Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.64 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH ĐỂ GIẢI
NHANH CÁC BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM VỀ AXIT NITRIC

Người thực hiện: Vũ Thị Hương
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN môn:
Hóa Học

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu


1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sơ lý luận của SKKN

2

4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu SKKN

2

4
2.3. Giải pháp

2

1. Mục tiêu của giải pháp

2

2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

3

Phần 1: Hướng dẫn lý thuyết cơ bản cho học sinh


3

Phần 2: Hướng dẫn học sinh một số bài tập áp dụng

5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

13

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

Tài liệu tham khảo

20

2


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy học cũng như
phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thì phương pháp kiểm tra
trắc nghiệm đã được áp dụng có hiệu quả.Tuy nhiên hình thức kiểm tra trắc
nghiệm cũng yêu cầu học sinh phải học tập nghiên cứu vấn đề ở mức độ cao
hơn: tư duy nhanh hơn, kỹ năng làm bài nhanh, các phương pháp làm bài cũng
nhiều hơn…

Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển
sinh đại học, cao đẳng môn hoá từ tự luận sang trắc nghiệm 100%. Điều đó cũng
đồng nghĩa trong vòng 90 phút, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương
án trả lời tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất. Nắm bắt được điều đó, các giảng
viên đại học, cao đẳng, các chuyên gia và các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã
xuất bản rất nhiều sách và tài liệu tham khảo về các phương pháp giải nhanh trắc
nghiệm. Một vài phương pháp phải kể đến là: bảo toàn khối lượng, bảo toàn
electron, bảo toàn điện tích, phương pháp đường chéo, trung bình, đồ thị và một
phương pháp khá hữu hiệu là phương pháp qui đổi.
Với xu thế trắc nghiệm khách quan hiện nay thì “ nhanh và chính xác” là
hai yếu tố rất quan trọng trong khi làm bài kiểm tra cũng như trong các kì thi. Vì
vậy, vận dụng được các phương pháp giải nhanh chưa đủ mà kĩ năng bấm máy
tính cũng góp phần vào việc giải nhanh bài tập trắc nghiệm. Trong việc bấm
máy tính cũng thể hiện được “phương pháp giải” và “ khả năng tư duy trừu
tượng” của học sinh khi làm bài. Hơn thế nữa, thông qua các đề thi đại học, cao
đẳng hiện nay tôi nhận thấy trong đề thi có nhiều bài tập liên quan đến axit
nitric. Và để giải nhanh những bài tập đó chúng ta thường áp dụng phương pháp
bảo toàn electron và phương pháp qui đổi.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT kết hợp với những kiến thức
tích luỹ được tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng “Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy
tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những dạng bài toán về axit nitric thường gặp trong các đề
thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
- Đề xuất những ý tưởng để giải nhanh bài toán axit nitric trên máy tính,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông và là hanh
trang vững chắc để các em chuẩn bị bước vào kì thi THPTQG
- Bản thân có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các ý tưởng đó vào
công tác giảng dạy của bản thân sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh ở trường THPT Lê Viết tạo
để kết luận những ý tưởng, giả thuyết mà đề tài đưa ra cần bổ sung gì không.

3


1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Bước 1: Trên cơ sở nắm vững nội dung trọng tâm bài axit nitric ở lớp
11 và nghiên cứu kĩ những câu hỏi thi THPTQG liên quan đến bài tập axit nitric,
tác giả đã lựa chọn, sưu tầm những bài tập trắc nghiệm được giải nhanh bằng
phương pháp bảo toàn electron và phương pháp qui đổi.
+ Bước 2: Đưa ra những ý tưởng để giải nhanh những bài tập đã chọn ở
bước 1 trên máy tính (Casio fx 500MS, …..).
+ Bước 3: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh.
+ Bước 4: Thu thập và xử lý số liệu, rút ra kết luận.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khi đứng trước một bài toán Hóa dạng trắc nghiệm học sinh thường lúng
túng không biết bắt đầu từ đâu và lựa chọn phương pháp giải nào để vừa nhanh
nhất lại đảm bảo tính chính xác tối ưu.Cũng như vậy, đa phần học sinh khi gặp
bài toán oxi hóa khử ứng với các nguyên tố có nhiều mức oxi hóa thì thường
lúng túng không đưa ra được phương pháp giải phù hợp. Đa số học sinh thường
phải xét các trường hợp khác nhau của các mức oxi hóa khác nhau. Việc làm
như thế sẽ mất rất nhiều thời gian và trong khi xét các trường hợp có thể khiến
học sinh mắc sai lầm. Vì vậy hiệu quả giải toán trắc nghiệm của học sinh không
cao, thường dễ mắc sai lầm trong giải toán.
Bài toán về axit nitric là một dạng bài toán rất đa dạng và phải đồng thời
kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình giải toán. Vậy đòi hỏi học sinh phải
nắm vững lý thuyết về tính chất hoá học và các phương pháp giải từ đó vận dụng
làm bài tập. Nhưng để áp dụng tốt và sử dụng thành thạo máy tính trong quá

trình giải toán còn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua những năm giảng dạy tại trường phổ thông và nhiều năm đi gia sư
khi ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh cứ loay
hoay viết rất nhiều phương trình phản ứng khi cho hỗn hợp kim loại hoặc oxit
kim loại tác dụng với axit HNO3. Điều đó, sẽ mất nhiều thời gian làm bài và đôi
khi không làm ra được kết quả.
Vì vậy, sử dụng phương pháp qui đổi và bào toàn electron là những công
cụ tối ưu để giải những quyết những bài toán dạng này.
Một đối tượng học sinh khác chúng ta cũng hay gặp là quá lạm dụng máy
tính (cái gì cũng bấm và bấm quá chi li), do đó sẽ rất tốn thời gian làm bài.
Vì vậy, ý tưởng là rất quan trọng, giúp học sinh định hướng được cách
giải nhanh bài toán trên máy tính thay vì các em phải viết rất nhiều trên nháp,
điều này hoàn toàn không hợp lý trong bài thi trắc nghiệm.
Từ thực tế trên, tác giả xin trình bày những giải pháp, ý tưởng để giải
nhanh những bài toán axit nitric trên máy tính.
2.3. Giải pháp
1.Mục tiêu của giải pháp

4


- Xác định được đầy đủ các chất khử, chất oxi hoá.
- Viết được các quá trình khử và quá trình oxi hoá.
- Áp dụng định luật bảo toàn electron.
- Xử lí các dữ kiện bài toán: số mol, thể tích khí, khối lượng…..
Các kiến thức về phản ứng oxi hoá khử học sinh đã được trang bị ở lớp 10.
Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ xin đề cập tới các bước để giải nhanh bài toán
axit nitric trên máy tính trong đề thi TSĐH.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Giáo viên sẽ tiến hành 2 phần riêng cho học sinh:
PHẦN 1: HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT CƠ BẢN CHO HỌC SINH:
Cung cấp các kiến thức lý thuyết cho học sinh
a. Phương pháp bảo toàn electron.
- Chỉ áp dụng cho bài toán xảy ra các phản ứng oxi hoá khử.
- Xác định và viết đầy đủ các quá trình khử, quá trình oxi hoá.
- Định luật bảo toàn electron:



e nhường =



e nhận.

b. Pháp pháp qui đổi
- Phạm vi áp dụng:
+ Kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch HNO3.
+ Kim loại và hợp chất kim loại với lưu huỳnh tác dụng với HNO3
- Hướng qui đổi: Một bài toán có thể có nhiều hướng qui đổi khác nhau:
+ Qui đổi hỗn hợp nhiều chất về hai hay chỉ một chất.
Ví dụ: Hỗn hợp: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4

Fe, FeO
Fe, Fe2O3
Fe2O3, FeO
FeO

+ Qui đổi hỗn hợp nhiều chất về các nguyên tử tương ứng:

Ví dụ: Hỗn hợp: Fe, FeS, FeS2, Cu, CuS, CuS2, Cu2S, S 
→ Fu, Cu, S

5


+ Bằng kinh nghiệm của mình, tác giả nhận thấy hướng qui đổi về các
nguyên tử tương ứng là đơn giản và dễ hiểu hơn cả. Vì vậy, trong các ví dụ dưới
đây tác giả chỉ trình bày hướng qui đổi này.
- Khi áp dụng phương pháp qui đổi, cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc:
+ Bảo toàn nguyên tố
+ Bảo toàn số oxi hoá
+ Số electron nhường, nhận là không thay đổi.
c. Một số công thức áp dụng cần nhớ:
+) Tính khối lượng muối
mmuối = mkim loại + mgốc axit

(1.1)

- Phạm vi áp dụng:
+ kim loại tác dụng với HNO3 hoặc H2SO4 đặc
+ Với HNO3: nNO3 tạo muối = ne nhận = 3.nNO + nNO2 + 8nN 2O + 10nN 2 + 8nNH 4 NO3 .
(1.2)
mmuối = mkim loại + 62 × (3.nNO + nNO + 8nN O + 10nN ) + 80nNH NO
+ Với hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3: (thường không tạo muối amoni)
2

2

2


4

3

mmuối = mkim loại + 62 × (3.nNO + nNO + 8nN O + 10nN + 8nNH NO ) + 96 × nSO
2

2

2

4

3

2

(1.3)

Tuy nhiên, trong các bài tập ta cũng thường gặp phản ứng chỉ tạo muối sunfat.
Dạng này ta cần:
+ NO3- phản ứng hết
+ Khối lượng muối bằng khối lượng của kim loại và SO42+) Tính số mol HNO3 phản ứng.
naxit nitric phản ứng = ntạo muối + ntạo khí và muối amoni

6

(2)



Với nNO3 tạo muối kim loại = ne nhận = 3.nNO + nNO + 8nN O + 10nN + 8nNH NO = n.nKL
2

2

2

4

3

(với n là hoá trị KL)
nNO3 tạo khí và muối amoni = nNO + nNO2 + 2nN 2O + 2nN 2 + 2nNH 4 NO3
Thì (2) trở thành:
naxit nitric phản ứng = 4 × nNO + 2 × nNO + 10 × nN O + 12 × nN + 10 × nNH NO
2

2

2

4

3

(2.1)

Từ số mol axit phản ứng ta có thể tính được C%, C M, thể tích và khối lượng
dung dịch

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG:

DẠNG 1: PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON
Bài 1: ĐH 2008 KB: Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để
hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe; 0,15 mol Cu (Biết phản ứng
chỉ tạo ra chất khử NO):
A. 0,8 lit

B. 1,0 lit

C. 1,2 lit

D. 0,6 lit

Lời giải:
• Ý tưởng
- Dựa vào ĐLBT electron tính được nNO
→ Vdd axit phản ứng
- Dựa vào (2.1) tính được naxit nitric phản ứng = 4nNO 

- Vì thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất nên Fe chỉ đạt đến hoá trị II.
• Gợi ý
Vdd HNO3 phản ứng =



2 × 0,15 + 2 × 0,15
= 0,8 (lit)
3
1


Bài 2: Hoà tan m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO
duy nhất. Nếu đem khí NO thoát ra trộn với O 2 vừa đủ để hấp thụ hoàn toàn
trong nước được dung dịch HNO3. Biết thể tích oxi phản ứng là 0,336 lit (đktc).
Giá trị của m là:

7


A. 34,8g

B. 13,92g

C. 23,2g

D. 20,88g

Lời giải:
• Ý tưởng
- Chỉ có Fe và O thay đổi số oxi hoá, N không thay đổi số oxi hoá.
- Dựa vào ĐLBT electron tính được số mol Fe3O4 (1. nFe3O4 = 4. nO2 )
- Tính m = 232. 4. nO2
• Gợi ý
m = 232 × 4 ×

0,336
= 13,92( g )
22, 4

Bài 3: Cho hỗn hợp gồm 4 kim loại có hoá trị không đổi: Mg, Ni, Zn, Al được

chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit H2
- Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng dư thu được V lit một
khí không màu hoá nâu ngoài không khí (các thể tích đo ở đkc).
Giá trị của V là:
A. 2,24 lit

B. 3,36 lit

C. 4,48 lit

D. 5,6 lit

Lời giải:
• Ý tưởng
- Vì các kim loại có hoá trị không đổi nên số mol electron nhường trong 2
thí nghiệm giống nhau 
→ số mol electron nhận ở 2 thí nghiệm cũng
bằng nhau.
- Khí không màu, hoá nâu ngoài không khí là NO.
- Từ đó ta có: 2 × nH = 3 × nNO hay 2 × VH = 3 × VNO
2

2

• Phép tính.
VNO = V =

2
× 3,36 = 2, 24(lit )

3

Bài 4: Chia m gam hỗn hợp X gồm Fe, Al thành 2 phần bằng nhau:

8


- Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 7,28 lit H2.
- Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,6 lit NO duy
nhất. Các thể tích khí đo ở đktc. Khối lượng Fe, Al trong X là:
A. 5,6g và 4,05g

B. 16,8g và 8,1g

C. 5,6g và 5,4g

D. 11,2g và 8,1g

Lời giải:
• Ý tưởng
- Áp dụng ĐLBT electron tìm số mol Al(x mol); Fe (y mol) trong ½ X
- Tác dụng với HCl thì Fe đạt s.o.x.h là +2 còn tác dụng với HNO 3 dư thì
Fe đạt s.o.x.h là +3.
+ P1: 2.Fe + 3. Al = 2. H2
→ Fe + Al = NO ( Viết tắt số mol)
+ P2: 3. Fe +3. Al = 3. NO 

- mFe = 2. 56x; mAl = 2.27y
• Phép tính
2x + 3y = 2. 7,28/22,4


x = 0,1 mol

x + y = 5,6/22,4

y = 0,15 mol

Vậy: mFe = 2 × 0,1 × 56 = 11,2(g) và mAl = 2 × 0,15 × 27 = 8,1(g)
Bài 5: Hoà tan a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 4,48 lit hỗn
hợp khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2. Giá trị của a là:
A. 14,04g

B. 70,2g

C.35,1g

D. Đáp số khác

Lời giải:
• Ý tưởng
- Tính số mol mỗi khí.
→ mAl = a.
- Áp dụng ĐLBT electron tính nAl 

• Phép tính
1 4, 48

- mol (NO) = 5 × 22, 4 = 0, 04 ; mol(N2O) = mol (N2) = (0,2 – 0,04)/2 = 0,08
- mAl = a = 27 ×


3 × 0, 04 + 10 × 0, 08 + 8 × 0, 08
= 14, 04( g )
3

9


DẠNG 2: PHƯƠNG PHÁP QUI ĐỔI
Bài 1: ĐH KB 2007: Nung m gam bột Fe ngoài không khí thu được 3g hỗn hợp
chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 dư thu được 0,56 lit
khí NO là sản phẩm khử duy nhất (đkc). Giá trị của m là:
A. 2,22

B. 2,52

C. 2,32

D. 2,62

Lời giải:
• Ý tưởng
- Qui đổi 3g hỗn hợp X thành 3g hỗn hợp Fe (x mol) và O (y mol)
- Từ khối lượng hỗn hợp và áp dụng phương pháp bảo toàn electron lập hệ.
- Phép tính
56x + 16y = 3
3x – 2y

x = 0,045

= 3 × 0,56/22,4


y = 0,03

- mFe = 56x = 56 × 0,045 = 2,52g
Bài 2: Đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O 2 thu được 7,36g hỗn hợp X gồm
4 chất rắn. Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HNO 3 thu được V ml (đktc) hỗn
hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 19. Thể tích V là:
A. 672

B. 336

C. 448

D. 896

Lời giải:
• Ý tưởng
- Dựa vào M hh nhẩm nhanh tỉ lệ số mol mỗi khí. (Trường hợp này số mol 2
→ nhỗn hợp = 2nNO
khí bằng nhau) 

- Qui đổi 7,36g hỗn hợp X thành Fe (x mol) và O (y mol)
→ từ đó tính số mol Fe và O
- BTKL tính khối lượng O 

- Áp dụng ĐLBT electron (3.Fe – 2.O = 3.NO + 1.NO 2) tính số mol NO và
→ thể tích hỗn hợp hỗn hợp.
NO2 

• Phép tính


10


Vhh khí = 2 × 22, 4 ×



5, 6
7,36 − 5, 6
− 2×
56
16
= 0,896(lit ) = 896( ml )
3 +1

Bài 3: Để 6,72g Fe trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn.
Để hoà tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch HNO3 2M thu được V lit khí
NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Giá trị của m và V là:
A. 8,4 và 3,360

B. 10,08 và 3,360

C. 8,4 và 5,712

D. 10,08 và 5,712

Lời giải:
• Ý tưởng
- Áp dụng công thức (2.1) 

→ tính số mol NO2 
→ thể tích NO2
→ số mol O (a mol)
- Áp dụng ĐLBT electron (3.Fe – 2.O = 1. NO2) 

- m = 6,72 + 16.a
• Phép tính
- VNO = 22, 4 × (2 × 0, 255 − 3 ×
-

m = 6, 72 + 16 ×



6, 72
) = 3,36(lit )
56

6, 72
− 0,15
56
= 10, 08( g )
2

Bài 4: ĐH 2008KA: Cho 11,36g hỗn hợp X gồm: Fe; FeO; Fe 2O3 và Fe3O4 phản
ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư được 1,344 lit khí NO (đkc) và dung dịch
Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là:
A. 49,09g

B. 35,50g


C. 38,72g

D. 34,36g

Lời giải:
• Ý tưởng
- Qui đổi X thành 11,36g hỗn hợp Fe (x mol) và O (y mol)
- ĐLBT electron (3.Fe – 2.O = 3.NO) kết hợp với mhỗn hợp X giải hệ tìm x, y.
- Khối lượng muối Fe(NO3)3 = 242x.
• Phép tính

11


-

56x + 16y = 11,36

x = 0,16

3x – 2y = 3 × 1,344/22,4

y = 0,1

- Khối lượng Fe(NO3)3 = 242 × 0,16 = 38,72(g)
Bài 5: Hoà tan hết m gam hỗn hợp Fe; FeO; Fe 3O4 trong dung dịch HNO3 đặc
nóng dư được 448ml khí NO2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được
14,52g muối. Giá trị của m:
A. 3,36


B. 4,64

C. 4,28

D. 4,80

Lời giải:
• Ý tưởng
- Là bài toán ngược so với bài 4.
- Qui đổi hỗn hợp về Fe (x mol) và O (y mol). Với mol Fe(NO3)3 = mol Fe=x
- Dựa vào khối lượng muối tìm x.
- Dựa vào ĐLBT electron (3.Fe – 2.O = 1. NO2) 
→y =

3.Fe − NO2
2

- m = 56x + 16y
• Phép tính

m = 56 ×

14,52
+ 16 ×
242



14,52 0, 448


242
22, 4
= 4, 64( g )
2

DẠNG 3: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP
HNO3 VÀ H2SO4
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong hỗn hợp dung dịch HNO 3 và
H2SO4 đặc nóng thu được 11,2 lit khí X gồm NO 2 và SO2 có tỉ khối so với
metan là 3,1. Kim loại M là:
A. Mg

B. Al

C. Fe

D. Cu

Lời giải:
• Ý tưởng
- Giải hệ phương trình tìm số mol NO2 (a mol) và SO2 (b mol)

12


- ĐLBT electron (n.M = 1.NO2 + 2.SO2) 
→ M = f(n) với n 1 ≤ n ≤ 3 )
- Xác định M.
• Phép tính

- a + b = 0,5

a = 0,4

46a + 64b = 0,5 × 3,1 × 16
19, 2
= 32n
- M = 0, 6
n

b = 0,1
Chọn n = 2 và M = 64 (Cu)

Bài 2: Hoà tan 0,1 mol Cu vào 120ml dung dịch X gồm HNO 3 1M và H2SO4
0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lit khí NO duy nhất. Giá trị của V:
A. 1,344 lit

B. 1,49 lit

C. 0,672 lit

D. 1,12 lit

Lời giải:
• Ý tưởng
- Tính nhanh nCu; nH ; nNO
+


3


- Viết PT ion thu gọn và xác định chất nào (Cu; H+; NO3-) phản ứng hết
- Tính VNO
• Phép tính
- nCu = 0,1; nH = 0,24; nNO = 0,12

3

+

→ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
- 3Cu + 8H+ + 2NO3- 

- Từ PT ta có

nCu nH + nNO3−

→ H+ phản ứng hết
>
<
3
8
2
1
4

- VNO = 22, 4 × × 0, 24 = 1,344(lit )
Bài 3: Dung dịch A chỉ chứa các ion H+; NO3-; SO42-. Đem hoà tan 6,28g hỗn
hợp B gồm 3 kim loại có hoá trị lần lượt là I, II, III vào dung dịch A thu được
dung dịch D và 2,688 lit khí X gồm NO2 và SO2. Cô cạn dung dịch D được m

gam muối khan, biết rằng khí X có tỉ khối so với H2 là 27,5. Giá trị của m là:
A. 15,76g

B. 16,57g

C. 17,56g

13

D. 16,75g


Lời giải:
• Ý tưởng
- Nhẩm nhanh thấy số mol NO2 và SO2 bằng nhau.
- Áp dụng công thức (1.3) tính khối lượng muối thu được.
• Phép tính
- mol (NO2) = mol (SO2) = 0,06
- mmuối = 6,28 + 62 × 0,06 + 96 × 0,06 = 15,76(g)
Bài 4: Hoà tan hỗn hợp A gồm Cu và Ag trong dung dịch HNO 3 và H2SO4 thu
được
dung dịch B chứa 7,06g muối và hỗn hợp G gồm 0,05 mol NO 2 và 0,01 mol SO. Khối

2

lượng hỗn hợp A bằng:
A. 2,58g

B. 3,06g


C. 3,00g

D. 2,58g

Lời giải:
• Ý tưởng
- Là bài toán ngược của bài 3.
- Áp dụng công thức(1.3) để tính khối lượng hỗn hợp A.
• Phép tính
- mhhA = 7,06 - 62 × 0,05 – 96 × 0,01 = 3,00(g)
Bài 5: Hoà tan hết hỗn hợp gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp
HNO3 và H2SO4 thấy có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO 2 thoát ra. Đem cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164g hỗn hợp các muối khan. Giá
trị của x và y là:
A. 0,07 và 0,02

B. 0,09 và 0,01

C. 0,08 và 0,03D.0,12



0,02
Lời giải:
• Ý tưởng
- Áp dụng ĐLBT electron và công thức (1.3) giải hệ phương trình tìm x, y.

14



• Phép tính
- 56x + 108y = 22,164 – 62 × 3 × 0,062 - 96 × 0,047

x = 0,09

3x + y = 3 × 0,062 + 2 × 0,047

y = 0,01

Bài 6: Hoà tan hết 10,32g hỗn hợp Ag, Cu bằng lượng vừa đủ 160ml dung dịch
gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch X và sản phẩm khử NO duy
nhất. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là:
A. 22,96g

B. 18,00g

C. 27,92g

D. 29,72g

Lời giải:
• Ý tưởng
- Tính số mol: H+; NO3-; SO42- Từ phương trình ion của Cu, Ag với H+ và NO3- ta thấy: nH + = 4.nNO3−
- Suy ra, H+ hết, NO3- dư 
→ mmuối khan = mKL + mSO42 − + mNO3− du
• Phép tính
- H+ = 0,32; NO3- = 0,16; SO42- = 0,08
- mol (NO3- phản ứng) =

1

× 0,32 = 0, 08(mol ) .
4

- mmuối khan = 10,32 + (0,16 – 0,08).62 + 0,08. 96 = 22,96(g).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

PHIẾU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
“Giải nhanh bài toán axit nitric thường gặp trên máy tính”
Họ, tên thí sinh:...................................................... Trường/Lớp.............................
Các em vui lòng giải nhanh các bài toán sau đây trên máy tính trong thời gian 60
phút, sau đó chọn đáp án của mình bằng cách tô đen vào đáp án tương ứng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

1


1

1

1

1

1

1

1

1

1

2

0

1

2

3

4


5

6

7

8

9

0

A
B
C
D

15


ĐỀ BÀI:
Câu 1: Cho 13,92g Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3, sau phản
ứng thu được dung dịch X và 0,448 lit khí N xOy (sản phẩm khử duy nhất ở đkc).
Khối lượng HNO3 nguyên chất tham gia phản ứng là:
A. 17,64g

B. 33,48g

C. 35,28g


D. 12,60g

Câu 2: Cho 11,8g hỗn hợp Al, Cu phản ứng với dung dịch HNO 3, H2SO4 dư thu
được 13,44 lit hỗn hợp khí SO2, NO2 có tỉ khối so với H2 là 26. Khối lượng muối
tạo ra trong dung dịch là:
A. 50,00g

B. 61,20g

C. 56,00g

D. 55,80g

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 19,2g Cu bằng dung dịch HNO 3, toàn bộ lượng khí
NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được đem oxi hoá thành NO 2 rồi chuyển hết
thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc) tham gia vào quá trình trên là:
A. 3,36 lit

B. 4,48 lit

C. 6,72 lit

D. 2,24 lit

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 25,6g hỗn hợp Fe, FeS, FeS 2 và S bằng dung dịch
HNO3 dư thu được dung dịch Y và V lit khí NO duy nhất. Thêm dung dịch
Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 126,25g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 27,58


B. 19,04

C. 24,64

D. 17,92

Câu 5: Hoà tan 5,95g hỗn hợp Zn và Al có tỉ lệ mol 1:2 bằng dung dịch HNO 3
loãng dư thu được 0,896 lit một sản phẩm khử duy nhất X chứa nitơ. Vậy X là:
A. NO2

B. N2

C. NO

D. N2O

Câu 6: Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96 lit
(đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 18,5. Giá trị của m là:
A. 17,5

B. 15,3

C. 19,8

D. 13,5

Câu 7: Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp X gồm
4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 dư thu được 2,24 lit khí
NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Giá trị của m là:
A. 7,57


B. 7,75

C. 10,08

16

D. 10,80


Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 45,9g kim loại R bằng dung dịch HNO 3 loãng thu
được 26,88 lit (đktc) hỗn hợp khí N 2O và NO, trong đó số mol NO gấp 3 lần số
mol N2O. Kim loại R là:
A. Zn

B. Al

C. Mg

D. Fe

Câu 9: Oxi hoá hoàn toàn 0,728g bột Fe ta thu được 1,016g hỗn hợp các oxit
sắt. Hoà tan hoàn toàn X bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Thể tích khí NO ở đkc
(sản phẩm khử duy nhất) thu được là:
A. 22,40ml

B. 44,80ml

C. 2,24ml


D. 33,60ml

Câu 10: Hoà tan 12,8g Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lit hỗn hợp khí
NO và NO2 (đkc), tỉ khối của hỗn hợp khí đối với H2 là 19. Giá trị của V là:
A. 2,24 lit

B. 0,448 lit

C. Đáp số khác

D. 4,48 lit

Câu 11: Cho 15 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 dư,
đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 4,48 lít khí duy nhất NO
(ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 109,8 gam muối khan. % số mol
của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 36%.

B. 33,33%.

C. 64%.

D. 6,67%.

Câu 12: Cho 0,05 mol Al và 0,02 mol Zn tác dụng vừa đủ với 2 lit dung dịch
HNO3 loãng, sau phản ứng thu được khí không màu, nhẹ hơn không khí. Phần
dung dịch đem cô cạn thu được 15,83g muối khan. Nồng độ mol/l của dung dịch
HNO3 đã dùng:
A. 0,1450M


B. 0,1120M

C. 0,1125M

D. 0,1175M

Câu 13: Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi
trong
dung dịch HCl dư thu được 1,008 lit khí H 2 (đkc) và dung dịch chứa 4,575g
muối
khan. Nếu cũng hoà tan m gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO 3 đặc và
H2SO4 ở

17


nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lit hỗn hợp 2 khí (đkc) có tỉ khối so với
H2 là
25,25. Kim loại M là:
A. Al

B. Fe

C. Cu

D. Zn

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg; MgS; S trong dung dịch HNO 3
đặc nóng dư thu được 2,912 lit khí N 2 duy nhất (đkc) và dung dịch Y. Thêm
Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y được 46,55g kết tủa. Khối lượng hỗn hợp X là:

A. 4,8

B. 12,0

C. 7,2

D. 9,6

Câu 15: ĐH 2008 KB: Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lit khí NO (đkc) và dung dịch X.
Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X:
A. 13,92g

B. 13,32g

C. 8,88g

D. 6,52g

Câu 16: Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO 3
thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO 2. Biết phản ứng không
tạo muối amoni. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:
A. 5,96g

B. 6,59g

C. 5,69g

D. 10,08g


Câu 17: Hoà tan 11,76g Fe bằng 200 ml dung dịch gồm HCl 2,5M và NaNO 3
0,5M thu được dung dịch B và V (lit) khí NO ( sản phẩm khử duy nhất). Khối
lượng muối trong dung dịch B thu được là:
A.

26,67g

B. 31,25g

C. 36,00g

D. 25,40g

Câu 18: Để m gam phoi sắt ngoài không khí, sau một thời gian sắt bị oxi hoá
thành hỗn hợp X gồm 4 chất có khối lượng 27,2g. Hoà tan hết X trong 300 ml
dung dịch HCl a mol/l thấy thoát ra 3,36 lit khí H2 (đkc) và dung dịch Y. Cho
tiếp dung dịch HNO3 tới dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z chứa hỗn
hợp FeCl3, Fe(NO3)3, HNO3 dư và 2,24 lit khí NO duy nhất thoát ra (đkc). Giá trị
của m và a lần lượt là:
A. 22,4g và 2M

B. 16,8g và 3M

2M

18

C. 22,4g và 3M

D. 16,8g và



Câu 19: Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO 3)2. Thêm m
(gam) bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn
hợp kim loại có khối lượng là 0,5m (gam) và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy
nhất ). Giá trị của m là
A. 9,28

B. 20,48

C. 14,88

D. 1,92

Câu 20: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch HNO3 0,8M và H2SO4
0,2M, sản phẩm khử duy nhất là NO. Số gam muối khan thu được là
A. 7,90

B. 8,84

C. 5,64.

D. 0,08

Kết quả thực nghiệm sư phạm
Cách thống kê số liệu thực nghiệm
Số HS đạt điểm Xi
% HS đạt điểm Xi =
Tổng số HS
Dựa vào % HS đạt điểm Xi để đánh giá trình độ HS ở từng lớp và tính

hiệu quả của phương pháp.
Sau khi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra, tôi thu phiếu làm bài và
thống kê số liệu như các bảng sau :
Điểm
Xi

Lớp 11D
Số HS % Số
đạt

HS đạt

đạt

HS đạt

điểm

điểm

điểm

điểm

Xi
0
1
2
3
4

5
6
7
8
9

Lớp 11E
Số HS % Số

0
0
0
4
6
7
5
8
10
5

Xi
0,00
0,00
0,00
8,88
13,33
15,56
11,12
17,78
22,22

11,12

19

Xi
0
0
4
10
16
13
2
0
0
0

Xi
0,00
0,00
8,88
22,22
35,56
28,89
4,44
0,00
0,00
0,00


10


0

0,00

0

0,00

Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi nhận thấy :
- Các câu từ 1 đến 10, 12, 14, 15, 16 nằm trong phương pháp đã đưa ra ở
trên nên HS đều có khả năng làm được.
- Câu 11 : HS không biết chứng minh phản ứng có tạo muối amoni hay
không. Bài này nên giải theo hệ : Gọi mol : Al (x) ; Mg (y) ; NH4NO3 (z).
Lập hệ 3 phương trình rồi giải.
- Câu 20 : HS dễ nhầm (tính cả khối lượng Cu dư vào muối)
- Các câu 13, 17, 18, 19 là những câu khó, số HS trả lời đúng ít nhất :
+ Câu 18 : HS chưa tìm ra chìa khoá để giải. Nếu có làm, HS chỉ tìm ra được
khối lượng, chưa tìm được nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Bài được giải
đơn giản như sau :
• Qui đổi 27,2g X thành Fe (x) và O (y)
• Lập hệ 2 phương trình : 56.Fe + 16.O = 27,2 và 3.Fe – 2.O = 2.H2 + 3.NO
• Tìm được x và y 
→ khối lượng Fe (m = 22,4g)
• Bảo toàn e cho dung dịch Y + HNO3
Fe (a) ; FeO (b) ; Fe2O3 (c) 
→ a = 0,15; b + 2c = 0,25; a + b = 0,3

→ b = 0,15; c = 0,05


→ nHCl = 2.0,15 + 2. 0,15 + 6 . 0,05 = 0,9 mol

→ CM = 0,9/0,3 = 3M

- Như vậy, điều đó chứng tỏ sự tư duy, phát hiện cái mới của HS còn hạn
chế. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực trạng của trường (do đầu vào,
điều kiện để phát triển giáo dục còn hạn chế).
- So sánh kết quả của 2 lớp tôi rút ra 1 số kết luận :
+ Lớp 11D (Lớp thực nghiệm) có kết quả cao hơn.
+ Lớp 11E (Lớp đối chứng) đạt kết quả thấp hơn.

20


Như vậy, phương pháp đưa ra ở trên đã góp 1 phần thúc đẩy sự nhận thức
của HS về các dạng bài toán thường gặp của axit HNO3 mà HS có thể giải nhanh
trên máy tính.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết đòi hỏi người giáo
viên phải có tâm huyết với công việc, phải đam mê tìm tòi học hỏi, phải nắm
vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức đại học, tổng hợp các kinh
nghiệm áp dụng vào bài giảng. Phải thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao
trình độ chuyên môn của bản thân, phải biết phát huy tính tích cực chủ động
chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con đường
tìm ra kiến thức mới, khơi dậy óc tò mò, tư duy sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú
trong học tập, dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ dễ đến khó.
Đối với học sinh cần phải thường xuyên rèn luyện, tìm tòi, học hỏi nhằm
củng cố và nâng cao vốn kiến thức cho bản thân.

Trên đây là một số kỹ năng giúp học sinh hiểu và giải quyết tốt các bài
toán nhiệt động học, với trình độ nhận thức chung của các em học sinh ở
trường THPT mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy cho các em và đã thu được kết
quả nhất định. Mặt khác, trong sách giáo khoa và các sách tham khảo không đề
cập hoặc có nhưng chưa đầy đủ đến vấn đề này.
3.2. Kiến nghị
Sáng kiến kinh nghiệm này là một phần nhỏ của bản thân thu được
trong quá trình giảng dạy trong một phạm vi nhỏ hẹp. Vì vậy việc phát hiện
những ưu nhược điểm chưa được đầy đủ và sâu sắc. Mong rằng báo cáo kinh
nghiệm này các đồng nghiệp cho tôi thêm những ý kiến phản hồi những ưu
nhược điểm của SKKN này.
Cuối cùng tôi mong SKKN này sẽ được các đồng nghiệp nghiên cứu
và áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn để rút ra những điều bổ ích.
Bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu thiếu sót rất mong được sự đóng
góp ý kiến, phê bình, phản hồi của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Vũ Thị Hương

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa hoá học 11, hoá 12
- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn hoá trung học phổ thông
- Sách bài tập hoá 11,12

- Sách giáo viên hoá 11,12
-

Đề thi Đại học, cao đẳng và THPTQG từ năm 2007 đến nay

22



×