Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN SThiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS nắm vững kiến thức bài học và vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.6 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

MỤC LỤC

Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Giải pháp tìm hiểu quy trình chuẩn bị một giờ học
4
2.3.2. Giải pháp tìm hiểu quy trình thực hiện giờ dạy học
6
2.4. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.4.1. Biện pháp hướng dẫn HS chuẩn bị bài học
7


2.4.2. Biện pháp xây dựng giáo án của GV
7
2.4.3. Biện pháp tổ chức dạy và học bài mới
11
2.4.4. Biện pháp tổ chức luyện tập, củng cố và đánh giá việc HS vận
12
dụng kiến thức bài học để giải bài tập đạt hiệu quả
2.5. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
18
đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
19

1
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

“THIẾT KẾ MỘT GIỜ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC, GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC BÀI HỌC VÀ
VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ TRONG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ”

I- MỞ ĐẦU
Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào
cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự

quan tâm của tất cả các GV và cán bộ quản lí giáo dục.
Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay
nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề
giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết
bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS
trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch,
thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho
một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng
và hiệu quả giờ dạy học.
Như bản thân tôi được biết, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào
bàn sâu về vấn đề này; đồng nghiệp, nhà trường cũng chưa có kinh nghiệm để
giải quyết, khắc phục.
Xuất phát từ thực tế đó, trong năm học 2017-2018 tôi đã nghiên cứu, tổng
kết về việc: “Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, giúp HS nắm vững kiến thức bài học và vận dụng có hiệu
quả trong giải bài tập Vật lí ” để vận dụng cho bản thân và đồng nghiệp trong
quá trình dạy học đạt nhiều kết quả tốt.
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới PPDH và đổi
mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại
những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động,
tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua
hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế, các câu hỏi như: làm thế
nào để có một giờ học tốt? làm thế nào để xây dựng được nhiều giờ học tốt luôn
là nỗi trăn trở của nhiều GV và cũng là mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra với
những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Với bản thân tôi trực tiếp dạy học
hàng ngày thì vấn đề mình lựa chọn để đúc kết thành SKKN này là cấp thiết.
Đề tài SKKN của bản thân tôi trong năm học 2017-2018 xin đề cập sâu
sắc đến việc xây dựng một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH nhằm
giúp HS nắm vững kiến thức bài học mới và áp dụng được những kiến thức đó

để giải bài tập vận dụng đạt hiệu quả nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu, đề xuất, thử nghiệm và đúc kết các giải pháp xây
dựng một giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH nhằm giúp HS nắm vững
2
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

kiến thức bài học mới và áp dụng kiến thức vừa học để giải bài tập vận dụng đạt
hiệu quả.
- Nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn của HS nhà trường trong
năm học 2017-2018 và những năm học tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu
- HS của các lớp học (11A6, 11A7, 11A8) trong nhà trường mà bản thân
tôi được phân công giảng dạy trong năm học 2017-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các giải pháp thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới
PPDH để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Vật lí của HS nhà trường.
II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi
dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng
phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú
học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám
sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới
như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS

theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu
cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều
chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của
người dạy và hoạt động học của người học).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong thực tế, với các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
mang lại có nhiều khi GV chúng ta khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV
và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào
những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án, bỏ qua các khâu: xác định mục
tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu
nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo. Đó là các hiện tượng và mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn
giáo dục của chúng ta hàng ngày. Chính điều đó đã gây cản trở đến chất lượng
giáo dục chung và đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục HS.
Có thể lấy một vài ví dụ để minh họa cho nhận định trên như sau:
Ví dụ 1:
Khi dạy học bài 13 - Dòng điện trong kim loại - Chương trình Vật lí 11
(cơ bản). Nếu GV không thực hiện đầu tư giờ dạy theo định hướng đổi mới
3
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

PPDH thì nhiều HS không thể nắm vững các kiến thức của bài học (lý do là nội
dung của bài học dài và có nhiều kiến thức khó) đó là các kiến thức nói về:
- Thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại.
- Bản chất của dòng điện trong kim loại.
- Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.

- Bản chất của hiện tượng siêu dẫn và hiện tượng nhiệt điện.
- Một số bài tập liên quan đến các kiến thức, kĩ năng của bài học.
Ví dụ 2:
Một bài tập ví dụ có liên quan đến kiến thức mở rộng, nâng cao của Bài
“Dòng điện trong kim loại” có đề bài như sau: Một dây dẫn bằng đồng, đường
kính tiết diện là d = 2mm, có dòng điện cường độ I = 5A chạy qua. Cho biết mật
độ êlectrôn tự do là n0 = 8,45.1028 m-3. Hãy tính vận tốc trung bình của các
êlectrôn trong chuyển động có hướng của chúng?
- Nếu GV không đầu tư cho HS các kiến thức mở rộng, nâng cao phù hợp
với bài học lí thuyết thì nhiều HS sẽ gặp khó khăn khi giải bài tập ví dụ này (vấn
đề này sẽ được nêu ở mục các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề trong
SKKN).
Ví dụ 3: Một dòng điện có cường độ đo được 1,2.10 -4 (A) tồn tại trong một dây
đồng có đường kính 2,5(mm). Cho nguyên tử lượng của đồng là
M = 63.10-3 (kg/mol), khối lượng riêng là D = 9000 (kg/m3). Hãy tính:
a) Mật độ dòng ?
b) Vận tốc trôi của êlectron ?
- Cũng tương tự như ví dụ 2, HS sẽ gặp khó khăn khi giải bài tập này (cụ
thể vấn đề sẽ được nêu ở mục các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
trong SKKN).
* Nhận xét:
Thông qua các ví dụ trên có thể khẳng định: Các GV trong quá trình dạy
học, nếu thiên về PPDH truyền thống nhiều hơn mà không chú trọng đầu tư theo
PPDH mới thì sẽ gặp phải những bất cập, hạn chế sau trong quá trình dạy và
học:
+ Kiến thức bộ môn của GV không được trau dồi và tích lũy thường
xuyên, ngày càng mai một và sẽ không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về học tập
ngày càng cao từ phía HS.
+ Làm hạn chế khả năng phát triển tư duy, hạn chế tính tích cực và đặc
biệt là chất lượng tự học của nhiều HS không được nâng lên.

Để khắc phục những thực trạng trên, đề tài SKKN năm học 2017-2018
của tôi đã sử dụng một số giải pháp có tính khả thi sau đây:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp tìm hiểu quy trình chuẩn bị một giờ học:
(Tham khảo theo Tài liệu của TS. Nguyễn Thúy Hồng - Viện CL và CTGD)
4
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học
với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể như
sau:
a. Các bước thiết kế một giáo án:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Mục tiêu của bài học vừa là cái
đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước
đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm
(dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng nào; phạm vi, mức độ
đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì).
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác,
đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ
cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS,
gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những
khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh trong HS và các phương án giải
quyết. Do vậy, dù mất công nhưng mỗi GV nên dành thời gian để xem qua
bài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên
để có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng

như phát huy tích cực vốn kiến thức, kĩ năng đã có của HS.
- Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy
học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo.
- Bước 5: Thiết kế giáo án.
Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm
vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy
của GV và hoạt động học tập của HS.
b. Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật,...), các
phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và
tài liệu dạy học cần thiết.
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các
hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu của hoạt động.
5
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

+ Cách tiến hành hoạt động.
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động.

+ Kết luận của GV về: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau
hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái
độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra
nếu không có cách giải quyết phù hợp;...
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc HS cần phải
tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để
chuẩn bị cho việc học bài mới.
2.3.2. Giải pháp tìm hiểu quy trình thực hiện giờ dạy học:
(Tham khảo theo Tài liệu của TS. Nguyễn Thúy Hồng - Viện CL và CTGD)

Quy trình thực hiện một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ
bản sau:
a. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những kiến thức, kĩ năng đã
học có liên quan đến bài mới.
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài
liệu và đồ dùng học tập cần thiết).
Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học
hoặc có thể đan xen trong quá trình dạy bài mới.
b. Tổ chức dạy và học bài mới
- GV giới thiệu bài mới: Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để
đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội
dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng PPDH phù hợp.
c. Luyện tập, củng cố
- GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ
đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo
những hình thức khác nhau.
d. Đánh giá
- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi,

bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của
bạn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
e. Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà
- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực
hành, thí nghiệm,…).
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.
Lưu ý: Dựa vào đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình
độ HS, điều kiện cơ sở vật chất… GV có thể vận dụng các bước thực hiện một
giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc.
6
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

Sự thành công của một giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt,
sáng tạo của cả người dạy và cả người học.
2.4. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong năm học 2017-2018: Bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu đã sử dụng trong đề tài, xây dựng được nhiều giờ dạy học tốt theo
định hướng đổi mới PPDH và thực hiện có hiệu quả. Sau đây xin trình bày các
phương pháp nghiên cứu của SKKN với một giờ học cụ thể ở chương trình môn
Vật lí - lớp 11, đó là giờ học ở Tiết 25 - Bài 13 - Dòng điện trong kim loại (Theo PPCT).
2.4.1. Biện pháp hướng dẫn HS chuẩn bị bài học
a. Khâu soạn bài:
- HS ôn lại về tính dẫn điện của kim loại trong SGK lớp 9; dòng điện
trong kim loại tuân theo định luật Ôm. Nghiên cứu trước ở nhà nội dung bài 13
SGK Vật lí lớp 11 và các tài liệu có liên quan khác để soạn bài học mới theo

hướng trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tại sao gọi các êlectron hóa trị tách khỏi nguyên tử trong kim loại là
các êlectron tự do?
Câu hỏi 2: Khí electron tự do trong kim loại là gì?
Câu hỏi 3: Trình bày cấu tạo của mạng tinh thể kim loại?
Câu hỏi 4: Electron trong kim loại chuyển động như thế nào khi chưa có điện
trường ngoài và khi có điện trường ngoài?
Câu hỏi 5: Nguyên nhân nào gây ra điện trở trong kim loại?
Câu hỏi 6: Có thể rút ra kết luận gì về sự phụ thuộc của điện trở của kim loại
vào nhiệt độ?
Câu hỏi 7: Hiện tượng siêu dẫn và biểu thức của suất điện động nhiệt điện?
b. Khâu hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà:
Đây là bài học đầu của chương III; HS vừa được làm bài kiểm tra 1 tiết về
các kiến thức của chương I, II; mặt khác nội dung của bài mới dài và có nhiều
kiến thức khó nên GV bỏ qua khâu hướng dẫn HS làm bài tập để phục vụ việc
tiếp thu kiến thức của bài mới mà GV chỉ cần yêu cầu HS thực hiện tốt khâu
soạn bài phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức bài mới.
c. Khâu hướng dẫn HS chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết:
HS cần chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập sau:
- SGK Vật lí 11 (chương trình cơ bản).
- Sách bài tập Vật lí 11 (cơ bản).
- Vở ghi bài, vở giải bài tập ở nhà, bút, thước kẻ…
2.4.2. Biện pháp xây dựng giáo án của GV
Căn cứ vào giải pháp tìm hiểu quy trình chuẩn bị một giờ học, tôi đã thể
hiện cấu trúc Giáo án Bài “Dòng điện trong kim loại” với các nội dung sau:
7
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý


Tiết 25 - Bài 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm được các kiến thức sau:
- Nêu và giải thích được các tính chất điện của kim loại.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong kim loại.
- Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
- Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì.
- Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và giải thích được những biểu hiện và ứng dụng kỹ thuật của dòng
điện trong kim loại.
- Nhận biết được các ứng dụng thực tế của hiện tượng nhiệt điện, siêu dẫn.
- Có kĩ năng xử lý các thông tin vật lí liên quan đến nội dung bài học.
- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và giải các bài tập vật lý phổ
thông.
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập.
- Tác phong khoa học, nghiêm túc, trung thực; đề cao ý thức tự học.
II. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện và tài liệu dạy học
a) Phương tiện, thiết bị sử dụng:
- Bộ dụng cụ thí nghiệm dòng điện trong các môi trường.
- Máy chiếu đa chức năng (Projector), máy vi tính.
b) Phương pháp:
- Lập luận và phân tích.
- Phương pháp dạy học theo nhóm, hợp tác.
- Học sinh thuyết trình, đàm thoại,...
- Phương pháp sử dụng câu hỏi, bài tập.
Mỗi hoạt động dạy học phải có các bước: Chuyển giao nhiệm vụ, Thực hiện

nhiệm vụ, Báo cáo thảo luận, Chuẩn hóa kiến thức.
c) Tài liệu dạy học cần thiết:
- SGK Vật lí 11 (cơ bản).
- SGV Vật lí 11 (cơ bản).
- Các tài liệu khác có liên quan về mặt kiến thức với bài học.
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (Đã nêu ở mục 2.4.1. Biện pháp hướng
dẫn HS chuẩn bị bài học).
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại:
* Mục tiêu của hoạt động: HS cần hiểu được bản chất của dòng điện trong kim
loại.
8
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

a) Hoạt động 1a (8 phút): Tìm hiểu Thuyết electron về tính dẫn điện của
kim loại:
* Cách tiến hành hoạt động:
GV sử dụng máy chiếu đa chức năng (Projector), máy vi tính cho xuất
hiện trên màn ảnh một số hình ảnh giới thiệu các nội dung kiến thức trong mục I
của bài học, kết hợp thuyết trình và phân tích (trên cơ sở trả lời câu hỏi do GV
nêu của các nhóm HS) để HS nắm được kiến thức của hoạt động này.
* Kết luận của GV về kiến thức:
+ Trong kim loại các ion dương liên kết với nhau một cách trật tự và dao
động nhiệt quanh vị trí cân bằng. Nhiệt độ càng cao thì dao động càng mạnh.
+ Các êlectron hóa trị tách khỏi nguyên tử. Chúng chuyển động hỗn loạn
tạo thành khí êlectron tự do choán toàn bộ thể tích của khối kim loại và không
sinh ra dòng điện nào.

+ Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của êlectron tự
do, là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại.
b) Hoạt động 1b (7 phút): Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại:
* Cách tiến hành hoạt động:
GV tiếp tục sử dụng máy chiếu đa chức năng (Projector), máy vi tính và
cho HS tiếp tục nghiên cứu nội dung kiến thức mục I của bài để HS nắm được
kiến thức của hoạt động.
* Kết luận của GV:
- Kiến thức: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các
êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường.
- Kĩ năng: HS cần nhận biết và giải thích được một số biểu hiện và ứng dụng kỹ
thuật của dòng điện trong kim loại và nâng cao khả năng tư duy để hiểu kiến
thức đầy đủ và chặt chẽ.
2. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim
loại theo nhiệt độ
* Mục tiêu của hoạt động: HS cần hiểu được: Điện trở suất của kim loại tăng
theo theo hàm số bậc nhất đối với nhiệt độ.
* Cách tiến hành hoạt động: GV làm 1 thí nghiệm đơn giản: Mắc một mạch
điện gồm một bộ Pin, một dây dẫn kim loại và một ampe kế. Yêu cầu HS quan
sát số chỉ Ampe kế khi chưa đốt nóng sợi dây và sau khi đốt nóng.
- Trả lời các câu hỏi của GV:
+ Cường độ dòng điện trong mạch giảm, điều đó chứng tỏ gì ?
+ Có thể rút ra kết luận gì về sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào
nhiệt độ ?
* Kết luận của GV:
- Kiến thức:
9
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha



Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

+ Điện trở suất ρ của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc
nhất:

ρ = ρ 0 [1 + α(t - t0)] (1)
+ α: Hệ số nhiệt điện trở (K-1).
+ ρ0: Điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ t00C (thường lấy là 200C).
+ Hệ số nhiệt điện trở không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà vào cả độ
sạch và chế độ gia công của vật liệu đó.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ρ0, α của một số chất theo Bảng 13.1 SGK và đường
biểu diễn sự biến thiên điện trở suất của kim loại đồng theo nhiệt độ (Hình 13.2).
- Thái độ: HS ghi nhận nội dung tích hợp: Chúng ta cần sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, đó là phải giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên điện
trở ở các dụng cụ tiêu thụ điện trong sinh hoạt gia đình những khi cần thiết...
3. Hoạt động 3 (7 phút): Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và
hiện tượng siêu dẫn
* Mục tiêu của hoạt động: HS cần hiểu được: Hiện tượng siêu dẫn là gì ?
* Cách tiến hành hoạt động:
- Yêu cầu HS đọc nhanh SGK phần III trả lời các câu hỏi sau:
+ Điện trở của đa số các kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
+ Đối với một số kim loại đặc biệt như: Hg ; Pb…và một số hợp kim như Nb 3Sn
; Nb3Ge…khi nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ tới hạn nào đó thì điện trở của
chúng sẽ như thế nào?
- Nhận xét nhanh các câu trả lời của HS.
* Kết luận của GV:
- Kiến thức:
+ Điện trở của đa số kim loại giảm liên tục theo nhiệt độ, ở nhiệt độ rất
thấp thì điện trở của kim loại rất nhỏ, tuy nhiên không bị triệt tiêu.
+ Chỉ có một số kim loại và vật liệu đặc biệt gọi là các chất siêu dẫn như:

Hg; Pb ; Nb3Sn; Nb3Ge; DyBa2Cu3O7 thì khi nhiệt độ giảm đến một nhiệt độ tới
hạn Tc nào đó thì điện trở đột ngột giảm xuống bằng 0.
- Thái độ: HS cần tìm hiểu kĩ hơn ý nghĩa Vật lí của hiện tượng siêu dẫn và biết
liên hệ thực tế về hiện tượng Vật lí đặc biệt này…
4. Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu về hiện tượng nhiệt điện
* Mục tiêu của hoạt động: HS cần hiểu và nắm được: Khái niệm hiện tượng
nhiệt điện và công thức tính suất điện động nhiệt điện.
* Cách tiến hành hoạt động:
- GV giới thiệu hình 13.4 SGK.
- GV giảng giải về sự tạo thành HĐT giữa 2 đầu một dây kim loại có nhiệt độ
khác nhau và sự hình thành suất điện động nhiệt điện của một cặp nhiệt điện.
- Giới thiệu một số cặp nhiệt điện thường dùng.
- Nếu còn thời gian GV có thể làm thí nghiệm minh họa cho HS quan sát.
10
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

* Kết luận của GV:
- Kiến thức:
+ Hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch điện kín
gồm hai dây dẫn kim loại khác nhau khi giữ hai mối hàn ở hai nhiệt độ khác
nhau gọi là hiện tượng nhiệt điện.
+ Bộ 2 dây dẫn hàn hai đầu vào nhau gọi là cặp nhiệt điện.
+ Công thức tính suất điện động nhiệt điện: E = α T(T1 – T2) (2)
E: Suất điện động nhiệt điện (V).
αT: Hệ số nhiệt điện động (V.K-1).
T1 – T2: Hiệu nhiệt độ ở đầu nóng và đầu lạnh (K).
- Kĩ năng: HS cần nâng cao khả năng tư duy để hiểu về sự hình thành suất điện

động nhiệt điện của cặp nhiệt điện.
5. Hoạt động 5 (3 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
- GV tóm tắt các kiến thức trọng tâm của bài học cho HS.
- GV giao bài tập về nhà cho HS: Từ bài 5 đến 9 trang 78 SGK, một số bài tập
mẫu (GV đã chuẩn bị sẵn) và bài tập 13.10 trong sách bài tập Vật lí 11 (cơ bản).
2.4.3. Biện pháp tổ chức dạy và học bài mới
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất của dòng điện trong kim loại:
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi của GV nêu trong hoạt động
này (như trong GA).
- Đại diện các nhóm HS trả lời các câu hỏi GV nêu; sau đó GV chốt kiến thức
trọng tâm của hoạt động.
- HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo
nhiệt độ:
- GV làm 1 thí nghiệm.
- HS quan sát GV làm thí nghiệm và cử đại diện HS lên quan sát số chỉ Ampe kế
trước và sau khi đốt nóng dây dẫn.
- Trả lời các câu hỏi của GV nêu trong hoạt động này (như trong GA).
- GV chốt kiến thức trọng tâm của hoạt động.
- HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện
tượng siêu dẫn
- GV yêu cầu HS đọc nhanh SGK phần III trả lời các câu hỏi của GV nêu trong
hoạt động này (như trong GA).
- GV nhận xét nhanh các câu trả lời của HS.
- GV chốt kiến thức trọng tâm của hoạt động.
- HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về hiện tượng nhiệt điện
- GV giới thiệu hình 13.4 SGK.
11

GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

- GV giảng giải về sự tạo thành HĐT giữa 2 đầu một dây kim loại có nhiệt độ
khác nhau và sự hình thành suất điện động nhiệt điện.
- Giới thiệu một số cặp nhiệt điện thường dùng.
- Nếu còn thời gian có thể làm thí nghiệm minh họa và HS quan sát GV làm thí
nghiệm.
- GV chốt kiến thức trọng tâm của hoạt động.
- HS lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
2.4.4. Biện pháp tổ chức luyện tập, củng cố và đánh giá việc HS vận
dụng kiến thức bài học để giải bài tập đạt hiệu quả
Bằng phương pháp hướng dẫn HS tự học ở nhà kết hợp tốt với công tác
kiểm tra, đánh giá của GV, phần lớn HS ở các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy
đã hệ thống hóa được kiến thức của bài học “Dòng điện trong kim loại” và đã
vận dụng tốt kiến thức của mình để giải được nhiều bài tập đạt hiệu quả sau:
I. BÀI TẬP VỀ NHÀ (Luyện tập và củng cố):
BÀI TẬP MẪU (Là các bài tập GV cung cấp cho HS, có lời giải cụ thể nhằm
giúp HS tự kiểm tra việc vận dụng kiến thức đã học của mình):
Câu 1: Dây tóc bóng đèn 220V – 100W chế tạo bằng bạch kim khi sáng bình
thường ở 25000C, điện trở của nó ở 25 0C bằng 40,3Ω. Tính hệ số nhiệt điện trở
α ? Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc
nhất theo nhiệt độ.
GIẢI
Điện trở của dây tóc đèn ở t = 25000 C khi đã sáng bình thường là:
R = U2/P=2202/100 = 484Ω
Do điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất với
nhiệt độ nên:

ρ = ρ0[1+α(t−t0)] ⇒ R = R0[1+α(t−t0)]
⇒ 484 = 40,3 [1+α(2500−25)] ⇒ α = 4,45.10-3(K-1)
Vậy hệ số nhiệt điện trở của bạch kim là α = 4,45.10-3(K-1).
Câu 2: Tính cường độ dòng điện do êlectron quay tròn quanh hạt nhân nguyên
tử Hiđrô? êlectron có điện tích e = -1,6.10 -19 (C), khối lượng m = 9,1.10 -31 (kg)
và bán kính quỹ đạo tròn r = 5,3.10-11(m).
GIẢI
ke 2 mv 2
⇒v=
Lực tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm: F = 2 =
r
r

ke 2
mr

Thay số ta được v = 2,19.106 (m/s).
12
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

Chu kỳ quay của êlectrôn: T =

2π .r
= 1,52.10 −16 ( s ) .
v

Cường độ dòng điện do êlectrôn quay tròn quanh hạt nhân nguyên tử Hiđrô:

I=

e
T

= 1,05 (mA) .

Câu 3: Ở nhiệt độ t0 = 250C, hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U 1 =
10(mV) và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I 1 = 4(mA). Khi sáng bình
thường, hiệu điện thế giữa hai cực của đèn là U 2 = 120(V) và cường độ dòng
điện chạy qua đèn là I2 = 4(A). Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi sáng bình
thường? Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ
bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α = 4,2.10-3(K-1).
GIẢI
Điện trở của dây tóc bóng đèn ở t0 = 250C khi đã sáng bình thường ở nhiệt độ
U

0,01

1
t0 = 250C: R 0 = I = 0,004 = 2,5 Ω
1

U

120

2
Điện trở của dây tóc đèn ở t0 C khi đã sáng bình thường: R = I = 4 = 30 Ω
2

Do điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất với
nhiệt độ nên:

ρ = ρ 0 [1 + α(t − t 0 )] ⇒ R = R 0 [1 + α(t − t 0 )]

[

]

30 = 2,5. 1 + 4,2.10 −3 (t − 25) ⇒ t = 2630 0 C

Câu 4: Một dòng điện có cường độ đo được 1,2.10 -4 (A) tồn tại trong một dây
đồng có đường kính 2,5(mm). Cho nguyên tử lượng của đồng là
M = 63.10-3 (kg/mol), khối lượng riêng là D = 9000 (kg/m3). Hãy tính:
a) Mật độ dòng ?
b) Vận tốc trôi của êlectron ?
GIẢI
a) Diện tích tiết diện thẳng của dây đồng:
S = πr 2 = π

d2
(2,5.10 −3 ) 2
= 3,14.
= 4,9.10 −6 (m 2 )
4
4

Mật độ dòng điện: j =

I 1,2.10 −4

=
= 24,5 (A/m 2 )
−6
S 4,9.10

b) Tính vận tốc trôi trung bình của êlectron:
Mật độ êlectron tự do trong đồng: n =

N A .D
= 0,86.10 29 (electron/m 3 )
M
13

GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý
v=

j
24,5
=
= 1,78.10 −9 (m/s) .
29
−19
ne 0,86.10 .1,6.10

Câu 5: Dòng điện chạy qua sợi dây sắt tiết diện S = 0,64 (mm2) có cường độ
I = 24(A). Sắt có nguyên tử lượng A = 56.10-3 (kg/mol), khối lượng riêng
D = 7,8.103 (kg/m3) và điện trở suất ρ = 9,68.10-8 (Ωm). Êlectron có điện

tích
– e = - 1,6.10-19 (C), khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). Biết mỗi nguyên tử sắt đóng
góp 1 êlectrôn dẫn. Tính:
a) Mật độ êlectron n và cường độ điện trường E trong dây sắt?
b) Độ linh động μ của các êlectron?
c) Vận tốc trôi trung bình của các êlectron?
GIẢI
a) Mật độ dòng điện:
j=

I
24
=
= 37,5.10 6 (A/m 2 )
S 0,64.10 −6

Mật độ êlectron tự do trong dây sắt: n =

N A .D
= 0,84.10 29 (electron/m 3 )
A

Cường độ điện trường: E = ρ.j = 3,63 (V/m).
b) Độ linh động của êlectron: μ =

 m2
1
= 7,69.10 −4 
ρne
 V.s


c) Vận tốc trôi trung bình của êlectron: v =


 .


j
= 2,79.10 −3 (m/s) .
ne

II. ĐÁNH GIÁ VIỆC HS VẬN DỤNG KIẾN THỨC BÀI HỌC VÀO
GIẢI BÀI TẬP ĐẠT HIỆU QUẢ
Sau đây là các bài tập GV giao về nhà cho HS. Bằng nhiều hình thức và
phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau của GV nhận thấy: nhiều HS đã vận
dụng tốt các kiến thức đã được học của bài học và thực hiện giải bài tập có hiệu
quả. Minh chứng cho khẳng định này là nhiều HS đã làm đúng các câu hỏi và
các bài tập sau đây:
Câu 1: Điền vào chỗ trống.
a) Bản chất dòng điện trong kim loại được nêu rõ ràng trong một lý thuyết
gọi là: thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại.
b) Các êlectron hóa trị sau khi tách khỏi nguyên tử trở thành: êlectron tự do.
c) Các êlectron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn trong toàn mạng tinh thể
kim loại tạo thành: khí êlectron.
d) Khí êlectron chuyển động trôi ngược chiều điện trường ngoài, tạo thành:
dòng điện trong kim loại.
14
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha



Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

e) Tốc độ trôi v của êlectron tỉ lệ với cường độ điện trường E, tức là
v = µe.E, trong đó hệ số tỉ lệ µe giảm khi nhiệt độ tăng và được gọi là: độ linh
động của êlectron (tính bằng m2/V.s).
f) Những chất dẫn điện tốt và có điện trở suất khá nhỏ (10 -7 – 10-8 Ωm)
thường là các: kim loại.
g) Các hạt mang điện tham gia vào quá trình dẫn điện được gọi là: các hạt
tải điện.
h) Hệ số xác định sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ gọi là: hệ số
nhiệt điện trở.
i) Chất có điện trở suất giảm đột ngột xuống giá trị bằng 0 khi nhiệt độ của
nó hạ thấp hơn nhiệt độ tới hạn Tc của nó được gọi là: chất siêu dẫn.
j) Bộ hai dây dẫn khác loại có hai đầu hàn nối với nhau thành một mạch kín
gọi là cặp nhiệt điện. Suất điện động xuất hiện trong cặp nhiệt điện khi giữa hai
mối hàn của nó có một độ chênh lệch nhiệt độ gọi là: suất nhiệt điện động.
Câu 2: Chứng minh công thức xác định cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn
kim loại có dạng I = e.n.S.v, trong đó e là độ lớn của điện tích êlectron, n là mật
độ êlectron trong kim loại, S là tiết diện của dây kim loại và v là vận tốc trôi của
êlectron.
Nhờ sự hướng dẫn của GV, nhiều HS đã có lời giải bài tập này như sau:
Lời giải của HS:
Xét trong khoảng thời gian ∆t, các
êlectrôn dịch chuyển qua tiết diện S được
một đoạn là ∆s = v.∆t
=> Điện tích chuyển qua tiết diện S trong
khoảng thời gian ∆t là: Δq = N.e = n0.V.e =
n0.S.v.Δt.e
Do đó cường độ dòng điện là: I = Δq/Δt = n0.S.v.e
Câu 3: Chứng minh rằng mật độ êlectrôn tự do của một kim loại có biểu thức

no =

N A nD
với NA: số Avôgađrô; n: hóa trị của kim loại; D: khối lượng riêng của
A

kim loại; A: nguyên tử lượng của kim loại.
Nhờ sự hướng dẫn của GV, nhiều HS đã có lời giải bài tập này như sau:
Lời giải của HS:
Thể tích của 1 mol kim loại:

V=

A 3
(m /mol)
D

Mật độ của êlectrôn tự do trong kim loại n 0 =

N A .n  1 

 với giả sử có n êlectrôn
V  m3 

hóa trị của kim loại được bứt ra khỏi nguyên tử trở thành êlectrôn tự do.
15
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý


Vậy, mật độ êlectrôn tự do của một kim loại có biểu thức:
n0 =

N A .n N A .n N A .n.D −3
=
=
(m )
A
(điều phải chứng minh).
V
A
D

Qua công tác kiểm tra vở bài tập của HS và công tác chữa bài tập trên
lớp, GV nhận thấy: nhiều HS đã giải tốt các bài tập được giao về nhà sau bài
học như sau:
Bài tập 7 (trang 78 SGK):
Một bóng đèn (220V – 100W) khi sáng bình thường thì nhiệt độ dây tóc
là 20000C. Xác định điện trở của đèn khi thắp sáng và khi không thắp sáng, biết
rằng nhiệt độ môi trường là 200C và dây tóc đèn làm bằng vônfram.
Lời giải của HS:
- Điện trở của đèn khi thắp sáng:
ADCT: Rs = U2/ P =2202/100 = 484(Ω)
- Điện trở của đèn khi không thắp sáng:
Ta có: Rs = R0.[1 + (2000 – 20).α] với α = 4,5.10-3( K-1) và Rt = R0 . Do đó:
Rt
1
1
1

=
⇒ Rt =
.R s =
.484
R s 1 + 1980α
1 + 1980α
1 + 1980.4,5.10 −3
⇒ R t = 48,8 Ω

Bài tập 8 (trang 78 SGK):
Khối lượng mol nguyên tử của đồng là 64.10 -3 kg/mol. Khối lượng riêng
của đồng là 8,9.103kg/m3. Biết mỗi nguyên tử đồng đóng góp 1 êlectrôn dẫn.
a) Tính mật độ êlectron tự do trong đồng.
b) Một dây tải điện bằng đồng, tiết diện 10mm 2, mang dòng điện 10A. Tính tốc
độ trôi của êlectrôn dẫn trong dây dẫn đó.
Lời giải của HS:
64.10 −3
= 7,191.10 −6 m 3 /mol
a) Thể tích của 1 mol đồng là V =
3
8,9.10

Mật độ êlectrôn tự do trong đồng: n 0 =

N A .n 6,023.10 23
=
≈ 8,38.10 28 m −3
V
7,191


b) Cường độ dòng điện qua dây dẫn là: I = n0.S.v.e
16
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý
I

10

−5
suy ra v = n Se = 8,38.10 28.10.10 −6.1,6.10 −19 ≈ 7,46.10 m/s
0

Bài tập 9 (trang 78 SGK):
Để mắc đường dây tải điện từ địa điểm A đến địa điểm B, ta cần 1000kg
dây đồng. Muốn thay dây đồng bằng dây nhôm mà vẫn đảm bảo chất lượng
truyền điện, ít nhất phải dùng bao nhiêu kilôgam dây nhôm ? Cho biết khối
lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, của nhôm là 2700kg/m3.
Lời giải của HS:
Để đảm bảo chất lượng truyền điện trên 2 dây như nhau thì điện trở của 2
ρ Cu .l

ρ Al .l

dây phải bằng nhau, tức là: S = S (1) (trong đó: l = AB, S là tiết diện dây, ρ
Cu
Al
là điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn).
Ta có khối lượng dây: mCu = DCuSCul ; mAl = DAlSAll với D là khối lượng

m

D S

Al
Al Al
riêng của vật liệu làm dây dẫn. Suy ra: m = D S (2)
Cu
Cu Cu
Từ (1) và (2)



m .D .ρ
m Al
D .ρ
1000.2700.2,75.10 −8
= Al Al ⇒ m Al = Cu Al Al =
≈ 493 kg
m Cu D Cu .ρ Cu
D Cu .ρ Cu
8900.1,69.10 −8

Bài 13.10 trang 34 Sách bài tập Vật Lí 11 (cơ bản):
Khi "Khảo sát hiện tượng nhiệt điện", các kết quả đo giá trị suất điện động
nhiệt điện E và hiệu nhiệt độ (T1 - T2) tương ứng giữa hai mối hàn của cặp nhiệt
điện sắt - constantan được ghi trong bảng số liệu dưới đây:
T1 – T2 (K)

0


10

20

30

40

50

60

70

E (mV)

0

0,52

1,05

1,56

2,07

2,62

3,10


3,64

Dựa vào bảng số liệu này, hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của suất
điện động nhiệt điện vào hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện sắt constantan được khảo sát ở trên, từ đó xác định hệ số nhiệt điện động của cặp
nhiệt này.
Với sự hướng dẫn của GV và phát huy khả năng tự học, nhiều HS đã biết
cách giải bài tập này.
Lời giải của HS:
Đồ thị (Hình 13.1G) biểu diễn sự phụ thuộc của suất điện động nhiệt điện
E vào hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện sắt - constantan
có dạng một đường thẳng. Như vậy, suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện tỉ lệ
thuận với hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai mối hàn: E = αT(T1 – T2)
17
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

trong đó αT gọi là hệ số nhiệt điện động (hay hằng số cặp nhiệt điện).

Từ đồ thị trên, ta suy ra giá trị hệ số nhiệt điện động αT của cặp nhiệt điện
sắt - constantan.
2.5. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
- SKKN là công cụ giúp người dạy và người học phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong dạy và học, đặc biệt giúp người học nâng
cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực
tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm,
đem lại hứng thú học tập cho người học trong hoạt động giáo dục.

- SKKN là công cụ giúp bản thân thực hiện ngày càng tốt hơn trong công
tác xây dựng các giờ dạy học theo phương pháp mới nhằm giúp HS nắm vững
kiến thức chương trình Vật lí THPT và biết vận dụng các kiến thức đã được học
vào giải các bài tập Vật lí THPT đạt hiệu quả.
- SKKN là tài liệu tham khảo giúp nhiều GV trong Hội đồng giáo dục nhà
trường có thể nghiên cứu, học tập và vận dụng trong công tác xây dựng các giờ
18
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

dạy học theo phương pháp mới. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường.
Trên đây là nội dung đề tài SKKN của bản thân tôi đã được triển khai
thực hiện có hiệu quả đối với HS nhà trường trong năm học 2017-2018, góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của bản thân, của nhiều GV
trong tổ bộ môn và các GV khác của nhà trường.
Bản thân tôi hy vọng đề tài SKKN này có khả năng phát triển và mở
rộng phạm vi nghiên cứu và có thể ứng dụng rộng rãi hơn trong Ngành giáo dục
ở các năm học tiếp theo.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
- Tóm lại, so với cách làm cũ trước đây, với đề tài SKKN “Thiết kế một
giờ dạy học theo định hướng đổi mới PPDH, giúp HS nắm vững kiến thức
bài học và vận dụng có hiệu quả trong giải bài tập Vật lí”, bản thân tôi đã áp
dụng có hiệu quả SKKN vào thực tiễn công tác giảng dạy của mình và đã đạt
được nhiều kết quả tốt đối với HS. Có thể nói: Đề tài SKKN đã có tính thực tiễn
tốt; có tính logic và khoa học; có nhiều khả năng ứng dụng đối với bản thân và
các đồng nghiệp và đặc biệt đã mang lại giá trị hiệu quả cao trong quá trình tổ

chức thực hiện công tác dạy và học, mang lại kết quả chuyển biến tích cực về
mặt chất lượng học tập đối với HS nhà trường trong năm học 2017-2018.
- Bản thân tôi đã giúp được nhiều GV trong tổ bộ môn và trong nhà
trường học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác soạn bài và đã vận
dụng có hiệu quả những kinh nghiệm đó trong công tác dạy học của mình. GV
trong tổ bộ môn nói riêng và GV của nhà trường nói chung đã có nhiều chuyển
biến tốt hơn trong công tác soạn giáo án cũng như công tác dạy học của mình và
đã đạt được nhiều kết quả tốt trong năm học 2017-2018.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất:
Ngành GD&ĐT cần xuất bản thêm các tài liệu tham khảo cho GV nói về
việc xây dựng các giáo án dạy học theo phương pháp mới, giúp GV thực hiện tốt
hơn công tác chuẩn bị giáo án trong quá trình giảng dạy của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Văn Hiển
19
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
1. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm

2. THPT: Trung học phổ thông
3. PPDH: Phương pháp dạy học
4. PPCT: Phân phối chương trình
5. GD-ĐT: Giáo dục - Đào tạo
6. HĐT: Hiệu điện thế
7. GV: Giáo viên
8. HS: Học sinh
9. SGK: Sách giáo khoa
10. TV: Tivi
11. GA: Giáo án

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu tham khảo của TS. Nguyễn Thúy Hồng - Viện CL và CTGD.
2/ Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực HS của Bộ GD-ĐT năm 2014.
3/ SGK mới: Vật lí lớp 11 (chương trình chuẩn).
4/ SGV mới: Vật lí lớp 11 (chương trình chuẩn).
5/ Sách Bài tập mới Vật lí lớp 11 (chương trình chuẩn).
6/ Các nguồn tài liệu tham khảo thêm trên Mạng Internet.
----------------------------

20
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP

LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Văn Hiển
Chức vụ và đơn vị công tác: GV Vật lí-TTCM tổ Vật lí-CN trường THPT Hoàng
Lệ Kha, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

TT

Tên đề tài SKKN

1.

“Tích cực, sáng tạo trong sử dụng thí
nghiệm vật lí THPT nhằm giúp học sinh
nắm vững kiến thức bài học”
“Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức bài
học”
“Phát huy vai trò của thí nghiệm trong dạy
học Vật lí nhằm giúp học sinh nắm vững
kiến thức bài học”
“Sử dụng phương pháp thứ nguyên hỗ trợ
học sinh nghiệm lại tính đúng đắn trong giải
bài tập vật lí đạt hiệu quả”
“Sử dụng phương pháp biến đổi nhanh các
đơn vị vật lí hỗ trợ học sinh nghiệm lại tính
đúng đắn trong giải bài tập vật lí đạt hiệu
quả”
“Sử dụng phương pháp biến đổi nhanh các
đơn vị vật lí ”


2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.

“Sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ học sinh
tiếp cận kiến thức vật lí THPT đạt hiệu quả”
“Một số cách giải bài toán cực trị hỗ trợ học
sinh giải bài tập Vật lí THPT đạt hiệu quả”
“Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chuyên
môn trong công tác bồi dưỡng học sinh mũi
nhọn đạt hiệu quả”

Cấp
đánh giá
xếp loại
(Sở,
Tỉnh)

Kết quả
đánh
Năm học
giá xếp
đánh giá
loại (A,

xếp loại
B, hoặc
C)

Sở
GD&ĐT

C

2005-2006

Sở
GD&ĐT

C

2006-2007

Sở
GD&ĐT

C

2008-2009

Sở
GD&ĐT

B


2010-2011

Sở
GD&ĐT

B

2011-2012

B

2012-2013

C

2012-2013

B

2013-2014

C

2014-2015

HĐKH,
SK
Tỉnh
Sở
GD&ĐT

Sở
GD&ĐT
Sở
GD&ĐT

21
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

10.
11.

“Một số biện pháp giúp học sinh yếu học tốt
môn Vật lí lớp 10 - THPT”
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng
sinh hoạt chuyên môn theo NCBH ở tổ Vật
lí-CN trường THPT Hoàng Lệ Kha”

Sở
GD&ĐT
Sở
GD&ĐT

C

2015-2016

C


2016-2017

----------------------------------------------------

22
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha


Sáng kiến kinh nghiệm năm học: 2017-2018 – Môn Vật lý

23
GV: Mai Văn Hiển – Tổ Vật lý-CN – Trường THPT Hoàng Lệ Kha



×