Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN thiết kế một số nội dung tổ chức cho học sinh tự học phần sinh thái học nhằm rèn luyện năng lực tự học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.4 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT
HẬU LỘC I
MỤC LỤC
Trang

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG TỔ CHỨC CHO HỌC
SINH TỰ HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC NHẰM RÈN
LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 THPT

Người thực hiện: Đồn Văn Tác
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học

1 NĂM 2018
THANH HOÁ


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................4
1. Mở đầu .........................................................................................................5
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................6
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu ..............................................................6
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................6
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................6


1.5. Những điểm mới của SKKN...........................................................................

2. Nội dung .......................................................................................................6
2.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................6
2.1.1. Khái niệm tự học .............................................................................6
2.1.2. Một số KN tự học cần rèn luyện cho HS THPT .............................6
2.1.3. Vai trò của tự học ............................................................................7
2.1.4. Bản chất của việc tự học .................................................................7
2.1.5. Các hình thức tự học .......................................................................7
2.1.6. Biểu hiện của việc tự học tốt ...........................................................9
2.1.7. Những khó khăn của HS khi tiến hành tự học ................................9
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu.................................................9
2.2.1. Nội dung chương trình SGK Sinh học 12 .......................................9
2.2.2. Về phía GV .....................................................................................9
2.2.3. Về phía HS ......................................................................................10
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề......................................10
2.3.1. CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH ...........................10
2.3.1.1. Phân tích Logic cấu trúc nội dung phần Sinh thái học
chương trình Sinh học 12 THPT ..........................................................10
2.3.1.2. Quy trình tổ chức học sinh tự học ...........................................11
2.3.1.3. Ví dụ minh họa quy trình tổ chức học sinh tự học ..................12
2.3.1.3.1. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng
tóm tắt nội dung bài học .............................................................12
2.3.1.3.2. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng
diễn đạt nội dung bài học: ....................................................................13
2.3.1.3.3. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng
phân tích nội dung bài học .......................................................................14
2.3.1.3.4. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng

vận dụng kiến thức đã học .................................................................... 14
2.3.1.3.5. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng
sát nhập nội dung kiến thức ........................................................15
2.3.2. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG
TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 THPT ............................................16
2.3.2.1. Các nội dung điển hình được lựa chọn
2


để thiết kế các hoạt động dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS . 16
2.3.2.2. Thiết kế các nội dung tổ chức HS tự học phần Sinh thái học
chương trình Sinh học 12 THPT .........................................................17
2.3.2.2.1. Rèn luyện kỹ năng tóm tắt nội dung bài học...................17
2.3.2.2.2. Rèn luyện KN diễn đạt nội dung bài học .......................19
2.3.2.2.3. Rèn luyện KN phân tích nội dung bài học .....................19
2.3.2.2.4. Rèn luyện KN vận dụng kiến thức đã học ......................20
2.3.2.2.5. Rèn luyện KN sát nhập nội dung kiến thức ....................21
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân đồng nghiệp,
và nhà trường ....................................................................................................22
2.4.1. Phân tích định tính...........................................................................22
2.4.2. Phân tích định lượng .......................................................................23
3. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................23
3.1. Kết luận..................................................................................................23
3.1.1. Nội dung ..........................................................................................23
3.1.2. Ý nghĩa .............................................................................................24
3.1.3. Hiệu quả ...........................................................................................24
3.2. Kiến nghị ...............................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................25


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV
GS.TS
HS
HST
KN
MT
ND
PBT
PHT
PP
PPDH
PT
QT
QTSV
QX
QXSV
T.Bình
THPT
TN
TNSP
TT
SGK
SKKN
SL
STH
XHCN


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Giáo viên
Giáo sư –Tiến sĩ

Học sinh
Hệ sinh thái
Kỹ năng
Môi trường
Nội dung
Phiếu bài tập
Phiếu học tập
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Phương tiện
Quần thể
Quần thể sinh vật
Quần xã
Quần xã sinh vật
Trung bình
Trung học phổ thơng
Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm
Thứ tự
Sách giáo khoa
Sáng kiến kinh nghiệm
Số lượng
Sinh thái học
Xã hội chủ nghĩa

4


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài

Điều 27.1 Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác
định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”
Điều 28.2 Luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có kiến
thức sâu rộng địi hỏi giáo dục phải đổi mới cả nội dung và phương pháp. Chiến
lược phát triển giáo dục 2001-2010 (ban hành kèm theo theo quyết định số
201/2001/QĐ-TTG ngày 28 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ, ở
mục 5.2 ghi rõ.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đổi mới giáo dục cần phải thực hiện đồng bộ ở
ba khâu: mục tiêu, nội dung và phương pháp. Bên cạnh mục tiêu, nội dung
chương trình đã, đang được đổi mới và ngày càng hồn thiện thì u cầu đổi mới
phương pháp (PP) và hình thức tổ chức dạy học là điều quan trọng.
Dù áp dụng bất kì phương pháp dạy học (PPDH) nào thì dạy học đều hướng
tới việc tổ chức cho học sinh (HS) chủ động đi tìm hiểu và vận dụng được kiến
thức. Vậy tự học có vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình học tập ở HS.
Khơng có một phương pháp dạy nào tốt hơn là rèn luyện cho HS kỹ năng tự học,
tự tìm tịi kiến thức. Tự học phát huy tính tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức
của HS, tự học là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các trường
trung học phổ thông (THPT).
Ước mơ của học sinh và gia đình... học xong cấp 3 rồi sẽ đỗ đạt được vào đại
học. Với cấu trúc đề thi bây giờ kiến thức ở cả 3 khối 10, 11, 12 thật khó để có
thể để học ở trường, lớp, một trong những giải pháp đó là phương pháp tự học
của học sinh như thế nào cho hiệu quả.

Ở chương trình Sinh học 12, phần Sinh thái học có vai trị quan trọng trong
chương trình, đây là phần học rất lý thú nghiên cứu về các mối quan hệ thống
nhất giữa sinh vật thuộc các mức độ tổ chức khác nhau với môi trường (MT).
Nội dung kiến thức của phần Sinh thái rất gần gũi, gắn liền MT sống xung
quanh...Như vậy, để đạt được mục đích của phần này, người GV cần tổ chức
cho HS tự khám phá, khắc sâu và vận dụng được tri thức một cách khoa học
nhất.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Thiết kế một số nội dung tổ chức học sinh tự học phần Sinh thái học nhằm
rèn luyên năng lực tự học cho học sinh trong chương trình Sinh học 12
THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
5


1.2. Xác định mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số nội dung nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng (KN) tự học trong
dạy – học phần Sinh thái học chương trình Sinh học 12 THPT, góp phần nâng
cao chất lượng học tập môn Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Thiết kế một số nội dung rèn luyện KN tự học trong dạy học phần Sinh
thái học chương trình Sinh học 12 THPT.
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
HS khối 12 trường THPT Hậu lộc 1 – Thanh hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, phân tích các loại tài liệu có liên
quan tới đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia có hiểu biết về nội
dung của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra: thông qua quan sát, dự giờ; phỏng vấn, trao đổi; phát
phiếu điều tra đối với GV và HS ở trường THPT Hậu lộc 1

- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm tại một số
lớp 12 ở trường THPT Hậu lộc 1, phân tích định tính (quan sát thái độ HS,
phỏng vấn HS) và phân tích định lượng (cho HS làm bài kiểm tra; thống kê, xử
lý số liệu) để rút ra những nhận xét, kết luận về tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm tự học
Việc đưa ra khái niệm tự học đã được nhiều tác giả đề cập đến:
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất quan tâm đến vấn đề tự học – tự đào
tạo. Người đã chỉ ra rằng: “Tự học là sự nỗ lực của chính bản thân người học, sự
làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động
học tập, lại cịn cần phải có mơi trường (tập thể để thảo luận) và quản lý chỉ đạo
giúp vào”. Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc” Bác đã nhấn mạnh: “Cách học tập,
phải lấy tự học làm cốt, phải biết tự động học tập”.
Nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển cho rằng: “Tự
học là một khâu rất quan trọng trong q trình giáo dục, góp phần hình thành và
nâng cao năng lực, phẩm chất cho HS, sinh viên đặc biệt là trong điều kiện hiện
nay...
Như vậy, tự học là q trình địi hỏi người học phải nỗ lực tối đa, tích cực,
chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức bằng hoạt động của chính mình nhằm
đạt được mục đích đã đề ra từ trước.
2.1.2. Một số KN tự học cần rèn luyện cho HS THPT
Theo GS.TS Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành, trong tài liệu phương
pháp giảng dạy Sinh học đã nêu ra một số KN cơ bản của HS khi làm việc với
SGK:
- KN tách nội dung bản chất từ tài liệu đọc được.
6



- KN phân loại tài liệu đọc được.
- KN trả lời câu hỏi dựa trên tài liệu đọc được.
- KN lập dàn bài khi đọc SGK.
- KN soạn đề cương.
- KN làm tóm tắt tài liệu đọc được.
- KN đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ trong SGK.
Theo Nguyễn Duân đã xác định các KN làm việc với SGK bao gồm:
- Nhóm KN làm việc với kênh chữ: KN tìm ý chính, KN tóm tắt, KN lập
dàn ý, KN lập bảng, KN lập sơ đồ.
- Nhóm KN làm việc với kênh hình trong SGK: KN khai thác thông tin
tranh ảnh trong SGK, KN khai thác thông tin sơ đồ trong SGK, KN khai thác
thông tin đồ thị trong SGK, KN khai thác thông tin từ bảng trong SGK, KN vận
dụng thông tin từ SGK.
Thông qua nghiên cứu việc phân loại các KN trên và mục tiêu giáo dục
hiện nay, trong đề tài này tôi sẽ tập trung rèn luyện cho HS các KN sau:
- KN tóm tắt nội dung bài học.
- KN diễn đạt nội dung bài học.
- KN phân tích nội dung bài học.
- KN vận dụng kiến thức đã học.
- KN sát nhập nội dung kiến thức.
2.1.3. Vai trò của tự học
Tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà
trường phổ thông. Tự học là phương pháp, cách thức cơ bản của mỗi HS cần
phải thực hiện. Tự học sẽ giúp HS tự hoàn thiện và làm phong phú vốn kiến thức
bằng sự nỗ lực tự tìm tịi, nghiên cứu.
Tự học cịn có vai trị to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho
người học. Việc tự học rèn luyện cho người học thói quen độc lập suy nghĩ, độc
lập giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập, trong cơng việc, trong cuộc sống
giúp cho học tự tin hơn trong cuộc sống của mình. Hơn thế nữa, tự học thúc đẩy
HS ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học,

sống có hồi bão, ước mơ. Do vậy, mỗi HS phải xây dựng cho mình một thói
quen, một phương thức tự học thích hợp nhất.
2.1.4. Bản chất của việc tự học
Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng muốn làm tốt một việc gì dù nhỏ, đơn giản
cũng cần có sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân. Việc học tập cũng vậy, HS sẽ trở
thành cái máy ghi âm lời thầy cơ và cũng chóng quên nếu không biến những tri
thức ấy thực sự là của mình.
Bản chất của q trình tự học là khơng có sự hướng dẫn trực tiếp của GV nên
tất yếu địi hỏi sự nỗ lực, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
2.1.5. Các hình thức tự học
* Tự học hồn tồn (khơng có GV): Người học tự mày mò, tự học qua tài
liệu, thực tiễn, tự rút kinh nghiệm một cách độc lập khơng có sự hướng dẫn của
GV. Hình thức học tập này địi hỏi người học phải có sự say mê khám phá tri
7


thức mới, phải có một vốn kiến thức nhất định. Trong tự học hồn tồn, người
học gặp phải khó khăn do có nhiều kiến thức mới, dễ chán nản hoặc khơng có kế
hoạch học phù hợp…
* Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Người học tự tìm hiểu thơng tin qua sách,
báo, giáo trình, từ đó hình thành tư duy và KN. Đây là cách học mà chúng ta cần
chú ý vì cách học này giúp ta xây dựng cách học tập suốt đời. Cách học này
cũng gặp phải nhược điểm là trong lúc tự nghiên cứu gặp khó khăn, vướng mắc
bản thân không tự giải quyết được.
* Tự học có GV ở xa hướng dẫn qua phương tiện truyền thơng: Đây là cách
học mà người học có sự trao đổi, hướng dẫn của GV từ xa trong việc giải quyết
tình huống, làm bài, kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, người học cũng gặp khó khăn
là khơng tiếp xúc trực tiếp được với GV để trao đổi những thông tin, kiến thức
vướng mắc.
* Tự học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV (hay cịn gọi là tự học có

hướng dẫn): Người học học theo tài liệu hướng dẫn GV đưa trước và có sự hỗ
trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của GV. Hình thức tự học có hướng dẫn GV có thể tổ
chức dạy học ở hai hình thức:
- Tự học ở nhà: GV định hướng một cách gián tiếp về PP tự học và nội dung
kiến thức nghiên cứu. HS chủ động sắp xếp kế hoạch, phát huy tính chủ động,
tích cực để hồn thành những u cầu mà GV yêu cầu.
- Tự học trên lớp: GV hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho nghiên cứu HS
tự chiếm lĩnh tri thức mới. HS là chủ thể của q trình nhận thức, tự giác, tích
cực sáng tạo tham gia vào quá trình học tập.
Các hình thức tự học

Tự học trên lớp

Tự
học
bài
mới

Hình thành
kiến thức mới

Tự học tại nhà

Tự
học
khi
kết
thúc
tiết
học


Tự
học
khi
kết
thúc
chương

Tự
học
khi
kết
thúc
phần

Củng cố, ơn tập,
hệ thống hóa kiến thức

8

Tự
học
khi kết
thúc
mơn
học


Sơ đồ các hình thức tự học
2.1.6. Biểu hiện của việc tự học tốt

Người có ý thức học tập tốt thể hiện ở chỗ họ có thái độ đối với việc học tập
ở lớp cũng như ở nhà và họ thực hiện học tập như thế nào. Việc này tưởng
chừng như đơn giản, nhưng không phải HS nào cũng thực hiện được. Đó là
những HS “biết học hết mình, biết chơi hết mình”, biết kết hợp giữa học tập và
giải trí một cách hợp lý, thậm chí, có thể học được nhiều điều từ các trò chơi.
Trên lớp, người học luôn tập trung nghe giảng, đào sâu suy nghĩ, hăng hái phát
biểu bởi vì người ta thường nhớ rất nhanh và rất bền điều học hiểu. Tự học ở nhà
giúp HS đào sâu suy nghĩ, hệ thống lại những tri thức đã lĩnh hội...
2.1.7. Những khó khăn của HS khi tiến hành tự học
HS thường gặp nhiều khó khăn khi tiến hành tự học, nguyên nhân khách
quan là không được rèn luyện từ cấp dưới hoặc nguyên nhân chủ quan như
khơng tự tin, khơng kiên trì, dễ chán nản khi gặp khó khăn, thiếu KN tự học
như: đề ra kế hoạch học tập cụ thể; sưu tầm, nghiên cứu, ...
Nếu người học có hướng trao dồi KN tự học và khắc phục những khó khăn
trong hoạt động tự học thì người học sẽ đạt được kết quả rất khả quan trong học
tập và đây cũng chính là cách giúp người học có thể học tập suốt đời.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Nội dung chương trình SGK Sinh học 12
Nội dung kiến thức chương trình Sinh học 12 được trình bày rất cụ thể gồm
ba phần: phần 1 – Di truyền học, phần 2 – Tiến hoá, phần 3 – Sinh thái học; mỗi
phần lại chia thành các chương nhỏ. Trong đó, kiến thức Sinh thái học rất gần
gũi và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sống của sinh giới nói chung và con
người nói riêng. Khi truyền thụ kiến thức này, GV có thể tổ chức hướng dẫn HS
9


tự nghiên cứu bằng hệ thống câu hỏi – bài tập đã thiết kế sẵn (PHT, PBT). Cách
dạy học này, giúp HS rèn luyện được nhiều KN đặc biệt là KN độc lập nghiên
cứu, khơi dậy được tiềm năng say mê học tập trong chính bản thân của mỗi HS.
2.2.2. Về phía GV

Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, tơi đã tiến hành tìm hiểu thực
trạng giảng dạy bộ môn Sinh học. Đặc biệt là thực trạng rèn luyện KN tự học
phần Sinh thái học bằng hệ thống câu hỏi, bài tập tự thiết kế (thể hiện trong
PHT, PBT). Tôi đã tiến hành dự giờ, quan sát, trao đổi ý kiến với GV đang dạy
Sinh học 12. Kết quả thu được như sau
* Về nhận thức:
Đa số GV được khảo sát đều nhận thức được vai trò và sự cần thiết của việc
rèn luyện KN tự học cho HS trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Khoảng
80% GV đã có tổ chức cho HS tự học phần Sinh thái học
* Thực trạng tổ chức cho HS tự học trong các khâu của quá trình dạy học bộ
mơn Sinh học:
GV đã có chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong các khâu
của quá trình giảng dạy: hướng dẫn HS tự học bài mới ở lớp; ở nhà; trong khâu
củng cố, ôn tập, hệ thống kiến thức; kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, tổ chức tự học
chỉ dừng lại ở mức độ không thường xuyên.
* Nhận thức về rèn luyện các KN tự học
Đa số giáo viên được khảo sát đã nhận thức được mức độ cần thiết phải rèn
luyện KN tự học cho HS, đặc biệt là các KN như: tóm tắt nội dung bài học, diễn
đạt nội dung bài học, phân tích nội dung bài học, vận dụng kiến thức đã học, sát
nhập nội dung kiến thức. Bên cạnh đó, một số GV chưa quan tâm đến việc rèn
luyện KN tự học cho HS và cho rằng việc rèn luyện các KN này là không cần
thiết.
Như vậy, chúng ta thấy được rằng việc rèn luyện KN tự học cho HS là rất cần
thiết nhằm phát huy tính tích cực của HS nhưng có thể do các nguyên nhân chủ
quan và khách quan mà bản thân GV chưa thực hiện được thường xuyên hoặc đã
thực hiện nhưng chưa có hiệu quả. Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
KN, kinh nghiệm thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức rèn
luyện KN cho HS của GV chưa nhiều .
Khó tạo ra hệ thống câu hỏi, bài tập có chất lượng thu hút được sự hứng thú
nghiên cứu tài liệu của HS .

2.2.3. Về phía HS
Đa số HS được khảo sát cho rằng: Tự học sẽ giúp các em rèn luyện và phát
triển khả năng tư duy nhạy bén; hình thành được tính độc lập khơng dựa dẫm
vào người khác; đồng thời khắc sâu kiến thức và nâng cao kết quả học tập. Tuy
nhiên, một số HS còn thụ động và cho rằng chỉ cần tiếp thu kiến thức truyền đạt
từ GV là đủ vì tự học chỉ mất thời gian, lượng kiến thức hiểu được lại ít hơn mà
chưa chắc điều mình tìm hiểu được là đúng; các KN tự học của HS cịn chưa có
hoặc có nhưng chưa hiệu quả; các KN xử lí thơng tin, KN truyền đạt thông tin...
chưa cao; HS rất lúng túng khi phải chủ động lĩnh hội kến thức mới.
10


Tóm lại, từ thực trạng trên địi hỏi phải nhanh chóng trang bị cho HS những
KN tự học, bước đầu giúp các em tự học có hiệu quả, từ đó phát triển KN tự học
những vấn đề lớn hơn. Chính vì vậy GV cần thiết kế được các nội dung giúp rèn
luyện cho HS một số KN tự học cơ bản để phát huy tối đa tính tích cực học tập
của HS, thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH mà không tạo áp lực nặng nề trong 1
tiết học cho HS.
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu thiết kế các nội dung để rèn
luyện cho HS các kỹ năng: tóm tắt nội dung bài học, diễn đạt nội dung bài
học, phân tích nội dung bài học, vận dụng kiến thức đã học, sát nhập nội
dung kiến thức vào giảng dạy phần Sinh thái học chương trình Sinh học 12
THPT.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.
CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH
2.3.1.1. Phân tích Logic cấu trúc nội dung phần Sinh thái học chương
trình Sinh học 12 THPT

Có thể hình dung Logic cấu trúc nội dung chương trình STH THPT theo sơ
đồ sau
Các nhân tố sinh
thái
VS

Cá thể

HS

Quần thể loài

CN

Quần xã

Sinh quyển
- HST

Sơ đồ: Logic cấu trúc nội dung chương trình STH – THPT
(Mũi tên 2 chiều chỉ sự tương tác; VS: vô sinh; HS: hữu sinh; CN: con người)
(tác giả muốn tách con người riêng ra với nhân tố hữu sinh)
Có thể đánh giá về cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học chương trình Sinh
học 12 THPT như sau:
- Bố cục: Chương trình được soạn theo hướng phát triển về mặt nội dung, đi
từ cấp thấp đến cấp cao, từ đơn giản đến phức tạp hơn.
- Nội dung chính của chương trình Sinh thái học là các khái niệm, các mối
quan hệ tương tác giữa các yếu tố cấu trúc trong từng cấp độ tổ chức, qua đó
giúp HS hiểu rõ hơn về thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên với sự phát triển và
tồn tại của sự sống, hiểu và biết vận dụng quy luật sinh thái vào thực tiễn.

- Nội dung mang tính tích hợp giáo dục MT cao vì thế đây là nội dung có
nhiều thuận lợi nhất trong việc giáo dục MT.
- Nội dung có tính khoa học và cập nhật cao.
11


Tuy nhiên, trong SGK phần Sinh thái học chủ yếu là các hoạt động minh họa,
chứng minh kiến thức, số lượng các hoạt động chưa nhiều, các hoạt động để tổ
chức HS tự học cịn rất ít. Điều đó gây khó khăn cho GV trong việc tổ chức hoạt
động học tập của HS theo các phương pháp sư phạm khác nhau để rèn luyện KN
tự học cho HS. Trong khi đó, phần kiến thức Sinh thái học lại có nhiều thuận lợi
tạo ra các tình huống sư phạm đa dạng cũng như tổ chức được các hoạt động tự
học cho HS rất phong phú.
Những đặc điểm cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học đã định hướng cho tôi
thiết kế, bổ sung thêm các nội dung để tổ chức HS học tập, giúp các em nhận
thức, lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn luyện được cho HS KN tự học, tạo cho các
em lòng say mê và hứng thú trong học tập.
2.3.1.2. Quy trình tổ chức học sinh tự học
- Bước 1: GV giới thiệu hoạt động, giao nhiệm vụ cho HS.
- Bước 2: HS tìm kiếm, ghi chép thơng tin có liên quan, xử lý thơng tin đã
thu thập để hoàn thành yêu cầu của GV. Lưu ý ở bước này, GV có thể cho HS
làm việc độc lập hoặc cho tổ chức thảo luận nhóm tùy thuộc vào nội dung từng
bài học cụ thể.
- Bước 3: Tổ chức thảo luận cả lớp
- Bước 4: GV hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh sửa nội dung thu nhận và xử

- Bước 5: HS hồn thiện kiến thức.
2.3.1.3. Ví dụ minh họa quy trình tổ chức học sinh tự học
2.3.1.3.1. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng tóm tắt nội
dung bài học: Minh họa 1: Tổ chức tự học ở lớp, bài dạy:

Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ
VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
(Dạy mục I – Khái niệm quần xã
và mục II – Các đặc trưng cơ bản của quần xã)
Bước 1: GV giới thiệu hoạt động
GV yêu cầu HS nghiên cứu thơng tin SGK và thảo luận nhóm hồn thành PHT 40
Bài tập: Tìm hiểu khái niệm quần xã
Hãy quan sát hình ảnh về quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới và trả lời các
câu hỏi:
1/ Hãy kể tên các quần thể sinh vật có trong quần xã.
2/ Các quần thể trong quần xã có mối quan hệ như thế nào?
3/ Từ các nội dung trên hãy rút ra khái niệm quần xã.

12
Quần xã ruộng lúa


Bước 2: Tổ chức hoạt động nhóm GV phân chia thành 4 nhóm (mỗi tổ một
nhóm) và giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: hồn thành bài tập 1 và câu hỏi 1 - bài tập 2.
- Nhóm 2: hồn thành bài tập 1 và điền nội dung vào vị trí (1), (1’), (2), (2’)
ở câu hỏi 2 – bài tập 2.
- Nhóm 3: hồn thành bài tập 1 và và điền nội dung vào vị trí (3), (3’), (4),
(4’), (5), (5’) ở câu hỏi 2 – bài tập 2.
- Nhóm 4: hoàn thành bài tập 1 và và điền nội dung vào vị trí (6), (6’), (7),
(7’) ở câu hỏi 2 – bài tập 2.
* Mỗi nhóm có 5 phút để hồn thành nội dung của nhóm.
Bước 3: GV tổ chức thảo luận cả lớp
GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả tự nghiên cứu đã ghi trong PHT
của nhóm mình. Trong bước này GV có thể gọi nhiều nhóm khác nhau bổ sung

(nếu cần) nhằm hoàn thiện kiến thức.
Bước 4: GV nhận xét kết quả cuối cùng, hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh sửa
nội dung PHT.
Bước 5: HS hoàn chỉnh kiến thức vào PHT và dùng PHT làm tư liệu học tập.
2.3.1.3.2. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng diễn đạt nội
dung bài học: Minh họa 2: Tổ chức tự học trên lớp, bài dạy:
Bài 44: CÁC CHU TRÌNH SINH ĐỊA HĨA VÀ SINH QUYỂN
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ khuyết về “Chu trình cacbon” kết hợp với nội
dung mục II SGK hoàn thành các câu hỏi:
Bài tập: 1/ Hãy điền các từ cịn thiếu vào các ơ từ 1  5 để được sơ đồ hồn
chỉnh.
CO2 trong khí quyển
2

1

5

2

Thức ăn

Thức ăn

4
3
13
Mùn

Sự hóa thạch


Nhiên liệu
hóa thạch


Chu trình Cacbon trong hệ sinh thái
2/ Nếu thiếu cây xanh trong chu trình trên thì sẽ dẫn đến hậu quả sinh thái gì?
Từ đó nêu ý nghĩa của việc bảo vệ MT xanh trên Trái Đất?
Bước 2: Tổ chức hoạt động nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm và u cầu hồn thành nội dung của từng nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu trả lời câu hỏi 1, câu hỏi 1a, câu hỏi 2 bài tập 2.
+ Nhóm 2: tìm hiểu trả lời câu hỏi 1, câu hỏi 1a, câu hỏi 2 bài tập 2.
+ Nhóm 3: tìm hiểu trả lời câu hỏi 1, câu hỏi 1b, câu hỏi 2 bài tập 2.
+ Nhóm 4: tìm hiểu trả lời câu hỏi 1, câu hỏi 1c, câu hỏi 2 bài tập 2.
- Mỗi nhóm có 8 phút để hồn thành nội dung của nhóm.
Bước 3: GV tổ chức thảo luận cả lớp
- Đại diện HS trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe và có thể đặt câu hỏi hoặc bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét kết quả cuối cùng, hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh
sửa nội dung PHT.
Bước 5: HS hoàn thiện kiến thức vào PHT và dùng PHT làm tư liệu học tập.
2.3.1.3.3. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung
bài học: Minh họa 3: Tổ chức tự học trên lớp, bài dạy
Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
(Dạy kiến thức – Những quy luật tác động
của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái)
Bước 1: GV giới thiệu hoạt động
GV u cầu HS hồn thành bài tập 2 “Tìm hiểu những quy luật tác động của
các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái” trong PHT 35:
Bài tập: “Tìm hiểu những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới

hạn sinh thái”
Hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. – Cây lấy muối khoáng dưới dạng nào?
- Sinh vật sống trong mơi trường có phải chỉ chịu sự tác động của 1 nhân tố sinh
thái?
Từ ví dụ trên hãy rút ra quy luật tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật.
Nghiên cứu quy luật tác động này có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
2. - Ảnh hưởng của ánh sáng đối với cơ thể ếch và người có giống nhau
khơng?
- Ảnh hưởng của ánh sáng đối với da và mắt người có giống nhau không?
- Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và người trưởng thành có giống nhau khơng?
Từ ví dụ trên hãy rút ra quy luật tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật.
Nghiên cứu quy luật tác động này có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
Bước 2: Tổ chức hoạt động nhóm
14


- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu hồn thành nội dung của từng nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu trả lời câu hỏi 1. + Nhóm 2: tìm hiểu trả lời câu hỏi 2.
+ Nhóm 3: tìm hiểu trả lời câu hỏi 3. + Nhóm 4: tìm hiểu trả lời câu hỏi 4.
- Mỗi nhóm có 5 phút để hồn thành nội dung của nhóm.
Bước 3: GV tổ chức thảo luận cả lớp
- Đại diện HS trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe và có thể đặt câu hỏi hoặc bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét kết quả cuối cùng, hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh sửa
nội dung PHT.
Bước 5: HS hoàn thiện kiến thức vào PHT và dùng PHT làm tư liệu học tập.
2.3.1.3.4. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức đã học: Minh họa 4: Tổ chức tự học ở lớp, bài dạy:
Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI

VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
(Dạy mục củng cố)
Bước 1: GV giới thiệu hoạt động
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức hiệu suất sinh thái để giải bài tập sau:
Bài tập: Cho các dữ kiện sau: năng lượng mặt trời của quần xã nhận được là
6,3.109 calo; cây linh lăng tích lũy được 1,49.10 7 calo; bị tích lũy được 1,19.10 6
calo; người tích lũy được 8,3.103 calo.
1/ Hãy xây dựng hình tháp năng lượng dựa vào số liệu đã cho.
2/ Hãy tính hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 3, sinh vật tiêu thụ cấp 1.
Bước 2: Tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS làm việc độc lập
Bước 3: GV tổ chức thảo luận cả lớp
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- Các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét kết quả cuối cùng, hướng dẫn HS tự kiểm tra, chỉnh
sửa nội dung.
Bước 5: HS hồn thiện kiến thức.
2.3.1.3.5. Ví dụ tổ chức HS tự học rèn luyện kỹ năng sát nhập nội dung
kiến thức: Minh họa 5: Tổ chức tự học ở nhà và trình bày nội dung trên lớp, bài
dạy:
Bài 44: CÁC CHU TRÌNH SINH ĐỊA HĨA VÀ SINH QUYỂN
( Dạy mục - Sinh quyển)
Bước 1: GV giới thiệu hoạt động
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ tìm hiểu về các khu sinh
học chính trên Trái đất (đồng rêu, rừng lá kim phương bắc, rừng lá rộng rụng
theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu; khu sinh học nước ngọt, khu
sinh học nước mặn, đa dạng sinh học Việt Nam) và yêu cầu HS tìm hiểu về các
nội dung và trình bày trước lớp ở tiết học sau (mỗi nhóm có 7 phút để trình bày
và tiếp quản vị trí):
- Phân bố ở khu vực địa lý nào?

15


- Đặc điểm điều kiện tự nhiên ở những khu vực đó.
- Đặc điểm hệ sinh vật ở đó và một số đặc điểm thích nghi với mơi trường
(lấy ví dụ cụ thể)
Bước 2: Tổ chức hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một khu sinh học trên
Trái đất:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu HST đồng rêu.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu HST rừng lá kim phương bắc.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu HST rừng lá rộng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc
bán cầu
+ Nhóm 4: Tìm hiểu khu sinh học nước ngọt.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu khu sinh học nước mặn
+ Nhóm 6: Tìm hiểu đa dạng sinh học Việt Nam
- Mỗi nhóm chuẩn bị nội dung ở nhà.
Bước 3: GV tổ chức thảo luận cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác lắng nghe và có thể đặt câu hỏi hoặc bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét kết quả cuối cùng, hướng dẫn HS hoàn thiện kiến thức.
Bước 5: HS hoàn thiện kiến thức.

2.3.2.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 THPT
2.3.2.1. Các nội dung điển hình được lựa chọn để thiết kế các hoạt
động dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS
TT

Bài
Nội dung
I – Môi trường sống và các nhân tố sinh
Bài 35: Môi trường sống và
thái
1.
các nhân tố sinh thái
II. Giới hạn sinh thái
Tự học ở nhà
Bài 36: Quần thể sinh vật và I – Khái niệm quần thể
2.
mối quan hệ giữa các cá thể
II – Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
trong quần thể
Tự học ở nhà
I – Khái niệm về biến động số lượng
Bài 39: Biến động số lượng
3.
II – Các dạng biến động số lượng
cá thể của quần thể sinh vật
Củng cố
Bài 40: Quần xã sinh vật và
I – Khái niệm quần xã sinh vật
4.
một số đặc trưng cơ bản của
II – Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
quần xã
I – Khái niệm về diễn thế sinh thái
II - Nguyên nhân diễn thế sinh thái
5.

Bài 41: Diễn thế sinh thái
III – Các dạng diễn thế sinh thái
Tự học ở nhà
6.
Bài 43: Trao đổi vật chất
II – Tháp sinh thái
16


trong hệ sinh thái
Củng cố
Bài 44: Chu trình sinh địa
Tồn bài: Tự học ở nhà và trình bày nội
7.
hóa và sinh quyển
dung trước lớp
Bài 45: Dòng năng lượng
I – Sự biến đổi năng lượng trong hệ sinh
8.
trong hệ sinh thái và hiệu
thái
suất sinh thái
Củng cố
Bài 46: Thực hành:
Toàn bài: Tự học ở nhà và trình bày nội
9.
Quản lí và sử dụng bền vững
dung trước lớp
tài nguyên thiên nhiên
Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến hình

thức tự học có sự hướng dẫn của GV trong dạy học phần Sinh thái học chương
trình Sinh học 12 THPT. Mục đích của việc nghiên cứu này là rèn luyện cho HS
một số KN tự học như: KN tóm tắt nội dung bài học, KN diễn đạt nội dung bài
học, KN phân tích nội dung bài học, KN vận dụng kiến thức đã học và KN sát
nhập nội dung kiến thức.
Thực tế, sự phân loại các KN mang tính chất tương đối, khó tách biệt rõ ràng
các KN. Ví dụ trong cùng một nội dung, hoạt động được tổ chức có thể vừa kết
hợp KN tóm tắt nội dung bài học và KN diễn đạt nội dung đã được tóm tắt đó
bằng ngơn ngữ hiểu của chính bản thân.
2.3.2.2. Thiết kế các nội dung tổ chức HS tự học phần Sinh thái học
chương trình Sinh học 12 THPT
2.3.2.2.1. Rèn luyện kỹ năng tóm tắt nội dung bài học
KN tóm tắt nội dung bài học là KN trình bày cơ đọng những điều đọc được,
trong đó có dẫn ra những dữ kiện quan trọng nhất, những con số, những luận
điểm và cả những đoạn trích dẫn, những khái niệm. Sau đó ghi chép lại thành
một bảng tóm tắt. Bảng tóm tắt cần ngắn gọn, cơ đọng phản ánh đầy đủ nội
dung bài học và đảm bảo tính logic của nội dung.
Minh họa 1: Tổ chức tự học trên lớp, bài dạy:
Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
(Dạy mục I – Khái niệm môi trường sống và các nhân tố sinh thái)
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1 “Tìm hiểu khái niệm mơi trường và
nhân tố sinh thái” trong PHT 35:
Bài tập 1: Tìm hiểu khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái
1/ Hãy liệt kê một số nhân tố ảnh hưởng đến q trình sống của cây (điền vào
vị trí trống từ a  e)
a/ ....................
A
b/....................
A
c/ ....................

A
B
d/....................
A
e/ ....................
.....................

A
17


2/ Hãy điền cụm từ “nhân tố sinh thái” hoặc “mơi trường” vào vị trí “A” hoặc
“B”. Từ đó hãy phân biệt khái niệm “nhân tố sinh thái” và “môi trường”
3/ Hãy phân loại nhân tố sinh thái. Cho ví dụ.
4/ Hãy phân loại mơi trường. Cho ví dụ.
5/ Trả lời các câu hỏi sau:
- Động vật muốn bay lượn cần có đặc điểm gì?
- Để tránh bị săn bắt, một số lồi động vật có màu sắc như thế nào?
- Cây xương rồng có đặc điểm gì để hạn chế thốt hơi nước?
- Chim phương Bắc vào mùa đơng thường có hiện tượng gì?
Từ đó rút ra kết luận: “Sinh vật có những đặc điểm gì để thích nghi với mơi
trường sống đặc trưng của mình?”
Minh họa 2: Tổ chức tự học trên lớp, bài dạy:
Bài 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
(Dạy mục I – Khái niệm quần thể
và mục II – Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hoàn thành các yêu cầu trong
PHT 36
Bài tập 1: Tìm hiểu khái niệm quần thể

Cho một số tập hợp gồm các nhóm cá thể như sau:
- Một lồng gà bán ở chợ.
- Một đàn chim cánh cụt sống ở Bắc Cực.
- Một bầy cá chép thả trong chậu nước.
- Một đàn cá rơ phi đơn tính sống ở trong hồ.
Có phải mỗi tập hợp trên đều là một quần thể khơng? Giải thích. Từ đó rút ra
đặc điểm chung của quần thể (khái niệm).
Bài tập 2: Tìm hiểu các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Hãy quan sát 3 đoạn phim và một số hình ảnh về mối quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể
+ Phim 1: (Đàn cá đi kiếm mồi)
+ Phim 2: (Đàn sư tử săn mồi)
+ Phim 3: (Các cá thể trong đàn sư tử giành nhau thức ăn, nơi ở)

18


1/ Phải chăng hoạt động của các cá thể trong các đoạn phim, hình ảnh trên đều
thể hiện cùng một mối quan hệ?
2/ Tục ngữ có câu: “Hổ dữ khơng ăn thịt con”. Vậy, thực tế trong tự nhiên
đúc kết trên có phải bao giờ cũng đúng cho tất cả các lồi sinh vật khơng?
Từ những nội dung trên hãy phân loại các mối quan hệ giữa các cá thể trong
quần thể và hồn thành bảng sau:
Các tiêu chí
Quan hệ …………………
Quan hệ ………….……
Khái niệm
Biểu hiện
Ý nghĩa
Ví dụ

3/ Tại sao nói mối quan hệ giữa các cá thể trong QT là các đặc điểm thích
nghi của sinh vật đối với mơi trường sống giúp QT phát triển ổn định?
2.3.2.2.2. Rèn luyện KN diễn đạt nội dung bài học
Diễn đạt nội dung bài học được hiểu một cách khái quát là sự thể hiện của
HS khi đã qua quá trình tiếp nhận, xử lý bởi các thao tác tư duy. Do đó, HS diễn
đạt lại khơng cịn “ngun bản” như ban đầu về hình thức nhưng nội dung cơ
bản vẫn khơng thay đổi và đồng thời nó chứa đựng sản phẩm tư duy, khả năng
diễn đạt bằng ngôn ngữ hiểu được của chính bản thân HS.
2.3.2.2.3. Rèn luyện KN phân tích nội dung bài học
Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành
những yếu tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay
hiện tượng đó thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn
thể và bộ phận, quan hệ giống lồi nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Sau khi phân tích cần kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự
vật hay hiện tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng
đều tồn tại đồng thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau.
19


Để nhận thức đầy đủ sự vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem xét từ
một tổng thể toàn vẹn, nghĩa là tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích từng yếu
tố, cuối cùng tổng hợp cao hơn, đầy đủ hơn.
Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối
tượng, phân tích càng sâu thì kết quả cuối cùng đạt được càng cao, càng đầy
đủ.
Minh họa 3: Tổ chức tự học trên lớp,
Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
(Dạy mục II – Những quy luật tác động
của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái)
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 “Tìm hiểu những quy luật tác động của

các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái” trong PHT 35:
Bài tập 2: “Tìm hiểu những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và
giới hạn sinh thái”
Hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. – Cây lấy muối khoáng dưới dạng nào?
- Sinh vật sống trong mơi trường có phải chỉ chịu sự tác động của 1 nhân tố sinh
thái?
Từ ví dụ trên hãy rút ra quy luật tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật.
Nghiên cứu quy luật tác động này có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
2. - Ảnh hưởng của ánh sáng đối với cơ thể ếch và người có giống nhau
khơng?
- Ảnh hưởng của ánh sáng đối với da và mắt người có giống nhau khơng?
- Sức đề kháng của trẻ sơ sinh và người trưởng thành có giống nhau khơng?
Từ ví dụ trên hãy rút ra quy luật tác động của nhân tố sinh thái lên sinh vật.
Nghiên cứu quy luật tác động này có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
2.3.2.2.4. Rèn luyện KN vận dụng kiến thức đã học
KN vận dụng là vận dụng điều mới học được để trả lời các câu hỏi, để làm
bài tập... và đặc biệt vận dụng vào thực tiễn các công việc hằng ngày mà người
học đặc biệt là tự học phải thường xun vận dụng vì:
+ Có vận dụng thì mới đạt được mục đích học của mình.
+ Có vận dụng thì mới nhớ lâu được, biến kiến thức thu được thành kiến
thức của chính mình.
Mức độ vận dụng cũng từ thấp tới cao, từ vận dụng để trả lời câu hỏi SGK
đến làm bài tập và giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Minh họa 4: Tổ chức tự học ở nhà, bài dạy:
Bài 35 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Hãy hoàn thành các yêu cầu trong PBT 35
Em hãy quan sát tranh khuyết về giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam và
điền những cụm từ thích hợp bên dưới vào các ô từ 1  8 tương ứng trong
tranh.

a. Điểm gây chết 5 – 6oC
b. Điểm gây chết 42 oC c. Giới hạn sinh thái
20


d. Giới hạn dưới e. Giới hạn trên f. Khoảng thuận lợi g. 20 oC

7

h. 35 oC

8

Hình: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi nuôi ở Việt Nam.
Minh họa 5: Tổ chức tự học ở lớp, bài dạy:
Bài 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
GV yêu cầu HS về nhà học bài và hoàn thành các yêu cầu trong PBT 36:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Cho các hiện tượng sau:
I. Các cây thông nối liền rễ nhau
II. Cá mập con khi mới nở sử dụng cá trứng chưa nở làm thức ăn
III. Chó rừng cùng kiếm ăn chung trong đàn
IV. Hai cá đực nhỏ kí sinh trên cá cái
V. Sư tử cùng nhau tiêu diệt trâu rừng
VI. Bồ nông kiếm được nhiều cá khi đi chung với nhau
VII. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật
VIII. Vào mùa sinh sản, các con đực đánh nhau giành con cái
Câu 1. Biểu hiện nào là của quan hệ hỗ trợ
A. I, II, III, IV

B. I, III, V, VI
B. C. IV, VI, VII
D. II, IV, V
Câu 2. Biểu hiện nào là của quan hệ cạnh tranh
A. I, IV, V
B. II, III, IV
C. III, IV, V
D. II, IV, VII, VIII
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự cạnh tranh trong quần thể là do:
A. bị kẻ thù tiêu diệt
B. có cùng nhu cầu sống
C. mật độ cao
D. chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
Minh họa 6: Tổ chức tự học ở nhà, bài dạy:
Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ
HIỆU SUẤT SINH THÁI
(Dạy mục củng cố)
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức hiệu suất sinh thái để giải bài tập sau:

21


Bài tập: Cho các dữ kiện sau: năng lượng mặt trời của quần xã nhận được
là 6,3.109 ; cây linh lăng tích lũy được 1,49.107 calo; bị tích lũy được 1,19.106
calo; người tích lũy được 8,3.103 calo.
1/ Hãy xây dựng hình tháp năng lượng dựa vào số liệu đã cho.
2/ Hãy tính hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng cấp 3, sinh vật tiêu thụ cấp 1.
2.3.2.2.5. Rèn luyện KN sát nhập nội dung kiến thức
Minh họa 7: Tổ chức tự học ở nhà, bài dạy:
Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI

GV yêu cầu HS đọc thông tin bảng 33 bài 33 “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH
GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT” và dựa vào kiến thức đã học ở bài 41 trả lời các
câu hỏi sau:
1/ Hãy nhận xét về các quần xã và môi trường qua các kỷ theo thời gian từ
trước đến nay. Sự phát triển qua các đại địa chất có phải là sự diễn thế sinh thái
hay khơng?
2/ Vì sao trong q trình biến đổi của các hệ sinh thái trên trái đất có sự mất
đi một số loài và sự xuất hiện của một số loài mới trong các quần xã sinh vật?
3/ Bản chất của quá trình vận động phát triển của quần xã là gì?
Minh họa 8: Tổ chức tự học ở nhà và trình bày nội dung trên lớp, bài dạy:
Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HĨA VÀ SINH QUYỂN
( Dạy mục III- Sinh quyển )
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ tìm hiểu về các khu sinh
học chính trên Trái đất (đồng rêu, rừng lá kim phương bắc, rừng lá rộng rụng
theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu; khu sinh học nước ngọt, khu
sinh học nước mặn, đa dạng sinh học Việt Nam), yêu cầu HS tìm hiểu về các nội
dung và trình bày trước lớp ở tiết học sau (mỗi nhóm có 7 phút để trình bày và
tiếp quản vị trí):
- Phân bố ở khu vực địa lý nào?
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên ở những khu vực đó.
- Đặc điểm hệ sinh vật ở đó và một số đặc điểm thích nghi với mơi trường
(lấy ví dụ cụ thể)
Minh họa 9: Tổ chức tự học ở nhà và trình bày nội dung trên lớp, bài dạy:
Bài 46 : Thực hành: QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
GV giao nhiệm vụ u cầu HS (theo nhóm) về nhà tìm hiểu các nội dung và
trình bày trước lớp ở tiết học sau (mỗi nhóm có 7 phút để trình bày và tiếp quản
vị trí):
- Các dạng tại ngun và tình hình sử dụng hiện nay.
- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện nay.

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con
người
- Giải pháp để hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, bản thân đồng nghiệp,
và nhà trường
22


- Đây là đề tài có thể đã được nhiều giáo viên đề cập nhưng nó ln mới đối
với học sinh, đặc biệt là cấu trúc đề thi quốc gia như hiện nay. Nó nhằm định
hướng cho hoạt động giáo dục đối với nhiều nội dung khác, nhằm phát huy tối
đa tính tích cực tự học của học sinh...
- Đối với giáo viên và nhà trường thì đây là kinh nghiệm, giải pháp cũng là
nguồn tài lệu tham khảo, phần nào nhằm nâng cao chất lượng của học sinh.
- Về bản thân tơi thấy nó rất bổ ích, những nội dung dễ, đã được học ở cấp
2... tôi chỉ cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
Tiến hành dạy thực nghiệm ở các lớp, 12A3, 12A4 (năm học 2015 - 2016)
trường THPT Hậu lộc 1, thu thập số liệu và phân tích định tính, định lượng.
2.4.1. Phân tích định tính
Quan sát thái độ học tập của HS trong tiết học, phỏng vấn các em về mức độ
thích thú khi vận dụng hệ thống câu hỏi – bài tập trong dạy học phần Sinh thái
học Sinh học 12 THPT. Kết quả thu được:
- Việc tổ chức các hoạt động dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS phần
Sinh thái học chương trình Sinh học 12 THPT đã có tác dụng tích cực hóa hoạt
động nhận thức, tạo được hứng thú cho HS trong học tập.
- HS tích cực nghiên cứu SGK, liên hệ kiến thức cũ đã học, kiến thức các
môn học và kiến thức thực tế để tham gia các hoạt động, hồn thành nhiệm vụ
mà GV giao, qua đó rèn luyện được kỹ năng tự học, khái quát hóa kiến thức
giúp các em nhanh chóng nắm bắt được kiến thức mới và có thể nhớ được bài
lâu, kỹ hơn.

2.4.2. Phân tích định lượng
Tiến hành dạy cùng một số bài ở 2 lớp: 1 lớp sử dụng phương pháp giảng
giải hoặc tổ chức dạy học bằng hệ thống câu hỏi dựa trên kiến thức được nêu
trong SGK (lớp đối chứng) và 1 lớp có vận dụng các nội dung thiết kế được
nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho HS (lớp thực nghiệm).
- Năm 2015 – 2016:
+ Giai đoạn 1: lớp 12A3 là lớp đối chứng và 12A4 là lớp thực nghiệm.
+ Giai đoạn 2: lớp 12 A4 là lớp đối chứng và 12A3 là lớp thực nghiệm.
Bảng 2.1 Kết quả phân phối điểm số
các lớp không tổ chức rèn luyện KN tự học
và các lớp có tổ chức rèn luyện KN tự học giai đoạn 1
Lớp
Lớp
đối chứng
Lớp thực
nghiệm
Qua bảng 2.1

12A3
12A4
12A4
12A3

Sĩ số

Giỏi

47
36
38

47

15
08
21
24

23

Bài kiểm tra số 1
Khá T.Bìn Yếu
h
17
25
0
13
15
0
15
0
0
23
0
0

Kém
0
0
0
0



- Tỷ lệ HS đạt điểm khá, giỏi ở các lớp thực hiện đề tài (lớp thực nghiệm) cao
hơn ở các lớp đối chứng.
- Tỷ lệ HS đạt điểm trung bình ở các lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối
chứng.
- Khơng có HS yếu, kém ở các lớp thực nghiệm.
Tổng hợp kết quả của việc đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS tôi
thấy rằng mức độ lĩnh hội kiến thức của HS khi thực hiện đề tài cao hơn khi
khơng thực hiện. Điều này chứng tỏ tính khả thi của việc vận dụng các nội dung
rèn luyện kỹ năng tự học trong giờ lên lớp. Tuy nhiên, những kết quả đạt được
nêu trên chỉ là bước đầu, vì đối tượng và phạm vi mà tơi tiến hành thực nghiệm
chưa nhiều. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để khẳng định tính hiệu quả và vai trị của
việc vận dụng các nội dung thiết kế được trong dạy học phần Sinh thái học thuộc
bộ môn Sinh học ở trường THPT để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.1.1. Nội dung
- Tìm hiểu một cách có hệ thống về những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn
của vấn đề tổ chức dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS. Từ đó đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề tổ chức dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong dạy
học phần Sinh thái học chương trình Sinh học 12 THPT.
- Vấn đề tổ chức rèn luyện HS tự học là vấn đề khá mới, trong khuôn khổ
SKKN này tôi đã đề cập đến việc rèn luyện cho HS một số KN tự học như: tóm
tắt nội dung bài học, diễn đạt nội dung bài học, phân tích nội dung bài học, vận
dụng kiến thức đã học và sát nhập nội dung kiến thức trong việc rèn luyện các
KN tự học phần Sinh thái học chương trình Sinh học 12 THPT.
- SKKN đã thiết kế được 16 minh họa để tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS
phần Sinh thái học chương trình Sinh học 12 THPT.
3.1.2. Ý nghĩa

- Ứng dụng của đề tài trong dạy học đã phần nào chứng minh tính thực tiễn
của việc tổ chức hoạt động dạy học rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.
- SKKN đã đưa ra được quy trình tổ chức DH rèn luyện kỹ năng tự học cho
HS và thiết kế được 16 minh họa giúp bổ sung tài liệu cho GV khi giảng dạy
phần này.
3.1.3. Hiệu quả
- HS hứng thú trong học tập tìm hiểu kiến thức mới cũng như tự tin vào bản
thân hơn, kết quả học tập cao hơn so với khi không áp dụng đề tài.
- GV cảm thấy tự tin, yêu nghề hơn, hiệu quả DH cao hơn.
3.2. Kiến nghị
Từ thực tiễn nghiên cứu đề tài và thực nghiệm sư phạm tơi có đề nghị sau:
Vấn đề tổ chức rèn luyện KN tự học cho HS là vấn đề khá mới, trong khuôn
khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đề cập đến việc rèn luyện cho HS một số
KN tự học.
24


Tuy nhiên, sử dụng thành công PP này lại không hề dễ dàng. Thực tế điều
tra cho thấy nhiều GV cịn lúng túng và gặp khó khăn khi sử dụng PP này trong
dạy học nói chung, mơn Sinh học nói riêng. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu
quả tổ chức dạy học rèn luyện KN tự học của HS trong dạy học Sinh học ở
trường THPT, tôi cho rằng đổi mới PPDH Sinh học phải tiến hành song song với
đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, tăng cường
thêm các phương tiện và thiết bị dạy học. Cùng với đó là tăng cường bồi dưỡng
thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH Sinh học nói chung;
về PPDH rèn luyện KN tự học của HS nói riêng để nâng cao hơn nữa nhận thức
cho GV THPT.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh hố, ngày 25 tháng 5 năm 2018
TƠI CAM KẾT KHƠNG COPY

Người thực hiện

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Đoàn Văn Tác
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy
học Sinh học Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để dạy tự học đạt hiệu quả, Nxb
Đại học sư phạm.
3. Đặng Việt Cường, Phương pháp tự học, bài báo khoa học giáo dục đăng
ngày 1/12/2010.
4. Nguyễn Duân (2010), Sử dụng phương pháp làm việc với sách giáo
khoa để tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong dạy học sinh học ở trung
học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
5. Phan Đức Duy (2012), Giáo trình kỹ thuật dạy học sinh học, Nxb Đại
học Huế.
6. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết, Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kỳ III (2004 - 2007). (Lưu hành nội bộ).
7. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng
Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sinh học 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng
Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sinh học 12 sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
9. Nguyễn Thị Hà (2008), Quy trình rèn luyện sinh viên kỹ năng tổ chức
học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học ở trung học phổ
thơng, tạp chí giáo dục, số 204, tr. 35 – 37.
25



×