Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học văn bản tấm cám trong chương trình ngữ văn 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.09 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong nhiều năm gần đây, ngành Giáo dục nước nhà đang tích cực đổi
mới căn bản, toàn diện để đáp ứng nhu cầu của Đất nước trong thời đại mới.
Những giải pháp đổi mới về Chương trình, Công tác quản lý, đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực vv...vẫn là những mục tiêu chiến lược, lâu dài của ngành
ở tầm vĩ mô. Còn đối với những người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong
các nhà trường phổ thông, công cuộc đổi mới ấy được nhận thức và thực hiện từ
những giờ lên lớp cụ thể.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THPT,
trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục hiện nay, tôi ý thức rất
rõtrách nhiệm của bản thân mình phải tích cực nghiên cứu, sáng tạo để đáp ứng
kịp thời những yêu cầu giáo dục mới. Trong những năm qua, tôi đã tích cực đổi
mới Phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm,
chú trọng phát huy, nâng cao năng lực, phẩm chất và các kỹ năng cơ bản của học
sinh; từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của môn học Ngữ văn trong
nhà trường nơi tôi công tác.
Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ Văn là một môn học rất đặc thù.
Tính chất đặc thù đó thể hiện ở chỗ nó không chỉ tác động đến học sinh bằng
con đường nhận thức, lý trí, cung cấp những kiến thức về đời sống xã hội , con
người ; không chỉ rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông thường mà nó
còn tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của các em, đưa đến những rung
động sâu xa, những bài học thấm thía, cảm động. Mác-xim Goorki đã từng nói:
“ Văn học là nhân học”, câu nói ấy cũng chính là sự khẳng định tính chất đặc thù
của môn khoa học này. Những điều đó đã đặt ra những yêu cầu không dễ đối với
người giảng dạy môn Ngữ Văn: Làm sao đểvừa cho học sinh có được kiến thức,
rèn luyện được kĩ năng đủ sức đáp ứng yêu cầu của môn học cũng như của cuộc
sống sau này, lại vừa khiến các em có thể đồng cảm, xúc động, rút ra cho mình
những bài học làm người, biết sống đẹp, biết hướng Thiện, hướng Mĩ…
Một trong những thể loại văn học có tính giáo dục sâu sắc, gần gũi và hấp
dẫn đối với học sinh trong chương trình Ngữ văn THPT đó là thể loại truyện cổ


tích mà tác phẩm cụ thể là cổ tích Tấm Cám- Ngữ văn 10-tập 1(Cơ bản). Có thể
nói văn bản Tấm Cám có vị trí đặc biệt trong học phần Văn học dân gian Việt
Nam. Từ trong đời sống văn học, đến đời sống thực tiễn, không ai có thể phủ
nhận mức độ gần gũi, phổ biến của câu chuyện này, đến nỗi có thể nói rằng hễ là
người Việt Nam không mấy ai không biết tới cổ tích Tấm Cám. Đó là câu
chuyện đã theo ta trong những năm tháng tuổi thơ, mang đến cho ta những ước
mơ bay bổng diệu kỳ; là câu chuyện về niềm tin công bằng công lý, về khát
vọng hạnh phúc ở đời; là những triết lý thấm đậm hơi thở dân gian, phản ánh
một phần tâm hồn của nhân dân lao động, của văn hóa dân tộc từ xa xưa. Rất
khó để tìm kiếm một tác phẩm văn học dân giannào khác đủ sức thay thế cho cổ
tích Tấm Cám trong dòng chảy văn học dân tộc Việt Nam. Giá trị nhiều mặt
của văn bản Tấm Cám vẫn luôn mở ra nhiều vấn đề thú vị trong nghiên
cứu, giảng dạy, từ đó thôi thúc người giáo viên tiếp tục tìm hiểu một cách
1


sâu sắc, thấu đáo nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao nhất cho văn bản
này.
Đồng thời, trong quá trình giảng dạy văn bản Tấm Cám, bản thân tôi nhận
thấy vẫn còn tồn tại những khó khăn vướng mắc, làm chất lượng giảng dạy chưa
được như mong muốn. Với tất cả những lý do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản Tấm Cám trong chương trình ngữ văn
10- cơ bản” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của bản thân
mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học văn bản Tấm Cám, từ đó
nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn lớp 10
- Góp thêm một hướng tiếp cận văn bản mới góp phần làm phong phú thêm
kinh nghiệm dạy học bài học này nói riêng, môn học Ngữ văn nói chung.
- Góp phần bồi dưỡng, giáo dục học sinh ý thức trân trọng, giữ gìn những di

sản văn học dân gian nói riêng, văn học dân tộc nói chung.
- Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân hậu, hướng thiện, dũng cảm đấu
tranh chống cái Ác cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Bài học Tấm Cám- NV10 Cơ bản, tập 1.
- Học sinh lớp 10 Ban cơ bản trường THPT Hậu Lộc 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập, phân tích, xử lí thông tin, số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1.Khái lược chung về truyện Cổ tích Việt Nam
- Khái niệm:
+ Theo GS Nguyễn Xuân Lạc: Truyện cổ tích là những truyện truyền
miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân
vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em
út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông
minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và
hoạt động như con người.
+ Theo từ điển Wiki media Tiếng Việt: Truyện cổ tích Việt Nam là những
truyện được truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng
tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì mang tính chất dân
gian và truyền miệng, những truyện cổ tích được xét vào thể loại hư cấu và
không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa.
Truyện cổ tích thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của
nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng
đối với sự bất công.
+ Theo định nghĩa của sách giáo khoa Ngữ văn 10 –NXBGD về thể loại
cổ tích, thì Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình
tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã
hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

2


Như vậy, có thể nhận thấy các định nghĩa đưa ra đều thống nhất ở quan
niệm “ Cổ tích là những câu chuyện kể tưởng tượng, hư cấu về một số kiểu nhân
vật nhất định”, qua đó gửi gắm mơ ước, khát vọng của nhân dân lao động về
một thế giới công bằng, tốt đẹp, hạnh phúc.
- Phân loại:
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia
truyện cổ tích ra làm ba loại.
+ Truyện cổ tích về loài vật
+ Truyện cổ tích thần kỳ
+ Truyện cổ tích sinh hoạt(thế tục)
2.1.2. Những đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích thần kì
Tấm Cám thuộc kiểu truyện cổ tích thần kì, do đó, để hiểu đúng giá trị của
truyện cần nắm được những đặc điểm thi pháp riêng của cổ tích thần kì. Bao
gồm những mặt sau đây:
2.1.2.1. Nhân vật chính của truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích thần kì (cũng như truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích
sinh hoạt) chỉ có một số kiểu nhân vật chính nhất định. Đó là: kiểu nhân vật bất
hạnh (mồ côi, em út, con riêng, xấu xí…); kiểu nhân vật kỳ tài (người có sức
khỏe phi thường, tài nghệ kỳ lạ…); kiểu nhân vật trí xảo (em bé thông minh);
kiểu nhân vật khờ khạo (chú Ngốc)…Các nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa,
tâm lí hóa, mà là các nhân vật chức năng. Tức là nhân vật được xậy dựng để
thực hiện chức năng nào đó theo ý đồ của tác giả dân gian. Ví dụ Cô Tấm đại
diện cho cái Thiện, mẹ con Cám làm việc Ác, ông Bụt là để giúp đỡ người tốt,
yếu thế….
2.1.2.2. Xung đột trong truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích thần kì nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung
đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Khác với truyện cổ tích

sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật, xung đột trong truyện cổ tích thần kì luôn
luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Nhân vật chính
ít nhiều có tính chất thụ động.
Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích gắn với tín ngưỡng. Trong truyện
cổ tích thần kì của người Việt, lực lượng thần kì bao gồm: những nhân vật thần
kì (Thần, Bụt, Tiên,…); những vật có phép màu (cung tên thần, gươm thần, đàn
thần, bút thần, sách ước,…); sự biến hóa siêu tự nhiên (người hóa thành vật, vật
hóa thành người, vật náy hóa thành vật khác, người thế này hóa thành người thế
khác).
2.1.2.3. Kết cấu của truyện cổ tích thần kì.
Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất định. Cơ sở
để xác lập sơ đồ kết cấu truyện cổ tích là những hành động của nhân vật chính.
Có thể phác thảo sơ đồ kết cấu của truyện cổ tích thần kì dân tộc Việt như sau:
I. Phần đầu: nhân vật chính xuất hiện.
II. Phần giữa: cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong “ thế giới cổ tích”.
1.Ra đi
2. Gặp thử thách, lực lượng thù địch.
3


3. Chiến thắng thử thách, lực lượng thù địch.
III. Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong “thế giới cổ tích”.
2.1.2.4. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì.
Trong truyện cổ tích thần kì, hành động được triển khai trên hai bình diện
không gian và thời gian. Không gian trong truyện thường không có giới hạn rõ
ràng, cõi dương gian hay thần tiên, ma quỷ đều tương thông với nhau. Trong
không gian ấy có thể gặp những cảnh vật, hình ảnh quen thuộc nhưng rất chung
chung, không thể xác định chính xác ở đâu.
Thời gian nghệ thuật trong cổ tích thần kì là thời gian khép kín. Không
thể xác định được chuyện xảy ra vào thời kỳ nào. Đặc điểm này góp phần tạo ra

tính chất hoang đường của truyện. mặt khác, thời gian luôn gắn liền với chuỗi sự
kiện liên tục. Các đoạn thời gian bắt đầu bằng “Một hôm”, “Ít lâu sau”, “Từ đó”,
“Cứ mỗi lần”.... Thời gian kể rõ ràng trùng với thời gian một sự kiện nào đó diễn
ra. Truyện cổ tích không có thời gian quá khứ, thời gian tương lai mà tất cả chỉ
là thời gian hiện tại kéo dài. Khi một sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Mỗi
một sự kiện được kể đều diễn ra trong khoảng thời gian “Một hôm”. Điều này dễ
dàng nhìn thấy sự khác biệt trong cách kể của truyện hiện đại.
Trên đây là những cơ sở lí luận giúp người viết xác định đúng đặc trưng
của thể loại văn bản, làm căn cứ để nghiên cứu tìm hiểu đúng những giá trị nội
dung, nghệ thuật của truyện Tấm Cám, từ đó góp phần thiết thực nâng cao chất
lượng, hiệu quả dạy học văn bản này.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Trong tình hình thực tế dạy học môn ngữ văn hiện nay ở nhà trường phổ
thông, học phần văn học dân gian nói chung và văn bản truyện Tấm Cám nói
riêng còn tồn tại nhiều hạn chế. Vẫn còn tồn tại tư tưởng xem nhẹ nội dung học
này xuất phát từ thực tiễn thi cử những năm gần đây. Đó là đề thi các cấp như
Học sinh giỏi Tỉnh, Quốc gia, Thi THPTQG .. kiến thức hầu như tập trung ở
phần Văn học Việt Nam hiện đại, một số ít liên hệ với văn học Trung Đại. Thực
tế đó khiến cả người học và người dạy có tâm lý chỉ tập trung dạy-học những
nội dung trong phạm vi thi cử, còn lại chỉ qua loa, chừng mực. Do đó Văn bản
chưa được dạy-học và quan tâm một cách đúng tầm với giá trị và vị trí của
nó vốn có.
Do chưa nắm được sâu sắc đặc trưng thể loại của tác phẩm cũng như cách
thức dạy học một tác phẩm VHDG nên cả giáo viên và học sinh còn mắc sai lầm
trong quá trình phân tích tác phẩm. Đôi khi sa vào lối xã hội học hoặc phân tích
Tấm Cám theo cái nhìn đối với tác phẩm tự sự hiện đại. Thực tế vẫn có rất nhiều
học sinh học xong Tấm Cám vẫn còn băn khoăn không hiểu được tại sao cô Tấm
lại dễ dàng để cho mẹ con Cám lừa gạt, hãm hại hết lần này đến lần khác? Tại
sao sau mỗi lần bị hại cô ấy lại không tỉnh táo, cảnh giác, trở nên “khôn ngoan”

hơn? Tại sao nhà vua thấy vợ mình chết không rõ ràng mà chẳng có hành động
gì, lại còn dễ dàng chấp nhận Cám thế thân? Rồi tại sao cuối cùng cô Tấm lại ác
thế, đem giết Cám (thậm chí còn muối mắm Cám cho dì ghẻ ăn- theo một dị bản
khác)? …v.v. Cá biệt có một số học sinh còn không thấy ghét nhân vật Cám mà
4


ngược lại, ủng hộ thái độ sống của Cám. Các em cho rằng phải sống tranh đấu,
quyết liệt như Cám mới được chứ ngu ngơ cả tin như Tấm thì chỉ có thiệt thòi cả
đời! Quả thực, khi thăm dò, nắm bắt những suy nghĩ của các em như thế, bản
thân tôi thấy rất trăn trở. Những thắc mắc của các em kể ra cũng có cơ sở theo
cách hiểu, quan niệm, tầm nhận thức của các em trong thời đại hiện nay, nhưng
nó cũng phản ánh một thực tế là các em chưa thực sự hiểu một tác phẩm văn học
dân gian, một truyện cổ tích với những đặc trưng riêng biệt của thể loại này. Và
nguyên nhân có lẽ một phần xuất phát từ việc dạy- học trên lớp.
Tôi cũng đã nhiều năm tham gia chấm bài kiểm tra, có cả bài thi học kì
của học sinh lớp 10 làm bài về văn bản Tấm Cám. Tôi nhận thấy một thực tế tồn
tại nữa đó là học sinh nắm kiến thức khá chung chung, thậm chí nhiều em hời
hợt, không nắm được mạch kiến thức tổng quát của bài, chỉ nhớ các sự việc
chính, rồi kể lại và kết luận một cách rất “công thức”: “Truyện phản ánh cuộc
đấu tranh giữa Thiện và Ác, thể hiện niềm tin ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.”
Dù đến được kết luận chính xác đó nhưng trong quá trình phân tích, lý giải…học
sinh tỏ ra không hiểu vấn đề, không nắm được đặc điểm thể loại…cho nên kết
luận mà các em đưa ra chỉ là kết quả của việc ghi nhớ máy móc mà thôi.
Lại cũng có những học sinh, dù chấp nhận ý nghĩa sâu sắc của truyện, nhưng
hoàn toàn không bị thu hút và thuyết phục bởi diễn biến của truyện. Các em cho
rằng truyện bịa ra những tình tiết thật phi lí, không thuyết phục, so với những
câu chuyện giả tưởng hiện đại nhiều nhan nhản mà các em biết đến thì Tấm Cám
thật “xoàng xĩnh” về trình độ giả tưởng! Bản thân tôi thực sự bất ngờ trước
những phản hồi đó của các em, hóa ra các em đang nhìn một truyện cổ tích thần

kì ra đời từ cả nghìn năm trước bằng cái nhìn của thế hệ 4.0 hôm nay.
2.2.2. Kết quả của thực trạng trên.
Những thực tế tồn tại kể trên khó tránh khỏi kết quả là kết quả học tập tác
phẩm Tấm Cám chưa cao, có học sinh còn không nhớ chính xác nội dung văn
bản, không hiểu được ý nghĩa của những chi tiết trong truyện cũng như nhiều
giá trị triết lý, nhân văn sâu sắc của truyện. Có em thì hiểu truyện một cách lệch
lạc, đánh đồng nhân vật cổ tích với nhân vật truyện hiện đại, dẫn đến những
nhận định sai lầm về giá trị tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó không ít học
sinh không hình thành được kĩ năng đọc-hiểu một tác phẩm VHDG nói chung.
Hứng thú học tập văn học dân gian nói riêng, môn Ngữ vănnói chung của học
sinh bị giảm sút đáng kể.
Kết quả khảo sát bài kiểm tra các lớp năm học 2017-2018:
Đề bài: Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh/ chị hãy trình bày những đặc trưng
cơ bản của truyện cổ tích thần kì ?
Lớp
Sĩ số
Điểm < 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
10A2
42
11(26,2%) 23(54,8%) 8(19%)
0(0%)
10A4
40
7(17,5%) 21(52,5%) 12(30%)
0(0%)
10A7
40

6(15%)
17(42,5%) 16(40%)
1(2,5%)
2.3. Các giải pháp đã sử dụng
2.3.1. Bám sát nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể
loại
5


Đối với quá trình tiếp cận, phân tích một tác phẩm văn chương, việc nắm
vững những đặc trưng thể loại của tác phẩm là một yêu cầu mang tính bắt buộc,
cơ bản. Mỗi tác phẩm bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định và mỗi thể
loại sẽ có những đặc trưng riêng trong nội dung cũng như hình thức thể hiện.
Dạy học theo đặc trưng thể loại của văn bản là nguyên tắc lý luận, cũng là yếu tố
kỹ thuật quan trọng giúp hiểu đúng, hiểu sâu giá trị của văn bản đó.
Theo đó, khi dạy Tấm Cám, cần chú ý tới những vấn đề sau nhằm
đảm bảo đúng đặc trưng thi pháp của Cổ tích.
Thứ nhất: khi dạy văn bản Tấm Cám việc đầu tiên phải hướng dẫn học
sinh nắm được cách Cấu tạo cốt truyện của truyện. Theo nhà nghiên cứu Đỗ
Xuân Lạc “ điều hấp dẫn và lý thú nhất của truyện cổ tích là cốt truyện chứ
không phải nhân vật như trong truyện hiện đại.”. Trong cốt truyện thì ngoài nội
dung, người ta còn chú ý đặc biệt đến cách cấu tạo cốt truyện – một phương
diện mang đậm dấu ấn của tác phẩm phôncơlo. Theo đó, cốt truyện Tấm Cám
được cấu tạo theo đường thẳng, theo trình tự diễn tiến các hành động của nhân
vật(cũng là trình tự thời gian) một cách chặt chẽ, khiến cho các chi tiết kết dính
với nhau trên một trục duy nhất, làm cho truyện không những rõ ràng mà còn dễ
nhớ, hấp dẫn. Diễn biến đường thẳng của cốt truyện Tấm Cám bắt đầu từ những
chi tiết về lai lịch nhân vật Tấm, Cám, sau đó lần lượt trải qua các sự việc chính
như Tấm, Cám đi bắt tôm bắt tép lấy yếm đào; Tấm nuôi cá bống và bị mẹ con
Cám lừa bắt mất bống; Tấm được Bụt giúp cho đi xem hội, thử giày và được

làm hoàng hậu; Tấm về giỗ cha bị mẹ con Cám hại chết; Tấm liên tục biến hóa
thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị để đấu tranh với mẹ con
Cám; cuối cùng Tấm trở lại làm người, được gặp lại vua, về cung và trừng trị
Cám. Đây chính là toàn bộ diễn biến của cốt truyện Tấm Cám mà mỗi sự việc,
chi tiết đều xâu chuỗi với nhau trong một trình tự, lớp lang mạch lạc. Khi dạy
văn bản, giáo viên cần chú ý cho học sinh liệt kê ra chuỗi diễn biến này để các
em thấy rõ sự khác nhau trong cách xây dựng cấu tạo cốt truyện của cổ tích với
truyện hiện đại.
Thứ hai: Từ việc tìm hiểu cốt truyện phải chỉ ra cho học sinh thấy được
mâu thuẫn xung đột trong truyện Tấm Cám là mâu thuẫn gì? giữa ai với ai?
Học sinh sau khi theo dõi những diễn biến cốt truyện sẽ dễ thấy mâu thuẫn xung
đột được dựng lên giữa hai tuyến nhân vật: một bên là cô Tấm và những lực
lượng tốt, trợ giúp cho cô Tấm (ông Bụt, con gà, chim sẻ, nhà vua, bà lão) với
một bên là mẹ con Cám độc ác. Mâu thuẫn giữa họ ban đầu là mâu thuẫn trong
gia đình phụ quyền thời cổ với mối quan hệ dì ghẻ- con chồng điển hình. Mâu
thuẫn lúc này chủ yếu xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần đơn giản (như
vì một cái yếm đỏ, vì một con cá bống, vì được đi hội làng). Về sau, mâu thuẫn
phát triển vượt ra khỏi phạm vi gia đình, trở thành mâu thuẫn xã hội, đôi bên
xung đột đấu tranh với nhau vì quyền lợi và địa vị xã hội(Tấm làm hoàng hậu,
mẹ con Cám giết hại Tấm để tranh ngôi hoàng hậu, Tấm đấu tranh giành lại ngôi
vị và hạnh phúc của mình). Có thể thấy, mâu thuẫn giữa hai bên kéo dài liên tục
theo mức độ càng ngày càng gay gắt, quyết liệt, đến khi một trong hai bên chiến
thắng hoàn toàn, bên kia bị tiêu diệt hoàn toàn (Tấm trở lại làm hoàng hậu, mẹ
con Cám bị chết). Sau khi dựng lại mâu thuẫn xung đột giữa các nhân vật trong
6


truyện, giáo viên cần hướng học sinh đến việc nhận thức rõ đây là mâu thuẫn
xung đột giữa cái Thiện và cái Ác thường thấy trong các truyện cổ dân gian Việt
Nam. Việc kết thúc mâu thuẫn bằng sự chiến thắng của Tấm cũng có nghĩa là sự

chiến thắng của cái Thiện, thể hiện niềm tin và mơ ước của nhân dân lao động
về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
Thứ ba: khi tìm hiểu về cổ tích, phải nhận thức rõ đặc trưng của nhân
vật trong cổ tích. Ở đây các tác giả dân gian đã xây dựng các nhân vật theo loại
nhân vật chức năng. Những tính cách của các nhân vật này là biểu hiện của các
nguyên lý: Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, thiện thắng ác...Tính chất chức
năng của nhân vật biểu hiện ở chỗ nó xây dựng lên để thực hiện chức năng của
mình, ngoài ra không làm gì khác. Tấm làm điều thiện, mẹ con Cám làm điều
ác, Vua làm phần thưởng của Tấm.Bởi vậy mà các nhân vật rất ít (hay mờ) tính
lý trí. Nhà vua chẳng nghi ngờ gì về nguyên nhân cái chết của Tấm và lấy Cám
như chẳng có chuyện gì xảy ra. Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm
trắng da cũng không cần nghĩ nước sôi làm bỏng da. Mẹ Cám cứ việc ăn mắm
làm từ xác con không cần tìm hiểu nguyên nhân, mùi vị(chi tiết này ở một dị bản
khác)….
Các nhân vật hầu như không có đời sống nội tâm, sự vận động diễn biến
tâm lí. Những nhân vật này thực hiện chức năng “mặt nạ” để tác giả sai khiến.
Muốn mẹ con Cám thắng (Ác thắng), Tấm buộc phải cả tin. Đến khi muốn Tấm
thắng (Thiện thắng) mẹ con Cám lại buộc phải cả tin. Chúng ta thấy rất rõ những
âm mưu, thủ đoạn không có gì “nham hiểm” và mưu sâu, gạt lừa, dối trá cũng
quá giản đơn, nhưng các nhân vật vẫn tự nguyện đi vào chỗ chết để thực hiện
vai trò “Nhân vật chức năng”.
Giúp học sinh nắm vững những điều ấy, các em sẽ lý giải được những chi
tiết, hành động tưởng như “ phi lí” của các nhân vật trong truyện. Các em cũng
sẽ hiểu được tại sao kết thúc truyện Cô Tấm lại giết Cám- một điều mà trước đó
các em cho rằng mâu thuẫn với tính cách hiền lành của Tấm, khiến Tấm cũng ác
như mẹ con Cám.
Thứ tư, khi tìm hiểu Tấm Cám, phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu các
môtip trong truyện. Môtip là một phương diện nghệ thuật đặc trưng của cổ tích,
đó là những đơn vị mang tính bền vững, có thể được lặp lại trong nhiều truyện
kể dân gian. Cần chỉ rõ cho học sinh thấy các môtip khá phổ biến có trong Tấm

Cám như: Ông Bụt hiền từ hay giúp đỡ kẻ yếu thế, mụ dì ghẻ độc ác, người con
riêng bị hắt hủi, vật giúp người (gà nhặt xương cá, chim sẻ nhặt thóc), vật xấu xí
biến thành đẹp đẽ (xương cá biến thành quần áo đẹp, giày, ngựa..), người hóa
thành vật rồi trở lại kiếp người…Sự xuất hiện của các môtip này một mặt vừa
khiến truyện trở nên quen thuộc, dễ nhớ, hấp dẫn, mặt khác nó còn tạo nên cái
không khí mơ màng vừa thực vừa ảo rất đặc trưng của thế giới cổ tích.
Thứ năm là những câu văn vần xen kẽ: Đôi khi, trong quá trình dạy học
văn bản Tấm Cám, chúng ta thường hay bỏ qua những câu văn vần xen kẽ trong
truyện, không xem nó là một tín hiệu nghệ thuật cần phân tích của Cổ tích. Đó là
một thiếu sót. Những câu văn vần này đóng một vai trò quan trọng, vừa có ý
nghĩa về mặt nội dung lại vừa có ý nghĩa về mặt cấu tạo cốt truyện. Nó thường
xuất hiện vào những lúc mâu thuẫn xung đột, những tình huống có vấn đề để
7


nhấn mạnh, khắc sâu cốt truyện đồng thời cũng tạo đà, đưa đẩy, giữ nhịp kể cho
cốt truyện diễn tiến một cách tự nhiên, hấp dẫn. Trong Tấm Cám, (bản in SGK
Ngữ văn 10- NXBGD) có tới 10 lần xuất hiện những câu văn vần như vậy và
chúng được phân bố rải đều theo suốt chiều dài câu chuyện. “Ở những câu văn
vần xen kẽ này, chất diễn cảm được biểu hiện dồi dào nhất, chất phôncơlo cũng
được bộc lộ đậm nét nhất, đến mức ta có thể quên đi những chi tiết nào đó trong
truyện nhưng những câu văn này thì vẫn còn mãi trong trí nhớ, và từ những câu
văn này, như một cái sườn truyện, toàn bộ cốt truyện lại hiện ra trước mắt ta.
Có điều đây không phải một cái sườn truyện khô khan mà là một cái sườn
truyện bằng thơ- một sáng tạo độc đáo của cổ tích Việt Nam”.(Nguyễn Xuân
Lạc). Do đó, khi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản, cần chú ý tới chi tiết nghệ
thuật này, yêu cầu học sinh ghi nhớ các câu văn vần ấy. Đó cũng là một cách
giúp các em dễ nhớ diễn biến cốt truyện hơn, đồng thời thấy được nét đẹp riêng,
thú vị trong cách kể truyện của Cổ tích Tấm Cám.
Thứ sáu là yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện. Thời

gian và không gian trong Tấm Cám đều mang tính chất phiếm chỉ để diễn đạt cái
ý: ở đâu cũng vậy, lúc nào cũng như thế nhằm tăng sức khái quát cho truyện kể.
Do đó ta thấy hầu như không xuất hiện các khái niệm : sáng, trưa, chiều tối…mà
chỉ có “ một hôm, đến bữa cơm, đến ngày giỗ cha…”. Không gian trong Tấm
Cám cũng không xác định cụ thể, người đọc chỉ hình dung thấy đó là một làng
quê có quán hàng nước, có cảnh hội hè, có cây cau, ao cá, giếng nước, cánh
đồng…Và do thế, người nghe kể cổ tích hoàn toàn có thể dựa vào sự từng trải,
trí tưởng tượng của mình để hình dung và tưởng tượng ra cái không gian, thời
gian vừa hư vừa thực vừa mộc mạc, dân dã đó mà truyện hiện đại không thể có
được.
Việc cho học sinh được đắm mình vào trong bầu không khí mơ màng ấy
của cổ tích Tấm Cám sẽ giúp các em hiểu được sự khác biệt của yếu tố thời
gian, không gian nghệ thuật của cổ tích với các truyện hiện đại khác, đồng thời
cũng mang lại cho các em những rung động thẩm mĩ nhất định về cuộc sống
trong thế giới cổ tích.
Ngoài những vấn đề trên đây, trong điều kiện có thể, giáo viên cũng cần
hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản của truyện cổ tích Tấm
Cám. Đó chính là sự giao thoa, vận động của nó trong mối quan hệ với những
loại hình nghệ thuật khác trong đời sống dân gian, để thấy được sức sống của tác
phẩm này(Thơ ca, phim ảnh, sân khấu hóa… nói về truyện Tấm Cám)
2.3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học trước khi lên lớp
Đây là công việc quan trọng, quyết định không nhỏ đến chất lượng của
giờ học trên lớp. Sự chuẩn bị của giáo viên là thao tác nghề nghiệp quen thuộc,
tất yếu, nhưng với học sinh không phải lúc nào các em cũng thực hiện công việc
này. Việc thiếu say mê với môn học, việc chưa chăm học, việc giáo viên không
nghiêm khắc nhắc nhở các em…đều là những lý do khiến việc chuẩn bị bài ở
nhà của học sinh qua loa, đại khái, thậm chí là không hề chuẩn bị. Do đó, trước
khi vào bài học trên lớp, ở cuối tiết học trước, giáo viên đã phải giao nhiệm vụ
cho học sinh, xem đây là bài tập bắt buộc, có thể đưa vào đánh giá thái độ học
tập và có thể làm căn cứ chấm điểm cho học sinh. Với một bài học như Tấm

8


Cám, nếu không chuẩn bị bài ở nhà, chắc chắn sẽ rất khó để học sinh hiểu và
nắm vững những vấn đề kiến thức phong phú chứa đựng trong bài học. Do đó,
giáo viên cần có sự hướng dẫn các em chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
Quá trình này không thể biểu đạt bằng mệnh lệnh chung chung kiểu “ các em
nhớ về soạn bài Tấm Cám nhé!” hoặc: “nhớ tìm hiểu trước về văn bản Tấm Cám
nhé…” mà giáo viên phải biên soạn một hệ thống những công việc cụ thể, có
mục đích rõ ràng để yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Mục đích là cung cấp
những kiến thức có liên quan đến bài học, những phương tiện hỗ trợ cho việc
học tác phẩm này.
Các nhiệm vụ yêu cầu học sinh cần chuẩn bị ở nhà bao gồm:Tìm hiểu
chung về thể loại truyện Cổ tích Việt Nam; Những đặc trưng của Cổ tích thần kì;
Sưu tầm những câu chuyện Cổ tích có nét tương đồng, gần gũi với truyện Tấm
Cám; Sưu tầm những dị bản của Tấm Cám; Sưu tầm những tác phẩm Thơ ca, âm
nhạc, hội họa, các hình thức nghệ thuật khác có liên quan hoặc nói về truyện
Tấm Cám…vv
GV cũng làm công việc chuẩn bị với các nội dung trên ngoài chuẩn bị về
giáo án
2.3.3. Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức
giờ học.
Trong phạm vi bài học về văn bản Tấm Cám, tôi cũng đã vận dụng linh
hoạt một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực và thực sự chúng đã giúp
cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh được làm việc nhiều hơn, qua đó
phát huy được sự chủ động của các em trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Một số phương pháp, kỹ thuật hiệu quả mà tôi đã áp dụng trong bài học
này là:
- Phương pháp thảo luận nhóm: Sử dụng phương pháp này trong quá
trình tìm hiểu về thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm cũng như

quá trình Tấm đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho mình. Vì nội dung của bài
học tương đối nhiều cho nên nếu lần lượt cho học sinh làm việc độc lập để dẫn
dắt các em đi hết được từng câu hỏi, từng phần kiến thức sẽ không đủ thời gian.
Cách giải quyết phù hợp nhất là chia nhỏ kiến thức để học sinh làm việc theo
nhóm. Việc chia nhóm vừa giúp thời gian được tận dụng tối đa, vừa giúp học
sinh rèn luyện kỹ năng hợp tác trong tập thể, đồng thời phát huy được hết năng
lực, trí tuệ của cả nhóm trong giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Phương pháp thuyết trình: sử dụng phương pháp này cho những phần
kiến thức lý thuyết như Tìm hiểu chung về truyện cổ tích, phần trình bày kết quả
thảo luận nhóm của học sinh. Trong bài học này, giáo viên kết hợp phần thuyết
trình của mình với phần minh họa từ hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, âm thanh..làm
sinh động bài học và khiến phần kiến thức lý thuyết được khắc sâu hơn. Chẳng
hạn như khi thuyết trình về khái niệm Truyện Cổ tích, về nhóm các truyện Cổ
tích thần kì, về đặc trưng của cổ tích…tôi kết hợp trình chiếu trên máy chiếu các
hình ảnh về các truyện cổ tích khác trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam,
bảng sơ đồ hóa kiến thức chung về thể loại cổ tích, giới thiệu một số bài thơ viết
về truyện Tấm Cám, cho học sinh xem một vài trích đoạn phim “Tấm Cám”…
vv.
9


- Phương pháp vấn đáp: thể hiện qua hệ thống các câu hỏi được sử dụng
trong quá trình dẫn dắt học sinh tìm hiểu văn bản. Các câu hỏi đưa ra bao gồm
nhiều mức độ khác nhau từ dễ đến khó. Có câu hỏi tái hiện, câu hỏi thông hiểu,
gợi mở, vận dụng…Mỗi mức độ của câu hỏi phù hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau trong lớp. Các câu hỏi này phải vừa khơi gợi được hứng thú của các
em, vừa phải trúng trọng tâm bài học, cô đọng, không vụn vặt. Trong quá trình
biên soạn câu hỏi, tôi cũng cố gắng lựa chọn cách diễn đạt sao cho ngắn gọn, dễ
hiểu nhất đối với học sinh. Riêng đối với những câu hỏi nêu vấn đề, đòi hỏi cao
hơn dành cho học sinh khá giỏi, trong quá trình hướng dẫn, tôi thường có những

câu hỏi nhỏ, gợi mở dần để các em phát hiện vấn đề nhanh hơn, chính xác hơn.
Ví dụ Tôi đặt câu hỏi:Có ý kiến cho rằnghành động trả thù của Tấm là
độc ác, trái với bản chất hiền lành của nhân vật này. Quan điểm của em về ý
kiến này như thế nào? Đây là câu hỏi đòi hỏi học sinh cần phải giải thích, phản
biện, đưa ra cách hiểu đúng đắn, phù hợp. Cho nên, tôi gợi dẫn học sinh bằng
các câu hỏi nhỏ: 1. Nếu không có hành động quyết liệt của Tấm để tiêu diệt triệt
để kẻ thù thì cuộc đấu tranh giữa hai bên liệu có thể dừng lại? 2:Tấm là nhân
vật cổ tích, vậy nhân vật cổ tích có đặc trưng gì?.
Bằng các câu gợi mở như thế, các em sẽ nhận thức được các vấn đề: 1:
Cuộc đấu tranh giữa Tấm và Cám đã đến hồi kết khi Tấm trở lại làm người, trở
về cung, và mối xung đột này cần chấm dứt và chỉ có thể chấm dứt khi một
trong hai bên phải bị tiêu biệt hoàn toàn. Do đó, cái chết cho mẹ con Cám là phù
hợp, xứng đáng với tội lỗi của họ gây ra cho Tấm. 2: Tấm là nhân vật chức
năng, đại diện cho cái Thiện trong cuộc đấu tranh chống lại cái Ác. Đã là nhân
vật chức năng thì không có quá trình tâm lí phức tạp như nhân vật truyện hiện
đại mà chỉ thực hiện đúng chức năng của mình. Ở đây, sau bao lần bị vùi dập,
cái Thiện đã vùng lên, tiêu diệt cái Ác để giành sự sống cho mình, phù hợp với
triết lý dân gian: Ác giả- Ác báo. Hành động của Tấm vừa mang ý nghĩa trả thù
vừa mang ý nghĩa là sự trừng phạt. Cho nên, trước ý kiến nêu ra phải đứng ở
phương diện đặc trưng của truyện cổ tích để xem xét, không thể nói việc làm
của Tấm là “ác”, là trái với tính cách hiền lành của nhân vật này.
- Kỹ thuật động não (còn gọi là công não) : dùng trong quá trình học
sinh thảo luận nhóm. Với mục tiêu là huy động tối đa những tư tưởng, phát hiện
mới mẻ, sâu sắc của các thành viên trong nhóm, kỹ thuật này mang lại hiệu quả
cao khi nó cổ vũ tất cả các thành viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến để cho
ra kết quả thảo luận cuối cùng.
- Trình bày một phút: sử dụng kỹ thuật này cho phần luyện tập, củng cố,
nâng cao bài học. Đây là kỹ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức
đã học và đặt câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng cách trình
bày ngắn gọn, cô đọng ý kiến của mình trước lớp. Kỹ thuật này còn giúp các em

rèn luyện sự tự tin khi nói trước tập thể.
- Kỹ thuật “viết tích cực”: Kỹ thuật này được dùng cho phần bài tập về
nhà sau tiết học. Mỗi học sinh sẽ viết về những bài học mình nhận thức được để
vận dụng vào thực tiễn sau khi học xong bài học.

10


2.3.4. Thiết kế giáo án thể nghiệm
Tiết 22, 23.TẤM CÁM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
– Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm
trong truyện Tấm Cám.
– Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
2. Về kĩ năng: Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì: nhận biết
được một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ, phẩm chất:
– Thái độ: Có tình yêu thương đối với người lao động, có niềm tin vào sự chiến
thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
4. Phát triển năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ,
năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ
thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng:
+ Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
+ Năng lực đọc – hiểu, giải mã văn bản,
+ Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
B.CHUẨN BỊ:
1. Phương tiện thực hiện.
* Giáo viên:
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng.
– Các tư liệu tham khảo có liên quan tới bài học.
- Máy chiếu, bảng phụ.
* Học sinh:
– Sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở bài soạn, bút…
2. Phương pháp thực hiện
– Giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, Thảo
luận…và các kĩ thuật : động não, trình bày một phút, phòng tranh…
C. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Khởi động:
– GV cho HS xem trích đoạn phim Tấm Cám(Cảnh dì ghẻ bắt Tấm làm lụng vất
vả còn Cám nhởn nhơ rong chơi)
– GV dẫn dắt vào bài:
11


Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm
– Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ khái
niệm và đặc điểm của truyện cổ tích,
bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám.
– Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút

dạ, máy chiếu.
– Kĩ thuật dạy học: động não, thông
tin – phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập.
– Các bước thực hiện:
* Thao tác 1: Tìm hiểu truyện cổ tích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV: Em hiểu thế nào là truyện cổ tích?
Có mấy loại truyện cổ tích? Trình bày
những đặc trưng của truyện cổ tích
thần kì.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm lại những nét
chính về truyện cổ tích và truyện cổ
tích thần kì.
HSkhác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
–GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
Trình chiếu một số hình ảnh minh họa
về các truyện cổ tích Việt Nam.
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ mới.
* Thao tác 2: Tìm hiểu chung về
truyện cổ tích Tấm Cám.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học

tập
GV: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc
loại truyện cổ tích nào? Em hãy tóm
tắt khái quát và nêu bố cục của truyện
cổ tích này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm và đặc trưng truyện cổ tích
– Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà
cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ
định, kể về số phận con người bình thường trong
xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan
của nhân dân lao động.
– Có ba loại truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích về loài vật.
+ Truyện cổ tích thần kì.
+ Truyện cổ tích sinh hoạt.
– Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú
và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự
tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình
phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao
động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng
trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời
của con người.
2. Truyện cổ tích Tấm Cám

–Thuộc loại truyện cổ tích thần kì.
– Tóm tắt:
– Bố cục:
+ Tấm ở nhà và đi dự hội => Thân phận và con
đườngđến vớihạnh phúc của Tấm.
+ Tấm vào cung vua, gặp nạn, trở lại cuộc đời
và gặp lại nhà vua => Cuộc đấu tranh giành lại
hạnh phúc của cô gái mồ côi.

12


HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm tắt truyện Tấm
Cám và trình bày bố cục.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ
–GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức,
nhấn mạnh đặc điểm cốt truyện cổ tích
diễn biến theo “đường thẳng”, kết thúc
có hậu.
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc hiểu văn bản
– Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ý
nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột
giữa Tấm và mẹ con Cám.
– Kĩ thuật dạy học: động não, phòng

tranh, mảnh ghép.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập kết hợp với thảo luận
nhóm.
– Các bước thực hiện:
* Thao tác 1: Tìm hiểu thân phận và
con đường tìm đến hạnh phúc của
Tấm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Cuộc đời và thân phận Tấm
được miêu tả qua những chi tiết nào?
Tấm đại diện cho kiểu nhân vật nào?
Nhóm 2: Những chi tiết tiêu biểu nào
nói lên mâu thuẫn xung đột giữa Tấm
và mẹ con Cám ?
Nhóm 3: Nhận xét về những thủ đoạn
của mẹ con Cám và cách ứng xử của
Tấm.
Nhóm 4: Chỉ ra các yếu tố thần kì và ý
nghĩa của nó trên con đường tìm đến
hạnh phúc của Tấm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm
trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận,

II. Đọc hiểu văn bản
1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc
của Tấm

a. Hoàn cảnh, thân phận
– Cuộc sống nghèo khó.
– Mồ côi mẹ từ nhỏ.
– Sau mấy năm cha cũng mất => Tấm ở với dì
ghẻ là mẹ của Cám.
=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn.
=> Môtip: Người con riêng- dì ghẻ-> báo hiệu
mối quan hệ xung đột căng thẳng.
b. Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con
Cám.
Hành động Hành động của mẹ
Sự việc
Tấm
con Cám
Đi bắt tép
để được Chăm chỉ
thưởng
bắt tép
yếm đào

Nuôi cá
bống

Lừa Tấm để lấy
giỏ tép

Chăm chút,
bầu bạn
Lừa Tấm đi chăn
cùng cá

trâu đồng xa, giết
bống
bống.

Nhặt thóc ra
thóc, gạo ra Trộn thóc với gạo
Đi dự hội gạo.
bắt Tấm nhặt
Thử giày

Hồn nhiên

Tham vọng, hợm
hĩnh.

Nhận xét Hiền lành, Gian ngoan, xảo
13


lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo
viên.
– Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo
luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả
thảo luận và treo bảng phụ lên để các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận,
nhận xét.

– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của
các nhóm, rút kinh nghiệm về cách
thảo luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Trình
chiếu hình ảnh minh họa cho các sự
việc trong truyện.
Bước 5:Chuyển giao nhiệm vụ học
tập khác.

quyệt, luôn tìm
cách triệt tiêu
mọi niềm vui,
chăm chỉ, niềm hi vọng của
thật thà.
Tấm.
=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện,
mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác.
Mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám không
chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con
chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn,
xung đột giữa cái thiện và cái ác.
c. Con đường tìm đến hạnh phúc
– Tấm: thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó
khăn, cản trở.
– Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm bắt đầuđến
với hạnh phúc, được trở thành hoàng hậu =>
Biểu hiện của triết lí “ở hiền gặp lành”, thể

hiện khát vọng và mơ ước hạnh phúc và tinh
thần lạc quan, yêu đời của người bình dân
xưa.
=> Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được
Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở
thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh
phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở
nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh
phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con
đường đến với hạnh phúc của các nhân vật
lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam
nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.
d. Vai trò của yếu tố thần kì
– Yếu tố thần kì => sự trợ giúp của Bụt:
+ Luôn xuất hiện đúng lúc.
+ An ủi, nâng đỡ mỗi khi Tấm gặp khó khăn
hay đau khổ.
– Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
+ Thể hiện khát vọng thay đổi cuộc đời, thay
đổi số phận cho những con người bé nhỏ, bất
hạnh trong xã hội.
+ Biểu hiện cho triết lí ở hiền gặp lành.

14


Tiết 2
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn

học sinh đọc hiểu văn bản
– Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ý
nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột
và sự biến hóa của Tấm.
– Kĩ thuật dạy học: động não, phòng
tranh, mảnh ghép.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập kết hợp với thảo luận
nhóm.
– Các bước thực hiện:
* Thao tác 2: Tìm hiểu cuộc đấu tranh
giành lại hanh phúc của Tấm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV: Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình hóa thân
của Tấm.
Nhóm 2: Tìm hiểu ý nghĩa của những
sự vật mà Tấm đã hóa thân.
Nhóm 3: Nhận xét về sự chuyển biến
của nhân vật Tấm trong quá trình đấu
tranh giành lại hạnh phúc.
Nhóm 4: Tìm hiểu ý nghĩa phần kết
thúc truyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng,
thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt
trả lời các câu hỏi của giáo viên.
– Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo
luận lên bảng phụ.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả
thảo luận và treo bảng phụ lên để các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận,
nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập

Yêu cầu cần đạt

2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của
Tấm
a. Quá trình hóa thân:
+ Tấm về giỗ cha, trèo lên hái cau => bị dì ghẻ
giết hại => hóa thành chim vàng anh.
+ Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có
mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép:
“Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo
chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/
rách áo chồng tao” => hai mẹ con Cám bắt
chim vàng anh, ăn thịt.
+ Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào =>
tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo
cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt
ra” => Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.
+ Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào
quả thị => trở lại với cuộc đời trong vai một

người con gái khéo léo, đảm đang, nhân hậu.
b. Ý nghĩa của quá trình hóa thân:
+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái
thiện không chịu chết một cách oan ức trong im
lặng, không chịu khuất phục trước cái ác. + Sự
hóa thân của Tấm cũng thể hiện tính chất gay
gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện
và cái ác. Trong cuộc chiến đấu ấy, chiến thắng
sẽ luôn thuộc về cái thiện.
+ Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những
sự vật bình dị, thân thương, gắn bó với người
dân lao động. Đó cũng là những hình ảnh đẹp
đẽ của làng quê Việt Nam xưa.
c.Sự chyển biến của hình tượng Tấm
- Nếu như lúc đầu, trong quá trình tìm đến hạnh
phúc, Tấm có phần thụ động, thì đến đây, Tấm
đã mạnh mẽ đứng dậy, chủ động, quyết liệt
giành lại hạnh phúc cho mình.
d. Kết thúc truyện
- Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã
nhận ra Tấm và đón Tấm về cung.
15


– Giáo viên nhận xét về kết quả của các
nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo
luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
– Kết thúc truyện: mẹ con Cám bị tiêu diệt, cái
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ học ác phải đền tội, Tấm được hưởng cuộc sống

tập mới.
hạnh phúc => Thể hiện rõ triết lí ở hiện gặp
lành, ác giả ác báo.
* Thao tác 3: Tìm hiểu những đặc sắc
nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm
3. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện
Cám.
- Cách cấu tạo cốt truyện: theo đường thẳng,
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
theo trình tự tuyến tính các sự việc.
tập:Hãy chỉ ra những yếu tố nghệ thuật - Nhân vật là kiểu nhân vật chức năng, chia
đặc sắc của truyện Tấm Cám?
làm hai phe đại diện cho hai lực lượng Thiện
- Bước 2: Học sinh suy nghĩ, thảo luận
và Ác.
theo bàn.
- Mâu thuẫn xung đột: ngày càng căng thẳng
- Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
giữa hai lực lượng Thiện –Ác.
Học sinh phát biểu, nhận xét, bổ sung - Các môtip quen thuộc: Ông Bụt nhân từ,
cho nhau.
người con riêng bị hắt hủi, vật giúp người,
Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt kiến
người hóa vật….
thức.
- Yếu tố thần kì: tạo nên thế giới kì ảo đầy
hấp dẫn.
- Những câu văn vần xen kẽ: 10 câu, vừa giữ
nhịp kể, vừa nhấn mạnh sự việc, tình huống
quan trọng.

- Không gian, thời gian: Vừa thực vừa ảo,
dành nhiều chỗ cho trí tượng tượng bay
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
bổng.
mới.
Hoạt động 3: Tổng kết
– Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát
những nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật.
– Kĩ thuật dạy học: động não – thông
tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập.
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật của
truyện cổ tích Tấm Cám.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung: Truyện cổ tích Tấm
Cám phản ánh những xung đột, mâu thuẫn
trong gia đình phụ quyền thời cổ, đồng thời cho
thấy sức mạnh của cái Thiện trong cuộc đấu
tranh chống lại cái Ác. Qua đó, truyện cũng thể
hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao
động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
2. Nghệ thuật:Tấm Cám thể hiện đầy đủ những

đặc trưng nghệ thuật của truyện cổ tích thần kì.

16


– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào
giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các
nhóm, rút kinh nghiệm về cáchtrình
bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
Bước 5: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập mới.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố,
nâng cao kiến thức
- Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ,
khắc sâu, nâng cao kiến thức
- Kĩ thuật:động não, thông tin phản
hồi, trình bày một phút
- Hình thức tổ chức dạy học: học sinh
làm việc độc lập
- Các bước tiến hành:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học

tập:
Gv:Câu 1:Có ý kiến cho rằng hành
động trả thù của Tấm là độc ác, trái
ngược với bản chất hiền lành của nhân
vật này. Quan điểm của em như thế
nào?
Câu 2: Những triết lý dân gian nào
được gửi gắm qua câu chuyện Tấm
Cám?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào
giấy nháp.
Gv quan sát, hỗ trợ học sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả
Học sinh lần lượt trình bày ngắn gọn
câu trả lời, bổ sung, nhận xét cho nhau.
Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức
Bước 5: Giao bài tập về nhà:

IV. Luyện tập
Câu 1: Về hành động trả thù của Tấm: Tấm chỉ
thực hiện đúng vai trò của nhân vật chức năng,
đại diện cho cái Thiện, tiêu diệt cái Ác để bảo
vệ cuộc sống của mình theo quan niệm dân
gian. Vì thế, không thể cho rằng Tấm làm việc
Ác.
Câu 2: Các triết lý như:
- Cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác luôn dai
dẳng, quyết liệt, nhưng cuối cùng cái Thiện
sẽ chiến thắng, “ở hiền gặp lành, ác giả ác

báo”.
- Những con người lương thiện luôn có sức
sống bền bỉ, kiên cường và họ xứng đáng
được hưởng hạnh phúc.
- Hạnh phúc không ở đâu xa, nó có ngay
trong cuộc đời thực,con người phải biết đấu
tranh và bảo vệ hạnh phúc của mình.
………
17


Bài 1: Nếu được viết lại kết thúc
truyện, em sẽ kết thúc như thế nào?
Bài 2: Những bài học sâu sắc mà em
rút ra được từ truyện Tấm Cám?
4. Củng cố, dặn dò:
– Gv khái quát lại nội dung bài học,
– HS: học bài.
– HS chuẩn bị bài mới theo PPCT
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Về phía học sinh
Điều dễ nhận thấy nhất sau khi vận dụng những đổi mới dạy học trong bài
học này là hứng thú học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Các em rất hào hứng
bước vào giờ học và thể hiện sự quan tâm tích cực trong suốt tiến trình bài học.
Các em mạnh dạn phát biểu, tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình. Đó là
một dấu hiệu tích cực cho thấy học sinh đã bước đầu làm chủ việc chiếm lĩnh tri
thức, không còn thụ động ỷ lại hoàn toàn vào giáo viên nữa. Thứ hai, mức độ
nắm kiến thức bài học của học sinh rất đáng phấn khởi. đa phần các em đều nắm
được một cách bài bài bản những đơn vị kiến thức trọng tâm, nhiều em khá giỏi
thực sự hiểu sâu sắc tác phẩm, có thể đưa ra những nhận định sắc sảo, có thể

tranh luận, phản biện những vấn đề hay và khó trong bài học như: Về cái chết
của mẹ con Cám, về khái niệm nhân vật chức năng, về sự chuyển biến của hình
tượng nhân vật Tấm…vv.
Thứ ba, nhờ kiến thức có được từ truyện Tấm Cám, những hiểu biết về thể
loại cổ tích nói chung của học sinh đã được mở rộng và nâng cao. Từ đó, các em
cũng biết yêu quý và trân trọng hơn di sản văn học dân gian mà cha ông ta để
lại; thấm nhuần hơn triết lý dân gian về quy luật nhân - quả ở đời, có niềm tin
hơn vào cái Thiện, vào lẽ công bằng.
- Kết quả khảo sát bằng bài kiểm tra, năm học 2018- 2019:
Lớp
10A6
10A11

Sĩ số
40
40

Điểm < 5
4(10%)
2(5%)

Điểm 5-6
11(27,5%)
9(22,5%)

Điểm 7-8
20(50%)
26(65%)

Điểm 9-10

5(12,5%)
3(7,5%)

Như thế, so với các lớp tôi đã dạy năm học 2017-2018, số học sinh đạt điểm
yếu và trung bình đã giảm rõ rệt, số học sinh đạt điểm Khá tăng mạnh, đặc biệt
đã có học sinh đạt điểm Giỏi( 8/80 em) trong khi năm học trước chỉ có 1/122
em.
2.4.2 Về phía giáo viên
Bản thân tôi sau khi dạy bài học này cũng rút ra được những kinh nghiệm
quý báu để vận dụng hiệu quả hơn vào những bài học khác. Từ những ý kiến,
quan điểm của học sinh nêu ra trong bài học, tôi hiểu hơn những suy nghĩ ở lứa
tuổi của các em, xu hướng thẩm mĩ của các em, thậm chí cả quan niệm sống của
18


các em nữa. Những tín hiệu tích cực có được sau bài học giúp tôi tin rằng học
sinh không hoàn toàn thờ ơ hay quay lưng với môn học, chỉ là người giáo viên
có biết cách khơi dậy ở các em niềm hứng thú và say mê hay không mà thôi.
Bản thân tôi sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài này cũng tự nâng cao được cho
mình những kiến thức chuyên sâu về thể loại cổ tích, cảm nhận sâu hơn vẻ đẹp
của nó trong di sản văn học quý báu của dân tộc, từ đó, tôi thấy mình càng có
trách nhiệm hơn trong việc góp phần gìn giữ, truyền tải những vẻ đẹp ấy tới các
thế hệ học sinh của mình.
Bên cạnh đó, đề tài của tôi cũng đã góp thêm cho các đồng nghiệp ở
trường mình một số kinh nghiệm nho nhỏ khi giảng dạy văn bản này. Đó là một
sự ghi nhận rất đáng phấn khởi cho bản thân tôi.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những vấn đề đã tìm hiểu và nghiên cứu trong đề tài, tôi đã áp dụng
vào thực tiễn giảng dạy của bản thân và bước đầu thu nhận được những hiệu quả

tích cực. Rõ ràng, việc dạy học các tác phẩm văn học dân gian nói chung, thể
loại truyện cổ tích nói riêng luôn đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm
tòi, đổi mới để mang đến những giờ học chất lượng cho học sinh. Việc tiếp cận
một tác phẩm văn học dân gian phải tuân theo đúng những đặc trưng thi pháp
của văn học dân gian, phải mang được cái tinh thần phôncơlo của tác phẩm. Bên
cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao trong mỗi giờ học, giáo viên và học sinh cần
có sự chuẩn bị bài một cách nghiêm túc trước khi tới lớp. Việc chuẩn bị bài của
học sinh cần được diễn ra một cách chủ động, có định hướng cụ thể từ phía giáo
viên chứ không phải kiểu qua loa hời hợt hay tự phát của học sinh. Quá trình
chuẩn bị càng chu đáo, bài bản, thì kết quả chiếm lĩnh tri thức của học sinh càng
cao.
Một kinh nghiệm nữa mà tôi rút ra được từ thực tiễn giảng dạy của bản
thân đó là trong quá trình dạy học, giáo viên cần sử dụng các phương pháp,
phương tiện, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học
và mức độ, trình độ năng lực của học sinh. Việc làm này mang đến sự hứng khởi
cho học sinh, giúp quá trình tiếp thu của các em thuận lợi hơn, từ đó nâng cao
chất lượng kết quả học tập.
3.2.Kiến nghị
Sau khi thực hiện xong đề tài này, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
Về phía tổ bộ môn và nhà trường: Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy
học môn Ngữ văn theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy năng lực
của học sinh. Tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch và nhà trường cần tạo điều kiện
để có thể có thêm những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ giảng
dạy, học tập; Bên cạnh đó, cần dành một thời gian nhất định cho những hoạt
động ngoại khóa, đặc biệt là hình thức tổ chức sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Về phía Sở Giáo dục, chúng tôi rất mong được có những đợt tập huấn
chuyên đề, những tài liệu chuyên sâu phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo
viên trong tỉnh nhà. Hàng năm, Sở Giáo dục nên công bố những sáng kiến kinh
19



nghiệm xuất sắc để cho các giáo viên như chúng tôi có thêm những tài liệu
quýtham khảo, học tập, ứng dụng vào giảng dạy.
Cuối cùng, bản thân tôi rất mong muốn nhận được những góp ý quý báu
từ các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài của mình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Đinh Thị Vân

20



×