Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu đánh giá các nguyên lý văn học dưới góc nhìn của chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 49 trang )


M ỤC LỤC
Số trang
Phần I: Thông tin chung

2

Phân II: Tông quan kết quả nghiên cứu

2

1. Đặt vấn đề

2

2. Mục tiêu

4

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4

4. Tong kết kết quả nghiên cứu

6

5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận

13


6. Tóm tắt kết quả

13

Phân III: Sản phấm, công bố và kết quả đào tạo của đề tài

15

Phụ lục

19


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đe tài: Nghiên cứu đánh giá các nguyên lý văn học dưới góc nhìn của
chù nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc
1.2. Mã số: QG 15.58
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

STT Chức danh, học vị, họ và tên
1 TS. Diêu Thị Lan Phương

Đon vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

Khoa Văn học,

Chủ trì


ĐH KHXH & NV
2

PGS.TS. Trân Khánh Thành

Khoa Văn học,

Thành viên

ĐH KHXH & NV

1.4. Đon vị chủ trì: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
1.5. Thòi gian thực hiện: 24 tháng
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 03 năm 2017
1.5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng 09 năm 2017

1.5.3. Thực hiện thực tế:

từ tháng 06 năm 2017 đến tháng 09 năm 2017.

1.6. Những thay đối so vói thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Ve mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tố chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ỷ kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tống kinh phí đưọc phê duyệt của đề tài: 120 triệu đồng.
PHẦN II. TÓNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ
được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung

gồm các phần:
1. Đặt vấn đề

2


Nguyên lý văn học là nên tảng của lý luận văn học nói riêng và văn hóa nói
chung. Đây cũng là lĩnh vực mà rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm để ý.
Có thế nói, không có một lí thuyết phê bình mới nào ra đời mà không bàn đến vấn đề
căn cốt là nguyên lý văn học, đến các vấn đề then chốt như Văn học là gì? Văn học
viết về cái gì? Văn học viết như thế nào? Văn học viết thành như thế nào? Văn học có
tác dụng gì?... Từ những thập kỷ sau cùng của thế kỷ XX đến nay, ở nước ngoài, mặc
dù có rất nhiều phương pháp nghiên cứu mới ra đời, với những quan điểm học thuật
khác nhau, tuy vậy, người ta vẫn không ngừng bàn đến những vấn đề thuộc về nguyên
lý chung; và trong đó, đặc biệt phải kể đến các công trình thuộc cấu trúc luận và Hậu
cấu trúc luận.
Có thể nói sự ra đời của cấu trúc luận vào những năm 60 của thế kỷ XX được xem
như một cuộc cách mạng triệt để về lý thuyết văn học, vì sự xuất hiện của nó đồng
nghĩa với sự lật đổ các quan niệm truyền thống có tính cách nguyên lý tồn tại trước đó.
Từ Plato cho đến các nhà phê bình mới Hoa Kỳ, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hoặc ít,
loài người đã tin rằng một tác phẩm văn học là con đẻ của công trình sáng tạo của tác
giả, diễn tả bản ngã của chính tác giả; văn bản là môi trường, nơi người đọc có thể chia
sẻ những cảm nhận về khía cạnh tinh thần và nhân bản từ tư tưởng và tình cảm của tác
giả và sau hết, một bài thư, một cuôn tiếu thuyêt hay một vở kịch dược xem như thành
công nếu nó thể hiện được sự thật của đời sống nhân loại, nói khác đi nó là hiện thân
của thế giới hiện thực xung quanh chúng ta. cấu trúc luận đã phá bỏ tất cả các quan
niệm trên bằng sự tuyên xưng cái chết của tác giả; tác giả hay người viết chỉ làm công
việc viết lại những gì đã có từ trước chứ không thể dùng văn bản để diễn tả chính nội
tâm hay bản ngã của mình, những gì được viết ra bởi tác giả là sự sắp xếp phối trí lại
những gì đã hiện diện trong thế giới ngôn ngữ và văn hoá xuất hiện trước đó. Chủ

nghĩa Cấu trúc (structuralism) đã đưa cấu trúc văn bản vào vị trí trung tâm tạo nghĩa,
soi rọi các vấn đề văn học bằng phương pháp khách quan và khoa học. Tuy vậy, việc
lấy văn bản là trung tâm cũng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, và để lấp đầy những
lỗ hổng đó, chính các nhà cấu trúc luận đã tìm đến một hướng đi mới - Giải cấu trúc
(Deconstruction) hay là hậu cấu trúc (Post-structuralism). Đó cũng là lý do mà chúng
tôi chọn Chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc như là sự bổ trợ cho nhau để nghiên cứu
các vấn đề nguyên lý văn học.

3


2. Mục tiêu
+ Mục tiêu chung: Công trình hướng đến mục tiêu đổi mới, cập nhật những tư
lưởng lý luận văn học mới; thay đổi cách nhìn về những vấn đề thuộc về nguyên lý cơ
bản trong nghiên cứu lý luận, trong quan niệm chung về tác phẩm văn học nghệ thuật.
Điêu này góp phần định hướng cho thực tiễn sáng tác văn học nghệ thuật ở Việt Nam.
Lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, có vai trò định hướng cho thực tiễn. Vì vậy, đề
tài hướng đến mục tiêu xác lập được cách nhìn nhận mới, tiến bộ về văn học nghệ
thuật, từ đó xây dựng được hệ thống tiêu chí đúng đắn, nhân văn, vừa tiến bộ vừa phù
hợp với truyền thống văn hóa dân tộc đế định hướng cho thực tiễn sáng tác văn học
nghệ thuật hiện nay.
+ Mục tiêu cụ thể: Công trình là bước đầu thực hiện mục tiêu đổi mới, hiện đại
hóa nội dung và phương pháp giảng dạy môn Nguyên lý lý luận văn học trong trường
Đại học; tiến đến viết lại hệ thống Giảo trình Lý luận văn học của Bộ môn Lý luận văn
học, Khoa Văn học, đồng thời, xác lập cách nhìn hiện đại về văn học nghệ thuật - kết
tinh của giá trị văn hóa của một dân tộc. Các mục tiêu cụ thể được giải quyết trong đề
tài là:
Thứ nhất, giới thiệu được lý thuyết và phương pháp của chủ nghĩa cấu trúc và hậu
cấu trúc.
Thứ 2, mô tả và phân tích chính xác mối quan hệ giữa văn học với các lĩnh vực

khác.
Thứ 3, xác lập cách hiểu mới mang tính hiện đại về văn bản văn học. Nghiên cứu
cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, vấn đề ngôn ngữ văn học theo lý thuyết hiện đại.
Thứ 4, trình bày quan niệm mới về sáng tác và tiếp nhận văn học, từ đó thấy được
vai trò quan trọng của người sáng tác và cả người tiếp nhận như thế nào.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề Nguyên lý văn học - là bộ phận cơ bản thuộc lĩnh
vực lý luận văn học; vì vậy, bản chất của đối tượng là một vấn đề tương đối trừu
tượng, là bộ phận khái quát và có tính triết học cao (Lý luận văn học được xem là triết
học của văn học), nó là những vấn đề trước hết có tính tư tưởng. Như chúng tôi đã đặt
vấn đề, đối tượng này sẽ đưọ'c chúng tôi tiếp cận chủ yếu bằng chủ nghĩa cấu trúc và
hậu cấu trúc. Bất cứ phương pháp nào cũng có những giới hạn nhất định, nguyên tắc
4


lựa chọn của chúna, tôi là tận dụng những quan điểm tiến bộ và hạn chế tối đa những
quan điểm không phù hợp với thực tế.
Dưới sự soi chiếu của hệ thống phương pháp luận mới, công trình sẽ được cụ thế
hóa bàng các cách tiếp cận sau:
- Cách tiếp cận liên ngành. Bản thân chủ nghĩa cấu trúc tích hợp trong nó nhiều
phân nhánh khác nhau, và các nhà nghiên cứu vẫn thừa nhận rằng, cấu trúc luận là một
khoa học liên ngành. Cụ thể, Ngôn ngữ học - mà trung tâm là Ký hiệu học, Tự sự học,
Thần thoại học, Lịch sử học... đều là những bộ phận nghiên cứu hợp thành của cấu
trúc luận. Vì thế, nhìn văn học nghệ thuật trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác
cũng là cách để đối tượng hiện rõ hơn. ở đây, chúng tôi vận dụng lý thuyết ngôn ngữ
học của F. Suasuare để tìm hiểu các vấn đề về ngôn ngữ, đồng thời vận dụng lý thuyết
Ký hiệu học đế lý giải ý nghĩa (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) của văn bản văn học.
- Cách tiếp cận liên văn bản: R. Barthes từng có một thông điệp nổi tiếng “Mọi
văn bản đều là liên văn bản', ở những cấp độ khác nhau, trong hình thức được nhận
biết ít hay nhiều, bao giờ cũng hiện diện những văn bản khác - những văn bản của văn

hoá trước đó và những văn bản của văn hoá bao bọc xung quanh; mọi văn bản đều là
tấm vải mới đan dệt từ những trích dẫn đã từng được sử dụng”[ R. Barthes.- Texte
(théorie du)//K. Barthes.- CEuvres completes. T, II,- p.; Seuil, 1994, tr. 1683.]. Quả
thực, việc nhìn tác phẩm văn học trong các mối quan hệ đã có từ lâu, nhưng lý thuyết
liên văn bản thực sự đã giúp người nghiên cứu có được thức nhận mới về bản chất của
văn bản văn học. Từ lý thuyết này chúng ta mới có thể lý giải được các dạng siêu văn
bản, hiện tượng văn bản trên máy tính, trên internet trong thế giới toàn cầu hóa.
- Cách tiếp cận văn học sử: Nguyên lý văn học không thể tách rời với các tác
giả, tác phẩm cụ thể. Các vấn đề cụ thể của thực tiễn văn học được trình bày trong đề
tài nhằm minh chứng cho các luận điểm lý luận sẽ được chúng tôi nhìn nhận trong
dòng chảy của lịch sử văn học. Trong diễn trình vận động, các quan niệm và thi pháp
thay đổi liên tục, lý luận là công cụ để tìm hiểu thực tiễn, giúp định hướng thực tiễn,
tuy nhiên, lý luận lại thường đi sau thực tiễn. Bên cạnh đó, các quan điểm lý luận cũng
có tính lịch sử và chúng ta cần nhìn nhận ở cả hai chiều lịch đại và đồng đại. Vì vậy,
trong đa số các đề tài khoa học xã hội, phương pháp lịch sử - xã hội luôn được vận
dụng để tiếp cận vấn đề.

5


- Cách tiếp cận m ỹ học tiếp nhận. Trường phái Mỹ học tiếp nhận với chủ soái là
H. R. Jauss thực sự đã làm nên một cuộc cách mạng trong cách nhìn nhận về chủ thể
sáng tạo của văn học nghệ thuật. Nó khẳng định vai trò sáng tạo của người đọc, xem
người đọc là người đồng sáng tạo tạo nên tác phẩm; từ đó cũng thay đổi cách nhìn về
tác phẩm văn học: văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có người đọc. Mỹ học tiếp nhận
là lý thuyết đe chúng tôi lý giải được mối quan hệ giữa tác giả- tác phẩm - người đọc
một cách hữu hiệu.
- Bên cạnh cách tiếp cận thì các phương pháp cụ thể mà chúng tôi sử dụng là:
+ Phương pháp hệ thống', tư duy hệ thống, với bất cứ một công trình khoa học nào
cũng là điều tối quan trọng. Phương pháp hệ thống chú trọng tính chỉnh thể và tính cấu

trúc của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được áp dụng để triển khai toàn bộ
vấn đề nghiên cứu. Khác với các phương pháp khác - cách làm có thể hiển thị trên bề
mặt, phương pháp này phần lớn ẩn chìm bên trong tổng thể; góp phần trình bày vấn đề
mạch lạc, đồng thời chỉ ra các mối liên hệ, các thành tố thống nhất của vấn đề nghiên

+ Phương pháp lịch sử- phái sinh: Phương pháp nghiên cứu lịch sử - phái sinh chủ
trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái, nhà văn, tác phẩm từ nguồn gốc
trong đời sống xã hội. Nó cũng chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu
tranh giữa các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những cội
nguồn lịch sử xã hội. Trong công trình này, nó được áp dụng khi nghiên cứu mối quan
hệ giữa lịch sử- xã hội với sự phát sinh và phát triển của một quan niệm hay một hiện
tượng văn học trong thực tiễn; nghiên cứu các vấn đề văn học cụ thể - nghiên cứu
trường hợp.
+ Phirơng pháp so sánh - lịch sử và phương pháp so sảnh - loại hình: Đây là
phương pháp hữu hiệu để thấy được mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tương đồng, tiếp nối
và sự khác biệt của các vấn đề và quan niệm văn học. Ở đây, chúng tôi vận dụng so
sánh để thấy được sự vận động, thay đổi trong cách nhìn các vấn đề nguyên lý; đồng
thời, thấy được sự khác biệt khi nhìn nhận nguyên lý văn học bằng chủ nghĩa cấu trúc
và hậu cấu trúc.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Các nguyên lý văn học - mỹ học là cơ sở ban đầu để định hướng và lý giải các
6


vân đê vê văn học nghệ thuật. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác
nhau, với tâm thức hậu hiện đại, những nguyên lý mang tính truyền thống có lúc
không còn phù hợp nữa; mà cần được xây dựng dựa trên một cách tiếp nhận, cách
quan niệm mới, có thể lý giải được các hiện tượng văn học. Qua nghiên cứu của đề tài,
chúng ta có thể rút ra một số kết quả về vấn đề này như sau:
a.


Việc vận dụng các lý thuyết/ phương pháp hiện đại, mà tiêu biểu là chủ nghĩa

cấu trúc và hậu cấu trúc vào nghiên cứu các vấn đề văn học là một cách thay đổi hệ
hình đánh giá, lý giải tác phẩm, thay cho hệ hình “độc tôn” Marxit trước đây. Việc
dung hòa giữa lý thuyết phương Tây và lý luận truyền thống Việt Nam, tiến đến thiết
lập được những tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho văn học nghệ thuật - linh hồn của
văn hóa - là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển văn học nghệ thuật, cấu trúc và
hậu cấu trúc là hệ thống lý thuyết tổng quát có tầm ảnh hưởng rộng lớn và phân nhánh
đến nhiều ngành khác nhau, trong 20 năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực
dịch, giới thiệu khá nhiều tài liệu, công trình của F. Suasuare, Roland Bathes,
Todorov, Gennet, Claude Lévi-Strauss, J. Lacan, M. Foucault... Chúng ta có thể kể đến
các công trình tiêu biểu sau:
+ Cái chết của tác giả (Lý Thơ Phúc dịch), Độ không của lối viết (Nguyên
Ngọc dịch) của R. Barthes.
+ Nghệ thuật như là thủ pháp (Đỗ Lại Thúy dịch) của V. Shklovsky
+ Ket cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (Lã Nguyên dịch) của Yu. Lotman
+ Ngôn ngữ học và thi pháp học (Trịnh Bá Đĩnh dịch) của Roman Jakovson
+ Chủ nghĩa cấu trúc và văn học (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên)
Đối với nghiên cứu văn học, có thể nói cấu trúc luận là trường phái triết học
khởi đầu cho sự thay đổi cách nhìn. Chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) đã đưa cấu trúc
văn bản vào vị trí trung tâm tạo nghĩa, soi rọi các vấn đề văn học bàng phương pháp
khách quan và khoa học. Chủ nghĩa hình thức Nga và sau đó là cấu trúc luận Pháp đã
làm một bước chuyển hệ hình nghiên cứu từ ngoại quan sang nội quan, tức từ tác giả
và hoàn cảnh sang tác phẩm. Như vậy, với ánh sáng của chủ nghĩa cấu trúc, hệ hình
nghiên cứu văn học thế giới đã dịch chuyển trung tâm từ NHỮNG YỂU TỐ NGOÀI
VÃN BẢN sang VĂN BẢN. Đây là bước ngoặt rất lớn vì từ xưa đến nay, yếu tố xuất
phát điếm của nghiên cứu luôn là các yếu tố ngoài văn bản. Các phương pháp truyền
thống luôn lấy xã hội học, tiểu sử học như là tiền đề để giải mã tác phẩm. Cái hiện hữu
7



thường bị coi nhẹ. Trong tầm chi phối của hiện tượng luận, chủ nghĩa cấu trúc đã mở
ra một thời đại mới, đấy là chú ý đến cái hiện hữu - văn bản. Văn bản là yếu tố đầu
tiên, mang tính cơ sở, quyết định NGHĨA tác phẩm.
Điếm thứ hai, điếm chung của cả trào lưu cấu trúc luận là theo đuổi cấu trúc
phổ quát; nó xem cấu trúc và ‘ngừ pháp’ văn chương là đối tượng khảo sát và phân
tích chính nên đã vượt hẳn các lý thuyết văn học trước nó về ‘tính khoa học’ với
những nguyên tắc mang tính phương pháp luận cụ thể, một hệ thống khái niệm rõ
ràng, một khả năng ứng dụng gần như vô giới hạn. Tuy nhiên, khi chọn trọng tâm
nghiên cứu như vậy, cấu trúc luận cũng đồng thời bỏ qua các tác phẩm và tác giả cụ
thế. Hậu quả là, một, do mọi người mải mê đi tìm những quy luật và quy ước phổ quát,
lãnh vực phê bình thực hành tương đối yếu; hai, khi lược quy mọi hình thức diễn ngôn
vào một hệ thống ký hiệu, ranh giới giữa tính văn chương và tính phi văn chương bị
xoá nhoà, một mẩu quảng cáo, do đó, cũng có ý nghĩa tương đương với một kiệt tác;
ba, bị hạn chế trong cách nhìn đồng đại, dưới mắt các nhà cấu trúc luận, mọi cái viết
đều không có khởi nguồn, do đó, họ không đặt ra vấn đề đánh giá về tính độc sáng của
bất cứ một văn bản nào: với họ, mọi văn bản đều hình thành từ những gì đã được viết
trước đó cả rồi. Nhìn chung, tính khách quan, khoa học là đóng góp lớn nhất của cấu
trúc luận cho khoa học nhân văn; bởi vì trước đó, với đối tượng là văn chương nghệ
thuật, ngành khoa học này vẫn mặc nhiên được mang trên mình ít nhiều tính chủ
quan.
Điểm thứ ba, cùng với cấu trúc luận, mỹ học tiếp nhận cũng lên ngôi. Với vai
trò là nhà cách mạng, R. Barthes với công trình ít nhiều mang tính cực đoan “Cái chết
của tác giả” gần như đã tuyên bố về sự lên ngôi của văn bản và tiếp đó là trọng tâm
chú ý chuyển dịch sang độc giả. Điều này đồng nghĩa với vai trò của chủ thể sáng tạo
thứ nhất giảm xuống. Trong Cái chết của tác giả, Barthes chỉ ra ràng, khái niệm tác
giả chỉ xuất hiện ở thời hiện đại gắn với quá trình hàng hóa hóa và vai trò quan trọng
ngày càng tăng của “tính cá nhân”. Trên thực tế, việc quá coi trọng người viết và
những vấn đề liên quan đến người viết có ảnh hưởng nhất định đến tầm đón đợi của

người đọc. v ề mặt khoa học, đúng là một văn bản ra đời, mà không gắn với “nhãn
hiệu”, thương hiệu của ai, nổi tiếng hay không nổi tiếng thì sự đánh giá và thụ hưởng
nghệ thuật sẽ khách quan và vô tư hơn.


Điêm thứ tư, với sự ra đời của trào lưu cấu trúc, vô số những phương pháp giải
mã tác phẩm văn chương đã từ đó được sản sinh. Từ Thi pháp học, Tự sự học, Phê
bình Mới... đâu đâu cũng có dấu ấn của cấu trúc. Có thể nói, cấu trúc luận đã tạo nên
một thời đại hoàng kim của lý thuyết vào những năm 70 với hàng loạt những cây đại
thụ như F. Saussure, R. Barthes, R. Jakovson, Yu. Lottman, Todorov... Ảnh hưởng
của nó đối với giới nghiên cứu là rất lớn.
Có thể nói, Ảnh hưởng lớn nhất của cấu trúc luận đối với sự thay đổi trong việc
nhìn nhận các vấn đề nguyên lý ở Việt Nam là nếu trước đây, chúng ta chủ yếu phân ra
hai cực (kiểu bên này bên kia) và hệ thống lý luận chủ yếu tiếp thu tư tưởng Mark Lenin đơn thuần, thì với ánh sáng của chủ nghĩa cấu trúc, việc đánh giá nhìn nhận lại
các vấn đề trở nên khách quan hóa, căn cứ lớn nhất giờ đây là Văn bản chứ không phải
các vấn đề ngoài văn bản, thậm chí ngoài thực tiễn văn học, ngoài bản chất văn học
như trước.
b.

Đe tài đã đánh giá lại hệ thống giáo trình, sách tham khảo được sử dụng cho

đến hiện nay. Ở Việt Nam, trong hệ thống khoa Văn học - Ngôn ngữ ở các trường cao
đẳng, đại học, và kể cả chương trình văn học ở bậc Phố thông đều giảng dạy Nguyên lý
văn học (hoặc những phần thuộc Nguyên lý văn học), và xem đây là môn học cơ sở
đầu tiên thuộc lĩnh vực Lý luận văn học. Như vậy, đây là lĩnh vực tri thức quan trọng,
tạo nền tảng cho bất cứ ai muốn tìm hiểu và tiếp nhận văn học nghệ thuật một cách
đúng đắn.
Trong hệ thống sách chuyên khảo về phân môn này, đầu tiên phải kể đến cuốn Văn
học khái luận của Đặng Thai Mai được xuất bản năm 1944 - đặt nền móng cho nền lí
luận Macxit. Tiếp đến là giáo trình Sơ thảo nguyên lí lí luận văn học do GS. Nguyễn

Lương Ngọc soạn thảo - đặt nền móng cho Lý luận văn học hiện đại ở Việt Nam. Sau
này, cũng đã có khá nhiều giáo trình ra đời như: Mấy vấn đề nguyền lý văn học - GS.
Nguyễn Lương Ngọc chủ biên; Những nguyên lý về lỷ luận văn học - Hà Minh Đức và
Lê Đình Kỵ chủ biên; Cơ sở lý luận văn học - các nhà nghiên cứu của ĐH Sư phạm
Vinh và ĐH Tống hợp soạn thảo, hai bộ giáo trình Lý luận văn học của Đại học sư
phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp soạn thảo... Tuy số lượng giáo trình và sách tham
khảo lý luận không phải là ít nhưng cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ lí luận Macxit và
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cách nhìn, cách quan niệm của nền lí thuyết xã hội chủ
9


nghĩa. Bước sang thời kì đôi mới, các nhà nghiên cứu đã mạnh dạn thay đổi. Một số
công trình đã gây được tiếng vang lớn, trong đó đáng kể nhất có lẽ là Lý luận và văn
học của Lê Ngọc Trà xuất bản lần đầu năm 1991 (được giải Hội nhà văn VN) và Lý
luận và phê bình văn học của Trần Đình Sử xuất bản lần đầu năm 1996 (được NXB
trao giải sách hay của năm). Cả hai công trình đều trình bày những cách nhìn mới về
những vấn đề như: Phương diện chủ quan của phản ánh và đặc trưng của văn nghệ,
Phạm trù hình tượng, Tính nhân loại, vấn đề văn học phản ánh hiện thực, vấn đề con
người trong văn học; Nghệ sĩ.. .Tuy vậy, vốn là những cuốn sách mang tính tham khảo
nên các tác giả chưa quan tâm trình bày các vấn đề Nguyên lý như một hệ thống; và về
mặt cấu trúc, thì có thế nói, những cuốn sách này cũng hoàn toàn chưa chú trọng đến
vấn đề văn bản văn học - như một mấu chốt trung tâm của văn chương. Nhìn từ một
khía cạnh nào đó, các cuốn sách được xem là thuộc loại “lý luận văn học” ở Việt Nam
lâu nay không khác mấy với cuốn Văn học khái luận của Đặng Thai Mai xuất bản từ
đẩu thập niên 1940. Giống nhất là ở các vấn đề được quan tâm: trước hết, nỗ lực định
nghĩa văn học và sau đó, nhận diện các đặc điểm và chức năng của văn học, các mối
quan hệ giữa văn học và các khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội, từ những yếu
tố được xem là ‘cơ sở’ như kinh tế và những yếu tố được xem là thuộc kiến trúc
thượng tầng như văn hoá, chính trị, đạo đức..,
Năm 1992, PGS.TS Trần Khánh Thành (ủy viên nhóm nghiên cứu của đề tài này)

cũng là người tham gia soạn thảo giáo trình Lý luận văn học (viết các phần: Nghệ thuật
- một hình thái ý thức xã hội dặc thù; Văn học là một loại hình nghệ thuật; Nhà văn và
quá trình sáng tác). Ở thời điểm đó, những kiến giải, những quan niệm của cuốn sách
là cơ sở lý luận đúng đắn và có thể lý giải được thực tiễn văn chương. Tuy nhiên, đến
nay, đã hơn 20 năm trôi qua, những quan niệm đó ít nhiều cũng có điểm bất cập cần
phải thay đổi.
Tính lịch sử là một đặc điểm của khoa học xã hội. Vì thế khoa học xã hội luôn luôn
cần phải làm mới mình. Ngày nay, văn học nghệ thuật đang phát triển trong bối cảnh
toàn cầu hóa. Vai trò, bản chất, và sự tồn tại của văn học đã thay đổi rất nhiều so với
trước đây. Trước thực tế ấy, rõ ràng các vấn đề nguyên lý được trình bày trong các
giáo trình và các sách chuyên khảo ở Việt Nam đã trở thành lạc hậu. Nó lạc hậu trên
hai phương diện: thứ nhất, nó gần như không còn là công cụ để có thể lý giải được
thực tiễn văn chương đương đại; thứ hai, trên phương diện lý thuyết, nó không hội
10


nhập được với xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa của thế giới hiện nay. Hai điều đó
là căn cốt thúc đẩy phải xác lập được cánh trình bày, cách quan niệm mới về nguyên lý
cơ bản.
c. Một số quan điểm xuyên suốt như vấn đề phản ánh hiện thực, phản ánh luận
được xem xét từ nhiều góc độ và đưa ra cách hiểu mới: Hiện thực không chỉ là cái
được nhìn thấy bằng mắt thường mà còn là thế giới vô thức, ý thức, chỉ có thể cảm
nhận, nó tồn tại trong ta, trong thế giới này mà không thể nhìn thấy, sờ thấy trực tiếp.
Hiện thực - vì vậy vô cùng rộng lớn và chứa nhiều bí ẩn. Tác phẩm văn học - cái mà
văn học phản ánh là một ẩn dụ về đời sống; và bản thân nó, là một liên văn bản. Trong
nghiên cứu lý luận, vấn đề trung tâm - Bản chất của văn học nghệ thuật đã được bàn
đến rất nhiều. Hai phương diện được quan tâm nhiều nhất chính là Bản chất thẩm mỹ
và Bản chất xã hội của tác phẩm văn học nghệ thuật; trong đó, đa số các giáo trình chú
trọng đến các vấn đề như: vấn đề phản ánh, vấn đề hiện thực, vấn đề thẩm mỹ, vấn đề
hình thái ý thức xã hội... của tác phẩm văn học. Có thể nói, với cách nhìn tiến bộ và

cởi mở hơn, với sự ra đời của các phương pháp nghiên cứu mới, đặc biệt là chủ nghĩa
cấu trúc và hậu cấu trúc (giải cấu trúc), vấn đề bản chất của văn học nghệ thuật đã
ngày càng được nhìn nhận lại cho đúng với đặc thù của chính nó, có thể lý giải các tác
phẩm mang tính đương đại. Ở đây, trong công trình của mình, chúng tôi cố gắng
không đi lại những vấn đề mà gần như đã được các nhà nghiên cứu bàn bạc một cách
thấu đáo; mà chỉ đi vào một trong những phương diện mà chúng tôi cho rằng là bản
chất hiện hữu, đặc thù của tác phẩm văn học, đó là Tính ẩn dụ và liên văn bản như là
bản chất nội tại của tác phẩm văn chương.
d. Ngôn ngữ - ngôn từ, là chất liệu chính của văn học. Lý thuyết ngôn ngữ học của
Ferdinand de Saussure đã chỉ ra mối quan hệ giữa kí hiệu và nghĩa trong hệ thống kí
hiệu ngôn ngữ. Ông cho rằng, mỗi ký hiệu ngôn ngữ gồm có hai phần: cải biểu đạt (le
significant) và cái được biểu đạt (le signifeie). Cái biểu đạt là phương diện có thể tri
giác được (bằng thị giác hay thính giác) trong kí hiệu. Cái được biểu đạt là nội dung
nghĩa được truyền đạt bởi cái biểu đạt. Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt là mối quan hệ giữa một hình ảnh âm thanh với một khái niệm chứ không phải mối
liên hệ giữa hình ảnh âm thanh với sự vật, hiện tượng trong thực tế. Ngôn ngữ là hệ
thống kí hiệu tồn tại trong giao tiếp, sinh nghĩa trong quá trình giao tiếp. Trong giao
tiếp bao giờ cũng cần có các thành tố: ai nói (người phát), nói thế nào? (mã), nói cái
11


gì? (thông điệp), nói trong tình huống nào? (ngữ cảnh), nói cho ai nghe (người nhận).
Đây là mô hình phổ quát cho mọi hình thức giao tiếp của con người, kể cả giao tiếp
trong văn học nghệ thuật. Tác phẩm văn học/văn bản văn học xét từ quan điểm của kí
hiệu học cũng có hai mặt: văn bản và ý nghĩa (cái biểu đạt và cái được biểu đạt). Nội
dung tác phẩm được mã hóa vào các phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ và hình tượng.
Khi đọc tác phẩm, người đọc giải mã văn bản ngôn từ và hình tượng nhằm hiểu được
thône điệp tư tưởng tình cảm mà nhà văn gửi tới.
Văn bản ngôn từ là hình thức tồn tại của tác phẩm văn học. Văn bản văn học, theo
A. Potebnia có cấu trúc gồm ba lớp: hình thức bên ngoài (âm thanh), hình thức bên

trong (hình ảnh) và nội dung tư tưởng. Trong cuốn Lý luận văn học, hai tác giả Wellek
và Warren đã đưa ra một cấu trúc đa tầng từ tầng âm thanh, ý nghĩa, hình tượng, đến
phương pháp kỹ thuật và đánh giá - nghĩa là từ trong hạt nhân cốt lõi của chất liệu văn
học đến cả những điều ngoài văn học và sự khác biệt ở các thể loại khác nhau. Việc
phân chia như thế đã làm sáng tỏ quá trình giải mã văn bản ngôn từ trong các hình
thức thể loại của nó, tuy nhiên có thể nhìn nhận một cách dễ hiểu hơn khi quy vào ba
yếu tố cơ bản nhất, đó là văn bản ngôn từ, hệ thống hình tượng và ý nghĩa - cấu trúc
cơ bản của một tác phẩm văn chương.
c. Mỹ học tiếp nhận ra đời trcn cơ sở của chủ nghĩa cấu trúc đã làm cho chúng ta
thay đổi cách nhìn về “tác phẩm”. Giờ đây Văn bản và tác phẩm là hai khái nhiệm
khác nhau. Văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có người đọc. Như vậy, khác với cách
quan niệm truyền thống, giờ đây, người đọc rất được chú trọng. Ở Việt Nam, từ thời
Tản Đà, nghĩa là cuối thế kỷ 19, văn chương bắt đầu trở thành hàng hóa ( Văn chương
hạ giới rẻ như bèo). Khi có nhà xuất bản, có báo chí..., văn chương có thể “kiếm sổng”
được thì nhà văn, nhà thơ đương nhiên không chỉ viết cho mình đọc. Và vì vậy, trong
lịch sử văn học hiện đại, vai trò của độc giả là rất lớn. Những đặc tính tâm sinh lý của
họ, cách đọc của họ, tầm đón đợi của họ quyết định đến sự phát triển của văn học. Tuy
nhiên, trong hệ thống giáo trình lý luận, mỹ học tiếp nhận đã được giới thiệu rất muộn.
Trong đề tài này, chúng tôi đã dựa vào công trình “Cái chết của tác giả” của Roland
Bathes và quan niệm về yếu tố bất định của ý nghĩa của Derrida đế lý giải các vấn đề
về tác giả - chủ thể của tác phẩm và hành trình ý nghĩa của nó.
f. Đe tài “Nghiên cún, đánh giá nguyên lý văn học dưới góc độ của chủ nghĩa cấu
trúc và hậu cẩu trúc” trước hết góp phần thay đổi và tạo ra cách nhìn mới đối với
12


những vấn đề then chốt như: Bản chất của tác phẩm văn học, vai trò của văn học, mối
quan hệ của văn học với kiến trúc thượng tầng; vấn đề cấu trúc tác phấm văn học, vấn
đề sáng tác và tiếp nhận văn học nghệ thuật... Có thể nói, nhiều vấn đề lý luận cơ bản
đã được nhìn nhận lại dưới ánh sáng của các lý thuyết mới. Đe tài cũng đề ra hệ thống

“nguyên lý” mới, mang tính hiện đại để định hướng, khái quát và lý giải các hiện
tượng văn học thời hiện đại.
5.Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
- Đối chiếu với các mục tiêu đã được đề ra trong Bản thuyết mình, chúng tôi nhận
thấy đề tài có những đóng góp mới về mặt khoa học, nhất là trong lý luận văn học.
- Thứ nhất, đề tài đã giới thiệu khá đầy đủ các lý thuyết/ các cách tiếp cậnkhác
nhau mang tính hiện đại trong lĩnh vực văn học, trong đó, tiêu biểu là chủnghĩa cấu
trúc và hậu cẩu trúc. Các vấn đề cơ bản của nguyên lý văn học được đưa ra bàn lại,
trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt và tôn trọng tính lịch sử trong các cách tiếp cận.
-Thứ hai, đề tài đã xác lập được cách nhìn nhận mới, tiến bộ về văn học nghệ
thuật, rút ra được các phẩm chất cốt lõi của tác phẩm văn chương như tính ấn dụ, tính
liên văn bản, sự bất định của nghĩa, sự “lên ngôi” của độc giả... Bên cạnh đó, xem văn
học như một thực thể văn hóa, đề tài đã mô tả và phân tích chính xác mối quan hệ
giữa văn học với các lĩnh vực khác và bản thân mối quan hệ trong cấu trúc nội tại của
tác phẩm văn học. Đó là các mối quan hệ như Tác giả - độc giả, cái phản ánh - cái
được phản ánh; cái biểu đạt - cái được biểu đạt; ý thức - vô thức...
- Thứ ba, các vấn đề thuộc về cách quan niệm về tác phẩm đã được bàn đến. Với
cách hiểu hiện đại, khái niệm Văn bản và tác phẩm có nội hàm khác nhau. Từ đó, các
khái niệm tầm đón đợi, tiếp nhận được quan tâm thấu đáo.
- Thứ tư, đề tài có thể là công cụ định hướng cho thực tiễn sáng tác và nghiên cứu
văn học nghệ thuật; làm tài liệu tham khảo và giảng dạy cho sinh viên, học viên cao
học ở học phần Nguyên lý văn học.
- Thứ năm, đề tài đã có đầy đủ các sản phẩm
theo quy định.

Kết luận: Đề tài là một công trình nghiên cứu có chất lượng, có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn tốt. Đe tài đã thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
6.Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
13



• Tiếng Việt
Sau đổi mới, việc nghiên cứu, nhìn nhận lại các vấn đề nguyên lý văn học - cơ sở
của lý luận nghệ thuật - là rất quan trọng. Trước những bất cập trong cách định hướng
và lý giải thực tiễn văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết
của chủ nghĩa cấu trúc và hậu cấu trúc để định hình lại và nêu ra những cách nhìn nhận
mới về các vấn đề thuộc về bản chất của văn học nghệ thuật.
Đề tài đã đi vào nhiều vấn đề mới như Liên văn bản, Cái chết của tác giả, độ
không của lối viết, mỹ học tiếp nhận, văn học - một hình thức diễn ngôn; văn học cái biểu đạt và cái được biểu đạt; tính bất định của ý nghĩa và giá trị văn học...
Từ đó, đề tài định vị lại những vấn đề cốt lõi của nguyên lý văn học. Những vấn
đề ấy, có thể trở thành cơ sở để lý giải các hiện tượng văn học hiện nay. Đây là điều
cần thiết cho bộ môn Lý luận văn học hiện đại.
• Tiếng Anh
After renovation, study and recognize the issues of literary principles - the basis of
artistic theory - is very important. In the face of inadequacies in the direction and
interpretation of practical literature and art, the study applied the theory of structural
and poststructuralism to reshape and to introduce new perspectives on the issue of the
nature of literary and art.
The subject has gone into new issues such as textual union, death of the author,
degree of writing, literature - a form of discourse, ; literature - expressions and to be
expressed, the variable of literary meaning and value...
From there, the subject repositioned the core issues of literary theory which can
become the basis for explaining the current literary phenomenon. This is essential for
modern literary theory.

14


PHÀN III. SẢN PHẨM, CÔNG BÓ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI

3.1. Ket quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học
hoặc/và
STT

2

Tên sản phâm

chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Diêu Thị Lan Phương. Mọi văn bản đêu là liên

Đăng ký

Đạt được

01

01

01

01

văn bản - Một cách nhìn mới về bản chất của

tác phấm văn chương. Tạp chí Giáo dục nghệ
thuật số 22, năm 2017
3


Trân Khánh Thành. Lý luận, phê bình văn
nghệ Việt Nam - 30 năm đôi mới và hội nhập.
Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội.

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Ghi địa chi Đánh
và cảm 011 chung
STT

Sản phấm

Tình trạng

sự tài trọ
của
ĐHQGHN
đúng quy
định

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí
khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng
trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
1

Diêu Thị Lan Phương. Mọi văn
bản đều ỉà liên văn bản - Một
cách nhìn mới về bản chất của
tác phâm văn chương. Tạp chí
Giáo dục nghệ thuật số 22, năm

2017

2

Trần Khánh Thành. Lý luận, phê
bình văn nghệ Việt Nam - 3 0
năm đôi mới và hội nhập. Tạp
chí Nhân lực khoa học xã hội.

Đã chấp nhận
in



Đã chấp nhận
in



15

giá


Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN
theo thứ tự phát hành, trang đăng công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo
(DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các an phâm khoa học (bài bảo, báo cáo KH, sách chuyên khảo...) chỉ ãươc

chấp nhân nến có ghi nhận địa chi và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy
định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng
của báo cáo. Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối
có ghi thông tin mã sổ xuất bản.

3.3. Kết quả đào tạo
Công trình công bô liên
Thòi gian và
quan
STT

Họ và tên

kinh phí tham
gia đề tài

Đã bảo vệ

(Sản phấm KHCN, luận ớn,
luận văn)

Học viên cao học
1

Lê Quôc Hiêu

6 tháng

Phương thức huyên thoại hóa Đã bảo vệ

trong văn xuôi Việt Nam
đương đại (qua một số sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp,
Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân
Khánh)

2

Lã Thị Thanh

6 tháng

Thê

giới

nghệ

thuật

thơ Đã bảo vệ

Thanh Hải

Nga
Nghiên cứu sinh
1

Nguyễn Thị
Phương Thảo


6 tháng

Truyện ngăn Việt Nam sau Đã bảo vệ
1975 viết về chiến tranh

16


2

Trân Thị Hông

6 tháng

Hôi ký troim văn học Việt

Dà bảo vệ

Nam giai đoạn từ sau 1975

Hoa

đến nay nhìn từ đặc trưng thê
loại

Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và băng hoặc giây
chứng nhận nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận


- Cột công trình công bô ghi như mục III. 1.
PHẦN IV. TỎNG HỢP KÉT QUẢ CÁC SẢN PHÀM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO
CỦA ĐÈ TÀI
STT

Sản phẩm

1

Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của

Sô lirọng

Sô lirọng đã

đăng ký

hoàn thành

02

02

ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia
hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị
quốc tế
2

Đào tạo thạc sĩ


01

02

3

Đào tạo tiên sĩ

00

02

PHẦN V. TÌNH HÌNH s ử DỤNG KINH PHÍ

STT

Nội dung chi

Kinh phí

Kinh phí

đưọc duyệt

thực hiện

(triệu đồng)

(triệu đồng)


Ghi
chú

A

Chi phí trực tiêp

1

Thuê khoán chuyên môn

64

64

2

Xây dựng đê cương chi tiêt

2

2

3

Thu thập và viêt tông quan tài liệu

3

3


Báo cáo tông kêt

10

10

Hội nghị, Hội thảo, kiêm tra tiên độ,

16

16

4

nghiệm thu
'

đai

HỌC Q U O C GIA HA NOì




>011NIG TÂM THÔNG TIN THƯ V 1ẸNI



o õ o b ũ o c c iịiỉ


1


5

In ân, Văn phòng phâm

6

Dịch tài liệu khoa học: (Chủ nghĩa câu trúc
và hậu cấu trúc, in trong sách Giáo trình lý
luận văn học mới nhất phương Tây đương
đại - tiếng Trung)
Chi phí gián tiêp

B
1

Quản lý phí
Tông sô

2

2

5

5


18

18

120

120

PHẦN V. KIÉN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý,
to chức thực hiện ở các cap): không
PHAN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phan III)
Ghi chú

Minh chứng

STT
1

Xác nhận đăng bài tạp chí Giáo dục nghệ thuật

2

Toàn văn bài viết Mọi văn bản đều là liên văn bản một cách nhìn mới về bản chất của tác phâm văn
chương.

3

Xác nhận đăng bài tạp chí Nhân lực xã hội

4


Toàn văn bài viết Lý luận, phê bình văn nghệ Việt
Nam - 30 năm đoi mới và hội nhập.

5

04 Quyết định bảo vệ thạc sĩ, tiến sĩ

6

04 Bìa luận văn, luận án

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2017
ƠN VỊ CHỦ T R Ì ĐÈ TÀI
TL. H T Ệ Ư TỈIƯỎNG
TRƯỜNG PHONG:.....( l l M M t

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

TS. Diêu Thị Lan Phương

PGS.ĨS .^DoànptyânS^uâsi

18


“M ọi văn bản đều là liên văn bản” - Một cách nhìn mói về
bản chất của tác phẩm văn chương.
TS. Diêu Thị Lan Phương
Đề dẫn

Trong nghiên cứu lý luận, vấn đề Bản chất của văn học nghệ thuật đã được
bàn đến rất nhiều. Hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là Bản chất thẩm
mỹ và Bản chất xã hội của tác phẩm văn học nghệ thuật; trong đó, đa số các giáo
trình chú trọng đến các vấn đề như: vấn đề phản ánh, vấn đề hiện thực, vấn đề
thẩm mỹ, vấn đề hình thái ý thức xã h ộ i... của tác phẩm văn học. N hững vấn đề
này đã được gợi m ở từ cuốn giáo trình thuộc hệ thống M acxit đầu tiên là Vãn
học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai, rồi đến các cuốn tiếp theo như Sơ thảo
nguyên lí lí luậnvăn học (GS. Nguyễn Lương Ngọc soạn thảo), M ẩy vấn đề
nguyên lý văn học (GS. Nguyễn Lương Ngọc chủ biên), N hũng nguyên lý về ỉỷ
luận văn học (H à M inh Đức và Lê Đình Kỵ chủ biên), Cơ sở lý luận văn học
(ĐH Sư phạm V inh và ĐH Tổng hợp soạn thảo), hai bộ giáo trình Lý luận văn
học của Đại học sư phạm H à Nội (Phương Lựu chủ biên) và Đại học Tổng hợp
(H à M inh Đức chủ biên). Tuy số lượng giáo trình và sách tham khảo lý luận
không phải là ít nhưng cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ lí luận M arxit và chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ cách nhìn, cách quan niệm của nền lí thuyết xã hội chủ
nghĩa. Bước sang thời kì đổi mới, các nhà nghiên cứu đã m ạnh dạn thay đối.
M ột số công trình đã gây được tiếng vang lớn, trong đó đáng kể nhất có lẽ là Lý
luận và văn học của Lê N gọc Trà xuất bản lần đầu năm 1991 (được giải Hội nhà
văn VN) và Lý luận và p h ê bình vãn học của T rần Đình Sử xuất bản lần đầu
năm 1996 (được NXB trao giải sách hay của năm). C ả hai công trình đều trình
bày những cách nhìn mới về các vấn đề như: Phương diện chủ quan của phản
ánh và đặc trưng của văn nghệ, Phạm trù hình tượng, Tính nhân loại, v ấ n đề văn
học phản ánh hiện thực... Có thể nói, với cách nhìn tiến bộ và cởi m ở hơn, với
sự ra đời của các phuuw ong pháp nghiên cứu mới, đặc biệt là chủ nghĩa cấu trúc
1


và hậu cấu trúc (giải cấu trúc), vấn đề bản chất của văn học nghệ thuật đã ngày
càng được nhìn nhận lại cho đúng với đặc thù của chính nó, có thể lý giải các tác
phấm m ang tính đương đại. Ớ đây, trong phần viết của mình, chúng tôi cố gắng

khôngđi lại những vấn đề mà gần như đã đưọc các nhà nghiên cứu bàn bạc
m ột cách th ấ u đáo; mà chỉ đi vào m ột trong những phương diện m à chúng tôi
cho rằng là bản chất hiện hữu, đặc thù của tác phẩm văn học, dưới ánh sáng của
các phương pháp m ớigiúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn, đó là vấn đềnhìn

nhận tác p h ẩ m văn học n h ư m ột liên văn bản trong cấu trúc nội tại.
2. “M ọi văn bản đều là liên văn bản ”
1.

Liên văn bản (intertextuality) là m ột thuật ngữ của chủ nghĩa hậu

cấu trúc (giải cấu trúc - Poststructuralism / D econstruction), chỉ mối liên hệ tác
động qua lại giữa văn bản đang được xem xét với những văn bản khác (có thể là/
không là văn bản văn học) hoặc với môi trường (context) văn hóa- lịch sử nói
chung. Với tư cách m ột thuật ngữ lý luận văn học xác định, m ột phạm trù của thi
pháp học, m ột tham số lý luận và phê bình văn học, nó từng được sử dụng từ
những năm 20 và 30 của thế kỷ trước dưới những tên gọi khác nhau: đối thoại,
liên ý thức, tiếp xúc văn bản, ngữ cảnh. N hững thuật ngữ này đã được M.
Bakhtin và N. V oloshilov sử dụng trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ
và văn học, về thi pháp học và phương pháp luận xã hội học, chống hình thức
chủ nghĩa và “ngữ nghĩa học-m ỹ học” . Thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được
J. K risteva sử dụng (1967)1 trên cơ sở phân tích quan niệm “tiểu thuyết đa
thanh” của M. Bakhtin, ghi nhận hiện tượng đối thoại giữa m ột văn bản với các
văn bản (và thể loại) có trước và cùng thời với nó. Liên văn bản là một khái
niệm trừu tượng và khó xác định nhất trong hệ thống lý thuyết văn học thế kỷ

'Thuật ngữ “liên vãn bàn” đã lần đầu tiên được đề cập trong công trình Từ, đổi thoại và tiếu thuyết (1967) của
Julia Kristeva. Tại đây, J.Kristeva đã đi vào phân tích tư tưởng của nhà nghiên cứu Mikhail Bakhtin, người vận
dụng và phát triển một cách mới mẻ lý thuyết ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure trong việc tìm hiểu văn học.
Theo đó, cùng với sự phát hiện bản chất đối thoại của ngôn ngữ, Bakhtin đã đề xuất nên một hướng nhìn nhận

phổ quát về việc thực hành ngôn từ, cụ thể là cà trong vãn học. J.Kristeva ghi nhận điều này, đi vào xem xét nó
và định danh nên một bàn chất cùa văn bàn, vốn là kết quả của hành động tư duy ngôn ngữ, đó là tính liên văn

2


XX bởi các tàng nghĩa và các cấp độ của nó. Tuy vậy, cũng có thể khu biệt vào
hai “cách nhìn” cơ bản:
T hứ nhất, hiếu Liên văn bản như một phương pháp, một thủ pháp văn học xác
định (trích dẫn, ám chỉ, bình giải, nhại, bắt chước, vay mượn); cách hiểu như thế đòi
hỏi sự hiện diện của văn bản gốc đã có trước và xu hướng của tác giả sử dụng văn
bản gốc đó. Trong cách tiếp cận này không có gì mới ngoài thuật ngữ được dùng để
biêu thị các hiện tượng văn học vốn cũng cố xưa như chính văn học.

về mạt cấp độ,

cũng có thế thấy cách hiếu này chủ yếu dựng xây dựng trên cơ sở hình thức văn bản,
có thế gọi là Liên văn bản hiến hiện, có thế nhìn thấy như một dạng hiện tượng học
trên bề mặt tác phẩm (Ví dụ trong tiểu thuyết Paris 11 tháng tám của Thuận có nhiều
đoạn xen phong cách báo chí)
Thứ hai, Liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản
(“mọi văn bản đều là liên văn bản”, R. Barthes), tức là được nhận định như là sự xóa
nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn học cá
nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại
hình khác nhau (không nhất thiết là mang tính nghệ thuật), giữa văn bản và độc giả,
và cuối cùng, giữa các văn bản và hiện thực. Như vậy Liên văn bản mô tả không
phải hiện tượng văn học, mà một quy luật khách quan nào đấy của sự tồn tại của loài
người nói chung. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một cách nhìn khác, hoàn toàn
mới về văn bản - xem Liên văn bản như là bản chất nội tại của tác phẩm văn
chương. Cách nhìn này, có thể nói là một sự đột phá làm thay đổi quan niệm về văn

bản, tác phẩm. Từ đây, tác phẩm văn chương luôn được nhìn trong một mạng lưới đa
chiều, xuyên thấm trong tầng sâu bản chất của nó. Các điển tích, điển cố, các ánh xạ
văn hóa, chính trị xa gần, đồng đại và lịch đại đều được mặc định như một điều
đương nhiên.
Có thế nói, việc khám phá ra tính liên văn bản là một phát hiện quan trọng trong
nửa sau thế kỷ XX. Theo cách nhìn như của Krissteva, của R. Barthes, ta thấy quan
niệm về bản chất của văn học cũng thay đối rất nhiều. Liên văn bản gần như là một
trong các cánh cửa mở ra bước ngoặt diễn giải lớn của thời đại, nó kiến tạo nên
3


những nhận thức hoàn toàn mới mẻ về sự tồn tại và vận động của bản chất sự sống
và sự thực hành ngôn ngữ. Liên văn bản là vấn đề đã tồn tại trong đời sống văn học
từ xưa đến nay, như một ý thức sáng tạo sẵn có trong ý thức loài người. Và nó được
khái quát hóa, khái niệm hóa cùng với tư tưởng giải cấu trúc ở nửa sau thế kỷ XX.
Điêu này có thê nói đã tạo ra những cách nhìn đột phá trong cách quan niệm trên
nhiều lĩnh vực của lịch sử, sáng tạo, tiếp nhận và sự tồn tại của văn chương:
Thứ nhất, trước đây, nói đến lịch sử văn học, chúng ta liên tưởng đến diễn tiến
chung quanh trục tác giả/ tác phẩm/ truyền thống. Từ đây, người ta tập trung vào trục
văn bản/ diễn ngôn/ văn hóa. Trước, thường phân kỳ lịch sử văn học ra thành nhiều
giai đoạn, có tính kế thừa, tiếp thu, nhưng nhiều khi là cái nhìn đứt đoạn (ví dụ giữa 2
giai đoạn trung đại và hiện đại), nay nhìn lịch sử văn học như một diễn tiến không
ngùng, là sự tương tác, va đập qua lại giữa các hệ ý thức, các nền văn hóa, giữa
truyền thống và hiện đ ạ i...
Thứ hai, về sáng tạo văn học. Liên văn bản và cùng với nó là khái niệm văn bản
(text) ra đời đã làm thay đối cách nhìn nhận về sáng tạo văn học. Từ đây, công việc
sáng tạo văn học có hai chủ thế chính, tác giả và độc giả. Cùng với Mỹ học tiếp
nhận, sự sáng tạo tác phẩm không chỉ còn là độc tôn của tác giả. Tác giả là người
viết nên văn bản. Văn bản là chứng cứ cụ thể mang tính hiện tượng học, là sự tồn tại
cụ thể trong đời sống văn chương; và tác giả là người viết ra nó. Ở đây, văn bản chứa

đựng những gì, bản chất của nó là gì, ngoài việc là m ột biếu trưng mang tính ấn dụ
về thế giới, về tư tưởng quan niệm của tác giả, thì nó còn là một khúc xạ liên văn
bản. Trong nó chứa đụng những văn bản khác, chứa đựng cả tiểu sử, cả vô thức tiềm
ẩ n ... trong chính đời sống tác giả và đời sống văn hóa. Nó có thể ngầm ẩn hoặc hiển
hiện, có thể trừu tượng hoặc hữu hình, có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Nhưng
nó tồn tại. Và nó là sản phấm không chỉ của người viết mà là của cả văn hóa, hệ ý
thức và thời đại. Và rồi, văn bản khi có người đọc, sẽ trở thành Tác phẩm văn
chương. Trong tác phẩm văn chương này, một lần nữa, kết họp thêm toàn bộ diễn
ngôn vô hình và hữu hình từ phía người đọc. Hình tượng văn chương, rõ ràng
thường chỉ tồn tại trong đầu độc giả. Trước hết, nó là sản phẩm củađộc giả. Những gì
4


tạo nên ý nghĩ, sự tưởng tượng của độc giả đêu ảnh hưởng đến việc tái tạo và sáng
tạo hình tượng. Sau tiểu luận của Krristeva, R. Barthes trong công trình Cái chết của
tác giả đã phát triển khái niệm Liên văn bản ở một tầng cao hơn. Trong đó, ông quan
niệm “mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác, nhưng không nên
hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó, mọi sự tìm
kiếm cội nguồn và ảnh hưởng là phù hợp với huyền thoại và quan hệ huyết thống
của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm
bắt được nhung đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không đế trong
ngoặc kép”2. Với công trình đột phá và ít nhiều mang tính cực đoan này, vai trò của
người viết đã giảm thiểu đi rất nhiều so với cách hiểu truyền thống. Giờ đây, người
viết chỉ là một trong những nhân tố tạo nghĩa của tác phấm, chứ không còn giữ vị trí
độc tôn, chi phối toàn bộ ý nghĩa tác phẩm. Ý nghĩa của tác phẩm được đan dệt bởi
rất nhiều yếu tố, không chỉ đến từ chính nó mà còn nằm ở sự giao thoa, thâu nhận
giữa các văn bản xung quanh cùng với sự đồng sáng tạo của người đọc.
Thứ ba, về sự tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương, ngoài
việc là một ẩn dụ về cuộc sống, một cách phản ánh thế giới, thì chính bản thân nó, là
một Liên văn bản. Nó không tồn tại độc lập mà tồn tại như sự kết họp của mạng lưới,

quan niệm về giá trị truyền thống của văn học, vì thế cũng có chút thay đối. Giống
như nhà nghiên cún Nguyễn Hung Quốc viết: “Với tính liên văn bản, mọi văn bản
đều trở thành bất quyết và bất định; cái gọi là bản sắc văn bản cũng như những
thẩm quyền vốn gắn liền với văn bản từ xưa đến nay đều bị đặt thành nghi vấn.
Ví dụ, trước, đặc biệt dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, người ta xem
tính độc sáng như tiêu chí cao nhất của văn học, nhưng, nếu văn bản chỉ là m ột
m ạng lưới của các trích dẫn không rõ xuất xứ, cái gọi là tính độc sáng ấy tự
nhiên biến thành m ột điều vô nghĩa. Sự sụp đô của tính độc sáng làm cho ranh
giới giữa văn học và cái phi văn học trở thành m ập mờ. Cái gì cũng là m ột văn

2R. E arthes. Cái chết của tác già. Lý Thơ Phúc dịch, Truy
cập tíháng 10/2015

5


bản cả”3. N hư vậy, tư thế tồn tại của tác phẩm văn chương trong cách nhìn này
đã

thay đôi so với truyền thống, nó không có tư cách độc lập, không phải là sản

phâm của riêng m ột cá nhân. Trong thế giới hiện đại, với sự phát triển như vũ
bão của internet, của các m ạng xã hội, của các ebook, lý thuyết liên văn bản lại
càng cho chúng ta cách nhìn đúng đắn, thực chất, là m ột khái quát hoàn toàn mô
tả được sự tồn tại của tác phấm văn chương trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay
- trong thế giới m à các ranh giới bị xóa nhòa, văn bản luôn có thể được thay thế
hoặc bô sung, được làm lại bởi các tác giả vô danh hoặc hữu danh.
“Mọi văn bản đều là liên văn bản” thực sự là m ột quan niệm khái quát được
bản chất của tác phấm và đời sống văn chương. Liên văn bản được hiếu như là
một yếu tính nội tại của tác phẩm, trong thời đại kỹ nghệ ngày nay, đây là một

cách nhìn phù hợp phản ánh bản chất đối tượng.
*
Vấn đề B ản chất của văn học đã được nhiều nhà nghiên cứu có uy tín bàn
đến (như Trần Đình Sử, Phương Lựu, N guyễnV ăn H ạ n h ...), với các phương
diện như bản chât thâm mỹ - xã hội, phương thức phản ánh, bản chât tư tưởng,
bản chất trò c h ơ i... Đen thời điếm này, cơ bản chúng tôi cho rằng các vấn đề
trên đã được nhìn nhận thấu đáo đúng với bản chất của văn học. Ó bài viết này,
chúng tôi chỉ góp thêm m ột cách nhìn, một góc nhìn, m à với thiên kiến của
m ình, chúng tôi cho rằng cũng phản ánh/ mô tả đúng được bản chất của m ột tác
phâm văn học nghệ thuật.

Ghì chú: N ghiên cứu này được tài trợ bởi Đ H Q G H N trong đề tài m ã số
QG. 15.58.
TS. Diêu Lan Phương
(K hoa Văn học, Đại học Khoa học X ã hội và N hân văn

3Nguyễn Hưng Quốc. Vãn bàn và liên vãn
bàn. Truy cập
tháng 10/2015

6


×