Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN phương pháp giải nhanh một số bài toán quy luật di truyền có xảy ra hoán vị gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 16 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Những năm qua hình thức thi THPT Quốc gia bộ môn Sinh học là đánh giá học
sinh bằng hình thức trắc nghiệm khách quan thì việc giáo viên tìm ra các phương pháp
giảng dạy phù hợp giúp học sinh vận dụng làm bài thi trắc nghiệm có kết quả nhanh và
chính xác là rất quan trọng. Trong đó việc tìm ra phương pháp giải các bài tập một cách
nhanh nhất, có hiệu quả nhất đang là nhu cầu cấp thiết của các em học sinh. Bởi lẽ thời
lượng phân bố trong việc hoàn thành một câu trắc nghiệm khi kiểm tra, thi là rất ngắn
(trung bình chỉ có 1,5 phút/câu).
Xuất phát từ những nhu cầu đó của các em học sinh. Qua quá trình nghiên cứu,
tìm tòi và giảng dạy có hiệu quả cao, được các em học sinh đón nhận hào hứng qua một
số phương pháp mới mà tôi đã đưa. Một trong những phương pháp tôi đã dạy, theo đánh
giá của các em học sinh thì “Phương pháp giải nhanh một số bài toán quy luật di
truyền có xảy ra hoán vị gen” là hay và rất hiệu quả đối với các em. Vì các bài toán
hoán vị gen được các em xem là phần khó học nhất, mất nhiều thời gian nhất. Do vậy tôi
chọn đề tài này để cùng trao đổi, học hỏi với các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ hơn các dạng bài tập di
truyền học hoán vị gen.
- Xây dựng các nguyên tắc, phương pháp giải cho một số dạng bài tập di truyền
hoán vị mới và khó một cách nhanh chóng cho học sinh.
- Nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy, ôn luyện thi
trong bối cảnh thi trắc nghiệm khách quan đã được duy trì ổn định như hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Dùng cho học sinh lớp 12 để giải một số dạng bài toán quy luật di truyền có xảy
ra hoán vị gen phần di truyền học (trên nhiễm sắc thể thường hoặc trên nhiễm sắc thể
giới tính) khi ôn thi THPT Quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí thuyết và tổng hợp tài liệu, quy nạp, diễn dịch.

1




- Thông qua các bài tập có sẵn hoặc tự đề ra để kiểm tra đánh giá khả năng tiếp
thu và vận dụng của học sinh về phương pháp giải bài tập giáo viên đưa ra thể hiện qua
các giờ học, kết quả làm bài.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Qua việc điều tra thực tế ở một số lớp 12 của trường, tôi thấy rằng có đến 95% học
sinh không nắm vững bản chất lý thuyết và không biết cách giải bài tập di truyền học,
đặc biệt là những bài khó.
- Với thời gian trên lớp thì quá ít mà nội dung kiến thức nhiều, khó, mang tính lí thuyết
là chủ yếu, do đó giáo viên khó truyền đạt hết cho học sinh nếu không có những nghiên
cứu cụ thể. Vì vậy, việc tìm ra các phương pháp giải các dạng bài tập ngắn gọn, dễ hiểu
là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên dạy bộ môn Sinh học
trong các nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
2.1. Các phương pháp xác định quy luật hoán vị gen
* Phương pháp giải: Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn
hoàn toàn. Khi xét sự di truyền về hai cặp tính trạng, nếu xảy ra một trong các biểu hiện
sau, ta kết luận sự di truyền hai cặp tính trạng đó, tuân theo quy luật di truyền hoán vị
gen của Morgan
a- Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa hai cặp gen quy định hai cặp tinh trạng,
Pt/c, nếu kết quả thế hệ lai F2 xuất hiện 4 kiểu hình tỉ lệ khác 9:3:3:1 ta kết luận hai cặp
tính trạng đó được di truyền tuân theo quy luật hoán vị gen
P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb) → F1 có 4 kiểu hình tỉ lệ ≠ 9:3:3:1
=>Quy luật hoán vị gen
b- Khi lai phân tích cá thể dị hợp về hai cặp gen, nếu Fa xuất hiện 4 kiểu hình tỉ lệ
khác 1:1:1:1, ta kết luận hai cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật hoán vị gen
P: (Aa,Bb) x (aa,bb) → Fa có 4 kiểu hình, tỉ lệ ≠ 1:1:1:1
=>quy luật hoán vi gen

2


Tổng quát: Nếu tỉ lệ chung của cả hai tính trạng biểu hiện tăng biến dị tổ hợp, mặt
khác không bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng, ta suy ra hai cặp tính trạng đó
được di truyền theo quy luật hoán vị gen
Ví dụ 1 : Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp,
chín muộn (đồng hợp lặn) Fa thu được 35% cây thân cao, chín sớm : 35% cây thân thấp,
chín muộn : 15% cây thân cao, chín muộn : 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định quy
luật di truyền các gen nói trên?
Giải:
Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình. Tỉ lệ phân li kiểu hình là 35 : 35 : 15 :15
=> Tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1 => các gen không phân li độc lập với nhau
=>Vậy hai cặp gen quy định tính trạng di truyền theo hoán vị gen.
Ví dụ 2 : P: Khi cho cây hoa kép màu đỏ di hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn F1 thu
được 59% cây hoa kép, màu đỏ: 16% cây hoa kép, màu trắng : 16% cây hoa đơn, màu
đỏ: 9% cây hoa đơn, màu trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của phép lai trên ?
Giải:
F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình khác với tỷ lệ 9:3:3:1 của phân li độc lập chứng tỏ
hai cặp gen quy định hai cặp hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc
thể tương đồng và có hiện tượng hoán vị gen.
2.2. Một số vấn đề liên quan đến tần số hoán vị và kiểu gen của P
1. Nếu gọi tần số hoán vị là f
Thì giao tử hoán vị = f/2
Giao tử liên kết = 0,5-f/2
Trong trường hợp P dị đều AB/ab thì Ab= aB= f/2; AB= ab= 0,5-f/2
Trong trường hợp P dị chéo Ab/aB thì AB= ab= f/2; Ab= aB= 0,5-f/2
2. Nếu tỉ lệ giao tử > 0,25 giao tử liên kết
Nếu tỉ lệ giao tử < 0,25 giao tử hoán vị
Ví dụ giao tử ab = 0,07 thì đây là giao tử hoán vị  kiểu gen P là Ab/aB, tần số hoán vị

= 0,14
3. Nếu 100% tế bào hoán vị thì tần số hoán vị f= 50%
3


Vậy số tế bào hoán vị = 2f
4. Trong phép lai phân tích đời con Fpt sẽ chia thành 2 nhóm kiểu hình: nhóm có số
lượng lớn và nhóm có số lượng nhỏ. Tần số hoán vị = tỉ lệ kiểu hình thuộc nhóm nhỏ.
Nếu nhóm nhỏ có kiểu hình giống P P dị chéo Ab/ab

x ab/ab

Nếu nhóm nhỏ có kiểu hình khác P P dị đều AB/ab

x

ab/ab

5. Công thức tính nhanh tỉ lệ các cá thể trong phép lai hoán vị
Nếu P dị hợp hai cặp gen, cùng tần số hoán vị thì cơ thể
A- B- = 50%+ ab/ab
A- bb = aaB- = 25% - ab/ab
2.3. Vận dụng giải và tổng hợp một số dạng bài tập hoán vị gen
2.3.1. Dạng 1 là bài toán xuôi:
Từ kiểu gen của bố mẹ, cho biết tần số hoán vị gen, xác định tỉ lệ đời con(thường
là 1 kiểu gen nào đó)
Bước 1 : Viết giao tử của bố, mẹ(lưu ý hoán vị gen ở một bên hay cả hai, dị đều hay dị
chéo)
Bước 2 : Viết kiểu gen của con cần tìm
Bước 3 : kiểu gen của con do nhưng tổ hợp lai nào tạo ra. Mỗi tổ hợp có tỉ lệ bao nhiêu,

và có mấy lần xuất hiện(đây là công đoạn mấu chốt)
Bài 1 : Kết quả phép lai P: Ab//ab x AB//ab (có tần số hoán vị gen 20%) tạo ra
các cá thể mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
A. 30%

B. 40%

C. 50%

D. 20%

Hướng dẫn giải
P:
G:
F1 :

Ab//ab

x

1/2Ab: 1/2ab

AB//ab
0,4AB: 0,4 ab: 0,1Ab: 0,1aB

ab/ab= 1/2. 0,4= 0,2= 20%--> D

Bài 2. Viết giao tử và xác định tỉ lệ giao tử của các cơ thể sau
a. AB/ab tần số hoán vị f= 20%
4



b. Ab/aB tần số hoán vị f= 20%
c. Aa (BD/bd) tần số hoán vị fB/D = 20%
d. (AB/ab) (De/dE) tần số hoán vị fA/B = 16%, fD/E= 20%
Hướng dẫn giải
a. AB= ab = 40% ; Ab= aB= 10%
b. AB= ab = 10% ; Ab= aB= 40%
c. ABD= aBD= Abd= abd= 20%
ABd= aBd= AbD= abD= 50%
d. ABDE= abDE = 0,42. 0,1= 0,042 ; AbDE= aBDE= 0,08. 0,1= 0,008
ABDe= abDe= 0,42. 0,4= 0,168 AbDe= aBDe= 0,08. 0,4= 0,032
ABde= abde = 0,42. 0,1= 0,042
Abde= aBde= 0,08. 0,1= 0,008
ABdE= abdE = 0,42. 0,4= 0,168 ; AbdE= aBdE= 0,08. 0,4= 0,032
2.3.2. Dạng bài toán ngược :
Từ tỉ lệ kiểu hình của con, và các dữ kiện viết kiểu gen của bố mẹ, hoặc tính tần
số hoán vị, hoặc tìm tỉ lệ kiểu hình của cá thể khác(đây là dạng bài chủ đạo)
Bước 1 : viết kiểu gen của cá thể cho biết tỉ lệ. Xác định kiểu gen do những tổ hợp giao
tử nào tạo ra
Bước 2 : đặt phương trình để tìm tỉ lệ giao tử tần số hoán vị
Nếu giao tử ab > 0,25 đây là giao tử liên kết kiểu gen P : AB/ab(dị đều)
Nếu giao tử ab < 0,25 đây là giao tử hoán vị kiểu gen P : Ab/aB(dị chéo)
Bước 3 : tùy thuộc vào yêu cầu đề bài mà tính toán (vẫn chú ý là hoán vị 1 bên hay 2
bên, dị đều hay chéo)
Bài 1 : Tự thụ phấn F1 dị hợp tử 2 cặp gen thu được 4 loại kiểu hình, trong đó có
12,75% cây quả dài-chua. Tìm kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1. Biết rằng gen A
quy định quả dài, B quy định quả ngọt, các tính trạng tương phản là quả ngắn và chua.
A. AB/ab, tần số 30%


B. Ab/aB , tần số 30%

C. Ab/aB, tần số 25,5%

D. AB/ab , tần số 0%Hướng dẫn giải

Cách 1: Quả dài, chua= Ab/Ab và 2Ab/ab(riêng cá thể Ab/ab phải nhân 2)
Đặt ab= x thì Ab= 0,5- x; Nếu hoán vị 2 bên
x2 + 2 x(0,5- x)= 0,1275
5


x2 + x – 2 x2 = 0,1275
- x2 + x – 0,1275= 0
x= 0,85 (loại vì 2x>1)
x= 0,15
Cách 2 : Theo công thức ta có
A- bb= 0,25- ab/ab= 0,1275
ab/ab= 0,1275
ab= 0,35 giao tử liên kết
 F1: AB/ab
Bài 2. Ở tằm dâu F1 chứa 3 cặp gen dị hợp. Khi F1 giảm phân thấy xuất hiện 8
loại giao tử với số liệu sau
ABD= 10; ABd= 10
AbD= 190; Abd= 190
aBD= 190; aBd= 190
abD= 10;

abd= 10


a. Biện luận và viết kiểu gen F1
Hướng dẫn giải
Ta nhận thấy giao tử AB= ab= 10, Ab= aB= 190
Chứng tỏ A, B cùng năm trên một cặp NST và xảy ra trao đổi chéo.
Vì vậy kiểu gen của F1 là

Dd; tần số hoán vị = 5%= 40/800

Bài 3. Khi lai thứ lúa thân cao hạt gạo dài với thân thấp hạt gạo tròn được F1 là
thân cao, hạt gạo dài. Cho F1 tự thụ phấn được f2 gồm 85000 cây với 4 kiểu hình khác
nhau trong đó có 6256 thân thấp, hạt gạo dài. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng
và mọi diễn biến của NST trong giảm phân của tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn
đều giống nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai
Hướng dẫn giải
F1 thân cao, hạt gạo tròn Thân cao> thân thấp
Gạo tròn > gạo dài
Nếu các gen PLĐL thì cây cao, hạt gạo dài chiếm tỉ lệ 3/16≠6256/85000
6


Cách 1: Cây thân cao, tròn A- bb: Ab/Ab+ 2Ab/ab
Đặt tỉ lệ Ab= x , ab= 0,5-x
ta có phương trình x2+ 2x(0,5-x)= 0,0736
x= 0,08 giao tử Ab là giao tử hoán vị
Cách 2: Theo công thức ta có
A- bb= 0,25- ab/ab= 0,0736
ab/ab= 0,1764
ab= 0,42 giao tử liên kết  F1: AB/ab
2.3. 3. Biết gen trội lặn, kiểu gen P và tần số hoán vị xác định kết quả lai.

Phương pháp giải
+ Xác định tỉ lệ từng loại giao tử của P
+ Lập bảng, suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con
Bài 1 : Cho phép lai P:AB/ab×ab/ab (tần số hoán vị gen là 30%). Các cơ thể
lai mang hai tính trạng lặn chiếm tỷ lệ:
A. 50%.
B.35%.
C. 15%
D. 30%.
Hướng dẫn giải
Ta có A>> a ; B>>b
Xét phép lai : AB/ab×ab/ab, f = 30% cho các giao tử :
AB = ab = 35%; Ab = aB = 15%.
Vậy các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ :
ab/ab= 0,35( ab) x 1 (ab) = 0,35 = 35%
Đáp án B
Bài 2: Hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 10cM. Cơ
thể ABabABab lai phân tích, kiểu hình đồng hợp lặn chiếm tỷ lệ:
A. 5%.
B. 22,5%.
C. 45%.
D. 25%.
Hướng dẫn giải
Hai gen cách nhau 10cM => hoán vị gen với tần số 10% ; ABabABab lai phân tích, f =
10%
7


=> AB/ab x ab/ab
Xét cơ thể có kiểu gen AB/ab

Tỉ lệ giao tử ab tạo ra = 50% - (10%: 2) = 45%
Cơ thế có kiểu gen chỉ tạo ra giao tử ab =>Tỉ lệ KH đồng hợp lặn bằng:
45%( ab) x 1 ( ab) = 45 %
Đáp án C
Dạng 4: Phương pháp xác định tần số hoán vị gen khi biết tỉ lệ kiểu hình ở
đời con
a. Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên:
- Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ phấn và hầu hết các loại động vật ( trừ ruồi
giấm, bướm, tằm…)
- Trường hợp này ta căn cứ vào tỷ lệ xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn ở
- Nếu loại giao tử ab lớn hơn 25% thì đây phải là giao tử liên kết gen và các gen liên kết
cùng (A liên kết với B, a liên kết với b).
- Nếu loại giao tử ab nhỏ hơn 25% thì đây phải là giao tử hoán vị gen và các gen liên kết
chéo (A liên kết b, a liên kết B)
b. Trường hợp xảy ra hoán vị gen ở một trong hai bên bố hoặc mẹ (ruồi giấm,
bướm, tằm):
- Trường hợp này tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau.
- Từ tỷ lệ kiều hình mang hai tính trạng lặn ở thế hệ sau ta phân tích hợp lí về tỷ lệ giao
tử mang gen ab của thế hệ trước => f:
+ Nếu ab là giao tử hoán vị thì f = ab .2
+ Nếu ab là giao tử liên kết thì f = 100% - 2 . ab
Bài 1 : Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả
tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau:
66% cây quả tròn, ngọt
16% cây quả bầu dục, chua
9% cây quả tròn, chua
9% cây quả bầu dục, ngọt
Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Xác định tần số hoán vị gen?
Hướng dẫn giải
8



Quy ước :

A – quả tròn >>a bầu dục; B – quả ngọt >> b quả chua

Đời con xuất hiện 4 loại kiểu hình
Tỉ lệ kiểu phân li kiểu hình ở đời con là : 33 : 3 : 2 : 2
=> các gen nằm trên cùng một NST và có hiện tượng hoán vị gen
Kiểu hình lặn có kiểu gen ab/ab = 16% = 0.4 ab x 04 ab
=> ab phải là giao tử liên kết => f = 100% - 40% x 2 = 20%
Bài 2: Ở loài ruồi giấm đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng đời F1 chỉ xuất hiện
loại kiểu hình thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 có 4 loại kiểu hình
sau: Xác định tần số hoán vị gen?
564 con thân xám, cánh dài
164 con thân đen, cánh cụt
36 con thân xám, cánh cụt
36 con thân đen, cánh dài
Hướng dẫn giải:
Ở loài ruồi giấm hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái không xảy ra ở ruồi đực.
Đời F2 xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn thân đen, cánh ngắn
Ab/ab = 20.5% = 1/2 giao tử ♂ ab x 41% giao tử ♀ ab
=> Loại giao tử ♀ ab = 41% > 25% đây là giao tử liên kết
=> f = 100% - (41% x 2) = 18%.
5. Dạng cho biết kiểu gen P, tổng số con, số con đồng hợp lặn(hoặc cho tỉ lệ
con đồng hợp lặn), tính tần số hoán vị gen , tỉ lệ kiểu gen , kiểu hình
Bài 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
dài. Cho một cây thân cao, quả tròn giao phấn với cây thân thấp, quả dài (P), thu được
F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó cây thân thấp, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Theo lí thuyết,

số cây thân cao, quả tròn ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 54%.

B. 9%.

C. 46%.

D. 4%.

Hướng dẫn giải
P:

x

G: 0,46Ab= 0,46 aBab
9


0,04 AB= 0,04 ab
F1: cây thân cao, quả tròn=

= 4%--> đáp án D

Bài 2. Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định
hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn.
Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ở đời con thu
được 4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không
có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với
tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín sớm ở đời con là
A. 3840.


B. 840.

C. 2160.

D. 2000.

Hướng dẫn giải
Cách 1:

=

= 0,04

= ab x.ab = 0,04ab= 0, 2< 0,25  giao tử hoán vị f= 0,4
P:

x

G: 0,3Ab= 0,3 aB

0,3 Ab= 0,3 aB

0, 2 AB= 0,2 ab

0, 2 AB= 0,2 ab

F1: cây hạt dài, chín sớm =
+2
+2

+2
0,18+ 0,12= 0,54= 54%= 2160  đáp án C

+2

= 0,04+ 0,12+ 0,08+

Cách 2: Hoặc cây hạt dài, chín sớm= 1- Cây hạt dài, chín muộn- cây hạt tròn, chín sớmhạt tròn, chín muộn= 1-

-

-

-

-

= 0,54

Cách 3: ab/ab= 160/4000= 0,04
A- B- = hạt dài, chín sớm= 0,5+ 0,04= 0,54
Số cây= 0,54 x 4000= 2160
6. Dạng cho biết kiểu gen P, tổng số con, số con một trội, một lặn(hoặc cho tỉ
lệ con đồng hợp lặn), tính tần số hoán vị gen, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình
Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy
định quả dài; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua.
Hai cây dị hợp về cả hai cặp gen trên giao phấn với nhau, thu được đời con gồm 4 loại
10



kiểu hình trong đó kiểu hình quả tròn, chua chiếm tỉ lệ 24%. Theo lí thuyết, trong tổng
số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình quả tròn, ngọt chiếm tỉ lệ
A. 24%.

B. 51%.

C. 56%.

D. 54%.

Hướng dẫn giải
Quả tròn chua =

+

=

Giả sử hoán vị 2 bên đặt Ab= x, ab= 0,5- x
Ta có phương trình x2+ 2x(0,5- x)= 0,24
x2 + x- 2x2 = 0,24
x2- x+ 0,24= 0
x= 0,4
Ab = 0,4> 0,25 giao tử liên kết P dị chéo
P:

x

G: 0,4Ab= 0,4 aB

0,4 Ab= 0,4 aB


0, 1 AB= 0,1 ab

0, 1 AB= 0,1 ab

F1: cây tròn, ngọt =
+2
0,51= 51%  đáp án B

+2

+2

+2

= 0,01+ 0,08+ 0,02+ 0,32+ 0,08=

Cách 2: Quả trong chua A- bb= 25%- ab/ab= 24%--> ab/ab= 1%
Cơ thể A- B- = 50%+ ab/ab= 51%
7. Dạng biết kiểu gen của P, biết tần số hoán vị, tìm tỉ lệ kiểu hình , kiểu gen ở
F1
Bài 1. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả
hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình dạng quả
cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan (cM). Cho cây thuần
chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F1 thu được 100% thân
cao, quả hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu
hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm tỉ lệ là:
A. 40%.

B. 25%.


C. 10%.

D. 50%.

Hướng dẫn giải
11


P:

x

F1:
F1 x F1

x

GF1 0,1Ab= 0,1 aBab

(f hoán vị = 20%)

0, 4 AB= 0,4 ab
F2 thân cao, quả hình lê =

= 40%

Đáp án A
8. Dạng dựa vào kiểu gen của P dự đoán kết quả lai có thể xảy ra
Bài 1. Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể

thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ
4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột
biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.
D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
Hướng dẫn giải
Trường hợp A: P

x

= 0,4.0,1 = 0,04 đúng
Trường hợp B: P

x

f= 16% cả 2 bên

Trường hợp C: P

x

Trường hợp D: P

x

= 0,04 không thể thỏa mãn

= 0,08 . 1/2 = 0,04 đúng

= 0,02 . 0,02 = 0,04 đúng

Đáp án là B
12


Lưu ý:
Đây là dạng bài mất khá nhiều thời gian, nếu làm nhiều có kinh nghiệm các em có thể
nhanh chóng chọn ra đúng đáp án cần tìm bằng cách
- Phương án loại trừ : tùy từng trường hợp sẽ áp dụng
- Chọn xác suất một đáp án có khả năng đúng cao tính toán nếu đúng thì chọn
luôn : theo cách này đòi hỏi các em phải có kinh nghiệm làm bài, khả năng nhận định,
tính toán nhanh.
Như trong ví dụ trên ta thấy số 16% ít liên quan tới số 4%
Nếu hoán vị 2 bên dù nhân kiểu gì cũng không ra 0,04
0,08x 0,42≠0,04 ; 0,08x 0,08≠0,04 ; 0,42x 0,42≠0,04
Vì vậy đáp án đúng là B
9. Dạng tính số tế bào hoán vị
Bài 1. Một cơ thể đực có kiểu gen
có 200 tế bào sinh tinh tham gia giảm
phân, trong đó có 20% tế bào hoán vị A và a, 30% tế bào hoán vị D và d. Loại tinh trùng
abde có tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,06

B. 0,191

C. 0,14

D. 0,08


Hướng dẫn giải
Tần số hoán vị giữa A và a= 10%
Tần số hoán vị giữa D và d= 15%
Giao tử abde= 0,45.0,425= 0,191
Đáp án B
EG

Bài 2. Xét trong 1 cơ thể có kiểu gen AabbDd eg . Khi 150 tế bào của cơ thể này
tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm 2%. Số tế
bào đã xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
A. 24
B. 32
C. 48
D. 16
Hướng dẫn giải
Cơ thể có kiểu gen AabbDd

EG
giảm phân
eg

Giao tử abDEg = 2% Eg = 8%
Số tế bào hoán vị = 2f= 16%= 16.150/100= 24
13


Vậy số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là 24.
Đáp án A
10. Dạng bài khoảng cách các gen
Bài 1. Có bốn gen E, F, G, H. Trong biểu đồ dưới đây, bạn sẽ tìm thấy tần số hoán vị cho

mỗi cặp gen.
F
22

H
E
12
F
10
G
5
Điều nào sau đây thể hiện trình tự gen trên nhiễm sắc thể?
A. EGFH

G
17
5

B. EGHF

C. EHGF

D. EFGH

Hướng dẫn giải
Tần số hoán vị gen tương đương với khoảng cách giữa các gen.
Nên gen xa nhau nhất là E và F
EG+ GF= EF G nằm giữa EF
EH+ HF= EF H nằm giữa EF
EH+ GH= EG H nằm giữa EG

Đáp án C
Bài 2. Trên một nhiễm sắc thể, xét 4gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối
giữa các gen là: AB=l,5cM, BC=16,5cM, BD=3,5cM, CD=20cM, AC=18cM. Trật
tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A.ABCD.

B. CABD.

C. BACD.

D. DABC.

Hướng dẫn giải
Khoảng cách xa nhất là C và D= 20cM
AB+ BC= AC nên B nằm giữa A và C ABC
BC+ BD= CD nên B nằm giữa C và D CBD
Đáp án là D
2.4. Kết quả thực hiện
14


Qua thực tế giảng dạy ở các năm học, tôi đã thực hiện đề tài này ở 2 khối lớp 12
thuộc hai đơn vị trường khác nhau và thu được kết quả khả quan. Số liệu thống kê như
sau:

Năm học
2017-2018
2018-2019

Đơn vị


Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện

Trường THPT 100% HS không biết 70- 85 % HS biết cách
Trần Khát Chân cách giải bài tập
giải bài tập dạng này
Trường THPT
Vĩnh Lộc

80- 90% HS biết cách
100% HS không biết
giải thành thạo bài tập
cách giải bài tập
dạng này

Qua khảo sát ở trên đến nay những học sinh không chỉ học ban khoa học tự nhiên
thi học sinh thi khối B đã giải được các dạng bài tập này khi có trong đề thi mà trong kỳ
thi tốt nghiệp phổ thông các học sinh các lớp ban khoa học tự nhiên không xét tổ hợp bộ
môn sinh do tôi giảng dạy cũng đạt kết quả cao vì gặp đúng dạng bài tập trong đề tài này
mà tôi đã hướng dẫn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phương pháp này đã rút ngắn được rất nhiều thời gian làm bài của các em học
sinh, ngay cả thời kì đang kiểm tra, thi tự luận và đến nay chuyển sang hình thức thi trắc
nghiệm khách quan thì việc rút ngắn thời gian làm bài cho các em học sinh là điều hết
sức cần thiết để các em có thêm nhiều thời gian giải quyết các câu hỏi khác.
Bản thân tôi đã tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả khả quan khi tiến hành
cho hai nhóm học sinh (một nhóm được học phương pháp này và một nhóm học theo

phương pháp viết sơ đồ lai truyền thống) tiến hành làm một số bài tập và kết quả thu
được như sau: 85% học sinh làm bài xong trước thời gian so với những hoc sinh làm bài
theo phương pháp truyền thống; kết quả làm bài khả quan hơn, kết quả có độ chính xác
cao hơn.
2. Kiến nghị:
15


Hiện nay, khi chương trình bộ môn đã chuyển sang hình thức kiểm tra, thi bằng
trắc nghiệm khách quan thì việc tìm ra các phương pháp giảng dạy cho các em học sinh
những phương pháp giải toán đơn giản, nhanh gọn là rất cần thiết. Do vậy, bằng những
kinh nghiệm đã thu được kết quả, tôi mong rằng các đồng nghiệp có thể áp dụng phương
pháp này giúp các em học sinh học tập tốt hơn, thu được kết quả cao hơn trong kiểm tra,
thi cử.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kinh nghiệm của bản thân tôi, có thể còn nhiều
thiếu sót. Đồng thời có thể các đồng nghiệp còn nhiều phương pháp, kinh nghiệm hữu
hiệu hơn. Do vậy tôi kính mong các đồng nghiệp cùng trao đổi, góp ý để phương pháp
này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 5 năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết


Trịnh Văn Nam

16



×