Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN KINH NGHIỆM sử DỤNG kết hợp các PHƯƠNG TIỆN và PHƯƠNG PHÁP dạy học vào GIẢNG dạy bài cảm xúc mùa THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.9 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
TÊN ĐẦU ĐỀ

TRANG

1.MỞ ĐẦU..............................................................................................................
1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................
4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......................................................
4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........................
6
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm ....................................................................................
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường ...........................................................................
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................................
19
3.1.Kết luận ............................................................................................................
19
3.2. Kiến nghị .........................................................................................................


19
TƯ LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢP
CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO GIẢNG DẠY
BÀI “CẢM XÚC MÙA THU”(THU HỨNG) CỦA ĐỖ PHỦ
- SGK NGỮ VĂN 10 - BAN CƠ BẢN
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, việc dạy văn trong nhà trường phổ thông không bao giờ là dễ
dàng cả, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh không còn cảm thấy hứng
thú với môn văn vì cho đó là môn học dài dòng, phải học thuộc, phải viết
nhiều,... Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi những
phương pháp, phương tiện dạy học hữu hiệu để giúp các em học sinh không
“quay lưng” lại với môn văn.
Là người rất quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”và đặc biệt là môn
Ngữ Văn, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đưa ra ý kiến vô cùng giá trị
cho việc gợi mở, tìm tòi một cách thức dạy học mới: “Học sinh học nhiều, nhớ
nhiều là điều đáng khuyến khích, nhưng đó không phải là điều chủ yếu. Điều
chủ yếu là dạy học sinh suy nghĩ, sáng tạo... Chúng ta phải xem lại cách dạy
văn trong nhà trường phổ thông của ta, không nên dạy như cũ. Bởi vì dạy như
cũ thì không những việc dạy văn không hay, mà việc đào tạo con người mới
cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải
dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy
nghĩ đó theo theo cách của mình thế nào cho tôt nhất”. Dạy học nhằm tạo ra sự
tác động trong nhận thức và tình cảm, sự tích cực suy nghĩ, niềm đam mê ham
thích sáng tạo, tìm tòi của học sinh chứ không phải tạo ra thói quen trông chờ và

bắt chước - đó là một tư tưởng quan trọng, kiên quyết và mạnh mẽ;
Trong quá trình dạy học văn, chúng ta không chỉ dạy những tác phẩm văn
học trong nước mà còn dạy những tác phẩm văn học nước ngoài. Bởi “văn học
là lịch sử tâm hồn của mỗi dân tộc” và việc dạy và học những tác phẩm văn học
nước ngoài đó không chỉ giúp học sinh hiểu biết thêm về đời sống tâm hồn của
các dân tộc mà còn giúp các em tiếp thu được tri thức của các nền văn hóa trên
thế giới, từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình, vì dù cho có
khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa thì văn học các dân tộc đều có nét chung là
hướng tới Chân, Thiện, Mĩ, giúp con người sống tốt hơn, nhân ái hơn. Từ đó
giúp học sinh nâng cao khả năng tự tin khi bước vào thời kì hội nhập.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc dạy và học văn học nước ngoài vẫn
bị xem nhẹ, một phần là do chúng ta tiếp cận các tác phẩm từ các bản dịch và
đương nhiên các bản dịch dù ít nhiều cũng không thể chuyển tải được một trăm
1


phần trăm nguyên bản tác phẩm nên chúng ta khó cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của văn bản. Mặt khác, mỗi dân tộc đều có một đời sống văn hóa riêng nên
khiến chúng ta cảm thấy xa lạ khi tiếp cân tác phẩm. Hơn thế nữa là, do trong
các bài kiểm tra trên lớp, đặc biệt là đề thi Ngữ văn của các kì thi trung học phổ
thông quốc gia hiện nay không thi phần văn học nước ngoài nên cả giáo viên và
học sinh đều không chú trọng đến phần này.Tôi nghĩ đây là một điều đáng tiếc.
Một trong những phần văn học nước ngoài được đề cập nhiều nhất trong
sách giáo khoa (cả THCS và THPT) là thơ Đường. Riêng trong chương trình
Ngữ văn lớp 10, chúng ta có đến 5 văn bản thơ Đường ( trong đó 2 văn bản học
chính thức và 3 văn bản đọc thêm) và chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng thơ
Đường đã ảnh hưởng sâu rộng đến văn học nước ta như thế nào. Bất cứ về là về
phương diện chọn đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tạo tứ thơ, sử dụng ngôn ngữ ...
Thơ Đường đều đã cung cấp cho các nhà thơ Việt Nam những chất liệu sống
động, những gợi ý quý báu. Truyền thống hiện thực, nhân đạo của thơ Đường đã

tác động tích cực đến nhiều nhà thơ tiến bộ của Việt Nam. Có thể tìm thấy dấu
vết nhiều bài thơ Đường phản đối chiến tranh, trước hết là của Vương Xương
Linh và của Lí Bạch, trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Có thể tìm
thấy âm vang của Tì bà hành (Bạch Cư Dị), không chỉ trong thơ ca cổ điển Việt
Nam mà cả trong phong trào Thơ mới 1930 - 1945. Nguyễn Du đã tôn Đỗ Phủ
“Bậc thầy thiên cổ của văn chương thiên cổ”.
Song, việc giảng dạy thơ Đường trong trường phổ thông đang còn gặp rất
nhiều khó khăn một phần vì nó là một thể thơ ngoại nhập,ngôn ngữ khác, với
nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố, điển tích. Mặt khác thơ Đường yêu
cầu rất nghiêm ngặt về niêm, luật, đối, vần, bố cục ... lại mang tính hàm súc cao,
“ý tại ngôn ngoại”, cộng với những khoảng cách về không gian, thời gian, sự
khác biệt về hoàn cảnh xã hội, văn hóa... sẽ là những trở ngại không nhỏ đối với
học sinh. Chính vì thế, người giáo viên muốn dạy thành công các tác phẩm thơ
Đường không chỉ cần có kiến thức chắc chắn, một sự am hiểu sâu sắc về thơ
Đường mà cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, có các phương tiện
giảng dạy thích hợp.
Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là
lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao vai trò của học sinh trong giờ học. Giáo
viên chỉ có vai trò hướng dẫn, chỉ đường để học sinh tự nắm lấy tri thức. Từ đó
giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác,kĩ năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm
vui và niềm hứng thú trong học tập.
Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy sẽ quyết định
cách học. Để học sinh có thể nắm bắt bài học một cách chủ động, giáo viên
không chỉ sử dụng các tài liệu như SGK, SGV, các tài liệu tham khảo mà còn
phải sử dụng đa dạng các phương tiện, thiết bị dạy học như tranh ảnh, bảng phụ,
các đồ dùng thí nghiệm trực quan... . Tuy nhiên, phương tiện dạy học không chỉ
dừng ở mức minh họa nội dung dạy học mà phải trở thành công cụ nhận thức, là
2



một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học. Do yêu cầu tăng
hoạt động thực hành, nên khi xây xây dựng chương trình cần đặt đúng vị trí của
thiết bị dạy học bộ môn. Có thể nói, thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu
được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho
việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực,chủ
động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện, thiết bị dạy học phải tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt
động nhóm.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hầu hết các nhà
trường đều được trang bị hệ thống máy vi tính, máy chiếu để phục vụ cho công
tác giảng dạy đạt chất lượng tốt hơn. Vì thế chúng ta cần tận dụng tối ưu các
thiết bị hiện đại này.
Sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi để sử dụng các
phương tiện dạy học tốt hơn.Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì
việc sử dụng phương tiện đã giúp cho tôi có các tiết dạy trên lớp đạt hiệu quả
cao hơn, đặc biệt là các tiết dạy về thơ Đường. Từ đó, tôi đã tự tích lũy cho mình
một số kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng kết hợp các thiết bị, phương tiện dạy
học và các phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy các tiết đọc văn, cụ
thể là bài học “Cảm xúc mùa thu” (Thu hứng) của tác giả Đỗ Phủ. Bài học này
được học trong thời gian một tiết học.
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi viết đề tài này tôi có mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình
vào sự thành công chung của tiết dạy và vào lĩnh vực nghiên cứu này. Đồng
thời, qua đề tài này tôi muốn được lắng nghe, tham khảo ý kiến của các đồng
nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, cũng như hoàn thiện hơn phương pháp
giải dạy của mình.
Đồng thời qua đề tài này tôi cũng mong muốn lồng ghép nội dung rất thực
tế là rèn luyện kĩ năng sống, lòng yêu nước cho HS, giúp HS rút ngắn khoảng

cách địa lý và lịch sử giữa các nền văn hóa để hoàn thiện bản thân mình.
Cần cho học sinh thấy được Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung
Quốc, được người Trung Quốc mệnh danh là “thi thánh”, là danh nhân văn hóa
thế giới. Thơ ông có nội dung phong phú, sâu sắc được gọi là “thi sử” (lịch sử
bằng thơ) chứa chan tinh thần yêu nước và nhân đạo; nghệ thuật điêu luyện,
phong cách trầm uất. Đồng thời cũng thấy được sức ảnh hưởng to lớn của Đỗ
Phủ đối với các nhà thơ Việt Nam trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du....
Học sinh cần rèn luyện kỹ năng, phương pháp tiếp cận một tác phẩm văn học
chân chính.
Qua tác phẩm học sinh tự rút ra bài học về cách sống để hoàn thiện bản
thân.
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bài học “Cảm xúc mùa thu”(Thu
3


hứng) của tác giả Đỗ Phủ trong chương trình Ngữ văn 10 – Ban cơ bản. Người
nghiên cứu sau khi tham khảo tài liệu tìm hiểu về bài học đã viết đề tài này.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về một vài phương pháp dạy học tích cực lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên áp dụng cụ thể vào một số tiết học cụ thể
trong chương trình Ngữ Văn 10- Ban cơ bản.
- Để đạt được kết quả nghiên cứu, tôi đã vận dụng tổng hợp các phương pháp :
quan sát, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, thực nghiệm, xây
dựng kế hoạch bài học, giảng dạy cụ thể trong một giờ đọc văn “Cảm xúc mùa
thu”(Thu hứng) của tác giả Đỗ Phủ sau đó rút kinh nghiệm để triển khai đề này.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1.Khái niệm về phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng

với tư cách là những phương tiện tổ chức đều khiển hoạt động nhận thức của
người học nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Phương tiện dạy học là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiện
truyền tin và phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy
học.
Ví dụ: sách giáo khoa, bảng viết, tranh ảnh, phim, các đoạn clip, máy
chiếu...
2.1.2 Vai trò của phương tiện dạy học
- Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề
ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
- Phương tiện dạy học giúp là sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng
thú học tập bộ môn.
- Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức,
đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra
những kết luận có độ tin cậy ... ).
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp
giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.
2.1.3 Khái niệm về phương pháp dạy học
- Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (Methodos) có nghĩa là
con đường để đạt mục đích. Theo đó, phương pháp dạy học là con đường để đạt
mục đích dạy học.
- Phương pháp dạy học là một hệ thống hành động có mục đích của giáo
4


viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học
sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (tháng 1-1993); Nghị quyết Trung ương 2
khóa VIII (tháng 12 - 1996) được thể chế hóa trong Luật giáo dục (tháng 121998) , được thể chế hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt
là chỉ thị số 15 (tháng 4 - 1999)
- Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
- Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những
hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập.
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên
và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằng
cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung
quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
2.1.4 Một số phương pháp dạy học trong nhà trường.
* Phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu
hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo
viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
- Có ba cách vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa, vấn
đáp tìm tòi.
* Phương pháp đọc sáng tạo:
- Đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt với bộ môn văn. Đọc sáng tạo bao
gồm cả đọc thầm, đọc thành tiếng. Mỗi người đọc đem phần kinh nghiệm sống,
vốn văn hóa riêng của mình vào việc tiếp nhận văn bản, tiếp nhận một cách chủ
động sáng tạo. Đọc diễn cảm là một hình thức của đọc sáng tạo.
- Nếu hoạt động này làm tốt sẽ giúp học sinh hình dung, tưởng tượng nội
dung ẩn chứa trong bài. Chỉ khi nào thực sự hiểu, cảm nhận được cái hay cái đẹp

của văn bản, lúc đó mới có thể đọc diễn cảm được và ngược lại, đọc diễn cảm
văn bản cũng chính là cách giúp học sinh hiểu sâu hơn về văn bản.
* Phương pháp nêu vấn đề:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy
học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển
học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề
5


thông qua quá trình đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nhằm đạt được mục
tiêu dạy học.
- Ở phương pháp này, học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạt
động học, tự mình tìm ra tri thức cần học chứ không phải được thầy giảng giải
một cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học. Học sinh
không những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cách
thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Học sinh học được cách phát hiện và giải
quyết vấn đề.
* Phương pháp phân tích, bình giảng:
- Phương pháp phân tích là phân chia các vấn đề cần bàn luận thành các
bộ phận để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng. Trong việc giảng dạy đọc
hiểu văn bản văn học, cần phải có sự phân tích, chia nhỏ vấn đề để đi sâu vào
từng khía cạnh của tác phẩm nhằm mục đích hiểu được những tầng ý nghĩa của
văn bản và dụng ý của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
- Còn phương pháp bình giảng để thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm
văn học, đem đến cho học sinh những xúc cảm thẩm mĩ, và thêm yêu, thêm quý
tác phẩm văn học.
- Có thể nói trong việc dạy học môn ngữ văn không thể thiếu được
phương pháp phân tích, bình giảng bởi nếu không có phân tích, bình giảng sẽ
không thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn cũng như những sáng tạo độc đáo
và tài năng của tác, thấy được những thành công của tác giả trong việc điều

khiển những “con chữ” để tạo nên những hình tượng nghệ thuật bất hủ và những
trang chi tiết, hình ảnh in đậm mãi trong tâm trí người đọc.
2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
- Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa
giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy
học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức
và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo
góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng
thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các ưu
điểm của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với những phương
pháp mới.
- Trước đây khi chưa sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực
cùng với việc sử dụng các phương tiện dạy học, trong mỗi tiết dạy đọc văn, tôi
vẫn thường xuyên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là phương
pháp đàm thoại phát vấn, nêu vấn đề để học sinh trả lời. Song tôi vẫn nhận thấy
kết quả đạt được chưa cao bởi chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học
sinh, kết của giờ dạy được phản ánh như sau :
+ 65 % học sinh nắm được nội dung ngay tại lớp và có thể làm đúng bài
tập, biết vận dụng vào các bài tập khác.
6


+ 35 % hiểu rất lơ mơ về bài học và không thể làm được các bài tập ứng
dụng.
+ 25 % học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài
+ 10 % học sinh khi giáo viên gọi lên mới trả lời và thường trả lời chưa đạt
yêu cầu.
Số còn lại chỉ ngồi nghe và ghi theo hướng dẫn của giáo viên, giờ học thiếu
sôi nổi

Điều tra bất kỳ 10 em thì có : 4 em hiểu bài, 3 em không rung động với nội
dung bài học, 3 em cho rằng câu hỏi giáo viên đặt ra rất khó.
- Bài thơ Thu hứng (cảm xúc mùa thu) là bài đầu trong chùm thơ Thu hứng
của Đỗ Phủ. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ nói riêng và
thơ Đường nói chung. Ta thấy tác giác đã vẽ nên bức tranh phong cảnh mùa thu
tại kẽm Vu (Vu Hiệp) thuộc núi Vu Sơn với cảnh sắc tiêu sơ vắng lạnh và đầy
hiểm nguy; từ đó mà biểu lộ nỗi lòng đau thương của người chạy loạn, nỗi u
hoài da diết về quê hương. Ở đây, ta thấy tình và cảnh hòa quện đến kỳ lạ, lời
thơ thì thảm đạm mà ý cảnh thì hùng tráng; thêm nữa, âm điêu mạnh mẽ, câu
chữ tinh luyện đã làm cho vần thơ có sức biểu hiện thật là cao.
- Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bài thơ Đường khác, dạy Cảm xúc mùa
thu thực chất là dạy bản dịch thơ và “Dịch tất phản”, dịch thơ rất khó, dịch thơ
Đường lại càng khó hơn. Bản dịch của Nguyễn Công Trứ đã rất đạt nhưng còn
có một vài chỗ dịch chưa hết ý, chưa thể hiện được trọn vẹn các hàm nghĩa và
đặc sắc nghệ thuật của nguyên tác. Thêm nữa, do tính chất đặc biệt cô đọng của
bài Thu hứng cộng với những khoảng cách về không gian, thời gian sự khác biệt
về hoàn cảnh xã hội, văn hóa sẽ là những trở ngại không nhỏ đối với học sinh.
Đây là bài thất ngôn bát cú đường luật đầu tiên của Trung Quốc mà học sinh
được học trong chương trình (ở trung học cơ sở, học sinh được học và đọc thêm
ba bài thất ngôn tứ tuyệt, một bài ngũ ngôn tứ tuyệt). Vì thế học sinh sẽ không
tránh khỏi những bỡ ngỡ nhất định khi vận dụng những kiến thức về luật thơ
Đường để hiểu về bài thơ này.
- Vì vây, tôi thiết nghĩ cần phải giúp các em từ chỗ còn hiểu biết, mơ hồ,
nông cạn về bài thơ Cảm xúc mùa thu nói riêng và thơ Đường nói chung, cần
phải hiểu thật đúng, thật sâu sắc về tác phẩm này để thấy được tính chất cô
đọng, hàm súc, “lời ít ý nhiều”và cách biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ
trong tác phẩm cũng như nghệ thuật tinh tế, điêu luyện của tác giả.
- Để tiết học được sinh động hấp dẫn hơn, học sinh học bài được hứng
thú, say mê và nắm bắt tinh thần của bài học một cách đúng đắn và sâu sắc nhất,
tôi đã suy nghĩ và quyết định sử dụng phương tiện điện tử có sử dụng các hình

ảnh minh họa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vào
từng phần, từng mục của bài để soạn bài học này để giúp học sinh có thể vừa
khắc sâu kiến thức về lý thuyết ,vừa củng cố kiến thức bằng các dẫn chứng sinh
động, cụ thể, vừa có thể giúp học sinh biết cách phân tích hoặc bình giảng một
7


văn bản văn học theo đặc trưng thể loại.
- Bài học được phân phối thời gian trong 1 tiết, nội dung bài học thì nhiều
mà thời gian lại có hạn với biết bao điều cần khai thác, cần hỏi, cần để học sinh
tìm hiểu, nắm bắt. Đối tượng tiếp nhận bài học lại là học sinh trường trung du,
điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều em chưa thực sự chú tâm vào học
hành, còn hạn chế nhiều về năng lực cảm thụ, lỗ hổng kiến thức còn nhiều nên
không phải em nào cũng yêu thích học văn và hơn nữa không phải em nào cũng
có khao khát tìm kiếm khám phá về bài học.
2.3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN BÀI DẠY: CẢM XÚC MÙA THU (THU HỨNG)
- Mức độ cần đạt của bài học này là:
+ Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li:
nỗi nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê.
+ Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ Đường luật: kết cấu chặt
chẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ.
- Trọng tâm kiến thức của bài:
+ Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.
+ Qua việc tiếp nhận văn bản, cũng cố những kiến thức đã học về hình thức
và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường.
- Về kĩ năng: Giúp học sinh:
+ Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
+ Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
NỘI DUNG CỤ THỂ

I.TÌM HIỂU PHẦN TIỂU DẪN – GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tìm hiểu về tác giả:
- Để tạo tâm thế học tập tốt cho học sinh, giáo viên cho học sinh xem lại
chân dung Đỗ Phủ và hình ảnh căn nhà tranh của Đỗ Phủ ở Ba Thục (Tứ
Xuyên).
- Giáo viên có thể trình chiếu các ý sau để giúp học sinh thấy được ngay vị
trí của nhà thơ Đỗ Phủ:
+ Đỗ Phủ là nhà thơ được Hội đồng Hòa bình thế giới kỉ niệm như một
danh nhân văn hóa thế giới.
+ Ông được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “thi thánh”(Thánh thơ).
+ Ông la nhà thơ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc tới trong Di chúc và
8


đánh giá là “một người làm thơ rất nổi tiếng”.
+ Nguyễn Du đã tôn vinh Đỗ Phủ là “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư”
(Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời)
- Từ những ý hình ảnh và những ý trên,giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào
phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa trình bày lại cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của
tác giả.
- Học sinh nêu các nét chính:
+ Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất
thân trong một gia đình có truyền thống nho học và thơ ca lâu đời.
+ Cả cuộc đời ông chủ yếu sống trong nghèo khổ, lưu lạc, cuối đời chết
trong bệnh tật.
+ Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, được người Trung
Quốc mệnh danh “Thi thánh”. Là danh nhân văn hóa thế giới.
+ Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài được gọi là “Thi sử” (lịch sử
bằng thơ chứa chan tình yêu nước và nhân đạo; nghệ thuật điêu luyện, phong
cách trầm uất.

2. Tìm hiểu về văn bản Thu hứng (cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ
a, Hoàn cảnh sáng tác
- Giáo viên yêu cầu học sinh: dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết bài
thơ được sáng tác khi nào? Ở đâu ?
- Học sinh trả lời: Bài thơ Thu hứng được sáng tác năm 766, ở Quỳ Châu.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh những hình ảnh về đất nước Trung Quốc
sau loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cũng như về hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Thu hứng
+ Bài thơ được sáng tác năm 766 - tức là sau khi loạn An Lộc Sơn đã kết
thúc được ba năm và chỉ bốn năm trước khi nhà thơ qua đời (năm 770) Trong
thời gian diễn ra sự biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh (755-763) và kể cả khi loạn
An - Sử được dẹp tan một vài năm, đất nước Trung Quốc vẫn chìm ngập liên
miên trong cảnh loạn li. Cuộc sống của nhân dân vô cùng điêu đứng. Gia đình
Đỗ Phủ cũng không ngoại lệ. Trong mười một năm cuối đời, nhà thơ phải đưa
gia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.
Do một người bạn thân - một người quyền thế ở Thành Đô qua đời, không còn
chỗ nương tựa, Đỗ Phủ đã dời Thành Đô (năm 765) đưa gia đình theo sông
Trường Giang về đông, tìm cơ hội quay về quê quán ở phương Bắc. Nhưng giữa
đường gặp trắc trở, ông đã phải ở lại Quỳ Châu. Trong quảng thời gian ở lại đây,
Đỗ Phủ đã sáng tác khá nhiều thơ trong đó có chùm thơ Thu hứng (tám bài) nổi
tiếng.
+ Cuộc sống của Đỗ Phủ bây giờ khác với giai đoạn sáng tác Thạch Hào
lại (tuy vẫn khổ cực song dẫu sao cũng không ở vùng trung tâm chiến sự) và
9


tình hình xã hội cũng vậy. Hai điểm trên làm cho thơ Đỗ Phủ có một bộ mặt
mới: Sự quan tâm thế sự lặn vào chiều sâu, những hình ảnh miêu tả thường
mang tính chất ước lệ tượng trương.
b, Vị trí của bài thơ

- Giáo viên cung cấp kiến thức: Thu hứng là bài thơ đầu tiên trong chùm
thơ tám bài cùng tên, thường được coi là cương lĩnh của cả chùm thơ. Cương
lĩnh đó có thể tóm tắt trong tám chữ: “thân ở Quỳ Châu, lòng tại Trường An”.
Hướng về kinh đô là một biểu hiện của lòng yêu nước của nhà thơ. Trong bài
này, điều đó tập trung biểu hiện ở ba chữ “cố viên tâm” ở câu 6. “Lòng hướng về
vườn cũ” tức “lòng hướng về cố đô”. Ý đó đã được Đỗ Phủ triển khai ngay
trong hai câu đầu của bài Thu hứng 2:
Quỳ phủ cô thành lạc nhật tà
Mỗi y Bắc Đẩu vọng kinh hoa
(Thành phủ Quỳ Châu đứng trơ vơ, Mặt trời đã xế lặn - ta luôn luôn nương sao
Bắc Đẩu để ngóng về kinh đô).
c, Đọc văn bản:
- Giáo viên nêu yêu cầu cách đọc: trừ hai câu 3 - 4 giọng đọc cần mạnh mẽ,
các câu còn lại đọc bằng giọng chậm rãi, trầm lắng da diết, nhịp thơ 4/3 hoặc
2/2/3. Khi đọc hãy hình dung hoàn cảnh của người đang phải xa quê, muốn về
mà không về được.
- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài cả phần phiên âm, bản dịch nghĩa,
bản dịch thơ. Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc chú thích liên quan đến từng
cầu dịch nghĩa trong sách giáo khoa trang 146.
d, Thể thơ và bố cục:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định thể thơ trong nguyên tác và trong bản
dịch thơ.
- Học sinh xác định: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Giáo viên nêu vấn đề và hỏi: Với thể thơ ấy, có thể chia bài thơ theo cấu
trúc chung, phổ biến của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Lại cũng có thể
chia bài thơ thành hai phần để phân tích: 4 câu đầu (tiền giải) thường nặng cảnh
nhẹ tình; 4 câu cuối (hậu giải) thường nặng tình nhẹ cảnh. Anh, chị chọn cách
phân chia nào để tiếp cận, đi sâu tìm hiểu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ
thuật của bài thơ? (giáo viên đã cung cấp kiến thức này trong bài Tại lầu Hoàng
Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch).

- Học sinh trả lời:
+ 4 câu đầu: (chủ yếu tả) cảnh thu.
+ 4 câu cuối: (chủ yếu là cảm hứng, nỗi niềm thi nhân khi thu về trên đất
khách) tình thu.
10


II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Để giúp học sinh có hứng thú học tập tốt hơn, giáo viên có thể trình chiếu
một vài hình ảnh về những bức tranh phong cảnh mùa thu Trung Quốc, hoặc về
rừng phong, hoặc cảnh thu ở Ba Thục.
1, Nhan đề bài thơ
- Giáo viên nêu vấn đề và đặt câu hỏi: Nguyên tắc sáng tạo của thơ cổ là:
“Đối cảnh sinh tình”, lấy cảm hứng từ thiên nhiên để giải bày tâm trạng, hay nói
cách khác là con người tìm thấy tâm trạng mình qua cảnh sắc thiên nhiên, từ đó
dẫn tới một khái quát nổi tiếng của Nguyễn Du:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?
Anh, chị có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ Thu hứng ?
- Học sinh trả lời: Nhan đề bài thơ đã cho thấy thiên nhiên đã trở thành
người đồng tâm, đồng sự, đồng tình, thành người chia sẻ niềm vui nỗi buồn với
thi nhân.
2, Bốn câu thơ đầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu trong cả ba văn
bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ và yêu cầu học sinh so sánh giữa bản dịch
thơ với dịch nghĩa và phiên âm để hiểu đúng và đầy đủ hơn về cảnh thu đã được
Đỗ Phủ khắc họa.
- Giáo viên đặt câu hỏi: 4 câu thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh thu đã
được tác giả cảm nhận và thể hiện như thế nào?
- Học sinh suy nghĩ, cảm nhận và trả lời:

+ Cảnh thu trong 4 câu thơ đầu là ở Quỳ Châu (Tứ Xuyên - Ba Thục, miền
núi phía Tây Trung Quốc, thượng nguồn sông Trường Giang).
+ Trong hai câu đề cảnh thu hiện lên qua các hình ảnh: sương móc trắng
xóa khiến cho rừng phong xơ xác tiêu điều; ở vùng núi Vu Sơn, thuộc thượng
lưu sông Trường Giang khí thu hiu hắt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh đối chiếu bản dịch thơ với nguyên
tác trong hai câu đầu và giảng giải: ở câu thơ thứ nhất, bản dịch thơ chưa thể
hiện hoàn toàn đúng ý của nguyên tác. “Sương móc” không phải “sa lác đác”
mà “làm tiêu điều cả rừng cây phong”. “Rừng phong” không phải là trạng ngữ
chỉ nơi chốn (nhưng trong bản dịch thơ) mà là đối tượng bị “sương móc” làm
cho “tiêu điều”, bị “sương móc” vùi dập một cách tàn nhẫn. Cấu trúc ngữ pháp
này đã gián tiếp cho thấy sương ở rất dày đặc bởi chỉ có như thế nó mới làm tiêu
điều, thương tổn cả rừng cây phong. Cảnh thu, do đó, mà mỗi rõ cái lạnh lẽo bên
cái xơ xác tiêu điều.
- Giáo viên đặt câu hỏi: nếu đưa ra nhận xét cho bức tranh mùa thu ở hai
câu đề, anh, chị có thể dùng những từ ngữ nào để thâu tóm được linh hồn của
11


bức tranh thu ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
+ Hai câu đề là bức trành mùa thu ở vùng rừng núi, được gói lại trong tám
chữ: lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và cảm nhận hai câu thực và tìm những
hình ảnh miêu tả về cảnh thu trong hai câu thực.
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
+ Cảnh thu trong hai câu thực được miêu tả: trên sông, những con sóng
mạnh đập vào vách đá rồi vọt tung lên lưng trời; trên cửa ải, những đám mây
nặng nề sa xuống mặt đất âm u.
- Giáo viên có thể phân tích: Đó là cảnh thu được “quét” từ lòng sông lên

miền quan ải, không gian như được nới ra ở ba chiều : rộng, cao, xa, tạo nên một
khung cảnh hoành tráng. Trong cái hoành tráng ấy là cái dữ dội của sóng nước
và cái âm u, sầm tối nơi quan ải.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Theo anh, chị những ý trên bản dịch thơ đã chuyển
tải thành công so với nguyên tác chưa? Hãy thử suy nghĩ và tìm ra chỗ bản dịch
thơ chưa chuyển tải hết ý của nguyên tác.
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
+ Bản dịch thơ về cơ bản đã chuyển tải và thể hiện thành công những ý
trong nguyên tác. Tuy nhiên, cái hướng vận động ngược chiều của sóng và mây
trong nguyên tác chưa được bản dịch thơ chuyển tải. Chính sự vận động trái
chiều này (sóng vọt lên tận lưng trời >< mây sà xuống giáp mặt đất) mới lấp
kín không gian, gợn cảm giác về sự dồn nén, nghẹt thở.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Từ những hình ảnh về cảnh thu cũng như sự vận
động trái chiều của sóng và mây, anh, chị có nhận xét gì về bức tranh mùa thu
trong hai câu thực ?
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
+ Hai câu thực là bức tranh mùa thu ở trên sông nước và miền quan ải,
cũng được gói gọn lại trong tám chữ: hoành tráng, dữ dội, âm u, dồn nén.
- Giáo viên dẫn dắt, nêu vấn đề: bốn câu thơ đặc tả cảnh thu rõ nét. Nhưng
có ý kiến cho rằng Đỗ Phủ không chỉ tái hiện bức tranh mùa thu mà gián tiếp vẽ
lên cảnh đời lúc bấy giờ. Ý kiến của anh chị như thế nào? (giáo viên lưu ý học
sinh có thể dựa vào hoàn cảnh ra đời bài thơ để suy nghĩ và trả lời)
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
+ Ý kiến trên là đúng, bởi cảnh thu xơ xác, tiêu điều, lại có chỗ hoành
tráng, dữ dội, trời đất như chao đảo, không gian như dồn nén đã gợi lên một
hiện thực xã hội bất an, cuộc sống tiêu điều, xơ xác, không khí ngột ngạt, bức
bối của những năm sau loạn An - Sử.
12



- Giáo viên nêu vấn đề: Trong cảnh ấy vẫn ngầm ngụ tình của người viết,
thu cảnh cũng là thu tâm. Vậy đó là cảm xúc gì, tâm trạng gì của thi nhân?
- Học sinh căn cứ vào các hình ảnh thơ, cách miêu tả để suy ngẫm và suy
luận, phát biểu ý kiến:
+ Đó là nỗi buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, u
ám, chao đảo của đất nước lúc bấy giờ.
3, Bốn câu thơ cuối
- Giáo viên gọi một học sinh đọc lại bốn câu thơ cuối, cả phiên âm, dịch
thơ và dịch nghĩa.
- Giáo viên hỏi: Hai câu luận trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
thường sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hai câu này đóng vai trò gì trong bài?
- Học sinh trả lời: Trong hai câu 5-6 thường sử dụng phép đối: đối ý, đối
từ, đối thanh. Hai câu 5-6 trong bài thơ này tiêu biểu cho tinh thần của Cảm xúc
mùa thu số 1 và ba chữ “cố viên tâm” được xem là “nhãn tự”- nơi tập trung
linh hồn của cả chùm thơ Cảm xúc mùa thu.
- Giáo viên nêu vấn đề (dành cho học sinh khá, giỏi): so với bốn câu đầu,
cảnh thu ở đây có gì khác ? Điều đó cho thấy tầm nhìn của tác giả đã có sự thay
đổi như thế nào trong bốn câu thơ cuối, nhất là hai câu 5-6 ? Vì sao có sự thay
đổi ấy? (giáo viên lưu ý học sinh sự vận động của tứ thơ thường thấy trong bài
bát cú).
- Học sinh suy nghĩ và trả lời:
+ Nếu bốn câu đầu là cảnh thu ở xa, thì bốn câu thơ cuối là cảnh thu gần,
không gian thu cận kề (khóm cúc, con thuyền). Không chỉ có cảnh mà còn có âm
thanh, có hình ảnh, có sự sống của con người (bốn câu đầu chỉ có tình người
mà không có hình ảnh con người) và đặc biệt là sự xuất hiện rõ nét của nhân
vật trữ tình với những nỗi niềm tâm sự ( lệ, tâm) trong bài thơ.
+ Như vậy, tầm nhìn của nhà thơ đã thay đổi từ không gian xa rút về không
gian gần rồi “lặn” vào không gian tâm tưởng (lệ, tâm). Những thay đổi này đã
cho thấy sự vận hành của tứ thơ là từ cảnh đến tình.
- Giáo viên nêu vấn đề: Vậy, hãy tìm hiểu “tình” của nhà thơ trong hai câu

luận. Trước hết là câu thơ thứ 5. Câu này có hai cách hiểu: Cúc đã nở hai lần và
đã hai lần làm chảy dòng lệ cũ; hoặc nhìn cúc nở hoa mà tưởng cúc nhỏ lệ,
trông như cúc đang xòe ra những cánh hoa bằng nước mắt. Anh, chị chọn cách
hiểu nào? Vì sao?
- Học sinh có thể thảo luận theo nhóm, có thể tranh luận sau đó trả lời theo
cách nghĩ của mình.
- Giáo viên chốt lại: Chọn cách hiểu nào cũng có lí, bởi đây không đơn giản
là sự miêu tả thuần túy mà là cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ, là “thu tâm”.
Cả hai cách hiểu đều thể hiện nỗi buồn đau của nhà thơ.
13


- Giáo viên gợi dẫn và nêu vấn đề tiếp: Anh, chị hiểu “hai lần” trong câu
thơ thứ 5 như thế nào? (chú ý sự nhất quán với từ “ngày trước”). Tại sao nhìn
cúc nở mà chảy dòng lệ cũ (nước mắt ngày trước) trong khi đây là cái nhìn của
hiện tại ?
- Học sinh suy nghĩ, trả lời:
+ “Hai” là hai năm kể từ khi tác giác đến Quỳ Châu nhưng “hai” cũng có
nghĩa là nhiều, nó nhất quán với “ngày trước” - “ngày trước” là năm ngoái mà
cũng có thể là nhiều năm trước, cả những năm trước khi tới Quỳ Châu.
+ Vì không phải bây giờ nhìn cúc nở mới khóc mà năm ngoái, những năm
trước nhìn cúc nở đã khóc rồi. Cúc có thể khác, chứ “dòng lệ”, tiếng khóc thì
vẫn vậy thôi - vẫn cùng một nỗi niềm đau xót. Như thế tức là Đỗ Phủ đã khóc
nhiều năm rồi và nỗi buồn đau trong lòng nhà thơ đã kéo dài nhiều năm qua.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Từ hoàn cảnh lịch sử và bản thân, gia đình nhà thơ,
hãy cho biết Đỗ Phủ đã tuôn rơi nước mắt vì điều gì ? Đã khóc cho ai ?
- Học sinh suy nghĩ và trả lời:
+ Đỗ Phủ đã tuôn rơi nước mắt trước những đau thương của dân chúng
trong cảnh loạn li, trước cảnh đất nước mới đây hưng thịnh là thế mà nay xơ
xác, tiêu điều. Nhà thơ đã khóc cho thân phận của chính mình, gia đình mình

cho những ngày nghèo đói, phiêu bạt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy đối chiếu giữa nguyên tác và phần dịch
thơ để tìm ra chỗ dịch giả đã chưa chuyển dịch được từ ngữ và hình ảnh trong
câu thơ thứ 6 của bài thơ. Từ sự đối chiếu ấy, anh, chị đã hiểu rõ hơn điều gì về
cảnh ngộ và tâm sự sâu kín của tác giả?
- Học sinh đối chiếu đánh giá:
+ Dịch giả Nguyễn Công Trứ đã bỏ qua chữ “cô” nghĩa là cô đơn, lẻ loi.
Đây không phải là con thuyền bình thường mà là “cô chu” (con thuyền lẻ loi).
Hình ảnh này gợi cảnh ngộ lẻ loi, cô đơn của nhà thơ và gia đình nơi đất khác
quê người. Nỗi buồn vì thế mà tăng thêm.
+ “Cố viên tâm” nghĩa là tấm lòng nhớ nơi vườn cũ, nhưng dịch giả viết
là “mối tình nhà” thì mới nói được nỗi nhớ quê nhà mà chưa thể hiện được tình
ý sâu kín của tác giả: nhớ nước- đất nước của thời thái bình thịnh trị.
- Giáo viên cũng nhấn mạnh: Công việc dịch thơ rất khó khăn, đặc biệt là
dịch thơ Đường, dịch giả dù tài giỏi vẫn có những chỗ chưa có thể thể hiện được
hết ý nghĩa nội dung của nguyên tác.
- Giáo viên có thể mở rộng để học sinh hiểu thêm: Nhà thơ Đỗ Phủ có
vườn cũ (cố viên) ở Lạc Dương, nên nỗi lòng quê cũ trước hết là nỗi nhớ Lạc
Dương, nhớ Đông Đô, một trong những kinh đô của không ít triều đại phong
kiến Trung Quốc. Song đặt trong văn cảnh của cả chùm thơ Thu hứng - cả bảy
bài sau đều chỉ nói đến nỗi nhớ Trường An, còn gọi là Tây Đô (kinh đô nhà
Đường) thì đây chính là cách nói kín đáo thể hiện long yêu nước sâu kín của tác
14


giả.
- Giáo viên gợi mở: Ở câu thơ thứ 6 có một ý thơ rất hay và độc đáo, anh
chị hãy phát hiện và thử phân tích, bình giảng cái hay, cái độc đáo của câu thơ
này?
- Học sinh phát hiện và phân tích, bình giảng:

+ Trước hết, câu thơ này miêu tả một sự thực: con thuyền chở gia đình nhà
thơ bị buộc chặt ở đây - ở đất Quỳ Châu. Nhưng từ hình ảnh thực ấy mà liên
tưởng lòng mình cũng bị “buộc” lại, trái tim bị “thắt” lại, “nỗi lòng quê cũ” bị
“giữ chặt” lại mãi ở nơi đây, trên con thuyền cô đơn. Nỗi nhớ quê, nhớ nước bị
buộc lại, không thể có cách nào để giải tỏa, tình cảm vì thế mà thêm da diết dồn
nén.
- Giáo viên dẫn dắt, nêu vấn đề: Như vậy, cảnh đã nhập tâm. Thu cảnh đã
chuyển vào thu tâm. Theo cái mạch ấy mà cũng là lẽ thường trong các bài thơ
thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu kết sẽ bộc lộ trực tiếp cảm xúc chủ quan
của tác giả. Thế nhưng, dường như hai câu cuối của bài này lại không như thế,
thay vào đó nhà thơ quay sang tả ngoại cảnh. Đỗ Phủ là một nhà thơ Đường nổi
tiếng, được mệnh danh là “Thi thánh” nên không thể nói rằng Đỗ Phủ không am
hiểu luật thơ. Anh, chị hãy cùng suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để khám phá sự lạ
thường mà không bất thường ấy trong hai câu kết của bài thơ.
- Học sinh thảo luận, trả lời:
+ Hai câu kết đã kết thúc bài thơ một cách đột ngột mà vẫn bao hàm nhiều
dư vị. Đột ngột vì tác giả không bộc lộ trực tiếp cảm xúc chủ quan như những
câu kết thường lệ mà lại quay về tả những cảnh thực ngoài đời: không khí tấp
nập của mọi người nô nức may áo rét (câu 7) và âm thanh vang động của tiếng
chày đập vải, đập áo để chuẩn bị đối phó với mùa đông đang tới gần.
+ Hai câu tưởng như là phá luật nhưng đó mới chính là cái sâu sắc, cái “ý
tại ngôn ngoại”, cái dư vị mà bài thơ để lại. Đỗ Phủ không nhằm tả cảnh mà
thực chất đang mượn cảnh để nối tiếp cái “thu tâm” kia bởi đối với những
người đang phải tha phương, lưu lạc như nhà thơ thì quang cảnh ấy chỉ làm cho
lòng người buồn sầu thêm mà thôi, nỗi lòng quê cũ càng da diết hơn, cháy bỏng
hơn.
- Giáo viên bình luận: có thể lúc này nhà thơ đang phải kìm nén cảm xúc
của mình lại để không bật ra thành tiếng khóc nức nở. Nhà thơ vẫn đang khóc
nhưng bây giờ không “tuôn rơi nước mắt” như trước, mà nước mắt đã chảy
ngược vào trong, tiếng khóc lặn sâu vào cõi lòng. Nhưng cũng chính vì thế mà

xúc cảm càng mãnh liệt, nỗi nhớ thương càng cồn cào. Trong thơ cổ Trung Hoa,
tiếng chày đập vải, nhất là về chiều và đêm, là một hình tượng âm thanh đặc biệt
có sức gợi cảm rất lớn. “Tiếng đập áo của muôn nhà” có thể làm cho người
chinh phụ xao xuyến nghĩ tới người thân nơi “quan ải” (thơ Lí Bạch), “Nghe
tiếng chày ban đêm” có thể khiến cho “sáng mai đầu bạc phau” vì “mỗi tiếng
chày nện xuống là thêm một sợi tóc trắng như tơ” (thơ Bạch Cư Dị). Bởi vậy,
15


âm thanh của tiếng chày đập áo, khép lại bài thơ nhưng đồng thời nó dường như
lại là mốt nhạc đầu tiên trong một bản nhạc của nỗi nhớ quê hương đang cất lên
những giai điệu buồn, đang lan tỏa những vòng sóng âm thanh da diết tới tận
những không gian nhỏ bé nhất trong tâm hồn nhà thơ. Đúng là “ngôn tận nhi ý
bất tận” - lời hết mà ý không hết.
III. PHẦN TỔNG KẾT BÀI HỌC
1. Chủ đề bài thơ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định chủ đề của bài thơ
- Học sinh xác định chủ đề của bài thơ: Bài thơ miêu tả bức tranh thiên
nhiên hùng vĩ mà hiu hắt, sôi động mà nhạt nhòa trong sương khói mùa thu hiện
diện của một tâm trạng buồn xót xa. Đồng thời diễn tả nỗi buồn thương nhớ quê
hương, đất nước của nhà thơ.
2. Giá trị nội dung:
- Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi đọc và cảm nhận về bài thơ Cảm xúc mùa
thu, ấn tượng để lại trong anh chị về cảnh thu và tình thu của bài này là gì?
- Học sinh trả lời:
+ Cảnh thu: cảnh thu buồn, hiu hắt, xao động, mang những nét đặc trưng
của núi rừng, sông nước, cuộc sống, ... ở Quỳ Châu. Cảnh thu cũng là cảnh đời.
Đó là hình bóng tang thương của đất nước Trung Quốc đương thời.
+ Tình thu: Đó là nỗi lo âu cho đất nước; nỗi buồn nhớ quê hương; nỗi
ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình của tác giả.

3. Giá trị nghệ thuật:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh tính nhất quán cao của bài thơ.
Bám sát nham đề của bài thơ để chỉ ra rằng dòng thơ nào cũng có “cảm xúc” và
cũng có chất thu. Từ đó nhận xét về kết cấu nghệ thuật của bài thơ nói riêng,
nghệ thuật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật nói chung.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời:
+ Bài thơ có tính nhất quán cao. Nếu bốn cấu thơ đầu tả cảnh thu nhưng
trong cảnh đã đượm tình thu thì bốn câu thơ sau là tình thu trước cảnh thu nơi
đất khách. Ở cả tiền giải lẫn hậu giải đều trong cảnh có tình, trong tình có
cảnh. Tứ thơ từ bốn câu thơ đầu đến bốn câu thơ sau vận hành một cách tự
nhiên từ cảnh đến tình, thu cảnh chuyển vào thu tâm.
+ Như vậy, có thể nói, toàn bài thơ chỉ xoay quanh trục “thu hứng” tức là
“cảm xúc mùa thu”, là thu cảnh - thu tâm trong mối qua hệ gắn bó thống nhất.
Thậm chí trong từng liên thơ đều tìm thấy hai yếu tố: mùa thu và cảm xúc. Điều
này có nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng là thống nhất.
+ Kết cấu nghệ thuật cùa bài thơ này nói riêng và nghệ thuật thơ thất ngôn
bát cú Đường luật nói chung, xét về cấu tứ là rất chặt chẽ. Đó thực sự là một
chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới việc thể hiện chủ đề của toàn bài.
16


- Giáo viên đặt câu hỏi: ngoài cấu tứ, anh, chị còn hiểu thêm những gì về
đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường nói chung?
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
+ Bài thơ là điển hình của bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ “Ý tại ngôn ngoại”.
+ Ngôn ngữ thơ hàm xúc, cô đọng, đa nghĩa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đối chiếu những gì vừa tổng kết với mục “Kết
quả cần đạt” trong SGK trang 145.
- Giáo viên gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK trang 147.

- Giáo viên có thể trình chiếu thêm một số bài thơ thu khác của Đỗ Phủ để
học sinh hiểu thêm. Đặc biệt là bài thơ Thu hứng số 2 và số 4.
- Giáo viên có thể liên hệ bài thơ Thu hứng với một số bài thơ Thu của các
nhà thơ Việt Nam thời trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến.. Ví dụ: khi đọc hai câu luận trong bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ, ta lại
nghĩ đến hai câu thơ trong bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Qua việc sử dụng tốt các phương tiện dạy học và áp dụng một số phương
pháp có tính tích cực trong việc tìm hiểu tác phẩm Cảm xúc mùa thu của tác giả
Đỗ Phủ trong chương trình Ngữ Văn 10 – ban cơ bản áp dụng cho 3 lớp 10C1,
10C4 và 10C5 tôi thấy rằng:
- Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu được kiến thức về tác phẩm.
- Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu tác phẩm. Tạo không khí sôi nổi
trong tranh luận tìm hiểu vấn đề, có những phát hiện mới mẻ có tính sáng tạo
trong giờ học. 100% học sinh hứng thú với tiết học và hăng say phát biểu ý kiến
xây dựng bài. 85% các em hiểu bài ngay tại lớp và làm thành công các bài tập
trong sách giáo khoa cũng như các bài tập lấy ở các tài liệu tham khảo khác
- Tránh được việc thụ động đọc chép trong bài giảng của giáo viên.
- Giáo viên rất nhàn trong quá trình lên lớp mà vẫn đạt được những mục
đích của tiết dạy. Chủ động cùng khám phá tri thức với học sinh.
- Áp dụng làm các dạng bài tập về tác phẩm đạt hiệu quả cao, đặc biệt là
với những đề bài có tính phát hiện và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh.
- Đặc biệt thông qua tác phẩm này và các bài thơ Đường đã học trước đó,
các em đã hiểu một cách có hệ thống về đặc điểm thể loại, nội dung và nghệ
thuật của thơ Đường nói chung và bài thơ Cảm xúc mùa thu nói riêng. Mặt khác,
17



các em cũng có thể hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc đời, con người và phong cách
sáng tác của tác giả Đỗ Phủ. Từ đó các em có điều kiện nắm chắc tác phẩm để
vận dụng kiến thức đã học vào bài làm trên lớp . Bên cạnh đó tôi cũng gợi mở
những vấn đề có tính chất mới mẻ đối với các em để một số học sinh khá, giỏi
tiếp tục tìm tòi đi sâu tìm hiểu tác phẩm thơ Đường Trung Quốc và một số tác
phẩm viết theo thể Đường luật của các tác giả Việt Nam thời trung đại . Đồng
thời tôi cũng khuyến khích các em đọc thêm một số tác phẩm đặc sắc khác của
tác giả Đỗ Phủ như các bài thơ trong chùm thơ Thu hứng,Đêm trăng, Kẻ lại ở
Thạch Hào,Một mình dạo chơi tìm hoa ven sông,… và của các tác giả khác như
Lí Bạch, Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương....để có cái nhìn toàn diện hơn về thể loại . Kết hợp trong những bài
giảng về thơ Đường, chúng tôi cũng nhấn mạnh đến vai trò , tác dụng của văn
học nói chung và của thơ ca nói riêng trong việc hoàn thiện nhân cách và tâm
hồn cho học sinh. Đó là mục đích mà người thầy giáo dạy văn phải hướng tới .
Cụ thể.

-

Lớp

Học hứng thú

Hiểu bài

10C1

41/44 học sinh


44/44 học sinh = 100%

10C4

40/44 học sinh

44/44 học sinh = 100%

10C5

36/40 học sinh

40/40 học sinh = 100%

Kết quả kiểm tra viết các lớp:

Lớp



Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm trung bình

số

Số
lượng


%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

10C1

44

6

13,63 %

29

65,90%

9

20,45 %

10C4


44

7

15,90 %

28

63,63 %

9

20,45 %

10C5

40

5

12,5 %

26

65,00 %

9

22,5 %


-

Chất lượng môn học ở lớp được nâng lên, giảm thiểu tối đa thời gian
học sinh chỉ biết lắng nghe và ghi chép. Vì thế học sinh cũng có tâm thế thoải
mái và không còn ngại những giờ học văn. Các em còn đề nghị các tiết sau cô
cũng làm như vậy để các em dễ học hơn và được phát biểu những suy nghĩ,
những quan điểm của mình và biết vận dụng vào việc làm văn để phân tích, bình
giảng tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
-

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18


3.1. KẾT LUẬN
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhấn mạnh: “Cái quan trong nhất
trong giảng dạy nói chung và giảng dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, là rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi,
phương pháp vận dụng kiến thức”. Như thế, dạy văn không chỉ là công việc
thuyết giảng của giáo viên, mà là cách thức học sinh hoạt động nhằm phát huy
tiềm năng sáng tạo thẩm mĩ. Giáo viên giữ vai trò khơi gợi tâm thế nhận thức
cũng như duy trì cảm hứng trong “cuộc giao tiếp im lặng” giữa nhà văn và bạn
đọc- học sinh.
Với việc sử dụng giáo án điện tử có sử dụng các hình ảnh minh họa và các
thiết bị hỗ trợ khác kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong
một bài học đã giúp tôi có được những thành công nho nhỏ trong việc dạy học.
Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ
thể hoá vấn đề vào những tiết dạy cụ thể trong quá trình lên lớp hàng ngày của
giáo viên.

Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả các phương pháp trên với một
tiết dạy cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề, có các
phương tiện hiện đại hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Và đây không phải là
những phương pháp duy nhất mà trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn học giáo
viên cần áp dụng linh hoạt các phương pháp một cách phù hợp với từng tiết dạy
cụ thể.
3.2. KIẾN NGHỊ
Với đề tài này, tôi xin kiến nghị với nhà trường và cấp trên một số vấn đề
như sau:
- Đề nghị Sở giáo dục và nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng về ứng
dụng công nghệ thông tin,cách sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cho cán bộ
giáo viên để họ tích cực hơn trong việc giảng dạy, tránh tình trạng “dạy chay,
học chay”, giúp cho bài dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn và học sinh có nhiều
thời gian để trao đổi, thảo luận, tìm tòi, phát hiện ra vấn đề hơn.
- Kính mong Sở giáo dục đào tạo và nhà trường tổ chức những buổi tọa
đàm hoặc báo cáo chuyên đề về phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn học
nước ngoài. Nếu làm được điều này, giáo viên sẽ có điều kiện trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và cách giảng
dạy các tác phẩm văn học nước ngoài.
- Nên đưa các tác phẩm văn học nước ngoài vào đề kiểm tra định kì và đề
thi THPT quốc gia. Có như vậy, các em học sinh mới chịu khó tìm tòi và tích
cực học tập hơn đối với các tác phẩm văn học nước ngoài.
- Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi đề nghị giáo viên hình thành và
phát triển năng lực đọc sáng tạo cho học sinh.
Tôi rất cảm ơn các đồng chí đã dành thời gian để đọc sáng kiến kinh
19


nghiệm này.Tôi nghĩ những hiểu biết và những kinh nghiệm của mình như một
giọt nước giữa biển cả bao la, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành

và sự giúp đỡ của các đồng chí để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn cũng như
hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy của mình.
Một lần nữa xin cảm ơn các đồng chí. Kính chúc các đồng chí sức khỏe và
hạnh phúc.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày25 tháng5năm2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Thị Ngọc

20


Tµi liÖu tham kh¶o
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 – Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 1.
2. Phan Trọng Luận – Tổng chủ biên
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên),Thiết kế bài học tác phẩm văn chương,
NXB Giáo dục,2007.
4. Nguyễn Thị Bích Hải, Bình giảng thơ Đường, NXB Giáo dục, 2004.
5. Nguyễn Khắc Phi- Trần Đình Sử, Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng,
1997.
6. Phương Lựu (Chủ biên) Lý luận văn học.
7. Hoàng Tiến Tựu (Chủ biên), Giảng văn văn học nước ngoài – NXB Giáo
dục. 1996
8. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên),Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học
10 – NXB Giáo dục 2007
9. Nguyễn Hải Hà (Chủ biên)Cảm thụ tác phẩm văn chương – NXB Giáo

dục 2007
10. Nguyễn Quốc Siêu, Thơ Đường bình giải, NXB Giáo dục,1998.
11. Lương Duy Thứ, Bài giảng văn học Trung Quốc,NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, 2000.
12. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp
10, môn Ngữ Văn - Bộ giáo dục và đào tạo.
13. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông- Bộ giáo
dục và đào tạo.

21



×