Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu đánh giá quá trình hội nhập kinh tế của việt nam trong ASEAN và ASEAN+3 từ năm 2013 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 135 trang )


Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA HÀ NỘ I

BÁO CÁO
HỘI NHẬP KINH TÉ CỦA VIỆT NAM
TRONG ASEAN VÀ ASEAN+3
(2015)

Tên đề tài: N ghiên cử u đánh giá quá trình h ội nhập kinh tế của Việt
Nam trong A S E A N và A SE A N +3 tù' năm 2013 đến năm 2015
Mã số đề tài: Q G TĐ 13.22
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Thu

H à N ội, năm 2 0 1 5


MỤC LỤC
DANH MỤC C H Ữ VIÉT T Ắ T ....................................................................................................... i
DANH MỤC B Ả N G .......................................................................................................................iii
DANH MỤC H Ì N H ......................................................................................................................... V
MỞ Đ À U .............................................................................................................................................. 1
PHẦN 1: HỘI N H Ậ P A SE A N +3.................................................................................................. 2
Chương 1. ASEAN và ASEAN+3 trong giai đoạn m ớ i.......................................................... 2
1.1. A S E A N ....................................................................................................................................2
1.2. Nhật B ả n ............................................................................................................................... 12
1.3. Hàn Q u ố c ..............................................................................................................................20
1.4. Trung Q u ố c .......................................................................................................................... 28
1.5. Các vấn đề đặt ra................................................................................................................. 36
Chương 2. Bối cảnh mới tác động đến hội nhập A S E A N + 3 ................ ;...........................38
2.1. Bối cảnh thế giới tác động đến hội nhập A S E A N + 3.................................................38
2.2. Bối cảnh khu vực tác động đến hội nhập thương mại trong A SE A N + 3............. 40


PHÀN II. VIỆT N A M HỘI N H Ậ P A S E A N + 3 ..................................................................... 45
Chương 3. Phân tích ngành hàng dựa trên cách tiếp c ậ n ..................................................... 45
Tỷ trọng thị trường cố đ ịn h ..........................................................................................................45
3.1. Tổng quan phương pháp C M S ........................................................................................ 45
3.2. Ngành dệt m a y .................................................................................................................... 46
3.3. Ngành thuỷ s ả n ...................................................................................................................49
3.4. Ngành điện tử .......................................................................................................................51
3.5. Ngành g ạ o ............................................................................................................................ 53
Chương 4. Đánh giá tác động dự kiến của các FTAs ASEAN+3 đến thương mại ngành
hàng của Việt N a m ........................................................................................................................ 57
4.1. Giới thiệu m ô hình S M A R T ........................................................................................... 57
4.2. Tác động của hội nhập A SEA N +3 đến nhập khẩu của V iệt N am .........................57
4.3. Tác động của hội nhập A SEA N +3 đến xuất khẩu của Việt N am ..........................67
4.4. Các vấn đề đặt ra và triển v ọ n g ...................................................................................... 70


PHẦN III. M ỘT SÓ MẠNG SẢN XƯẤT/CHUỎI CƯNG Ứ N G ...................................... 73

TRONG KHU v ự c ............................................................................................................ 73
Chương 5. Chuỗi giá trị thủy s ả n ...............................................................................................73
5.1. Giới thiệu về chuỗi giá trị thủy sản................................................................................73
5.2. Sự tham gia của các nước ASEAN+3 vào chuồi giá trị thủy sản toàn c ầ u ......... 75
5.3. Việt N am trong chuồi giá trị thủy sản toàn cầu và khu v ự c .................................... 79
5.4. M ột số nước ASEAN+3 trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu ................................ 83
Chương 6. Chuỗi giá trị g ạ o ........................................................................................................87
6.1. Giới thiệu chuỗi giá trị hàng nông sản nói chung và gạo nói riêng ........................87
6.2. Sự tham gia của các nước ASEAN+3 vào chuồi giá trị gạo toàn c ầ u ................... 90
6.3. V iệt Nam trong chuỗi giá trị gạo toàn cầu ................................................................... 91
6.4. M ột số nước ASEAN+3 trong chuỗi giá trị gạo toàn c ầ u ....................................... 94
Chương 7. Chuỗi giá trị dệt m a y ............................................................................................... 98

7.1. Chuỗi giá trị dệt may toàn c ầ u ....................................................................................... 98
7.2. Vị thế của Việt N am 'trong chuồi giá trị dệt m ay toàn c ầ u ...................................... 99
7.3. Vị thế của một số nước ASEAN+3 trong chuồi giá trị dệt may toàn c ầ u ...........103
Chương 8. M ạng sản xuất ngành điện tử ............................................................................... 108
8.1. G iới thiệu về mạng sản xuất trong ngành điện tử .................................................... 108
8.2. M ạng sản xuất toàn cầu ngành điện tử tại các nước A S E A N + 3..........................110
8.3. Vị trí của Việt N am trong M SX toàn cầu ngành điện tử ....................................... 117
8.4. M ột số hàm ý chính sách đối với Việt N a m ............................................................. 121
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ........................................................................................................ 124


DANH MỤC CHỦ VIÉT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

Cơ chê hợp tác giữa Hiệp hội các quôc gia Đông Nam A
1

ASEAN+3
với Hàn Q uốc, N hật Bản và Trung Quốc

2

ACIA

Hiệp định đâu tư toàn diện ASEAN


3

AEC

Cộng đông Kinh tê A SEA N

4

AFAS

Hiệp định khung A SEA N trong lĩnh vực dịch vụ

5

AIA

Sáng kiên H ội nhập ASEAN

6

AIIB

Ngân hàng Đ âu tư Cơ sở hạ tâng Châu A

7

ASW

Hải quan m ột cửa A SEA N


8

BOJ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

9

CEPEA

Hiệp định đòi tác kinh tê toàn diện

10

CLMV

Cam puchia, Lào, M yanm ar, Việt Nam

11

CPI

Chì sô giá tiêu dùng

12

CPP

Đảng N hân dân Cam puchia


13

DPT

Đ ang phát triên

14

EAFTA

Hiệp định thương mại Đông A

15

EAS

Cộng đông Đ ông A

16

EPA

Hiệp định đôi tác kinh tê

17

FDI

Đâu tư trực tiêp nước ngoài


18

FED

Cục dự trừ liên bang M ỳ

19

FT A

Hiệp định thương mại

20

G20

N hóm 20 nên kinh tê lớn nhât thê giới

21

IMF

Quỹ tiên tệ quôc tê

22

JFCCT

Cơ quan đâu tư nước ngoài tại Thái Lan


23

MNC

M ạng sản xuât

24

MNP

Công ty đa quôc gia

25

MRAs

Các thoả thuận công nhận lân nhau

26

MSX

M ạng sản xuât

27

NTB

Các rào cản phi thuê


28

RCA

chi sô đo lường lợi thê so sánh

1


STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

29

RCEP

Hiệp định đôi tác toàn diện khu vực

30

SME

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

31

TNC


Công ty xuyên quôc gia

32

TPP

Hiệp định Đôi tác chiên lược xuyên Thái Bình Dương

33

TTIP

Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương

34

VDF

Diên đàn phát triển V iệt Nam

35

WTCC

Tô chức du lịch thê giới

36

WTE


Biên chât thải thành năng lượng

37

WTO

Tô chức Thương mại thê giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tóm tắt các chỉ số kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN, năm 2013 - 2014 ........... 8
Bảng 1.2. Tóm tắt các chỉ số kinh tế vĩ môcủa Nhật Bản, năm 2013- 2 0 1 4................... 16
Bảng 1.3. Tóm tắt các chỉ số kinh tế vĩ mô của Hàn Quốc, năm 2013 - 2014................ 24
Bảng 1.4 Tình hình kinh tế vĩ mô Trung Quốc, năm 2013 - 2 0 1 4 ..................................33
Bảng 1.5. Các FTA của Trung Q u ố c.....................................................................................34
Bảng 3.1. Phân tích CMS xuất khẩu dệt may của Việt N am sang ASEAN+3, 2000 -

2 0 1 3 .......................................................................................................................................46
Bảng 3.2. Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN+3 ...47
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng nhập khâu dệt may của A S E A N + 3.................................47
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dệt may của Nhật Bản và Hàn Quốc, 2009 2 0 1 3 ..............................................................................................................................................48
Bảng 3.5. Phân tích CMS xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN+3, 2000 - 2013 49
Bảng 3.6. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN+3 ...50
Bảng 3.7. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của ASEAN+3 từ thế g iớ i........... 50
Bảng 3.8. Phân tích CMS xuất khẩu điện tử của Việt Nam và một số nước trong khu
vực sang A S E A N + 3 ................................................................................................................. 52
Bảng 3.9. Lợi Ích/Thiệt hại của Việt Nam từ các đối thủ cạnh tranh trong thương mại
....................................................................................................................................................... 53
Bảng 3.10. Phân tích CMS xuất khẩu gạo của Việt Nam và một sổ nước trong khu vực

sang A S E A N + 3 ......................................................................................................................... 55
Bảng 3.11. Lợi ích/Thiệt hại của V iệt Nam từ các đối thủ cạnh tranh trong thương mại
....................................................................................................................................................... 56
Bảng 4.1. Sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu 4 nhóm hàng hóa từ các nước
ASEAN+3 sang thị trường Việt N am ....................................................................................60
Bảng 4.2. Sự thay đổi trong doanh thu thuế nhập khẩu 4 nhóm hàng chính từ các nước
ASEAN+3 của chính phủ Việt N a m .....................................................................................62
Bảng 4.3. Sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng..................................................................63
Bảng 4.4. Thay đổi trong xuất khẩu 4 nhóm hàng từ các nước ASEAN+3 sang Việt
N a m ..............................................................................................................................................66
Báng 4.5. Thay đổi trong xuất khẩu 4 ngành hàng từ Việt Nam sang các nước ASEAN+3 67
Bảng 5.1. Sản lượng thủy sản toàn c ầ u ................................................................................ 75
111


Bảng 5.2. Sự tiêu thụ thủy sản toàn c ầ u .................................................................................76
Bảng 5.3. Sản lưọng nuôi trồng thủy sản theo khu v ự c ..................................................... 76
Bảng 5.4. Top 15 quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới, 2 0 1 2 ......................... 78
Bảng 6.1. Các quốc gia xuất - nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, 2 0 1 0 .......................... 90
Bảng 7.1. Xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các n ăm .......................................... 102
Bảng 8.1. Tốp 12 nhà xuất khẩu hàng điện tử, 2000 - 2011 ............................................112
Bảng 8.2. RCA của các nước về lĩnh vực hàng điện tử qua các n ă m ...........................113
Bảng 8.3. Mặt hàng điện tử chủ yếu được lắp ráp tại Việt N am .....................................118
Bảng 8.4. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành điện tử Việt Nam, (Năm gốc 2012) ..120

IV


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sáng kiến “M ột vành đai, m ột con đư ờng” ............................................................ 31

Hình 5.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thủy sản toàn c ầ u ...................................................................... 74
Hình 6.1. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông n g h iệp .............................................................. 88
Hình 6.2 Chuồi giá trị gạo toàn c ầ u .............................................................................................89
Hình 7.1. Giá trị gia tăng của chuồi giá trị dệt m ay toàn c ầ u ...............................................99
Hình 7.2. Nhập khẩu bông từ các quốc gia, 2013 - 2014 N guồn: Tổng cục Hải q u an io o
Hình 7.3. Nhập khẩu xơ sợi dệt năm 2014 - 2015 ................................................................. 101
Hình 8.1. Lý thuyết phân m ảng sản x u ấ t................................................................................ 108
Hình 8.2. Mô hình m ạng sản xuất ả o ........................................................................................ 109
Hình 8.3. Các giai đoạn phát triể n .............................................................................................109
Hình 8.4. RCA của các nước A SEA N +3 trong ngành điện tử .......................................... 114
Hình 8.5. Một số mẫu điện thoại di động M ade in V iệt N a m ........................................... 121

V


M Ở ĐẦU
Trong báo cáo “Hội nhập kinh tế của V iệt N am trong ASEAN+3 2014”, chúng
tôi đã tổng hợp toàn bộ quá trình hội nhập A SEA N +3 cho tới thời điểm 2014, tích hợp
với các phân tích tác động về thương m ại và đầu tư. Báo cáo cũng phân tích tiến trình
hội nhập ASEAN+3 của V iệt Nam , các kết quả đã đạt được cũng như các tác động của
tiến trình này tới thương mại, đầu tư, tài chính và phát triển kinh tế nói chung, từ đó
tìm ra một số vấn đề lớn và triển vọng của tiến trình hội nhập này.
Báo cáo 2015 là tiếp nối của báo cáo 2014, trong đó cập nhật tiến trình hội nhập
ASEAN+3 đã được phân tích trong báo cáo 2014 và đi sâu vào các vấn đê nôi bật
trong từng mảng thương m ại, đầu tư, tài chính; các vấn đề mới phát sinh ảnh hưởng
đến hội nhập khu vực A SEA N +3. Đ ặc biệt, báo cáo 2015 tiếp tục đi sâu vào phân tích
các ngành đã được lựa chọn trong báo cáo 2014 theo mô hình chuỗi giá trị/mạng sản
xuất, từ đó có các đánh giá cụ thê và các hàm ỷ đối với doanh nghiệp và chính phủ
trong từng ngành.


1


PH ẦN 1: HỘI N H Ặ P A SEA N +3
Chương 1. ASEAN và ASEAN+3 trong giai đoạn mói
Trong hai năm gần đây, các nền kinh tế trong ASEAN+3 đã có các bưó'c phát
triển.
1.1. ASEAN
1.1.1. Tình hình kinh tế v ĩ mô
1.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Trong thò'i kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, khu vực ASEAN nói
chung và các quốc ơia thành viên nói riêng gặp không ít khó khăn. Trong so các nước
ASEAN, Indonesia là quốc gia trụ vững nhất với mức tăng trưởng đều từ 6% trở lên
trong khoảng từ năm 2010 - 2012 trong khi mức tăng trưởng của Thái Lan bùng nổ ở
mức 7,8% năm 2010, thụt lùi gần về mức 0% năm 2011 và lấy lại đà tăng trưởng mức
5,5% năm 2012. Sự tăng trưởng của các quốc gia còn lại trong khối cũng dao động
liên tục trong khoảng thời gian 2 0 1 0 -2 0 1 2 .
Năm 2013, năm năm sau khủng hoảng, nền kinh tế các nước ASEAN nói riêng
và ASEAN nói chung đã có những sự phục hồi nhất định. Tăng trưởng GDP của cả
khối ASEAN năm 2013 tăng 5,16% so với năm 2012 (Phụ lục 1). Sáu nước Lào,
Myanmar, Philippines, Cambodia, Indonesia và Việt Nam có mức tăng trưởng tương
đối cao trong khi các quốc gia phát triển như Singapore, Brunei, M alaysia và Thái Lan
lại vẫn đang vật lộn với việc phục hồi nền kinh tế khỏi mức sụt giảm từ năm 2008.
Đáng chú ý, M yanm ar là nước đạt mức tăng trường cao trong mười nước thành viên
ASEAN năm 2012 - 2013 ở mức 7,30%, đóng góp chủ yểu là từ đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và các nỗ lực của chính phủ trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu khí tự nhiên (đóng góp 41% cho GDP năm 2013)
cũng ở mức 3,6 tỉ USD, du lịch năm 2013 đạt mức 2 triệu lượt khách nước ngoài, gấp
đôi năm 2012 (ADB, 2014)... là những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế mới mở
cửa và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới của quốc gia này.

N ăm 2013 cũng được coi là một năm thành công của nền kinh tế Việt Nam.
Tăng trưởng GDP năm 2013 đạt mức 5,4%, tuy có thấp hơn mức chỉ tiêu 5,5%, Cán
cân thương mại cũng như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đều được cải thiện. Cán cân
thương mại tiếp tục đạt thặng dư nhờ tăng trường kim ngạch xuất khâu điện thoại và
2


hàng điện tử dân dụng (Rum ki M ajumdar, 2014). Thêm vào đó, những thỏa thuận
thương mại toàn cầu được đàm phán thành công cũng là nhản tố đóng góp tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam.
Với Singapore, mức tăng trưởng 2013 thấp hơn dự kiến một phần là do năng
suất kém từ khu vực sản xuất trong Ọuý I năm 2013. Tăng trưởng của khu vực này
giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước do sụt giảm như cầu hàng điện tử từ thị trường
Mỹ và EU. Ngành dịch vụ, đóng góp hai phần ba cho GDP, chỉ đạt mức tăng trưởng
khiêm tốn 1%. Do đó, với sự phục hồi của nền kinh tế Singapore vào Quý IV năm
2013 (neành sản xuất tăng trưởng 3,5%, dịch vụ tăng 5,5% và xây dựng tăng 4,7% so
với cùng kỳ năm ngoái) cũng chỉ có thể đưa GDP của Sinepore lên mức 4,44% cho cả
năm. Thêm vào đó, sự sụt giảm của nền kinh tế các nước như Trung Quốc, Ân Độ và
Indonesia cũng làm Singapore nhạy cảm hon với những biến chuyển kinh tế do đây là
những quốc gia nhận von FDI từ Singapore (Rumki M ajumdar, 2014).
Tăng, trưởng GDP của M alaysia đạt mức 4,7% năm 2013, thấp nhất trong ba
năm trở lại đây. Đây là hậu quả của đầu tư chính phủ giảm và tình trạng xuất khâu trì
trệ trong suốt nửa đầu năm 2013. Nửa cuối năm 2013, nền kinh tế M alaysia nhận được
những tín hiệu khả quan hơn khi GDP Quý IV tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái,
giữ đà tăng trường từ Quỷ ba trước đó là 5%. Đóng góp chủ yếu cho mức tăng này là
tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử và dầu cọ. Tuy nhiên, do phải
đối mặt tỉ lệ nợ của hộ gia đình cao (chiếm 87% GDP) và nguy cơ bong bóng bất động
sản nên nhìn chung nền kinh te M alaysia chưa đạt được mức tăng trưởng như ý (Akrur
Barua, 2014).
Sang năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ASEAN chững lại và giảm xuống mức

4,4%, trong đó Indonesia và Thái Lan là hai quốc gia gặp khó khăn trong việc giữ ổn
định nền kinh tế. Indonesia phải đối mặt với tình trạng kim ngạch xuất khâu tụt dốc
trong khi Thái Lan lại gặp phải bất ổn chính trị trong nước.
Indonesia là một trong những quốc gia khai thác khoáng sản lón nhất thế giới bao
gồm vàng, nicken, thiếc, và than nhiệt lượng.Trong năm 2013, lưcmg nicken Indonesia
khai thác lên đến 440.000 tấn, chiếm 1/6 sản lượng nicken khai thác toàn cầu (Trefis,
2014). Việc chính phủ Indonesia ban hành lệnh cẩm xuất khẩu khoáng sản thô vào tháng
1/ 2014 với m ục tiêu dài hại là đưa ngành khoáng sản lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá
trị toàn cầu và mong đợi rằng xuất khâu khoáng sản với giá trị gia tăng cao sẽ đóng góp
cho tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán và tạo việc làm. Tuy nhiên, tác động
3


ngắn hạn của chính sách này đã ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khâu cũng như niềm tin
của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường khoáng sản. Theo dự kiến, chính sách cấm
xuất khâu này sẽ còn tiếp tục đến năm 2017 - thời gian đủ đế cho những công ty khai
khác khoáng sản xây dựng phân xưởng xử lý khoáng sản thay vì xuất khâu khoáng sản
thô ra ngoài. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế Trung Quốc - đối tác thương mại lớn thứ hai
của Indoesia năm 2014 sau Nhật Bản - đang trải qua sự chừng lại trong tăng trưởng ảnh
hường cụ thể nhất là đến ngành xuất khẩu hàng hóa và năng lượng của Indonesia, đặc
biệt là ngành công nghiệp cao su và dầu cọ (ADB, 2015).
Bất ổn chính trị ở Thái Lan bắt đầu từ tháng 11/2013 dẫn đến những ảnh hưởng
tiêu cực về kinh tế đối với đất nưó'c này. Thứ nhất, chi tiêu chính phủ sụt giảm, một
phần do sự chậm tre trong quá trình bầu cử và sự thiếu quan tâm của chính phủ tạm
th ờ i.7 M hai, chi tiêu tiêu dùng thấp là kết quả của việc mất niềm tin cũng như sự lo
ntiại của người tiêu dùng vào sự hồi phục của nền kinh tế và tình hình chính trị. Đây là
m ối lo chung không chỉ của doanh nghiệp trong nước mà còn của các nhà đâu tư nước
ngoài. Việc trì trệ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong những lĩnh vực chủ chốt
như ô tô và điện tử là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đến khả năng cạnh tranh và
triển vọng tăng trưởng của Thái Lan. Thứ ba, bất ôn chính trị đã ảnh hưởng xấu đến

ngành đu lịch nước này, làm giảm mức đóng góp của ngành này vào GDP từ 20,2%
năm 2013 xuống mức 17,1% năm 2014 (Yuthana Sethapramote, 2014). Theo số liệu
thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (WTCC) năm 2014, lượng du khách đến với
Thái Lan năm 2014 đã giảm 6,7% so với năm 2013, thu nhập từ du lịch giảm 8,1%
xuống mức 38,4 tỉ đô năm 2014. N hững bất ổn về chính trị này cũng dẫn đến khó
khăn đối với Thái Lan trong tiến trình gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
năm 2015. Theo Cơ quan đầu tư nước ngoài tại Thái Lan (JFCCT), Thái Lan cần áp
dụng những thay đổi về luật pháp và quy trình cần thiết đê giúp doanh nghiệp và công
dân Thái Lan hội nhập với khu vực. Tuy nhiên, với tình hình chính trị không rõ ràng,
không có gì chắc chắn về khả năng nắm quyền và điều hành của Chính phủ đã đặt ra
nhiều lo ngại về khả năng thực hiện mục tiêu AEC. Hồi phục lại nền kinh tế là cơ hội
tốt nhất cho Thái Lan để giữ ổn định nền kinh tế và chính trị (Forrest E.
CooksoncèTom F. Joehnk, 2015.)
Ngược lại với hai quốc gia này, Philippines, M alaysia, Singapore và Việt Nam
vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định.

4


Luật cấm xuất khẩu khoáng sản thô của Indonesia khiển giá nicken nửa đâu
năm 2014 tăng mạnh, điều này lại tạo cơ hội phát triển cho các nhà khai thác khoáng
sàn ờ quốc gia lân cận Philippines và M alaysia. Theo Cơ quan Hải quan trung Quốc
nâm 2014, tăng trưởng kim ngạch ngạch xuất khẩu nicken từ Philippines sand Trung
Quốc tăng 12% so với năm 2013. Tuy nhiên, m ùa m ưa kéo dài ở Philippines từ tháng
mười m ột đến tháng hai hàng năm cũng đưa đến nhiều lo ngại cho các nhà đầu tư
Trung Quốc trong năm 2015 vào đất nước này (Reuter, 2015). M alaysia đạt mức tăng
trưởng khá ổn định 6,0% năm 2014 nhờ chính sách Chính sách chính phủ nhằm tạo
việc làm, giảm thất nghiệp và tăng lương m ặc dù quốc gia này vẫn gặp phải vấn đê đâu
tư và chi tiêu chính phủ (ADB, 2015).
Kinh tế Việt N am tăng trường ở mức 6,0% năm 2014, mức tăng cao nhất từ

năm 2011. Các nhân tố đóng góp cho sự tăng trường này phải kể đến đầu tư của vốn
FDI vào các lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp tăng 7,1% (cao hơn mức tăng 5,4% năm
2013) và sản xuất đạt mức 8,5%. Kim níiạch xuất khẩu hàng thủy sản đặc biệt là cá và
tôm cũng đóng góp cho tăng trường nông nghiệp đạt mức 3,5% (ADB, 2015).
1.1.1.2. Tỷ lệ lạm phát
Tỉ lệ lạm phát của nhiều quốc gia A SEA N năm 2013 tăng so với năm 2012,
mức tăng trung bình theo Cơ quan thống kê A SEA N (ASEAN Stat), dao động từ mức
1,4% đến 7,7% năm 2013. Trong đó, m ức lạm phát thấp nhất là ở Thái Lan (1,4% ) và
Singapore (1,6%); cao nhất là Indonesia (8,4% ). Trong khi phải đối mặt với nền kinh
tế trì trệ, mức lạm phát của Indonesia đạt m ức kỷ lục năm 2013 là 8,4%, cao hơn mức
lạm phát 4,3% của năm 2012 và vượt quá dự kiến của Chính phủ. Điều này là kết quả
của việc giá dầu và giá thực phẩm tăng. X ăng dầu là m ặt hàng được nhận được trợ cấp
chính phủ tại Indonesia tuy nhiên thực tiền lại cho thấy việc làm này đặt gánh nặng lên
nền kinh tế do giá dầu trên thị trường bị bóp méo và ảnh hưởng đến tài chính công.
Bên cạnh đó, sử dụng ngân sách để trợ cấp xăng dầu đă ngăn cản Chính Phủ đầu tư
cho các mục đích khác cấp thiết hơn. N hư vậy, việc giảm trợ cấp xăng dầu vào tháng
6/2013 khiến giá xăng tăng 44% và tăng 22% trong giá dầu diesel là tác nhân dẫn đến
ảnh hưởng ngắn hạn lên tỉ lệ lạm phát của Indonesia năm 2013 (A krur Barua, 2013).
Thêm vào đó, vụ mùa thất bát, thiên tai cùng với sự chậm trễ của chính phủ trong việc
tiếp tế thực phẩm trong nước bằng thực phẩm nhập khẩu cũng là yếu tố dẫn đến mức
tăng lạm phát đỉnh điểm của nước này.

5


Năm 2014, khu vực ASEAN đạt tỉ lệ lạm phát trung bình là 4,1% và dự kiến sẽ
giảm xuống 3,1% vào năm 2015 do giá dầu thế giới giảm. Việc giá dầu thế giới giảm
có tác động đến tỉ lệ lạm phát của nước ASEAN khác nhau do sự khác nhau trong
chính sách kinh tế cũng như sự phụ thuộc của từng nước vào dầu mỏ. Indonesia vẫn là
quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất (6,6%), tiếp đó là Philippines (4,17%) và Việt Nam

(4,10%).
1.1.2. Thương m ại
Thương mại là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khối các quốc gia
ASEAN.TVcwg năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng 3,86% và nhập khẩu tăng 3,55%
so với năm 2012. Trong đó, tỉ lệ thương mại nội khối ASEAN so với tông thương mại
chiếm 24,2% trong năm 2013. Thương mại nội khối ASEAN+3 đóng vai trò vô cùng
quan trọn đối với thương mại ASEAN với tỉ trọng gấp đôi so với thương mại nội khối
ASEAN. Thương mại với khối ASEAN+6 và các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc) chiếm hơn hai phần ba tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
75,8% tống thương mại của ASEAN trong năm 2013 thuộc về thương mại
ngoại khối, điều này cũng nói lên rằng ASEAN ngày càng mở rộng thị trường của
mình ra các nước ngoài khối. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN
(kim ngạch thương mại chiếm 14%), theo sau là Nhật Bản, EU và Mỹ. Nhiều quốc gia
Châu Á, đặc biệt khu vực ASEAN đã thiét lập các chuỗi cung ứng tích hợp với Trung
Quốc vì Trung Quốc hiện nay đã dần trở thành trung tâm sản xuất và lắp ráp của thế
giới (ASEAN, 2013).
Sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của ASEAN vẫn giữ đà tăng trưởng
4,35% so với năm 2013, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu đạt mức tăng khiêm tốn
2,08%. Dự kiến với sự ra đời của AEC vào cuối năm 2015, thương mại nội khối
ASEAN và ASEAN+3 sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, tác động của tiến trình tự do hóa
thương mại trong ASEAN chưa thực sự đồng đều giữa các rào cản thuế và rào cản phi
thuế. Đe có thể giữ tăng trưởng kim ngạch thương mại nội khối ASEAN, các quốc gia
thành viên còn cần phải có các nỗ lực cao hơn nữa trong tự do hoá thưong mại.
1.1.3. Đầu tuv ề lĩnh vực đầu tư, lượng von FDI cũng là một chỉ số thể hiện mức độ hội nhập
của các quốc gia ASEAN nói riêng và’khu vực ASEAN nói chung. Thời kỳ 2000 2013 là thời kỳ FD Ỉ thu hút vào khu vực này ở mức cao nhất với mức tăng FDI nội
6


khối là 25% và ngoại khối ở mức 13%. Vào năm 2013, tổng lượng vốn khu vực
ASEAN tiếp nhận đạt mức 122 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2012, trong đó FDI nội

khối chiếm khoảng 17,21% (21 tỷ USD) và FDI tiếp nhận từ nước ngoài đóng góp gần
83% . Một nửa lượng FDI tiếp nhận ở khu vực ASEAN thuộc về Singapore, 15%
thuộc về Indonesia, 10% của M alaysia và Thái Lan. Trong khối nước CLMV, Việt
Nam thu hút lượng FDI lớn nhất ở mức 6,4% tổng FDI của toàn khu vực. Theo báo
cáo về Thương mại và đầu tư năm 2014 của UNESCAP, năm 2013 Việt Nam tiếp
nhận hơn 9 tỉ USD là von FDI, tăng 6,4% so với năm 2012. Theo các nhà đầu tư,
những yếu tố khiến thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn so với thị trường các nước
CLM bao gôm quy mô thị trường và giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, để giữ vừng niềm
tin của các nhà đầu tư, chính phủ V iệt Nam cần có các biện pháp để cải tố quy trình
hành chính và đấy mạnh môi trường đầu tư hơn nữã.Lượng von FD Ỉ ra từ khu vực
ASE A N đạt mức 56 tỉ USD do sự sụt giảm từ Thái Lan, M alaysia và Indonesia. Trong
khi đó, Singapore tăng gấp đôi lượng von FDI ra nước ngoài, đạt mức 28 tỉ USD năm
2013. Theo báo cáo về Thương mại và đầu tư năm 2014 của UNESCAP, chủ yếu các
nước ASEAN đầu tư FDI vào hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A), chiếm 36,7%
tông von FDI ra nước ngoài. Trung Quốc là đứng đầu trong việc tiếp nhận FDI từ
ASEAN thông qua hoạt động M&A.
Năm 2014, tông lượng von FD I tiếp nhận của ASEAN vẫn giữ đà tăng ôn định,
đạt mức 136 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2013. Trong đó, lượng vốn nội khối
chêm 17,9% và vốn tiếp nhận từ các quốc gia nước ngoài chiếm 82,1%. Theo dự báo
của OECD, năm 2015, khu vực ASEAN sẽ trở thành khu vực có năng lực cạnh tranh
và thu hút đầu tư hàng đầu thế giới. Với việc ASEAN sẽ trở thành Thị trường và khu
vực sản xuất thống nhất, lưcmg vốn FDI đổ vào khu vực ASEAN sẽ còn tăng trong
vòng ba năm tới vào cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
1.1.4. Lao động

về vấn đề lao động, theo báo cáo của OECD năm 2013, ASEAN là khu vực
tiếp nhận lao động lớn thứ hai Châu Á, đặc biệt là hai quốc gia M alaysia và Thái Lan.
Chỉ trong 10 năm từ năm 1993 đến 2013, lượng lao động thu hút trong nội khối
ASEAN đã tăng từ 1,5 triệu lên 6,5 triệu người, tuy nhiên 87% lưcmg lao động này
không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp. Tỉ lệ người nhập cư so với dân số nội khối các

nước ASEAN chiếm 1,04% năm 2013. Nhiều người nhập cư sổng và làm việc tại nước
sở tại do ưu đãi xã hội và mức lương tốt hơn so với quê hương của họ, điển hình có thể
7


thấy tại hai quốc gia là Malaysia và Singapore. Thu nhập tương đối là yếu tố quyết
định quan trọng trong việc di chuyển lao động tại ASEAN. Sự khác biệt lớn về thu
nhập giữa các nước thành viên càng làm rõ hơn sự phức tạp mà ASEAN sẽ gặp phải
trong quá trình tự do hóa lao động trong những năm tới. Ngoài ra, vấn đề bảo hộ lao
động cũng như các quy định lao động, quy định về v isa ... khác biệt giữa các quốc gia
cũng là vấn đề cần được xem xét khi khu vực này hướng đến một Cộng đồng chung
năm 2015.
Bảng 1.1 Tóm tắt các chỉ số kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN, năm 2013 - 2014
Chỉ tiêu

2013

2014

Tăng trường GDP (%)

5,16

4,4

Tỉ lệ lạm phát (%)

3,86

4,1


1 271

1 321

4,2

4,35

1 251

1 272

3,55

2,08

Lượng vốn vào FD1 (tỉ ƯS$)

122

136

Tăng trưởng vốn vào FDI(%)

7,0

11,6

1,04


N/A

Kim ngạch xuất khẩu (tỷ u s $ )
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (%)
Kim ngạch nhập khẩu (tỷ ƯS$)
Tàng trưởng kim ngạch nhập khẩu (%)

Tỉ lệ người nhập cư so với dân số (%)

Nguồn: IM F - World Economic Outlook Database (2015) và ASE AN Stat (2015)
1.1.5. Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế đáng chú ý của khối các quốc gia ASEAN trong năm 2013 2014 là các nỗ lực được thực hiện để hướng tới việc hình thành Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/ 2015. Trước đây, m ột câu hỏi được đặt ra liệu
ASEAN có thực sự đạt được các cột mốc đề hoàn thành AEC hay không. Tuy nhiên,
thay vì chỉ nhìn nhận AEC từ góc độ một mục tiêu cần được hoàn thành, AEC nên
được đánh giá như một quá trình lâu dài để gắn kết nền kinh tế các quốc gia thành
viên, xây dựng một cộng đồng quốc tế và bảo đảm tính trung tâm của ASEAN.
Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2013, ASEAN đã hoàn thành được 78,1% các
mục tiêu đặt ra trong Ke hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint), về thương
mại hàng hóa,đến năm 2013, đã có tổng cộng 98.037 dòng thuế được cam kết giảm
hay loại bỏ, trong số đó có 86.083 dòng thuế đã được giảm xuống mức 0%. Theo lịch
trình, vào năm 2018, thuế nhập khẩu cho hơn 98% dòng thuế sẽ được loại bỏ cho các
8


thành viên mới, trong đó có Việt Nam. Đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia,
M alaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan), thuế suất gần như được loại bở hoàn
toàn. ASEAN đã từng bước thiết lập Hải quan một cửa ASEAN (ASW) và việc xây
dựng ASW đã đạt được nhiều tiến triển. ASEAN hiện nay đang tiếp tục thực hiện các

dự án thí điểm ASW và phấn đấu một phần ASW bao gồm 7 nước thành viên sẽ được
thực hiện vào năm 2015. về tự do hoá thương mại dịch vụ, đến thời điêm hiện tại,các
nước đã hoàn tất Gói cam kết 9, trừ Philippines và Gói cam kết 10 dự kiến sẽ hoàn tất
vào tháng 8/2015. ASEAN cũng có những tiến bộ đáng kể trong tự do hoá dịch vụ tài
chính và các ngành dịch vụ ưu tiên, đặc biệt là lĩnh vực vận tải hàng không. Với hoạt
động đầu tư, nỗ lực đáng kê trong giai đoạn này là việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định
đầu tư toàn diện A SE A N (ACIA). Các nước ASEAN đã tập trung cắt giảm và loại bỏ
dần các biện pháp trong Danh mục bảo lưu của mình, hướng tới mục tiêu xây dựng
m ột môi trường đầu tư tự do và mở cửa vào năm 2015.Hội nhập tài chính trong AE C
vần còn tương đổi yéu. A SEA N đã phê chuẩn kế hoạch phát triên thị trường vốn
A SE A N vào tháng 4/2009 và cố găng đẩy mạnh tự do hoá tài khoản vãng lai, dịch vụ
tài chính. Đ oi với di chuyển lao động có tay nghề, các nước ASEAN đã ký cam kết về
di chuyển thể nhân vào năm 2012 ASEAN đã ký MNP vào năm 2012. ASEAN cũng
đã ký các thoả thuận công nhận lẫn nhau (M RAs) cho 07 lĩnh vực gồm: bao gồm dịch
vụ tư vấn kỹ thuật (2005), dịch vụ kiến trúc (2007), hành nghề y khoa (2006), hành
nghề nha khoa (2009), dịch vụ điều dưỡng (2009), ngành nghề du lịch (2Ơ12) và mới
đây nhất là dịch vụ kế toán, kiểm toán (2014). Các hoạt động về phát triển cơ sở hạ
tầng diễn ra khá mạnh mẽ với các nồ lực thúc đay thuận lợi hoá giao thông vận tải, tự
do hoá dịch vụ chuyên chở hành khách đường không, tự do hoá dịch vụ vận chuyển
đường biển, năng lượng, viễn thông, v ề Sáng kiến H ội nhập A SE A N (AIA), ASEAN
đã thông qua Ke hoạch hành động chiến lược IA II và II để thực hiện các dự án nâng
cao năng lực cho nhóm CLM V , nhằm đảm bảo lợi ích của AEC sẽ lan toả tới tới các
nền kinh tế nhỏ hơn của A SEA N . Sáng kiến kết nối ASEAN (ASEAN Connectivity)
cũng đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 15 (năm 2009) với mục
tiêu củng cố kết nối cơ sở hạ tầng nhằm thu hẹp khoảng cách về kinh tế trong khu vực
(Nguyễn Hồng Sơn, 2015).
Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể, ASEAN vẫn còn m ột chặng đường
với nhiều công việc cần hoàn thành để tiến tới thành lập một Cộng đồng kinh tế.Thứ
nhất, các rào cản phi thuế (NTB) bao gồm giấp phép, các quy định về kỹ thuật và chất
lượng thực sự là chướng ngại vật lớn khi các quốc gia ASEAN mở cửa hội nhập.77?íí9



hai, cơ sở hạ tầng của khu vực ASEAN tuy đã có những cải thiện nhưng chưa vẫn còn
chưa tương xứng với yêu cầu phát triển.Việc kết nối các vùng vịnh và bán đảo với đất
liền cần đầu tư một khoản chi phí rất lớn .Thứ ba, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ còn ở mức
thấp. Thứ tư , khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN ngày càng
rộng và trở thành mối đe dọa lớn cho việc ổn định và phát triển kinh tế đồng đều giữa
các nước thành viên. Đ ây không chỉ là khoảng cách về mặt tăng trưởng kinh tế mà còn
bao gồm nguồn nhân lực, thê chế kinh tế, nghèo đói, cơ sở hạ tầng, tài chính, công
nghệ thông tin và truyền thông.
Bên cạnh theo đuổi m ục tiêu AEC, ASEAN còn hướng tới mục tiêu hội nhập
vùng. Điều này là do thương mại ngoại khối của ASEAN, đặc biệt với Trung Quốc và
Nhật ản đóng vai trò quan trọng trong tổng thương mại của khu vực này. ASEAN bắt
đầu quá trình củng cố hợp tác kinh tế với các đối tác thương mại của mình từ rất sớm
và vào đầu những năm 1990. Việc ký kết các Hiệp định thương mại (FTA+1) riêng lẻ
của từng quốc gia ASEAN và của khối ASEAN (ASEAN+3, ASEAN+6) với các quổc
gia trong khu vực do đó đã được đẩy mạnh. Việc thiết lập nhiều hiệp định thương mại
tự do của ASEAN thực chất là để khẳng định vị trí trung tâm của ASEAN trong khu
vực. Tuy nhiên, .các hiệp định trên có những sự khác nhau nhất định và chính vì vậy
hiệu lực chưa có được những tác động toàn diện (Fukunaga & Isono, 2013). Bên cạnh
đó, m ột bưó'c đi hội nhập khác mà một số quốc gia ASEAN đang theo đuôi là đàm
phán Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những bước đi
trong bàn cờ hội nhập kinh tế của ASEAN được coi là đe khẳng định vị trí kinh tế
chiến lược của mình trong khu vực. Tuy nhiên, với sự bùng no của quá nhiều hiệp định
song phương, đa phương và khu vực, cụ thể ASEAN+3, RCEP và TPP, câu hỏi đưa ra
là liệu những hiệp định này có làm bão hòa tính “trung tâm” mà ASEAN luôn hướng
tới và bên cạnh đó, hiệu ứng “bát m ỳ” của các FTAs là khó tránh khỏi.
ASEAN+3 là H ọp tác giữa ASEAN và ba nước Đông Á là Hàn Quốc, Trung
Quốc và N hật Bản. M ục tiêu của ASEAN+3 là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát
triển bền vững của các nước thành viên, hướng tới một Đông Á thịnh vượng hơn với

dòng chảy tự do về hàng hóa và dịch vụ, hội nhập thương mại phù hợp với các hiệp
định của WTO. Tuy nhiên, sự trôi dậy của nền kinh tê Trung Quôc và sự sụt giảm của
nền kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây đã đưa ASEAN vào tình thế tiến thoái
lưỡne nan.

10


Một mặt, có thể thấy, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN
trong nhiều năm qua.Hơn nữa, sự nôi lên của nền kinh tế Trung Quốc khiến nước này
trờ thành một thành phần kinh tế quan trọng trong vùng. Việc hình thành ASEAN+3
được Trung Ọuốc ủng hộ vì đây là cơ chế đê xây dựng Cộng đồng Đông Á (EAS) mà
Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm thương mại chính. Ke từ khi ký kết hợp tác song
phương giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN đã nhận được nhiều gói dự án hồ trợ
cũng như thuận lợi thương mại nhất định. M ặt khác, ASEAN không thể lún sâu vào
quan hệ kinh tế với Trung Ọuổc vì như vậy ASEAN sẽ mất đi lợi thế “trung tâm” của
mình. Chính vì vậy, ASEAN vẫn cần thiết lập quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Mỹ
đỗ tạo sự cân bằng. Như đã đề cập ở trên, sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc đã
trờ thành mối nguy hiểm cho không chỉ ASEAN mà còn là vị the kinh tế của Mỹ và
Nhật Bản, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thêm nữa, xung đột tại biển Đông giữa
Trung Quốc, Nhật bản và một vài nước ASEAN lại làm tăng thêm căng thẳng và tính
cạnh tranh giữa các bên liên quan. Việc hình thành ASEAN+3 trở nên khó khăn khi
Hàn Quốc trở thành quốc gia trung lập, ASEAN bắt buộc phải cân bằng giữa lợi ích
thương mại với Trung Quốc và lợi ích chiến lược và hợp tác an ninh với Nhật Bản.
Bên cạnh ASEAN+3, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) cũng giành được
nhiều sự quan tâm. RCEP được hình thành dựa vào công thức về ASEAN++ và được
coi là sự trung hòa giữa ASEAN+3 hay Hiệp định thương mại Đông A (EAFTA) - ủng
hộ bởi Trung Quốc và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPEA) - ủng hộ bởi Nhật
Bản, Singapore và Indonesia. Đây là bước đi thông minh của ASEAN, “một mũi tên
trúng hai đích” khi vừa trung hòa được hai thế lực kinh tế mạnh nhất Châu Á, vừa là

bưóc đi giữ vững được đặc tính “trung tâm” mà ASEAN mong đợi. Cụ thế hơn nữa,
với ASEAN+6 hay RCEP, Trung Quốc, N hật Bản, Mỹ, Ấn Độ... sẽ là bàn đạp xây
dựng ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương thành khu vực sản xuất
phát triển.
Hiệp định TPP, được coi là “ Hiệp định của thể kỷ 21”, có mục tiêu xóa bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, nông
nghiệp và thiết lập các quy tắc về các lĩnh vực như đầu tư và các hoạt động kinh tế
khác. Cho đến nay, TPP đã bao gồm 12 quốc gia (ú c, Brunei, Canada, Chile, Nhật
Bản, M alaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Viêt Nam và Mỹ). Có thể
thấy, không phải tất cả thành viên của ASEAN đều là thành viên của TPP và chính vì
điều này, TPP có thể sẽ phá vỡ xu hướng “FTA +” mà ASEAN vẫn theo đuổi từ trước
đến nay. Hơn nữa, việc không bao gồm toàn bộ thành viên khối ASEAN thể hiện rằng,

11


Mỹ không thực sự quan tâm tới việc phát triển kinh tế và hội nhập thương mại với
ASEAN như một thể thống nhất.Hơn nữa, việc tham gia của một vài quốc gia ASEAN
vảo TPP có thể sẽ còn làm khoảng cách về khác biệt kinh tế ngày một rõ rệt.
Như vậy, mức độ hội nhập và việc ASEAN có giữ được tính “trung tâm ” của
mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào những nồ lực của từng nước thành viên nói
riêng và ASEAN nói chung. Các nồ lực hình thành Cộng Đồng kinh tế ASEAN(AEC)
sẽ quyết định nhiều đến vị thế của ASEAN trong khu vực và cũng sè là yếu tố quan
trọng trong các đàm phán của RCEP hay TPP sắp tới. Thay vì so sánh những mặt lợi
hại của các đàm phán, ASEAN hãy nên tận dụng cơ hội của mình để hoàn thành kế
hoạnh AEC đề ra là trở thành người cầm lái nền kinh tế khu vực
1.2. Nhật Bản
1.2.1. Tinh hìnli kinh te v ĩ mô
1.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Năm 2012 đã được dự kiến là năm phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, tuy

nhiên, Nhật Bản lại gặp phải những trở ngại cho phát triển kinh tế vào nửa cuối năm
2012. Sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu ngành điện tử và ô tô
có ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực doanh nghiệp của Nhật Bản. Điều này không chỉ là
kết quả của sự yếu kcm về kinh tế mà còn là từ các thách thức cạnh tranh từ doanh
nghiệp nước ngoài. Sự nổi lên của các nền công nghiệp điện tử Hàn Quốc và Trung
Quốc đã làm giảm thị phần của công ty Nhật Bản trên thị trường quốc tế (Ira Kalish,
2015).Vấn đề đáng lo ngại nữa của Nhật Bản là việc chính phủ Nhật Bản có mức nợ
chính phủ ở mức 200% GDP năm 2012. Đây là kết quả của việc tăng trưởng chậm,
mức chi tiêu công cao... đã đưa đến nhiều lo ngại về việc mất giá mạnh của đồng Yên
Nhật và tính bền vũng về mặt tài chính, tiềm năng kinh tế. Việc thủ tướng Shinzo Abe
lên năm quyền đã đưa lại nhiều tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trong năm 2 0 1 3 năm đầu tiên áp dụng bộ ba chính sách kinh tế về tài khóa, tiền tệ và thay đôi cấu trúc
dài hạn mang tên Abenomics. Các gói kích thích được đưa vào thị trường đã phần nào
giúp tăng trưởng kim ngạch xuát khẩu cũng như nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, các thách
thức về tính ổn định của thị trưòng chúng khoán, niềm tin doanh nghiệp cũng như của
người tiêu dùng hay tỉ lệ nợ công cao và gia tăng dân số già là những câu hỏi mà chính
phu Nhật Bản vẫn chưa tìm được câu trả lời.

12


Mức tăng trưởng GDP năm 2013 đạt mức 1,61%. Theo báo cáo kinh tế Nhật
Bản của Deloitte, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2013 dần lấy lại đà tăng trưởng, đặc
biệt là cầu tín dụng. Điều này là kết quả của chính sách tiền tệ mở rộng mà Nhật Bản
đưa vào áp dụng một năm trước đó. Cuộc điều tra theo quý Tanka của Nhật Bản năm
2013 cũng chỉ ra niềm tin của những nhà sản xuất lớn trong nước vào nền kinh tế cũng
tăng lên mức điểm 12 từ mức điểm 4 vào tháng 6/ 2001, mức tăng điêm cao nhất từ
tháng 7/2013. Chính vì vậy, tỉ lệ đầu tư so với GDP đạt mức 21,127%, tăng 1,22% so
với năm 2012.
Sang năm 2014, GDP cả năm chỉ đạt mức


-0,06%. Sau khi đạt tốc độ tăng

trưởng mạnh trong Quý 1/2014, nền kinh tế Nhật Bản trải qua tăng trưởng âm hai quý
liên tiếp và chính thức rơi vào suy thoái kỳ thuật. Đây là kết quả từ việc tăng thuế từ
5% lên mức 8%. Việc GDP quý I tăng trưởng mạnh có thể được hiêu là do người tiêu
dùng gia tăng mua sắm trước khi việc tăng thuế có hiệu lực từ tháng 4/ 2014. Sau khi
luật tăng thuế có hiệu lực, tiêu dùng và đầu tư giảm đã dần đến việc GDP quý II giảm
1,9% so vớ quý 1 và giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhận thấy điều này, chính
phủ của thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định đưa vào gói cứu trợ kinh tế 3,5 tỉ Yên
Nhật để hồi phục nền kinh tế, tuy nhiên vẫn chưa được lại được kết quả khả quan
(Rumki Majumdar, 2015).
1.2.1.2. Tỷ lệ lạm phát
Mức lạm phát của Nhật Bản đã tăng từ 0% lên mức 0,4% năm 2013. Đây là một
tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế đang cố gắng thoát ra khỏi hai thập kỷ giảm phát.
Chủ yếu mức lạm phát tăng năm 2013 là nhờ sự tăng giá của các mặt hàng như điện
(tăng 7,65%) và xăng dầu (tăng 9%). Tuy nhiên, mức tăng xăng dầu này là kết quả của
việc đồng Yên Nhật mất giá và điều này cũng làm giá hàng nhập khâu tăng lên. Các
m ặt hàng khác như máy tính các nhân và thiết bị điện tử đạt mức tăng 12,4%. Tuy
nhiên, xu hướng lạm phát tăng của Nhật Bản lại đi ngượi lại với xu hướng ở các nước
và khu vực phát triến khác như Mỹ, Anh và Châu Âu.M ục tiêu đạt được lạm phát mức
2% đế đưa nền kinh tế ra khỏi thời kỳ giảm phát vẫn còn gặp phải những thách thức
nhất định.Theo Bộ trưởng kinh tế N hật Bản Akira Amari, một trong số đó là vấn đề
tiền lương. Khi lạm phát tăng nhưng tiền lương không tăng bắt kịp với lạm phát thì
việc duy trì ổn định thị trường trong nước cũng như mục tiêu lạm phát 2% sẽ còn rất
xa vời.**Sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và năng lượng sẽ tác
động đen niềm tin người tiêu dùng. Thêm nữa, việc chính phủ Nhật Bản dự kiến tăng
13


thuế vào năm 2014 cũng sẽ là bước cản cho mục tiêu lạm phát nếu vấn đề tiền lương

va lạm phát không được xử lý kịp thời
Sang năm 2014, mức lạm phát Nhật Bản tăng lên 2,7%. Mức lạm phát lõi (lạm
phát loại trừ năng lượng, thực phẩm tươi) tăng mạnh vào tháng 4/2014 (đạt mức 3,2%)
do tác động của việc tăng thuế. Sang nửa cuối năm 2014, tỷ lệ lạm phát lại sụt giảm do
giá dầu thế giới giảm mạnh.Đây chính là thách thức của thủ tưởng Abe khi tình hình
kinh tể thế giới có tác động ngược với những mục tiêu chính sách mà Abenomics
hướng đến. Tháng 11/ 2014 chứng kiển mức lạm phát thấp nhất trong 14 tháng, chỉ đạt
mức 0,2% (Reuters, 2015).
Việc giá dầu thế giới tiếp tục giảm sẽ còn ảnh hưởng nữa đến mức lạm phát của
Nhật Bản. Là nước nhập khẩu năng lượng trong đó có dầu thô, Nhật Bản sẽ hưởng lợi
từ việc giá dầu thế giới giảm, chủ yếu là từ nguồn thu thương mại và củng cố thêm lợi
nhuận doanh nghiệp N hật Bản, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành năng
lượng. Với người dân, việc giá dầu giảm khiến thu nhập khả dụng của họ tăng lên,
điều này có thể giảm bót tác động của việc tăng thuế tháng 4/ 2014 vừa rồi. Tuy nhiên,
giá dầu giảm lại đem đến lo ngại về việc chậm trễ trong mục tiêu đạt lạm phát ở mức
2% (M aritza Cabezas, 2015).
1.2.2. Thương m ại
v ề cán cân thương mại, Nhật Bản chịu thâm hụt thương mại lớn nhất vào năm
2013. Chủ yểu thâm hụt là là do nhập siêu dầu mỏ tăng và thặng dư xuất khẩu các sản
phẩm m áy móc, đồ điện tử ....giảm. Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2013 tăng 1,53%
so với năm 2012. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản là các hàng hóa có giá trị
gia tăng cao như gồm máy móc, phương tiệ giao thông, thép.
Thương mại với Trung Quốc giảm 6,5% từ mức 311 tỉ USD năm 2012. Xuất
khẩu sang Trung Quốc giảm 10,2% và nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 3,7%. Đây là
mức giảm đầu tiên kể từ năm 2009. Việc nền kinh tế Trung Quốc chững lại năm 2013
khiến nhu cầu về các mặt hàng từ Nhật Bản như máy móc phục vụ xây dựng, khai
khoáng cũng như hàng điện tử giảm mạnh. Với hàng nhập khấu, mức giảm chủ yếu là
từ sắt thép, quần áo và máy móc. Nhìn chung, trong năm 2013, giá trị xuất khâu sang
Trung Quốc chiếm 18,1% tổng giá trị xuất khâu của Nhật Bản, đứng thứ hai sau thị
trường Mỹ, chiếm 18,5% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là năm đầu tiên trong vòng 5 năm


14


trở lại đây Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ hai trong danh sách thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Nhật Bản (JETRO, 2014)
Thương mại giữa ASEAN và Nhật Bản đạt mức 229 tỉ USD năm 2013. Theo
Bộ tài chính Nhật Bản năm 2014, giá trị xuất khẩu của Nhật bản sang ASEAN chiếm
15,5% tổng giá trị thương mại của Nhật Bản và nhập khấu từ ASEAN chiếm 14,4%
tổng thương mại. Trong số các nước thành viên ASEAN, đối tác thương mại lớn nhất
của Nhật Bản là Thái Lan với tổng thương mại đạt mức 67,5 tỉ USD và M alaysia (46,8
tỉ USD). Phần lớn mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN bao gồm máy móc,
phương tiện giao thông và đồ điện tử. Theo số liệu thống kê của cơ quan thống kê
ASEAN năm 2014, 32,5% tổng sản phẩm sản xuất bởi các công ty của Nhật đạt tại
khu vực ASEAN được tiêu thụ trong khu vực này.
1.2.3. Đầu tư
Năm 2013, FDI của Nhật Bản ra nước ngoài ở mức 135 tỉ USD, tăng 10,4% so
với năm 2012. Nưó’c tiếp nhật lớn nhất năm 2013 là ASEAN, đạt mức 23,6 tỉ USD,
theo sau là Trung Quốc, đạt mức 9,1 tỉ USD, giảm 32,5% so với năm 2013. Nhật Bản
là nhà đầu tư chính vào thị trường các quốc gia ASEAN, cụ thê là đầu tir vào mặt hàng
điện tử và ô tô chủ yếu ở Thái Lan và Việt Nam. Thái Lan là nước được ưa chuộng
nhất, tiếp nhận 60% lượng vốn FDI của Nhật Bản vào khu vực ASEAN năm 2013,
theo sau là M alaysia và Indonesia. Theo thống kê của cơ quan thương mại Nhật Bản,
năm 2014, có khoảng hơn 6000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại khu vực
ASEAN Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng đã được mở rộng sang Lào và
Campuchia. Đây đều là hai nước có nhiều nguyên vật liệu thô và hoạt động sản xuất
phát triển (UNESCAP, 2014)
Sang năm 2014, lượng vốn FDI của Nhật Bản ra nước ngoài giảm xuống mức
113 tỷ USD. Trong đó, ASEAN là khu vực tiếp nhận nhiều nhất lưcmg vốn FDI. Trong
ASEAN, đứng đầu về tiếp nhậ là Singapore, theo sau là Thái Lan và Indonesia. Lượng

đầu tư vào Mỹ tăng lên 42 tỉ USD trong khi lượng đầu tư vào Trung Quốc lại chỉ đạt
mức gần 7 tỷ USD (JETRO , 2015)

v ề việc tiếp nhận vốn FDI, lượng vốn tiếp nhận bởi Nhật bản chỉ đạt 2,305 tỉ
USD năm 2013.Theo như JETRO (2013), các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào Nhật
Bản sẽ phải đối mặt với nhiều chi phí cao.Cụ thể là thuế doanh nghỉệp cao cũng như
các loại thuế liên quan đến việc thuê mặt bằng và cơ sở hạ tầng.Ngoài ra, trở ngại

15


trong quá trình hành chính cũng như thiểu nguồn nhân lực có thể sử dụng thành thạo
tiếng Anh cũng là những trờ ngại mà thị trường Nhật gặp phải.
Nhận thức được điều tầm quan trọng của sự đóng góp của von FDI đói với
doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, Chính phủ ông Abe đã đưa ra bản
sửa đôi Chiến lược tăng trưởng vào tháng 6/ 2014 nhằm cải thiện và kích thích tiếp
nhận FDI. Chiến lược này đề ra mục tiêu đến năm 2020, mức FDI tiếp nhận sẽ đạt gấp
đôi mức FDI tiếp nhận năm 2012. Chiến lược này nằm trong mũi tên thứ ba của
Abenomics nhằm hướng đến tăng trưởng dài hạn (Shujiro Ưrata, 2015).
1.2.4. Lao động
Tỉ lệ dân sổ tham gia lực lượng lao động chiếm 56,9% năm 2013 và tăng lên
72,9% năm 2014. Theo cơ quan thống kê của Nhật Bản, so với số liệu năm 2013 thì tỷ
lệ lao động là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 34 tham gia lực lượng lao động tăng 17,4%
và tỉ lệ tham gia lao động của phụ nữ nhóm tuổi 35 - 39 tăng 7,9%. Điều này thể hiện
tác động của xu hướng khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Thay đổi cơ
cấu lao động cũng là m ột trong những cải cách mà chính phủ Nhật Bản đang hướng tới
đê đạt được sự phát triển bền vừng trong những năm tới
Bảng 1.2. Tóm tắt các chỉ số kinh tế v ĩ môcủa Nhật Bản, năm 2013- 2014
2013


2014

Tăng trưởng GDP(%)

1,61

-0,06

Tăng trương kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

1,53

8,21

Tăn trưởng im ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

3,09

7,2

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (%)

56,9

72,7

Tỉ giá hối đóai JPY/USD

95,598


105,85

Lạm phát (%)

0,358

2,739

Lượng vốn FDI xuất (triệu USD)

135 745

113629

Lượng von FDI tiếp nhận (triệu USD)

2305

2089,8

Nguồn: Quv tiền tệ Quốc tế IM F (2015), JETRO(2015)
1.2.5. Chính sách kinh tế
Từ năm 2012, Thủ tướng N hật Bản Shinzo Abe đưa ra bộ ba chính sách kinh tế
với m ục tiêu đưa Nhật Bản ra khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực

16


×