Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10 nằng bản đồ tư duy thông qua ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 22 trang )

I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã đề ra mục tiêu trọng tâm và then chốt của công
cuộc đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục là phải phát huy năng lực người học,
từ đó hoàn thiện năng lực, phẩm chất cá nhân của học sinh. Đây là chủ trương
đúng đắn, thực tế nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh, dần thu hẹp khoảng
cách về giáo dục với các nước trong khu vực, châu lục và trên thế giới.
Để phát huy được năng lực người học phụ thuộc rất nhiều yếu tố: cơ sở vật
chất, trình độ giáo viên, năng lực và niềm đam mê của học sinh, phương pháp
giảng dạy v.v…
Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử là bộ môn có một vai
trò vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là bộ môn giúp cho học sinh có thể hiểu biết
về lịch sử của dân tộc và của thế giới. Qua đó sẽ góp phần hoàn thiện và phát
triển nhân cách của con người. Tuy nhiên do đặc thù bộ môn đây là môn học
nặng về lí thuyết, sự kiện, ngày tháng nên khi học sinh học thường chán và khó
nhớ. Trong những năm gần đây, do sự phát triển của kinh tế thị trường nên học
sinh thường thích chọn những môn khoa học tự nhiên để thi đại học thì cơ hội
việc làm sẽ thuận lợi hơn. Điều đó, dẫn tới một hệ quả là thi tốt nghiệp, rồi đại
học chất lượng môn lịch sử đang ở mức báo động.
Hiện nay ở trường THPT Tĩnh Gia II nói riêng và các trường phổ thông trên
địa bàn Thanh Hóa nói chung việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho công tác
giảng dạy nhiều khi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn bởi vì chúng ta chưa
biết khai thác đúng mức và tác dụng của các đồ dùng đó, nhiều khi chỉ dùng cho
qua loa, chiếu lệ.
Imindmap là một phần mềm chuyên dụng để thiết kế “bản đồ tư duy” với mục
đích tăng cường khả năng ghi nhớ và sáng tạo. Với Imindmap, giáo viên có khả
năng tương tác cao với học sinh vì một bài học chỉ cần 1 sơ đồ thay vì 5-6 trang
giáo án khô cứng như trước đây.
Không thể thay thế hoàn toàn đồ dung trực quan nhưng có thể khẳng định
Imindmap là ứng dụng trực quan tốt nhất để dạy học. Mác đã khẳng định quy luật
nhận thức: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đó là sự biện chứng của


con đường nhận thức chân lí”.
Chính vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học
Lịch sử lớp 10 bằng bản đồ tư duy thông qua ứng dụng công nghệ thông tin”
nhằm tạo ra môi trường tương tác đa dạng hấp dẫn giữa giáo viên và học sinh, giữa
học sinh với nhau đồng thời gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng
tạo ở học sinh.
2. Cơ sở lý luận.
Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi: “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học
tập cho học sinh…”
1


Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục
phổ thông. Các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lí
nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử.
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy
học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm, đồng
thời tăng cường khẳ năng ghi nhớ.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt
vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực
quan.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử đồ
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng
thích nhận xét, phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa
như thế nào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có

hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực
quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập
cho học sinh.
3. Cơ sở thực tiễn
Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan
trong dạy học lịch sử coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp
không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy
nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích
cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì không
đơn giản chưa có sự thống nhất mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng
các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưa phát huy được những ưu
thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Trong bài viết này tôi áp dụng một hình thức trực quan mới trong dạy học
thông qua ứng dụng Imindmap, đưa đến một cái nhìn hoàn toàn mới về đồ dùng
trực quan.
Hiện nay, các trường THPT đã được đầu tư cơ sở vật chất khá tốt, có thể
đáp ứng hoạt động dạy học hiện đại. Đây là điều kiện quan trọng để tiến hành
Imindmap trong day học lịch sử.
4. Mục đích nghiên cứu
- Truyền hứng thú cho các em học sinh đối với môn học lịch sử - môn học
lâu nay vẫn bị đối xử lạnh nhạt trong các trường phổ thông.
- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ (thông qua xâu chuỗi các sự kiện,
vấn đề).
- Phát huy được khả năng của học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
2



- Nghiên cứu lý thuyết.
- Quan sát sự phạm.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê.
6. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Lịch sử lớp 10
- Phạm vi: Trường THPT Tĩnh Gia II – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hóa.
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1.1. Thuận lợi
- Tình hình giảng dạy môn lịch sử ở đơn vị:
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Nhiều giáo viên có
thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm nên qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng
góp ý kiến giúp cho các thành viên trong tổ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong
giảng dạy.
- Nhà trường có phòng máy chiếu riêng, hiện đại, có kết nối mạng Internet
1.2. Khó khăn
- Đa số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng, học vẹt, không nắm sâu
được kiến thức vì thế sẽ mau quên kiến thức cũ.
- Mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá
dài, kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên
truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Học sinh ngại học lịch sử.
- Trình độ tin học và sử dụng máy tính của giáo viên còn nhiều hạn chế.
2. Hướng dẫn sử dụng Imindmap
2.1. Khởi động phần mềm:
Click đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindMap trên màn hình
desktop


Màn hình làm việc của iMindMap
3


2.2. Tạo bản đồ tư duy mới
1* Tạo biểu tượng cho “ý tưởng trung tâm” (Central Idea) :

Click chuột vào nút New

Click chọn 1 hình nền cho Central Idea
Central Idea xuất hiện trên bản đồ

4


2* Chỉnh sửa Central Idea :
a/ Thay đổi tiêu đề:

5


Click đúp chuột vào CentralIdea,
gõ tiêu đề mới vào rồi gõ enter

Central Idea với tiêu đề mới

b/ Định dạng cho tiêu đề :
Click chuột vào Central Idea để chọn

Sử dụng các nút trên thanh công cụ

Formatting để định dạng
(tương tự như trong Word)

Tiêu đề sau khi đã định dạng
c/ Thay đổi hình nền:

6


Click nút phải chuột vào
Central Idea, rồi chọn Edit
Central Idea. Trong hộp
thoại Open, chọn tập tin
hình rồi click nút Open

d/ Di chuyển:
Click chuột vào Central Idea để chọn
(khi Central Idea đang được chọn sẽ
có hình chữ nhật màu xanh
bao xung quanh)

Kéo chuột để di chuyển Central Idea
e/ Thay đổi kích thước:
Dùng chuột kéo một trong 8 hình
chữ nhật xanh nhỏ
xung quanh Central Idea để thay đổi
kích thước
3) Thêm nhánh (branch) vào bản đồ :
a/ Thêm nhánh mới :
7



Có 2 loại nhánh : nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch)

Click chuột chọn loại nhánh
muốn tạo

Chọn Central Idea, rồi trỏ chuột
vào hình tròn đỏ ở giữa (tâm)

Từ tâm đỏ đó, kéo chuột ra ngoài để tạo nhánh
b/ Thêm tiêu đề cho nhánh:
ban đầu nhánh chưa có tiêu đề. Để thêm tiêu đề, ta làm như sau :
8


Click đúp chuột vào nhánh,
Các nhánh sau khi đã thêm tiêu đề
gõ tiêu đề vào rồi gõ enter
Sau khi thêm tiêu đề, ta có thể định dạng tiêu đề theo ý muốn. Các làm tương
tự như đối với Central Idea (xem phần 2a và 2b)
c/ Thay đổi hình dạnh nhánh :
Để thay đổi hình dạng của nhánh ta click để chọn nhánh. Khi đó, trên nhánh
sẽ xuất hiện 4 hình tròn nhỏ màu xanh. Ta sẽ dùng chuột kéo các hình tròn này.

Lưu ý : ở vòng tròn cuối của nhánh ta kéo vòng tròn xanh bên ngoài (con trỏ
chuột có hình 4 mũi tên) chứ không kéo vòng tròn đỏ bên trong.
d/ Thay đổi màu của nhánh và vị trí tiêu đề:
Sau khi chọn nhánh, ta sử dụng các nút
trên thanh công cụ Formatting để thay đổi

màu của nhánh hoặc vị trí tiêu đề.

9


e/ Xóa nhánh: chỉ cần click chuột chọn nhánh rồi gõ phím Delete.
f/ Thêm phần nội dung cho nhánh:
Click chọn nhánh rồi click vào nút Note trên
thanh công cụ Branch. Bên phải màn hình sẽ xuất
hiện vùng soạn thảo để ta soạn nội dung cho
nhánh. Cách soạn thảo trong vùng này tương tự
như trong Word.
Một nhánh có chứa nội dung sẽ có biểu tượng nội dung trên nhánh đó. Ta
click chuột vào biểu tượng này thì vùng nội dung sẽ xuất hiện bên phải màn hình.

g/ Tạo đường bao để làm nổi bật nhóm:
Ta có thể tạo một đường bao xung quanh
nhánh để làm nổi bật nhánh đó. Để tạo đường
bao, ta chọn nhánh rồi click vào nút Boundary
trên thanh công cụ Branch.
Lưu ý : khi tạo đường bao cho 1 nhánh thì tất
cả các nhánh con của nhánh đó cũng có đường
bao tương tự như vậy.

10


Một nhánh đã được tạo
đường bao


h/ Tạo nhánh con cho 1 nhánh:
Để tạo nhánh con cho 1 nhánh, ta làm tương tự
như khi tạo nhánh cho Contral Idea. Nhưng ta thực
hiện trên vòng tròn đỏ ở đầu nhánh

2.3. Trích xuất bản đồ tư duy ra dạng hình ảnh
Sau khi đã hoàn chỉnh bản đồ, ta có thể xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để
chèn vào các tài liệu khác như Word, PowerPoint, …
Click chọn menu File, chọn Export, rồi chọn Image. Thay đổi các tùy chọn
cho phù hợp rồi click nút Export. Hộp thoại Image xuất hiện cho phép ta đặt tên
tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin.

Cũng trong menu File, ta có thể thực hiện các thao tác lưu tập tin, mở tập tin
có sẵn trên đĩa tương tự như các phần mềm khác.
11


3. Một số bản đồ tư duy thiết kế theo chương trình lịch sử 10
Bản đồ 1: Bài 1 – “Xã hội nguyên thủy”

Bản đồ 2: Bài 2 – “Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy”

12


Bản đồ 3: Bài 3 – “Các quốc gia Cổ đại phương Đông”
13


Bản đồ 4: Bài 4 – “Các quốc gia Cổ đại phương Tây: Hy Lạp và La Mã”

14


3. Kết quả
15


Trong thời gian qua tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử,
đây không phải là phương pháp mới, có thể cũng đã được thầy cô ở nhiều trường
áp dụng. Tuy vậy với bản thân phần nào cũng đạt được một số kết quả:
Năm học 2017 – 2018 tôi dạy 4 lớp sử 10: 10A6, 10A7, 10A10, 10A11 kết
quả đạt được như sau:

Lớp
(HS)

Giỏi
SL
17

10A6
(42)
10A7 11
(45)
10A10 5
(45)
10A11 3
(42)

Khá

%
40

SL
20

%
48

Trung
bình
SL %
5
12

Yếu

Kém

SL %
0
0

SL %
0
0

25

27


60

7

15

0

0

0

0

11

25

56

15

33

0

0

0


0

8

18

42

21

50

0

0

0

0

Qua
kết quả trên cho chúng ta thấy được tính khả thi của việc áp dụng bản đồ tư duy
trong dạy học lịch sử đã phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh ( có
thể với khối 11, 12 cũng thế ), phần nào có hiệu quả. Chất lượng học sinh đạt khá
giỏi tương đối cao, trung bình trở lên chiếm trên 90%, số lượng học sinh yếu ít,
không có học sinh chất lượng kém.
III. Kết luận
Ngoài những nội dung kiến thức trên SGK, bản đồ tư duy và đồ dùng trực
quan sẽ minh họa thêm cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu

sắc của một bài học lịch sử và đặc biệt sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn những nội
dung lịch sử đã học.
Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác, thiết kế các bản đồ tư duy có
liên quan đến bài dạy, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên
cạnh đó học sinh thấy yêu thích học môn lịch sử và giờ dạy lịch sử thêm sinh động
và hấp dẫn.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp một
số giáo án về việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với Power Point. Mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô.
Trong quá trình giảng dạy tôi đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn như đã trình
bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế rất mong sự
đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự
chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát
huy tốt hơn giờ dạy lịch sử ở trường phổ thông.

16


IV. Đề xuất, kiến nghị
1. Đối với tổ
Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề lịch sử để học sinh
và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt hơn bộ
môn lịch sử. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng kiến
hoặc sáng tạo trong việc tự thiết kế các đồ tư duy dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh của mình
2. Đối với trường
- Cần tạo điều kiện về phòng ốc, đèn chiếu để phục vụ giảng dạy. Tăng cường
hơn nữa trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy lịch sử.
- Cần có nơi để đồ dùng dạy học một cách ngăn nắp, khoa học hơn.
- Cần mua các tư liệu lịch sử có liên quan trong chương trình học để giáo viên

và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả của bộ
môn.
- Cần thanh toán kịp thời khi giáo viên làm các đồ dùng phục vụ cho dạy học
hiệu quả.
3. Đối với Sở Giáo dục
- Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan : như bản đồ ,tranh ảnh .....
các băng đĩa ,phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên ,học
sinh ở trường phổ thông.
- Tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải pháp để nâng cao
hiệu quả chất lượng bộ môn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY.

Hồ Sỹ Phong

17


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16

Nội dung
Đặt vấn đề
Lí do chọn đề tài
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Mục đích nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Giải quyết vấn đề
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
Hướng dẫn sử dụng Imindmap
Kết quả thực hiện
Kết luận
Đề xuất kiến nghị
Mục lục
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá

Trang
1

1
1
2
2
2
3
3
3
3
15
15
16
17
18
19

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB giáo dục.
2. Phan Ngọc Liên - Chủ biên (2008), Lịch sử lớp 10 (Sách giáo khoa học
sinh, chương trình cơ bản), NXB giáo dục.
3. Phan Ngọc Liên - Chủ biên (2008), Lịch sử lớp 10 (Sách giáo viên, chương
trình cơ nâng cao), NXB giáo dục.
4. Tài liệu hội nghị, Bộ giáo dục và đào tạo, vụ trung học phổ thông (2010)
18


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ, XẾP
LOẠI
Họ và tên: Hồ Sỹ Phong

Chức vụ: Giáo viên trường THPT Tĩnh Gia 2

TT

Tên đề tài SKKN

1

“ Phát huy tính tích cực
của học sinh trong dạy
học lịch sử bài Chiến

Cấp đánh giá
xếp loại
Tỉnh

Kết quả đánh
giá xếp loại
B

Năm học đánh
giá xếp loại
2011

19


2

3


4

5

tranh thế giới thứ hai
(1939- 1945) ở lớp 11
chương trình chuẩn”
“ Phương pháp khai thác
và sử dụng kênh hình
trong dạy học lịch sử 12
chương trình chuẩn phần
lịch sử thế giới”
“ Vận dụng kiến thức liên
môn giữa môn Địa lý,
Văn học và ứng dụng
công nghệ thông tin để
học tốt bài học lịch sử:
Bài 19. Những cuộc
kháng chiến chống ngoại
xâm trong các thế kỉ XXV”
“ Một số giải pháp nâng
cao chất lượng học tập
bộ môn lịch sử bậc THPT

" Phương pháp sử dụng,
sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu
nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động của học
sinh trong dạy – học môn

lịch sử lớp 10"

Tỉnh

C

2013

Tỉnh

B

2015

Tỉnh

C

2016

Tỉnh

C

2017

20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA


TRƯỜNG THPT TĨNH GIA II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10
BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY THÔNG QUA ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Người thực hiện : Hồ Sỹ Phong
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2018
21


22



×