Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN vận dụng một số phương dạy học tích cực giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập trong giờ đọc hiểu văn bản văn học bậc t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.31 KB, 24 trang )

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIÚP
HỌC SINH NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG GIỜ ĐỌCHIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, Bộ GD- ĐT đề ra phương án đổi mới phương
pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm đáp ứng xu thế phát triển chung
của thời đại. Việc đối mới phương pháp dạy học bao gồm nhiều yếu tố, nhưng
cơ bản vẫn phải lấy học sinh làm trung tâm. Trong các giờ dạy, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, định hướng, tổ chức nhằm phát huy sự tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Xuất phát từ thực tiễn dạy văn, học văn hiện nay, đa số học sinh chỉ
muốn học các môn học thuộc các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, ít
có học sinh hứng thú học văn , các em tỏ ra lạnh nhạt với môn Ngữ văn. Đa số
học sinh mang tâm lí đối phó khi học bài. Các em học để thi, để hoàn thành
một môn học bắt buộc chứ không học với niềm hứng thú say mê. Trong khi đó
dạy văn, học văn là công việc quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi
quốc gia, có liên quan đến hàng chục triệu thanh thiếu niên, những người chủ
tương lai của đất nước. Đó cũng là vấn đê vô cùng nhạy cảm đối với xã hội.
Có nhiều lí do, nguyên nhân khiến cho việc học môn Văn trở nên khó
khăn, kém hấp dẫn đối với học sinh, trong đó phải kể đến một nguyên nhân
quan trọng là phương pháp dạy học. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học,
tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao
năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp,
biết cảm thông, yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi
trang sách, thông qua từng tác phẩm là điều rất cần thiết. “Văn học là nhân
học” học văn là để hình thành nhân cách con người. Và Ngữ văn là môn học
quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. Tìm
hướng tiếp cận, đổi mới phương pháp, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học
sinh, khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống
tâm hồn của con người là vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết.Luận ngữ
có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say


mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự
cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta.Với vai trò là người tổ
chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo
viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát huy tính
tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy đam mê học
tập ở học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực
tiễn của bản thân, với mong muốn, trong từng bài dạy, trong từng giờ học văn,
-1-


học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học tôi chọn đề tài: “Vân dụng một số phương dạy học tích
cực giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập trong giờ đọc - hiểu văn bản
văn học bậc THPT
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm được những hướng tiếp
cận, phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú học tập môn Ngữ
văn của học sinh khi học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn THPT nói riêng.
Đồng thời, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới
việc học văn của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập
môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văn cho học
sinh THPT.Hơn nữa, qua đề tài này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong
việc bồi dưỡng tâm hồn người học, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói:
“Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêuđời
hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ, cục
cằn”.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Tìm hiểu,vận dụng một số phương dạy học tích cực giúp học sinh nâng
cao hứng thú học tập trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học bậc THPT

- Các văn bản chủ yếu ở lớp 10 và lớp 11
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp ngiên cứu tài liệu
- Phương pháp kiểm tra
- Phương pháp so sánh, đối chứng

-2-


B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Chúng ta đang trên đà đổi mới, hội nhập cùng xu thế chung của thời đại. Cùng
với sự đổi mới đó, đòi hỏi nền giáo dục nước ta có sự đổi mới, đổi mới toàn diện
để bắt kịp thời đại. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” (Nghị
quyết TW II – Khóa VIII).
Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó,
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng
giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo
dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết
hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội”.
Luật Giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm

từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy, vai trò của giáo dục là cực kì quan trọng, liên quan đến sự phát
triển bền vững của một quốc gia. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn nhận thức
rất rõ điều đó. Trong xu thế mới, điều kiện phát triển mới, thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước giáo dục càng được ưu tiên hàng đầu. Để đáp ứng
nhu cầu mới, nhất thiết phải đẩy mạnh đổi mới, đổi mới toàn diện giáo dục.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là với môn Ngữ văn là điều
rất cần thiết. Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là làm cách nào để người học luôn sẵn
tâm thế và yêu thích môn học, từ đó say mê, chủ động tích cực coi học tập là
nhiệm vụ hàng đầu.
Xuất phát từ mục đích thiết thực của việc dạy văn trong nhà trường phổ
thông là việc giúp học sinh có phương pháp cảm thụ văn chương và biết diễn đạt
sự cảm thụ ấy một cách thành công, có thuyết phục, trong đề tài nghiên cứu này
tôi sẽ đưa ra định hướng về nhận thức đối với giáo viên và học sinh.
- Đối với giáo viên:
+ Giờ dạy văn bản văn học là quá trình giáo viên giảng giải, thẩm bình
đồng thời tổ chức và dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh tác phẩm. Thấy
được điều đó nên tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giờ
đọc hiểu văn bản để tăng hứng thú học tập cho học sinh. Tôi cũng xác định rõ
đây là việc làm cần thiết, phải tiến hành một cách kiên trì và liên tục.
-3-


+ Vì giờ đọc hiểu văn bản là phân môn quan trọng nhất chiếm thời lượng
nhiều nhất của bộ môn Ngữ văn - Tiếng Việt trong nhà trường THPT, nên trong
các giờ học văn bản văn học những phương pháp dạy học tích cực phải được
giáo viên thể hiện một cách rõ ràng, sinh động, có định hướng cụ thể để học
sinh có thể nhận diện và cùng thực hành phương pháp với mình.

- Đối với học sinh:
+ Làm cho các em thấy trong giờ đọc - hiểu văn bản việc khám phá, tìm
hiểu tác phẩm văn học là việc làm vô cùng hứng thú, tạo niềm say mê cho các
em.
+ Việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp các em hiểu
bài (văn bản văn học) một cách chắc chắn và làm tốt các bài tập.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Xuất phát từ quá trình chúng tôi tiến hành kiềm tra khảo sát về sự hứng
thú học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn ở đầu năm học, câu hỏi khảo
sát như sau: Trong quá trình học tập ở trường THPT các em có hứng thú với
môn Ngư văn không? Vì sao?
Chúng tôi nhận thấy: Đa số các em không có hứng thú với bộ môn này, ý
thức học tập của học sinh còn lơ là, tính chủ động, sáng tạo còn hạn chế.
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng về cơ bản có một số nguyên nhân sau:
+Tâm lí ngại khó
+ Không thiết thực với nghề nghiệp sau này
+ Kiến thức và kĩ năng làm văn bị hổng nhiều.
Kết quả cụ thể chúng tôi sẽ đưa ở phần sau để đối chiếu và so sánh
- Nhiều thầy cô và học sinh đến nay vẫn tuân theo cách học cũ, quá trình
dạy học còn nặng về truyền đạt, mỗi bài học bị tách rời khởi hệ thống, chú trọng
nhiều vào việc chuyển tải kiến thức mà xem nhẹ hình thành kĩ năng. Vì thế
nhiều học sinh thấy căng thẳng, lúng túng trong cách học.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Trong quá trình dạy văn, học văn ở trường THPT, tùy thuộc vào từng phân
môn, kiểu bài mà tôi vận dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
sao cho phù hợp. Dưới đây là những phương pháp, kĩ thuật được sử dung trong
giờ dạy đọc – hiểu văn bản văn học cho học sinh.
1. Phương pháp dạy học thuyết trình
- Đây là phương pháp dạy học lâu đời nhất và hiện nay vẫn được coi là
-4-



một trong các phương pháp dạy học được sử dụng khá phổ biến.
- Đặc điểm cơ bản nổi bật của phương pháp này là tính chất thông báo
lời giảng của thầy và tính chất tái hiện sau khi lĩnh hội của trò. Những kiến thức
đến với học sinh theo phương pháp này như đã được thầy chuẩn bị sẵn để trò
thu nhận. Học sinh chủ yếu nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, trò
hiểu, ghi chép và ghi nhớ.
- Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: có khả năng chuyển tải đến
người học những nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp mà học sinh không
dễ dàng tự mình tìm hiểu lấy được, một khối lượng thông tin cần thiết, cô đọng
mà giáo viên đã chắt lọc từ kho tàng tri thức của xã hội, tiết kiệm được thời
gian, cung cấp kịp thời thông tin cập nhật mà trong SGK chưa được bổ
sung...Lời giảng của giáo viên có thể gây cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng sâu
sắc, lôi cuốn được người nghe, phát triển năng lực nghe và sự tập trung, chú ý
của học sinh. Sức truyền cảm mạnh của lời nói giáo viên cùng với toàn bộ nhân
cách của giáo viên khi tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp học sinh hình thành những tư
tưởng và tình cảm lành mạnh, cao đẹp, những niềm tin và hoài bão.
- Vận dụng phương pháp thuyết trình trong lời giới thiệu vào bài: Lời
giới thiệu vào bài có vai trò vô cùng quan trọng, vào bài phải hay tạo hứng
thú học tập ban đầu cho học sinh.
Ví dụ 1: Lời vào bài của bài học “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão:
Triều đại nhà Trần là một trong những triều đại mang nhiều dấu ấn nhất
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ba lần đánh tan quân Nguyên
Mông, một thế lực mạnh nhất Châu Á lúc bấy giờ. Dấu son lịch sử ấy còn được
ghi lại trong các áng văn chương bất hủ, trong đó chúng ta phải kể đến bài thơ
“Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Đó cũng là nội dung chúng ta cần tìm hiểu hôm
nay.
Ví dụ 2: Lời vào bài của bài học đoạn trích “Trao duyên” (trích “ Truyện
Kiều”) của tác giả Nguyễn Du.

Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi lai
láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc, khi duyên ưa non biển thề bồi,
khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác, khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng
chồn chân, khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi…”. Thật
vậy, Thúy Kiều đã phải trải qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ dưới
chế độ phong kiến: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì,
làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí và rồi cũng không chồng con giữa ba mươi tuổi
đời. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” để
thấu hiểu nỗi đau vì bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng.
Ví dụ 3: Lời vào bài của bài học “Độc Tiểu Thanh kí” của tác giả Nguyễn Du.
-5-


Nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du, cố thi sĩ
Xuân Diệu nhận xét: “Chính thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét
mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình của Nguyễn Du”. Và trong số những bài thơ
chữ Hán, “Độc Tiểu Thanh kí” là bài thơ mà Nguyễn Du đã gửi gắm tâm sự xót
xa, tha thiết nhất của lòng mình trong đó.
Ví dụ 4: Lời vào bài của bài học “Tự tình II” của tác giả Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung
đại Việt Nam. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, thơ của bà là tiếng nói
đòi quyền sống, là niềm khao khát sống mãnh liệt. “Tự tình II” là một trong
những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện những đặc sắc nghệ thuật
Ví dụ 6: Lời vào bài của bài học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ( trích
“Thi nhân Việt Nam”) của tác giả Hoài Thanh .
“Ngòi bút Hoài Thanh nghỉ viết rồi / Những bài viết cũ mãi xanh tươi /
Văn anh êm ái và duyên dáng / Đủ cả chua cay cả ngọt bùi”. Nói đến nền phê
bình văn học nước nhà không thể không nhắc đến cái tên Hoài Thanh, trải qua
bao thời gian nhưng những bài viết của ông “mãi xanh tươi” mang đậm cá tính
trong phong cách phê bình đầy thuyết phục nhưng cũng vô cùng “êm ái” và

“duyên dáng”. Công trình “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh luôn là tài liệu
hấp dẫn với bao bạn đọc yêu văn chương và tạo cho bạn đọc một niềm tin vào
ngành phê bình văn học non trẻ của nước nhà. Tiểu luận “Một thời đại trong thi
ca” đặt ở đầu sách như là một bản tổng kết, một công trình nghiên cứu thơ kiệt
xuất, vừa là áng văn nghị luận dào dạt chất thơ, vang vọng đến muôn đời.
- Vận dụng phương pháp thuyết trình trong trong những trường hợp
chuyển ý trong bài học để tạo ra sự liền mạch, logic giữa các phần, các ý mà
vẫn không gây cảm giác hụt hẫng cho học sinh.
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong câu thơ thứ nhất của bài “Tỏ lòng”, tác giả Phạm
Ngũ Lão, giáo viên có thể chuyển ý:
Trong sự nghiệp cứu nước của dân tộc không ai đơn độc, người tráng sĩ
nhà Trần chiến đấu không hề đơn độc. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, cả dân tộc
kết thành một khối sức mạnh, vẻ đẹp sức mạnh của dân tộc thể hiện rõ trong
hình ảnh quân đội nhà Trần ở câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong quá trình tha hóa của nhân vật chí Phèo trong truyện
ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, giáo viên có thể chuyển ý: Tưởng rằng Chí
Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi xác ở một bờ bụi
nào đó. Nhưng không, bằng tài năng nghệ thuật, nhất là bằng trái tim nhân đạo
của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo trở về kiếp sống con người
một cách thật tự nhiên qua cuộc gặp gỡ với Thị Nở. Đó chính là quá trình thức
tỉnh của nhân vật Chí Phèo.
-6-


Ví dụ 3: Sau khi dạy xong hai câu thơ đầu bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn
Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”, giáo viên có thể chuyển ý:
Phút biệt li diễn ra, không có những li rượu tiễn đưa nhau, không có những
giọt nước mắt chia tay và đến một cành liễu xanh tặng người ra đi cũng không
có (ngày xưa khi sắp xa nhau, người ta có thói quen bẻ cành liễu xanh tặng
người ra đi, gửi gắm tình cảm của mình vào trong đó). Nhưng ở đây chỉ có lầu

Hoàng Hạc, dòng sông, cánh buồm, bầu trời cũng đủ nói hết những tâm tình của
người đưa tiễn. Chúng ta cùng tìm hiểu tâm tình của tác giả trong hai câu thơ
cuối “Bóng buồm đã khuất bầu không/ Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
Ví dụ 4: Khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối bài “Độc Tiểu Thanh kí”
của tác giả Nguyễn Du, giáo viên có thể chuyển ý:
Tiểu Thanh dù bạc mệnh đến đâu, sau ba trăm năm vẫn còn, dù không nhiều
một người cùng hội đó là Nguyễn Du. Nhưng đến lượt mình mới thật đáng lo,
đáng ngại, không biết cái hạnh phúc hiếm hoi kia của Tiểu Thanh có lặp lại một
lần với nhà thơ họ Nguyễn. Chúng ta tìm hiểu hai câu thơ cuối “Chẳng biết ba
trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
Ví dụ 5: Học về chùm ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, khi chuyển sang
phân tích bài ca dao số bốn, giáo viên có thể chuyển ý:
Nỗi nhớ thương trong tình yêu là đề tài muôn thủa của thi ca xưa nay. Trong
ca dao đề tài này chiếm dung lượng lớn, bởi đây là cung bạc tình cảm rất tự
nhiên và thường trực của con người. Người ta không thể nói yêu mà không nhớ,
nhớ mà không yêu. Nỗi nhớ thương của cô gái trong bài ca là nỗi nhớ da diết,
khôn nguôi lúc tình yêu đang say đắm nhất, song cũng không ít nỗi ưu phiền.
Chúng ta cùng đi tìm hiểu những cảm xúc khác nhau trong tình yêu của cô gái
trong bài ca dao này.
- Ngoài ra, phương pháp thuyết trình còn được sử dụng trong phần
tiểu kết: Vừa khái quát được vấn đề vừa khắc sâu nội dung kiến thức cho học
sinh.
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” trong bài
thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, giáo viên có thế chốt lại:
Sức mạnh của quân đội nhà Trần đã trở thành niềm tự hào không chỉ của
riêng Phạm Ngũ Lão mà của toàn thể quân dân nhà Trần, sau này khi hồi tưởng
lại, Trương Hán Siêu trong “Bạch Đằng giang phú” cũng phải thốt lên lời ca
ngợi:
“Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới

Tỳ hổ ba quân
Giáo gươm sáng chói.”
-7-


Đó là sức mạnh bách chiến, bách thắng của tinh thần đoàn kết, của lòng
yêu nước mãnh liệt đã làm nổi bật được sức mạnh vật chất và tinh thần của cả
dân tộc, bộc lộ niềm tự hào kiêu hãnh của Phạm Ngũ Lão về đất nước, về vua tôi
nhà Trần. Câu thơ làm nổi bật hào khí thời Trần - “hào khí Đông A”.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong hai câu thơ cuối bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của
Hồ Chí Minh, giáo viên có thể chốt lại:
Như vậy cũng giống như nhiều bài thơ khác của Bác, hình tượng thơ có
sự vận động thật khỏe khoắn, bất ngờ theo xu hướng phát triển: thời gian thì đi
dần vào tối nhưng không gian lại vận động ra phía ánh sáng. Cảnh vật cuộc sống
vận động từ mệt mỏi đến khỏe khoắn, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo đến ấm áp.
Sự vận động này cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, thể hiện một
tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai của nhà thơ – chiến sĩ Hồ
Chí Minh.
Ví dụ 3: Sau khi dạy xong chùm ca dao hài hước, giáo viên có thể tiểu kết:
Qua chùm ca dao hài hước, ta thấy tiếng cười dân gian rất phong phú và có
ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Tiếng cười nảy sinh từ tâm hồn trong sáng lành mạnh,
từ trí tuệ thông minh và tinh thần lạc quan, ý thức đấu tranh để vươn lên cuộc
sống tươi đẹp của người dân lao động.
Ví dụ 4: Sau khi dạy xong bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh
Khiêm, giáo viên có thể chốt lại:
Đây là bài thơ đặc sắc, hiếm có trong văn học trung đại Việt Nam. Đặc sắc ở
tính đa nghĩa, vừa trào lộng vừa trữ tình. Nhịp điệu, tiết tấu linh hoạt diễn tả
phong thái ung dung, tự tại, nhàn hạ của một lão nông mộc mạc mà cốt cách
thanh cao. Hình tượng, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi mà vẫn sang. Bài thơ như
lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn, hòa hợp với

thiên nhiên, sống đạm bạc, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi. Phan Huy
Chú nhận xét “Văn chương ông tự nhiên nói ra mà thành, không cần gọt rũa,
giản dị mà linh hoạt không màu mè mà có ý vị quan hệ đến việc dạy đời.”
Ví dụ 5: Sau khi dạy xong phần “Ai vãn” trong tác phẩm “Văn tế nghĩa
sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên có thể chốt lại:
Tiếng khóc của Đồ Chiểu bi thương nhưng không hề bi lụy. Tiếng khóc cao
cả, thiêng liêng, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của
dân tộc. Tác giả thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công
trạng của những người con ưu tú của đất nước trong thời điểm lịch sử nóng bỏng
nhất. Tiếng khóc không chỉ là nỗi đau thương mà còn là ngọn lửa khích lệ lòng
căm thù và ý chí của dân tộc tiếp tục đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.
2. Phương pháp nêu câu hỏi (vấn đáp).
- Giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ, trả lời hoặc có thể

-8-


tranh luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung
bài học.
- Phương pháp này tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, kích

thích học sinh tìm tòi, suy nghĩ, gây hứng thú và khát vọng tìm kiếm khoa học,
tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tránh kiểu học vẹt đồng thời phát triển và
rèn luyện kĩ năng nói, diễn đạt cho học sinh. Giáo viên có thể đánh giá được
mức độ hiểu bài của học sinh.
- Yếu tố quyết định trong phương pháp này là kĩ thuật nêu câu hỏi. Các câu

hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác, tường minh và phải theo một hệ thống
logic chặt chẽ, có tác dụng định hướng để khai thác nội dung bài học hoặc liên
quan đến nội dung, cấu trúc bài học. Để hỏi có hiệu quả, học sinh hiểu câu hỏi

và có hứng thú để trả lời, để tham gia bài học, câu hỏi không trở thành nỗi sợ
hãi cho học sinh thì người giáo viên cần cần chú ý từ ngữ trong câu hỏi cũng
như cách đặt câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh, không đưa ra
quá nhiều câu hỏi vụn vặt, tùy tiện, quá dễ dãi, không đặt những câu hỏi rườm
rà hoặc quá khó, những câu hỏi cần được đưa ra một cách tự nhiên, có mối liên
hệ chặt chẽ với mạch suy nghĩ của học sinh và phải tạo ra hứng thú trao đổi,
tranh luận.
- Có rất nhiều loại câu hỏi: Câu hỏi gợi mở tìm tòi, có câu hỏi củng cố
kiến thức, có câu hỏi tái hiện kiến thức, có câu hỏi nêu vấn đề...
Ví dụ 1: Câu hỏi tìm ý (tìm luận điểm):
Khi học bài thơ “Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu.
Phân tích bốn câu đầu bài thơ.
“Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.”
Tôi đặt những câu hỏi:
- Bốn câu thơ trên cho thấy khát vọng lớn lao nào của hồn thơ Xuân
Diệu?
Qua phần học sinh trả lời, tôi sửa, bổ sung và đi đến 2 ý cần phân tích đó là:
+ Ước nguyện, khát vọng táo bạo chống lại quy luật của thiên nhiên.
+ Một cái tôi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến ham hố, cuồng nhiệt.
- Câu hỏi triển khai ý: Khát vọng lớn lao đó được thể hiện qua những
hình thức nghệ thuật gì?
-9-


+ Sử dụng điệp từ “tôi muốn”.
+ Nhịp điệu nhanh, gấp gáp
Ví dụ 2: Câu hỏi yêu cầu học sinh phát huy năng lực cảm thụ và rèn kỹ

năng phân tích từ ngữ, hình ảnh thơ:
Khi giảng bốn câu thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Tôi sử dụng câu hỏi :
- Hình ảnh bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ hiện lên
trong hoài niệm của nhà thơ như thế nào?
Sau câu hỏi tu từ như một lời mời gọi ngọt ngào là hình ảnh khu
vườn thôn Vĩ tràn đầy ánh nắng. Ở đây Hàn Mặc Tử điệp lại hai lần từ
“nắng” cùng với hàng loạt những từ miêu tả nắng đã làm hiện lên một
cách sinh động làn nắng mới tinh khôi đang bao trùm không gian nơi
này. Chỉ tả nắng thôi mà nhà thơ đã gợi ra cả một không gian tinh
khiết trong buổi bình minh.
Dưới làn nắng mới ấy, khu vườn bừng lên sắc mượt của sự trẻ trung, của
sức sống. Cây lá nơi này xanh non, mỡ màng, tràn đầy nhựa sống khiến cho cả
khu vườn xanh óng lên như một viên ngọc khổng lồ giữa không trung.
Giữa không gian vườn ai đầy thân thuộc ấy thấp thoáng hiện lên gương
mặt “chữ điền” của người con gái xứ Huế. Hàn Mặc Tử đã sử dụng nét vẽ
cách điệu để gợi nên vẻ đẹp hồn hậu, thanh nhã của con người nơi đây. Qua
đó, ta thấy sự hài hòa tuyệt vời giữa thiên nhiên và con người xứ Huế.
- Câu hỏi liên kết ý: Vì sao đây là những dòng thơ viết về kỉ niệm mà
hình ảnh thơ lại hiện lên một cách sống động, tươi mới như vừa diễn ra ngày
hôm qua?
Thi nhân đã trở về sống trọn vẹn với những kí ức đẹp nhất của tuổi trẻ.
Những kỉ niệm ấy được lưu giữ thật sâu nơi tâm hồn nhà thơ để cho dù cuộc
đời có đắng cay, bất hạnh nhà thơ vẫn còn một điểm tựa nuôi dưỡng tình yêu
cuộc sống.
Ví dụ 3: Câu hỏi tìm dẫn chứng – phân tích dẫn chứng.

Khi tìm hiểu về nhân vật chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nam cao, tôi đặt những câu hỏi:
- 10 -


- Nam Cao đã mô tả rất cụ thể, chi tiết hình dáng, cách ăn mặc, nói năng,
cách sinh hoạt của Chí Phèo sau khi đi tù về như thế nào?
HS có thể tìm dẫn chứng – phân tích dẫn chứng:
+ Hình dáng dữ tợn: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt
thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết!... Cái ngực phanh
đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh
tay cũng thế. Trông gớm chết!”.
+ Trang phục lạ hoắc: “ Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng”
+ Ngôn ngữ, hành động côn đồ: Uống rượu say khướt, đập phá, chửi bới,
rạch mặt ăn vạ.
-> Chí Phèo mất hết nhân hình, nhân tính, bị đồng loại xa lánh, hắt hủi, loại
trừ. Chí Phèo rơi vào quá trình tha hóa.
- Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong buổi
sáng sau khi tỉnh rượu trong tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở?
+ Lần đầu tiên hết say, tỉnh táo “Hắn buâng khuâng như tỉnh dậy sau một
cơn say rất dài…Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình…Hắn sợ rượu cũng như
những người ốm thường sợ cơm.”
+ Nhận thức về thế giới xung quanh “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo
đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới
nghe thấy…Chao ôi là buồn!”
+ Nhận thức về bản thân:
Quá khứ: nhớ lại quãng đời lương thiện với ước mơ về một gia đình nho
nhỏ “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng
cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn

liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.”
Hiện tại: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho
đời! Có lí nào như thế được? Hăn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi
đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã
tới cái dốc bên kia của đời.”
Tương lai: “ Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói
rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
=> Lòng buồn, ý thức được cảnh ngộ bi đát
- Sự chăm sóc của Thị Nở đã tác động tới tâm trạng của Chí Phèo ra
sao?
- 11 -


HS có thể tìm dẫn chứng – phân tích dẫn chứng:
+ Khi được Thị Nở mang cho bát cháo hành, nhận bát cháo từ tay Thị Nở,
chí Phèo rất “ngạc nhiên”, sau đó mắt hắn “ ươn ướt”. Chí ngạc nhiên vì từ bé
đến giờ chưa có ai tự nhiên cho hắn cái gì. Xưa nay muốn có cái gì, hắn vẫn phải
dọa nạt hay cướp giật. Hắn cảm động đến phát khóc vì đây là lần đầu tiên hắn
được một người, nhất lại là một người đàn bà bà chăm sóc. Hắn nhìn bát cháo
mà suy ngẫm, bâng khuâng. Hắn ăn cháo và thấy “cháo mới thơm làm sao!”.
Hắn đặt ra câu hỏi cho mình: “Tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị
cháo?”. Và Chí nghĩ đến người đàn bà đã đi qua đời mình. Mụ vợ ba nhà Bá
Kiến chỉ gợi lại trong Chí cảm giác bị làm nhục, bị khinh bỉ. Còn với Thị Nở,
Chí cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc, “ hắn muốn làm nũng với thị như
với mẹ”. Bát cháo của Thị Nở khiến cho Chí tỉnh ngộ để nhận ra rằng “Thị có
thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được”.
+Tất cả người dân làng Vũ Đại ruồng rẫy Chí, duy chỉ có Thị Nở nhìn và
đối xử với Chí như một con người. Tình cảm yêu thương giản dị, mộc mạc, chân
thành của thị Nở đã đánh thức nhân tính trong Chí, khơi dậy trong Chí khát vọng
lương thiện, thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người, lòng chí lại chứa

chan hi vọng vào một cuộc sống mới. Chí đã nói với thị Nở: “Giá cứ mãi thế
này thì thích nhỉ?” và “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Ẩn sau
câu nói của Chí là niềm khát khao cháy bỏng được yêu thương, chăm sóc, mong
muốn có một gia đình vui vẻ và hạnh phúc.
+ Tâm trạng của chí Phèo đã được miêu tả với nhưng diễn biến hết sức
phức tạp. Từ tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ, rồi ngạc nhiên, xúc động và hi vọng.
Ngòi bút của Nam Cao đã lách sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, khơi dòng ý
thức, tâm lí, làm hiện hình các trạng thái cảm xúc, tình cảm tinh vi, phức tạp vừa
nối tiếp vừa đan xen trong tâm trí nhân vật. Biệt tài của Nam Cao là vừa miêu tả
vừa kết hợp với phân tích, cắt nghĩa các biểu hiện tâm lý, tâm trạng nhân vật,
đưa người đọc nhập vào ý thức nhân vật để cùng giải thích, đánh giá.
 Như vậy dù tha hóa nhưng trong con người Chí vẫn còn những đốm sáng của
lương tri. Trận ốm là nhân tố trực tiếp giúp Chí Phèo thức tỉnh, nhưng tình yêu
thương của Thị Nở là ngọn gió khơi bùng đốm sáng lương tri ấy thành ngọn lửa
mãnh liệt với khát vọng hoàn lương.
- Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã rơi vào tâm trạng như thế nào?
Học sinh có thể tìm dẫn chứng – phân tích dẫn chứng:
+ Mong ước được trở lại cuộc đời lương thiện của Chí đã không thể thực
hiện được. Bà cô Thị Nở đã kiên quyết không cho cháu bà đâm đầu lấy “một
thằng không cha”, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, “người chỉ có một nghề là
rạch mặt ăn vạ”. Cách cứu giúp Chí trở lại làm người lương thiện vừa mở ra
trước mắt Chí đã hoàn toàn đóng sập lại. Làng Vũ Đại đã gạt Chí ra khỏi cộng
đồng của thế giới loài người, coi Chí không phải là người từ rất lâu rồi.
- 12 -


+ Khi bị Thị Nở trút vào mặt tất cả những lời của bà cô, Chí Phèo “ngẩn
người” ngạc nhiên rồi thất vọng. Thất vọng nhưng Chí chưa tuyệt vọng bởi
hương vị cháo hành như vẫn còn phảng phất đâu đây. Chí nuối tiếc, xót xa, hắn
đuổi theo Thị Nở nắm lấy tay thị giữ lại. Đó là cố gắng, là nỗ lực cuối cùng để

níu giữ lại một chỗ dựa tinh thần, một niềm hi vọng về con đường hoàn lương,
nhưng Thị Nở đã tàn nhẫn “gạt ra” rồi lại giúi hắn ngã xuống. Hành động ấy tỏ
rõ sự dứt khoát, cắt đứt không thương tiếc. Bị cự tuyệt, Chí vô cùng đau đớn.
Hương vị cháo hành cứ phảng phất như một sự trêu tức. Hạnh phúc Chí vừa
được hưởng đã tuột mất vĩnh viễn và Chí lại muốn uống rượu cho thật say để lại
có thể ăn vạ, đập phá, la làng, nhưng tâm hồn người vừa sống lại trong Chí
không thể chấp nhận cuộc sống thú vật như trước nữa. Hương vị tình người Chí
vừa được một thời gian ngắn ngủi khiến Chí không thể nào quên. Chí càng uống
càng tỉnh, cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Men rượu và cháo hành, lưu
manh và lương thiện, các đối cực ấy đang giằng xé quyết liệt trong tâm hồn Chí.
Chí đau đớn vì anh thấu hiểu bi kịch của đời mình. Chí ôm mặt khóc rưng rức.
Bi kịch của Chí đã lên đến đỉnh điểm. Làm người thì xã hội không chấp nhận,
quay lại kiếp sống thú vật thì Chí không muốn và cũng không thể quay lại. Bế
tắc, phẫn uất và tuyệt vọng, Chí chỉ còn cách đâm chết kẻ thù và tự kết liễu cuộc
đời.
Ví dụ 4: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh:
Khi dạy bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận, đến hai câu thơ cuối cùng
của bài giáo viên đặt câu hỏi: Ở hai câu thơ cuối bài thơ, nhà thơ đã kế thừa và
sáng tạo ý thơ nào của một thi nhân đời Đường để thế hiện nỗi lòng của mình?
Học sinh có thể phát hiện: Hai câu thơ cuối, nhà thơ đã kế thừa ý thơ của
nhà thơ Thôi Hiệu trong “Hoàng Hạc Lâu”:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng xử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)”
Nhưng ở đây Huy Cận có sự sáng tạo: Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà buồn
nhớ quê hương, Huy Cận không thấy khói sóng mà vẫn nhớ nhà. Đó là nỗi buồn
nhớ da diết, mãnh liệt của Huy Cận
Ví dụ 4 : Câu hỏi giúp học sinh liên tưởng mở rộng và so sánh tác
phẩm có cùng đề tài. :

Tìm một số tác phẩm viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng
tháng Tám, so sánh đối chứng để tìm ra nét độc đáo trong truyện ngắn “Chí
Phèo” của Nam Cao?
- 13 -


Học sinh trả lời:
- Tác phẩm cùng đề tài về số phận người nông dân trước Cách mạng
tháng Tám “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
- So sánh:
+ Nhân vật Chị Dậu bị ức hiếp, chà đạp nhưng vẫn còn được công nhận là
con người.
+ Nhân vật Chí Phèo cùng quẫn và bế tắc, bị cự tuyệt quyền làm người.
Ví dụ 5: Câu hỏi đánh giá - nhận xét.
- Khi dạy xong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ”
của Vũ Trọng Phụng), giáo viên có thể đưa ra câu hỏi đánh giá: Hãy đánh giá
chung về giá trị của chương truyện?
Học sinh phải đánh giá:
Đoạn trích đã vạch trần sự thật xấu xa của xã hội thượng lưu thực dân nửa
phong kiến trước Cách mạng. Cái phong trào “Âu hóa” nhân danh “ văn minh”,
“ tiến bộ” thực chất chỉ là những trò lố lăng, đồi bại, giả dối, vô đạo đức. Đoạn
trích cũng gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một
bộ phận người dân Việt Nam trong xã hội lúc bấy giờ.
Đoạn trích cũng thể hiện tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng:
vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản của xã hội, vừa sáng tạo ra màn
hài kịch phong phú, biến hóa, kết hợp thủ pháp tương phản với phóng đại,
cường điệu để tạo nên những bức chân dung biếm họa với những hành vi trào
phúng, để diễn tả những sự thật phi lí mà hợp lí, lật tung cái mặt nạ của bọn đạo
đức giả.
Ví dụ 6: Câu hỏi nêu vấn đề.

Khi dạy tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du, giáo viên đặt câu
hỏi nêu vấn đề: Nếu được trả lời cho câu hỏi của Nguyễn Du “Chẳng biết ba
trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”, các em sẽ nói với ông
điều gì? Mỗi người hãy tìm chọn cho mình một câu để trả lời nhà thơ?.
Học sinh liên hệ thực tế và phát biểu:
Nguyễn Du vĩnh biệt cõi đời từ lâu, nhưng văn chương và tấm lòng nhân
đạo của ông mãi bất tử cùng thời gian.
Thế giới tổ chức hai trăm năm ngày sinh của ông, tôn vinh ông là danh
nhân văn hóa thế giới. Thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới,
nhiều đường phố, trường học trên khắp đất nước mang tên ông.
Các văn nghệ sĩ và mọi người ngày nay được phát triển tài năng, đặc biệt
- 14 -


là người phụ nữ.
Giáo viên có thể liên hệ, mở rộng thêm: Nhiều ý kiến xưa nay đã khẳng
định sự trường tồn của Nguyễn du:
Mộng Liên Đường ca ngợi: “Tố Như có con mắt trông thấu sáu cõi, có
tấm lòng nghĩ đến ngàn đời”.
Nhà thơ Chế Lan Viên : “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn.”
Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã viết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thơ như tiếng mẹ ru tháng ngày.”
- Để phương pháp này sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần chú ý: Khi học
sinh trả lời câu hỏi giáo viên sẽ phải làm gì? Giáo viên phải chú ý lắng nghe câu
trá lời của học sinh, để có nhận xét chính xác.
+ Đối với câu trả lời đúng giáo viên cần khen ngợi, công nhận câu trả lời:
“Đúng” “Vâng” “Rất tốt” cùng với nét mặt, cử chỉ tương ứng.

+ Đối với câu trả lời đúng một phần, giáo viên cần đánh giá phần trả lời đúng
và đề nghị các học sinh khác bổ sung ý kiến hoặc hoàn thiện câu trả lời.
+ Đối với câu trả lời sai, giáo viên cần ghi nhận sự phát biểu ý kiến, không
tỏ ra tức giận, chê bai hoặc trách phạt gây ảnh hưởng đến không khí học tập.
+ Phải tạo điều kiện tốt để học sinh vừa trả lời vừa đặt câu hỏi cho giáo
viên một cách đúng đắn. Giáo viên có trách nhiệm trả lời những câu hỏi đặt ra
của học sinh, nghiêm túc, không lảng tránh..
3.Phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác trong nhóm)
- Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp táckết hợp giữa
hoạt
động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học
sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Lớp học được chia thành những nhóm nhỏ (4-6 người) để tất cả các thành

viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý
kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó, qua đó đạt được mục đích dạy học.
- Phương pháp này giúp học sinh được làm việc và thể hiện khả năng của

mình, phát huy tinh thần hiểu biết, hợp tác, thi đua và đoàn kết các thành viên
- 15 -


trong lớp.
- Có nhiều hình thức và biện pháp, kĩ thuật thảo luận trong nhóm nhỏ.

Trong quá trình giáo dục, chúng tôi vận dụng chủ yếu hai kĩ thuật sau:
a.Thảo luận bằng phiếu học tập:
Ví dụ 1: Sau khi tìm hiểu xong quan niệm về chí làm trai của tác giả Phạm
Ngũ Lão trong tác phẩm “Tỏ lòng” (Thuật hoài), giáo viên đặt câu hỏi thảo
luận: Đây là chí làm trai thời phong kiến, biết bao trang nam nhi đất Việt đã

sống say mê, mãnh liệt, từng lập nên nghiệp lớn, được lưu danh muôn đời. Vậy
quan niệm về chí làm trai của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ có ý nghĩa với thế
hệ trẻ các em ngày hôm nay và ngày mai như thế nào ?
Học sinh: thảo luận, phát biểu tự do.
Giáo viên nhận xét, chốt lại: Thanh niên ngày nay phải sống có lý tưởng,
hoài bão, phải biết hổ thẹn với những người tài giỏi hơn mình, phải biết hổ thẹn
khi mình lười biếng, không chịu học hành, sống ích kỉ, không làm được công
trạng gì cho bản thân gia đình, xã hội,...Muốn vậy ngay từ bây giờ các em phải
rèn đức, luyện tài, học giỏi để mai sau lập nghiệp, xây dựng tổ quốc giàu mạnh,
sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch, giáo viên đặt câu hỏi thảo luận: Các nhà
thơ Đường rất trân trọng tình bạn, em hãy suy nghĩ về vị trí và ý nghĩa của tình
bạn trong cuộc sống ngày nay?
Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời, giáo viên nhận xét, chốt lại: Tình
bạn đẹp ngày nay là tình bạn được xây dựng trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, đặc
biệt là yêu quí nhau chân thành. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều
người dựa vào tình bạn mà vụ lợi, tình bạn này cần lên án, xóa bỏ. Chúng ta cần
xây dựng cho mình một tình bạn đẹp thực sự.
Sau khi dạy xong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi,
giáo viên đặt câu hỏi thảo luận: Theo em, bài “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa gì
đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
Học sinh thảo luận, phát biểu tự do.
Bài học lấy dân làm gốc, lấy tư tưởng nhân đạo, nhân bản cao cả làm nền
tảng hành động vẫn là một tiền đề quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ
nước.
Mọi sự phát triển của dân tộc, đất nước đều là sự tiếp thu, phát huy và
phát triển các giá trị của quá khứ.
Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và thời đại để làm nên chiến thắng.
- 16 -



b.Thảo luận bằng kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ
có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia
phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc
6 người.)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề
nào đó mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình.
Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa
“khăn trải bàn”, giáo viên tổ chức như sau:
Nhóm có một trưởng nhóm: phân công nhiệm vụ.
Một hậu cần: chuẩn bị đồ dùng, tài liệu cần thiết.
Một thư kí: ghi chép kết quả.
Một phát ngôn viên: phát biểu ý kiến của cả nhóm.
Một liên lạc viên: liên lạc với các nhóm khác.
Một liên lạc với giáo viên: liên lạc với giáo để xin trợ giúp.
Một trật tự: duy trì trật tự nhóm .
Mô hình khăn phủ bàn như sau:

Ví dụ 1: Dạy truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn
Tuân, khi tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, giáo viên chia lớp thành 4
- 17 -


nhóm và sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
Nhóm 1: Những chi tiết nào trong truyện nói về vẻ đẹp tài hoa của Huấn
Cao?
Nhóm 2: Những chi tiết nào trong truyện nói về khí phách hiên ngang bất

khuất của Huấn Cao?
Nhóm 3: Những chi tiết nào trong truyện nói về thiên lương cao cả của
Huấn Cao?
Nhóm 4: Qua nhân vật Huấn Cao, hãy nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân
về cái đẹp?
Ví dụ 2 : Khi dạy bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận, giáo viên chia lớp
thành 4 nhóm và sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
Nhóm 1: Tìm hiểu khổ 1: Cảm nhận nội dung, phát hiện và phân tích những
thủ pháp nghệ thuật của khổ thơ.
Nhóm 2: Tìm hiểu khổ 2: Cảm nhận nội dung, phát hiện và phân tích
những thủ pháp nghệ thuật của khổ thơ.
Nhóm 3: Tìm hiểu khổ 3: Cảm nhận nội dung phát hiện và phân tích những
thủ pháp nghệ thuật của khổ thơ.
Nhóm 4: Tìm hiểu khổ 4 : Cảm nhận nội dung phát hiện và phân tích những
thủ pháp nghệ thuật của khổ thơ.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH, ĐỐI CHỨNG
1. Niềm hứng thú học tập của học sinh
Đầu năm học 2018-2019, sau khi phát phiếu thăm dò tâm lí, hứng thú
học tập của HS, chúng tôi thấy kết quả như sau:
Tên lớp

Hứng thú học tập

Vừa hứng thú vừa
không

Không hứng
thú học tập

Lớp 10 C7


23,3%

25,9%

50,8%

Lớp 11B7

30 %

27,4%

42,6%

31,7%

28%

Lớp 11B5

40,3 %

Cuối năm, sau khi chúng tôi vận dụng một số phương pháp, kĩ thật dạy
- 18 -


học tích cực, chúng tôi cũng phát phiếu thăm dò với câu hỏi giống như đầu
năm.
Kết quả cụ thể như sau:

Vừa hứng thú
Tên lớp

Hứng thú học tập

vừa không

Không hứng
thú học tập

Lóp 10C7

50,5%

28,4%

20,1%

Lớp 11B7

62,0%

20,1%

17,9%

Lớp 11B5

65,3


22,2

12,5

2. Chất lượng kiến thức của HS:
Có sự khác biệt ngay trong từng tiết học giữa các lớp. Chúng tôi so sánh giữa
hai lớp 10 C8 và 10C7 Sau khi dạy xong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của tác
giả Nguyễn Trãi, 10C7 chúng tôi vận dụng một số phương pháp dạy học tích
cực, còn ở lớp 10C8 chúng tôi không vận dụng.
Câu hỏi kiểm tra như sau: Sau khi dạy xong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của
tác giả Nguyễn Trãi, giáo viên đặt câu hỏi : Theo em, bài “Bình Ngô đại cáo” có
ý nghĩa gì đối với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
Kết quả cụ thể như sau:

Tên lớp

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu, kém

Lớp 10C8

7,1%

27,9%


57,8%

6,2%

Lớp 10C7

14,7%

47,5, %

34,8, %

3,0%

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
- 19 -


Phương pháp dạy học tích cực là một phạm trù rộng, nó bao hàm, nhiều
thao tác, nhiều phương pháp. Những việc tôi làm ở trên chỉ là một vài phương
pháp nhỏ trong việc giúp học sinh chủ động tiếp thu văn bản văn học để đạt
hiệu quả tốt hơn ở bộ môn Ngữ văn.
Như vậy, muốn nâng cao chất lượng môn Ngữ văn thì phải tạo hứng thú
học tập cho các em, phải chỉ ra một cách cụ thể việc các em phải học gì và quan
trọng hơn là học như thế nào. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là một
việc làm cần thiết phải được tiến hành kiên trì qua nhiều tiết học. Nếu mỗi giờ
đọc – hiểu văn bản văn học giáo viên luôn chủ động, định hướng và làm việc
này có ý thức, học sinh chủ động, hứng thú học tập thì chất lượng bộ môn sẽ
được nâng lên, số học sinh yếu kém về môn Ngữ văn sẽ giảm một cách đáng kể.

II. Kiến nghị
Thực hiện quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và
đào tạo, trong năm qua chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT. Trong quá
trình giảng dạy, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1.Các cơ quan chuyên môn và nghiệp vụ nên tiếp tục mở các hình thức
sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, tổ chức những lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo
viên dạy văn về những phương pháp dạy học mới, những kĩ thuật dạy học tích
cực để giáo viên có các cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, nâng
cao chất lượng học tập.
2. Trang bị cho giáo viên dạy văn những tài liệu, sách tham khảo về
những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
3. Phổ biến những SKKN về đổi mới phương pháp dạy học đạt giải cao
để giáo viên được học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp và vận dụng
vào quá trình giảng dạy.
Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi trong quá trình giảng dạy bộ
môn Ngữ văn ớ nhà trường THPT. Tôi rất mong được BGK và các bạn đồng
nghiệp xa gần góp ý, xây dựng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
Ngữ văn nói riêng cũng như chất lượng của ngành giáo dục nói chung.

- 20 -


Thanh hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Vóc

- 21 -


D. PHỤ LỤC
1. Kỹ thuật dạy học tích cực- Dự án hợp tác giáo dục Việt – Bỉ của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, 2. NXB Giáo dục, 2007.
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, 2. NXB Giáo dục, 2007
4. Vũ Thị Mai - Nguyễn Đức Khuông - Nguyễn Thu Hòa. Tìm hiểu tác phẩm
văn học Ngữ văn 11 qua hệ thống câu hỏi. NXB Giáo dục, 2009.
5. Lê Huy Bắc. Hỏi - đáp kiến thức Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2009.
6.Sách giáo viên nâng cao lớp 10, 11 NXB Giáo dục 2007

- 22 -


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………..

1

I. Lý do chọn đề tài………………………………………………………. 1
II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….. 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………............

2


IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..

2

B. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………....... 3
I. Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu……………………………............

3

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………........ 4
III. Giải pháp tổ chức thực hiện…. ……………………………………... 4
1. Vận dụng phương pháp dạy học thuyết trình………………………….. 4
2. Vận dụng phương pháp nêu câu hỏi (vấn đáp)……………................... 8
3. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác trong nhóm)

15

IV. Kết quả thực hiện kiểm chứng……………………………………….. 18
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………. 20
1. Kết luận ……………………………………………………………….. 20
2. Kiến nghị………………………………………………………………. 20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………... 21

- 23 -


- 24 -




×