Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.84 KB, 19 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐÊ
1. Lý do chọn đề tài
Chi tiết văn học không chỉ thể hiện nội dung tác phẩm mà còn thể hiện tài
năng, khả năng quan sát, trải nghiệm tinh tế của nhà văn trước cuộc đời. Vì thế,
khi phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt trong các chuyên đề ôn tập, phụ đạo và
ôn thi học sinh giỏi, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn khai thác một cách hợp lí,
đúng phương pháp để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Do đó, Chúng ta
cần đặt chi tiết trong tác phẩm văn học vào trong một mối quan hệ nào đó
(tương đồng hay tương phản) để rõ hơn nội dung phản ánh, phong cách tác giả,
tài năng nhà văn...
So sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng không chỉ trong văn học mà
còn rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.Việc rèn luyện tốt tư duy so sánh
sẽ giúp học sinh có cái nhìn sắc bén, không phiến diện về các vấn đề văn học
cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Mục đích cuối cùng của kĩ năng này là
định hướng học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các chi tiết trong
tác phẩm văn học. Từ đó, học sinh thấy được những mặt kế thừa, những điểm
cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác
phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kĩ
năng so sánh văn học này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân
của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần thiết góp
phần tránh đi khuynh hướng khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
Một tác dụng nữa không kém phần quan trọng là góp phần bồi dưỡng sự nhạy
cảm tinh tế trong tâm hồn của các em. Bởi so sánh đôi khi không phải để chỉ ra
cái giống, cái khác hay rút ra nột ý nghĩa mà đơn giản để học sinh cảm nhận,
lắng đọng lại trong một chi tiết nghệ thuật nào đó của tác phẩm.
Trong những năm gần đây, dạng đề văn so sánh chi tiết liên hệ chi tiết văn
học văn học cũng xuất hiện khá phổ biến trong các đề thi như đề thi đại học các
năm 2009, 2010, đề thi học sinh giỏi tỉnh 2013 – 2014... Đặc biệt gần đây nhất là
đề thi minh họa môn Ngữ Văn năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo cũng sử
dụng dạng đề so sánh liên hệ nhằm phát huy năng lực cảm thụ, khả năng tư duy
sáng tạo của học sinh, tránh sự ghi nhớ máy móc, rập khuôn bài học trong qua


trình làm bài. Vì vậy, “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết
văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” là vấn đề
giáo viên cần lưu tâm trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn.
Là một giáo viên đứng trên bục giảng, chúng ta đều mong muốn học sinh
yêu thích, say mê bộ môn Ngữ Văn, tiết học mà mình giảng dạy và đạt kết quả
tốt trong các kì thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia. Đó cũng chính là mục tiêu,
động lực giúp tôi phấn đấu. Do đó, tôi luôn tìm kiếm phương pháp mới phù hợp
để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, tôi thấy
phương pháp, “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học
trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” là biện pháp rất
1


hay, phù hợp với xu hướng ra đề thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ giáo dục
và đào tạo. Với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc sử dụng phương pháp dạy
học tích cực ở bộ môn Ngữ Văn và truyền cho HS cái cảm giác“ Uống xong lại
khát” ấy, tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này. Đó chính là
những lí do đưa tôi đến với đề tài : “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so
sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12
THPT”
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục đích của đề tài :
- Giúp người dạy văn, học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với
tác phẩm văn học trong chương trình lớp 11, 12 THPT bằng việc khai thác chi
tiết văn học trong tương quan đối sánh.
- Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”- Học ít hơn
nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn, sâu sắc hơn .
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Xác định được các chi tiết tiêu biểu, các dạng đối sánh thường gặp trong
tác phẩm văn học trữ tình và tự sự .

- Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập
luận so sánh để khắc sâu giá trị các chi tiết văn học trong chương trình Ngữ Văn,
chủ yếu là lớp 12 THPT .
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài:
- Các chi tiết văn học trong các tác phẩm tự sự tiêu biểu ở chương trình 11
(ban cơ bản) gồm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao; chương trình 12 (ban cơ bản) gồm “Vợ nhặt”
của Kim Lân, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
- Các chi tiết văn học trong các tác phẩm trữ tình ở chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 11,12 ( ban cơ bản) như “Tràng giang” của Huy Cận, “Tây
Tiến” của Quang Dũng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết :
- Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về vai trò chi tiết nghệ thuật,
tài liệu về phương pháp so sánh, tài liệu bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thao tác so
sánh trong văn nghị luận (Tài liệu tham khảo).
- Đọc nghiên cứu kĩ các tác phẩm tự sự, thơ trữ tình trong chương trình
Ngữ văn lớp 11,12 nằm trong đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Đọc tìm hiểu thêm một số bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, ban
cơ bản như : “ Thao tác lập luận so sánh”, “Luyện tập thao tác lập luận so
sánh” , “Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận”,...
2


- Nghiên cứu kĩ xu hướng ra đề minh họa Ngữ Văn của Bộ giáo dục và đào
tạo trong những năm gần đây, nhất là năm 2018 vừa qua.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Dự một số tiết dạy “ Thao tác lập luận so sánh”, Luyện tập thao tác lập
luận so sanh”, “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Chí Phèo” của Nam Cao, “Chiếc

thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu của đồng nghiệp .
- Thực nghiệm hệ thống bài tập sử dụng kĩ năng so sánh chi tiết văn học
trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT.
- Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, thực hiện rèn luyện kĩ năng so sánh
chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT các
bài học có nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc như: “Chiếc thuyền ngoài xa” với chi
tiết người đàn bà hàng chài khóc; “Vợ nhặt” với chi tiết giọt nước mắt của bà cụ
Tứ. Thử nghiệm bằng cách: một lớp chú ý rèn luyện năng lực sử dụng thao tác
lập luận so sánh khi tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm cho học sinh và
một lớp không chú ý rèn luyện năng lực sử dụng thao tác lập luận so sánh. So
sánh, đối chiếu kết quả thực nhiệm của 2 lớp để rút ra kết luận.
5. Ý nghĩa của đề tài.
5.1 Đối với giáo viên:
- Đề tài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm thực tế giúp người giáo viên trong
quá trình giảng dạy các chi tiết văn học sử dụng phương pháp so sánh tại các
buổi ôn tập phụ đạo. Trên cơ sở đề tài này, giáo viên có thể lựa chọn cho mình
phương pháp phù hợp và hiệu quả nhằm giúp học sinh tiếp cận tác phẩm với
những gì tinh túy nhất. Từ những cái “ vốn như thế”, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra
những “ phần chìm” nằm im sau câu chữ, giúp cho giờ dạy văn sinh động, dễ đi
vào lòng người. Thông qua hệ thống bài tập người giáo viên sẽ phân hoá được
đối tượng học sinh và giúp học sinh dễ dàng tiếp cận hướng ra đề THPT Quốc
gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2017 – 2018.
5.2. Đối với học sinh :
- Nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng phương pháp so
sánh và thao tác lập luậnso sánh trong việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học, nhất là
tác phẩm văn học lớp 11,12 chương trình Ngữ Văn ban cơ bản.
- Tăng tính thực hành của học sinh.
- Học sinh sẽ có cảm giác “Uống xong lại khát” khi sử dụng phương pháp
này.


3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
1.Thực trạng vấn đề:
1.1. Tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học:
Chi tiết nghệ thuật giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa
mạc mênh mông, chi tiết nghệ thuật giống như một giọt nước nhưng có thể làm
đồng hiện cả đại dương bao la. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở
sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn
người đọc là nhờ chi tiết. Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác
phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc
đời...của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.
Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac)
khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những
chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ
thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư
tưởng của người cầm bút.
Chi tiết văn học không chỉ thể hiện nội dung mà còn thể hiện tài năng, khả
năng quan sát, trải nghiệm tinh tế của nhà văn. Vì thế, phân tích tác phẩm văn
học, chỉ khai thác một cách đơn thuần các chi tiết đôi khi con thiếu sót. Cần đặt
chi tiết và tác phẩm vào trong một mối quan hệ nào đó (tương đồng hay tương
phản) để rõ hơn nội dung phản ánh, phong cách tác giả, tài năng nhà văn...
1.2. Mục đích của so sánh chi tiết văn học
Mục đích của việc so sánh là tạo cho học sinh hiểu sâu hơn về chi tiết dẫn
đến hiểu biết về tác phẩm một cách trọn vẹn. Mặt khác còn giúp cho học sinh có
ý thức chú ý đến các tác phẩm đã học, bởi khi nhớ các chi tiết trong tác phẩm
khác thì học sinh mới có thể so sánh được. Ngoài ra, cách làm này sẽ giúp cho
học sinh hứng thú hăng say hơn trong tiết học bởi tự thân các em có cơ hội khám
phá những nét mới mẻ trong tác phẩm văn học.

Lẽ hiển nhiên, đối với các đối tượng học sinh THPT, các yêu cầu về năng
lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ
khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán
hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài,
sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
1.3. Thực tế của việc dạy chi tiết văn học
Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn có nhiều
văn bản tự sự có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá
nhiều giáo viên lúng túng, thường phải chạy theo bài dạy vì không muốn "cháy
giáo án". Thế nên, nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn.
Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với giáo viên Ngữ văn, chúng
tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh tiếp
nhận tác phẩm một cách trọn vẹn. Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều
4


giáo viên đã cố gắng cung cấp cho học sinh thật nhiều thông tin về tác giả, tác
phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã trễ lại càng trễ. Nói tóm lại, giảng dạy một tác
phẩm văn học, ngoài việc tìm hiểu những nội dung cơ bản, hình tượng nghệ
thuật cụ thể, giáo viên cần dành thời gian và sự quan tâm lựa chọn phương pháp
phù hợp giúp các em học sinh, nhất là các lớp định hướng khoa học xã hội hiểu
sâu về các chi tiết nghệ thuật. Bởi lẽ, chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu
thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con
người, về cuộc đời...của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn
trước cuộc đời.
Qua một số tiết dự giờ, một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được
vai trò và các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khai thác chi tiết nghệ thuật
trong dạy tác phẩm tự sự và thơ trữ tình. Có người nhầm tưởng rằng trong giờ
dạy đưa ra nhiều kiến thức về tác giả, tác phẩm như thế là đã giúp học sinh nắm
được tốt tác phẩm, là phát huy tính tích cực của học sinh.

Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với
tiết học chưa nhiều. Ngại sử dụng phương pháp dạy học theo đặc trung thể loại,
dạy học nêu vấn đề. Bởi để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa, đòi
hỏi người dạy phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu rất công phu, mất rất nhiều
thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực cao mới có
thể
-Một bộ phận học sinh ngại đọc tài liệu, ngại trả lời câu hỏi...học tập thụ
động không hăng hái trong học tập.
Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng dạy hiện nay,
một trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi
dậy tiềm lực nội tại trong mỗi học sinh trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để
học sinh có thể tự học, tự tiếp cận tri thức. Đây là xu hướng giáo dục tích cực
đang được đặc biệt chú trọng. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu giúp
học sinh nắm được chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc
thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi học sinh. Với bộ môn Ngữ văn,
khi giảng dạy tác phẩm văn học, ngoài việc cần đi sâu phân tích nội dung hiện
thực phản ánh, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm của tác phẩm, người dạy cần khơi
dậy ở học sinh khát vọng tìm hiểu giá trị của các chi tiết nghệ thuật. Bởi chi tiết
nghệ thuật giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh
mông, chi tiết nghệ thuật giống như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện
cả đại dương bao la. Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận
một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt
văn bản. Trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con
chữ, phát hiện tầng chìm của “tảng băng trôi”. Việc học sinh nắm vững vai trò
và kĩ năng sử dung thao tác so sánh trong khai thác tác phẩm văn học là đã làm
tốt công việc tiếp cận bề sâu văn bản. Đó là con đường vững chắc nhất để tìm
đến với thông điệp nghệ thuật tác giả văn học. Có thể nói, “Một số kinh nghiêm
rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo
5



cho học sinh lớp 12 THPT” là biện pháp "nền" để khi lên lớp kết hợp với
những tri thức của giáo viên cung cấp, học sinh sẽ có một cái nhìn tương đối
trọn vẹn về tác phẩm văn học được học.
Cũng từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả buổi dạy, học ôn tập phụ đạo
cho học sinh lớp 12, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tìm ra
một số biện pháp phù hợp để “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh
chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT”
nhằm giải quyết thực trạng trên.
2. Biện pháp tổ chức thực hiện
2 1. Nắm vững lý thuyết, quan niệm chi tiết nghệ thuật và phương
pháp so sánh văn học( Đối với giáo viên)
2.1.1. Chi tiết nghệ thuật.
* Khái niệm:
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988), chi tiết là:
“Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng” (Ví dụ: Kể
rành rọt từng chi tiết). “Là thành phần riêng rẽ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của
chúng có thể tháo lắp được” (Ví dụ: Chi tiết máy). Như vậy, trong đời sống
hàng ngày, từ “chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ
của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu
tạo.
Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1997) là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và
tư tưởng” và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật”. Cũng theo nhóm tác giả này
thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải
thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm
hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm”. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan
niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật
nhất định”

Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ
thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm
chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng
thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ
thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.
* Giá trị của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Bàn về tương quan giữa chi tiết và tổng thể, có ý kiến cho rằng: “Đôi khi
chỉ vì một đôi mắt mà người ta phải cưới nguyên một người đàn bà”. Câu nói đó
khẳng định một thực tế: đôi khi, chi tiết có thể đánh gục được cả tổng thể, thậm
chí nó thay thế, lấn át tổng thể. Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ
về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà
văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết
6


nhỏ, đặc sắc. Thực tế cho thấy, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, kết hợp
với lối hành văn nhiều ẩn ý, nhiều nhà văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức sống.
Nhân vật Bêlicôp (“Người trong bao” - A. Sêkhôp), nhân vật AQ (“AQ chính
truyện” - Lỗ Tấn), nhân vật Grăngđê (“Ơgiêri Grăngđê” – H. Banlzac), nhân vật
Chí Phèo (“Chí Phèo” - Nam Cao)..., đều là những hình tượng điển hình đặc sắc,
được khắc họa bằng nhiều chi tiết cụ thể nhưng có sức khái quát cao, phản ánh
được diện mạo, bản chất con người và bộ mặt của xã hội, đồng thời thể hiện
những quan niệm nghệ thuật về con người rất riêng của mỗi nhà văn.
Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy
đặn, thông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng,
số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành
những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát
triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân
vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt

nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn.
Trong thơ, nhờ chi tiết mà cảm xúc của nhà thơ có nơi nương náu. Đặc thù
của thơ là cảm xúc và hình ảnh. Hình ảnh chính là chi tiết trong thơ. Một cánh
chim, một làn mây, một chiếc lá, một nhành hoa hay tia nắng...đi vào thơ không
còn là sự vật vô tri nữa. Nó là hình ảnh phản chiếu tâm trạng, cảm xúc của nhà
thơ. Từ một cảnh huống, một tâm trạng mà thấy được nỗi niềm không chỉ của cá
nhân thi sĩ mà của cả một lớp người, một thời đại. Cao hơn là phản ánh số phận
con người của một quốc gia, dân tộc ở những chặng đường lịch sử nhất định.
Như vậy, chi tiết nghệ thuật dù chỉ là yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng
mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Thiếu chi tiết, nhà văn không thể
đúc nên tác phẩm. Chi tiết càng có sức biểu hiện, sức khơi gợi và ám ảnh càng
lớn, càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Và không có một tác phẩm lớn
nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Trong tiếp nhận văn học,
càng không được xem nhẹ chi tiết. Đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm văn chương
từ cấp độ chi tiết là yêu cầu quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy
học Ngữ văn ở trường phổ thông.
2.1.2. Quan niệm về phương pháp so sánh trong văn học.
* Khái niệm
So sánh là phương pháp được hình thành trên cơ sở đối chiếu những điểm
giống và khác nhau giữa đối tượng này và đối tượng khác để tìm ra bản chất của
chúng.
So sánh là một trong những con đường dễ tiếp cận, khai thác, cảm thụ tác
phẩm văn học. Những hiện tượng văn học bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi
những quy luật đặc thù. Vì thế, giữa các văn bản bao giờ cũng có những yếu tố
tương đồng ở những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên chúng lại có điểm khác nhau
cơ bản để quy về bản chất. So sánh chính là chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng
7


giống nhau và khác nhau căn bản giữa các hiện tượng văn học đó. Do đó, so

sánh có thể được áp dụng thường xuyên trong mỗi tiết học ngữ văn. So sánh
chính là một trong những phương pháp dạy học nêu vấn đề.
* Các dạng so sánh thường gặp trong tác phẩm văn học.
- So sánh chi tiết.
- So sánh các đoạn thơ, hoặc các đoạn văn xuôi.
- So sánh các nhân vật.
- So sánh cách kết thúc các tác phẩm .
- So sánh phong cách tác giả
- So sánh đánh giá những lời nhận định về tác phẩm.
Trong bài nghiên cứu này tôi xin dừng lại ở dạng so sánh chi tiết nghệ
thuật trong một số tác phẩm tự sự.
2.2. Rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập
phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT
2.2.1. Lựa chọn, xác định chi tiết.
- Để có được những tiết dạy như ý muốn và đạt được mục đích nhất định
khi sử sụng “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học
trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT””, giáo viên cần
phải có một tri thức rộng về các tác phẩm văn học. Để làm được như vậy, giáo
viên cần đầu tư thời gian, đọc nhiều tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm
của các tác giả được chọn học trong chương trình, các tác phẩm học sinh đã học
ở bậc THCS. Từ đó giáo viên sẽ tích lũy được vốn kiến thức phong phú dày dặn
cho mình trong việc “giảng chi tiết văn học bằng phương pháp so sánh”.
- Cảm nhận chi tiết trong văn xuôi khi dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông
có thể nhất thiết phải hiểu rõ chi tiết đó đóng vai trò gì trong mạch truyện, trong
diễn biến tính cách, số phận nhân vật.
- Khi đọc tác phẩm, giáo viên cần hệ thống và chọn lựa, sắp xếp các chi tiết
văn học có mối liên hệ với nhau về một phương diện nào đó. Bởi đó chính là cơ
sở, điều kiện đầu tiên của quá trình so sánh. Đồng thời giáo viên cần nắm chắc
kiến thức để có thể để có thể vận dụng phương pháp so sánh một cách linh hoạt,
chính xác, thực sự hữu dụng, tránh đưa ra tình huống so sánh khập khiễng, để

rồi không rút ra được bản chất của hiện tượng, hoặc không nhằm vào vấn đề cơ
bản trọng tâm, không phục vụ cho việc chuyển tải nội dung, tư tưởng nghệ thuật
của tác phẩm.
Ví dụ: Các chi tiết thể hiện số phận, vẻ đẹp tâm hồn của những người lao
động nghèo.
Các chi tiết về không gian trong các truyện ngắn.
Các chi tiết trong các tác phẩm thơ thể hiện quá trình trải nghiệm cuộc
sống, cách cảm nhận và thể hiện những cảm nhận trong tác phẩm.
8


…..
- Chi tiết đưa ra so sánh phải kích thích được tư duy của học sinh. Nhưng
cũng cần chú ý tới tính vừa sức, tránh quá khó, không phù hợp với trình độ của
học sinh THPT.
- Việc chọn chi tiết nghệ thuật để sử dụng “Một số kinh nghiêm rèn luyện
kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh
lớp 12 THPT” phải đảm bảo đem lại hiệu quả thiết thực cho tiết dạy.
- Để làm được, yêu cầu học sinh phải tập cho mình một thói quen tự đọc và
tự học. Chỉ có đọc mới có thể biết được nhiều và nhớ nhiều chi tiết trong các tác
phẩm, tránh lối thụ động trên lớp thầy cô nói sao trò nghe vậy. Giáo viên cần
kiểm tra kĩ việc đọc văn bản ở nhà của học sinh.
2.2.2 Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng thao
tác so sánh trong phân tích, cảm nhận chi tiết văn học.
Bài tập sử dụng dụng thao tác so sánh khá phong phú. Tuy nhiên, người
dạy có thể sử dụng dụng thao tác so sánh theo các hình thức sau :
* Dạng 1:So sánh các chi tiết trong cùng tác phẩm.
Khi tiến hành phân tích một tác phẩm, cần hướng học sinh khai thác các
tầng bậc ý nghĩa của tác phẩm bằng cách cho học sinh tìm và so sánh các chi tiết
giống nhau, đối lập nhau.

Bài tập 1:
So sánh các chi tiết miêu tả bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm Hai đứa
trẻ của Thạch Lam
- Ánh sáng: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn con chị Tý, bếp lửa của bác Siêu,
đoàn tàu…
- Bóng tối: dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt, dày đặc trong đêm…..
- Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng thì yếu ớt, le lói, bóng tối
thì bao phủ, dày đặc. Về ý nghĩa thực, nó cho thấy bức tranh phố huyện nghèo
nàn tăm tối. Về ý nghĩa biểu tượng, nó cho thấy những con người nhỏ bé nơi
phố huyện nghèo như chị em Liên hằng ngày phải đối diện với một cuộc sống
tăm tối buồn bã, nhàm chán, họ luôn khao khát, mơ ước một thế giới tràn ngập
ánh sáng, tràn ngập niềm vui và sự đổi đời. Hi vọng hướng về cuộc sống, tương
lai hạnh phúc, tươi sáng của những đứa trẻ đã phần nào thể hiện giá trị nhân đạo
của tác phẩm.
Bài tập 2:
Sự tương phản giữa chi tiết ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn Chữ
người tử tù
– Bóng tối: “mặt đất tối”, “ một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy
mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”…. hiện thân cho một không
gian nhà tù tăm tối, một cuộc sống tù đọng, tối tăm đầy cái ác, cái xấu nơi nhà
9


ngục thực dân, phong kiến. Đồng thời bóng tối cũng tượng trưng cho cái ác
trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người.
– Ánh sáng: “ một ngôi sao Hôm nhấp nháy”, “một ngôi sao chính vị từ
biệt vũ trụ”, “vuông lụa trắng”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”…
là ánh sáng của chân lí, của tâm hồn con người, của cái đẹp tài hoa, của một
nhân cách thanh cao…
-> Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng

của thiên lương con người trước cái xấu cái ác, trước cái cao cả với cái thấp
hèn…
* So sánh chi tiết trong các tác phẩm khác nhau của cùng tác giả.
Mỗi tác giả thường sẽ có niềm đam mê nhất định với một số những đề tài
trong đời sống, đồng thời tác phẩm của họ sẽ chịu sự chi phối bởi một phong
cách thống nhất. Do vậy sẽ dễ dàng tìm thấy điểm chung trong các chi tiết thuộc
các tác phẩm văn học của cùng một tác giả.
Việc so sánh, đối chiếu các chi tiết trong các tác phẩm khác nhau của cùng
tác giả không chỉ giúp người học khám phá tác phẩm nghệ thuật mà còn giúp có
cái nhìn khái quát toàn diện, rõ ràng hơn về đặc điểm phong cách, lối viết, cách
cảm thụ của sống của nhà văn đó. So sánh không chỉ để thấy điểm chung, mà
đôi khi so sánh còn là tìm ra những nét riêng của các tác giả thể hiện trong
những tác phẩm khác nhau.
Bài tập 1:
Khi dạy tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, có chi tiết về ánh
trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Giáo viên nên so sánh, liên hệ với những ánh trăng khác trong thơ HMT.
“Nước hóa thành trăng, trăng ra nước
Lụa là ướt đẫm cả trăng thương”
“Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”
(Say trăng)
-“Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm
-Cho trăng ngập, trăng dồn lên tới ngực”
“Tôi chết giả và no nê vô vạn
Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng

(Hồn là ai)
10


Trăng xuất hiện dày đặc trong thơ Hàn Mặc Tử. Và nó không tồn tại như
một thực thể riêng biệt mà dường như quyện hòa vào tâm hồn và cả thể xác của
tác giả. Ánh trăng chất chứa nhiều nỗi niềm tâm trạng, và cả những nỗi đau giày
vò thân xác nên nó biến hóa kì ảo: có khi lãng mạn thanh cao, có khi huyền ảo
mộng mị, lắm lúc lại điên cuồng tê tái… Đã có người nói tới mối liên hệ giữa
trăng trong thơ Hàn Mặc Tử với bệnh phong mà ông mắc phải. Không quá
nghiêng theo hướng từ bệnh suy ra thơ như thế, song điều ấy không phải không
có cơ sở khi thật khó để tìm thấy ở thơ Việt Nam một thi sỹ viết nhiều về trăng,
và viết với một cảm hứng cực kỳ quái đản, như Hàn. Ông hay dùng những từ
như “mùi trăng”, “hương trăng”, “vũng trăng”, đi cùng với những từ “máu”,
“hồn”, “não cân”, những động tác “uống”, “nhai”, “mửa”, “dìm”, những từ chỉ
cảm giác và trạng thái “tê điếng”, “kinh động”, “mê dại”, “chết giấc”, “rởn ốc”
v.v…Trong “Đây thôn Vĩ Dạ” ánh trăng xuất hiện khi căn bệnh phong của
HMT chỉ mới ở giai đoạn đầu nên nó còn ảo mộng lung linh, nhưng cũng đủ cho
người đọc thấy tâm trạng lo âu có phần hoang mang bất ổn khi hướng đến tương
lai của tác giả.
Bài tập 2:
Khi giảng chi tiết Chí Phèo từ một anh nông dân, hiền lành, chất phác trở
thành một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ, trở thành nỗi khiếp sợ và ám
ánh của người dân làng Vũ Đại, giáo viên liên hệ với sự tha hóa của các nhân vật
khác trong sáng tác của Nam Cao như người bà (Một bữa no) a Mõ (Tư cách
Mõ) hay người cha ( Trẻ con không được ăn thịt chó). Đó là hình ảnh người bà
tội nghiệp, đáng thương trong Một bữa no, chỉ vì quá đói mà phải lặn lội đến tận
nhà bà phó Thụ - nhà mà đứa cháu bà đang đi ở cho người ta vừa là để thăm
cháu, vừa để kiếm bữa một bữa cơm, nhưng mục đích chính của bà là đi tìm
miếng ăn hay chỉ vì tính tham ăn, thèm ăn, thiếu ăn mà người bố trong Trẻ con

không biết ăn thịt chó nhẫn tâm ăn hết phần của vợ con mình, đó là anh cu Lộ
trong Tư cách mỏ đã hi sinh danh dự, lòng tự trọng của mình để đổi lấy việc
được ăn ngon, ăn đủ, ăn không bỏ sót khi có cơ hội…
Qua đó cho thấy, trong sáng tác của Nam Cao, ngoài việc đề cập đến vấn đề
nỗi khổ của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, đến vấn đề miếng ăn
cái đói, thì điều nổi bật giúp cho tác phẩm của Nam Cao có một chỗ đứng nhất
định, sức sống bền vững trong lòng người đọc là bởi ông đề cập đến một khía
cạnh khác trong nỗi đau khổ của con người: sự biến đổi, tha hóa nhân phẩm của
con người trước sự tác động của hoàn cảnh. Hoàn cảnh sống tàn bạo vô nhân
tính có khả năng làm tha hóa nhân cách và phẩm chất của con người. Và nhân
vật của Nam Cao đều là nạn nhân của hoàn cảnh sống bi đát. Nỗi trăn trở đau
đớn về hiện thực xã hội thối nát, tàn bạo, phi nhân tính với con người luôn đè
nặng trong các tác phẩm của ông.
* So sánh các chi tiết trong tác phẩm của các tác giả khác nhau.
So sánh trên phương diện này tư liệu khá đa dạng và phong phú. Người dạy
sử dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh nắm bắt, cảm nhận được vẻ đẹp, nét
11


riêng, sự độc đáo của chi tiết được khám phá. Qua đó cũng thấy được sự cách
tân của từng tác giả, từng tác phẩm, cũng như sự đa dạng muôn màu của phong
cách các nhà văn.
Bài tập 1:
So sánh chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật
Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài) và chi tiết
“tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau
đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo-Nam Cao)
Tiếng chim hót trong truyện ngắn "Chí Phèo" là âm thanh quen thuộc của
cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm nào cũng có. Nhưng hôm nay Chí mới
nghe thấy vì chỉ đến hôm hay, Chí mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới

được đánh thức. Âm thanh ấy thổi bùng khát khao được làm người lương thiện
của Chí.
Tiếng sáo trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là âm thanh gợi cho Mị nhớ
về quá khứ tươi đẹp và khát khao một cuộc sống tự do. Tiếng sáo làm thức dậy
sức sống mãnh liệt, khao khát tự do hạnh phúc trong tâm hồn tưởng như đã giá
băng của cô con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
Xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc ấy, Nam Cao và Tô Hoài đã
chung nhau một điểm, đó là mượn âm thanh để khơi dậy những “âm thanh” vốn
dĩ bị chìm khuất, ẩn giấu trong nhân vật vì hoàn cảnh, vì số phận. Đấy cũng là
chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ trong hai
tác phẩm Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ.
Bài tập 2:
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có chi tiết
“Xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của người đàn bà hàng chài, giáo
viên có thể so sánh hình ảnh này với chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong
tác phẩm người vợ nhặt.
Cả hai chi tiết này đều gợi nhớ đến cái đói trong cuộc sống, góp phần biểu
hiện tình mẫu tử thiêng liêng. Những chi tiết đó đều bộc lộ khả năng sáng tạo
độc đáo của các nhà văn Việt Nam.
Nhưng chi tiết “nồi chè khoán” của bà cụ Tứ gửi gắm thông điệp: trong cái
đói cái chết, sự sống đã ươm mầm, niềm tin tưởng, lạc quan vào tương lai tươi
sáng của những con người đang sống trong tận cùng của sự đói khổ. Trong khi
đó “xương rồng chấm muối” của người đàn bà hàng chài tạo ra sức ám ảnh lớn
về sự nghèo đói túng quẫn chính là nguyên nhân của tội ác và sự đau khổ của số
phận con người.
2.3. Vận dụng kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập
phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” một cách linh hoạt, phù hợp với xu
hướng đổi mới phương pháp giảng dạy.

12



2.3.1. Vận dụng cách sử dụng phương pháp so sánh và hệ thống bài
tập kĩ năng sử dụng dụng phương pháp so sánh trong khai thác các chi tiết
nghệ thuật một cách linh hoạt, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp
dạy học:
Việc xây dựng hệ thống bài tập chỉ mới là bước đầu. Điều quan trọng là
phải vận dụng hệ thống bài tập một cách linh hoạt và sáng tạo. Cần xác định rõ
mức độ của từng loại bài tập để có hướng vận dụng sao cho phù hợp với từng
giai đoạn, từng lớp, đồng thời cũng phân hoá được đối tượng học sinh. Ví dụ:
Có thể vận dụng hệ thống bài tập này trong giờ thực hành, đặc biệt là các tiết
kiểm tra 1 tiết, 2 tiết, bài viết ở nhà, bài viết trên lớp.
Hệ thống bài tập về so sánh chi tiết nghệ thuật cũng có thể vận dụng trong
giờ đọc hiểu văn bản. Một văn bản, một câu chuyện bao giờ cũng được để lại ấn
tượng bằng một và các chi tiết nghệ thuật nhất định. Chọn chi tiết nghệ thuật này
hay chi tiết khác đều xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, khi
hướng dẫn HS đọc hiểu các văn bản van học trong chương trình Ngữ văn THPT,
người dạy nên định hướng cho học sinh nhận diện và phân tích giá trị các chi tiết
văn học bằng phương pháp so sánh.
Hệ thống bài tập này có thể được áp dụng trong các giờ đọc hiểu văn bản
văn học. Dạy các tiết học về từ ngữ, phân tích câu, luyện viết đoạn văn ... đều có
thể tích hợp những tri thức về chi tiết nghệ thuật.
2.3.2 Vận dụng cách sử dụng phương pháp so sánh và hệ thống bài
tập rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng phương pháp so sánh trong khai thác
các chi tiết nghệ thuật khi dạy tác phẩm” Vợ nhặt” ”( Tiết 58,59,60 lớp 12,
ban cơ bản) và “Chiếc thuyền ngoài xa”( Tiết 68,69,70 lớp 1,2 ban cơ bản)
cho học sinh lớp 12 THPT.
Đề bài:
"Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt

kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt" (Vợ nhặt – Kim Lân)
"Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn
vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ
xuống những dòng nước mắt" (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết "dòng nước mắt" trong những
câu văn trên.
Gợi ý làm bài:
1. Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”: Nhà văn
Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: Hai nhà văn đều
thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp VH. Hai tác phẩm khắc
họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết "dòng nước mắt" là một phương tiện
biểu hiện.

13


2. Cảm nhận chi tiết "dòng nước mắt" trong Vợ nhặt của Kim Lân
2.1 Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết
2.2 Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của bà cụ Tứ – mẹ Tràng: tình
huống truyện anh Tràng nhặt vợ, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
2.3Cảm nhận, phân tích chi tiết "dòng nước mắt": Là biểu hiện của nỗi đau
khổ, tủi phận: con lấy vợ vào giữa ngày đói khiến bàlão vừa mừng lại vừa tủi,
vừa lo lắng...Giọt nước mắt chỉ "rỉ" ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt
trong những tháng ngày khốn khổ dằng dặc..."Kẽ mắt kèm nhèm" là sự hiện
hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của người phụ nữ nông dân lớn tuổi.
Giọt nước mắt là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng.
2.4 Đánh giá:
- Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo sâu sắc. Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm trước cách
mạng, trong nạn đói 1945. Nhân đạo: cảm thông thương xót; tố cáo xã hội; trân

trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ
- Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết đặc sắc góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm,
thúc đẩy sự phát triển cốt truyện và diễn tả nội tâm nhân vật bà cụ Tứ đặc sắc.
3. Cảm nhận chi tiết "dòng nước mắt" trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu
3.1Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết
3.2. Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của NĐBHC (Người đàn bà
hàng chài): câu chuyện gia đình hàng chài, diễn biến tâm trạng NĐBHC
3.3. Cảm nhận, phân tích chi tiết "dòng nước mắt": Biểu hiện của nỗi đau
đớn: gia cảnh nghèo khó bế tắc -> tình trạng bạo lực trong gia đình không có lối
thoát → câu chuyện thằng con phạm vào tội ác trái luân thường đạo lí không thể
giải quyết, nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc của con đã không tìm
được giải pháp...Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng,
khi chồng đánh không hề có bất kì phản ứng nào, nhưng hành động của thằng
con khiến chị như sực tỉnh, như bị một viên đạn xuyên qua tâm hồn để thức dậy
nỗi đau tận cùng.
3.4 Đánh giá:
- Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo sâu sắc. Hiện thực: phơi bày tình cảnh xã hội những năm sau chiến
tranh và đêm trước thời kì Đổi mới 1986. Nhân đạo: cảm thông thương xót; trân
trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ
- Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết đặc sắc góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm,
thúc đẩy sự phát triển cốt truyện và diễn tả nội tâm nhân vật người đàn bà hàng
chài đặc sắc.
4. So sánh

14


4.1. Điểm tương đồng

* Về nội dung: Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ
trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ; đều là "giọt châu của loài người", giọt
nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức
hi sinh; đều góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: phản
ánh hiện thực xã hội trong những thời điểm khác nhau; thể hiện tấm lòng thương
cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người
của tác giả.
* Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu
sắc của hai nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc
4.2. Điểm khác biệt
* Về nội dung: Hoàn cảnh riêng của 2 nhân vật khác nhau- nước mắt cũng
mang những nỗi niềm riêng. Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình
huống anh cu Tràng "nhặt" được vợ; bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số
kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho chính thân phận mình. Nhưng phía trước
bà cụ là ánh sáng của hạnh phúc nhen nhóm. Còn dòng nước mắt của người đàn
bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn
cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn, nhục nhã vì không thể giấu
được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho con. Phía trước chị là một màu
mù xám, bế tắc
* Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử
dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn
đạt ví von, hình ảnh.
4.3. Lí giải
* Vì sao giống? Giống về nội dung vì cùng hướng đến:Từ nỗi đau đến đề
xuất giải pháp cách mạng. Từ vẻ đẹp tâm hồn đến ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ
Việt Nam truyền thống, cùng là những nhà văn hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
* Vì sao khác? Hoàn cảnh khác và tương lai khác do được viết trong những
bối cảnh khác nhau. Kim Lân viết ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, đến khi miền Bắc độc lập sau 1954 viết lại nên mang cảm quan lạc quan;

NMC nhìn trong hiện tại khi đất nước gặp nhiều khó khăn trong khắc phục hậu
quả cuộc chiên, thời kì tối tăm trước Đổi mới nên không dám chắc chắn tin
tưởng ở tương lai. Đồng thời, phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả khác biệt
không trộn lẫn...
3. Kết quả thực nghiệm.
3.1. So sánh kết quả giờ học:
Tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài ở lớp 12A1, 12A2) và đối chứng với
lớp 12B1, 12B2), đều là các lớp ban cơ bản C, D trường trung học phổ thông

15


Lam Kinh trong 3 năm học ( 2015 – 2016; 2016 - 2017; 2017 – 2018). Kết quả
như sau:
*Lớp thực nghiệm: 12 A1, 12 A2 : Tập trung rèn luyện năng lực sử dụng
phương pháp so sánh trong giờ dạy có khai thác chi tiết nghệ thuật trong 3 năm
tôi phụ trách của khoá học 2015 – 2018.
- Các tiết học sôi động, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh. Học sinh hứng
thú trong học tập làm cho tiết học sôi nổi, kiến thức tác phẩm văn học có chiều
sâu và có hiệu quả hơn.
- Thời gian dành cho học sinh tham gia hoạt động học trên lớp được nhiều
hơn
- Khả năng giao tiếp, ứng xử của học sinh được nâng lên một bước.
*Lớp đối chứng: 12 B2, 12 B2 : Không chú ý hướng dẫn học sinh lực sử
dụng phương pháp so sánh trong giờ dạy có khai thác chi tiết nghệ thuật trong 3
năm tôi phụ trách của khoá học 2015 – 2018. :
- Các tiết học trầm, học sinh ít hứng thú tìm hiểu bài.
- Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Học sinh hoạt động ít hơn, kiến thức
học sinh tự tìm hiểu nhiều chỗ còn hời hợt, chưa có chiều sâu.
3.2. So sánh kết quả bài kiểm tra :

Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng trong học kì 1 ở hai lớp 12A1,
12B1, thông qua kết quả kiểm tra chất lượng kì 1 năm học 2012 - 2013, với đề
bài kiểm tra : Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí
Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân). Kết quả
kiểm tra tính trung bình như sau :
Lớp

Số
bài

Điểm 0-4

Điểm 5-6

Điểm 7-10

Số bài

%

Số bài

%

Số bài

%

12A1
(Thực

nghiệm )

42

5

11.9

12

28.8

25

59.3

12B1
(Đối
chứng )

42

10

23.8

14

33.3


18

42.9

3.3. So sánh kết quả đội tuyển Văn :
Từ khi trực tiếp phụ trách lớp mũi nhọn khối C,D, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi
học sinh giỏi, ôn thi đại học, tôi có điều kiện áp dụng tốt hơn những biện pháp
rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học. Kết quả là phần lớn các em có hứng
thú học tập hơn và tỉ lệ điểm giỏi khá cao. Cụ thể :
* Học sinh giỏi trường:
16


- Lớp 11A1, 11A2:
Chất lượng giải HS giỏi tỉnh

Năm học

Số lượng HS
tham dự

Số lượng
giải

KK

Ba

Nhì


Nhất

2015- 2016

05

04

2

2

0

0

2016- 2017

05

05

2

2

1

0


* Thi THPT Quốc gia 2 lớp dạy trong 2 năm:
Chất lượng giải HS giỏi tỉnh

Năm học

Số lượng HS
thi

9-10

8-9

5-7

<5

2015- 2016

42

0

5

26

11

2016- 2017


42

0

9

27

6

* Học sinh giỏi tỉnh:
Chất lượng giải HS giỏi tỉnh

Năm học

Số lượng HS
tham dự

Số lượng
giải

KK

Ba

Nhì

Nhất

20152016


5

4

2

1

1

0

2016- 2017

5

5

2

2

1

0

2017- 2018

5


5

1

3

1

0

Trong đó có 01 giải khuyến khích, 02 giải ba và 1 giải nhì thuộc về 12A1.
Lớp 12B2 không có học sinh tham dự. Đặc biệt trong kỳ thi chọn đội tuyển học
sinh THPT quốc gia năm học 2016– 2017 em Hoàng Hà Thu đạt 8,75 môn Ngữ
Văn.
Căn cứ vào sự đối chứng trên , có thể thấy rằng: Rèn luyện năng lực sử
dụng kĩ năng so sánh chi tiết văn học cho HS trong dạy học văn là công việc nên
làm của người giáo viên dạy văn. Bởi sẽ dành nhiều thời gian cho HS hoạt động
lại vừa mang đến hiệu quả giờ dạy cao hơn, học sinh thực sự hứng thú trong học
tập, nắm bài sâu hơn, chắc và lâu hơn.

17


C. KẾT LUẬN VÀ ĐÊ XUẤT
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định: : “Rèn luyện kĩ năng so sánh chi
tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” có vai
trò rất quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, tôi thấy “Rèn luyện kĩ
năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh
lớp 12 THPT”là biện pháp rất hay, phù hợp với xu hướng ra đề thi THPT Quốc

gia năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo. Với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào
việc sự dụng phương pháp dạy học tích cực ở bộ môn Ngữ Văn và truyền cho
HS cái cảm giác tự học, tự tìm tòi sáng tạo.
Nâng cao kĩ năng tiếp cận chi tiết văn học bằng kí năng so sánh văn học
không chỉ mang lại hiểu biết tri thức mà rèn luyện kĩ năng làm bài và góp phần
giáo dục nhân cách cho học sinh. Đó cũng là mục đích cao đẹp của mỗi giờ dạy
học văn nói chung trong nhà trường phổ thông, mong muốn bất cứ người thầy,
người cô dạy văn nào nói riêng. Bởi mục tiêu cao đẹp của giáo dục: “Đánh thức
năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng nhất; phát triển nhân cách...” . Và để làm
được điều này, người giáo viên “hãy tìm ra một phương pháp cho phép giáo
viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” (Akômexki). Với suy nghĩ đó, tôi đã cố
gắng tìm tòi, nghiên cứu đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao hiệu quả của các
giờ dạy của bộ môn Ngữ Văn tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Khiến
các em thấy thêm yêu thích những giờ học văn, không còn thấy tẻ nhạt, chán
ngắt và lê thê. Những cách làm ấy tuy nhỏ, nhưng nó đã phần nào trả lại vị trí
xứng đáng của môn Ngữ Văn trong lòng học sinh ở trường phổ thông hiện nay.
Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra từ thực tế giảng dạy Với
những suy nghĩ trên và bằng thể nghiệm của chính mình về “Một số kinh
nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ
đạo cho học sinh lớp 12 THPT” đã giúp tôi những kết quả nhất định. Có thể
cách làm của tôi trong việc giảng dạy còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp với một
số nơi, một số đối tượng. Nhưng với mong muốn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi
mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ Văn, tôi đã mạnh dạn tiến hành thực nghiệm
và trao đổi. Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của BGH trường

Thanh Hóa ngày 29 – 05 – 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.

Lê Thị Chiến

18


19



×