SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRƯỜNG THPT TAM HIỆP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
LỚP 10 THPT ”
Người thực hiện : Nguyễn Thị Tâm
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn : Giáo dục thể chất
Phương pháp giáo dục :
Lĩnh vực khác :
Có đính kèm :
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học : 2013 – 2014
- 1 -
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
___________________
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Nguyễn Thị Tâm
2. Ngày tháng năm sinh : 10.10.1970
3. Nam, nữ : Nữ
4. Địa chỉ : G185 – Tổ 5, Khu phố 7, Phường Long Bình - Biên hòa – Đồng nai
5. Điện thoại di động : 0982 991747
6. Fax : E-mail :
7. Chức vụ : giáo viên .
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Tam Hiệp
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất : Cử nhân Đại học
- Năm nhận bằng : 1994
- Chuyên ngành đào tạo : Sinh học .
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiêm : Giảng dạy Sinh học .
- Số năm có kinh nghiệm : 20 năm
- 2 -
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức chuyên đề giáo dục giới
tính cho học sinh lớp 10 THPT.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
trong xã hội ngày nay do tác động của nền kinh tế thị trường, học sinh sống trong
mối quan hệ xã hội rất phong phú và vô cùng phức tạp. Việc tiếp cận với những
kênh thông tin từ sách, nhạc, phim ảnh nước ngoài,truyền hình ,internet…ảnh hưởng
không ít đến lối sống, hành vi văn hóa của nhóm tuổi vị thành niên.Trẻ vị thành niên
nước ta cũng đang đối diện với những yếu tố nguy cơ đến sức khỏe như hút thuốc,
dùng chất kích thích , hoạt động tình dục không an toàn… Do nhận thức chưa hoàn
thiện,dễ bị hấp dẫn với những điều mới lạ, thiếu hụt những kiến thức về sức khỏe
sinh sản…nên số trường hợp mang thai ngoài ý muốn,nạo phá thai,nhiễm HIV trong
giới trẻ có khuynh hướng gia tăng. ,
- Theo thống kê, hiện Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
(15 - 19) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 trên thế giới. Trung bình mỗi năm cả
nước có trên 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi này, trong đó 60 - 70% là HS, sinh
viên. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hậu quả nặng nề do các bà mẹ
còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ.
- Thực tế trong công tác giáo dục học sinh nhiều năm qua tôi nhận thấy : Học sinh
lớp 10 đang ở nhóm tuổi 16, giai đoạn giữa của lứa tuổi vị thành niên , lứa tuổi quan
tâm nhiều đến tình yêu, tình dục , muốn tìm hiểu và kết bạn khác giới. Một số ít các
em đã có hiểu biết nhất định về sinh lí sinh sản, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
và các biện pháp ngừa thai , nhưng phần lớn thì vẫn còn thiếu hụt những kiến thức về
những vấn đề này. Một số em đã yêu và đã có quan hệ tình dục .Hầu hết các em đều
hiểu những nguy cơ có thể xảy ra nếu quan hệ tình dục sớm nhưng lại chưa kiểm soát
tốt các hành vi của bản thân, chưa có các kĩ năng cần thiết cũng như cách xử lí thích
hợp trong các tình huống. Các em có rất nhiều thắc mắc về tình yêu, tình dục nhưng
lại e ngại, xấu hổ nên không dám trao đổi với bố mẹ hoặc thầy cô giáo .Trong
chương trình phổ thông lớp 10 ,Nếu lồng ghép vào kiến thức môn Sinh học thì phải
đến cuối năm học các em mới được học về một trong số những vấn đề này và thời
gian cũng như nội dung rất hạn hẹp. Vì thế khi gặp khó khăn hoặc thắc mắc về tình
yêu, tình dục ,các em thường chỉ tâm sự với bạn bè hoặc tự mày mò từ mạng internet,
từ sách báo, phim ảnh . Những thông tin mà các em tiếp nhận được có nhiều sai lệch
nếu không được giáo dục để có hành vi đúng dễ dẫn đến hiểu sai và có những hành
vi tình dục thiếu trách nhiệm, thiếu văn hóa và đạo đức, gây nên các sai lầm đáng tiếc
cho các em học sinh .Một số em học sinh nữ lớp 10 có thai ngoài ý muốn phải nghỉ
học, một số trường hợp bị lợi dụng về tình dục, một số em vì ghen tuông dẫn đến
phạm tội, một số trường hợp nạo phá thai gây ra những tổn thương về cả thể chất ,
tinh thần, ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tương lai của các em học sinh .
- Để cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết cho cuộc sống lành mạnh,có
trách nhiệm, hạn chế những sai lầm liên quan đến tình dục ở tuổi vị thành niên .hạn
chế tỉ lệ có thai ngoài ý muốn ,bệnh lây truyền qua đường tình dục .Cần thiết phải có
những buổi thảo luận,trao đổi và hoặc các chuyên đề ngoại khóa để giáo dục giới
tính, tình yêu và tình dục cho lứa tuổi học sinh lớp 10 ngay từ đầu năm học, nhất là
các em học sinh nữ .
- 3 -
Làm thế nào để có thể tổ chức một buổi ngoại khóa giáo dục giới tính có ý nghĩa với
các em học sinh lớp 10, đó chính là lí do tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp sáng kiến
kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện chuyên đề ngoại khóa “ Giáo dục giới tính cho
học sinh khối 10 THPT ”.
II- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
- Việc giáo dục giới tính cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừa
nhận và tập trung khá nhiều vào những năm gần đây.Việc giáo dục giới tính , sức
khỏe sinh sản là cần thiết , giúp trẻ vị thành niên có những quyết định trách nhiệm,
an toàn về mối quan hệ tình dục và sinh sản, hạn chế các bệnh lí liên quan đến đời
sống tình dục, giảm tỉ lệ nạo phá thai…
*Giáo dục giới tính : là giáo dục đề cập đến những vấn đề giới tính ,nhằm giúp học
sinh có những hiểu biết về giới tính,trên cơ sở đó hình thành thái độ và hành vi ứng
xử giới tính đúng đắn
* Những kiến thức cơ bản cần cung cấp cho học sinh trong các chuyên đề giáo
dục giới tính:
- Sinh lí sinh sản(Kinh nguyệt, rụng trứng,thụ thai, sự phát triển của thai nhi, chuyển
dạ và sinh con)
- Tâm sinh lí tuổi dậy thì (những thay đổi về tâm sinh lý, vệ sinh tuổi dậy thì, những
khác biệt về tính cách của nam và nữ ).
- Tuổi sinh sản.
- Quan niệm về tình yêu và tình bạn chân chính ( Cách ứng xử trong tình bạn và tình
yêu)
- Quan niệm về tình dục.
- Nguy cơ nếu có quan hệ tình dục sớm và các kĩ năng phòng vệ để tránh quan hệ
tình dục sớm.
- Tác hại của việc mang thai ngoài ý muốn ,nạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thành
niên.
- Tình dục an toàn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Cơ sở thực tiễn :
- Việc giáo dục giới tính cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừa nhận
,tuy nhiên việc đưa giáo dục giới tính vào trong chương trình giảng dạy chính thức ở
các trường phổ thông vẫn là một chủ đề nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi. Chính vì
vậy việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trường phổ thông
hầu hết còn lúng túng. Lồng ghép vào các bài dạy hay tổ chức chuyên đề ngoại khóa
. Tổ chức giáo dục như thế nào ? chọn giáo viên nào tư vấn ? trình độ chuyên môn và
kĩ năng của giáo viên tư vấn như thế nào ? Chính vì những khó khăn này nên hầu
hết các trường còn chưa quan tâm lắm đến việc giáo dục giới tính cho học sinh trung
học, hoặc nếu có thì thường mời chuyên gia về nói chuyện đại trà một buổi nào đó
cho toàn thể học sinh nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
- Thực tế ở trường THPT Tam Hiệp cũng gặp những khó khăn trên . việc giáo dục
giới tính cho học sinh được giao cho các giáo viên bộ môn Sinh học. Nhưng việc
giảng dạy, tổ chức thảo luận các chuyên đề giới tính như thế nào thì các giáo viên
cũng phải tự mày mò vì chưa được đào tạo, không có hướng dẫn cụ thể ,chưa được
trang bị đầy đủ kĩ năng,kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài
- 4 -
dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một
cách hiệu quả . Không biết phải dạy cho học sinh những kiến thức và kĩ năng gì ? tổ
chức như thế nào?
-Về phía học sinh: Thường e ngại khi thảo luận, diễn đạt những vấn đề nhạy cảm
như tình dục. thường ngại hỏi những vấn đề về tình yêu , tình dục vì sợ người khác
nghĩ sai về mình và nếu có thắc mắc cũng không biết hỏi ai .
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP :
A. Các hình thức tổ chức chuyên đề giáo dục giới tính cho khối 10 trong trường
trung học phổ thông:
Việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh phổ thông trung học có
thể lồng ghép vào một số bài dạy cũng như một số môn học tuy nhiên thời gian cho
những chủ đề này thường rất ít vì vậy tôi đề xuất nên tổ chức cho các em dưới dạng
chuyên đề ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như:
- Tổ chức thảo luận ngoại khóa một chủ đề của giáo dục giới tính như chủ đề về tình
yêu, tình bạn , chủ đề phòng chống HIV-AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục ,
Quan hệ tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên …
-Tổ chức thi giữa các lớp tìm hiểu những vấn đề về sinh lí sinh sản.
-Tổ chức cho học sinh xem phim ảnh, tư liệu về giáo dục giới tính.
- Phối hợp với tổ chức Đoàn tổ chức thông qua hình thức văn hóa, văn nghệ ,tiểu
phẩm về giáo dục giới tính.
-Mời các chuyên viên tâm lí , chuyên viên sinh học tư vấn về nói chuyện với các em .
- Xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt định kì cho học sinh trao đổi những thắc mắc về
tình yêu, tình dục, sinh lí sinh sản, phòng chống bệnh lây qau đường tình dục…
B. Tổ chức thực hiện một chuyên đề giới tính :
Để tổ chức một chuyên đề giáo dục giới tính có hiệu qủa theo tôi nên tiến hành các
bước như sau :
1. Lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp:
- Việc lựa chọn nội dung giáo dục giới tính trong một chuyên đề không nên tham
lam, đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một chủ để mà chỉ nên chọn
một số nội dung cụ thể sao cho việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng
xúc tích và phù hợp với khả năng nhận thức cũng như đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi
và hoàn cảnh của học sinh .
-Để lựa chọn một nội dung giáo dục trong chuyên đề của mình phù hợp với tâm sinh
lí lứa tuổi phải tìm hiểu những vấn đề mà các bạn trẻ băn khoăn, những kĩ năng cần
thiết , những tình huống các bạn trẻ thường hay gặp nhưng chưa có hướng giải quyết
để có thể tổ chức thảo luận và tư vấn phù hợp và hiệu quả nhất.Để tìm hiểu được vấn
đề này trước khi tổ chức chuyên đề giáo viên có thể tham khảo hiểu biết của học sinh
bằng cách sử dụng các phiếu thăm dò hoặc những câu hỏi trắc nghiệm ngắn phát cho
học sinh thông qua phiếu tham khảo này giáo viên có thể biết các em cần giáo dục
những gì , cũng như vấn đề nào các em đang đặc biệt quan tâm để có thể lựa chọn
các nội dung giáo dục cho phù hợp.
- Việc lựa chọn hình thức tổ chức cũng tùy thuộc vào từng chủ đề . Những chủ đề
tổng quát như sinh lí sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình yêu… có thể
tổ chức trong một buổi thảo luận hoặc tổ chức thi giữa các lớp cho cả nam và nữ .
- 5 -
Những chủ đề nhạy cảm liên quan đến cảm xúc, hành vi tình dục sẽ dễ dàng thảo
luận hơn nếu tổ chức riêng cho hai nhóm đối tượng nam và nữ.
-Tuổi trẻ thường hay e ngại khi phải thảo luận, diễn đạt những vấn đề nhạy cảm như
tình dục vì vậy phải tổ chức thảo luận riêng cho nam và nữ .Người hướng dẫn phải
khéo léo khuyến khích người tham gia trình bày ý kiến .Không nên dùng ý kiến chủ
quan của mình để áp đặt hoặc nhận xét ý kiến trình bày của các em là đúng hay sai
mà nên khuyến khích các em trao đổi để tìm ra cách xử lí phù hợp nhất.
- Không nên chọn hình thức cung cấp thông tin dưới dạng bài giảng một chiều mà
nên tổ chức thành một buổi sinh hoạt, thảo luận trong đó người trình bày dẫn dắt sự
phát triển của những ý kiến. Nên dùng những từ ngữ gần gũi,dễ hiểu với các bạn trẻ
không nên dùng những thuật ngữ khoa học khó hiểu.
- Để có thể tổ chức một chuyên đề giới tính đòi hỏi người trình bày dẫn dắt phải có
kiến thức sâu, rộng , thái độ thân tình , quan tâm , biết lắng nghe và có kĩ năng tạo
môi trường tốt để các bạn trẻ không e ngại khi đặt các câu hỏi.
- Với những kiến thức về sinh lí sinh sản ,các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền
qua đường tình dục … nên sử dụng các hình ảnh cụ thể để minh họa cho bài giảng.
- Việc lựa chọn những đoạn phim minh họa trong chuyên đề nên chọn những đoạn
phim không quá dài, nội dung dễ hiểu ,phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em
-Với những vấn đề về tình dục nhạy cảm , nên lựa chọn những đoạn phim giáo dục ở
dạng phim hoạt hình .
2. Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng ,tài liệu liên quan và các phương tiện
trợ giúp:
- Tài liệu, băng hình và một số kĩ năng tổ chức giáo viên có thể liên hệ với Ủy ban
Dân số gia đình và trẻ em của Tỉnh để được hướng dẫn và giúp đỡ hoặc có thể truy
cập trên mạng internet.
- Các tình huống đưa ra trong phần thảo luận có thể tìm thông qua các kênh giáo dục
giới tính trên mạng internet.
- Những hình ảnh minh họa hệ thống sinh sản, quá trình phát triển thai nhi, bệnh lây
truyền qua đường tình dục có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet.
- Sử dụng máy chiếu để xen vào phần thảo luận những đoạn phim ngắn vì hình ảnh
sinh động sẽ gây chú ý ở các em nhiều hơn.
- Nên chuẩn bị một số tài liệu về chủ đề này và phát cho các em mang về tham khảo
trong những thời gian rảnh rỗi.
- Có thể tổ chức cho học sinh đóng một số tiểu phẩm sẽ làm cho cuộc thảo luận
vui,thú vị hơn giúp các vấn đề phân tích cởi mở,tự nhiên và dễ tiếp thu hơn.
-Chuẩn bị một số quà tặng nhỏ để tặng cho các học sinh tham gia thảo luận có thể
giúp các em tham gia tích cực hơn trong các buổi thảo luận.
3. Lên kế hoạch thực hiện và xin ý kiến của Ban giám hiệu
- Kế hoạch thực hiện của giáo viên phải bao gồm :
+ Lí do và sự cần thiết tổ chức chuyên đề.
+ Nội dung giáo dục trong chuyên đề.
+ Cách thức giảng dạy hoặc tổ chức.
+ Đối tượng học sinh tham gia.
+ Thời gian và địa điểm tổ chức chuyên đề .
+ Những phương tiện cần dùng.
- 6 -
+ Kinh phí tổ chức.
4. Huy động nhóm tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên:
- Việc tổ chức một chuyên đề ngoại khóa có rất nhiều công việc phải chuẩn bị vì vậy
giáo viên tổ chức chuyên đề cần có sự hỗ trợ của Ban giám hiệu cũng như các giáo
viên trong Tổ chuyên môn hoặc tổ chức Đoàn thanh niên . Giáo viên tổ chức chuyên
đề cần phải lên kế hoạch công việc cụ thể .trong kế hoạch tùy vào hình thức tổ chức
mà phân công người dẫn dắt, người chuẩn bị tư liệu ,người chuẩn bị cơ sở vật
chất,người chuẩn bị quà tặng và trang trí
5. Bài giảng minh họa :
PHIẾU THAM KHẢO HỌC SINH
Tên học sinh : (Có thể không ghi)
- Lớp : Giới tính:
Đánh dấu X vào ô em lựa chọn :
1. Khi có những thắc mắc vể tình yêu, tình dục em thường tìm
thông tin từ đâu ?
Lựa
chọn
Hỏi bố mẹ.
Hỏi thầy cô hoặc nhân viên y tế của trường
Hỏi anh chị lớn tuổi hơn
Trao đổi với bạn bè
Hỏi các chuyên gia tâm lí trên mạng .
Tìm các thông tin liên quan bằng cách truy cập internet
Tìm các thông tin từ sách, báo .
2. Theo em việc tổ chức các chuyên đề giáo dục về giới tính cho
học sinh là :
Lựa
chọn
Cần thiết
Không cần thiết
3. Việc tìm hiểu giới tính và sức khỏe sinh sản với học sinh nhằm
mục đích gì ?
Lựa
chọn
- Hiểu rõ mình và người khác.
- Biết về sự thay đổi tâm sinh lí lứa tuổi để thích nghi tốt.
- Biết để trao đổi với bạn bè.
- Biết tôn trọng sự khác biệt giữa 2 giới.
- Có kiến thức và hiểu biết đúng về tình yêu, tình dục.
- Có lối sống lành mạnh và có trách nhiệm.
- Biết xử lí tình huống, hạn chế rủi ro, tránh bị xâm hại tình dục.
- Học cách chăm sóc và bảo vệ mình khỏi căn bệnh lây truyền qua
đường tình dục và bệnh AIDS
- Tránh được các hậu quả trong quan hệ tình dục
- Biết cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với bạn khác giới
4. Học sinh cần trang bị kiến thức và kĩ năng gì về giới tính : Lựa
chọn
- Cấu tạo cơ quan sinh sản của nam và nữ .
- 7 -
- Tâm sinh lí và thay đổi ở tuổi dậy thì.
- Quá trình thụ thai, dấu hiệu để nhận biết có thai.
- Các biện pháp tránh thai.
- Hậu quả và cách xử lí khi mang thai ngoài ý muốn.
- Cách chăm sóc và vệ sinh cơ thể .
- Cách nhận biết tình yêu chân chính
- Kĩ năng giao tiếp và ứng xử với bạn khác giới.
- Cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Kĩ năng phòng vệ, xử lí các tình huống để tránh bị lạm dụng và
xâm hại tình dục
- Kĩ năng ứng xử để có thể bảo vệ nhân cách trong tình yêu,tránh
quan hệ tình dục sớm.
PHIẾU KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ HỌC SINH
Tên học sinh : (Có thể không ghi)
- Lớp : Giới tính:
Khoanh tròn vào câu em cho là đúng :
Câu 1: Vị thành niên gồm các giai đoạn nào sau đây:
A . Từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì.
B . Từ khi dậy thì đến 16 tuổi
C . 3 giai đoạn: từ 10 – 13 tuổi; từ 14 – 16 tuổi; từ 17 – 19 tuổi
D. Từ khi dậy thì đến 18 tuổi .
Câu 2 : Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ:
A. Thay đổi từ 21 đến 35 ngày.
B. Chính xác 28 ngày.
C. Có một chu kỳ.
D. khoảng 30 ngày.
Câu 3: Biểu hiện của tình yêu thực sự là gì?
A. Là có sự ham muốn về tình dục.
B. Là sự hòa hợp về sở thích, tính cách của 2 người khác giới.
C. Là tình cảm yêu mến giữa hai người không phân biệt giới tính.
D. Là sự thương yêu, hòa hợp,tôn trọng và có trách nhiệm với nhau.
Câu 4: Điểm khác biệt giữa tình bạn cùng giới và khác giới là:
A. Tình bạn cùng giới thường bền vững hơn.
B. Có sự chân thành tin cậy, đồng cảm sâu sắc.
C. Có một khoảng cách tế nhị, không dễ biểu lộ thân mật gần gũi,
D. Tình bạn khác giới lâu dài sẽ chuyển thành tình yêu.
Câu 5: Dấu hiệu nào nhận biết sớm nhất là mình đã có thai :
A. Có hiện tượng ốm nghén , nôn mửa ,chán ăn.
B. Trễ kinh .
C. Tức ngực,khó thở ,thân nhiệt tăng.
D. Cả ba dấu hiệu trên.
Câu 6: Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Đường tình dục.
B. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
- 8 -
C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
D. Lây theo con đường truyền máu
Câu 7: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ:
A. Không gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
B. Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng.
C. Có thai và có thể nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục .
D. Gây nhiều hậu quả ảnh hưởng đến thể chất, tâm lí và tinh thần.
Câu 8: Thế nào là tình dục an toàn?
A. Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
B. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục
C. Đảm bảo không có thai và không nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.
D. Không bị ép buộc mà có sự đồng thuận của cả hai.
Câu 9: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên:
A. Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh li
B. Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
C. Ảnh hưởng đến gia đình.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 10 : Những bệnh lây truyền qua đường tình dục là ?
A. Sốt virut, sốt xuất huyết.
B. Bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS, viêm gan B.
C. Bệnh lao ,bệnh AIDS, bệnh giang mai
D. Bệnh viêm gan. bệnh đậu mùa.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA C A D C B B D C D B
GIÁO ÁN 1 : TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ GIỚI TÍNH THEO
HÌNH THỨC TRAO ĐỔI THẢO LUẬN
CHỦ ĐỀ : QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN – NGUY CƠ ,
HẬU QỦA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
I. Đối tượng giáo dục : Học sinh nữ khối 10 .
II. Mục tiêu :
1. Về kiến thức : Giáo dục cho các em :
+ Quan niệm đúng về tình yêu và tình dục. Hiểu được giá trị của tình yêu trong sáng,
lành mạnh của tuổi học trò.
+ Hiểu được hậu quả của yêu sớm và quan hệ tình dục sớm .
2. Về kĩ năng :
+ Kĩ năng xử lí để bảo vệ mình tránh bị xâm hại tình dục.
+ Kĩ năng để nói không với quan hệ tình dục sớm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng các quy định của buổi sinh hoạt.
- Mạnh dạn , tự tin phát biểu để thể hiện sự hiểu biết và trau dồi kiến thức.
- 9 -
III. Kế hoạch tổ chức :
- Hình thức : Thảo luận, trao đổi kết hợp giáo dục qua hình ảnh.
- Thời gian và địa điểm : 14 giờ 15 phút chiều thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013
tại Hội trường.
- Đối tượng tham gia : Học sinh nữ khối 10 (mỗi lớp chọn 10 học sinh tham gia).
- Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu .
* Kinh phí tổ chức :
1. Quà cho học sinh tham gia trả lời câu hỏi : 20 phần x 30 000đ = 600 000 đ.
2. Tài liệu phát về cho học sinh nghiên cứu : 150 000đ
3. Trang trí : 100 000 đ.
4. Nước uống cho giáo viên : 150 000 đ.
Tổng cộng : 1000 000đ (Một triệu đồng ).
* Phân công công việc : Thành viên trong nhóm Sinh
- Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh, nội dung : Cô Nhi
- Chuẩn bị quà tặng, nước uống : cô Thảo
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, máy chiếu, loa,trang trí : cô Oanh.
- Điểm danh,quản lí học sinh : cô Nhung, cô Thao
- Dẫn chương trình : Cô Tâm
IV. Nội dung tổ chức :
Hoạt động thầy và trò Nội dung
* Chiếu clip ngắn nói về thực trạng mang thai
và hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành
niên
1. Thảo luận quan niệm về tình yêu và tình
dục:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Thế nào là tình yêu ?
- Học sinh trao đổi,thảo luận đưa ra ý kiến và
dẫn đến kết luận
-Giáo viên đưa ra một số biểu hiện : Khi em cảm
thấy
+Muốn chia sẻ với người ấy mọi điều.
+ Muốn gần gũi và chạm vào người ấy.
+ Cảm thấy bối rối ,hồi hộp và căng thẳng khi
gần người ấy
+ Luôn nghĩ và nhớ về người ấy.
đó có phải là em đã yêu không ?
- Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến để đưa đến
kết luận :
Những điều này hòan tòan có thể xảy ra mà
không phải là tình yêu. Chúng ta rất dễ lầm lẫn
và không chắc rằng chúng ta yêu hay chỉ đơn
giản là có cảm xúc với một người nào đó.
- Giáo viên đặt câu hỏi : Ở độ tuổi học sinh có
nên yêu không ?
-Học sinh thảo luận và có 2 luồng ý kiến :
+ Nên yêu vì tình yêu ở độ tuổi này rất đẹp,giúp
-Tình yêu là một tình cảm đặc
biệt thúc đẩy hai người hiểu nhau,
có nhu cầu mong muốn hoà hợp
với nhau về tâm hồn, thể xác, Có
sự chân thành, tin cậy, tôn trọng
và trách nhiệm với nhau.
- Tuổi vị thành niên không nên
yêu vì chưa chín chắn để nhận
biết được tình yêu chân chính ,dễ
bị thất vọng , chán nản. Sao lãng
học hành,ảnh hưởng đến tương lai
- Quan hệ tình dục sớm trước hôn
nhân có thể do nhu cầu sinh lý,
không xuất phát từ sự tự nguyện
của một tình yêu đích thực. Do
đó, có thể không dẫn tới hôn nhân
sau này và cũng không làm cho
tình yêu bền vững.
- 10 -
học sinh thấy yêu đời hơn, có động lực để học
tập tốt hơn .
+ Không nên yêu vì sao lãng việc học, đánh mất
khát vọng ,hoài bão ,ước mơ và cơ hội nghề
nghiệp sau này.
Giáo viên có thể hướng cho các em thảo luận để
thấy cả hướng tiêu cực của tình yêu sớm ,do tuổi
vị thành niên là giai đoạn có sự thay đổi lớn về
thể chất và tâm sinh lí .Cảm xúc thay đổi thất
thường dễ giận hờn. Tình yêu ở giai đoạn này
nặng về cảm tính,chưa chín chắn, chưa trưởng
thành về trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm với
cuộc đời , nên tình yêu học trò thường không
bền vũng .
-Đây là giai đoạn học tập chuẩn bị cho tương lai
nghề nghiệp sau này, yêu sớm chưa hiểu biết có
thể bị lợi dụng hoặc không kìm chế được dẫn
đến quan hệ tình dục sớm là nguyên nhân gây ra
rất nhiều hậu qủa đáng tiếc cho các bạn trẻ ở
tuổi vị thành niên.
- Giáo viên nêu vấn đề “ Một số quan niệm cho
rằng : “ Trong tình yêu nếu chấp nhận quan
hệ tình dục với người yêu thì tình yêu mới
bền vững”em có đồng ý với ý kiến này hay
không ?
- Học sinh thảo luận , đưa ra các ý kiến và dẫn
đến kết luận:
- Tình dục chỉ là nhu cầu sinh lý tự nhiên của
con người
-Tình yêu là sự hòa hợp của tâm hồn và thể xác,
dựa trên sự cuốn hút, đồng cảm,sự quan tâm, tôn
trọng ,thương yêu, tin tưởng và có trách nhiệm
với nhau.
- Quan hệ tình dục sớm trước hôn nhân có thể
do nhu cầu sinh lý, không xuất phát từ sự tự
nguyện của một tình yêu đích thực. Do đó, có
thể không dẫn tới hôn nhân sau này và cũng
không làm cho tình yêu bền vững.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi : Có phải yêu nhau
thực sự thì phải “cho nhau” tất cả không ?
-Học sinh thảo luận dẫn đến kết luận:
Không. Quan hệ tình dục không phải là thước
đo của một tình yêu chân chính.
Nếu yêu thực sự, cả hai cần thiết phải biết tôn
trọng và giữ gìn cho người yêu của mình.
2. Hậu qủa của yêu sớm và quan hệ tình dục Tuổi vị thành niên không nên
- 11 -
ở tuổi vị thành niên.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi : Thế hệ trước,người
ta quan niệm chỉ quan hệ tình dục sau khi kết
hôn. Hiện nay xu hướng quan hệ tình dục
trước hôn nhân ngày càng tăng , theo em
nguyên nhân là do đâu?
-Học sinh thảo luận , đưa ra các nguyên nhân:
+ Học lối sống dễ dãi, buông thả, thực dụng từ
nước ngoài.
+ Tiếp cận phim ảnh khiêu dâm nên tò mò
,muốn thử, muốn khám phá.
+ Quan niệm sai lầm về tình yêu và tình dục –
cho rằng quan hệ tình dục giúp giữ tình yêu lâu
bền
+ Quan niệm sai lầm về lối sống – Phải có quan
hệ tình dục mới là người sành điệu.
+ Bị dụ dỗ, bị lạm dụng tình dục.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi : Ở tuổi vị thành
niên có nên quan hệ tình dục không?
- Học sinh trao đổi kết luận :
Ở tuổi vị thành niên, không nên có quan hệ tình
dục vì .
*Có thai ngoài ý muốn:
*Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục .
* Đánh mất nhân cách và lòng tự trọng.
- Giáo viên chiếu cho học sinh xem một số clip
ngắn về hậu qủa quan hệ tình dục sớm :
* Clip về hậu quả mang thai và nạo phá
thai và ở tuổi vị thành niên
* Clip về giết người yêu trốn trách nhiệm.
* Clip phát tán ảnh sex lên mạng để hạ
nhục người yêu cũ.
* Clip kết hôn sớm ,người chết, người vào
tù.
* Clip có thai , vứt con vào sọt rác.
* Hình ảnh,triệu chứng một số bệnh lây qua
đường tình dục.
có quan hệ tình dục vì :
+ Làm mất đi tình yêu trong
sáng .
+Có thai ngoài ý muốn.
+ Lây truyền bệnh AIDS hoặc các
bệnh lây qua đường tình dục.
+ Có thể chết, tổn thương thể chất
và tinh thần do nạo phá thai, ghen
tuông ,lợi dụng .
3. Giáo dục kĩ năng phòng chống xâm hại
tình dục và Quan hệ tình dục sớm:
- Giáo viên nêu vấn đề : Phải làm gì để tránh
quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ?
-Học sinh thảo luận đưa ra các nội dung:
Giáo viên đưa ra tình huống 1: Khi có một
người quen thể hiện những cử chỉ sàm sỡ quá
thân mật với bạn. Để tránh bị lạm dụng tình
Để tránh quan hệ tình dục ở
tuổi vị thành niên cần phải :
- Tránh những cuộc gặp gỡ, hò
hẹn ở những nơi riêng biệt, kín
đáo
- Tránh ăn mặc hở hang, khêu
gợi hoặc có những cử chỉ, hành vi
phóng túng, lả lơi
- 12 -
dục, bạn sẽ làm gì?
- Học sinh thảo luận trao đổi cách xử lí tình
huống.
+ Nghiêm mặt lại và đề nghị người đó không
được có những hành động như vậy nữa.
+ Tránh không gặp mặt và tiếp xúc .
+ Báo cho người thân như bố mẹ, anh chị của
mình biết.
Giáo viên đưa ra tình huống 2 : Đi học thêm
buổi tối về ,có một người lạ bám theo và giở trò
xàm xỡ ?
- Học sinh thảo luận trao đổi cách xử lí :
+ La to lên và không để người đó chạm vào
người.
+ Chạy vào một nhà nào đó ven đường và la lên
nhờ giúp đỡ
+ Học một số kĩ năng phòng vệ để tự mình giải
thoát.
Giáo viên đưa ra tình huống 3 : Bố mẹ bạn
vắng nhà, cậu bạn trai đến nhà chơi và trong
một lúc cảm xúc dâng trào, bạn trai đòi chuyện
ấy
Học sinh thảo luận trao đổi cách xử lí tình
huống. Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến của học
sinh và bổ sung thêm một số biện pháp xử lí :
+ Hít một hơi thật sâu và nói với người ấy rằng:
“Không, em không muốn làm chuyện ấy.”
+ Tìm cách đẩy người đó ra và yêu cầu người ấy
bình tĩnh lại.
+ Hãy đòi hỏi người yêu tôn trọng mình và
cương quyết nói “ Không” trước mọi lời năn nỉ.
+ Nếu bạn không chắc chắn lời từ chối của mình
sẽ đứng vững trong bao lâu, tốt nhất là “chuyển
cảnh” càng nhanh càng tốt.
+ Nếu bạn đã thẳng thừng từ chối nhưng người
ấy vẫn phớt lờ, cố tình ép buộc và dùng vũ lực
để khống chế bạn, hãy la thật to rồi cố gắng đẩy
anh ta ra.
Một chàng trai khi thật sự yêu sẽ biết tôn trọng
người yêu của mình, sẽ không đòi hỏi những
gì bạn không muốn, nhất là những thứ mà
anh ấy biết chắc nó sẽ làm tổn thương bạn.
Giáo viên tổng kết lại một số kiến thức và kĩ
năng đã học được từ chuyên đề.
- Phải biết tự bảo vệ mình , tránh
đi chơi khuya, chơi ở những nơi
vắng vẻ , đi chơi với những người
không đáng tin cậy
- Luôn tỉnh táo, cảnh giác với
những điểm yếu thường có của
giới mình như dễ tin người,
thương hại, nhượng bộ.
- Tránh dùng chất kích thích như
rượu, bia, xem các phim ảnh đồi
trụy làm mất tự chủ bản thân.
- Khi bạn trai biểu lộ đòi hỏi, có
cử chỉ khêu gợi, kích động thì
bạn gái đừng quá “lịch sự”, cả nể,
mà phải kịp thời nhắc nhở “cảnh
cáo” một cách ý nhị, vui vẻ nhưng
kiên quyết.
- Tránh đưa thông tin cá nhân lên
mạng, làm quen,kết bạn trên
internet.
- 13 -
GIÁO ÁN 2 : TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
THEO HÌNH THỨC TỔ CHỨC HỘI THI
CHỦ ĐỀ : SỨC KHỎE SINH SẢN- PHÒNG CHỐNG HIV-AIDS, BỆNH LÂY
TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
I. Đối tượng giáo dục : Học sinh khối 10 cả nam và nữ
II. Mục tiêu :
1. Về kiến thức : Giáo dục cho các em :
+ Quan niệm đúng về tình yêu và tình bạn khác giới. Hiểu được giá trị của tình yêu
trong sáng, lành mạnh của tuổi học trò.
+ Tác hại của việc mang thai ngoài ý muốn ,nạo phá thai và sinh con ở tuổi vị thành
niên.
+ Hiểu về tình dục an toàn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Hiểu được tác hại và cách phòng chống HIV -AIDS
2. Về kĩ năng :
+ Kĩ năng xử lí tình huống để bảo vệ mình tránh bị tệ nạn xã hội và các bệnh lây
truyền theo đường tình dục.
+ Kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng các quy định của buổi sinh hoạt.
- Mạnh dạn , tự tin phát biểu để thể hiện sự hiểu biết và trau dồi kiến thức.
III. Kế hoạch tổ chức :
- Hình thức : Thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, xử lí tình huống .
- Thời gian và địa điểm : 8 giờ 15 phút sáng thứ bảy ngày 28 tháng 09 năm 2012 tại
Hội trường.
- Đối tượng tham gia : Học sinh khối 10 (mỗi lớp chọn 2 học sinh tham gia) thành
lập thành 4 đội chơi ,mỗi đội ghép 2 lớp.
- Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu , Bàn cho 4 đội thi, chuông bấm, phần câu
hỏi thiết kế trên Power Point. Quà cho khán giả.
* Kinh phí tổ chức :
1. Quà cho khán giả : 5 phần x 30 000đ = 150 000 đ.
2. Tài liệu phát về cho học sinh nghiên cứu : 150 000đ
3. Trang trí : 100 000 đ.
4. Phần thưởng :
+ Đội hạng nhất : 300 000 đ.
+ Đội hạng nhì : 200 000đ
+ Đội hạng ba : 100 000đ
Tổng cộng : 1000 000đ (Một triệu đồng ).
* Phân công công việc : Thành viên trong nhóm Sinh kết hợp với Đoàn trường.
- Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh, nội dung,phát tài liệu cho học sinh nghiên cứu : Cô
Nhi,cô Tâm
- Chuẩn bị quà tặng, nước uống, mời Ban giám hiệu và đại diện cha mẹ học sinh : cô
Thảo,cô Oanh
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, máy chiếu, loa,trang trí : Đoàn trường
- Điểm danh,quản lí học sinh, Dẫn chương trình : Đoàn trường.
- 14 -
- Ban giám khảo : cô Nhi, cô Tâm, cô Nhung.
IV. Nội dung chuyên đề :
A. Phần mở đầu:
- Mở đầu buổi sinh hoạt bằng một tiết mục văn nghệ (theo sắp xếp sẵn của ban tổ
chức).
- Giới thiệu lí do, chủ đề của hoạt động, thành phần tham dự, ban tổ chức, ban giám
khảo, thư kí, đại biểu(nếu có).
- Thông báo thể lệ cuộc thi, cách thức tham gia.
- Thông qua nội dung và thể lệ hội thi
B. Phần hội thi :
Có 4 phần thi :
1. Phần thi khởi động
Phần KHỞI ĐỘNG gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các chủ đề về tình bạn,
tình yêu, phòng chống HIV-AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sau khi
đọc câu hỏi, mỗi đội có 5 giây để suy nghĩ và trả lời bằng cách giơ bảng. Mỗi câu
trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.
Câu 1 : Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một tình
bạn tốt:
A. Biết bao che khuyết điểm cho nhau.
B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
C. Kết thành bè phái để làm bất cứ gì theo ý thức.
D. Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết để cảm thông với
nhau.
Câu 2 : HIV/AIDS lây truyền qua những đường nào?
A. Qua quan hệ tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con.
B. Qua ăn uống chung, bắt tay, ôm hôn và dùng chung đồ với người bị bệnh.
C. Qua muỗi, rệp và các côn trùng cắn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Tình yêu là gì?
A. Sự hấp dẫn giới tính.
B. Sự mong muốn chinh phục.
C. Quan hệ tình dục.
D. Tình cảm đặc biệt, sự rung động, hòa hợp của hai trái tim.
Câu 4: Phụ nữ nên có con ở tuổi nào là thích hợp nhất?
A. 18 tuổi.
B. Từ 22 – 35 tuổi.
C. Từ 35 tuổi trở lên.
D. Từ 18 tuổi đến 35 tuổi
Câu 5 : Giai đoạn dậy thì thường bắt đầu từ:
A. 11- 13 tuổi ở nữ và 13- 15 tuổi ở nam.
B. 15- 17 tuổi ở nữ và 13- 15 tuổi ở nam.
C. 11- 13 tuổi ở nữ và 15- 17 tuổi ở nam.
D. 13- 15 tuổi ở nữ và 15- 17 tuổi ở nam.
Câu 6: Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào?
A. Đúng mực, lịch sự trong ăn mặc và giao tiếp.
B. Không cần giữ khoảng cách.
- 15 -
C. Cư xử lấp lửng để cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu.
D. Cư xử tự nhiên thân thiết như bạn cùng giới.
Câu 7: Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn gái đã bước
vào tuổi dậy thì chính thức:
A. Lớn nhanh, mặt nổi mụn.
B. Bắt đầu có kinh nguyệt.
C. Ngực phát triển, hông nở rộng, eo thu hẹp.
D. Bắt đầu rụng trứng.
Câu 8: Những bệnh lây truyền qua đường tình dục là ?
A. Sốt virut, sốt xuất huyết.
B. Bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS, viêm gan B.
C. Bệnh lao ,bệnh AIDS, bệnh giang mai
D. Bệnh viêm gan. bệnh đậu mùa.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
ĐA B A D B D A B B
2. Phần thi tăng tốc :
Phần TĂNG TỐC gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các chủ đề về tình
bạn, tình yêu, phòng chống HIV-AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục,hậu
quả mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên. Sau khi đọc câu hỏi, đội nào có đáp án
sớm hơn sẽ bấm chuông giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả
lời sai không có điểm mà nhường cơ hội cho đội khác.
Câu 1: Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về tình
bạn khác giới?
A. Không thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới.
B. Tình bạn khác giới chỉ là hình thức ngụy trang cho tình yêu.
C. Tình bạn khác giới có thể là khởi đầu của tình yêu.
D. Luôn có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới.
Câu 2 : Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên?
A. Vì còn ít tuổi.
B. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục.
C. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện.
D. Vì tất cả những lý do trên.
Câu 3 : Sự thụ tinh xảy ra ở đâu?
A. Tử cung.
B. Âm đạo.
C. 1/3 phía trên ống dẫn trứng.
D. Ở bất cứ điểm nào trên đường ống dẫn trứng
Câu 4 : Ở tuổi các em, phương pháp phòng tránh thai nào hiệu quả nhất:
A. Dùng thuốc tránh thai hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Dùng bao cao su.
C. Không quan hệ tình dục.
D. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.
- 16 -
Câu 5 : Theo bạn những dấu hiệu nào sau đây cho biết có thể bạn đã bị viêm
nhiễm vùng kín và cần đi khám?
A. Ngứa, có thể đau rát bộ phận sinh dục.
B. Ra nhiều dịch tiết âm đạo bất thường (khí hư).
C. Có mùi hôi.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.
Câu 6 : Khi bàn về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản, học sinh nên có thái độ
như thế nào?
A. Ngại, xấu hổ vì đó là vấn đề tế nhị khó nói.
B. Cố gắng ngồi nghe cho xong, không tham gia ý kiến.
C. Chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức và mạnh dạn trao đổi với mọi người, vì vấn
đề đó rất cần thiết cho mỗi người, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
D. Không chú ý lắm vì chưa đến tuổi phải nghe.
Câu 7: Trong số nhưng điều được nêu ra dưới đây, điều gì đúng khi nói về phá
thai?
A. Phá thai là một cách tránh thai có hiệu quả.
B. Phá thai ở tuổi VTN chỉ một lần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và việc
sinh con sau này.
C. Phá thai rất có hại đối với sức khỏe, đe dọa tính mạng và khả năng sinh con sau
này, có thể dẫn tới vô sinh.
D. Phá thai sớm ngay ở những tuần đầu hoặc tháng đầu thì không ảnh hưởng gì đến
sức khỏe và việc sinh con sau này.
Câu 8: Đâu là lý do không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên?
A. Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên chúng ta
nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng.
B. Tình bạn, tình yêu là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể thiếu trong
cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao đừng để chúng ta hối tiếc và ân hận.
C. Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự tránh
mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối không đáng có về sức khỏe và tâm lý.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Một bạn gái sau khi đã trót lỡ có quan hệ tình dục lần đầu tiên, hiện
đang rất lo lắng. Theo các bạn, những nguy cơ nào có thể xẩy ra đối với bạn gái
ấy?
A. Bạn ấy có thể mang thai.
B. Bạn ấy có thể bị nhiễm HIV.
C. Bạn ấy có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
D. Tất cả các nguy cơ trên.
Câu 10: Đối với học sinh ở trọ cần chú ý điều gì trong sinh hoạt và giao tiếp để
đảm bảo tốt sức khỏe về tinh thần và thể chất?
A. Thường xuyên tụ tập bạn bè chơi bời, sống buông thả, quan hệ nam nữ không
lành mạnh.
B. Nghỉ học thường xuyên.
C. Tham gia các tệ nạn xã hội: lô đề, cờ bạc, rượu chè…
D. Ý kiến khác.
3. Phần thi Hiểu biết :
- 17 -
Phần HIỂU BIẾT gồm 4 câu hỏi tự luận xoay quanh các chủ đề về tình bạn, tình
yêu, phòng chống HIV-AIDS và bệnh lây truyền qua đường tình dục,hậu quả mang
thai, sinh con ở tuổi vị thành niên. Mỗi đội được quyền chọn cho mình một câu hỏi.
Đội có tổng số điểm ít nhất trong các phần thi trước sẽ được quyền lựa chọn đầu
tiên. Tiếp theo, sự lựa chọn câu hỏi sẽ dành cho các đội có điểm số lần lượt từ thấp
đến cao. Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ để trả lời trong vòng 3 phút. Đội lựa
chọn câu hỏi sẽ được quyền trả lời trước, nếu trả lời chưa đúng thì các đội khác
được quyền trả lời bổ sung bằng cách bấm chuông. Đội nào bấm chuông trước được
trả lời trước. Mỗi đội không được trả lời quá một lần trong một câu hỏi. Mỗi câu trả
lời đúng được tối đa 30 điểm, đội nào trả lời đúng ý nào được tính điểm của ý đó.
Câu 1: Thế nào là một tình bạn tốt?
Câu 2 : Hãy cho biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV-AIDS
Câu 3: Hãy nêu các biện pháp tránh thai.
Câu 4 :Thế nào là tình dục an toàn và có trách nhiệm.
Đáp án :
Câu 1 : Một tình bạn tốt có những đặc điểm sau:
+ Có sự phù hợp về xu hướng.
+ Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
+ Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao với nhau.
+ Có sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc với nhau.
+ Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một lúc mà vẫn giữ được độ
mặn nồng thắm thiết.
Câu 2 : nguyên nhân và cách phòng tránh HIV-AIDS
- Nguyên nhân gây ra HIV/ AIDS là do vi rut HIV, là Vi rút thuộc họ Retroviridae.
Chúng có dạng hình cầu, kích thước khoảng 80- 120 nanômet
- Cách phòng tránh:
+ Không quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
+ Tình dục an toàn.
+Không dùng chung ống tiêm, các dụng cụ thủ thuật không được tiệt trùng.
+ Điều trị phòng ngừa cho bà mẹ và trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV.
Câu 3: các biện pháp tránh thai.
- Vòng tránh thai.
- Bao cao su.
- Thuốc tránh thai.
- Đình sản nam nữ.
- Tính chu kỳ kinh nguyệt.
- Xuất tinh ngoài âm đạo.
Câu 4 : tình dục an toàn và có trách nhiệm là .
- Tình dục an toàn có trách nhiệm là tình dục giữa bạn nam và bạn nữ không dẫn đến
có thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh do quan hệ tình dục và HIV/AIDS. Để
có tình dục an toàn, hai người đều phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất lựa
chọn sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, biện pháp tốt nhất là sử dụng bao cao su
để tránh mang thai ngoài ý muốn và không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, kể cả HIV/AIDS.
Phần 4 : Xứ lí tình huống
- 18 -
Phần thi XỬ LÍ TÌNH HUỐNG gồm 4 câu hỏi tình huống. Mỗi đội được quyền
chọn cho mình một câu hỏi bằng cách bốc thăm. Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ
để trả lời trong vòng 30 giây. Kết thúc 30 giây, các đội phải đưa ra câu trả lời của
mình. Nếu không có câu trả lời thì các đội còn lại có thể giành quyền trả lời bằng
cách bấm chuông. Mỗi câu trả lời được tối đa 50 điểm. Ban giám khảo sẽ dựa vào
câu trả lời của đội để đánh giá và cho điểm.
Tình huống 1: Hùng chơi chung với một nhóm bạn,gần đây Hùng phát hiện được
một số bạn trong nhóm sử dụng ma túy và quan hệ với gái mại dâm , họ rủ Hùng
tham gia. Theo bạn, Hùng phải xử lí như thế nào?
Tình huống 2: Hai bạn Mạnh và Hằng chơi rất thân với nhau. Thời gian gần đây
Mạnh tỏ ra quan tâm đặc biệt tới Hằng. Hằng cảm thấy khó chịu rồi xa lánh Mạnh
vì nghĩ Mạnh yêu mình. Theo bạn những hành động của Mạnh có phải là biểu hiện
của tình yêu hay không? Nếu là Hằng, bạn sẽ cư xử như thế nào?
Tình huống 3: Một bạn gái thân tâm sự với em là đã trót quan hệ tình dục với bạn
trai và lo sợ sẽ có thai. Là bạn thân của bạn, em sẽ giúp bạn như thế nào?
Tình huống 4: Khi em đến nhà bạn trai chơi, bố mẹ của bạn không có nhà,chỉ có em
và bạn trai ở nhà , em nên xử lí thế nào?
Phần thi dành cho khán giả: (được xen vào thời gian giao nhau giữa các phần thi
chính thức của các đội )
Câu 1 : Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn trai đã bước
vào tuổi dậy thì chính thức?
A. Lớn nhanh, cơ bắp phát triển.
B. Ria mép phát triển.
C. Vỡ giọng.
D. Xuất hiện “giấc mơ ướt” (xuất tinh lần đầu).
Đáp án : D
Câu 2: Khi bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau
đó?
A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng;
B. Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất.
C. Nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều làn dưới vòi nước chảy rồi đến ngay Trung
tâm phòng, chống HIV/ AIDS.
D. Không cần xử trí.
Đáp án :C
Câu 3: Theo bạn, thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian
nào?
A. Ngay sau 2-3 giờ đầu.
B. Sau 1 tuần.
C. Sau 10 ngày.
D. Khi xác định rõ nguồn lây nhiễm HIV của người lây nhiễm.
Đáp án: A ( Thời gian điều trị dự phòng tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên, tức
là khoảng 2-3 giờ sau khi xẩy ra tai nạn, muộn nhất không quá 7 ngày).
Câu 4: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm
trong độ tuổi nào?
A. Dưới 20 tuổi.
- 19 -
B. Từ 20- 29 tuổi.
C. Từ 30- 39 tuổi.
D. Trên 40 tuổi.
Đáp án: B.( Tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 20 là 10%; 20-29 là 55%; 30-39là 24%
và trên 40 chiếm 10%).
Câu 5: Dấu hiệu nào nhận biết sớm nhất là mình đã có thai :
A. Có hiện tượng ốm nghén , nôn mửa ,chán ăn.
B. Trễ kinh .
C. Tức ngực, khó thở ,thân nhiệt tăng.
D. Cả ba dấu hiệu trên.
Đáp án : B ( trễ kinh từ 7 ngày trở lên)
C. Tổng kết-Trao giải
- Ban giám khảo tổng kết điểm để tìm ra các đội nhất, nhì, ba ,tư. Điểm được tính
là tổng điểm của cả 4 phần thi
- Công bố đội thắng cuộc và trao giải, chụp ảnh lưu niệm.
D. DẶN DÒ, RÚT KINH NGHIỆM
- Nhận xét những gì làm tốt và những gì chưa tốt cần khắc phục.
- Sắp xếp lại bàn ghế, thu dọn hội trường.
- Ban tổ chức họp lại, nhận xét, rút kinh nghiệm, thống kê số liệu, sổ
sách để nộp báo cáo về cho nhà trường.
IV: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
- Chuyên đề giáo dục giới tính có hiệu qủa rõ rệt tới nhận thức của học sinh ,giúp cho
học sinh khối 10 có hiểu biết hơn về kiến thức giới tính , sức khỏe sinh sản , giá trị
tình yêu tình bạn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục … từ đó các em sẽ có
những hành vi , ứng xử đúng đắn.
- Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %) theo nội dung phiếu khảo sát trên phát ra cho
học sinh của 4 lớp 10 ( 10A1, 10A8, 10A9, 10 A10) năm học 2013 – 2014 cho kết
quả như sau
* Trước khi tổ chức chuyên đề :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đúng 42.8 36.4 39.3 43.1 46.2 85.9 12.8 27.6 69.7 42.9
Sai 57.2 63.6 61.7 57.9 53.8 14.1 87.2 72.4 30.3 57.1
* Sau khi tổ chức chuyên đề :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đúng 81.7 51.5 98 89.7 91.3 86.4 75.1 82.2 93 79.9
Sai 18.3 48.5 2 10.3 8.7 13.6 24.9 17.8 7 20.1
V.ĐỀ XUẤT,KIẾN NGHỊ ,KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông là rất cần
thiết , không chỉ cho học sinh khối lớp 10 mà cho cả học sinh khối 11 và 12 .Tuy
nhiên để thực hiện được những chuyên đề ngoại khóa giáo dục giới tính cho học sinh
đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức giáo dục trong nhà trường và trong xã
hội.
- 20 -
- Đề tài này có khả năng áp dụng cho các cấp học trong trường trung học phổ
thông .
-Thông qua đề tài tôi cũng xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Cần tổ chức tập huấn hoặc có chương trình đào tạo ngắn hạn cho giáo viên môn
Sinh học về kỹ năng và kiến thức giảng dạy về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản vị thành niên.
+ Có thêm các tài liệu giáo dục giới tính trong thư viện trường để giáo viên và học
sinh tham khảo.
+ Tổ chức các câu lạc bộ , đào tạo những tư vấn viên trong trường học để công tác
giáo dục thường xuyên và hiệu qủa hơn.
VI : TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Tài liệu những điều giáo viên cần biết để giáo dục kĩ năng sống và sức khỏe sinh
sản vị thành niên - Tổng cục dân số năm 2009
- Tài liệu giáo dục giới tính tuổi vị thành niên – ThS.Bs Nguyễn Ngọc Thiệu.
- Nguồn tư liệu từ internet.
Biên Hòa, ngày 5 tháng 1 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Tâm
- 21 -
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị:Trường THPT Tam Hiệp Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT ”
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tâm Đơn vị(Tổ): Hóa - Sinh
Lĩnh vực:
Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác:
1 – Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới:
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2 - Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong đơn vị có hiệu quả
3 - Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống
Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng
Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí tên và ghi rõ họ tên) (Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- 22 -