Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đồ án Môn Học_p004-029

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................................... 2
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn .......................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG ............................................... 6
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................................................... 6
1.2 Tình hình sử dụng gạch không nung ở Việt Nam hiện nay............................................................ 6
1.3 Gạch không nung ........................................................................................................................... 7
1.3.1 Định nghĩa và phân loại .......................................................................................................... 7
1.3.1.1 Định nghĩa ....................................................................................................................... 7
1.3.1.2 Phân loại .......................................................................................................................... 7
1.3.2 Ưu và nhược điểm.................................................................................................................. 7
1.3.2.1 Ưu điểm của gạch không nung........................................................................................ 7
1.3.2.2 Nhược điểm của gạch không nung ................................................................................. 8
1.3.3 Một số loại Gạch không nung phổ biến hiện nay ................................................................... 8
1.3.3.1 Gạch bê tông nhẹ bọt khí (CLC - Cellular Lightweight Concrete) .................................... 8
1.3.3.2 Gạch bê tông khí chưng áp (ACC) .................................................................................. 10
1.3.3.3 Gạch xi măng cốt liệu .................................................................................................... 12
1.3.3.4 Gạch không nung Polymer ............................................................................................ 14
Chương 2: CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG ........................................... 17
2.1 Công nghệ sản xuất gạch Polymer hóa khoáng ....................................................................... 17
2.1.1 Nguyên liệu sản xuất ............................................................................................................ 17
2.1.2 Cách phối trộn ...................................................................................................................... 17
2.1.3 Quy trình sản xuất ................................................................................................................ 17
2.2 Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu( gạch block) ......................................................... 20
2.2.1 Nguyên liệu........................................................................................................................... 20
2.2.2 Cách phối trộn ...................................................................................................................... 20
2.2.3 Quy trình sản xuất ................................................................................................................ 20
2.3 Công nghệ bê tông khí chưng áp (gạch bê tông nhẹ-ACC) ......................................................... 23
2.3.1 Nguyên liệu........................................................................................................................... 23
2.3.2 Cách phối trộ ........................................................................................................................ 23
2.3.3 Quy trình sản xuất ................................................................................................................ 23


2.3.4 Yêu cầu kỹ thuật ................................................................................................................... 24
Chương 3: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ KẾT LUẬN ....................................................................... 26
3.1 Ứng dụng thực tế và Hiệu quả kinh tế xã hội ............................................................................... 26
3.1.1 Ứng dụng thực tế ................................................................................................................. 26
3.1.2 Hiệu quả kinh tế xã hội ......................................................................................................... 26
3.1.2.1 Hiệu quả xã hội .............................................................................................................. 26
3.1.2.2 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................................ 26
3.2 Kết luận ........................................................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 30

4


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GẠCH XÂY DỰNG KHÔNG NUNG
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Xây dựng, hàng năm, cả nước tiêu thụ từ
20 - 22 tỷ viên gạch các lọai, nếu cứ đà phát triển này, đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây
dựng là hơn 40 tỷ viên/năm. Để đạt mức này, lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu
m3/năm, tương đương với 30.000 ha đất canh tác; Bình quân mỗi năm mất 2.500 ha đất canh
tác. Riêng năm 2020, sẽ mất khoảng 3.150 ha đất. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn
rất nhiều năng lượng: Than, củi, đặc biệt là than đá và thải vào bầu khí quyển nhiều loại khí
độc, không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của con người, mà còn giảm năng suất của
cây trồng, vật nuôi. Do vậy, việc sử dụng gạch không nung đang rất cần được quan tâm.
Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 01/08/2001, phải phát triển gạch
không nung thay thế gạch đất nung từ 10% - 15% vào năm 2005 và 25% - 30% vào năm 2010,
tiến tới xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ công vào năm 2020.[8]
1.2 Tình hình sử dụng gạch không nung ở Việt Nam hiện nay

Tại Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, tỷ lệ vật liệu xây dựng không nung chiếm hơn 70% thị phần,
một số nước phát triển trên thế giới đang có xu hướng giảm gạch đất sét nung xuống chỉ còn
30% - 50% và có xu hướng thay thế toàn bộ bằng gạch không nung.
Ở nước ta, trong dân gian đã sử dụng gạch không nung từ lâu như các loại gạch Papanh
(được sản xuất từ phế thải công nghiệp: xỉ than, vôi bột), gạch xi măng-cát (được tạo thành từ
cát và xi măng)…, nhưng tỷ lệ sử dụng gạch không nung rất thấp, đến thời điểm này, mới chỉ
chiếm 4% - 5% sản lượng gạch toàn quốc. Các nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng gạch không
nung ít như vậy ở nước ta, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là:
- Thói quen sử dụng gạch nung để xây tường nhà đã có từ ngàn đời, việc loại bỏ nó ra khỏi
đời sống nhân dân là một vấn đề xã hội rất khó khăn.
- Các dây chuyền gạch không nung đã từng được đưa vào nước ta phần lớn là thiết bị quá
đắt, công nghệ quá phức tạp, làm cho giá thành viên gạch không nung trở thành một loại hàng
xa xỉ” trong nhân dân và như vậy gạch nung vẫn thắng thế.
- Chưa có công nghệ sản xuất gạch không nung từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, ít ảnh
hưởng đến đất canh tác, mà còn làm sạch môi trường khỏi các loại phế liệu xây dựng; cùng
thiết bị dây chuyền sản xuất với năng suất cao, giá thành hợp lý cho ra sản phẩm nhiều, rẻ phù
hợp với nền kinh tế của ta hiện nay.
Thực tế, hiện tại, một số dây chuyền sản xuất gạch không nung đã có, nhưng do nhiều
nguyên nhân nó chưa phát triển được rộng. Cụ thể là:
- Dây chuyền sản xuất gạch Block bằng cát, đá, xi măng tuy đã có, song chưa được phát
triển mạnh, mà nguyên liệu đầu vào phải kén chọn là đất, cát sạch nên còn hạn chế trong việc
triển khai ứng dụng.
- Dây chuyền sản xuất gạch ép từ đá và xi măng cũng vậy, vật liệu có hạn, mẫu mã sản
phẩm làm ra không đẹp, mịn; nơi xây dựng nhà máy có hạn vì phụ thuộc vào vùng nguyên liệu.
- Dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ bằng phương pháp sủi bọt hoặc khí của Đức có
ưu thế là gạch nhẹ, song nguyên liệu đầu vào cung phải kén chọn là cát sạch + tro bay + xi
măng + phụ gia. Mà phụ gia phải phụ thuộc nhập ngoại. Dây chuyền thiết bị ngoại nhập quá
đắt nên khó phù hợp để đầu tư…
Do vậy, để gạch không nung được sử dụng rộng rãi trong xã hội, công nghệ sản xuất cần
được hoàn chỉnh để khắc phục được các tiêu chí: Nguyên liệu đầu vào không kén chọn, dễ

kiếm; Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được trong nước; Xây dựng nhà máy ở
khắp mọi địa hình từ hải đảo tới vùng núi cao; Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường; Sản xuất
từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn; Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt; Giá thành hạ so
với gạch nung.[8]

GVHD: Đặng Thanh Phong

6


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
1.3 Gạch không nung
1.3.1 Định nghĩa và phân loại
1.3.1.1 Định nghĩa
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các
chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải
sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên
gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và
thành phần kết dính của chúng.
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình
sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần
độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ
bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả
các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,...
Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông,
gạch block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch
không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam
gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.[5]
1.3.1.2 Phân loại
Hiện nay trên thị trường trong nước, gạch không nung thường được phân loại và gọi tên

riêng chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu và phụ gia chính sử dụng cũng như công nghệ ép
viên. Theo đó, có những loại gạch không nung sau:
- Gạch xi măng cốt liệu
- Gạch không nung bê tông nhẹ: Có hai dòng sản phẩm hình thành khi sản xuất
gạch không nung bê tông nhẹ tùy thuộc vào quy trình sản xuất và nguyên liệu, đó là
gạch bê tông nhẹ bọt khí (CLC - Cellular Lightweight Concrete) và gạch bê tông khí
chưng áp (AAC - Autoclaved Aerated Concrete).
- Các loại gạch không nung khác: Nguồn nguyên liệu để tạo ra các loại gạch
Không nung khác sử dụng trong dân gian thường là xỉ than, đất đồi núi chất lượng
thấp, phế thải công nghiệp, phế thải xây dựng và phụ gia là vôi bột để tạo sự đông
kết, đóng rắn. Trong thực tế và tùy điều kiện kinh tế, người ta cũng có thể bổ sung
thêm xi măng để tăng độ bền cơ học của gạch. Công nghệ tạo viên thường là thủ
công, đổ khuôn và nén bằng tay hoặc nện chày gỗ nên các loại gạch này có độ chịu
lực yếu, lực nén thấp và độ hút nước cao. Ngoài ra, cũng có thể trực tiếp sử dụng một
số đá khoáng có sẵn trong tự nhiên để làm gạch như từ đá chẻ, đá ong, đá silicat …[4]
1.3.2 Ưu và nhược điểm
1.3.2.1 Ưu điểm của gạch không nung
- Khi sản xuất gạch không nung, nguyên liệu không sử dụng đất nông nghiệp, do đó không
ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp để canh tác. Ngoài ra, quy trình sản xuất gạch không
nung không trải qua giai đoạn nung đốt, nên sẽ không sử dụng đến nhiên liệu đốt, vì thế nên
tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi
trường.
- Nguyên liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú, đa dạng như đất, mạt đá,
bột đá, cát vàng, xi măng, ... là nguồn nguyên liệu có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
- Dây chuyền sản xuất gạch sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự
động hoá, điều này tiết kiệm được chi phí nhân công.
- Khả năng chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng lớn. Gạch không nung có thể
chịu được lực với cường độ từ 30 – 40MPa trở lên (trong đó gạch nung chỉ đạt ≤ 10MPa). Đối
với những công trình hoặc những vùng tường không yêu cầu cường độ, việc sản xuất gạch
không nung có thể thay đổi để giảm bớt lượng xi măng nhằm giảm chi phí.

- Gạch không nung có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt và chống thấm cao. Điều này
hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông.

GVHD: Đặng Thanh Phong

7


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
- Kích thước gạch không nung có nhiều loại, tùy vào nhu cầu của khách hàng để có thể sản
xuất, có những viên có kích thước lớn, làm cho việc xây dựng trở nên nhanh hơn, giảm được
chi phí nhân công nhưng vẫn đạt được tiến độ nhanh hơn cho công trình.
- Có nhiều chủng loại, đa dạng về kích thước, nhưng khi sử dụng thì sử dụng một kích
thước chính và những chi tiết phụ, làm cho công trình đạt được tính thẩm mỹ cao.
- Ngoài ra, sử dụng gạch không nung thông thường để lát vỉa hè mang lại hiệu quả cao.
Trong quá trình thi công vỉa hè, dùng gạch lát không nung không cần phải trát mạch, tiết kiệm
được vật liệu, nhân công và giảm thời gian thi công cho công trình, ngoài ra việc thoát nước
cũng dễ dàng hơn. Vỉa hè sau khi lát gạch xong có thể sử dụng được ngay lập tức mà không
cần đợi. Lát vỉa hè bằng gạch này có thể thi công được ở mọi thời tiết, kể cả trời mưa. Kiểu
dáng, hoa văn, màu sắc viên gạch rất đa dạng, tính thẩm mỹ cao.[4]
1.3.2.2 Nhược điểm của gạch không nung
- Một số loại gạch không nung có tỷ trọng cao hơn so với gạch đất nung. Do sử dụng một
phần nguyên liệu là cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai thác cát và đá tăng cao.
Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm nhưng các nguyên liệu thứ phẩm như xi
măng, bột nhôm, ... cũng ảnh hưởng tới môi trường.
- Giá thành sản xuất một số loại gạch không nung vẫn cao hơn so với gạch nung truyền
thống. Hiện tại, gạch không nung mới gia nhập thì trường Việt Nam chưa lâu, người dân chưa
quen dùng.[4]
1.3.3 Một số loại Gạch không nung phổ biến hiện nay
1.3.3.1 Gạch bê tông nhẹ bọt khí (CLC - Cellular Lightweight Concrete)

Gạch bê tông nhẹ bọt khí có kết cấu bê tông với hàng triệu bọt khí li ti tạo nên một hệ
thống lỗ dạng tổ ong kín với kích thước siêu nhỏ, ngăn sự thẩm thấu của nước. Do đó, Gạch
bê tông bọt siêu nhẹ có đặc tính chống thấm rất cao. Thường được sử dụng trong thi công bể
bơi, bể chứa, sàn, mái chống thấm. Cũng nhờ cấu tạo này, gạch bê tông bọt khí siêu nhẹ cũng
có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy cực tốt, rất thích hợp thi công những công trình
đòi hỏi tiêu chuẩn cao như bệnh viện, khách sạn, trường học …:đặc biệt những công trình cao
tầng hoặc ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Hình 1.1 Gạch bê tông bọt khí
- Thành phần:
 Xi măng,tro nhiệt điện, sợi tổng hợp (có thể có) (10-30%)
 Chất tạo bọt
 Phụ gia (3-4%)
- Đặc tính:

GVHD: Đặng Thanh Phong

8


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu


Là sản phẩm có tỉ trọng D từ 600-900 kg/m3 (D600-D900) (Bằng ½ so với gạch
thừơng)
 Nhẹ hơn nước vì vậy có thể nổi trên nước.
- Kích thước tiêu chuẩn: 100x200x400 mm (có thể thay đổi tùy theo yêu cầu) = 8 viên
gạch đất nung kích thứơc 50x100x200 mm
- Trọng lượng: 6,4 kg/viên D800
- Các thông số kĩ thuật cơ bản: Quy định theo bảng 1.1

Bảng 1.1 Các thông số & tiêu chuẩn của Gạch Bê tông bọt khí so với Gạch Đất sét nung
ĐƠN VỊ

GẠCH BÊ TÔNG
BỌT KHÍ

GẠCH ĐẤT
SÉT NUNG

TIÊU CHUẨN
YÊU CẦU (*)

Trọng lượng khô

kg/m3

600-900

1150

500-700

Cường độ chịu
lực nén

kg/cm2

40-60

40-80


10–25

Cường độ chịu
lực uốn

kg/cm2

6-8

6-9

Không yêu cầu

Độ hút nước

%

12

18-20

Không yêu cầu

10 cm

Decibel

43


25

Không yêu cầu

20 cm

Decibel

50

38

Không yêu cầu

Watt/m.K

0.13

1.15

Không yêu cầu

10 cm

H

4

1-1.5


Không yêu cầu

20 cm

H

4-8

1.5-2

Không yêu cầu

MÔ TẢ
TÍNH CHẤT
LÝ HỌC

TÍNH CHẤT
CÁCH ÂM

TÍNH CHẤT
CÁCH NHIỆT
Hệ số dẫn nhiệt
TÍNH CHỐNG
CHÁY

(*) Ghi chú: TCVN 7959-2008
– Các ưu điểm vượt trội:
 Tải trọng gạch xây giảm 30-40 %
 Kết cấu móng chịu lực giảm từ 12-20%
 Giảm 12-15% chi phí xây thô

 Giảm từ 15-20% khối lượng thép với kết cấu khung chính
 Thời gian thi công nhanh hơn 30-50%
 Giảm 40 % điện năng tiêu thụ máy điều hòa
 Là vật liệu cách âm, cách nhiệt tốt (có thể sử dụng cho nhà hàng,khách sạn,phòng hát,
thu âm..)
 Thân thiện với môi trường từ sản xuất tới tiêu thụ,không độc hại và có thể tái sản xuất
dễ dàng.[2]

GVHD: Đặng Thanh Phong

9


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu

Hình 1.2 So sánh gạch nung và gạch bê tông bọt khí
1.3.3.2 Gạch bê tông khí chưng áp (ACC)
Gạch Bê tông khí chưng áp còn gọi là gạch AAC (Aerated Autoclaved Concrete) là loại
VLXD được tạo thành từ các loại nguyên liệu như xi măng, vôi, cát vàng, nước và phụ gia tạo
khí. Hỗn hợp được nghiền mịn và phối trộn chính xác bằng thiết bị định lượng và được tạo
hình trong khuôn thép. Trong quá trình đông kết xảy ra phản ứng hóa học tạo bọt khí giúp sản
phẩm trương nở, sản phẩm được cắt chính xác nhờ thiết bị cắt tự động và được trưng hấp
trong các Autoclave dưới áp suất và nhiệt độ cao. Sau quá trình trưng hấp cho ra đời
loại Gạch bê tông siêu nhẹ, cách âm cách nhiệt rất tốt phù hợp cho mọi công trình xây dựng,
đặc biệt là những toà nhà cao tầng.
Gạch Bê tông khí chưng áp là một trong những thành tựu chính của 80 năm qua trong lĩnh
vực xây dựng. Đó là Vật Liệu mang tính cách mạng vì nó là sự kết hợp duy nhất của nhiều
đặc tính tốt như độ bền, trọng lượng thấp, khả năng cách nhiệt, hấp thụ âm thanh, khả năng
chịu nhiệt tốt và kỹ thuật xây dựng đơn giản.
Gạch Bê tông khí chưng áp là kỹ thuật mang tính hiện đại và hiệu quả hơn về mọi mặt so

với phương pháp xây dựng thông thường hiện nay.
Gạch Bê tông khí chưng áp là một VLXD không độc, mang tính tự nhiên, tiết kiệm năng
lượng và thân thiện với môi trường.[2]

Hình 1.3 Sản phẩm gạch khí chưng áp AAC thông dụng
- Thành phần:
 Vật liệu xi măng, vôi
 Cát nghiền mịn (có thể thay cát bằng các khoáng silic hoạt tính như xỉ bazơ dưới dạng
nghiền mịn).
 Nước và chất tạo khí

GVHD: Đặng Thanh Phong

10


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
- Trọng lượng :siêu nhẹ (400-700Kg/m3) .
- Đặc tính:
Tỷ trọng của bê tông khí ở trong khoảng từ 400kg/m3 đến 1.000kg/m3 và thông thường
người ta sản xuất loại sản phẩm có tỷ trọng từ 600 – 800kg/m3. Tỷ trọng này chỉ bằng 1/3 so
với gạch đặc và bằng 2/3 so với gạch rỗng đất sét nung. Nhẹ hơn nước nên có thể nổi trên nước
- Kích thước chuẩn : 100x200x400 mm tương đương với 8 viên gạch đất nung
(50x100x200 mm), đồng nghĩa với việc tiết kiệm được thời gian thi công, vật liệu sử dụng như
xi măng, cát trong xây dựng.
- Trọng lượng: 6,4 kg/viên D800, như vậy cùng một kích thước xây dựng thì xây bằng
gạch nung sẽ nặng gấp đôi so với gạch siêu nhẹ. [6]
- Các thông số kĩ thuật cơ bản: Quy định theo bảng 1.2
Bảng 1.2 Các thông số & tiêu chuẩn của Gạch khí chưng áp so với Gạch đất sét nung
Thông số so

sánh

Gạch
ACC

Gạch đất sét
nung

Nhận xét so sánh

Khối lượng thể
tích khô
(kg/m³)

500-650

1.100-1.200

Giảm tải trọng & chi phí kết
cấu

Cường độ nén
(Mpa)

3.5-4

3-8

Cường độ đồng đều, ổn định


Hệ số cách
nhiệt (W/m.k)

0.18

1.15

Cách nhiệt tốt hơn 10

Hệ số cách âm
(dB)

38

28

Cách âm hoàn hảo với chiều
dày 100mm

Khả năng
chống cháy
(giờ)

4

1-2

Chống cháy gấp 3 lần, giảm
thiệt hại khi hỏa hoạn


Độ chính xác
SX (mm)

±1-2

±5

Kích thước chuẩn, giảm chi
phí hoàn thiện

Vữa xây

Sử dụng
vữa xây
chuyên
dụng,
mạch xây
mỏng chỉ
1-3m

Vữa trộn tại
công trường,
mạch xây >
10mm

Sử dụng vữa xây chuyên
dụng giảm chi phí công,
mạch vữa mỏng tiết kiệm
vật tư


Số lượng
viên/khối xây

83

680

Kích thước lớn gấp 7 lần
viên gạch thông thường,
giúp tăng năng suất & tiến
độ XD

Công nghệ sản
xuất

Công
nghệ
chưng áp,
không
nung hiện
đại,

Lò nung
tuynen >
1.000ºC

Công nghệ hiện đại hơn,
chất lượng ổn định, thân
thiện và bảo vệ môi trường


- Các ưu điểm vượt trội:

GVHD: Đặng Thanh Phong

11


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
- Nhẹ
Cũng nhờ tỷ trọng của sản phẩm rất nhẹ nên cho phép tạo hình những sản phẩm kích cỡ
lớn hơn so với gạch xây mà không ảnh hưởng đến thao tác của người thợ. Khi xây bằng gạch
bê tông khí, tốc độ xây của người thợ tăng gấp đôi so với gạch thông thường. Đây chính là một
trong những yếu tố làm rút ngắn tiến độ thi công của công trình.
- Tính năng cách nhiệt cao
Hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông khí vào khoảng: 0,11 – 0,22 W/m.k, chỉ bằng 1/4 – 1/5
hệ số dẫn nhiệt của gạch đất nung và bằng 1/6 hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông thông thường.
Thực tế đã chứng minh: Hiệu quả bảo ôn của tường gạch bê tông nhẹ có chiều dày 20cm
sẽ tương đương hiệu quả bảo ôn của tường gạch đất nung có chiều dày 49cm. Các chuyên gia
đã tính toán, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng sản phẩm bê tông khí sẽ làm giảm tới
40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà.
- Tính năng cách âm tốt
Vì gạch bê tông khí chưng áp có kết cấu với nhiều lỗ khí, lượng lỗ khí được phân bố đều
đặn với mật độ cao, chính vì vậy nó có tính năng cách âm tốt hơn nhiều so với các loại vật liệu
xây dựng khác. So với gạch xây thông thường khả năng cách âm gấp 2 lần.
- Tính chịu nhiệt
Khi ở nhiệt độ 6000C, cường độ kháng nén của gạch bê tông khí chưng áp tương đương
với khi ở nhiệt độ thường, chính vì vậy tính năng chống cháy của gạch bê tông khí chưng áp
trong xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp I.
- Khả năng chịu chấn động tốt
Với kết cấu thể xốp, nên bê tông khí có khả năng hấp thụ xung lực rất tốt. Các công trình

sử dụng gạch bê tông khí có khả năng chịu động đất tốt hơn hẳn so với gạch xây thông thường.
- Khả năng linh hoạt trong sản xuất và gia công dễ dàng tại công trường
Gạch bê tông khí có thể sản xuất theo nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu của công
trình. Các công trình thường sử dụng loại gạch dày 22cm cho tường ngoài và gạch dày 10cm
cho tường ngăn, thậm chí những kích thước phi tiêu chuẩn khác, khách hàng chỉ cần đặt hàng
trước 1 ngày là nhà máy sản xuất có thể đáp ứng được.
Khi xây bằng gạch bê tông khí chưng áp ACC thì công tác hoàn thiện như lắp đặt điện nước
cực kỳ dễ dàng, tường bằng bê tông khí có thể cho phép khoan, doa, tạo rãnh, tạo hốc một cách
dễ dàng hơn nhiều so với gạch xây thông thường mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong thi
công.[2]
1.3.3.3 Gạch xi măng cốt liệu
Gạch xi măng cốt liệu hay còn gọi là gạch bê tông, gạch block: Loại gạch này được cấu thành
từ Mạt đá, Tro bay và liên kết bằng Xi măng (khoảng 10%). Gạch xi măng cốt liệu có kết cấu
vững chắc theo nguyên lý hình thành bê tông. Lý do phát triển: gạch xi măng cốt liệu có thể
trở thành gạch xây phổ biến thay thế cho gạch đất sét nung vì các lý do sau đây:
– Nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm, giá hợp lý.
– Công nghệ sản xuất từ thủ công đến công nghiệp hiện đại: Suất đầu tư không quá lớn, dễ
lắp đặt vận hành, chuyển giao.
– Độ bền cơ lý: bằng hoặc tốt hơn gạch đất sét nung truyền thống.
– Thi công: Quy trình xây trát đơn giản, gần tương đồng như gạch đất sét nung
– Vữa xây trát: thông thường. Đây là chi tiết rất quan trọng hỗ trợ gạch xi măng cốt liệu
phát triển.. Cốt liệu chính của vữa xây trát thông dụng là cát và xi măng và độ kết dính của lớp
vữa với gạch là rất bền vững. Các loại gạch nhẹ phải dùng vữa xây trát chuyên dụng.[3]

GVHD: Đặng Thanh Phong

12


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu


Hình 1.4 Gạch xi măng cốt liệu
- Thành phần:
 Đá mạt (đá mi) là nguyên liệu chính (trên 85%) để sản xuất gạch xi măng cốt liệu có ở
rất nhiều vùng miền của Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh có các mỏ khai thác đá xây
dựng lớn như Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Thái Nguyên… mạt đá phải
sạch (không lẫn đất), hạt nhỏ và mịn, nhiều bột (Hạt < 5 mm, tỷ lệ bột > 35%).
 Tro bay / xỉ ron (phụ phẩm từ các nhà máy nhiệt điện) cũng được sử dụng một phần để
sản xuất gạch xi măng cốt liệu. Loại vật liệu này có trữ lượng rất lớn và ngày một nhiều
lên theo sự đầu tư mới của các nhà máy nhiệt điện.
 Xi măng: phải dùng xi măng PC để liên kết, hoàn toàn không dùng Vôi. [nhiên phát lọc]
- Đặc tính:
Do có cốt liệu chính là Mạt đá nên Gạch xi măng cốt liệu có tỷ trọng đặc khoảng 2.050
kg/m3. Công nghệ sản xuất hiện đại đã cho ra thị trường các loại gạch xi măng cốt liệu có lỗ
rỗng lớn, thành vách mỏng. Tỷ lệ rỗng của gạch xi măng cốt liệu có thể đạt từ 35% đến 50%
tùy vào từng mẫu gạch nên gạch xi măng cốt liệu lỗ rỗng có tỷ trọng đạt chỉ từ 1.050 kg/m3 đến
1.365 kg/m3. Tỷ trọng của gạch xi măng cốt liệu hoàn toàn phù hợp với các công trình xây
dựng, kể cả nhà cao tầng:
– Kết cấu kiến trúc của tòa nhà luôn phải tính đến Tải trọng tĩnh, Hoạt tải và Tải trọng
động. Tải trọng tĩnh là yếu tố liên quan đến trọng lượng bản thân của toàn bộ kết cấu. Hoạt tải
là yếu tố liên quan đến người, xe, thang máy, đồ đạc di chuyển trong tòa nhà … Tải trọng động
là khả năng chịu mưa, gió, bão, động đất…
– Toàn nhà càng cao thì các yếu tố Tải trọng động càng lớn. Khi kết cấu của tòa nhà cao
tầng đảm bảo được Tải trọng động thì tỷ trọng của Gạch không còn là vấn đề phải lưu
tâm.
– Bằng chứng là cáccông trình cao tầng của Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đã và đang
xây bằng gạch xi măng cốt liệu như: Keangnam, Grand Plaza, Chung cư cao tầng
Splendora, Hyundai Hillstate, Lotte, Deawoo Clever… Ngoài ra còn rất nhiều dự án
của Việt Nam đã và đang sử dụng gạch xi măng cốt liệu như; Horison Hotel, Marriott
Hotel, Nam Đô Complex, VNT Tower, Sail Tower…

- Kích thước tiêu chuẩn:
Mẫu mã, chủng loại sản phẩm: Gạch xi măng cốt liệu rất đa dạng về mẫu mã. Công nghệ
sản xuất gạch xi măng cốt liệu có thể tạo ra những sản phẩm có kích thước lớn, độ rỗng cao,
thành vách mỏng, tỷ trọng thấp. [7]

GVHD: Đặng Thanh Phong

13


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
- Các thông số kĩ thuật cơ bản:
Quy định theo bảng 1.3
Bảng 1.3 Các thông số & tiêu chuẩn của Gạch xi măng cốt liệu so vớ Gạch đất sét nung
Stt

Chỉ tiêu

Gạch đất sét
nung

Gạch xi măng cốt liệu

1

Cường độ nén (kg/cm2)

Bình thường

Cao (từ ≥ 75 đến ≥ 100)


2

Kích thước, chủng loại

Nhỏ, ít mẫu mã

Đa dạng mẫu mã, kích
thước

3

Độ chính xác viên gạch (DxRxC)
mm

± 10, ± 7 và ± 3

± 2, ± 2 và ± 3

4

Nứt, sứt góc cạnh

5% - 10%

≤ 3%

5

Độ hút nước (độ ngậm nước)


10% - 18%

≤ 8%

6

Tốc độ thi công

Bình thường

Nhanh hơn tối thiểu 2 lần

- Các ưu điểm vượt trội:
– Độ cứng cao
– Khả năng chịu lực cao cho dù gạch lỗ vẫn cao hơn nhiều so với gạch đất nung đặc
– Khả năng cách nhiệt tốt không cần sử dụng thêm ốp tường cách nhiệt
– Khả năng chống cháy chống thấm chống nước.
– Kích thước chính xác, viên gạch không cong vênh, có nhiều loại dùng để đóng cột bê
tông cốt thép nhanh chóng mà giảm thiểu kết cấu cốt thép rút ngắn thời gian xây dựng, tiết
kiệm vữa xây trát.
– Do quy trình sản xuất không phải dùng than nung như gạch đất nung nên sản xuất khá
nhanh chóng lại cần ít nhân công và có nhiều kiểu dáng kích thước, nếu tính toán kỹ có thể
giảm thiểu rất nhiều chi phí xây dựng. Gạch xi măng cốt liệu sử dụng vữa trát thông thường và
có loại gạch kích thước lớn nên tiết kiệm vữa trát.[2]
- Phân biệt các loại gạch xi măng cốt liệu:
– Gạch có nguồn gốc từ mạt đá (đá mi) được sản xuất thủ công, không theo tiêu chuẩn quy
định: loại gạch này dùng nhiều ở các vùng nông thôn, xây các hạng mục phụ trợ. Gạch này
được gọi với các tên khác nhau như Gạch Papanh, gạch Bi, gạch Cay…
– Gạch xi măng cốt liệu sản xuất theo Tiêu chuẩn TCVN 6477:2011: Gạch này được sản

xuất công nghiệp, đảm bảo các tiêu chí cơ bản như cường độ chịu nén toàn viên, độ hút nước,
sai số…
 Loại gạch này có nhược điểm là độ thấm nước nhanh. Nước có thể chảy xuyên dễ dàng
qua cốt liệu. Cốt liệu bê tông xốp, có nhiều khe hở thông nhau.
– Gạch xi măng cốt liệu chống thấm: tên kỹ thuật chính xác là gạch xi măng cốt liệu có
khả năng chống xuyên nước. Gạch này đạt được đầy đủ các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn TCVN
6477:2011 nhưng có thêm tính năng chống xuyên nước:
 Độ chống thấm < 1,8 ml/cm2/h.
 Cốt liệu bê tông đặc chắc, kín khít. Tính cơ lý ổn định, bền vững [7]
1.3.3.4 Gạch không nung Polymer

GVHD: Đặng Thanh Phong

14


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
Cuộc cách mạng khoa học vật liệu không những đã tạo ra tính đa dạng sản phẩm cho xã
hội mà còn tạo ra sự đa dạng về bản chất của vật liệu. Đặc biệt trong lĩnh vực vật liệu xây, đi
từ những sản phẩm truyền thống như gạch bê tông xi măng – cát; gạch đất sét nung, đến gạch
bê tông polymer vô cơ từ đất sét và gạch polymer khoáng, rồi gạch polymer khoáng tổng hợp.
Sản phẩm ngày càng có nhiều đặc tính thân thiện với môi trường, dễ sản xuất và dễ sử dụng
hơn.

Hình 1.5 Cuộc cách mạng khoa học vật liệu
- Gạch polymer khoáng vô cơ từ đất sét :
Là một loại vật liệu xây không nung đi từ nguyên liệu cơ bản là đất sét tạp, đất đồi kết hợp
với vôi/ xi măng và phụ gia hoạt tính. Loại này có ưu điểm là nguồn nguyên liệu phong phú,
quy trình sản xuất đơn giản, kích thước sản phẩm đồng nhất nên rất dễ sử dụng. Nhưng lại có
nhược điểm rất lớn là tính đa dạng của các loại khoáng sét sẽ làm mất tính ổn định về chất lượng

của sản phẩm nếu không có một nguồn nguyên liệu thuần và ổn định. Vì vậy hiện tại loại gạch
này chưa phát triển ở thị trường trong nước.
- Gạch polymer vô cơ :
Đó là geopolymer, là một loại polymer cao cấp hơn , đi từ nguyên liệu cơ bản là các khoáng
silicate cao nhôm có trong tự nhiên hoặc nhân tạo như mê ta kaolanh, tro bay, xỉ lò,.. được
polymer hóa trong môi trường sol-gel kiềm. Sản phẩm là những polymer có khung xương chủ
yếu là các nguyên tố silic thật cứng chắc. Loại này có những tính năng ưu việt như chịu nhiệt,
kháng hóa chất và môi trường mặn. Có thể dùng để sản xuất gạch siêu nhẹ hoặc bê tông mác
cao. Hiện tại giá thành còn cao nên chưa hấp dẫn người sử dụng. Đây có thể là sản phẩm chiến
lược trong tương lai.
- Gạch polymer khoáng tổng hợp :
Với tiêu chí sản xuất thân thiện với môi trường, nguồn nguyên liệu được tận dụng tối đa,
chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh được với những vật liệu truyền thống. Một thế hệ vật liệu
mới ra đời từ việc kế thừa những công nghệ truyền thống, bằng cách tổng hợp những cơ chế
polymer hóa vô cơ, polymer hữu cơ và quá trình khoáng hóa trong một hệ kép kín, tạo nên một
hệ polymer – khoáng tổng hợp. Nguyên liệu chính cũng đi từ cát, khoáng hoạt tính cao, xi măng
đặc biệt, phụ gia gốc polymer hữu cơ làm chất phân tán và phụ gia hoạt tính vô cơ làm mầm
kết tinh sớm. Quy trình sản xuất không qua nung sấy, sản phẩm sớm đạt cường độ cao trong
vòng 3 ngày có thể sử dụng.[9]
Sản phẩm gạch: gạch ống 2-lỗ, gạch 4-lỗ, gạch 6-lỗ.

GVHD: Đặng Thanh Phong

15


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu

GẠCH ỐNG 2-LỖ
KÍCH THƯỚC: 60 x 105 x 220 (mm)

ĐỘ CỨNG: >5 MPa
ĐỘ HÚT NƯỚC: 8 – 12%

Hình 1.6 Gạch ống 2 lỗ

GẠCH ỐNG 4-LỖ
KÍCH THƯỚC: 80 x 80 x 180 (mm)
ĐỘ CỨNG: >5 MPa
ĐỘ HÚT NƯỚC: 8 – 12%

Hình 1.7 Gạch ống 4 lỗ

GẠCH ỐNG 6-LỖ
KÍCH THƯỚC: 75 x 115 x 175 (mm)
HOẶC 96 x 138 x 220 (mm)
ĐỘ CỨNG: >5 MPa
ĐỘ HÚT NƯỚC: 8 – 12%

Hình 1.8 Gạch ống 6 lỗ

GVHD: Đặng Thanh Phong

16


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
Chương 2: CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG
2.1 Công nghệ sản xuất gạch Polymer hóa khoáng
2.1.1 Nguyên liệu sản xuất:
– Nguyên liệu chính là Xi măng Portland thông thường (Thành phần chính của xi măng

Portland là các silicate – canxi) và cát sạch. Xi măng sử dụng thường dùng loại PC40.
– Nguyên liệu khoáng hoạt tính có trong tự nhiên cũng như nhân tạo và phụ gia polime
gốc xellulose hiện có trên thị trường như HPMC, MC, HPE,...
+ Nguyên liệu khoáng hoạt tính là những khoáng giàu thành phần nhôm và silic, có rất
nhiều trong tự nhiên và phế thải công nghiệp như tro bay, muội silic, kaolinite...
+ Khi sử dụng người ta chỉ cần nghiền mịn với kích thước tiêu chuẩn ( bằng kích thước hạt
xi măng là tốt, khoảng < 45 micromet).
+ Phụ gia polymer đóng vai trò là chất làm đặc, có tính kết dính và có khả năng tạo màng,
giúp tăng cường độ dẽo của hỗn hợp vữa, đặc biệt trong trạng thái bán khô.
– Nguyên liệu thô như: mạt đá (đá mi), xỉ than, tro bay, đá tổ ông, đất đồi, cát … Ngoài
ra còn các vật liệu phế thải trong xây dựng như; gạch vỡ, bụi đá.
2.1.2 Cách phối trộn:
– 12-15% Xi măng và cát sạch + 3-4% Nguyên liệu khoáng hoạt tính và Phụ gia polymer
+ 6-8% nước + phần còn lại là nguyên liệu thô.
2.1.3 Quy trình sản xuất:

Máy trộn tự động

Máy ép
Băng truyền tự động

Băng truyền
tự động

Hình 2.1 Dây chuyền sản xuất gạch Polime hóa khoáng
– Cấp phối nguyên liệu: Nguyên liệu với kích thước tiêu chuẩn được cấp vào phễu với
công thức và tỷ lệ nhất định theo yêu cầu. Sau đó phễu được đưa lên máy trộn.
– Trộn nguyên liệu: Mạt đá (cốt liệu), nước và xi măng được đưa vào máy trộn tự động
theo quy định theo quy định cấp phối. Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu được trộn ngấu đều theo
thời gian cài đặt ( Thời gian trộn thường là lớn hơn 6 phút)

– Công đoạn truyền tải: sau khi trộn đều nguyên liệu theo yêu cầu nhất định tạo thành
hỗn hợp vữa, vữa sẽ được đổ xuống băng truyền tự động chuyển thẳng đến máy ép.

GVHD: Đặng Thanh Phong

17


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
– Tạo hình sản phẩm: Máy ép hoạt động theo cơ chế kết hợp với rung tạo lực ép rất lớn
(55-65 MPa) để hình thành lên các viên gạch đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định. Sau khi
định hình gạch sẽ được chuyển ra băng truyền tự động đến khu vực bảo dưỡng.
– Phơi, bảo dưỡng sản phẩm: sau 5-7 ngày thành phẩm và đóng gói, dán nhãn mác xuất
xưởng.
2.1.4. Giá thành sản xuất gạch Polymer :
Bảng 2.1 Chủng loại - Quy cách – Đơn giá
CHỦNG LOẠI

QUY CÁCH

Đơn vị tính

GIÁ BÁN
(đ/viên)

96 x 138 x 200

Viên

2.200


96 x 138 x 100

Viên

1.500

95 x 95 x 200

viên

1.600

95 x 95 x 100

viên

1.100

50 x 100 x 200

viên

1.700

Ghi chú

Gạch 6 lỗ

Gạch 4 lỗ

Gạch thẻ

Gạch nửa (1/2)

Gạch nửa (1/2)

- Đơn giá trên đã bao gồm thuế VAT (10%).
2.1.5 Yêu cầu kỹ thuật :
Phải đạt được các tiêu chí bảng 2.2
Bảng 2.2 Quy định độ hút nước, cường độ nén và uốn
Tiêu chí

Cường độ nén

1. Độ hút nước (%)

10,0

2. Cường độnén (MPa)

8,7

3. Cường độuốn (MPa)
2,5
2.1.6 Ứng dụng:
Gạch không có thể xây dựng nhà cao tầng, khu dân cư, khu công nghiệp, dùng xây nền
móng, tường, vách ngăn…
2.1.7 Sản phẩm:
Hình dạng đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng và thị hiếu từng vùng miền như : gạch 2
lỗ miền bắc, 4 lỗ miền nam, 6 lỗ miền trung.[1]


GVHD: Đặng Thanh Phong

18


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu

Hình 2.2 Gạch 2 lỗ miền Bắc

Hình 2.3 Gạch 4 lỗ miền Nam

Hình 2.4 Gạch 6 lỗ miền Trung

GVHD: Đặng Thanh Phong

19


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
2.2 Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu( gạch block)
2.2.1 Nguyên liệu:
– Xi măng PC để liên kết
– Cốt liệu chính: Đá mạt ( Đá mi),
– Các chất phụ gia khác như: mạt đá, xỉ nhiệt điện, cát vàng, cát đen, đất đồi, đá sỏi, bã
khai thác quặng, phế thải công nghiệp, tro bay…
2.2.2 Cách phối trộn:
– 8-10% Xi măng + 85% cốt liệu và nước + phần còn lại là các chất phụ gia
2.2.3 Quy trình sản xuất:


Hình 2.5 Dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu
Chú thích:
1. Khu tập kết nguyên liệu
2. Xe xúc lật
3. Phễu liệu (TPC 8000)
4. Máy trộn (TPC 500)
5. Silo xi măng
6. Tải liệu
7. Phễu chính
8. Phễu phụ

GVHD: Đặng Thanh Phong

9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Hộp Palet
Xe nạp liệu
Máy chính (B5111)
Xe nạp màu
Băng tải sản phẩm
Sản phẩm
Máy gắp sản phẩm
Máy trộn màu (D200)


17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.

Trung tâm điều khiển
Thùng dầu
Khu tập kết sản phẩm
Máy gắp hồi sản phẩm
Palet
Hệ thống tách gạch, hồi palet
Xe chở sản phẩm

20


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu

Hình 2.6 Quy trình sản xuất gạch xi măng cốt liệu
- Giai đoạn (1) Cấp nguyên liệu: gồm các phễu chứa liệu (PL1200 đến PL1600), băng tải
liệu, cân định lượng, bộ phận cài đặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phễu
(bằng máy xúc vật), nguyên liệu được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt (cấp phối bê
tông).
- Giai đoạn (2) Máy trộn nguyên liệu: Mạt đá (cốt liệu), nước và xi măng được đưa vào
máy trộn tự động theo quy định theo quy định cấp phối. Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu được trộn
ngấu đều theo thời gian cài đặt. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa vào ngăn phân chia

nguyên liệu ở khu vực máy tạo hình.
- Giai đoạn (3): Khu vực chứa khay (palet) cấp palet làm đế đỡ phía dưới trong quá trình
ép và chuyển gạch thành phẩm ra khỏi dây chuyền. Khay (palet) này có thể làm bằng nhựa tổng
hợp hoặc tre-gỗ ép; trong quá trình làm việc chịu lực ép, rung lớn.
- Giai đoạn (4) Máy ép tự động tạo hình: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo
cơ chế kết hợp với rung tạo lực ép rất lớn để hình thành lên các viên gạch block đồng đều, đạt
chất lượng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận tạo hình nhờ ép rung
này là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo ý muốn.
- Giai đoạn (5) Tự động ép mặt – Máy cấp mầu: Đây là bộ phận giúp tạo màu bề mặt
cho gạch tự chèn, chỉ cần thiết khi sản xuất gạch tự chèn, gạch trang trí có màu sắc.
- Giai đoạn (6) Tự động chuyển gạch: Đây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch
vào vị trí định trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra để
dưỡng hộ hoặc tự động chuyển vào máy sấy tùy theo mô hình sản xuất.
- Giai đoạn (7): Gạch được dưỡng hộ sơ bộ 1 – 1,5 ngày trong nhà xưởng có máy che, sau
đó chuyển ra khu vực kho bãi thành phẩm tiếp tục dưỡng hộ một một thời gian (từ 10 đến 28
ngày tùy theo yêu cầu) và đóng gói, dán nhãn mác xuất xưởng.
2.2.4 Yêu cầu kỹ thuật:
– Theo theo tiêu chuẩn TCVN 6477 : 2011
– Độ rỗng viên gạch không lớn hơn 65% và khối lượng viên không lớn hơn 20 kg
– Màu sắc của gạch trang trí trong cùng một lô phải đồng đều.
– Độ thấm nước của gạch xây tường không trát không lớn hơn 350 ml/m2.h
– Khuyết tật ngoại quan cho phép quy định theo bảng 2.3
Bảng 2.3 Khuyết tật ngoại quan cho phép

GVHD: Đặng Thanh Phong

21


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu

Mức cho phép
Loại khuyết tật
Gạch thường

Gạch trang trí

Độ cong vênh trên bề mặt
viên gạch, mm, không lớn
hơn

3

1

Số vết sứt vỡ các góc cạnh
sâu từ 5 mm đến 10 mm, dài
từ 10 mm đến 15 mm, không
lớn hơn

4

2

Số vết nứt có chiều dài
không quá 20 mm, không
1
0
lớn hơn
– Cường độ nén và độ hút nước được quy định theo bảng 2.4
Bảng 2.4 Quy định cường độ nén và độ hút nước

Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn
Độ hút nước, %, không lớn
Mác gạch
hơn
M3,5

3,5

M5,0

5,0

M7,5

7,5

M10,0

10,0

M15,0

15,0

M20,0

20,0

14


12

2.2.5 Ứng dụng:
- Xây nhà và xây công trình.
- Nơi trọng tải giao thông (lát đường, hè phố, sân bãi, khu vực cầu cảng, nhà kho, sàn và
đường đi trong nhà máy, ).
- Xây bờ kè, vách ngăn, tường, vỉa hè, Những ứng dụng khác của gạch block
- Gạch block bó gốc cây;
- Gạch kè bờ hồ, bờ sông;
- Gạch trải thảm cỏ;
2.2.6 Sản phẩm:
- Gạch xây: Gạch R90 (190x90x135 mm)
- Gạch bờ kè (300x300x120 mm)
- Gạch D100 (390x100x190 mm)
- Gạch R150 ( 390 x 150 x 190 mm)
- Gạch R100 (390 x 100 x 190 mm)
Công trình xây bằng gạch xi măng cốt liệu xây tường:
- Gạch lát vỉa hè: Gạch lục giác (200x200x60 mm)
- Gạch bát giác (200x200x60 mm)
- Gạch lục lăng (258x138x60 mm)
- Gạch chữ I (164 x 200 x 60 mm) [1]

GVHD: Đặng Thanh Phong

22


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
2.3 Công nghệ bê tông khí chưng áp (gạch bê tông nhẹ-ACC)
2.3.1 Nguyên liệu:

- Xi măng
- Cát nghiền mịn
- Vôi, Thạch cao, Bột Nhôm, Nước
- Chất tạo khí (chất tạo khí có thể thay cho cát bằng các khoáng silic hoạt tính như xỉ bazơ
nghiền mịn).
2.3.2 Cách phối trộn:
- Tùy nhu cầu sử dụng mà có tỉ lệ trộn khác nhau, do mỗi công ti có kĩ thuật riêng. Nhưng
chủ yếu trong thành phần vẫn là Cát, Xi măng, Vôi, Thạch cao, Bột Nhôm.
2.3.3 Quy trình sản xuất:
- Công đoạn sơ chế sản phẩm:
 Cát được đưa vào máy nghiền để đảm bảo được độ mịn của cát. Cát được nghiền chung
với nước. Sau khi nghiền, dung dịch cát + nước được dẫn vào bồn dung dịch (slurry
tank)
 Xi măng được nhập về dạng bột, xe bồn chứa xi măng sẽ bơm trực tiếp xi măng vào
thùng chứa (silo) xi măng
 Vôi sẽ được nghiền thành bột và được chưa trong thành chứa (silo) trước khi được đem
đi trộn thành dung dịch
 Thạch cao dạng bột sẽ được chứa trong thùng chứa (silo)
 Bột Nhôm được nhập về với lượng nhỏ đượ chứa vào thùng đựng bột Nhôm
- Công đoạn trộn:
 Tất cả các nguyên liệu sau khi sơ chế sẽ đưa vào công đoạn trộn. Công đoạn này được
thực hiện hoàn toàn bằng tự động.
 Máy tính sẽ kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ cối trộn và sẽ đưa nguyên liệu theo từng thứ tự
và tỷ lệ chính xác
 Sau đó sẽ kiểm tra lượng nước đưa vào dung dịch trộn, tốc độ trộn và thời gian trộn sau
cho có 1 dung dịch vữa đảm bảo tốt nhất.
- Công đoạn rót:
 Sau công đoạn trộn, dung dịch đã sẵn sàng đưa vào công đoạn rót. Dung dịch được rót
vào khuôn với một khối lượng được hệ thống tự động tính toán
 Khuôn được đặt lên chiếc xe rót (Ferry cart), chuyển vào khu vực rót cũng được lập

trình sẵn và thực hiện hoàn toàn tự động.
- Công đoạn ủ (lưu hóa):
 Sau khi dung dịch đã được rót vào khuôn, khuôn sẽ đưa vào buồng lưu hóa, trong đó
nhiệt độ được duy trình khoảng 40-500C
 Tại đây sẽ xảy ra phản ứng giữa Canxi Hydroxit trong vôi đã tôi và bột Nhôm, phản
ứng sinh khí Hydro. Kết quả là dung dịch trong khuôn sẽ tăng lên về thể tích vì có hàng
triệu bột khí bên trong.
 Thời gian lưu hóa kéo dài 2-3h
- Công đoạn cắt:
 Sau khi kết thúc công đoạn lưu hóa, phản ứng giải phóng Hydro kết thúc và dung dịch
được đóng thành bánh (cake) đạt được độ kết dính nhất nhất định, bánh sẽ được đưa
vào máy cắt.
 Máy cắt được cài đặt kích thước viên gạch sẵn và thực hiện hoàn toàn bằng tự động.
 Do phải cắt các mặt ngoài bao quanh, nên công đoạn này sinh ra phần thừa của bánh
(slurry waste), phần thừa này rơi vào rãnh nằm dưới máy cắt, được chuyển về hố chứa,
được đánh nhuyễn và bơm ngược về bồn chứa dung dịch (waste slurry tank) và quay
lại công đoạn trộn và rót.
- Công đoạn hấp:

GVHD: Đặng Thanh Phong

23


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu






Sau khi công đoạn hấp hoàn thành bánh (cake) sẽ được đưa vào buồng hấp.
Buồng hấp bằng thép có đường kính 2m, dài 32m.
Hơi được cấp từ lò hơi (boilers) và đưa vào buồng hấp
Trong buồng hấp, không khí được rút ra để tạo chân không, sau đó tăng áp suất
12kg/cm2 và nhiệt độ 1800C
 Toàn bộ công đoạn hấp kéo dài 10-11h để đảm bảo độ cứng tốt nhất
- Công đoạn đóng gói và phân loại:
 Kết thúc công đoạn hấp, gạch được đưa ra khỏi buồng hấp để phân loại và đóng gói.
 Gạch được đưa lên pallet và đóng gói, dán nhãn mác, ngày sản xuất, lô sản xuất và đưa
ra khu vực thành phẩm
2.3.4 Yêu cầu kỹ thuật :
- Theo tiêu chuẩn TCVN 7959:2011
- Sai lệch kích thước cho phép của gạch AAC được quy định theo bảng 2.5
Bảng 2.5 Sai lệch kích thước cho phép
Kích thước

Sai lệch cho phép (mm)

Chiều dài

±3

Chiều rộng

±2

Chiều cao
±2
- Khuyết tật ngoại quan của gạch AAC được quy định theo bảng 2.6
Bảng 2.6 Khuyết tật ngoại quan

Loại khuyết tật

Mức

Độ thẳng cạnh, độ phẳng mặt, mm, không lớn hơn

2

Vết sứt cạnh, sứt góc có chiều sâu từ 10mm đến 15 mm và chiều dài từ
20mm đến 30 mm, vết, không lớn hơn

3

- Cường độ nén và khối lượng thể tích khô của gạch AAC quy định theo bảng 2.7

GVHD: Đặng Thanh Phong

24


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
Bảng 2.7 Cường độ nén và khối lượng thể tích khô
Cường độ nén,
Khối lượng thể tích khô,
MPa, không nhỏ hơn
kg/m3
Cấp cường độ
nén
Giá trí trung
Giá trị đơn lẻ Danh nghĩa

Trung bình
bình
B2

B3

B4

B6

B8

2,5

3,5

5,0

7,5

10,0

400

từ 351 đến 450

500

từ 451 đến 550


500

từ 451 đến 550

600

từ 551 đến 650

600

từ 551 đến 650

700

từ 651 đến 750

800

từ 751 đến 850

700

từ 651 đến 750

800

từ 751 đến 850

900


từ 851 đến 950

800

từ 751 đến 850

900

từ 851 đến 950

1000

từ 951 đến 1050

2,0

3,0

4,0

6,0

8,0

2.3.5 Ứng dụng:
- Dùng làm các cấu kiện, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu lửa, chống thấm...
2.3.6 Sản phẩm:
- Các sản phẩm từ AAC bao gồm gạch bê tông, panel tường, panel sàn, panel mái chống
thấm, dầm lanh tô...[1]


GVHD: Đặng Thanh Phong

25


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
Chương 3: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ KẾT LUẬN
3.1 Ứng dụng thực tế và Hiệu quả kinh tế xã hội
3.1.1 Ứng dụng thực tế
- Xây nhà và xây công trình khu dân cư, khu công nghiệp…
- Nơi trọng tải giao thông (lát đường, hè phố, sân bãi, khu vực cầu cảng, nhà kho, sàn và
đường đi trong nhà máy, …).
- Những nơi mật độ giao thông cao (đường và vỉa hè, chợ, bãi đỗ xe, nhà ga, bến xe…)
- Nơi điều kiện đất không tốt, nơi dốc đứng cần bảo vệ (bờ sông, sân golf…)
- Nơi có những công trình ngầm dưới đất.
- Nơi vỉa hè cần trang trí có thẩm mỹ cao, nơi cần thay đổi bề mặt vỉa hè một cách nhanh
chóng.
Một số công trình tiêu biểu gạch không nung như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower
(đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn
Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải
Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội),...[1]
3.1.2 Hiệu quả kinh tế xã hội
3.1.2.1 Hiệu quả xã hội
Sử dụng gạch không nung là một xu hướng tất yếu của xã hội khi chúng ta đang thực hiện
công cuộc làm sạch môi trường sống, khi mà các nguồn năng lượng tái tạo trên Trái Đất ngày
càng cạn kiệt. Lợi ích về mặt xã hội của việc Sử dụng gạch không nung rất rõ, cụ thể là:
- Làm sạch môi trường do không sử dụng các nhien liệu đốt trực tiếp như: Củi, than, trấu…
- Không lấy đất sét mịn làm vật liệu chính sản xuất gạch nên không làm mất đất canh tác
của nông thôn; Không làm ô nhiễm nguồn nước ngầm của địa phương sản xuất gạch.
- Làm sạch các chất thải rắn công nghiệp từ các nguồn: Vật liệu xây dựng thừa (đất, cát,

gạch cũ), từ các khoáng chất thừa trong khai thác mỏ, từ các chất thải rắn sinh hoạt xây dựng
khác. [8]
3.1.2.2 Hiệu quả kinh tế
So sánh đặc điểm sản xuất và cơ lý của gạch không nung với gạch nung, chúng ta thấy gạch
không nung có nhiều lợi thế về kinh tế:
- Chất lượng tương đương và cao hơn gạch nung truyền thống cùng loại
- Sử dụng ít diện tích mặt bằng hơn, ít diện tích có mái che hơn, chi phí đầu tư giảm
- Không sử dụng nhiệt nên tiết kiệm năng lượng để sản xuất gạch
- Tận dụng được nguồn đất sẵn có tại các địa phương
- Sử dụng công nghệ sạch nên không gây ô nhiễm môi trường
- Giá thành hạ hơn gạch nung cùng loại
Thiết bị sản xuất đơn giản dễ sử dụng, có thể bố trí theo yêu cầu, theo quy mô nhỏ lẽ, phân
tán hoặc quy mô tổ hợp lớn.[8]
3.2 Kết luận
Gạch không nung là công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, đáp ứng được
nhu cầu vật liệu xây dựng nước ta, hiệu cao cho trong thi công. Thân thiện với môi trường, tiết
kiệm tài nguyên quốc gia phù hợp với xu thế phát triển bền vẫn toàn cầu .
Được Nhà nước quan tâm khuyến khích đầu tư, ưu tiên phát triển, miễn giảm thuế... Từ
2011, chính quy định các công trình nhà cao tầng từ 9 tầng trở lên sử dụng ích nhất 30% vật
liệu không nung. Bên cạnh đó thu hút nhà đầu tư, không ngừng mở rộng qua mô, sản lượng,
mẫu mã, chất lượng, cải tiến công nghệ sản xuất. Thị trường vật liệu phát triển không với nhu
20 tỷ viên năm 2020, tiềm năng xuất khẩu rộng mở. [1]

GVHD: Đặng Thanh Phong

26


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu
Bảng 3.1 Ưu Điểm của một số loại gạch không nung

Một số loại Gạch
STT
không nung




1

2

Gạch bê tông bọt khí

Gạch bê tông khí
chưng áp ACC

GVHD: Đặng Thanh Phong





Ưu điểm

Tải trọng gạch xây dựng giảm 30–40%
Kết cấu móng chịu lực giảm từ 12-20%
Giảm 12-15% chi phí xây dựng thô
Giảm từ 15-20% khối lượng thép với kết cấu
khung chính
Thời gian thi công nhanh hơn 30-50%

Giảm 40% điện năng tiêu thụ máy điều hòa
Là vật liệu cách âm, cách nhiệt tốt ( có thể sử
dụng cho nhà hàng, khách sạn, phòng hát, thu
âm…)

 Nhẹ
Cũng nhờ tỷ trọng của sản phẩm rất nhẹ nên cho
phép tạo hình những sản phẩm kích cỡ lớn hơn so với
gạch xây mà không ảnh hưởng đến thao tác của người
thợ. Khi xây bằng gạch bê tông khí, tốc độ xây của
người thợ tăng gấp đôi so với gạch thông thường. Đây
chính là một trong những yếu tố làm rút ngắn tiến độ thi
công của công trình.
 Tính năng cách nhiệt cao
Hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông khí vào khoảng:
0,11 – 0,22 W/m.k, chỉ bằng 1/4 – 1/5 hệ số dẫn nhiệt
của gạch đất nung và bằng 1/6 hệ số dẫn nhiệt của gạch
bê tông thông thường.
Thực tế đã chứng minh: Hiệu quả bảo ôn của tường
gạch bê tông nhẹ có chiều dày 20cm sẽ tương đương
hiệu quả bảo ôn của tường gạch đất nung có chiều dày
49cm. Các chuyên gia đã tính toán, với điều kiện khí hậu
nhiệt đới, sử dụng sản phẩm bê tông khí sẽ làm giảm tới
40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà.
 Tính năng cách âm tốt
Vì gạch bê tông khí chưng áp có kết cấu với nhiều lỗ
khí, lượng lỗ khí được phân bố đều đặn với mật độ cao,
chính vì vậy nó có tính năng cách âm tốt hơn nhiều so
với các loại vật liệu xây dựng khác. So với gạch xây
thông thường khả năng cách âm gấp 2 lần.

 Tính chịu nhiệt
Khi ở nhiệt độ 6000C, cường độ kháng nén của gạch
bê tông khí chưng áp tương đương với khi ở nhiệt độ
thường, chính vì vậy tính năng chống cháy của gạch bê
tông khí chưng áp trong xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp I.
 Khả năng chịu chấn động tốt
Với kết cấu thể xốp, nên bê tông khí có khả năng
hấp thụ xung lực rất tốt. Các công trình sử dụng gạch bê
tông khí có khả năng chịu động đất tốt hơn hẳn so với
gạch xây thông thường.

27


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu


Khả năng linh hoạt trong sản xuất và gia công
dễ dàng tại công trường
Khi xây bằng gạch bê tông khí chưng áp ACC thì công
tác hoàn thiện như lắp đặt điện nước cực kỳ dễ dàng,
tường bằng bê tông khí có thể cho phép khoan, doa, tạo
rãnh, tạo hốc một cách dễ dàng hơn nhiều so với gạch
xây thông thường mang lại sự tiện lợi và linh hoạt trong
thi công.







3

Gạch xi măng cốt liệu


GVHD: Đặng Thanh Phong

Độ cứng cao
Khả năng chịu lực cao cho dù gạch lỗ vẫn cao
hơn nhiều so với gạch đất nung đặc
Khả năng cách nhiệt tốt không cần sử dụng thêm
ốp tường cách nhiệt
Khả năng chống cháy chống thấm chống nước.
Kích thước chính xác, viên gạch không cong
vênh, có nhiều loại dùng để đóng cột bê tông cốt
thép nhanh chóng mà giảm thiểu kết cấu cốt thép
rút ngắn thời gian xây dựng.
Do quy trình sản xuất không phải dùng than
nung như gạch đất nung nên sản xuất khá nhanh
chóng lại cần ít nhân công và có nhiều kiểu dáng
kích thước, nếu tính toán kỹ có thể giảm thiểu rất
nhiều chi phí xây dựng. Gạch xi măng cốt liệu sử
dụng vữa trát thông thường và có loại gạch kích
thước lớn nên tiết kiệm vữa trát.

28


Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM – Khoa Công Nghệ Hóa Học & Vật Liệu







4

Gạch không nung
Polymer




Chỉ cần 2 nguyên liệu chủ yếu là xi măng thông
dụng và cát ( hoặc khoáng silic thay thế cát ). Do
đó có thể đặt nhà máy ở bất cứ nơi đâu, miễn là
có 2 nguyên liệu này.
Suất đầu tư thấp, chỉ bằng 1/5 suất đầu tư gạch
tuynel. Diện tích mặt bằng sản xuất rất nhỏ vì
sản phẩm được xuất bán hoặc đưa vào xây dựng
chỉ sau 7 ngày sản xuất
Viên gạch có hình dáng rất đẹp : vuông thành ,
sắc cạnh , kích thước chính xác đến 1/10 mm và
sản phẩm nhanh chóng đạt độ cứng ngay sau khi
ép ra khỏi khuôn ( công nghệ ép nén công suất
lớn ).
Ngoài ra còn tiêu thụ một phần đáng kể phế thải
các ngành khác, như: Nhiệt điện, luyện kim, khai
khoáng…; góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên

nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các chi
phí xử lý phế thải.
Ngoài ra còn tiêu thụ một phần đáng kể phế thải
các ngành khác, như: Nhiệt điện, luyện kim, khai
khoáng…, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các chi
phí xử lý phế thải.

Kết luận:
Gạch xi măng cốt liệu là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên
phát triển mạnh nhất. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường,
phương pháp thi công. Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường.

GVHD: Đặng Thanh Phong

29


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×