh Xuân Canh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thạch Thành 2

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả bồi dưỡng học sinh

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)


Hội đồng khoa
học ngành GD
cấp Tỉnh

giỏi nội dung nhận thức, môn
giáo dục quốc phòng an ninh
THPT

13

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2014-2015



×