Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.08 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TRUNG HIẾU

ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM:
KHÍA CẠNH SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM TRUNG HIẾU

ĐỒNG PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM:
KHÍA CẠNH SO SÁNH

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã: 8 38 01 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài
do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy
định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

HỌC VIÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ SO
SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM.................................................................................................................6
1.1. Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh.......................................6
1.2. Những vấn đề lý luận về so sánh chế định đồng phạm trong pháp
luật hình sự Việt Nam................................................................................. 28
Chương 2. LỊCH SỬ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN
NAY................................................................................................................ 32
2.1. Giai đoạn từnăm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự
năm 1985.....................................................................................................32
2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1985 trước khi
ban hành Bộ luật hình sự 2015....................................................................36
2.3. Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017)...........................................................................................41

Chương 3. SO SÁNH CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM QUA CÁC GIAI
ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.........................................................................50
3.1. Những điểm khác biệt, tương đồng trong các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện..................50
3.2. Giải pháp hoàn thiện chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt
Nam.............................................................................................................54
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự về đồng phạm.......................................................................... 63
KẾT LUẬN....................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ luật hình sự

CSPL

Chính sách pháp luật

CTTP

Cấu thành tội phạm

HĐTP

Hội đồng thẩm phán


PLHS

Pháp luật hình sự

TANDTC

Tòaán nhân dân tối cao

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng phạm là một chế định quan trọng trong pháp hình sự Việt Nam
cũng như của các nước khác trên thế giới



Việt Nam, chế định đồng phạm đã được quy định từ rất sớm trong

lịch sử lập pháp hình sự. Tuy nhiên, ở mỗi thời thời kỳ phát triển của luật hình
sự Việt Nam, chế định đồng phạm được quy định có sự
khác nhau nhất định. Mặt khác, so với tội phạm do một người thực hiện, tội
phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thường nguy hiển hơn, đặc
biệt khi có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia thực hiện tội
phạm (phạm tội có tổ chức).
Thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong những năm
qua cho thấy tình hình tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm có xu
hướng gia tăng.
Mặc dù, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tập trung đấu tranh quyết liệt
với tội phạm thực hiện bằng đồng phạm và thu được những kết quả nhất định.
Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót này có cả nguyên nhân khách
quan, có cả nguyên nhân chủ quan nhất là do quy định của pháp luật hình sự
về đồng phạm, cũng như nhận thức và áp dụng các quy định này trong thực
tiễn giải quyết vụ án đồng phạm.
Do đó, để tạo những chuyển biến căn bản trong nhận thức cũng như
những quy định chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở
pháp lý chặt chẽ cho việc giải quyết các vụ ám đồng phạm ở khía cạnh so
sánh. Việc so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam qua
các thời kỳ lập pháp hình sự, cũng như trong pháp luật hình sự nước ngoài
không chỉ giúp chúng ta hiểu được sự tương đồng và khác biệt trong việc quy
định chế định này mà còn góp phần

1


nâng cao hiểu biết về chế định đồng phạm, tìm ra các giải pháp hoàn thiện

pháp luật hình sự thực định và hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng đúng các quy
định của pháp luật hình sự về đồng phạm.
Với lý do đó, học viên lựa chọn đề tài: “Đồng phạm trong pháp
luật hình sự Việt Nam: khía cạnh so sánh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ý

tưởng chọn đề tài làm luận văn của tác giả xuất phát từ thực tiễn, qua

thực tế được tiếp xúc và so sánh các Bộ luật Hình sự, nhất là việc so sánh chế
định đồng phạm qua từng Bộ luật hình sự, từng thời ký lịch sự phát triển của
pháp luật về hình sự.
Trong khoa học luật Hình sự Việt Nam, vấn đề đồng phạm nói
chung được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, đó với chỉ là
một công trình nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như: Luận án
tiến sĩ của tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm trong luật hình sự Việt
Nam” Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất riêng
lẻ, đề cập đến một số vấn đề hoặc một số khía cạnh thuộc chế định đồng
phạm như:


Lê Cảm, Về chế động đồng phạm trọng Luật Hình sự Việt Nam

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân dân, số 02/1998;
-

Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có tổ chức, Tạp chí Tòa án

nhân dân, số 1/1999;

tổ

Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về

chức tội phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/1999
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nghiên
cứu chuyên khảo, đồng bộ nào nghiên cứu, so sánh chế định đồng phạm một
cách chuyên sâu qua lịch sự phát triển pháp luật hình sự Việt


2


Nam. Nên đây là một trong những lý do là động lực khiến tác giả chọn đề tài
này làm luận văn của mình
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận về đồng phạm, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
qua các thời kì về đồng phạm ở khía cạnh so sánh, luận văn tìm ra sự tương
đồng cũng như sự khác biệt trong các quy định đó, rút ra những kinh nghiệm
và đề ra các giải pháp hoàn thiện quy định về đồng phạm trong bộ luật hình
sự (BLHS) hiện hành và áp dụng chính xác quy định này trên thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về đồng phạm với tính chất

là đối tượng so sánh.
+


Nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận vấn đề so sánh chế định đồng

phạm như: Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi so sánh.
+

Nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về

đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự từ năm 1945 đến nay.
+
các

Rút ra kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện

quy định của BLHS hiện hành về đồng phạm trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định
của pháp luật thực định về đồng phạm dưới khía cạnh so sánh qua các thời kỳ
lập pháp hình sự ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:

3


Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận về đồng phạm với tính
chất là đối tượng so sánh đồng thời nghiên cứu so sánh chế định đồng phạm
trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam. Do khuôn khổ của một luận văn
thạc sĩ, luận văn không đặt vấn đề so sánh thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về đồng phạm.

5.

Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu

Đề tài đựợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm.
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp so sánh, phân
tích,tổng hợp, lịch sử và chuyên gia...
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận:
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về
chế định đồng phạm ở khía cạnh so sánh nên đã góp phần vào việc hoàn thiện
lý luận về luật học so sánh.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn cung cấp những thông tin, những luận giải khoa học có giá trị
tham khảo hữu ích đối với các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan xây dựng pháp
luật và thi hành pháp luật, các học viện, trường đại học về vấn đề đồng phạm
theo pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau. Từ đó kế thừ
những yếu tố hợp lý để tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành về
đồng phạm và áp dụng đúng đắn quy định đó trong thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm.
7.

Kết cấu luận văn

4



Chương 1: Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh.
Chương 2: Lịch sử quy định chế định đồng phạm trong pháp luật hình
sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Chương 3: So sánh chế định đồng phạm qua các giai đoạn phát triển
của pháp luật hình sự Việt Nam.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM VÀ SO SÁNH
CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Nhận thức về đồng phạm – đối tượng so sánh
1.1.1. Khái niệm, những dấu hiệu pháp lý của đồng phạm
Trải qua lịch sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt
Nam đã khẳng định rằng đồng phạm trong hình sự được quy định từ rất sớm,
tuy nhiên việc quy định này mới chỉ dừng lại ở một số mặt nhất định của đồng
phạm mà không đưa ra được những định nghĩa hoặc khái niệm thể hiện rõ
ràng và đầy đủ của đồng phạm. Hiểu rõ được vấn đề này vì vậy BLHS năm
1985 được ban hành đã đưa ra khái niệm pháp lý về đồng phạm mới chính
thức được quy định tại khoản 1 Điều 17 là: “Hai hoặc nhiều người cố ý cùng
thực hiện một tội phạm là đồng phạm”, BLHS năm 1999 tiếp tục quy định
khái niệm pháp lý về đồng phạm tại khoản 1 Điều 20 như sau: “Đồng phạm
là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”,hiện
nay BLHS 2015 kế thừa hoàn toàn quy định của điều 20 BLHS năm 1999 và
tiếp tục quy định tại điều 17 với nội dung tương tự.
Từ việc đưa ra được khái niệm về đồng phạm và thực tiễn trong quá
trình điều tra các vụ án cho thấy đồng phạm có một số đặc trưng như sau:

Về mặt khách quan của đồng phạm có những đặc trưng cơ bản sau
đây:
+

Thứ nhất, đồng phạm bắt buộc phải có từ hai người trở lên có đủ

năng lực pháp luật hình sự để tham gia thực hiệnhành vi phạm tội theo
quy định của Bộ luật hình sự.

6


Qua đây đã thể hiện về mặt chủ thể tham gia thực hiện tội phạm là yếu
tố tiên quyết để xác định tính chất của tội phạm. Trong quá trình điều tra, đối
với một tội danh theo quy định của BLHS không nhất thiết do một người thực
hiện mà nó là kết quả của nhiều hành vi, sự móc nối, phối hợp giữa nhiều chủ
thể khác nhau. Việc tham gia thực hiện hành vi phạm tội của nhiều người đã
làm thay đổi về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, làm tăng thêm tính
nguy hiểm của việc phạm tội. Khi một tội danh được thực hiện bởi nhiều
người thì mọi người cùng phối hợpthực hiện và mong muốn đạt được kết quả
hoặc hoàn thành vai trò của mình để giúp cho tội phạm được thực hiện.
+

Thứ hai, những người được gọi là đồng phạm khi họ cùng thực hiện

một tội danh được quy định trong BLHS.
Để đưa ra được kết luận điều tra việc phạm tội có là đồng phạm hay
không thì cần lưu ý đến việc những người thực hiện phạm tội có phải thực
hiện một tội danh theo quy định của BLHS hay không?
Yếu tố xác định mọi người cùng thực hiện một tội phạm được hiểu là

những người khi tham gia thực hiện bằng hành vi của mình đã có sự đóng góp
cho việc phạm tội hoặc giúp cho kết quả của việc phạm tội được như mong
muốn. Việc với lỗi cố ý của những người phạm tội đặt ra yêu cầu mỗi người
hoặc một số người thực hiện phạm tội có những vai trò hoặc hành vi sau: Vai
trò người thực hành tội phạm, vai trò tổ chức thực hiện tội phạm, hoặc có
hành vi xúi giục thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm.
Bằng những hành vi cụ thể, những người tham gia vào vụ án đồng
phạm đều gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của mỗi người là
điều kiện cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Hoạt động của mỗi

7


người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung hoặc với việc thực
hiện hành vi phạm tội chung.
Theo lý luận về hình sự Việt Nam thì tội phạm bao gồm hai loại sau:
Loại có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất và loại có CTTP hình thức. Đối
với loại tội phạm có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra hậu quả
thì mới được coi là hoàn thành.
Đối với các tội danh có cấu thành hình thức, việc xác định hậu quả mặc
dù không phải là yếu tố quyết của mặt khách quan tuy nhiên việc xác định hậu
quả lại có ảnh hưởng đến việc ra các mức hình phát khác nhau đối với từng
hạu quả khác nhau.
Việc xác định mối liên hệ giữa các hành vi trong đồng phạmnhằm xác
định dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp (quan hệ nhân quả trong đó có
nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân). Đối với một
tội danh được sự cùng tham gia của nhiều người thì mỗi hành vi trái pháp luật
của từng người đồng phạm sẽ đều có tính chất nguy hiểm và có sự liên kết với
hậu quả phát sinh của từng hành vi.
Tuy nhiên đối với vụ việc mà hành vi của những người đồng phạm

chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thì quan hệ nhân quả chỉ hình
thành khi có sự kết hợp các hành vi đó với nhau thành một thể thống nhất.
Đối với việc nghiên cứu về chế định đồng phạm ngoài xác định về mặt
khách quan, thì một khía cạnh nữa cần tìm hiểu đó là mặt chủ quan của hành
vi phạm tội.
Về mặt chủ quan:
Tội phạm được thể hiện qua các hành vi, các hành vi này có tính logic
và quan hệ mật thiết với nhau, mỗi một tội phạm đều được thể hiện qua
những biểu hiện bên ngoài (hành vi được thực hiện) và biểu hiện ở

8


bên trong đó là tâm lý của người phạm tội.Và việc tìm hiểu biểu hiện của yếu
tố tâm lý người phạm tội là việc xác định mặt chủ quan của những người
phạm tội nói chung và những người đồng phạm nói riêng đang được nghiên
cứu.
a. Dấu hiệu lỗi
Trong đồng phạm ngay từ khái niệm được quy định tại Điều 17 BLHS
năm 2015thì đồng phạm chỉ được thực hiện với lỗi cố ý, mỗi người đóng các
vai trò trong đồng phạm đều biết được hành vi của mình và mỗi liên hệ hành
vi của mình với hậu quả xảy ra của việc phạm tội.
Về lí trí:
Mỗi người đồng phạm đều hiểu được và biết rõ hoặc buộc phải biết rõ
hành vi của mình sẽ thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội. Thực tế qua quá
trình điều tra cho thấy trong những vụ án có đồng phạm một hoặc một số
người tuy chỉ biết việc mình thực hiện nhưng họ hiểu rõ rằng cùng thực hiện
với họ còn có những người khác. Họ hiểu người khác sẽ thực hiện các bước
tiếp theo để đạt được kết quả mong muốn và chính điều này đã tạo lên sự liên
kết các mối quan hệ và các hành vi với nhau làm tăng tính nguy hiểm cho xã

hội đối với hành vi đồng phạm.
Do đó, mỗi người đồng phạm có đủ hiểu biết và hiểu rõ hành vi của
mình có tính nguy hiểm cho xã hội như thế nào cũng như hậu quả hành vi đó,
tuy nhiên để đạt được mục đích đã đặt ra mà họ bất chấp tất cả để thực hiện
hoàn thành vai trò cũng như các bước đã được lên từ trước.
Về ý chí:
Theo định nghĩa được quy định tại Khoản 1 Điều 17 BLHS năm
2015:

9




đây luật hình sự chỉ đưa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức lỗi của họ

đều phải là lỗi cố ý chứ điều luật không yêu cầu họ cùng có lỗi cố ý trực tiếp
hay lỗi cố ý gián tiếp[18, tr.23]. Do đó, điều mà chúng ta quan tâm khi tìm
hiểu dấu hiệu ý chí trong đồng phạm là những người đồng phạm có cùng
mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh hay không?
Đối với việc xác định dấu hiệu lỗi của đồng phạm thì: Đồng phạm là
những vụ án mà người tham gia phạm tội hiểu rõ hành vi của mình thực hiện
có tính nguy hiểm cho xã hội và mỗi quan hệ nhân quả của hành vi đối với
hậu quả xảy ra. Và những người này luôn mong muốn đạt được mục đích
hoặc hoàn thành kế hoạch đã vạch sẵn trước đó.
Ngoài việc xác định lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý thì việc
xác định những người đồng phạm này có động cơ và mục đích như thế nào
cũng là một điều cần xác định trong hoạt động điều tra nhằm xác định có tính
chất đồng phạm hay không.
b.


Dấu hiệu động cơ, mục đích

Ví dụ: Đối với nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Việc
xác định mục đích cảu các hành vi nhằm chống phá nhà nước, chống phá
chính quyền Việt Nam hoặc nhằm mục đích làm hoạt động của chính quyền
yếu đi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm. Đây là
dấu hiệu đặc trưng của nhóm các tội phạm xâm phạm an nình quốc gia đề
phân biệt với những tội khác có dấu hiệu của mặt khách quan tương tự.
1.1.2. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm
“Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật

10


định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có
dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy
định)”.
1.1.3. Các loại người đồng phạm
1.1.3.1.

Khái niệm người đồng phạm

Đồng phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ
sung năm 2017) sau đây gọi tắt là “BLHS 2015” về cơ bản không có sự thay
đổi về mặt nội dung so với Bộ luật Hình sự năm 1999.
“Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách

nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra,
trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung
đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định)”.
Do vậy luật hình sự thế giới nói chung và luật hình sự Việt Nam nói
riêng đều có những căn cứ khác nhau để phân loại người đồng phạm. Nhìn
chung, pháp luật hình sự của các nước đều chú ý phân biệt vai trò của người
thực hành với các loại người đồng phạm khác. BLHS của Cộng hoà Liên bang
Đức dành riêng Điều 47, Điều 48, Điều 49 để quy định về người thực hành,
người xúi giục, người tòng phạm. Mỗi điều luật đều đưa ra khái niệm chung
nhất, đồng thời đưa ra đường lối xử lý riêng đối với từng loại người đồng
phạm.
BLHS Nhật Bản dành cả chương XI để quy định về đồng phạm, trong
đó sự phân loại các loại người đồng chính phạm, người xúi giục, người giúp
sức được quy định tại Điều 60, Điều 61, Điều 62.
Điều 60 quy định: “Hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm
đều là chính phạm”.

11


Quy định trên cũng được áp dụng đối với người đã xui người khác xúi
giục. Về khái niệm người giúp sức Điều 62 quy định: “ Người giúp sức là
người đã giúp đỡ chính phạm, người đã xui người người giúp sức bị xử như
người giúp sức”.
Về người chính phạm Điều 23 quy định: “Người tổ chức, chỉ huy các
loại hoạt động phạm tội hoặc giữ vai trò chính phạm trong đồng phạm là
chính phạm”.
Điều 24 quy định về người tòng phạm: “Người giữ vai trò thứ yếu
hoặc giúp sức trong đồng phạm là tòng phạm”.
Điểm tương đồng giữa BLHS Liên Bang Nga so với BLHS 2015 chính

là sự phân chia các chủ thể trong đồng phạm thành bốn loại người đồng
phạm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.
1.1.3.2.

Người thực hành

Trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta, người thực hành đã được đề
cập đến với những tên gọi khác nhau, Quốc triều hình luật gọi là thủ phạm,
Hoàng việt luật lệ gọi là thủ; Hoàng Việt hình luật gọi là chánh yếu phạm.
Trong văn bản pháp luật hình sự do Nhà nước ta ban hành trước khi có BLHS
cũng đã có cánh gọi khác nhau: Các Sắc lệnh ban hành ngay sau Cách mạng
tháng Tám gọi là chính phạm, đồng phạm đến Pháp lệnh ngày 30/12/1967
trừng trị các tội phản cách mạng thì gọi là bọn tham gia. Đặc điểm chung duy
nhất là tất cả các văn bản pháp luật hình sự kể trên đều không có quy phạm
định nghĩa người thực hành mà mới chỉ dừng ở mức quy định tên của loại
người đồng phạm này.
Bởi đó là hành vi trực tiếp thực hiện của họ có thể là hành vi chính
được mô tả trong CTTP.

12


Để hiểu thế nào là việc “trực tiếp thực hiện tội phạm”? Vấn đề này
Luật hình sự Việt Nam có quy định như sau:
Người trực tiếp thực hiện tội phạm được hiểu là bằng chính hành
vi của mình, người này đã thực hiện các hành vi được quy định tại tội danh
trong BLHS. Tự mình thực hiện được hiểu là việc dùng các hành vi, công cụ,
phương tiện hỗ trợ hoặc cũng có thể là không hành động để
thực hiện hành vi phạm tội. Trong các vụ án hình sự có lỗi cố ý thì lỗi này có
thể được nhiều người tham gia cùng thực hiện một hoặc một số hành vi được

mô tả trong kết luận điều tra. Thực tế điều tra và xét xử thì không có yêu cầu
mỗi người khi tham gia phải thực hiện hành vi được mô tả mà nhiều trường
hợpchỉ thực hiện một phần nhỏ của hành vi, tuy nhiên yếu tố quyết định là
hành vi tổng hợp của những người tham gia này phải là hành vi có đủ dấu
hiệu của CTTP.
Ví dụ: Anh A, B, C dạo chơi quanh bờ hồ trước trụ sở huyện uỷ huyện
V. Cả ba cùng thống nhất, bàn bạc cắt trộm dây điện thoại lấy lõi đồng để bán.
Đến khoảng nửa đêm, cả ba đã tiến hành thực hiện hành vi. A và B
dùng dao để cắt cáp còn C đứng gác. Hậu quả phạm tội của chúng đã gây
thiệt hại tổng cộng cho Công ty viễn thông huyên V là 6.534.000 đồng.
Trong vụ án này, hành vi của mỗi người chưa thoả mãn hết các dấu
hiệu được quy định trong CTTP tội trộm cắp tài sản. A và B đã có hành
vi trực tiếp cắt dây cáp điện thoại còn C chỉ thực hiện hành vi cảnh giới và
dịch chuyển dây cáp cắt được tới nơi an toàn. Thế nhưng tổng hợp hành vi
của ba đối tượng thì tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành.


đây, A và B bằng chính hành vi của mình đã trực tiếp thực hiện hành

vi được mô tả trong CTTP tội trộm cắp tài sản với vai trò là người thực hành.

13


Trong BLHS Việt Nam có những tội danh đòi hỏi chủ thể phạm tội có
tính chất đặc thù thì những người đồng phạm thực hiện chỉ có thể là những
người có đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không thỏa mãn yếu tố về mặt
chủ thể thì trong nhiều trường hợp không có đủ cơ sở kết luận mà chỉ đưa ra
được nhận định họ có thể là người giúp hoặc hoặc hành vi của họ cấu thành
tội danh khác. [9, tr.135].

Ví dụ: Đối với tội danh hiếp dâm theo quy định của BLHS Việt Nam có
nhiều ý kiến quan điểm chủ thể thực hiện tội danh này phải là nam giới, tuy
nhiên trong nhiều trường hợp có sự tham gia của nữ giới đóng vai trò đe dọa,
dùng thủ đoạn vũ lực để ép buộc một người phụ nữ khác giao cấu với nam
giới thì trong trường hợp này người phụ nữ ép buộc có thể chỉ đóng vai trò là
người giúp sức.
Cũng là hành vi trên, nhưng giả sử người dùng vũ lực ép buộc là nam
giới thì hành vi của người nam kia không còn là hành vi giúp sức thông
thường mà có đủ cơ sở kết luận người nam này là đồng phạm cùng thực hành
trong tội hiếp dâm.
Họ không có năng lực TNHS hoặc chưa đạt độ tuổi chịu TNHS theo
luật định [9, tr.136]. Như đã phân tích ở phần trên, nếu người thực hiện tội
phạm chưa đạt độ tuổi luật định thì người đó không phải chịu TNHS về việc
làm của mình. Đối với trường hợp không có NLTNHS cũng tương tự như vậy.
Tại Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 đã quy định: “Đồng phạm là trường
hợp hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm”. Việc quy định bắt
buộc phải có nội dung“cùng cố ý thực hiện một tội phạm”được coi là yếu tố
quyết định của đồng phạm. Trong ví dụ này người bị tác động đã không có lỗi
đối hoặc chỉ là lỗi vô ý để dẫn đến hậu quả của việc phạm tội mà họ không có
nhận thực hoặc mong muốn cùng

14


thực hiện tội phạm. Do vậy không có đồng phạm và TNHS trong trường hợp
này cũng chỉ áp dụng đối với người đã có hành vi thông qua sự tác động tới
người khác để phạm tội.
Chúng ta có thể dựa vào hành vi trực tiếp gây ra tội phạm của họ để
định tội và lượng hình chính xác. Từ đó giải quyết đúng đắn TNHS của từng
người đồng phạm cụ thể.

1.1.3.3.

Người tổ chức

Người tổ chức trong Quốc triều hình luật với các tên gọi người khởi
xướng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, trong nguyên tắc trừng trị người tổ chức
được đặt ra là: “kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm một
bậc”. Hoàng Việt luật lệ cũng có những quy định tương tự, chỉ khác ở một
điểm gọi là người tổ chức, người tạo ý đầu tiên. Hoàng Việt hình luật mặc du
quy định người tổ chức thuộc phạm trù người chánh yếu phạm, những cũng
đã chỉ ra được một số dấu hiệu của người tổ chức như: Người gây việc hoặc
tạo ý trong một tội đại hình hoặc trừng trị; người đề xướng hoặc người xúc sử
trong một tội đại hình hoặc trừng trị.
Người tổ chức giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và là mấu chốt trong
vụ án có yếu tố đồng phạm, người này cũng có thể được coi là xương sống
của đồng phạm.
Người chủ mưu là người đưa ra những âm mưu, kế hoạch, phương án
hoạt động của nhóm người thực hiện tội phạm[9, 137]. Những người đồng
phạm khác hoặc người thực hành dựa dựa vào âm mưu của người tố chức để
thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy người chủ mưu luôn mong muốn
những người tham gia cùng thực hiện việc phạm tội làm theo

15


những kế hoạch, phương án đã lên từ trước đề đạt được kết quả như mong
muốn của mình.
Ví dụ: Trong một nhóm tội phạm được tổ chức khá chặt chẽ do Nguyễn
Văn A cầm đầu.

Bên cạnh A luôn có Phạm Quốc B (B là cố vấn cho A). B cũng là người
đưa ra mọi sáng kiến thành lập nhóm, vạch kế hoạch chiến lược cho hoạt
động của cả nhóm trong thời gian đầu.
Người cầm đầu được xem như là người đã đứng lên thành lập ra nhóm
tội phạm hoặc là người đừng ra chỉ huy, chỉ đạo những người tham gia thực
hiện tội [9, 137].
Nếu “chủ mưu ” là người đề xướng, có sáng kiến trong việc thành lập
tổ chức tội phạm, làm tham mưu cho tổ chức tội phạm, thì người cầm đầu
đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức đó, trực
tiếp bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công, giao nhiệm vụ
cho những người đồng phạm.
Trong tổng thể mối quan hệ giữa những người đồng phạm trong một
vụ án thì người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc
chỉ đạo hoạt động của nhóm đó. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là hành vi của
người tổ chức không được mô ta trong CTTP mà người tổ chức phải thông
qua hành vi của người thực hành mà gây ra những hậu quả tội phạm.
1.1.3.4.

Người giúp sức

Trong lịch sự lập pháp hình sự Việt Nam, các Bộ luật Quốc triều hình
luât, Hoàng Việt luật lệ chưa có quy định về khái niệm người giúp sức nhưng
trong những điều luật cụ thể đã có sự phân biệt trường hợp thiếu trách nhiệm
với trường hợp giúp sức tạo điều kiện cho người khác phạm tội ở dạng không
hành động.

16


Như vậy bằng hành vi của mình người giúp sức đã tạo ra những thuận

lợi người những người khác tham gia thực hiện phạm tội có thể thuận lời thực
hiện các hành vi của mình. Những thuận lợi ở đây có thể là tạo ra những hoàn
cảnh thuận lợi hoặc cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết cho việc
phạm tội. Hay nói cách khác là người giúp sức có thể giúp về mặt vật chất
hoặc tinh thần
Giúp sức về vật chất là các trường hợp cung cấp tiền bạc, công cụ,
phương tiện, khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người thực
hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh thần là các
trường hợp chỉ dẫn, cung cấp tình hình, góp ý kiến về kế hoạch, cách thức
thực hiện tội phạm, hoặc hứa hẹn che giấu, ban phát cho người phạm tội một
lợi ích tinh thần nào đó…
Một dạng giúp sức đặc biệt nữa đó là việc đưa ra những lời hứa hẹn,
cam kết như hứa sẽ che giấu hành vi phạm tội, hứa sẽ tiêu thu tang vật hoặc
tiêu thu tài sản có được từ việc phạm tội.
1.1.3.5.

Người xúi giục

Các bộ luật của cha ông ta trước đây như Quốc triều hình luật, Hoàng
Việt luật lệ mặc dù chưa có quy phạm định nghĩa về người xúi giục nhưng đều
đã đề cập đền người xúi giục. Điều 21 Hoàng Việt luật lệ đã quy định về việc
người 90 tuổi trở lên hoặc 7 tuổi trở xuống khi phạm tội cho dù có thuộc tội
danh nào thì cũng không phải chịu hình phạt, tuy nhiên nếu có ai xúi giục thì
sẽ quy trách nhiệm đối với người xúi dục.
Sau Cách mạng tháng Tám, Sắc lệnh của Nhà nước chỉ đề cập đến
chính phạm, tòng phạm mà không đề cập gì đến người xúi giục. Pháp lệnh
ngày 30/10/1967 trừng trị tội phản cách mạng có đề cập đến người xúi giục ở
Điều 4: Tội âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân nhưng cũng chưa
có khái niệm về người xúi giục. Tại Hội nghị tổng kết


17


công tác ngành năm 1968, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra khái niệm người
xúi giục như sau: kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng hưởng ứng
mục đích cảu tổ chức phản cách mạng, không biết hoặc không biết đầy đủ về
toàn bộ hoạt động của tổ chức phản cách mạng. Kẻ xúi giục thường bằng cách
hành động như dùng văn thơ phản động xuyên tạc các sự kiện lịch sử, dùng
các luận điệu của các đài tâm lý chiến đế quốc, dùng thần quyền giáo lý, dùng
sấm ký mê tín, dị đoan kết hợp với khai thác thắc mắc khó khăn trong tâm lý,
tình cảm, đời sống của người chúng có quan hệ để kích động ý thức phản cách
mạng của người đó và thúc đẩy họ đi vào con đường phản cách mạng.
Người xúi giục không trực tiếp gây ra tội phạm nhưng đã thực hiện ý
định phạm tội của mình bằng cách tác động đến tư tưởng và ý chí của người
khác, khiến người này phạm tội.
Nếu hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc kích
động người khác phạm tội thì hành vi xúi giục lại thúc đẩy người khác từ chỗ
chưa có ý định phạm tội, không yêu cầu phải thúc đẩy theo một hình thức nào:
có thể bằng lời nói hoặc thư viết. Người thúc đẩy người khác phạm tội phải
chịu TNHS. Trong mọi trường hợp hậu quả mà người thực hành gây ra phải là
kết quả của hành vi xúi giục. Người xúi giục luôn được coi là tác giả tinh thần
của tội phạm.
. Hành vi của họ đều ít nhiều góp phần đảm bảo cho tội phạm được
thực hiện. Tìm hiểu rõ bốn loại người đồng phạm cùng với hành vi tuơng ứng
mà họ đã thực hiện sẽ là cơ sở cho việc cá thể hóa TNHS cho từng người
đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc xử lí đúng người, đúng tội, giữ vững tính
nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta.
1.1.4. Các hình thức đồng phạm

18



Pháp luật các nước trên thế giới có nhiều quan điểm và nhiều cách phân
chia khác nhau về các hình thức của đồng phạm. Khoa học luật hình sự Việt
Nam căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng
phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm.

- Đồng phạm không có mưu trước;
- Và Đồng phạm có thông mưu trước.
Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan, chia các hình thức
đồng phạm thành hai loại:
- Đồng phạm giản đơn (Đồng phạm không có thực hành);
- Đồng phạm phức tạp (Đồng phạm có sự thực hiện các vai trò
khác nhau).
Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan và mặt chủ quan chia
đồng phạm thành hai loại:
- Đồng phạm có tổ chức;
Đối với trường hợp này những người đồng phạm không có sự bàn bạc,
thống nhất hay lên kế hoạch trước cho việc thực hiện các hành vi phạm tội,
không phân định vai trò và trách nhiệm của những người tham gia. Như vậy,
đánh giá về mức độ nguy hiểm của các hình thức đồng phạm khác thì đồng
phạm không có thông mưu trước nói chung ít nguy hiểm hơn.
Đối với hình thức đồng phạm này những người đồng phạm đã có sự
thống nhất hoặc có những thỏa thuận nhất định.
Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của điều luật được quy định
trong Phần các tội phạm.
19



×