Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ứng xử bạo lực với bạn bè ở học sinh PTTH hà nội thực trạng và các giải pháp can thiệp tại trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 93 trang )


PHẦN I. THÔNG TIN CHƯNG
1.1. Tên đề tài: ủ n g xử bạo lực với bạn bè ở học sinh PTTH Hà Nội: thực
trạng và các giải pháp can thiệp tại trường học
1.2. Mã số: QG 14.39
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Chức danh, học vị, họ và
tên

1

TS. Nguyên Thị Như Trang

2

ThS. Lương Bích Thuỷ

3

PGS.TS. Nguyên Hôi Loan

4

ThS. Nguyên Thu Trang

5

ThS. Bùi Thanh Minh



Đơn vị công tác

Vai trò thục hiện đề tài

Khoa XHH,
ĐHKHXH&NV
Khoa XHH,
ĐHKHXH&NV
Khoa XHH,
ĐHKHXH&NV
Khoa XHH,
ĐHKHXH&NV
Khoa XHH,
ĐHKHXH&NV

Chủ nhiệm
Thư ký
Uy viên
Ưỷ viên
ư ỷ viên

1.4. Đon vị chủ trì: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.5. Thòi gian thục hiện:
1.5.1. Theo họp đồng: từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2016
1.5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng..... năm.......

1.5.3. Thực hiện thực tế:


từ tháng......năm ......... đến tháng.... năm

1.6. Những thay đối so vói thuyết minh ban đầu (nếu có): Không
1.7. Tống kinh phí được phê duyệt của đề tài: 100 triệu đồng.


PHẦN II. TỎNG QUAN K É T QUẢ NGHIÊN c ứ u
1. Đặt vấn đề
Trong nhũng năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một chủ đề nóng
trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, với hàng loạt tin
tức vê các vụ xô xát theo nhóm, các vụ xô xát có sử dụng vũ khí giữa học
sinh với nhau, dẫn tới các thương tích vĩnh viễn hoặc thậm chí cái chết. Mối
quan ngại về bạo lực học đường, do đó, trở nên mạnh mẽ hon bao giờ hết
trong giới người lớn. Tại sao học sinh lại có thể đối xử với nhau một cách
bạo lực như vậy chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ? Vì sao học sinh có thể
bình thản chúng kiến bạn mình bị đánh đập và xúc phạm ngay trước mắt
mình, và thậm chí đùa cợt về chuyện đó? Phải chăng bạo lực đã trở nên quá
phô biên, tới mức một số học sinh đã coi nó như một dạng hành vi bình
thường?
Rât tiếc, các nghiên cứu về bạo lực hiện nay tuy đã được tiến hành khá
nhiêu, nhưng lại rât ít chú ý tới suy nghĩ và cảm xúc của người trong cuộc:
học sinh nhìn nhận về bạo lực thế nào, bạo lực có ý nghĩa gì với các em,
điêu gì khiên các em sử dụng bạo lực mà không sử dụng các biện pháp giải
quyêt xung đột khác? Các nghiên cứu cũng ít hướng tới việc kiểm định lý
thuyêt trong đê có thế lý giải hành vi bạo lực của học sinh. Chính vì vậy,
mặc dù đã có rất nhiều các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, và cả một sổ
nghiên cứu về đề tài này, nhưng nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường
vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Những người dân quan tâm tới vấn đề này thì đổ
lỗi cho nhà trường; nhà trường quy trách nhiệm về gia đình, và gia đình thì

đô lỗi cho xã hội.
Và trong khi thế giới người lớn vẫn đang không ngừng lên án hành vi bạo
lực của học sinh và quy trách nhiệm lẫn nhau về vấn đề này, các video clip
về học sinh đánh nhau vẫn tiếp tục xuất hiện đều đặn, kể cả cho tới thời
3


điêm hiện tại là năm 2 0 1 5 - 5 năm kể từ ngày xuất hiện video clip về vụ xô
xát giữa nữ sinh Trân Nhân Tông khởi đầu cho luồng dư luận xã hội mạnh
mẽ về vấn đề này.
Tuy nhiên, bạo lực học đường - thông qua nhiều nghiên cứu một cách hệ
thông và trên một diện rộng, dường như không phải một vấn đề quá nghiêm
trọng như dư luận thường nghĩ. Và mặc dù trường học đôi lúc là địa điểm
nơi diên ra một sô những vụ tấn công nghiêm trọng dẫn tới nhiều người bị
chêt hoặc bị thương, nhưng các nghiên cứu từ nhiều nước như Mỹ, Hà Lan,
hay Anh, cho thấy đa số các hành vi vi phạm luật lệ ở trường học là phi bạo
lực, và băt nạt học là dạng hành vi có tính bạo lực pho biến nhất trong môi
trường học đường (Olweus 1993, Thompkins 2000, Swearer và Doll 2001,
Espelage và Asidao 2001; Dinkes và các đồng sự 2006). Có thể nói, nhiều
nghiên cứu đã băt đâu băng mối quan tâm về bạo lực học đường, và sau đó
phát hiện ra rằng, bạo lực học đường thực chất không nghiêm trọng như
chúng ta vẫn tưởng. Và thực tế là bạo lực học đường đang có xu hướng, từ
từ nhưng khá ổn định, giảm dần.(Brener và các đồng sự 1999, Thompkins
2000, Dinkes và các đồng sự 2006). Vậy tại sao dư luận lại lo lắng đến như
vậy về bạo lực học đường? Thotnpkins (2000) gọi hiện tượng này là ‘văn
hóa của nỗi sợ’, và cho rằng không phải chính sự nghiêm trọng thực tế của
nạn bạo lực học đường khiên người ta nghĩ rằng bạo lực học đường là vấn
đề nghiêm trọng, mà là do quá trình truyền thông với mật độ dầy đặc về
một sô vụ việc bạo lực nghiêm trọng xảy ra trong trường học đã kích thích
dư luận và thúc đây nỗi lo lắng của công chúng về vấn đề này.

Trong bối cảnh ấy, trở lại với vấn đề bạo lực học đường ở Việt Nam, một
câu hỏi mà chúng ta rất nên quan tâm, đó là liệu những lo lắng của công
chúng về bạo lực học đường trong thời gian qua có đi theo con đường trên?
Trong một thời gian dài, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng
khác đã khăc họa bạo lực học đường như một vấn đề phổ biến và nghiêm
trọng, đe dọa tới sự an toàn của học sinh trong trường học, và là dấu hiệu
4


của sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay. Liệu
bức tranh này có thực sự phản ánh vân đê bạo lực giữa học sinh với học
sinh trong trường học Việt Nam hay không, hay cuối cùng, đây cũng chỉ lại
là vấn đê ‘văn hóa của nồi sợ’, tạo nên bởi một số rời rạc các vụ bạo lực
được truyền thống nhấn mạnh và khuếch tán, như Thompkins (2000) đã chỉ

Trả lời cho câu hỏi này có ý nghĩa rât quan trọng. Nêu bạo lực trường học
ở Việt nam không quá nghiêm trọng như nhũng gì mà truyền thông đại
chúng đang khăc họa, thì các vị phụ huynh và các cơ quan hữu quan không
cân quả /o lăng và cũng không cân có những biện pháp quá rôt ráo đê bảo
vệ con em mình cũng như đê nâng cao sự an toàn của môi trường học
đường. Nhưng nêu ngược lại, bạo lực trường học thực sự nghiêm trọng,
chúng ta rât cân nghiên cún thiết kế và triến khai các chương trình can
thiệp, càng sớm càng tôt, nhăm giảm thiêu sự lây lan và leo thaníỊ của bạo
lực học đường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn và các kinh nghiệm cũng như điếm hổng trong các
nghiên cứu về bạo lực tại Việt Nam và thế giới nêu trên, nghiên cứu này
hướng tới ba mục tiêu nghiên cứu như sau
-


Khảo sát thực trạng sử dụng bạo lực học đường của học sinh PTTH
tại Hà Nội

-

Tìm hiêu các yêu tô ảnh hưởng tới việc sử dụng bạo lực của học sinh

-

Đê xuất mô hình can thiệp khả thi và hiệu quả nhằm phòng ngừa và
hạn chế việc sử dụng hành vi bạo lực của học sinh

Cụ thê, các mục tiêu nghiên cứu này sẽ được triến khai thành các nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:

5


-

Khảo sát thực trạng sử dụng bạo lực học đường của học sinh PTTH
tại Hà Nội
o Mức độ phô biên của bạo lực học đường
o Những mẫu học sinh có khuynh hướng sử dụng bạo lực
o Các hình thức bạo lực học đường, các mâu thuẫn thường dẫn
tới hành vi bạo lực, và khuynh hướng tố chức

- Tìm hiêu các yêu tô ảnh hưởng tới việc sử dụng bạo lực của học

sinh


o Mối liên hệ giữa kiếm soát gia đình và khuynh hướng sử dụng
bạo lực của học sinh
o Mối liên hệ giữa kiếm soát học đường và khuynh hướng sử
dụng bạo lực của học sinh
- Đe xuất mô hình can thiệp khả thi và hiệu quả nhằm phòng ngừa và
hạn chế việc sử dụng hành vi bạo lực của học sinh
o Phân tích các biện pháp mà nhà trường đã và đang triền khai:
thế mạnh và điểm yếu
o Đê xuât các hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỷ luật
học đường và hiệu quả của các biện pháp nhà trường đang
triên khai, đông thời đề xuất một sô mô hình can thiệp hiệu quả
tại trường học với vấn đề bạo lực học đường
o Tham khảo bài học kinh nghiệm của một số quốc gia khác
trong việc phòng chổng tội phạm vị thành niên, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh tới các giải pháp phi hình sự như việc sử dụng
Công tác Xã hội trong hệ thống tư pháp người chưa thành niên
vi phạm pháp luật
3. Phương pháp nghiên cứu
Đe tài sử dụng cách tiếp cận liên nghành, cụ thế là giữa xã hội học và công
tác xã hội. Đe tài ứng dụng cách tiếp cận xã hội học đế đánh giá thực trạng
6


vấn đê sử dụng bạo lực của học sinh PTTH tại Hà Nội và tìm hiếu các
nguôn gôc xã hội của hành vi bạo lực. Cái đích cuôi cùng đê tài hướng tới
là ứng dụng các thông tin thu được đe xây dựng mô hình và đề xuất giải
pháp công tác xã hội trong trường học nhăm phòng ngừa và ngăn chặn hiện
tượng sử dụng bạo lực của học sinh.


về phương pháp luận, đề tài ứng dụng cách tiếp cận hỗn hợp: kết họp
giữa các phương pháp định tính và định lượng. Neu như các phương pháp
nghiên cứu định lượng được đánh giá cao vì độ tin cậy và hiệu lực của
thông tin thu được, thì các phương pháp nghiên cứu định tính có thế mạnh
trong việc khai thác chiều sâu ý nghĩa của vân đê. Đe tài này ứng dụng kêt
hợp dạng phương pháp này nhăm xây dựng một bức tranh tống quát về vấn
đề sử dụng bạo lực trong môi trường học đường, đồng thời tìm hiếu ý nghĩa
của bạo lực đối với các bên liên quan (người sử dụng bạo lực, nạn nhân bạo
lực, những người chứng kiến bạo lực, nhà trường, và gia đình của học sinh),
đế từ đó có thế xây dựng những giải pháp khả thi và hiệu quả trong việc
phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực học đường.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Phân tích tải liêu thử cấp
-

Phân tích các yếu tố chính sách có tác động điều chỉnh vấn đề bạo lực
học đường, như chính sách giáo dục, nội quy trường học, quy trình và
các cấp bậc kỷ luật với hành vi sai phạm của học sinh trong trường
học.

-

Phân tích các nghiên cứu trước đó về bạo lực học đường tại các nước
khác.
Phân tích các nghiên cứu đánh giá về các mô hình can thiệp đối với

bạo lực học đường nhằm rút ra các gợi ý cho giải pháp can thiệp đối với
bạo lực học đường tại Hà Nội.
7



Điều tra bảng hỏi:
-

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có tính mục đích đối với trường
nhăm đảm bảo tính đa dạng theo mục đích phân tích của dạng trường
học; chọn mẫu ngẫu nhiên xác suất với các học sinh trong mỗi trường
nhăm đảm bảo tính đại diện của mẫu học sinh tại mỗi trưcmg.

- Kích thước mẫu: 367 người phân theo từng nhóm đối tượng cụ thể.
- Cách chọn mẫu: Ngẫu nhiên thuận tiện tại hai trường PTTH tại Hà
Nội, trong đó một trường thuộc khu vực nội thành (PTTH A), và một
truường thuộc khu vực ngoại thành (PTTH B). Theo yêu cầu của Ban
giám hiệu hai trường và đê đảm bảo tính khuyết danh cho khách thế
khảo sát, tên trường được mã hóa lần lượt là PTTH A và PTTH B.
-

Cơ cấu mẫu thu được:
Khôi

Học sinh

Giới tính

Số lượng
Lớp 11

Lớp 12


Nam

Nữ

PTTH A

210

102

108

100

110

PTTH B

157

70

87

82

75

Phỏng vân bản cấu trúc
Phỏng vân bán cấu trúc được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm khám phá

các góc nhìn, các trải nghiệm, các nhận định... về vấn đề bạo lực từ các bên
khác nhau có liên quan tới vấn đề này.
Phỏng vân được tiến hành khá sớm trong tiến trình khảo sát, và các thông
tin từ phỏng vấn sâu được sử dụng để xây dựng bảng hỏi. Tuy nhiên, sau
khi kêt thúc điều tra bảng hỏi, một số phỏng vấn sâu tiếp tục được triển khai
nhằm bổ sung thêm các thông tin cần thiết cho việc giải thích và mô tả kỹ
hơn các thông tin định lượng thu được từ bảng hỏi.

8


Tông cộng, nghiên cứu đã phỏng vấn 24 trường họp, trong đó bao gồm 16
học sinh (6 học sinh đã từng tham gia xô xát bạo lực, 4 học sinh là người
chứng kiến, 6 học sinh tùng là nạn nhân của bạo lực học đường), và 4 giáo
viên, 1 giám thị, 1 dân phòng phụ trách giám sát khu vực trường học; và 2
phụ huynh học sinh.
Trung bình, mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài 90-120 phút. Đa số nội dung
phỏng vấn được ghi âm dưới sự cho phép của người cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, với một số trường hợp mà nhà nghiên cứu cảm thấy người cung
cấp thông tin không thoải mái với máy ghi ấm, người nghiên cứu tự nguyện
bỏ máy ghi âm và chỉ ghi chép băng tay.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Nội dung đề tài được chia thành 5 chương. Chương I cung cấp bức tranh
chung vê đê tài, bao gôm lý do thực hiện đê tài, tông quan vân đê nghiên
cứu trong và ngoài nước, mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và pliưưng pháp nghiên cứu.
Chương II trình bây về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gôm lý
thuyết Kiếm soát Xã hội của Travis Hirschi (1969) - lý thuyết nền tảng cho
việc thiêt kê nghiên cứu và đánh giá yếu tô tác động tới hành vi bạo lực của
học sinh. Chương này cũng bàn về cách thao tác hóa hai khái niệm chủ chốt

là bạo lực học đường và kiêm soát xã hội và cách đo lường hai khái niệm
này. Bên cạnh đó, chương II cũng giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu,
cung câp cho người đọc hiêu bối cảnh thực tiễn của các sô liệu mà đê tài thu
được.
Chương III tập trung mô tả thực trạng bạo lực học đường tại địa bàn nghiên
cứu. Qua khảo sát người chứng kiến bạo lực và người sử dụng bạo lực, dữ
liệu điều tra cho thấy bạo lực học đường đang diễn ra khá phố biến ở hai
trưòng tham gia khảo sát. Đáng lưu ý là, tỷ lệ học sinh tham gia xô xát


nhóm rât cao, cao hơn tỷ lệ xô xát một đánh một như đa sô các xô xát giữa
học sinh câp PTTH ở các quốc gia khác. Có thê nói, đây là một điêm khác
biệt đáng lưu ý của bạo lực học đường ở Việt Nam.
Cũng tương tự các nghiên cứu đi trước, mẫu hành vi bạo lực ngôn ngữ là
phố biển nhất, với tỷ lệ diễn ra gần như gấp đôi các mẫu hành vi bạo lực
khác như cố tình phá hỏng vật dụng của đối phương, tấn công không sử
dụng vũ khí. Tấn công có sử dụng vũ khí có tỷ ỉệ xuất hiện thấp nhất trong
các cuộc xô xát giữa học sinh với nhau tại địa bàn nghiên cứu, nhưng khi so
sánh với dữ liệu bạo lực học đường ở các nước khác, thì tỷ lệ này lại đặc
biệt cao. Hành vi bạo lực diễn ra nhiêu nhât ở nhóm nam, nhóm học lực yêu
hơn, và tuối càng nhỏ thì xu hướng bạo lực càng cao. Ngược với giả thuyết
ban đầu, không có khác biệt nào giữa trường công lập và trường bán công
trong mức độ phố biến của hành vi bạo lực học đường. Tuy nhiên, nghiên
cứu lại phát hiện một số khác biệt về giới rất đáng chú ý trong cách thức sử
dụng bạo lực giữa nhóm nam và nhóm nữ.
Chương IV phân tích tác động của các vấn đề liên quan tới kiếm soát xã
hội và liên kết khác biệt tới khuynh hướng sử dụng bạo lực của học sinh.
Ket quả nghiên cứu cho thấy, sự gắn kết với gia đình, như dự báo từ thuyết
kiếm soát xã hội của Travis Hirschi (1969), có mối liên hệ nghịch với
khuynh hướng sử dụng bạo lực của học sinh. Cụ thế, học sinh càng găn bó

với cha mẹ, các em càng ít có khuynh hướng sử dụng bạo lực và ngược lại.
Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh càng có độ phơi
nhiễm cao đối với các hành vi bạo lực học đường, the hiện qua hai yếu tố là
chứng kiên hành vi bạo lực học đường và có liên hệ với các bạn có xu
hướng bạo lực, thì các em càng có xu hướng dễ sử dụng bạo lực trong việc
giải quyết các mâu thuẫn bạn bè trong trường học.
Tuy nhiên, dữ liệu cũng đồng thời cho thấy tỷ lệ cha mẹ nam được hành
vi của con cái, đặc biệt với các em có khuynh hướng sử dụng bạo lực, lại
10


khá thấp, cho thấy thực tiễn kiểm soát yếu của gia đình đối với hành vi bạo
lực của học sinh, và cũng giải thích vì sao bạo lực học đường có xu hướng
phố biến như vậy. Cũng tương tự, dữ liệu cho thấy có sự né tránh nhât định
từ phía thầy cô trong việc can thiệp và ngăn ngừa bạo lực học đường.
Chương V mô tả và phân tích thế mạnh cũng như các vấn đề còn tồn tại
trong các giải pháp mà nhà trường đang thực hiện nhằm giảm thiếu bạo lực
học đường. Khảo sát cho thấy, mặc dù nhà trường có quan tâm và có nỗ lực
đầu tư nhằm phòng tránh bạo lực học đường, thực tế các giải pháp hiện
hành chưa đủ hiệu quả trong việc tiếp cận học sinh và tạo ra sự thay đối về
nhận thức và hành vi của các em. Dựa trên cơ sở các phân tích trên, căn cứ
vào tình hình thực tiễn bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu, chương V
cũng đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa
bạo lực học đường đối với các giải pháp hiện hành tại địa bàn nghiên cứu,
và giới thiệu một sổ mô hình can thiệp hiệu quả trong trường học nhằm
ngăn chặn và giảm thiếu vấn đề bạo lực học đưòng. Đồng thời, căn cứ vào
thực tế xu hướng nghiêm trọng hóa của bạo lực học đường hiện nay, dẫn tới
một sô xô xát giữa học sinh đã vượt quá giới hạn hành vi lệch chuân và trở
thành hành vi tội phạm, chương V cũng giới thiệu một sô giải pháp của các
quốc gia khác trong việc xét xử và ngăn ngừa tội phạm vị thành niên, và rút

ra bài học cho hệ thống tư pháp người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại
Việt Nam.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong đề cương
nghiên cứu. Với sự mở rộng mẫu nghiên cứu so với đề xuất ban đầu, nghiên
cứu có cơ hội đưa ra các phân tích về tần suất, khuynh hướng trung tâm, và
về mối lien hệ giữa các biến số có độ tin cậy cao hơn.

11


v ề căn bản, nghiên cứu đã đưa ra được các phát hiện thực tiên có giá trị
tham khảo, hỗ trợ thông tin cho các nhà nghiên cứu, các nhân viên công tác
xã hội trong trường học, và nhà trường trong việc hiêu hơn về thực trạng
bạo lực học đường hiện nay, các yếu tố tác động tới khuynh hướng sử dụng
bạo lực của học sinh, đế từ đó có thế đưa ra các hướng nghiên cứu mới, và
đê xuât các giải pháp can thiệp hiệu quả hơn với vân đê này.
Trên thực tế, kết quả nghiên cứu cũng đã đem một số sản phấm cụ thê như

- v ề giảng dậy và đào tạo:
+ Nghiên cứu đã góp phân đào tạo thành công 3 Thạc sĩ ngành Công tác
Xã hội
+ Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng đê minh họa cho bài giảng vê Công tác
Xã hội trong trường học, và Xã hội học tội phạm
+ Dữ liệu nghiên cứu đang được sử dụng đê xây dựng cuôn chuyên khảo
‘Bạo lực học đường và các giải pháp công tác xã hội’, phục vụ cho môn học
Công tác Xã hội trong trường học ở bậc Cử nhân.

- về nghiên cứu khoa học
+Kêt quả nghiên cứu đã được công bố ở hai tạp chí chuyên ngành trong

nước, và một tạp chí quốc tế trong hệ thống Scopus.
+ Ket quả nghiên cứu được công bố tại 4 hội thảo, bao gồm:
* Hội nghị Toàn cầu về Công tác Xã hội, Giáo dục và Phát triển Xã
hội (SWSD2016);
* Hội thảo Tội phạm học của khu vực Châu Á - Thái bình dương
(ACS 2015)
12


* Hội thảo Quốc tê ‘Công tác Xã hội Việt nam: thách thức tính chuyên
nghiệp trước nhu cầu hội nhập và phát triển’ tổ chức tại Hà Nội năm 2015
* Hội thảo nsành ‘Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: thực trạng và
giải pháp' tổ chức tại Long An, 2014
- về ứng dụng thực tiễn
+ Ket quả nghiên cứu đã được sử dụng cho lớp tập huấn phòng chông bạo
lực học đường dành cho các giáo viên chủ nhiệm của các trường phô thông
trung học tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2015 do Thành đoàn Hà Nội tô chức
và mời chủ trì đề tài đảm nhận công tác tập huấn.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tóm tắt tiếng Việt

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh có sử dụng bạo lực đê giải quyết mâu
thuẫn bạn bè tại địa bàn nghiên cứu khá cao, đặc biệt khi so sánh với tỷ lệ
học sinh tham gia bạo lực học đường trung bình tại các quốc gia khác. Điều
quan trọng là, tỷ lệ học sinh có sử dụng bạo lực nhiều lần trong một học kỳ
khá cao, cho thấy việc sử dụng bạo lực dường như không còn phải là sự bôc
đồng có tính thời điếm, mà báo động về khả năng phố cập hóa hành vi bạo
lực trong giới học sinh. Hơn nữa, tỷ lệ học sinh tham gia các xô xát nhóm
cũng rất cao, đặc biệt có hiện tượng học sinh xô xát hộ bạn bè - đây là hiện
tượng khá đặc biệt về bạo lực học đường ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên

cứu cũng phát hiện ra các khác biệt giới trong cách thức sử dụng bạo lực
của nhóm nam và nhóm nữ, và kết quả này cho thấy các chương trình
phòng chống bạo lực học đường nên tính đến yếu tố giới đế có thê đảm bảo
hiệu quả can thiệp.
Ket quả khảo sát cho thấy, mặc dù kiêm soát gia đình và nhà trường có vai
trò tích cực trong việc hạn chế khuynh hướng bạo lực của học sinh, nhưng
13


trên thực tế, vai trò này đang bị vô hiệu hóa. Gia đình của các em học sinh
có xu hướng bạo lực lại thường không quan tâm tới hành vi lệch chuân của
con em mình; và các thầy cô, vì nhiều lý do khách quan, cũng có xu hướng
né tránh đương đầu với bạo lực học đường. Trong khi đó, quan hệ bạn bè
lại là yếu tổ tích cực khiển bạo lực học đường trở nên lây lan nhanh chóng
trong giới học sinh.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thế mạnh và các vấn đề tôn tại đôi với
các chương trình phòng chống bạo lực tại trường học hiện nay, và đê xuât
các giải pháp ở cấp trường nhằm giảm thiêu hành vi bạo lực của học sinh,
đồng thời tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm ở cấp vĩ mô hơn là các
chính sách hiệu quả trong việc phòng chống tội phạm vị thành niên ở các
quốc gia khác.
Tóm tắt tiếng Anh

This study documented that school violence in Hanoi, Vietnam is not only
serious but also very rampant,

especially when comparing with school

violence in some other countries. More importantly, the rate of students
who repeatedly resorted to violence to deal with their peer conflicts is quite

high, suggesting that a ‘socialization’ trend o f violent solutions among high
school students in Hanoi. In addition, the rate o f students participated in
group fight is high, and there is a increasing trend that students might take
part in a fight on behalf o f their friends, even thought they do not have any
personal conflict with the students they are fight with. This is a very
particular attribute of school violence in Hanoi Vietnam. Besides, this
research also finds some gender differences in the way female and male
students resort to violence, implying that intervention programs should take
into account gender aspects to ensure the its effectiveness.

14


Findings also show that even though family control and school control exert
restraining effect on students’ tendency towards violence, but in fact, this
effect is neutralized. Families o f students who prefer violent solutions often
do not care much about their children’s behavior. Teachers, for many
reasons, tend to avoid dealing with school violence. Whereas peer
relationship is normally a factor increasing the learning of violent
behaviors, making school violence more and more prevalent.
This research also analyzes some strengths and also shortcomings o f the
programs that schools are deploying to reduce school violence, and
recommends some solutions to improve those programs’ effectiveness, as
well as introduces some effective school-based intervention programs to
prevent and handle violent behaviors of students. Besides, this research also
introduces some valuable lessons from other law systems in treating and
preventing juvenile crime.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNC BÓ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ket quả nghiên cứu
Yêu câu khoa học hoặc/và chí

tiêu kinh tế - kỹ thuật

TT Tên sản phấm

Đạt được

Đăng ký
1

Đào tạo thạc sỹ

1

3

2

Báo cáo tông hợp kêt quả nghiên

1

1

2

4

cứu
3


Công bô kêt quả tại các hội thảo
High school student violence and Hội

nghị

toàn

câu

its association with students' social CTXH, Giáo dục và
Phát

bond

triển

SWSD 2016
15



hội,


School violence as a social event: Hội thảo quôc tê Tội
an

anatomy o f violent conflict phạm

between high school students in Châu

Hanoi, Vietnam

học
Á

khu
Thái

vực
Bình

dương lần thứ 7, 2015

Sự can thiết của Công tác Xã hội Hội thảo quôc tê ‘Cône
trong lĩnh vực tư pháp người chim tác Xã hội Việt nam
thách thức tính chuyên

thành niên vi phạm pháp luật

nghiệp trước nhu cầu
hội nhập và phát triển’,
2015 (tr.429-434)
Ngoài vòng kiêm soát: ứng dụng Kỷ

yêu

Hội

thảo


thuyết găn két xã hội trong giải 'Người chưa thành niên
thích hành vi bạo lực của vị thành vi phạm pháp luật: thực
trạng và giải pháp’,

niên

2014 (tr.201-213)
4

Công bô kêt quả trên tạp chí

2

chuyên ngành
Bạo lực học đường và mỏ hình can Tạp chí Tâm lý học,
thiệp trong trường học

số 6/2016

Chính sách phi hìnlĩ sự trong công Tạp

chí

Khoa học

tác phòng chổng tội phạm chưa Quản lý và Giáo dục
thành niên ở một số nước phương Tội phạm sô 20 năm
Tây: bài học nào cho Việt Nam
2016
An


anatomy o f violent conflict European Journal of

between high-school students in Social Sciences, Vol.
Hanoi city, Vietnam

52, Issue 2

16

3


3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Tình trạng
Ghi
địa
(Đã in/ châp nhận chỉ và cảm
in/ đã nộp đơn/ đã on sự tài
được châp nhận trọ’
của
Sản phẩm
đơn hợp lệ / đã ĐÍỈQGHN
TT
được câp giày xác đúng quy
nhận SH TT/ xác định
nhận sử dụng sản
phâm)
1 Công trình công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo hệ thông


Đánh
giá
chung
(Đạt,
không
đạt)

ISI/Scopus
1.1 Nguyen Thi Nhu Trang (2016)

Châp nhận in



Đạt

‘An anatomy of violent conflict
between high-school students in
Hanoi city, Vietnam’, European
Journal o f Social Sciences,
Vol. 52, Issue 2 (Scopus)
1.2
r

2

>

r


Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông xuât bản

2.1
2.2
3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

3.1
3.1
4

Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

4.1
4.2
5

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa
học chuyên ngành quôc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong
kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1 Nguyên Thị Như Trang (2016) Đã được
17

châp



Đạt


ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TẦM THÔNG TIN THƯ VIEN

nnDAnrm n 9


‘Bạo lực học đường và mô

nhận in

hình can thiệp trong trường
học’, Tâm lý học, số 6 (207),
6-2016
5.2 Nguyễn Thị Như Trang (2016) Đã được châp
‘Chính sách phi hình sự trong



Đạt

nhận in

công tác phòng chống tội
phạm chưa thành niên ở một
số nước phương Tây: bài học
nào cho Việt N am ’, Khoa học
Quản lý và Giáo dục Tội
phạm, Số 20, tháng 7 năm
2016

6

Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt hàng
của đơn vị sử dụng

6.1
6.2
7

Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

7.1 Tập huấn phòng chống bạo
lực học đường cho các giáo

Đã

triến

khai



Đạt

thành công

viên chủ nhiệm của các trường
PTTH tại Hà Nội
7.2

Ghi chú:

Cột sản phâm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản
phâm KHCN theo thứ tự bản, so phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, mã công trình
đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>

18


Các ân phâm khoa học (bài bảo, báo cáo KH, sách chuyên khảo...)
chỉ đươc châp nhân nêu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của
ĐHQGHN theo đúng quv định.
- Bản phô tô toàn văn các ân phâm này phai đưa vào phụ lục các minh
chím g của báo cáo. Riêng sách chuyên khảo cân có bản phô tô bìa, trang
đâu và trang cuôi có ghi thông tin mã sô xuât bàn.
-

3.3.

Kết quả đào tạo

TT Họ và tên

Công trình công bô liên
Thòi gian và
quan
kinh phí tham
gia đề tài
(Sản phâm KHCN, luận án,

(sô tháng/sô tiên)
luận văn)

Đã
bảo
vệ

Nghiên cứu sinh
1
Học viên cao học
1

Phạm Thị Quỳnh

6 tháng/10

Hành

Nga

triệu

đường

vi

bạo
của

lực

học

học X
sinh

PTTH và giải pháp công
tác

xã hội trong việc

phòng ngừa hành vi bạo
lực của học sinh
2. Nguyên Thị Bích 6 tháng/10
Hòa

triệu

Vai trò của gia đình trong X
việc ngăn ngừa tội phạm
vị thành niên

3. Nguyễn Thị
Duyên

Học sinh bắt nạt học sinh:

X

thực trạng và giải pháp


G hi chú:

Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và băng
hoặc giây chứng nhận nghiên cửu sinh/thạc sỹ nêu học viên đã bảo vệ
thành công luận án/ luận văn;
-

Cột công trình công bô ghi như mục III. 1.


P H Ầ N IV . T Ỏ N G H Ợ P K É T Q U Ả C Á C S Ả N P H Ả M
KH& CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI
T

Sản phâm

T

1

Bài báo công bô trên tạp chí khoa học quôc tê theo



Số lượng

lưọng

đã hoàn


đăng ký

thành

0

1

2

2

0



1

3

hệ thống ISI/Scopus
2

Sách chuyên khảo được xuât bản hoặc ký hợp đông
xuất bản

3

Đăng ký sở hữu trí tuệ


4

Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

5

Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của
ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc
gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội
nghị quốc tế

6

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vân chính sách theo
đặt hàng cứa đơn vị sử dụng

7

Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan
hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng
KH&CN

8

Đào tạo/hô trợ đào tạo NCS

9

Đào tạo thạc sĩ


20


P H Ầ N V. T Ì N H H Ì N H s ử D Ụ N G K I N H P H Í

T
T

Kinh
phí
Kinh
phí
thực
đưọc duyệt
hiện

Nội dung chi

(triệu đồng)
A

Chi p h í trực tiêp

1

Thuê khoán chuyên môn

2

Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..


3

Thiêt bị, dụng cụ

4

Công tác phí

5

Dịch vụ thuê ngoài

6

Hội nghị, Hội thảo, kiêm tra tiên độ,

98,150,000

1,850,000

n g h iệ m thu

7

In ân, Văn phòng phâm

8

Chi phí khác


B

Chi p h í gián tiêp

1

Quản lý phí

2

Chi phí điện, nước

1,000,000

Tông sô

100,000,000

21

(triệu
đồng)

Ghi
chú


P H Ả N V. K I Ê N N G H Ị
Kính đề nghị ĐH Quốc gia Hà Nội xem xét đầu tư xuất bản nội dung

nghiên cứu thành sách tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng
dậy, đặc biệt trong lĩnh vực CTXH trong trường học và Xã hội học tội
phạm
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phan III)
Hà Nội, ngày....... tháng..... năm 2016
Chủ nhiệm đề tài

Đon vị chủ trì để tài

TS. Nguyễn Thị Như Trang

22


BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ MÔ HỈNH
CAN THIỆP TRONG TRƯỜNG HỌC
I

I



Bài viết sử dụng số liệu khảo sát của đề tài KHCN cấp Đại học Quốc gia: ứng xử bạo

lực với bạn bè ở học sinh TH P T Hà Nội: Thực trạng và các giải pháp can thiệp tại
trường h ọ c ; Mã số: QG14.39; TS. Nguyễn Thị Như Trang làm chủ nhiệm.

TS. Nguyễn Thị Như Trang

K hoa Xã hội học, Đ ại học K hoa học Xã hội và Nhân văn.


TÓM TẤT

S ừ dụn g d ữ liệu từ điều tra bằng bủng hói đoi vớ i 584 học sinh ở 3 trường
TH P T trên địa bàn H à N ội và p h ỏ n g van sâu với các nhóm học sình khác nhau (người
sử d ụ n g bạo lực, ngư ờ i ch ứ n g kiến bạo lực và nạn nhân bạo lực), bài viết chia sẻ một
vài n ét về thực trạ n g bạo lực học đ u ờ n ẹ tại Hà N ội hiện nay: sự p h o biến của việc sử
d ụng bạo lực trong nhóm học sinh THPT, các khuynh hư ớ ng nói bật trong việc sử
d ụ n g bạo lực của học sinh n hư tinh nhóm, sự khác biệt g iớ i trong cách sử dụng cúc
m ẫu h àn h vi bạo lực khác nhau. Trẽn cơ sở đó, bài viết cũng giớ i thiệu m ột số mô
hình ca n thiệp bạo lực hiệu quả đặt lại trường học cũng n hư bình luận về khả năng
ứ ng d ụ n g cùa các m ô hình này trên địa bàn Hà Nội.

Từ khóa: Bạo lực; Dạo lực học đi!’ờng\ Học sinh; Mô hình can thiệp.
N g à y nhận bài: 5 /5 /2 0 16; N gày duyệt đăng bài: 2 5 /5 /2 0 16.

1. Đặt vấn dề

Bạo lực học đường không còn là hiện tượng mới. Nhưng chính vì nó
không còn mới nôn tính cấp thiết trong việc tìm ra hướng phỏng ngừa và ngăn
chặn với vấn đề này lại càng gia tăng. Giống như việc bệnh để lâu không tìm
được thuốc chữa thì bệnh sỗ càng ngày càng nặng, bạo lực học đưòng nêu không
tìm đưọ'c cách phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả, nó sẽ tiếp tục leo thang.
Trước khi đi vào bàn luận một số mô hình can thiệp công tác xã hội
trong trường học đối với vấn đề bạo lực học đường, bài viết trình bày một vài
nét về thực trạng bạo lực học đường của học sinh các trường THPT tại địa bàn
Hà Nội hiện nay. Khái niệm bạo lực học đường có thể dược hiểu rất rộng. Đó
là những tấn công về mặt thể chất, ngôn ngữ hoặc xã hội của học sinh với học
sinh hoặc cúa học sinh với giáo viên hoặc của giáo viên với học sinh. Khái niệm


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 6 (207), 6 - 2016


bạo lực học đường, trong một số nghiên cứu cũng tính đến cả những hành động
có tính phá hủy đối với cơ sờ vật chất của trường học (ví dụ như cố ý làm võ'
cửa kính, phá hỏng các luống hoa. vẽ viết bậy lên tường..
Với mục tiêu hướng tới tìm kiếm mô hình can thiệp đối với hành vi bạo
lực của học sinh với nhau nên trong khuôn khố bài báo này, khái niệm bạo lực
học đường chỉ đề cập ở góc độ khá hẹp - các hành vi bạo lực của học sin h , với
cách hiếu rằng: Bạo lực học đường là những hành vi của học sinh, bằng lời nói
hay hành động, cô ỷ gây tôn thương cho bạn học. Với cách định nghĩa này,
khái niệm bạo lực học đường ở đây nhấn mạnh hai yếu tố: (1) Bạo lực là hành vi
có tính lựa chọn (có nhiều cách thức khác nhau để xử lý các mâu thuẫn bạn bè,
bạo lực chỉ là một trong số các cách thức đó) và (2) Bạo lực là vấn đề liên cá
nhân (nghiên cứu này loại trừ các hành vi tấn công đối với cơ sở vật chất của
trường học và nhấn mạnh tác động của các mối quan hệ liên cá nhân tới sự lựa
chọn hành vi bạo lực của học sinh).
Dữ liệu cho phàn viết này được rút ra từ nghiên cứu của tác giả (Nguyen
Thi Nhu Trang, 2013) về bạo lực học đường tại 3 trường THPT công lập tại Hà
Nội, trong đó, một trường được đánh giá là rất tốt về kỷ luật học đường cũng
như thành tích học tập của học sinh (Trường A), một trường được đánh giá là
trường khá về hai mặt trên (Trường B) và một trường thì có tỷ lệ học sinh vi
phạm kỷ luật tương đối cao và thành tích học tập của học sinh không được tốt

(Trường C). Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên dơn giản, ở mỗi trường nghiên cứu
lấy ra 2 lóp thuộc khối 11, 2 lớp thuộc khối 12 và phát bảng hỏi cho toàn bộ
học sinh của các lớp được chọn (vì nghiên cứu này tập trung vào hành vi bạo
lực cua học sinh THPT và báng hoi do lường hành vi bạo lực diên ra trong năm
học trước khi khảo sát được liến hành nên nghiên cứu chỉ lấy khối 11 và 12).
Với 618 phiếu phát ra, số phiếu thu về là 584. số liệu khảo sát từ 3 trường

được xử lý theo các phân tích khuynh hướng trung tâm đối với một biến và
phân tích tương quan bằng kiểm định Pearson (r) và Chi-Square (X2). Kết quả
khảo sát từ diều tra bằng bảng hỏi cũng như phỏng vấn sâu cho thấy một số nét
nổi bật dưới đây.
2. Phân tích kết quả nghiên cứu
2.1. M ột sổ nét về bạo lực học đường tụi Hà Nội lĩiện nay
- Thực trạng hành vi bạo lực tại địa bàn nghiên cứu
Với cách hiổu “bạo lực là hành vi - bằng ngôn ngữ hoặc hành động - cố
ý gây tổn thương cho người khác”, bạo lực trong nghiên cứu này được thao tác
hóa thành các hành vi cụ thể như sau: chửi mắng/xúc phạm bạn; đe dọa bạn, sử
dụng vật có thể gây nguy hiểm về thể chất để đe dọa bạn, phá/làm hỏng vật dụng
cá nhân của bạn, đánh bạn và sử dụng vật có thể gây nguy hiểm về thể chất đê

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 6 (207), 6 - 2 0 1 6


tấn công. Với cách thao tác hóa như vậy, dữ liệu thu được cho thấy, tý lộ học
sinh có sử dụng bạo lực với bạn học trong năm học trước khi khảo sá t diễn ra
là 3 1,3%. Tức là, trung bình cứ 100 học sinh thì có 3 1 cm đã từng sử dụng bạo
lực với bạn học.
Tỷ lệ này khá khác biệt ở mỗi trường. Trường A có tỷ lệ thấp nhất, chỉ
khoảng 17,2% học sinh cho biết có sư dụng bạo lực với bạn học, Trường B có
khoảng gần 21,7% học sinh, trong khi dó, Trường c có tỷ lệ học sinh sử dụng
bạo lực lên tới 61,1 %.

70
61 . 1 %
60
50


%

40
30
17.2 %

1
1

21 .7 %

20
10

0
Trường A

Trường B

Trường

c

Biêu dò 1: Tỷ lệ học sinh có sử dụng hành vi bạo lực tại địa bàn nghiên cứu

Vậy, với 31,3% là tỷ lệ trung bình cho cả ba trường thì được gọi là cao
hay thấp? Chúng ta chỉ có thổ đánh giá các con số này là cao hay thấp khi đặt
trong sự so sánh với tỷ lệ bạo lực học đường ở các quốc gia khác.
Một trong những lý do căn bản khiến nghiên cứu này cho rằng, bạo lực
học đường ở Hà Nội dang diễn ra khá phổ biến là vì tỷ lệ học sinh sử dụng bạo

lực tại các trường thuộc địa bàn nghiên cứu là rất cao so với dữ liệu tương ứng
ở các quốc gia khác. Ví dụ, ở Mỹ - một quốc gia đã từng rất lo lắng về nạn bạo lực
học dường (những năm 1990, Mỹ đã từng ban hành luật “Trường học Không
súng” và chính sách Không khoan nhượng để đối phó với nạn bạo lực học đường)
thì tỷ lệ học sinh sử dụng bạo lực học đường cũng thấp hơn khá nhiều so với
dữ liệu trên.
Trong khảo sát từ nguồn của Dinkes và đồng sự (2006), khái niệm bạo
lực tương đối rộng hơn khái niệm bạo lực trong nghiên cứu này, bao gôm từ
các hành vi tấn công không đáng kể (như hích, xô đẩy...) cho tới các hành vi
bạo lực nghicm trọng (cướp, đánh dập, hãm hiếp, giết người). Và mặc dù khái

TẠP CHÍ TÂM LÝ HOC, Số 6 (207), 6 -2016

1


×