Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư và ý thức xây dựng cuộc sống khỏe mạnh cho học sinh thông qua dạy học bài 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
1- Mở đầu…………………………………................................................Trang 1
1.1.Lí do chọn đề tài……………………………………………...............Trang 1
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………….........Trang 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….......Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….........Trang 2
2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……………………............................Trang 2
2.1. Cơ sở lí luận....…………………………………………….................Trang 2
2.2.Thực trạng của vấn đề...................……………....................................Trang 3
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện………………………………..........Trang 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................Trang 19
3- Kết luận, kiến nghị…………………………………...........................Trang 20
3.1. Kết luận ………………………………………………….................Trang 20
3.2. Kiến nghị …………………………………………………...............Trang 20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sức khỏe con người là vốn quý, người không có sức khỏe chỉ có một mơ
ước còn người khỏe mạnh có mọi mơ ước. Trên thực tế thì chúng ta đang coi sức
khỏe là vốn có nên đôi khi mải miết lo vào cuộc sống bận rộn làm việc và để
quên nó, và khi nó lên tiếng thì cũng là lúc chúng ta thường bị sốc, suy sụp. Lúc
trẻ gần như chúng ta đều khỏe mạnh chỉ khi tuổi ngày một cao thì các cơ quan
và bộ phận trong cơ thể bắt đầu hoạt động yếu dần và hư tổn. Nhất là ở một bộ
phận thế hệ trẻ chưa quan tâm tới sức khỏe hay phung phí sức khỏe thậm chí
sống buông thả để hủy hoại sức khỏe của mình lúc nào không hay biết.
Trong thời đại phát triển hiện nay sức khỏe luôn được quan tâm chú trọng.
Từ bệnh viện ngày một hiện đại, phát triển đến các trung tâm khám chữa bệnh tư
nhân hay các phòng khám hiện đại với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm tư


vấn trực tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong những năm gần
đây Đảng và Nhà nước đã ra tay quyết liệt về vấn đề thực phẩm bẩn, chất thải
gây ô nhiễm môi trường sống. Trên sóng truyền hình vào các giờ vàng và trên
các kênh nổi tiếng vấn đề này luôn được nói đến, đã giúp người dân giác ngộ ra
rất nhiều. Những vụ việc như chế biến rượu gây ngộ độc và mất mạng cho nhiều
người, rồi thực phẩm thối rữa, chết thâm bầm, rau củ quả nhúng tẩm hóa chất
độc hại...điều này tác động rất lớn đến thói quen tiêu dùng. Những thực phẩm
sạch được chú trọng và quan tâm, ý thức của họ đã thay đổi, họ đã biết chăm lo
cho sức khỏe của mình cũng như người thân xung quanh và cộng đồng.
Những căn bệnh hiểm nghèo không có thuốc chữa cướp đi tính mạng của
chúng ta một phần lớn xuất phát từ thói quen xấu, ăn uống phải thực phẩm bẩn,
sống trong môi trường ô nhiễm. Trong đó có căn bệnh ung thư mà bất kì người
nào khi nghe tới thôi cũng nghĩ ngay tới đường xuống âm phủ. Còn những
người mắc phải căn bệnh này thì suy sụp tinh thần và nhanh chóng tuyệt vọng.
Tại sao lại như thế? Ta biết ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất
hiện nay. Mỗi năm ung thư cướp đi sinh mệnh của hơn 8 triệu bệnh nhân trên
toàn thế giới. Thực trạng căn bệnh ung thư tại Việt Nam rất đáng báo động với
khoảng 150.000 ca ung thư mới được phát hiện tại Việt Nam mỗi năm. Tỉ lệ tử
vong do ung thư tại Việt Nam lên đến 74,8%, thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
Thật là một căn bệnh đáng sợ. Nhưng để hiểu và biết về căn bệnh này để có biện
pháp phòng tránh, chữa trị kịp thời thì đang còn bị hạn chế. Vì thế tôi quyết định
chọn đề tài "Nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư và ý thức xây dựng cuộc
sống khỏe mạnh cho học sinh thông qua dạy học bài 21- Di truyền y học Sinh học 12 cơ bản".

2


1.2. Mục đích nghiên cứu
Bệnh ung thư là một vấn đề rất rộng, nhiều và khó. Ở đây tôi chỉ đề cập
đến một phần nhỏ của căn bệnh nhằm giúp các em tăng thêm kiến thức và sự

hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Để ngay bản thân các em có một ý thức
phòng bệnh tốt nhất cũng như tuyên truyền cho người thân và cộng đồng xung
quanh mình. Vì thế hệ trẻ nhất là học sinh lớp 12 rất cần một vốn kiến thức toàn
diện để vào đời mà để làm được điều đó thì phải có một sức khỏe tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề ung thư trong bài 21 di truyền y học sinh học lớp 12 THPT.
- Học sinh lớp 12 trường THPT4 Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vấn đề đạt ra tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết.
+ Nghiên cứu tài liệu về vấn đề dạy học tích hợp.
+ Nghiên cứu cấu trúc, nội dung bài 21.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lí, đánh giá kết
quả thu được.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Mỗi năm có khoảng 14,1 triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc
bệnh ung thư và 8,2 triệu người chết vì căn bệnh này. Trong một so sánh tổng
thể, cứ 4 người chết thì có 1 chết vì bệnh có bướu. Nam giới thường mắc
bệnh ung thư phổi và phế quản và ung thư tuyến tiền liệt, ở nữ giới, ung thư
vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp theo là ung thư phổi và phế
quản. Hiện khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư. Nếu không có
các biện pháp can thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.
Ung thư là một loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được
của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các
cơ quan trong cơ thể.

Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính
chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính
(ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình "con cua"
với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc giống như rễ cây
lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch
huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử
vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư hay tái phát đã làm cho điều trị
bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh.
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mãn tính, có quá trình phát sinh và
phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi
3


bệnh ở giai đoạn cuối. Khi người bệnh phát hiện ra thì khẳ năng chữa trị rất khó
và cái chết không sao chánh khỏi.
Vì vậy tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về
bệnh ung thư và có ý thức xây dựng cuộc sống khỏe mạnh, biết cách phòng
tránh được căn bệnh hiểm nghèo không những cho bản thân mà cả cộng đồng.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Tình hình bệnh ung thư trên Thế giới và Việt Nam
Tại các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ hai sau tim mạch và hàng thứ ba sau bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng
.Vào ngày ung thư thế giới năm 2010, người đoạt giải Nobel về y học Harald zur
Hausen khởi xướng việc nâng cao ý thức của người dân toàn cầu, và đề nghị cha
mẹ và ông bà trên thế giới nên nêu gương sống lành mạnh cho trẻ em và các
cháu: "Lối sống sẽ góp phần đáng kể vào việc mà bạn và con bạn được khỏe
mạnh. Ai sống phóng túng, nguy hiểm, không chỉ gây hại cho sức khỏe của
chính mình, mà còn của con trẻ của mình... Một sự thay đổi lối sống lâu dài là
có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư".
Theo thống kê của ngành Ung thư và Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có

khoảng 150 000 ca mới mắc và trên 75 000 trường hợp tử vong do ung thư.
Trong bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới Việt Nam được xếp
vào nhóm nước cao thứ 3, với gần 200 ca mắc trên 100.000 người. Tuy nhiên, tỷ
lệ nam giới tử vong do ung thư ở Việt Nam lại nằm trong nhóm nước dẫn đầu
thế giới, với hơn 142 trường hợp tử vong trong số 100.000 người. Tại các nước
phát triển, trên 80% ca bệnh ung thư có thể chữa khỏi được. Tại Việt Nam tỉ lệ
này thấp hơn bởi lẽ, có tới 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đi khám và phát
hiện ở giai đoạn muộn. Ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 ca
ung thư mới mắc. Dẫn đầu ở nam là ung thư phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại
trực tràng, thực quản, vòm họng, hạch, máu, tiền liệt tuyến... Tỷ lệ mắc mới ở nữ
nhiều nhất lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp
trạng, buồng trứng...
2.2.2 Bệnh ung thư trong bài 21 di truyền y học
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy bài 21 '' Di truyền y học" sinh học 12
đã đề cập một phần về bệnh ung thư. Nhưng với nội dung còn đơn giản và ngắn
gọn, chung chung. Cụ thể là bài học mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu từ
khái niệm, nguyên nhân, cơ chế và hình ảnh minh họa còn đơn giản.
2.2.3. Hiểu biết của học sinh về bệnh ung thư
Bệnh ung thư đang là vấn đề rất quan trọng đối với toàn xã hội cũng như
là vấn đề nhức nhối của nghành y học. Tuy nhiên sự hiểu biết ở gia đình các em
có người bị căn bệnh này còn rất hạn chế, thậm chí còn nhầm lẫn tin vào số
mệnh, bói toán rồi mê tín dị đoan, chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian
không đúng làm bệnh tiến triển nhanh lại càng gây hoang mang. Là cơ hội cho
những kẻ lừa đảo chuộc lợi. Nhiều gia đình học sinh có người thân mắc bệnh
thường không dám đối diện sự thật và hy vọng vào những bài thuốc thần tiên cải
tử hoàn sinh nên đi khắp nơi tìm kiếm, gây tốn kém vất vả, tiền mất tật mang.
4


Một mặt hạn chế nữa là điều kiện kinh tế của gia đình các em còn khó

khăn, chỉ có một số có điều kiện lại tập trung ở các thành phố lớn. Các bệnh viện
tuyến dưới còn nhều bất cập từ trang thiết bi phục vụ cho đến cơ sở vật chất còn
thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu nhất là cán bộ có chuyên môn vững.
Nên việc thăm khám và chữa trị kịp thời còn ít. Phần đa khi biết thì đang ở giai
đoạn cuối và gần cuối. Việc điều trị lúc này rất khó khăn và bệnh nhân trong
giai đoạn này phải ra bệnh viện trung ương.
Những thói quen của học sinh như tập hút thuốc, uống bia rượu, thức
khuya, lười vận động ngày càng tăng cao. Do nhận thức của các em còn thiếu
nên dễ bị bạn bè rủ rê cộng thêm thói đua đòi bắt trước và thể hiện mình là
người lớn. Nhất là học sinh THPT khi các em đang bước vào giai đoạn phát triển
tâm lí phức tạp dở con nít dở người lớn. Các em chưa biết trân trọng sức khỏe
của chính bản thân mình cũng như mọi người xung quanh. Rồi những căn bệnh
hiểm nghèo một phần xuất phát từ các thói quen xấu trong đời sống mà các em
không hề hay biết nhất là bệnh ung thư.
Để khảo sát sự hiểu biết về căn bệnh này sau khi học bài 21 với nội dung
sách giáo khoa như bây giờ tôi thu được số liệu như sau:
Số lượng Mức độ nhận thức
HS
Biết Không biết
1
Ung thư là gì
100
20%
80%
2
Nguyên nhân gây ung thư
100
20%
80%
3

Đối tượng nào bị ung thư
100
15%
85%
4
Những thói quen nào gây ung thư
100
18%
82%
5
Loại thức ăn nào dễ gây ung thư
100
25%
75%
6
Cơ chế gây ung thư
100
10%
90%
7
Bệnh ung thư thường gặp
100
30%
70%
8
Hậu quả của ung thư
100
27%
73%
9

Các biểu hiện của bệnh ung thư
100
18%
82%
10
Các biện pháp phòng tránh ung thư
100
15%
85%
Từ kết quả trên cho ta thấy được sự hiểu biết của học sinh đang còn thiếu,
yếu. Vì thế nên tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp các em tăng thêm kiến thức
cũng như tuyên truyền cho cộng đồng xung quanh. Mục đích cuối cùng là chúng
ta có một sức khỏe thật tốt. Đừng để cái chết oan uổng vì thiếu hiểu biết.
TT

Nội dung

5


2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Xây dựng giáo án
Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 21. DI TRUYỀN Y HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm ung thư, phân loại ung thư.
- Hiểu rõ được nguyên nhân gây ung thư.
- Biết được các cơ chế gây ung thư.

- Biết cách phòng tránh ung thư.
2. Kĩ năng
- Học sinh có được các kĩ năng cơ bản như: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so
sánh.
- Học sinh có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chính mình.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tương lai di truyền của con
người.
4 .Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khả năng quan sát và chỉ ra những bệnh ung thư phổ biến, các nguyên
nhân chính gây ung thư.
+ Khả năng làm việc theo nhóm: sử dụng tranh ảnh.
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các nội
dung trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Kế hoạch dạy học, bài giảng powerpoint
- Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh minh họa...
2. Học liệu
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu: SGK, sách giáo viên, sách tham khảo,
internet..., các tài liệu trong môn sinh học.
- Tham khảo tài liệu trên các trang:
+ Violet.vn - Thư viện trực tuyến.
+ www.giai phap chua ung thu.com
+ news.zing.vn › Sức khỏe.
+ wwwblogsinhhoc.com. .....

III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề.
- Thuyết trình.
- Dạy học tích cực: Hoạt động cặp đôi, kĩ thuật động não.
6


IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Ở mục I- Bệnh di truyền phân tử, mục II- Hội chứng bệnh liên quan đến đột
biến NST trong bài 21 này tôi không đưa vào trong giáo án.
A. Hoạt động khởi động
Khởi động, tạo tình huống học tập để giới thiệu bài học
1. Mục tiêu:
Khởi động bài học bằng hình ảnh tư liệu có liên quan, sau đó dẫn dắt vào
bài, xác định trọng tâm, yêu cầu của bài học.
2. Phương thức:
- Tạo tình huống giới thiệu bài học và chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến bệnh ung thư và nguyên nhân và
biện pháp phòng tránh, sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận
một số câu hỏi.
Những hình ảnh dưới đây cho biết:
a. Chúng ta đang nói đến căn bệnh nào?
b. Nguyên nhân của căn bệnh ?
c. Để phòng tránh được căn bệnh này chúng ta cần làm gì?

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy
nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
7



- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt
động của HS và chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm:
Những hình ảnh dưới đây cho biết chúng ta đang nói đến
a. Căn bệnh ung thư: Hình 1: Ung thư phổi, Hình 2: Ung thư vú
b.Nguyên nhân là do sử dụng thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường.....
Hình 3: Thực phẩm bẩn, Hình 4: Ô nhiễm không khí
c. Biện phòng tránh:
Hình 5: Bảo vệ môi trường sống, Hình 6: Rèn luyện sức khỏe
GV dẫn dắt vàonội dung bài học:
Bệnh ung thư là một trong những căn bệnh hiểm nghèo hàng ngày cướp
đi sinh mạng của rất nhiều người. Để hiểu về rõ căn bệnh nguy hiểm này cũng
như cách phòng tránh nó như thế nào để chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh
thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh ung thư
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản
phẩm
1. Mục tiêu:
I- KHÁI NIỆM
Yêu cầu HS nắm và hiểu được:
BỆNH UNG
+ Các khái niệm: Ung thư, u lành, u ác, di căn.
THƯ
+ Các loại ung thư.
1.1 .Khái niệm:
2. Phương thức:
- ung thư :

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
- u lành:
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến khái niệm bệnh - u ác:
ung thư sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo - di căn:
luận một số câu hỏi dưới đây:
1.2. Phân loại.
a. ung thư là gì?
b. Phân biệt u lành và u ác?
c. Hiện tượng di căn là gì?
d. Hãy kể tên các loại ung thư mà em biết?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh,
lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả
lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.
Dự kiến sản phẩm
I- Khái niệm về ung thư
- Ung thư là một loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của
một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ
quan trong cơ thể.

8


Khối u có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
Những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh
của cơ thể. Trong khi u ác tính sẽ phát triển, nó có thể giới hạn trong khu vực
ban đầu. Nếu những tế bào này không được xử lý hay điều trị, chúng có thể xâm
lấn ra ngoài phạm vi ban đầu và xâm lấn vào những mô xung quanh, trở thành
ung thư xâm lấn.

Tế bào bình Tế bào không Tế bào không Ung thư ác
thường
bình thường
bình thường
tính hoặc
nhân lên
xâm lấn

Ranh giới
Mạch bạch
huyết
Mạch máu
Một số u lành tính là tiền ung thư và có thể tiến triển thành ung thư nếu không
được điều trị. Nhưng đa số u lành tính không phát triển thành ung thư.
Ung thư xâm lấn như thế nào?
Ung thư ban đầu
Xâm lấn cục bộ
Sự hình thành mạch – Những khối u phát
triển các mạch máu của chúng
Mạch bạch huyết
Ranh giới
Di căn – Những tế bào di chuyển từ u ban
đầu và xâm lấn những phần khác của cơ
thể qua mạch máu và mạch bạch huyết
Mạch máu
Để một bệnh ung thư phát triển to hơn đầu đinh ghim, nó sẽ phải phát triển
trong chính mạch máu của nó. Đôi khi các tế bào tách khỏi khối ung thư ban
9



đầu, xuôi theo dòng bạch huyết hoặc theo dòng máu để tới những cơ quan khác
của cơ thể. Khi những tế bào này tới vùng mới, chúng có thể tiếp tục phát triển
và tạo ra một khối u tại vùng đó. Cái này gọi là ung thư thứ phát hay di căn.
- Ung thư không chỉ là một bệnh. Có nhiều loại ung thư, chứ đó không chỉ là
một bệnh đơn thuần. Theo y học thì ung thư được phân chia ra làm nhiều nhóm
lớn như:
+ Ung thư biểu mô- Carcinoma: ung thư bắt nguồn trong da hoặc trong các
mô lót hay phủ các cơ quan bên trong
+ Ung thư mô liên kết- Sarcoma: ung thư bắt nguồn trong xương, sụn, mỡ, cơ,
mạch máu hay các mô liên kết khác.
+ Bệnh bạch cầu, bệnh máu trắng- Leukemia: ung thư bắt nguồn trong mô
tạo máu như tủy xương và sản xuất ra một số lượng lớn các tế bào máu bất
thường tiến vào dòng máu.
+ U tủy– Lymphoma và myeloma: Ung thư bắt nguồn trong các mô não và tủy
sống.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nguyên nhân bệnh ung thư
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến
sản phẩm
1. Mục tiêu:
II+ Học sinh phân biệt được các nguyên nhân gây ung thư.
Nguyên
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cũng như bảo vệ
nhân
chính cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
2.1.Nguyên
+ Xây dựng cho các em có ý thức đấu tranh, lên tiếng, bài trừ
nhân khách
các hành động cố ý gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
quan.

+ Giúp các em thức tỉnh, giác ngộ ra nguyên nhân gây ung thư
2.2.
một phần do thói quen sinh hoạt bừa bãi .
Nguyên
2. Phương thức: làm việc cặp đôi, nhóm
nhân chủ
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV: chia lớp thành 3 nhóm và giao quan.
nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm như sau:
2.2.1.
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân khách quan dẫn đến bệnh ung Khoảng 5
thư
-10% ung
a. Hãy kể tên các yếu tố khách quan gây ung thư?
thư có liên
b.Phân tích tác động của các yếu tố đó?
quan
tới
c. Những nhóm bệnh ung thư thường gặp do yếu tố đó gây nên? yếu tố di
Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh ung thư truyền.
a. Ung thư có di truyền không?
2.2.2. Một
b. Những thói quen xấu nào trong đời sống có thể gây ung thư?
số
thói
c. Hậu quả của những thói quen đó?
quen xấu.
Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh ung thư 2.2.3. Sống
a. Hãy kể tên các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trong môi
trường sống?
trường bị ô

b. Liên hệ với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống có thể nhiễm
gây ung thư xung quanh em.
- Sau khi chuyển giao nhiệm vụ học tập GV:
10


Cung cấp các tài liệu, các trang web liên quan cho các em tìm
hiểu, hướng dẫn các em tìm kiếm, xử lí thông tin.
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Chuẩn bị tốt nội dung các
bài thuyết trình của nhóm mình trên Pown point.
* Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần:
- Thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện dự án của các em
và trợ giúp các em khi cần thiết.
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint.
- Cung cấp các tài liệu tham khảo, các địa chỉ trang web tin cậy
để các em chủ động tìm kiếm thông tin: news.zing.vn/thucpham-ban-gay-ung-thu-tin-tuc.html.
, tailieu.vn, baovemoitruong.edu.vn......
- Công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, đánh giá nhóm , từng
các nhân.
CÁC NHÓM BÁO CÁO SẢN PHẨM
1. Mục tiêu :
Các nhóm báo cáo sản phẩm đã được GV giao nhiệm vụ.
2. Phương thức:
- Mỗi nhóm báo cáo tối đa trong 4 phút.
- Các nhóm khác lắng nghe, sau đó các nhóm sẽ thảo luận, nhận
xét, bổ sung cho mỗi sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm cho từng nhóm.
- Giáo viên cho điểm từng nhóm và cho điểm cá nhân theo các
tiêu chí đã công bố từ trước.
Dự kiến sản phẩm

II. Nguyên nhân.
2.1. Nguyên nhân khách quan.
Khi tiếp xúc với tác nhân (vật lý, hóa học, sinh học) các tế bào bình
thường có thể sẽ bị tổn thương ADN do đó trở nên đột biến, tăng sinh không
kiểm soát (tăng sản, dị sản, loạn sản) và trở thành bệnh ung thư.
- Các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, bức xạ cực tím...có thể gây ung thư da,
máu...
- Các tác nhân hóa học:
+ Một số chất tiêu biểu như :
* Dioxin: Đây là một chất được xếp vào loại cực độc. Việc đốt cháy túi nilon từ
các hoạt động của con người là một trong các nguồn phát sinh chủ yếu của
dioxin.* Formol, hàn the: Đây là hợp chất hữu cơ rất độc nhưng lại bị lạm dụng
trong chế biến các loại thực phẩm thông dụng như bánh phở, hủ tiếu, bún,… để
giữ tạo độ dai và lâu thiu.
* Styrene được dùng nhiều để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp
đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…

11


+ Một số chất khác như : Asen, Chì, Atrazine, PBDEs.......
Chúng có thể gây ra nhiều bệnh ung thư như gan, phổi, ung thư vú, ung thư da...
- Các tác nhân sinh học: Nhóm tác nhân sinh học gây bệnh ung thư chủ yếu là
virus, một phần nhỏ là vi khuẩn và kí sinh trùng.
+ Nhiễm virut viêm gan B sẽ dẫn tới viêm gan, ung thư gan.
+ Nhiễm virut HPV thì sẽ gây ra ung thư cổ tử cung.
+ Kí sinh trùng gây ung thư.
* Sán máng (Schistosoma haematobium): Loại sán này thường gây bệnh ung thư
bàng quang và một số ít ung thư niệu quản. Thường gặp những người hay ăn ốc
nước ngọt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi ấu trùng của loại sán

này thường kí sinh trong ốc.
* Sán lá gan (Opisthorchis viverrini): Thói quen ăn cá sống dễ bị ung thư gan,
đường mật do nhiễm sán lá gan.
+ Vi khuẩn gây ung thư : Helicobacter Pylori (HP): Đây là loại xoắn khuẩn gram
âm. Đường lây nhiễm chủ yếu là qua đường ăn uống, không đảm bảo vệ sinh.
Chúng sống trong lớp nhày trên của niêm mạc dạ dày gây ra bệnh viêm loét dạ
dày - tá tràng và bệnh ung thư dạ dày.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
2.2.1. Khoảng 5 -10% ung thư có liên quan tới yếu tố di truyền.
2.2.2. Một số thói quen xấu.
Uống nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng khả năng ung thư đại trực tràng, vú, thực
quản, miệng, họng, thanh quản và gan.
Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi: Thuốc lá là nguyên nhân của trên
30% trong tổng số các loại ung thư bao gồm ung thư phổi. Có tới trên 90% bệnh
12


ung thư phổi có liên quan tới thuốc lá. Bên cạnh đó, các loại ung thư khác như
khoang miệng, thực quản, hà họng tinh quản, thậm chí, ung thư vú, ung thư cổ
tử cung ở nữ cũng có liên quan tới thuốc lá.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Bỏ qua bữa sáng. Các nhà khoa học cảnh báo, bỏ qua bữa sáng thường xuyên
dễ gây sỏi mật, ung thư túi mật.
- Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm, mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, ít hoa quả và
rau xanh . Ăn thực phẩm chế biến sẵn gây ung thư vú.
Ăn phải thực phẩm bẩn gây ung thư
Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, 35%

số ca mới mắc có nguyên nhân do ăn phải thực phẩm bẩn chứa chất gây ung thư.

Quan hệ tình dục phóng khoáng. Thời gian gần đây, không ít bạn trẻ có quan
niệm khá thoáng trong vấn đề tình dục. Điều này gây nên các vấn đề sức khỏe
13


tiêu cực như làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ hơn 2 – 3 lần
so với bình thường.

2.2.3. Sống trong môi trường bị ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề: Những hệ lụy ở “làng chì” Đông Mai
Hà Nội.

Ô nhiễm môi trường sống: Chất thải công nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật bừa bãi, rác thải sinh hoạt.....

Hoạt động 3. Tìm hiểu về cơ chế bệnh ung thư
Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản
14


1. Mục tiêu:
Yêu cầu HS nắm và hiểu được:
+ Các cơ chế gây ung thư.
+ Cơ chế gây bệnh ung thư hay gặp ở nữ giới.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

GV đưa ra hình ảnh liên quan đếm cơ chế gây bệnh ung thư
sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận một
số câu hỏi dưới đây: Hình 1

phẩm
III- Cơ chế
gây ung thư

a. Quan sát hình ảnh 1 và kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa
cho biết cơ chế gây bệnh ung thư?
b.Kể tên các cơ chế chính gây ung thư?
Hình 2

a. Quan sát hình ảnh 2 cho biết đây là quá trình hình thành
căn bệnh ung thư nào? Phổ biến gặp ở đối tượng nào?
b. Quá trình hình thành ung thư diễn ra như thế nào?
15


- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh,
lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả
lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.
Dự kiến sản phẩm
III. Cơ chế gây ung thư.
3.1.Cơ chế gây ung thư do đột biến gen kiểm soát chu kì tế bào.
Có hai nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào là nhóm gen quy định các yếu
tố sinh trưởng và nhóm gen ức chế khối u. Bình thường, hai nhóm gen trên hoạt
động hài hòa với nhau, song khi đột biến xảy ra ở những gen này có thể phá hủy

cơ chế điều hòa quá trình phân bào dẫn đến ung thư.( Hình 1)
- Nhóm gen quy định các yếu tố sinh trưởng (các prôtêin tham gia điều hòa
phân bào).
+ Bình thường, các gen này tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ để đáp ứng nhu
cầu phân chia tế bào một cách bình thường.
+ Khi đột biến (thường là đột biến trội), làm cho gen hoạt động mạnh hơn, tạo
ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá
mức mà cơ thể không kiểm soát được.
- Nhóm gen ức chế khối u:
+ Bình thường, các gen này ức chế khối u làm cho khối u không hình thành
được.
+ Khi bị đột biến (thường là đột biến lặn), các gen này mất khả năng kiểm soát
khối u và tế bào ung thư xuất hiện.
3.2. Cơ chế tế bào.
Người trưởng thành bình thường trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào
xuất phát từ một trứng được thụ tinh. Số lượng tế bào mới trong cơ thể được tạo
ra bằng số lượng tế bào chết đi và luôn giữ ở mức hằng định (khoảng 10 12 tế bào
chết mỗi ngày và cần được thay thế). Khi ung thư tế bào sinh sản vô hạn độ đã
phá vỡ mức hằng định (tế bào sinh nhiều hơn tế bào chết). Mỗi quần thể tế bào
gồm 3 quần thể nhỏ:
- Tế bào trong chu trình nhóm 1, sinh sản liên tục và đi từ lần gián phân này đến
lần gián phân kế tiếp.
- Tế bào trong chu trình nhóm 2, tế bào cuối cùng được biệt hoá, dời khỏi chu
trình tăng trưởng, chết đi không phân chia nữa (chết theo chương trình).
- Nhóm quần thể thứ 3 là gồm tế bào Go, không tăng sinh, không theo chu trình,
không phân chia. Các tế bào Go có mặt trong hầu hết các mô như đa số tế bào
trong gan, tuỷ, xương ở pha Go. Những tế bào Go có thể trở lại chu trình nếu có
tác nhân thúc đẩy thích ứng.
3.3. Cơ chế khác.
Rối loạn quá trình nhân đôi AND như giảm metyl hoá AND; Gen hMSH 2,

hMLH1 là những gen có chức năng kiểm soát sửa chữa AND, khi bị tổn thương
các gen này sẽ làm kém bền vững ADN, thúc đẩy đột biến gen ung thư và gen
kháng ung thư.
16


Hình 2
a. Ung thư vú, phổ biến ở nữ giới.
b. Ung thư vú phát triển trong mô vú, chủ yếu ở các ống sữa (ung thư biểu mô)
hoặc các tuyến (Ung thư vú biểu mô tiểu thùy).Ung thư vú thường bắt đầu với
sự hình thành một khối u nhỏ rồi khối u lớn dần sau đó lan truyền qua các mạch
dẫn trong vú tới các hạch bạch huyết hoặc qua đường máu đến các cơ quan
khác. Khối u có thể phát triển và xâm nhập các mô xung quanh vú, chẳng hạn
như da hoặc ngực
Hoạt động 4. Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến
sản phẩm
1. Mục tiêu:
IV.
Các
+ Học sinh nắm được các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư. biện pháp
+ Hình thành lối sống, sinh hoạt trong đời sống hướng tới môi phòng
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và bền vững.
ngừa bệnh
+ Hình thành thói quen ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo giờ giấc. ung thư
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến các biện pháp phòng
ngừa ung thư sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo

luận một số câu hỏi dưới đây:
a. Nêu một số biện pháp chính phòng tránh bệnh ung thư?
b. Những hoạt động nào của chúng ta giúp đẩy lùi căn bệnh
ung thư?

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng
nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời,
đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.
Dự kiến sản phẩm
III. Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư.
17


a. Một số biện pháp chính phòng tránh bệnh ung thư
- Tránh hút thuốc và khói.
- Giảm tiêu thụ rượu và thức uống có cồn.
- Ăn uống đảm bảo khoa học hợp vệ sinh
- Bảo vệ bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
- Chủng ngừa giảm nguy cơ ung thư như văcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử
cung, các văcxin viêm gan B phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B.
b. Những hoạt động của chúng ta giúp đẩy lùi căn bệnh ung thư
- Vận động và tập thể dục thường xuyên.
- Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad. Sử dụng các sản
phẩm sạch rõ nguồn gốc.
- Nên dùng cá, thịt gà, hạn chế các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), thịt
xông khói, thịt nguội.
- Không ăn thức ăn chế biến quá nóng, quá cháy khét.
- Bảo vệ môi trường sống.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ.

18


C. Hoạt động củng cố luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm kiểm tra lại việc tiếp thu kiến thức của HS sau khi học xong
bài học.
2. Phương thức: làm việc cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên đánh giá kiểm tra học sinh bằng hình thức làm bài thu hoạch với hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm như sau:
Câu 1: Trong các phát biểu sau về bệnh ung thư ở người, có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
(2) Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến NST.
(3) Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua
sinh sản hữu tính.
(4) Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u
ác tính.
Số phát biểu đúng là :
A. 1
B. 2
C.3
D.4
Câu 2: Bệnh ung thư nào phổ biến nhất?
A.Ung thư não B. Ung thư da C.Ung thư ruột kết
D.Ung thư máu
Câu 3: Loại thức ăn nào dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng?
A.Thực phẩm quay trong lò vi sóng B. Thực phẩm nhiều muối

C.Thịt chế biến sẵn
D.Hải sản có vỏ
Câu 4. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư gan là:
A: Giảm cân và mất cảm giác thèm ăn B: Chướng bụng và đau
C: Vàng da và mắt
D: Tất cả những dấu hiệu trên
Câu 5: .Uống nhiều rượu có thể gây nguy cơ gì?
A. Bệnh tiểu đường B. Bệnh xơ gan C. Ung thư
D. Tất cả các bệnh trên
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, tiến hành thảo luận cặp đôi
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời độc lập
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS.
3. Dự kiến sản phẩm: 1A
2B
3C
4D
5D
D. Hoạt động vận dụng mở rộng
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng, liên hệ mở rộng kiến thức đã học với đời sống
thực tế.
2. Phương thức: làm việc cả lớp, cá nhân
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Em hãy kể những hoạt động của con người xung quanh nơi em ở đang
gây ô nhiễm môi trường dẫn đến bệnh ung thư?
Câu 2: Sau khi học xong bài này bản thân em sẽ làm gì để phòng tránh căn bệnh
ung thư cho mình và cộng đồng?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS ghi chép và thực hiện nhiệm vụ tại nhà
- Báo cáo sản phẩm: HS làm bài độc lập và nộp bài
- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS
3. Dự kiến sản phẩm:

19


Câu 1: Những hoạt động đó là:
- Chất thải của các nhà máy công nghiệp như nhà máy đường, dầy da, may...
- Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi.
- Phun tràn lan thuốc trừ sâu.
Câu 2: Những việc sẽ làm là
- Không hút thuốc, không uống rượu, không ăn những thực phẩm không rõ
nguồn gốc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng xung quanh những hoạt động gây ô
nhiễm môi trường và lên tiếng kịp thời để đấu tranh bảo vệ môi trường sống.
- Thường xuyên tập thể dục giữ gìn sức khỏe, ăn uống, học tập , sinh hoạt đúng
giờ giấc.....
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Bảng kết quả khảo sát sự hiểu biết về căn bệnh này sau khi học xong bài 21 với
nội dung dạy học theo phương pháp mới tôi thu được số liệu như sau:
TT

Nội dung

1
Ung thư là gì
2
Nguyên nhân gây ung thư
3
Đối tượng nào bị ung thư
4
Những thói quen nào gây ung thư
5

Loại thức ăn nào dễ gây ung thư
6
Cơ chế gây ung thư
7
Bệnh ung thư thường gặp
8
Hậu quả của ung thư
9
Các biểu hiện của bệnh ung thư
10 Các biện pháp phòng tránh ung thư

Số
lượng
HS
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100

Mức độ nhận thức
Biết
Không biết
98%
88%

85%
90%
90%
85%
85%
88%
88%
95%

2%
12%
15%
10%
10%
15%
15%
12%
12%
5%

Từ bảng kết quả trên ta thấy đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức của các
em về căn bệnh này. Qua quá trình giảng dạy theo chủ đề tích hơp trên tôi nhận
thấy không khí học tập ở các lớp học trở nên sôi nổi hơn, phát biểu nhiều, trả lời
tốt hơn. Các em tỏ ra hứng thú say mê học tập và quan trọng là nhận thức về căn
bệnh ung thư tốt hơn, hiểu biết hơn. Bài học cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh
cho những em học sinh coi thường sức khỏe của mình với những thói quen xấu
và lối sống buông thả.
Bài học cũng đã giúp các em có một ý thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho
mình cũng như cộng đồng xung quanh. Đã nâng cao ý thức ăn sạch, uống sạch,
ở sạch, làm sạch cho các em. Các em cũng đã biết lên tiếng cho những hành vi

phá hoại môi trường, nuôi trồng, buôn bán các loại thực phẩm bẩn, không rõ
nguồn gốc. Cũng như những lời khuyên cho bạn bè, người thân, mọi người nơi
công cộng không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia, không đổ rác bừa
bãi.....
20


3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thực tế dạy học theo phương pháp trên tôi nhận thấy nó có tác dụng
rất to lớn đối với các em về hình thành nhân cách .Giúp các em có cái nhìn nhận
đúng đắn về tầm quan trọng của sức khỏe, góp phần không nhỏ trong sự phát
triển của đất nước đối với đời sống và xã hội. Chính điều này là động lực thúc
đẩy người giáo viên bộ môn sinh học không ngừng học hỏi, tìm tòi để đem lại
những kiến thức bổ ích cũng như các phương pháp dạy học tốt nhất.
Vì thế sáng kiến kinh nghiệm ra đời mang lại hiệu quả học tập tốt hơn cho
học sinh trong quá trình học tập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng kiến thức sinh học
vào đời sống sản xuất.
3.2. Kiến nghị
Từ kết quả dạy học và tinh thần thái độ học tập rất hào hứng nhiệt tình của học
sinh. Tôi thấy cần tăng cường cho giáo viên giảng dạy bài học theo các chủ đề
tích hợp về căn bệnh ung thư nói riêng và các bệnh liên quan đến con người nói
chung trong các môn học. Cũng như trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe và tuyên truyền sâu rộng trong cộng
đồng. Đề nghị ban giám hiệu và các tổ chức trong trường bố trí và sắp xếp thời
gian hợp lí để tổ chức nhiều hơn các hoạt động học tập bổ ích như thế. Cùng với
chính sách khen thưởng tuyên dương tập thể và cá nhân sáng tạo nhiệt tình trong
các hoạt động một cách kịp thời. Đó là nguồn cổ vũ động viên cho giáo viên và
học sinh hăng say học tập tìm tòi và sáng tạo. Để các bài học không còn khô
khan trong khối kiến thức dày cộp mà vừa học vừa chơi để tăng niềm hứng thú

cũng như khẳ năng lĩnh hội kiến thức cho các em một cách tốt nhất.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sĩ Tuấn, Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản. Nxb Giáo dục năm
2008.
2. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Vũ Đức Lưu
(chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng. Sách giáo khoa sinh
học 12 nâng cao. Nxb Giáo dục năm 2008.
3. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Trần Dụ Chi,
Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản. Nxb
Giáo dục năm 2006.
4. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sỹ Tuấn. Sách giáo viên. Nxb Giáo dục năm 2008.
5. Nguyễn Thành Đạt (chủ biên). Sách giáo viên sinh học 10 cơ bản. Nxb giáo
dục 2006.
6. Thông tin lấy từ các trang web:
- www.giai phap chua ung thu.com
- news.zing.vn › Sức khỏe.
- news.zing.vn/thuc-pham-ban-gay-ung-thu-tin-tuc.html.
- tailieu.vn
- Nguồn (WHO, languages.cancercouncil.com.au).
- wwwblogsinhhoc.com.
- />-Mic.gov.vn
- />- />
22



XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thọ Xuân,
ĐƠN VỊ
năm2018

ngày

18

tháng

5

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Hoan

23


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ HOAN.
Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên trường THPT 4 Thọ xuân.
TT


1
2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh Kết quả Năm học đánh
giá xếp loại
đánh
giá xếp loại
giá xếp
loại
Sử dụng câu hỏi bổ trợ trong tiết
Tỉnh
C
2009-2010
học trên lớp và bài tập về nhà
Phương pháp giúp học sinh giải
Tỉnh
C
2014-2015
tốt bài tập quần thể sinh học 12

24


25



×