Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc thái tại trường THPT quan sơn trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.47 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN I: MỞ ĐẦU

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Phương pháp nghiên cứu

4

PHẦN II: NỘI DUNG

5

I. Cơ sở lí luận


5

1. Tiếng mẹ đẻ và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến việc học ngôn ngữ
thứ hai
2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Thái

5

II. Cơ sở thực tiễn

6

1. Thực trạng dạy và học nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn
cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ

6

2. Những thuận lợi của giáo viên và học sinh khi áp dụng một số biện
pháp phát triển năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp
10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
III. Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ
văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn
trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

8

1. Xác định những lỗi thường gặp và chỉ cho học sinh biết nguyên nhân,
cách sửa lỗi
2. Xây dựng hệ thống bài tập vận dụng sửa lỗi ngữ âm, chính tả cho học

sinh
3. Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua tiết trả bài kiểm tra

8

4. Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái trên cơ
sở tiếng mẹ đẻ ngoài giờ học Ngữ văn
IV. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao

5

8

13
16
17
18
1


năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc
Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

1. Kết luận

19


2. Kiến nghị

19

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, mục tiêu tổng quát giáo dục đã được xác định phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức,
cách học, cách làm, cách sống, nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng
tạo, có năng lực giải quyết thực tiễn. Nói cách khác, mục tiêu giáo dục nhằm đào
tạo con người tồn diện. Vì thế, q trình dạy học có hứng thú, tích cực hay khơng,
có phát huy trí thơng minh cho học sinh được hay không tất cả phụ thuộc vào khả
năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của học sinh.Tiếng Việt là ngơn ngữ được thống
nhất trên tồn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn tiếng Việt thì nhà trường
đóng vai trị vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một
quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Mà việc phát âm đúng theo quy tắc ngữ
âm, viết đúng chính tả, truyền đạt đúng điều mình muốn nói, tiếp nhận lĩnh hội
đúng tinh thần của một văn bản nào đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất
giúp học sinh tiếp nhận kiến thức tại nhà trường và xã hội. Thực tế đã cho thấy học
sinh THPT hiện nay còn mắc nhiều lỗi ngữ âm và chính tả đáng lo ngại. Đây là vấn
đề khiến cho giáo viên nói chung và giáo viên bộ mơn Ngữ văn nói riêng - phải trăn
trở, suy tư, để tìm ra các nguyên nhân, biện pháp nhằm giảm thiểu. Làm thế nào để
giúp các em nói và viết đúng Tiếng Việt? Đây là vấn đề không phải dễ trong thực
tế.
Quan Sơn là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế và
giao thơng cịn nhiều khó khăn. Hiện nay Quan Sơn vẫn là một trong 62 huyện

nghèo nhất cả nước. Có 4 dân tộc anh em sinh sống tại đây nhưng dân tộc Thái
chiếm đa số (83,7%). Tiếng Thái được sử dụng thông dụng, thậm chí ở một số địa
bàn dân cư, tiêng Thái được dùng như phương tiện giao tiếp chung của các dân tộc
anh em. Tại trường THPT Quan Sơn, có trên 93% học sinh dân tộc Thái. Với thói
quen sử dụng tiếng mẹ đẻ - vốn dĩ có nhiều điểm khác biệt so với tiếng Việt - nên
nhiều học sinh đã bị ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, gặp nhiều hạn chế trong năng lực
tiếng Việt, đồng nghĩa với việc tiếp nhận các văn bản văn học và tạo lập văn bản
cũng gặp hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, tôi lựa chọn đề tài Một số biện
pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân
tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi hướng đến các mục đích sau:
- Xác định điểm giống và khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Thái để tìm ra
những yếu tố ngôn ngữ Thái ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tiếng Việt của học
sinh.
3


- Xác định mức độ áp dụng áp dụng các phương pháp phù hợp với mục tiêu
bài học.
- Hình thành các kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản từ đơn giản đến phức
tạp cho các em học sinh dân tộc Thái.
- Kiểm tra đánh giá, nhận xét học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học
một cách kịp thời, hợp lí.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của tơi hướng đến:
- Các lớp khối 10 có đơng học sinh dân tộc Thái.
- Tiếng Thái được sử dụng để đối sánh với tiếng Việt là tiếng Thái vùng
Thanh Hóa.
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh THPT là một vấn đề rộng, bao gồm năng

lực làm chủ ngôn ngữ, năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, năng lực sử dụng
ngôn ngữ để tạo lập văn bản. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ tập trung
vào năng lực làm chủ ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngơn ngữ để tạo lập văn bản,
trong đó trọng tâm là ngữ âm và chính tả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tôi kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, kiểm tra đánh giá, nhận xét.
- Đọc, tìm hiểu tài liệu, nghiên cứu những đặc trưng của tiếng Thái Thanh
Hóa và tiếng Việt.
- Quan sát, dự giờ của giáo viên Ngữ văn cùng chuyên ngành.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Tiếng mẹ đẻ, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến việc học ngôn ngữ thứ hai
Ngôn ngữ thứ nhất: Tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ đầu tiên là
một ngôn ngữ mà người ta được thừa hưởng trong thời thơ ấu, và có thể khơng
được giảng dạy chính thức trong trường học. Đặc trưng của người nói tiếng mẹ đẻ
của một ngơn ngữ là trực giác về những gì họ có trong ngơn ngữ của họ mà những
người khác khơng thể nói được.[5]
Một ngơn ngữ khơng được xem như tiếng mẹ đẻ, thông thường được gọi
là ngôn ngữ thứ hai. Trong thời thơ ấu, nếu có sự tiếp xúc đầy đủ, người ta có thể
nói được phần lớn tiếng mẹ đẻ.
Việc tiếp nhận của ngôn ngữ thứ hai thường là khó khăn hơn tiếng mẹ đẻ và
để duy trì kiến thức của họ, cần thiết phải tiếp tục sử dụng thường xun. Theo các
nhà ngơn ngữ học, đó là truyền thống: tiếng mẹ đẻ được thừa hưởng, ngôn ngữ thứ

hai được học tập để nói chuyện. Đặc biệt trong ngơn ngữ thứ hai những gì có liên
quan đến kiến thức hiểu biết thụ động của tiếng mẹ đẻ, thì sự hiểu biết đó thường
được tốt hơn so với những kiến thức tích cực, việc sử dụng ngơn ngữ riêng của
mình. Ngay cả đối với một người có thể dễ dàng nói ngơn ngữ thứ hai một cách
hồn hảo cũng phải thường lưu ý rằng đó khơng phải là tiếng mẹ đẻ của người nói
vì giọng lạ.
Vai trị của tiếng mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ: T.Odin (1989) đã khởi
xướng nghiên cứu sự chuyển di trong ngôn ngữ (language transfer), góp phần giải
thích thấu đáo cho bất kì hiện tượng nào xảy ra trong việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ
hai. Ông chỉ ra: Tiếng mẹ đẻ và văn hóa được tiếp thu trước đó ảnh hưởng lớn đến
việc học ngơn ngữ thứ hai. Cụ thể, người học áp dụng những phương tiện, cấu
trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào q trình học ngơn ngữ thứ hai, làm cho ngoại
ngữ bị sai lệch, khác với chuẩn ngơn ngữ đích được thể hiện ở mọi cấp độ và bình
diện ngơn ngữ. T. Odin cũng chỉ ra, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là một trong những
nguyên nhân gây ra lỗi chuyển di tiêu cực trong học ngôn ngữ thứ hai. [5]
Học sinh trường THPT Quan Sơn học môn Ngữ văn và các môn học khác
trong nhà trường thông qua tiếng Việt - ngơn ngữ thứ hai. Trong khi trường có
93,8% học sinh là người dân tộc Thái - tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) của các em
là tiếng Thái. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Smalley đã chỉ ra: Khi sử dụng ngơn ngữ
thứ hai, con người ta ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng từ thói quen sử dụng ngơn ngữ thứ
nhất.
2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Thái
Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Việt và tiếng Thái đều huộc loại hình ngơn
ngữ đơn lập nên có những đặc trưng: tiếng là đơn vị cơ sở, từ khơng biến đổi hình
5


thái, ý nghĩa phụ thuộc vào sự thay đổi hư từ và vị trí các từ trong câu. Tuy vậy hai
ngơn ngữ Thái - Việt có những điểm khác biệt:
Đặc điểm

Tiếng Thái
Tiếng Việt
68 chữ cái (24 cặp phụ âm, 20 29 chữ cái
ngun âm):
- Khơng có sự phân biệt giữa d, r, - Phân biệt rõ giữa d,r,gi
gi mà dùng j hoặc J
- Khơng có sự phân biệt giữa ch, tr
mà dùng s hoặc S
- Khơng có sự phân biệt giữa x, s.
- Phân biệt rõ giữa ch, tr
Chữ cái
Dù là x hay s cũng đều thể hiện
bằng cặp phụ âm x /X
- Không phân biệt c,q,k mà dùng
cặp phụ âm c hoặc C
- Phân biệt rõ giữa x,s

- Phân biệt rõ giữa c,q,k
Thanh điệu

6 thanh điệu: 2 sắc, 3 sắc, sắc - 6 thanh điệu: Ngang, sắc,
ngã, ngang, huyền - hỏi, nặng.
hỏi, ngã, huyền, nặng.
Quy tắc chính tả - Khơng có quy tắc viết hoa.
- Có quy tắc viết hoa
- Dấu thanh đặt trên phụ âm đầu
- Dấu thanh không đặt
trên phụ âm đầu.
Tiếng Thái là tiếng mẹ đẻ của hầu hết các em học sinh trường THPT Quan
Sơn, sự tiếp xúc ấy diễn ra từ tấm bé, thường xuyên nên ảnh hưởng sâu rộng đến

năng lực tiếng Việt. Trong khi đó ở nhà trường phổ thơng, các em lĩnh hội tri thức
và giao tiếp bằng tiếng Việt, là ngôn ngữ thứ hai, như một “ngoại ngữ quen thuộc”.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng dạy và học nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho
học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Hầu hết các em học sinh trường THPT Quan Sơn đều sinh sống ở các xã
vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn. Tuy các em được tiếp xúc với tiếng
Việt ở nhà trường từ nhỏ nhưng việc tiếp nhận, lĩnh hội tri thức vướng phải nhiều
khó khăn, đặc biệt là trong quá trình tạo lập văn bản. Vốn từ tiếng Việt của các em
hầu hết mới chỉ đạt ở mức đảm bảo giao tiếp cơ bản, với những từ ngữ thông dụng
nhất trong giao tiếp hàng ngày. Khi học Ngữ văn (tiếp nhận văn bản văn học và tạo
lập văn bản) – các em phải tiếp nhận và tạo lập bằng vốn tiếng Việt mang tính nghệ
thuật cao – thì hầu hết các em học sinh dân tộc Thái ở trường THPT Quan Sơn cảm
thấy khó khăn, quá sức. Dù đã được học chính tả từ bậc Tiểu học và được rèn luyện
6


qua cấp THCS nhưng tại trường THPT Quan Sơn, nhiều em học sinh dân tộc Thái
đọc chưa đúng quy tắc ngữ âm, viết chưa đúng quy tắc chính tả tiếng Việt. Chữ viết
là để ghi âm đọc, là sự mã hóa âm thanh bằng hệ thống kí tự. Ngữ âm và chính tả
có quan hệ chặt chẽ. Học sinh phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả.
Khó khăn chung của phân môn Đọc văn là: học sinh dân tộc Thái dù đã được
thầy cơ phân tích văn bản khá sâu, khá kĩ nhưng nhiều em vẫn không nắm bắt được
linh hồn tác phẩm bởi rào cản trong sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa và tâm lí
tiếp nhận. Như trên đã trình bày, vốn tiếng Việt của học sinh quá nghèo nàn, chưa
đáp ứng được khả năng tiếp nhận một tác phẩm văn học - với vốn ngôn ngữ đạt đến
tính nghệ thuật cao. Thậm chí các em khơng hiểu được nghĩa của những từ mà các
em ít gặp trong giao tiếp hàng ngày. Khi đã không hiểu nghĩa của từ ngữ, học sinh
sẽ không hiểu nội dung văn bản. Các em có thể đọc thuộc văn bản và những gì thầy
cơ cho ghi nhưng khơng thể phân tích, bình giá về cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong

mỗi văn bản. Có trường hợp học sinh đứng lên đọc ngữ liệu nhưng phát âm chưa
chuẩn khiến cả lớp cười, phá vỡ khơng khí lớp học.
Khi tạo lập văn bản, nhiều em học sinh mắc lỗi ngữ âm và chính tả nên
nói/viết những từ ngơ nghê, thậm chí tạo ra nghĩa câu văn hài hước. Chẳng hạn có
em viết: “Cuộc sống mn màu mn vẻ. Có sự trói sáng của mặt trời và mịt mù
của bóng tối bao quanh” (Bài viết của em Lò Trung Kiên, lớp 10A2); “Hiện nay
nhiều bạn chẻ đang xa vào bóng tối, xa vào những tệ nạn xã hội” (Bài viết của em
Hà Văn Lưu lớp 10A4)
Qua khảo sát bài kiểm tra chất lượng đầu năm học 2018-2019 của học sinh
khối 10, tôi nhận thấy, tỉ lệ học sinh học tốt Ngữ văn ở lớp 10 trường THPT Quan
Sơn rất thấp, đặc biệt là ở học sinh dân tộc Thái, chỉ có 8/212 em. Trong đó có 210
em mắc lỗi chính tả với mức độ ít/nhiều khác nhau, chỉ có 2 em khơng mắc lỗi
chính tả nào.
Từ việc khảo sát học sinh lớp 10A2 và học sinh lớp 10A4 đọc chùm Ca dao
than thân, u thương tình nghĩa, kết quả đạt được là:
Lớp/Tiêu chí
Đúng ngữ âm
Đúng ngữ điệu
10A2
12/39
18/39
10A4
5/46
23/46
Có thể thấy rằng tại Quan Sơn, vấn đề ngữ âm, chính tả chưa được quan tâm
đúng mức hoặc chưa có phương pháp phù hợp để nâng cao năng lực tiếng Việt cho
học sinh.
Qua thăm dò ý kiến học sinh, các em cho biết những nguyên nhân chủ yếu
khiến năng lực tiếng Việt còn hạn chế là do:
+ Tiếng Việt và tiếng Thái có nhiều điểm khác biệt

+ Tiếng Thái được sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn trong đời sống
+ Thiếu môi trường sử dụng tiếng Việt
7


+ Thói quen nghĩ bằng tiếng Thái trước rồi mới tìm cách dịch ra tiếng Việt
+ Khơng được hướng dẫn cặn kẽ, bài bản trong sự tương quan giữa hai ngôn
ngữ Việt - Thái.
Thực trạng trên là vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ.
2. Những thuận lợi của giáo viên và học sinh khi áp dụng một số biện pháp phát
triển năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại
trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
Về phía giáo viên, qua khảo sát thực tế và tiến hành dự giờ đồng nghiệp khi
dạy Ngữ Văn 10, tôi nhận thấy:
- Tất cả các giáo viên nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của mỗi bài học,
thể hiện trong việc chuẩn bị giáo án chu đáo, triển khai bài dạy logic, khoa học.
- Hầu hết giáo viên vận dụng phương pháp dạy học sáng tạo, linh hoạt phù
hợp với đặc điểm bài học, do đó đó phát huy được tính tư duy độc lập cho học sinh,
giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn luyện tốt kĩ năng cho các em.
- Có 02 trong tổng số 05 giáo viên Ngữ văn của trường là người dân tộc
Thái (người địa phương), chiếm 40%. Trong đó có 01 giáo viên được đào tạo
chương trình Tiếng - Chữ dân tộc Thái, có chứng chỉ giáo viên giảng dạy tiếng nói
chữ viết dân tộc Thái, hiện đang kiêm nhiệm giảng dạy tiếng - chữ Thái tại trường.
Những giáo viên Ngữ văn người địa phương này có ưu điểm rất lớn là biết
tiếng Thái, am hiểu tâm lí, thói quen học tập - lĩnh hội trí thức của học sinh; đặc
biệt, họ nắm được những ưu - nhược điểm của học sinh địa phương khi học mơn
Ngữ Văn. Vì thế những giáo viên này sẽ là chiếc cầu nối giữa tri thức khoa học và
học sinh, giữa hai nền văn hóa Thái - Việt và với các thành tựu văn học tiến bộ của
thế giới. Ngoài ra, 02 giáo viên Ngữ văn dân tộc Kinh, 01 giáo viên dân tộc Mường
đều có khoảng thời gian sinh sống và công tác tại Quan Sơn từ 10 năm trở lên nên

ít nhiều đều có vốn tiếng Thái và có những hiểu biết nhất định về đối tượng học
sinh dân tộc thiểu số, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng tiếp
nhận.
Về phía học sinh, các em dân tộc Thái đều thơng thạo tiếng mẹ đẻ của mình.
Đặc biệt, có 12/18 lớp được tổ chức học chữ Thái nên các em được rèn luyện tất cả
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Thái hoặc
ngược lại.
III. Một số biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học
sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
1. Xác định những lỗi thường gặp và chỉ cho học sinh biết nguyên nhân, cách
sửa lỗi
Trước khi đặt ra những yêu cầu cao trong môn Ngữ văn như năng lực tiếp
nhận và cảm thụ thẩm mĩ, giáo viên Ngữ văn ở các huyện miền núi, trong đó có
huyện Quan Sơn, cần ln có ý thức u cầu học sinh đạt được những yêu cầu cơ
8


bản như: nghe, nói, đọc, viết. Muốn vậy, cần tìm ra những lỗi mà học sinh thường
gặp, lặp lại và khó sửa, tiêu biểu nhất là những lỗi ngơn ngữ do ảnh hưởng từ tiếng
mẹ đẻ. Với học sinh dân tộc Thái trường THPT Quan Sơn, đó là lỗi nhầm lẫn giữa
các phụ âm đầu (ch/tr, s/x, ngh/ng, c/q/k, d/r/gi), nhầm lẫn giữa các âm đơn i/y, viết
hoa và đánh dấu thanh tùy tiện. Bởi vậy tôi kết hợp giữa kiến thức về tiếng Thái,
tiếng Việt và kiến thức âm vị học để giải quyết vấn đề.
1.1. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng các phụ âm đầu ch/tr, s/x, ngh/ng, c/q/k,
d/r/gi.
a. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng phụ âm đầu ch/tr
Trong tiếng Thái, dù phụ âm đầu ch hay tr cũng viết giống nhau, khơng có
giá trị phân biệt về nghĩa. Dù chong (chong đèn) hay trong (phía trong) cũng cùng
có hình thức viết SoG, dù chiều (buổi chiều) hay triều (thủy triều) cũng đều có
hình thức viết SIV. Trong khi trong tiếng Việt, trong và chong, chiều và triều dùng

phụ âm đầu khác nhau và nghĩa khác nhau.
Để khắc phục lỗi này, giáo viên sẽ nhắc lại để các em học sinh nhớ lại những
kiến thức đã học về quy tắc phân biệt ch/tr để học sinh ghi nhớ. Đây không phải
kiến thức mới nhưng lâu ngày không nhắc nhớ và chưa được quan tâm đúng mức ở
các cấp học dưới nên học sinh dễ quên:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính
(trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi, tr chỉ
xuất hiện trong một vài từ láy vần: trẹt lét, trọc lóc, trùi trụi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết
với ch (khơng viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng, chút, chắt,…
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch: chạn,
chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,…
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,…
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao
động chân tay phần lớn viết với ch: chà, chùi, chạy..
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng(.) và huyền ( `) viết tr.
Có thể dùng mẹo sau để phân biệt cặp phụ âm đầu tr / ch :
+ Khi gặp một chữ bắt đầu bằng ch, nếu thấy chữ đó mang dấu huyền (` ),
dấu ngã (~) và dấu nặng (.) thì đấy là từ thuần Việt.
Ngược lại, một chữ viết với tr nếu mang một trong ba dấu thanh nói trên thì
chữ đó là chữ Hán Việt. Cụ thể: Tiếng Hán Việt mang một trong ba dấu huyền, ngã,
nặng thì phụ âm đầu chỉ viết tr (khơng viết ch): trà, tràng, trào, trầm, trì, triều, trình,
trù, trùng, truyền, trừ (12 chữ); trĩ, trữ (2 chữ), trạch, trại, trạm, trạng, trận, trập, trệ,
trị, triện, triệt, triệu, trịnh, trọc, trọng, trợ, trụ, trục, truỵ, truyện, trực, trượng (21
chữ).
9


+ Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ngun âm a thì hầu hết viết
tr (khơng viết ch) : tra, trà, trá, trác, trách, trạch, trai, trại, trạm, trảm, trang, tràng,

tráng, trạng, tranh, trào, trảo (18 chữ).
+ Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ngun âm o hoặc ơ thì hầu
hết viết tr (khơng viết ch): tróc, trọc, trọng, trở, trợ (5 chữ).
+ Trong tiếng Hán Việt, nếu sau phụ âm đầu là ư thì phần lớn viết tr: trừ, trữ,
trứ, trực, trưng, trừng, trước, trương, trường, trưởng, trướng, trượng, trừu (13 chữ).
Viết ch chỉ có : chư, chức, chứng, chương, chưởng, chướng (7 chữ).
Về ngữ âm, ch và tr đều là âm tắc, không bật hơi nhưng khác nhau ở chỗ: ch
là âm vòm, tr là âm chân răng sau.
b. Nâng cao năng lực tiếng Việt trong sử dụng phụ âm đầu s/x
- X thường xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành
xoạch, xuềnh xoàng, ...), s chỉ xuất hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như:
sốt, soạt, soạn, soạng.
- X và s khơng cùng xuất hiện trong một từ láy.
- Cách phân biệt x/s khơng có quy luật riêng. Chẳng hạn x và cùng kết hợp
với vần uât và mang nghĩa khác nhau( suất cơm, sơ suất, khinh suất, xuất khẩu, đề
xuất, đột xuất]. Vì thế cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ
bằng cách đọc nhiều và viết nhiều để nắm rõ nhất khi sử dụng từ đúng chính tả.
Về ngữ âm, tơi đã vận dụng những kiến thức âm vị học để học sinh nắm
được cách phát âm x/s. Hai âm này đều là âm xát, không bật hơi nhưng khác nhau
ở chỗ: x là âm vòm mềm, s là âm răng - chân răng [5]. Tôi đã phát âm mẫu để học
sinh nghe, nắm quy luật vận dụng các bộ phận phát âm trong khoang miệng một
cách chính xác nhất.
c. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng phụ âm đầu ngh/ng
Trong tiếng Thái, khơng có sự phân biệt về âm và về nghĩa giữa phụ âm đầu
ngh và ng. Ng/ngh chỉ có một hình thức viết G (nếu là tổ thấp), g (nếu là tổ cao).
Ví dụ ngơ nghê được viết là âm đọc giống nhau nhưng khả năng kết hợp của ngh/ng trong tiếng Việt hoàn toàn
khác nhau, tạo ra những từ mang nghĩa khác nhau theo quy luật nhất định: ngh chỉ
kết hợp với các nguyên âm/vần có e, ê, i đi liền sau nó ( lắng nghe, nghĩ suy, ngơ
nghê, con nghé, nghèo khó, nghịch ngợm, ý nghĩa, nghiên cứu…) cịn ng chỉ có khả

năng kết hợp với các âm/ vần khơng có e, ê, i đứng liền sau (ngã nhào, ngô khoai,
ngu ngơ, ngay ngắn, ngon ngọt, ngúc ngoắc…). Bản thân tôi đã chỉ cho học sinh
thấy sự khác nhau trong cách viết phụ âm đầu ngh/ng giữa tiếng Việt và tiếng mẹ
đẻ để các em vận dụng trong học tập và đời sống một cách chính xác, hiệu quả.
Về ngữ âm, ng/ngh phát âm giống nhau, là âm mũi, vịm mềm, được kí hiệu
phiên âm quốc tế là ŋ. [5]
d. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng c/q/k
10


Trong tiếng Thái, khơng có sự phân biệt c/q/k mà dùng cặp chữ cái tương
đương c (nếu là tổ cao) C (nếu là tổ thấp). Ví dụ từ cũ kĩ thì c và k đều viết như
nhau: uc* ic*, kẽo cà kẽo kẹt được viết ec*V C&a ec*V eC*d. Từ quả cà, c và
q cũng viết như nhau: C&Va C&a; cá quả thì được viết c*a c*Va. Do đó khi học
tiếng Việt, các em học sinh dân tộc Thái bị chi phối sâu sắc từ thói quen dùng tiếng
mẹ đẻ, không phân biệt được khi nào dùng c/q/k. Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh
thấy, khi dùng ba phụ âm này, về mặt ngữ âm, các em ít khi mắc lỗi vì c/q/k đều là
âm tắc - khơng bật hơi - vịm mềm. Nhưng về mặt chính tả, c/q/k có quy luật kết
hợp riêng:
- Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.
- Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)
- Viết c trước các nguyên âm còn lại.
e. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng phụ âm đầu d/r/gi
Trong tiếng Thái, khơng có sự phân biệt giữa các phụ âm đầu d/r/gi và ba
phụ âm đầu này có hình thức viết giống nhau: j (nếu là tổ cao) J (nếu là tổ thấp)
- Gi và d không cùng một lúc xuất hiện trong một từ láy
- Thường những từ láy vần, nếu tiếng thức nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng
thứ hai có phụ âm là d (lim dim, lị dị, lai dai...)
- Từ láy mơ phỏng tiếng động đều sử dụng r (róc rách, rì rào, réo rắt...)
- Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm

Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d (duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh nghiệp,…)
-Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d
khơng có khả năng này như: bứt rứt, cập rập,…)
- Trong từ Hán Việt, tiếng có thanh ngã (~), nặng (.) viết d; mang thanh hỏi
(?), sắc (/) viết với gi.
Về ngữ âm, d,r,gi đều là âm tiếp cận vòm. D, gi có cách phát âm khác nhau
(dờ, di) nhưng cùng có phiên âm quốc tế là j [5], nghĩa là cùng giá trị phát âm khi
kết hợp với âm/vần khác (da, gia có âm đọc giống nhau, nhưng khác nhau về
nghĩa). R (rờ) đọc cong lưỡi, tiếp cận vòm để tạo ra âm thanh. Vì vậy bản thân tơi
đã phải dày công để hướng dẫn học sinh phát âm đúng phụ âm r, từ âm mẫu đến
kiểm tra và rèn luyện cho học sinh thói quen phát âm chuẩn khi đọc bài, khi giao
tiếp.
1.2. Nâng cao năng lực tiếng Việt khi dùng nguyên âm i/y
Trong tiếng Thái, dù là i hay y thì cũng đều biểu thị bằng nguyên âm i…, khơng có
sự phân biệt giữa i/y. Ví dụ từ đi lại, y tế thì đều cùng dùng i… để biểu thị: iD
L*aJ, iO #t*. Để học sinh không tùy tiện viết i/y thì tơi cung cấp kiến thức về quy
luật chính tả:
- Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ ).
- Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định ).
11


- Nếu ngun âm đơi iê đứng đầu tiếng thì viết y (yên ả, yêu thương).
- Nếu là vị trí đầu tiếng (khơng có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn ).
- Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).
1.3. Nâng cao năng lực tiếng Việt trong quy tắc đánh dấu thanh
Tiếng Thái Thanh Hóa có 6 thanh điệu, chia làm 2 tổ: cao/ thấp. Trong đó có
4 thanh điệu được thể hiện trên chữ (3 sắc, sắc - ngã , huyền - hỏi, nặng ) và 2
thanh điệu khơng thể hiện trên chữ (2 sắc, ngang).
Tổ

Dấu thanh
Cao

2 sắc

Kí hiệu
Thấp
Kí hiệu

Ngang

3 sắc

Sắc, ngã

&

*

Huyền, hỏi

Nặng

&

*

[3]
Tiếng Thái quy ước đánh dấu thanh trên phụ âm đầu, tất cả các từ đều có phụ
âm đầu. Ví dụ: Xống chụ xon xao được viết

hùng dược viết is* ik* eOG H&uG. Trong khi tiếng Việt có quy tắc đánh dấu
thanh riêng. Cũng như nhiều lỗi khác do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, học sinh đánh
dấu thanh lẫn lộn, lung tung không theo quy luật nào. Bản thân tôi đã hướng dẫn
học sinh nắm kiến thức đánh dâu thanh để vận dụng khi viết chính tả:
- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (lố mắt, khoẻ khoắn,…)
- Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về
bên phải của dấu mũ (Ví dụ: Gương gượng đốt hồn đà mê mải)
- Trong tiếng có ngun âm đơi mà khơng có âm cuối vần thì dấu thanh được
viết ở con chữ thứ nhất của ngun âm đơi (cây mía, lựa chọn, múa hát,…)
-Trong tiếng có ngun âm đơi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở
con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (ước muốn, chai rượu, sợi miến,…)
1.4. Khắc phục lỗi viết hoa tùy tiện
Người Thái từ lâu đã có bộ chữ viết của riêng mình, là thứ chữ cổ, giống
hình hoa văn, mềm mại, có đi dài, mang tính tượng hình cao. Có chữ viết, đồng
bào Thái sớm có phương tiện giao tiếp để có thể trao đổi nhận thức, tình cảm, hành
động vượt qua thời gian và khơng gian, sớm mã hóa các tác phẩm văn học bằng
văn tự. Tuy nhiên khi dùng chữ Thái, có một sự bất tiện đó là chữ Thái khơng có
quy tắc viết hoa, nói đúng hơn là không dùng chữ hoa. Dù danh từ riêng hay không,
dù chữ cái đầu câu, đầu đoạn cũng được viết như nhau. Học sinh dân tộc Thái từ
nhỏ đã bị ảnh hưởng từ quy tắc chính tả trong tiếng mẹ đẻ của mình, thậm chí ăn
sâu vào tiềm thức thành thói quen khó sửa. Vì vậy khi học Ngữ văn, các em học
12


sinh Thái dễ mắc lỗi viết hoa tùy tiện. Để khắc phục tình trạng trên, bản thân tơi đã
tỉ mỉ hướng dẫn học sinh nắm các quy tắc viết hoa:
- Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, làng,…của
Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng (Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Linh
Sơn, Khôi Huyện, Trà Lân…). Riêng tên người, địa danh của một số dân tộc ít
người nếu được phiên âm từ tiếng dân tộc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ

phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối (Ê - đê, Ê ga)
- Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết
hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có
dấu gạch nối (Uy - lít - xơ, Xem-pli-xơ, Ơ - ri - clê, Tê - lê - mác,…)
Riêng tên người, tên địa danh nước ngoài được gọi như kiểu tên người, tên
địa danh Việt Nam (do được phiên âm qua âm Hán Việt nên đã được Việt hố ), thì
được viết hoa như tên người, tên địa danh Việt Nam (Lí Bạch, Đỗ Phủ, Trung
Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên,…)
- Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy
chương, danh hiệu, giải thưởng,…được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ
phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó (Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường
Trung học Phổ thông Quan Sơn, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,…)
- Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ
đều phải viết hoa.
- Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ
thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị (Việt Nam ta
gọi tên Người thiết tha)
- Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì
những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người (bác Xiến Tóc, chị
Cào Cào, võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn, Dế Choắt…)
2. Xây dựng hệ thống bài tập vận dụng sửa lỗi ngữ âm, chính tả cho học sinh
Hệ thống bài tập vận dụng có vai trị rất quan trọng nhằm giúp học sinh vừa
nắm bắt kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng cơ bản, cao hơn nữa là bồi dưỡng và phát
triển ở các em năng lực ngôn ngữ, năng lực tiếp nhận, năng lực tạo lập, năng lực
lĩnh hội văn bản. Thực tế chỉ ra, năng lực học sinh chỉ được hình thành, phát triển
dưới sự tác động của một quá trình rèn luyện, dạy học và giáo dục. Hệ thống bài
tập vận dụng là một trong những phương tiện đắc lực để học sinh nâng cao năng
lực môn Ngữ văn, trong đó có năng lực ngơn ngữ. Bài tập đảm bảo các yêu cầu:
- Đạt được mục tiêu bài học
- Phải thực sự là “tình huống có vấn đề” để kích thích tư duy, vừa giúp học

sinh ơn lại kiến thức cũ vừa vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập Ngữ văn và
phát triển ngôn ngữ
13


- Phù hợp với học sinh
Trong thực tiễn dạy học cho học sinh dân tộc Thái lớp 10 trường THPT Quan
Sơn, tôi đã sưu tầm, biên soạn hệ thống bài tập vận dụng hỗ trợ ngữ âm và chính tả:
Bài tập 1 : Chọn từ đúng trong các ngữ liệu sau :
Trẻ em/chẻ em
Triền đê/chiền đê
Chân chời/chân trời
Trêu chọc/trêu trọc
Chiển khai/triển khai
Chân chất/trân trất
Bài tập 2: Điền x/s vào các từ sau:
… ạch …ẽ
… ấu … a
… ác …uất
… ụt … ịt
…ì …ào
… oay … ở,
… ửng …ốt
… ao … ác
…ổ…ố
… ù …ì
… inh … ắn
… âu …a
…ì …ụp
… ao … uyến

…oi ...ét
…ù…ụ
… ào … ạc
… un … oe
Bài tập 3: Điền c/q/k vào các từ sau:
…ì …ọ
…ẻ … ả
… ảm … úm
… iểu …ách
… ập … ênh
… o … éo
…uanh …o
… uy … ách
… uả … uyết
… èm …ặp
… im … ương
… ảnh …uan
…ì …uan
… ính … ận
Bài tập 4: Hãy lựa chọn từ đúng trong các ngữ liệu sau:
Lắng nghe/lắng nge
E ngại/e nghại
Nghây ngơ/ngây ngơ
Ngắm nghía/nghắm nghía
Nghúc nghoắc/ ngúc ngoắc
Trượng ngĩa/trượng nghĩa
Nghập nghừng/ngập ngừng
Ngìn lẻ một đêm/nghìn lẻ một đêm
Xa nghái/xa ngái
Ngày ngày/nghày nghày

Bài tập 5: Lựa chọn từ đúng trong các ngữ liệu sau:
Dóng trống khua chiêng/gióng trống khua chiêng
Dịu dàng/rịu ràng/dịu giàng
Rung rinh/dung dinh/giung ginh
Giập giờn/dập dờn/rập rờn
Rơng gió/giơng gió/dơng gió
Dãy dụa/giãy giụa/rãy rụa
Giườm già/dườm dà/rườm rà
Bài tập 6: Chọn từ đúng trong các ngữ liệu sau:
Chí lí/chý lý
Vý dụ/ví dụ
Đy học/đi học
Con quỷ/con quỉ
Yêu quí/yêu q
Vật gỳ/vật gì
Cổ súy/cổ súi
Quả bí/quả bý
14


Bài tập 7: Bằng hiểu biết về những văn bản đã học trong SGK Ngữ văn 10, em
hãy điền âm ch/tr, ng/ngh, x/s, d/r/gi, c/q/k, i/y thích hợp vào chỗ trống:
a. Nướng dân đen …ên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
…ối …ời lừa …ân đủ mn …ìn …ế
…ây binh …ết ốn …ải hai mươi năm
Bại nhân …ĩa nát cả đất …ời
Nặng thuế khóa …ạch khơng đầm núi
(Trích Đại cáo bình Ngơ, Nguyễn Trãi)
b. …à eo óc …áy …ương năm …ống,

Hòe phất phơ …ủ bóng bốn bên,
Khắc …ờ đằng đẵng như n…ên,
Mố… …ầu …ằng …ặc như miền biển …a.
Hương …ượng đốt hồn đà mê mải,
…ương …ượng so… lệ lạ… …âu …an.
…ắt …ầm …ượng …ảy …ón đàn,
…ây u…ên …inh đứt phím loan ngạ… …ùng
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Đặng Trần Côn)
Bài tập 8: Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong ngữ liệu sau:
Thời thơ ấu và niên thyếu, Nguyễn Du sống tại thăng long trong một da đình
phong kiến cuyền quý. Thân phụ ơng đã có lúc dữ trức tể tướng chong chiều đình
Lê – Chịnh. nhưng mới 10 tuổi mồ cơy tra, 13 tuổy mồ côi mẹ. ngũyên du đến xống
vớy người anh cùng tra khác mẹ là Nguyễn Khản (1734-1786). nguyễn khản từng
làm cuan tới chức Tham tụng, nổi tyếng phong lưu một thời, thân với trúa Trịnh
Sâm và là người giất mê hát sướng. [1, 92]
Những bài tập trên chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống bài tập mà bản thân
tôi đã xây dựng khi hỗ trợ học sinh nâng cao năng lực ngữ âm và chính tả.
Về cách thức vận dụng bài tập: Do quỹ thời gian trên lớp hạn hẹp, còn nhiều
nội dung khác phải học. Chương trình Ngữ văn 10 chỉ có bài “Những u cầu về sử
dụng tiếng Việt” - mục 1 (Về ngữ âm và chữ viết) của phần I (Sử dụng đúng theo
các chuẩn mực của tiếng Việt) và bài tập 1 của phần III (Luyện tập) tập trung vào
nội dung ngữ âm và chính tả. Bản thân tơi đã lồng ghép ở những phần trên. Ngồi
ra, tơi cũng linh hoạt vận dụng bài tập ở thời gian dơi dư ít ỏi cuối mỗi tiết học.
3. Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua tiết trả bài kiểm tra
Bài kiểm tra là cơ sở để giáo viên nắm được mức độ nắm bắt kiến thức, kĩ
năng, trình độ tư duy của học sinh một cách khách quan và tổng hợp nhất. Với môn
Ngữ văn, khi viết bài kiểm tra, học sinh thể hiện được tư duy logic và tư duy hình
tượng. Bài viết thể hiện năng lực viết (cịn gọi là năng lực tạo lập văn bản), là kết
quả của một quá trình rèn luyện thường xuyên. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã rất sâu
15



sắc khi cho rằng dạy học sinh viết là “dạy cách nghĩ và phát triển tư duy”, “dạy
cách sáng tạo và giáo dục nhân cách”. Chấm bài kiểm tra, giáo viên dễ nhận thấy
những lỗi chính tả (ngữ âm, vì viết thế nào đọc thế ấy) và thấy tư duy, nhân cách
của học trò bởi “Văn là người” [4]. Bản thân tôi đã chú trọng đến khâu chấm bài
kiểm tra của học sinh.
Khi chấm bài cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái trường THPT Quan Sơn, tôi
luôn quan niệm yêu cầu cần đối với bài kiểm tra Ngữ văn theo các mức độ:
- Viết cho đúng: đúng chính tả, đúng kiến thức, đúng kĩ năng, đúng thời gian
- Viết cho đủ: đủ ý, đủ số câu trong đề
- Viết cho sâu: soi xét vấn đề để bàn bạc sâu rộng, tồn diện; có mở rộng so
sánh, liên hệ để làm nổi bật vấn đề nghị luận
- Viết cho hay: bài viết phải có cảm xúc, có chất văn; tức là giàu hình ảnh,
ngơn từ phong phú, hình tượng; kết hợp linh hoạt giữa nhiều kiểu câu, vận dụng
hợp lí giữa các thao tác nghị luận.
Có thể thấy, yêu cầu “viết cho đúng” được đặt lên đầu tiên. Bởi vậy để nâng
cao năng lực tạo lập văn bản cho học sinh dân tộc Thái, bên cạnh việc định hướng
xác định vấn đề nghị luận, xác định các thao tác lập luận, xác định phạm vi dẫn
chứng, hướng dẫn cách lập ý, viết câu viết đoạn, sửa chúng trên bài kiểm tra thì bản
thân tơi đã làm như sau:
Sau khi chấm bài, sửa lỗi lập ý, lỗi hành văn trong từng bài làm thì trong tiết
trả bài, sau khi chữa đề, nhận xét ưu/nhược điểm của cả lớp, tôi cho học sinh tìm lỗi
chính tả trong bài của nhau theo từng cặp học sinh. Các cặp học sinh này cũng có
sự thay đổi linh hoạt để tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự nhàm chán. Có thể thay
đổi từ cặp cùng bàn đến cặp bàn trên bàn dưới, cặp theo thứ tự sổ điểm, cặp học
sinh học tốt – chưa tốt… để mỗi lần đọc bài của nhau, các em sẽ học tập cách viết
của nhau.
Cách làm này đã mang lại hiệu ứng tích cực, được học sinh hào hứng đón
nhận. Các em chỉn chu hơn trong mỗi bài viết, thường trực ý thức viết đúng chính

tả, chữ viết đẹp hơn do sợ xấu hổ với bạn nếu viết xấu, viết sai chính tả nhiều. Mỗi
tiết trả bài kiểm tra, các em luôn bất ngờ với những cặp đôi mà giáo viên sắp xếp.
Cuối buổi học, giáo viên sẽ một lần nữa sốt lỗi chính tả trong bài của một cặp đơi
ngẫu nhiên (thường nhằm vào các cặp đơi có học sinh mắc nhiều lỗi chính tả nhất)
xem các em có để sót lỗi nào khơng. Trong trường hợp thời gian trên lớp khơng đủ,
tơi giao phần sốt lỗi trong bài của nhau cho các em về nhà hoàn thành sau đó dành
thời gian hợp lí trong buổi học kế tiếp để xem lại.
4. Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ ngoài giờ học Ngữ văn
Việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh cần được tiến hành thường
xuyên. Việc tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Việt đối với học sinh là cần thiết,
16


không chỉ khuôn gọn trong 45 phút hay 90 phút trong một buổi học Ngữ văn. Mục
đích lớn nhất của môn Ngữ văn không chỉ dạy cho học sinh học tốt, viết tốt, cảm
thụ tốt các bài học trong chương trình giáo khoa mà là đào tạo ra những học sinh
hồn thiện về nhân cách, biết sản sinh lời nói phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng
giao tiếp. Bản thân tôi đã kết hợp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh qua các
tiết dạy chữ Thái và dùng Face book như một kênh giao tiếp để giúp học sinh điều
chỉnh lỗi chính tả và các yếu tố khác trong năng lực ngôn ngữ.
Từ năm học 2011 – 2012 đến nay, trường THPT Quan Sơn tổ chức cho học
sinh học chữ Thái. Đây chính là mơi trường thuận lợi để các em học sinh dân tộc
Thái được trau dồi vốn ngôn ngữ mẹ đẻ - ngôn ngữ thứ nhất, tạo tiền đề vững chãi
để các em học tốt hơn tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai. Trong các giờ dạy chữ Thái,
bản thân tôi kết hợp giữa việc học chữ Thái với việc nâng cao năng lực tiếng Việt
cho học sinh qua yêu cầu dịch văn bản từ tiếng Thái sang tiếng Việt. Trong đó chú
tâm vào các lỗi chính tả thường gặp như đã trình bày ở trên. Chẳng hạn yêu cầu học
sinh dịch các văn bản:
- Eoa IM Ab&G em* NaJ. UX* KVaJ Ab&G KVaJ

yd* - L*uc jac ciN Ek*a em*
yd* pa sa f&aJ x*oc
f&aJ ha
yd* mac yM* [p* em* lub As.
L*uc jac ciN pa sa f&aJ
x*oc
Học sinh sẽ được rèn luyện khả năng ngữ âm và chính tả khi dịch văn bản:
- Cưới vợ xem bà vãi. Tậu trâu xem con nái gầm sàn.
-Con muốn ăn cơm, bố phải tìm
Được cá, mẹ nhai xương
Con muốn ăn cá, mẹ phải kiếm
Được hoa quả, bố mẹ mút xơ.
Được chim, mẹ ăn mắt
[3]
Trước khi cho học sinh bình giá về các văn bản, tôi yêu cầu 3 - 4 học sinh
viết bản dịch lên bảng rồi đọc to cho cả lớp cùng nghe. Nếu học sinh viết đúng, đọc
đúng thì ngợi khen; nếu viết sai, đọc sai thì hướng dẫn các em sửa.
Là giáo viên Ngữ văn, kiêm công tác chủ nhiệm lớp, tôi sử dụng Face book
như một kênh giao tiếp với học sinh để điều hành lớp, để chuyện trò, để giúp học
sinh giải đáp thắc mắc kiến thức môn học. Khi thấy học sinh mắc lỗi chính tả, lỗi
dùng từ, tôi thường nhắn tin riêng để nhắc học sinh sửa lại cho đúng. Dần dần, khi
dùng Face book, học sinh có ý thức cân nhắc lựa chọn chữ nghĩa. Tuy nhiên, để
tránh khô khan cứng nhắc, và không tạo cho học sinh cảm giác bị “theo dõi”, áp đặt
gây ảnh hưởng đến không gian riêng tư của các em, tôi luôn chọn cách nhắc nhở tế
nhị pha lẫn sự hài hước để biến nội dung học chính tả thành cuộc chuyện trò thú vị.
IV. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển năng lực
ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho học sinh lớp 10 dân tộc Thái tại trường THPT
Quan Sơn trên cơ sở tiếng mẹ đẻ
17



Thiết nghĩ, dạy Ngữ văn là dạy lời ăn tiếng nói trước khi dạy những điều cao
siêu, mà chính tả và ngữ âm là yêu cầu đầu tiên, cơ bản nhất, tạo tiền đề đạt tới yêu
cầu khác cao hơn. Ngay từ đầu năm học, tôi đã áp dụng các phương pháp trên để
giảm thiểu tình trạng phát âm sai quy tắc ngữ âm, viết sai quy tắc chính tả tiếng
Việt. Kết quả thực nghiệm thu được là:
Lớp/Tiêu chí
Đúng ngữ âm
Đúng ngữ điệu
10A2
35/39
39/39
10A4
38/46
43/46
Kết quả khảo sát bài kiểm tra học kì 2 khối 10 cho thấy chỉ có 26 em mắc lỗi
chính tả với mức độ ít hơn so với đầu năm học. Đó là kết quả rất đáng ghi nhận, là
sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh trong một quá trình dài. Khi chuẩn về ngữ
âm và chính tả, học sinh sẽ áp dụng trong các mơn học khác. Nói đúng, đọc đúng,
viết đúng giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và học tập. Đọc đúng, viết đúng,
hiểu đúng ngĩa từ ngữ đã góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn bản bởi con
đường đến với văn chương phải bắt đầu từ ngữ âm đến ngữ nghĩa, từ tầng ngơn từ
đến tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.
Về phía bản thân tơi, khi vận dụng các phương pháp này, đã có động lực để
nghiên cứu sâu về ngữ âm và chữ viết dân tộc Thái, về quy tắc ngữ âm và chính tả
tiếng Việt - điều mà ít thầy cơ Ngữ văn quan tâm. Bản thân cảm thấy yêu nghề và
có hứng thú hơn trong dạy học bởi mỗi tiết học như được phả vào một luồng gió
mới chứ khơng chỉ dừng lại ở những trang sách quen thuộc. Trong quá trình hướng
dẫn học sinh nâng cao năng lực ngơn ngữ, tơi ln có những sáng tạo, tìm tịi phù

hợp với đối tượng học sinh, trở thành cầu nối giữa hai nền văn hóa Thái - Việt.
Đối với nhà trường và huyện nhà, việc nâng cao năng lực ngơn ngữ cho học
sinh góp phần tích cực trong việc hình thành sự tự tin ở học sinh. Các em sẽ lan tỏa
cách nói đúng, viết đúng của mình đến những người thân để mở ra niềm hi vọng về
một ngơi trường khơng cịn học sinh nói ngọng, viết sai; người miền núi khơng cịn
bị phân biệt kì thị ngay từ “giọng Kinh lơ lớ”.

18


PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Phương pháp dạy học nâng cao năng lực ngôn ngữ qua môn Ngữ văn cho
học sinh lớp 10 dân tộc Thái ở truường THPT Quan Sơn có những ưu điểm và hạn
chế như sau:
- Về ưu điểm:
+) Phương pháp này đã phần nào giúp bản thân tôi tự củng cố kiến thức, kĩ
năng vận dụng song ngữ Thái - Việt trong dạy học Ngữ văn.
+) Có thể áp dụng linh hoạt với các lớp học có đơng học sinh dân tộc Thái
theo học. Qua đó giúp cho học sinh dễ dàng sử dụng vốn tiếng Việt phong phú của
mình vào giao tiếp, tạo lập văn bản, đồng nghĩa với việc học sinh tích cực, chủ
động hơn trong việc học môn Ngữ văn mà không vướng phải rào cản ngơn ngữ.
+) Có thể phát huy tối đa năng lực truyền thụ kiến thức của các giáo viên
người dân tộc thiểu số ở địa phương hoặc những giáo viên lâu năm ở miền núi.
- Về nhược điểm:
+) Giáo viên phải thông thạo cả hai thứ tiếng: Thái - Việt và nắm được những
hạn chế về ngôn ngữ của học sinh mình. Trước khi áp dụng, giáo viên cần có sự
kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo trong khả năng tiếng Việt của học sinh.
+) Lớp học phải có đơng học sinh dân tộc Thái theo học. Vì nếu khơng, các
em học sinh dân tộc khác sẽ không nắm được nội dung bài học và cảm thấy bị phân

biệt trong học tập dẫn đến những hiệu ứng tiêu cực.
- Về khả năng áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực ngôn ngữ cho
học sinh dân tộc Thái trên cơ sở tiếng mẹ đẻ:
+) Phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi ở các địa phương tập trung đơng
học sinh dân tộc thiểu số. Có thể áp dụng rộng rãi ở cả bậc tiểu học, THCS bởi
nhiều giáo viên các cấp - trong đó có giáo viên THPT ở 11 huyện miền núi - đã
được tham gia đào tạo lớp tiếng - chữ dân tộc Thái do Sở Giáo dục & Đào tạo
Thanh Hóa tổ chức.
+) Có thể tiếp tục duy trì phương pháp cả khi các em học lên lớp 11, 12.
+) Có thể mở rộng áp dụng trong nhiều môn khoa học khác, khi tiếng mẹ đẻ
có thể giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
+) Phương pháp này cịn có thể áp dụng cho trường chuyên biệt như trường
Dân tộc nội trú, vận dụng linh hoạt tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Mông, Dao…
2. Kiến nghị
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tơi có một số kiến nghị sau:
- Đối với các lớp đông học sinh dân tộc Thái theo học, khi năng lực tiếng
Việt của các em cịn hạn chế thì bên cạnh việc áp dụng những nguyên tắc dạy học
thông thường và vận dụng phương pháp đặc thù của môn học, giáo viên cần linh
19


hoạt khi lồng ghéptiếng mẹ đẻ của học sinh vào các bài dạy sao cho thích hợp
nhằm đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên Ngữ văn ở những vùng có đơng học sinh dân tộc thiểu số nên
thường xuyên học tập và trau dồi thêm khả năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số để
thực sự trở thành chiếc cầu nối cho học sinh đến với nguồn tri thức phong phú.
- Nhiều giáo viên Thanh Hóa cịn phát âm lẫn lộn giữa dấu ngã và dấu hỏi,
mất âm ê hoặc âm a trong các âm/vần yê, iê, ia, ya. Vì vậy đội ngũ giáo viên mắc
lỗi này cần chỉnh lại cách phát âm cho chuẩn mực để học sinh học tập theo.
- Bên cạnh việc nâng cao năng lực tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai, cần chú

trọng cả việc phát triển tiếng Thái - ngôn ngữ thứ nhất - cho học sinh vì hai ngơn
ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình học tập và phát triển
nhân cách của học sinh. Đặc biệt, ngôn ngữ thứ nhất lại là nền tảng để học sinh
phát triển ngôn ngữ thứ hai.
- Giáo viên không chỉ chú trọng vào việc nâng cao năng lực cảm thụ, phân
tích, bình giá văn chương cho học sinh mà còn chú trọng cả đến kĩ năng giao tiếp.
Vì thế cần thiết phải dạy song ngữ gắn với nguyên tắc theo tiến trình giao tiếp:
dùng từ đúng, phát âm chuẩn, ngữ điệu phù hợp.
- Kính đề nghị Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện,
khuyến khích giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số bồi dưỡng, nâng cao năng lực
song ngữ để giáo viên và học sinh có thể trao đổi bài học trên nhiều kênh ngôn ngữ.
Sử dụng tiếng mẹ đẻ trong việc nâng cao năng lực tiếng Việt để qua đó giúp
học sinh học tốt Ngữ văn rất gần với phương pháp song ngữ trong dạy học. Đây
không phải là phương pháp mới nhưng dạy học Ngữ văn trên cơ sở tiếng Thái lại là
một vấn đề mới mẻ, chưa nhận được sự quan tâm đầu tư của nhiều giáo viên, vì thế
phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi. Những vấn đề được đưa ra trên đây
là kết quả quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân tôi, được học sinh hưởng ứng
và đồng nghiệp ghi nhận. Tuy vậy, đề tài vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự
đóng góp của đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên để tơi có thêm kinh nghiệm, nâng
cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói
chung và dạy học mơn Ngữ văn nói riêng ở trường phổ thông.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Sơn ngày 10 tháng 05 năm 2019
Tôi cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm do mình viết,
khơng sao chép của người khác.
Tác giả
Hà Thị Khun
20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1, NXB Giáo dục, 2006
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2, NXB Giáo dục, 2006
3. Tài liệu giảng dạy tiếng chữ dân tộc Thái, UBND tỉnh Thanh Hóa, 2014
4. Dạy viết nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, Đỗ Ngọc Thống, Văn học &
Tuổi trẻ số tháng 9/2018
5. http: www.wikipedia.vn

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Hà Thị Khuyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Quan Sơn
Cấp đánh giá
xếp loại
TT

1.

Tên đề tài SKKN

Giúp học sinh lớp 10 trường
THPT Quan Sơn học tốt văn


(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2009-2010

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2013-2014

học nước ngoài.

2.

Hướng dẫn học sinh lớp 10
trường THPT Quan Sơn học
tốt môn Ngữ văn bằng
phương pháp giảng dạy song
ngữ Thái – Việt .

----------------------------------------------------

22


23



×