Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT cẩm thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 39 trang )

MỤC LỤC
Số tt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Các nội dung chính
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiện cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm
1.5. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận


2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục và với bản thân.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành GD
cấp tỉnh đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Phụ lục

Trang
1
2
2
3
3
3
3
4
4
5
7
11
12
12
13
14
15

16

1


SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn luôn được xác định là một môn học cơ bản có vị trí vô
cùng quan trọng trong chương trình giáo dục của các nhà trường phổ thông nói chung,
trường trung học phổ thông nói riêng. Trong đó phân môn văn học chiếm phần lớn thời
lượng của bộ môn. Văn học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về xã hội, phát
triển cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ, rèn luyện khả năng tư duy… mà còn bồi
dưỡng tâm hồn, tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ tốt đẹp cho học sinh, giúp các em tự hoàn thiện
nhân cách [1] nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra cho giáo dục
là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả” [2]. Tuy nhiên hiện nay, do xu thế chung của xã hội, cũng như nhiều môn
học khoa hoc xã hội khác, tình trạng học văn trong nhà trường đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề nan giải:
Trước hết chính là tình trạng học sinh quay lưng với môn học, các tiết văn học trước
kia vốn là niềm hào hứng nay học sinh hờ hững thậm chí ngán ngẩm. Dù là môn thi bắt
buộc với tất cả các thí sinh trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia, nhưng tình trạng học
văn ở các khối lớp nói chung, đặc biệt là khối lớp 12 vẫn thiếu sự hào hứng, tự giác.
Bên cạnh đó là tình trạng học sinh nắm kiến thức văn học một cách hời hợt, phân
tích tác phẩm văn học chỉ như một sự cắt nghĩa câu từ một cách đơn thuần mà không hiểu
ý nghĩa xã hội, các vấn đề mang tính thời đại được đặt ra trong tác phẩm… Một trong
những lí do của tình trạng trên là sự thiếu hụt kiến thức lịch sử liên quan đến tác phẩm văn

học, giai đoạn văn học... của học sinh; tình trạng thiếu tư duy hệ thống mang tính liên môn
để lí giải sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đến văn học.
Một vấn đề nữa vô cùng quan trọng khiên tôi quan tâm tới đề tài này là hiện nay
mục tiêu giáo dục đang hướng tới việc tích cực rèn luyện kĩ năng và năng lực vận dụng
kiến thức liên môn để việc giải quyết các vấn đề trong học tập cho học sinh. Nhưng học
sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 2 trong tất cả các khối lớp đều khá hời hợt với việc này,
khả năng liên kết kiến thức trong các môn học yếu… lâu dài sẽ khiến học sinh không theo
kịp xu hướng học tập chung.
Vậy làm thế nào để kéo học sinh trở lại với bộ môn Ngữ văn nói chung, để học sinh
hứng thú, say mê với mỗi tiết văn học nói riêng? Làm thế nào để tiết văn học trở nên phong
phú và hấp dẫn để người học cảm nhận đang được tiếp cận và khám phá những điều mới
mẻ, tìm hiểu chân lí khoa học để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra?...Là
những câu hỏi mà những người giảng dạy bộ môn chúng tôi luôn trăn trở. Và đó cũng
2


chính là lí do khiến tôi tìm đến với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này - Đề tài “Sử dụng tư
liệu Lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT
Cẩm Thủy 2”. Bởi tôi nghĩ rằng: Sử dụng tư liệu dạy học phong phú, hợp lí sẽ tạo cho bài
giảng sự sinh động, hấp dẫn, khơi gợi được sự hứng thú, tích cực, tự giác cho học sinh,
giúp cung cấp thêm cho các em những kiến thức lịch sử quan trọng có liên quan đến tác
phẩm văn học, giai đoạn văn học, tác giả văn học… để các em có điều kiện hiểu sâu và
thấu đáo hơn về bài học. Đặc biệt việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học văn học sẽ
giúp học sinh thói quen tư duy hệ thống mang tính liên môn để học sinh có thể vận dụng
kiến thức không chỉ của văn và lịch sử mà còn biết vận dụng kiến thức liên môn của tất cả
các môn học để giải quyết các vấn đề trong học tập.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này, tôi hướng tới một số mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Góp một phương pháp giảng dạy văn học vào hệ thống phương pháp dạy văn

nói chung góp phần đổi mới phương pháp, giúp truyền tải hiệu quả kiến thức văn học để
học sinh hiểu vấn đề nhanh hơn, sâu sắc hơn.
Thứ hai: Vận dụng vào giảng dạy giúp bài học sinh động, phong phú, tạo hứng thú cho
học sinh, giúp học sinh tích cực, tự giác trong các tiết học văn học từ đó nâng cao chất
lượng bộ môn nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
Thứ ba: Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa các môn học đặc biệt là giữa
văn học và lịch sử từ đó nâng cao năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống trong học tập- một trong những mục tiêu mà giáo dục đang hướng tới, góp phần
giáo dục toàn diện học sinh.
Thứ tư: Qua nghiên cứu đề tài bản thân sẽ tự bồi dưỡng được thêm về kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ, nâng cao kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học, nâng cao trình độ
nghiên cứu khoa học trong dạy học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cho phân môn văn học thuộc bộ môn Ngữ
văn cấp Trung học phổ thông bao gồm kiểu bài bài đọc văn và bài văn học sử. Trong đề tài
này tôi chọn nghiên cứu trên việc giảng dạy một tác phẩm văn học, tác phẩm “Vợ nhặt”
của Kim Lân (Ngữ văn lớp 12 cơ bản)
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm trên 2 đối tượng: Lớp 1 2C
năm học 2014- 2015 và lớp lớp 12C năm học 2017-2018 trường THPT Cẩm Thủy 2.
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Từ năm học 2014-2015 tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài này trên đối tượng là lớp 12C, có thu thập thông tin và các số liệu nhất định. Tuy
nhiên do điều kiện khách quan của bản thân nên quá trình nghiên cứu của tôi bị gián đoạn.
Năm học 2017-2018, tôi lựa chọn lớp 12C là lớp đối chứng bởi cả hai lớp đều có đối tượng
học sinh giống nhau, tập hợp những học sinh có nguyện vọng học và thi đại học khối C , đa
số có khả năng tiếp thu tốt, một số có khả năng cảm thụ văn học khá tốt.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu bằng sự kết hợp các phương pháp:
3



-

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Phương pháp quan sát đối tượng

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đồng
thời nó tồn tại khách quan với chúng ta. Do lịch sử là cái đã trải qua nên con người không
thể trực tiếp quan sát vì vậy việc nhận thức phải dựa vào nguồn tư liệu lịch sử. Vậy tư liệu
lịch sử là gì? Hiện nay khái niệm tư liệu lịch sử vẫn còn có nhiều cách phát biểu: Theo
Chi- khơ- mi-rốp, nhà sử học Nga: “Tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc
sống đã qua…tư liệu lịch sử là một phương tiện để bảo tồn, lưu giữ và truyền bá”. Còn Rêban lại cho rằng: “ Tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực
tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng phương diện xã
hội”. Trong cuốn “Bách khoa toàn thư” cũng nêu khái niệm: “Tư liệu lịch sử là những gì
phản ánh trực tiếp của quá khứ” [3]. Dù có nhiều cách phát biểu khác nhau, nhưng tựu
chung lại đều giúp ta nhận thức được rằng: Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ,
xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định [3].
2.1.2 Các loại tư liệu lịch sử
Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng, người ta có nhiều
cách để phân loại tư liệu lịch sử. Dựa vào nội dung phản ánh và tính chất, tư liệu lịch sử
được chia thành 7 nhóm sau:
- Nhóm tư liệu thành văn
- Nhóm tư liệu vật chất
- Nhóm tư liệu truyền miệng dân gian
- Nhóm tư liệu ngôn ngữ

- Nhóm tư liệu dân tộc học.
- Nhóm tư liệu phim ảnh, băng ghi hình.
- Nhóm tư liệu băng ghi âm.[4]
2.1.3. Mối quan hệ giữa lịch sử và văn học
Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, từ xưa đã có quan
niệm “Văn sử bất phân” xem lịch sử và văn học là một môn khoa học không thể tách rời.
Thực tế có thể thấy, văn học ra đời, tồn tại và phát triển trong một điều kiện hoàn cảnh xã
hội nhất định, văn học chịu sự chi phối của điều kiện xã hội ấy. Có thể nói điều kiện xã hội
ảnh hưởng đến mọi mặt của văn học: Từ tiến trình vận động, phát triển đến nội dung phản
ánh, thậm chí ảnh hưởng đến cả hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nói về sự ảnh hưởng
của hoàn cảnh lịch sử- xã hội đến văn học, giáo sư Phan Trọng Luận đã cho rằng: “Văn học
4


cũng như tác phẩm văn chương luôn được ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội văn
hóa cụ thể; những yếu tố đó được thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để
đi vào tác phẩm” [5]. Xét trên chức năng của văn học, có ý kiến đã khẳng định: “Văn
học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” (Standa). Vì vậy khi nói về vai trò của nhà
văn Banlzac đã cho rằng: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, người có
chức năng phản ánh trung thực hiện thực của xã hội theo lăng kính chủ quan của mình
bằng tài năng và tâm hồn, trái tim của người nghệ sĩ. Mà hiện thực xã hội ấy chính là lịch
sử.
Hơn nữa giữa bộ môn văn học và lịch sử cũng có nhiều mối tương đồng nhất định,
tất nhiên bên cạnh đó là những khác biệt do đặc trưng bộ môn quy định. Văn chương và
lịch sử đều tuân thủ một cách thú vị hai trục thời gian đồng đại và lịch đại. Trước hết dù
nói gì đi nữa thì văn chương và lịch sử đều là câu chuyện của thời điểm hiện tại, tại thời
điểm đó mọi sự được mã hoá bằng văn bản. Đối với tác phẩm văn chương dưới sự tác động
của tâm lí học về sáng tạo và xã hội học về các thiết chế đã làm cho nó trong thời điểm
hiện tại phải là nó, nghĩa là nó được tồn lưu. Giá trị tồn lưu ấy là giá trị một thời và mãi
mãi, giá trị bị quy định bởi lịch sử và có quyết định tới lịch sử. Như vậy bản thân văn

chương trong sự sống động đã là vấn đề của lịch sử nếu ta xem lịch sử là một quá trình tiếp
biến. Cả văn chương và lịch sử đều tồn tại trên cơ sở tính kế thừa. Thế nhưng lịch sử là sự
kế thừa đơn thuần nếu lịch sử ấy được các sử gia xem xét một cách nghiêm ngặt, nghĩa là
các sử gia đồng tình với quá khứ, còn văn chương là sự kế thừa có tính xét lại, nghĩa là vừa
tiếp thu quá khứ vừa phải đối thoại với quá khứ, nếu không đối thoại với quá khứ văn
chương mãi mãi nằm trong chết cứng, trong một trạng thái tĩnh ngột ngạt. Văn chương và
lịch sử còn có mối tương đồng trong bản chất, trong sự “viết”. Lịch sử là sự tiếp nối của
những biến động, những biến động ấy được lưu lại bằng văn bản, dù rằng văn chương là
sân chơi của hư cấu còn lịch sử là khoa học của kỹ thuật ghi chép khách quan (văn chương
thuộc về vấn đề chủ quan, lịch sử thuộc về khách quan). Trên cơ sở này có thể nói rằng:
lịch sử là tiểu thuyết đã được hiện thực hoá, còn tiểu thuyết là một lịch sử đáng lẽ xảy ra.
[6]
2.1.4. Tầm quan trọng của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học.
Trong giảng dạy môn lịch sử, tư liệu lịch sử được xem là điều kiện cơ bản nhất để
tái tạo hình ảnh quá khứ, giúp bài học sinh động, thuyết phục [4]. Trong dạy học văn, tư
liệu lịch sử sẽ là nguồn minh họa chân thực cho một đơn vị kiến thức có liên quan của một
giai đoạn văn học, một tác phẩm văn học … giúp bài học sinh động, hấp dẫn, thuyết phục,
góp phần giúp học sinh hiểu kiến thức nhanh và sâu hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề
Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đã góp phần rất lớn trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên thông qua việc cung cấp các
trang thiết bị phục vụ dạy học theo phương pháp mới (Máy tính, máy chiếu, hệ thống loa
đài...), sự phát triển rộng khắp của mạng lưới internet, sự phong phú của các loại tài liệu,
5


sách, báo tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh tiếp cận, tìm kiến thông tin, tài
liệu ở nhiều dạng thức khác nhau phục vụ cho việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
Trong khi đó, vấn đề về trang thiết bị và sử dụng, khai thác trang thiết bị phục vụ

cho việc dạy và học môn văn ở nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua khảo sát
sách giáo khoa và hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học của bộ môn Ngữ văn trong trường
THPT Cẩm Thủy 2 tôi nhận thấy: Các bài văn học từ văn học sử đến bài đọc văn trong
chương trình đều có ít nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử, nhưng thiết bị, đồ dùng dạy
học được cấp để làm nổi bật nội dung này thì vô cùng hạn chế và hầu như là không có
(Dưới đây là bảng tổng hợp thiết bị dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Cẩm Thủy 2):
Danh mục thiết bị dạy học Ngữ văn lớp 10
TT

Tiết
(ppct)
38

Tên bài dạy

1

Nhàn

2

43

3

Tại lầu Hoàng Hạc
tiến Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng
Lăng.
Cảm xúc mùa thu


4

Đại Cáo Bình Ngô

58

5

Truyện Kiều

80

46

Nội dung sử dụng
thiết bị
Minh hoạ khi dạy
phần Tiểu dẫn
Minh hoạ khi dạy
phần Tiểu dẫn

Một số hình ảnh tư liệu về
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một số hình ảnh tư liệu về
Lý Bạch

Minh hoạ khi dạy
phần Tiểu dẫn
Minh hoạ khi dạy

phần Tiểu dẫn
Minh hoạ khi dạy
phần Tiểu dẫn

Một số hình ảnh tư liệu về
Đỗ Phủ
Một số hình ảnh tư liệu về
Nguyễn Trãi
Một số hình ảnh tư liệu về
Nguyễn Du

Tên thiết bị

Danh mục thiết bị dạy học môn Ngữ văn lớp 12

1

Tây Tiến

Tiết
(ppct)
19-20

2

Việt Bắc

25-26

3


Ai đã đặt tên
cho dòng sông?
Vợ nhặt

48 - 49

TT

4

Tên bài dạy

60 - 61

Nội dung sử dụng thiết bị

Tên thiết bị

Minh hoạ khi giảng dạy
Tranh
phần 1 của bài thơ
Phong cảnh Tây Bắc
Minh hoạ khi dạy phần
Tranh
khái quát về tác phẩm
Chiến khu Việt Bắc
Dạy phần khái quát về
Tranh
Hình ảnh Sông Hương

Phong cảnh Sông Hương
Minh hoạ khi dạy phần
Tranh
khái quát về nạn đói năm Cảnh nạn đói năm 1945
1945
ở Bắc Bộ
6


Nhìn vào bảng danh mục thiết bị dạy học ta có thể thấy, chương trình lớp 11 không
có một thiết bị nào, thiết bị dạy học của lớp 10 và 12 cũng khá nghèo nàn và đơn điệu, tư
liệu lịch sử liên quan đến bài học hầu như không có. Tình trạng thiết bị dạy học như trên rõ
ràng sẽ không đáp ứng được nhu cầu dạy và học hiện nay. Đây không chỉ là thực trạng
riêng của trường THPT Cẩm Thủy 2 mà còn là thực trạng chung của nhiều trường THPT
hiện nay, đặc biệt là các trường ở các địa bàn miền núi, vùng khó khăn.
Cùng với đó là thực trạng một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đến việc sưu tầm và
sử dụng, tư liệu lịch sử nói riêng, tư liệu dạy học có liên quan đến bài giảng nói chung
nhằm làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn. Tình trạng này là do nhiều nguyên nhân có cả
chủ quan và khách quan: Do giáo viên hiện nay phải làm quá nhiều việc nên thiếu thời gian
đầu tư cho chuyên môn; Do giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc; Do áp lực về
thời gian phân phối cho mỗi tiết dạy khiến người giáo viên sợ “Cháy giáo án”, đầu tư nhiều
mà sử dụng không bao nhiêu...
Qua khảo sát các tài liệu in ấn và thông tin trên internet tôi cũng nhận thấy, đây là
một đề tài còn chưa được nhiều người quan tâm, đầu tư nghiên cứu bài bản. Dù có thể
người dạy văn ai cũng thấy sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội đến văn học, trong
giảng dạy đã có vận dụng ở một mức độ nhất định.
2.3. Giải pháp đã thực hiện
Để giải quyết các thực trạng, vấn đề thực tiễn trong dạy học bộ môn đã được phân
tích ở trên, trong các tiết dạy văn học, tôi đã tích cực sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu
lịch sử vào việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Việc sử dụng tư liệu lịch sử vào

giảng dạy tiết văn học là một công việc tỉ mỉ, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và
tâm huyết của người giáo viên, công việc phải được tiên hành lần lượt theo các bước nhất
định của quá trình dạy học. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ tập trung vào việc sử dụng
ba loại tư liệu lịch sử phổ biến, dễ tiếp cận đó là: tư liệu thành văn, tư liệu phim ảnh và tư
liệu truyền miệng dân gian. Phương pháp được tôi được tiến hành theo các bước sau:
2.3.1. Bước 1: Xác định, chọn lựa kiến thức lịch sử có liên quan.
Mỗi một bài học thuộc phân môn văn học dù là văn học sử hay đọc văn đều gắn
liền với một số kiến thức lịch sử có liên quan. Trong bài văn học sử, kiến thức lịch sử
thường xuất hiện nhiều ở hoàn cảnh lịch sử của mỗi giai đoạn văn học, ở thời đại sống của
mỗi tác gia văn học. Trong bài đọc văn, kiến thức lịch sử lại xuất hiện nhiều ở hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, ở lĩnh vực nội dung mà tác phẩm văn học phản ánh. Trước khi tìm kiếm
tư liệu lịch sử cho bài giảng, giáo viên cần xác định bài học có những đơn vị kiến thức nào
có liên quan đến kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, không phải đơn vị kiến thức lịch sử nào có
liên quan giáo viên cũng phải tập trung khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử để minh họa. Sau
khi xác định kiến thức lịch sử có liên quan trong bài học, giáo viên cần chọn lựa những
đơn vị kiến thức quan trọng, kiến thức lịch sử có liên quan phải là những thông tin đặc sắc,
7


hấp dẫn, có tác dụng làm nổi bật nội dung của bài học Đặc biệt, kiến thức lịch sử phải có
liên quan mật thiết đến nội dung bài học.
2.3.2. Bước 2: Tìm kiến tư liệu lịch sử
Trước tiên, dựa vào đơn vị kiến thức cần làm rõ, kiến thức lịch sử có liên quan đã
được xác định, giáo viên sẽ quyết định dạng tư liệu lịch sử cần tìm kiếm: Tư liệu phim ảnh,
tư liệu thành văn, tư liệu ghi âm... Trong thực tế có thể thấy có ba loại tư liệu lịch sử phổ
biến đó là tư liệu phim ảnh và tư liệu thành văn và tư liệu truyền miệng dân gian, các loại
tư liệu còn lại học sinh thường không có điều kiện tiếp cận. Ví dụ như: tư liệu vật chất, đây
là loại tư liệu rất quý hiếm, loại tư liệu này chỉ có thể được trưng bày ở các viện bảo tàng,
các di tích lịch sử .. Bởi vậy giáo viên chỉ nên tập trung khai thác các loại tư liệu phổ biến
trên. Thực tế giảng dạy hiện nay giáo viên thường mới chỉ quan tâm sử dụng loại tư liệu

hình ảnh bởi đây là dạng tư liệu dễ tìm kiếm, tư liệu lại mang tính trực quan tác động trực
tiếp đến người học nên hiệu quả tương đối cao, các loại tư liệu như tư liệu thành văn, tư
liệu truyền miệng dù cũng rất phong phú, dễ sử dụng nhưng hầu như vẫn chưa được quan
tâm.
Sau khi xác định dạng tư liệu sẽ tìm kiếm, giáo viên có thể tiến hành tìm kiếm theo
hai cách: Giáo viên tự tìm kiếm và giáo viên giao cho học sinh tìm kiếm như một dạng
giao nhiệm vụ chuẩn bị trước cho bài học.
Đối với cách giáo viên tự tìm kiếm: Cách này dành cho việc tìm kiếm những tư liệu
khó tìm, những tư liệu mà giáo viên xác định sẽ sử dụng để giảng giải cho học sinh hiểu,
những tư liệu cần có sự xử lí kĩ thuật và ứng dụng phức tạp như: Tranh ảnh, các đoạn phim
chèn trong các bài giảng điện tử…
Đối với cách giao cho học sinh tìm kiếm: Giáo viên nên giao cho học sinh tìm kiếm
những tư liệu phổ biến, dễ tìm. Với dạng tư liệu thành văn, giáo viên nên cung cấp cho học
sinh địa chỉ tìm kiếm như ở tài liệu nào, của ai, nhà xuất bản…Với tư liệu truyền miệng
dân gian, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm kiếm những bản kể khác nhau về cùng
một sự kiện để thấy được cái nhìn đa chiều của dân gian về sự kiện đó. Với dạng tư liệu
tranh ảnh, ngoài việc sưu tầm, giáo viên có thể khuyến khích học sinh vẽ đối với một số
hình ảnh có tính chất minh họa, tái hiện lại lịch sử như: Minh họa về chiến thắng Bạch
Đằng để giảng dạy bài “Phú sông Bạch Đằng”của Trương Hán Siêu (Ngữ văn 10- tập II),
minh họa về chiếc nỏ thần trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu,
Trọng Thủy”, hoặc đối với tư liệu thuộc dạng sơ đồ như: Sơ đồ 9 vòng thành ở Cổ Loa để
dạy bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” (Ngữ văn 10 tập I), sơ đồ
các nhà lao nơi chính quyền Tưởng Giới Thạch giải tới giải lui Hồ Chí Minh khi người bị
bắt giam để dạy bài “Chiều tối” thuộc tập “Nhật kí trong tù” (Ngữ văn 11- tập II)…Để việc
tìm kiếm thông tin có chất lượng cũng như qua đó rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh,
giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng chịu trách nhiệm
chung trong việc tìm kiếm tư liệu.

8



2.3.3. Bước 3: Sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy học
Việc sử dụng tư liệu lịch sử trong tiết dạy như thế nào cần được căn cứ dựa trên
loại tư liệu lịch sử sẽ sử dụng và mục đích sử dụng tư liệu lịch sử đó.
*Căn cứ mục vào mục đích sử dụng: Căn cứ vào tiến trình dạy học theo mô hình trường
học mới: tổ chức hoạt động học cho học sinh [7], có thể sử dụng tư liệu lịch sử vào tất cả
05 hoạt động:
Một là: Sử dụng tư liệu lịch sử vào hoạt động khởi động.
Trong phần này, giáo viên có thể vận dụng kiến thức lịch sử để khởi động bằng nhiều cách,
đặc biệt là hình thức tổ chức trò chơi để tạo không khí, gây hứng thứ cho giờ học.
Ví dụ: Trước khi dạy bài “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12), giáo viên có thể yêu cầu
học sinh điểm lại những sự kiện nổi bật của lịch sử Việt Nam năm 1945. Với yêu cầu này,
học sinh sẽ dễ dàng điểm lại một số sự kiện nổi bật trong đó có nạn đói lịch sử năm 1945
làm chết hơn hai triệu đồng bào ta. Từ sự kiện này giáo viên sẽ sử dụng để giới thiệu bài
học.
Hai là: Sử dụng tư liệu lịch sử vào hoạt động hình thành kiến thức.
Giáo viên lựa chọn những đơn vị kiến thức trong bài học có liên quan đến kiến thức
lịch sử, sử dụng tư liệu lịch sử để minh họa hoặc làm sâu sắc thêm cho bài học. Đối với
hoạt động này giáo viên có thể sử dụng hình thức giao nhiệm vụ cho học sinh tìm kiếm tư
liệu lịch sử trước ở nhà sau đó trình bày trước lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” (Ngữ văn
10), để làm rõ mối liên quan giữa lịch sử đến nội dung phản ánh của văn học giai đoạn từ
cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: Văn học xuất hiện các trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh giải phóng con người trong đó có con
người cá nhân, nhất là người phụ nữ. Giáo viên có thể sử dụng tư liệu lịch sử ở dạng hình
ảnh: Cho học sinh quan sát bản đồ phân tranh của các tập đoàn phong kiến Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII và một đoạn tư liệu thành văn trích từ cuốn Việt Sử giám cương
mục:“Dân phiêu tán dắt díu nhau đi ăn xin đầy đường. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng
tiền không mua nổi một bữa no. Nhân dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cả
thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau”

Ba là: Sử dụng tư liệu lịch sử vào hoạt động củng cố, luyện tập
Đây là hoạt động có mục đích chủ yếu là củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản bởi vậy
khi sử dụng tư liệu lịch sử cho việc dạy học phần này giáo viên cũng cần chú trọng tới việc
lựa chọn những tư liệu phù hợpcho việc luyện tập nhằm củng cố kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy” (Ngữ văn 10),
giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà sưu tầm một số đoạn tư liệu thành văn
viết về các nhân vật và sự kiện lịch sử có liên quan đến bài học. Trong tiết học, cho học
sinh trình bày các tư liệu đã sưu tầm, từ đó giáo viên yêu cầu học sinh so sánh điểm khác
nhau của cách tái hiện lịch sử trong truyền thuyết và trong từ liệu lịch sử. Qua đó giáo viên
nhấn mạnh lại đặc điểm của truyền thuyết: Dựa trên cốt lõi là sự thật lịch sử nhưng có sự
hư cấu, sự tham gia của các yếu tố kì ảo qua đó tác giả dân gian thể hiện thái độ, cách đánh
giá của mình về sự kiện và nhân vật lịch sử.
9


Bốn là: Sử dụng tư liệu lịch sử vào hoạt động vận dụng.
Đây là hoạt động có yêu cầu kiến thức và kĩ năng cao. Đặc biệt qua phần này
giáo viên cần giúp học sinh hiểu sâu sắc mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử và văn học
bằng nhiều cách: Từ hoàn cảnh lịch sử mà hiểu được văn học hoặc từ văn học để hiểu thêm
về lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu (Ngữ văn 12), giáo viên có thể tiến hành
hoạt động vận dụng bằng cách: Yêu cầu học sinh căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm, chỉ ra sự kiện lịch sử có tác dụng gợi cảm hứng cho sự ra đời của bài thơ, từ đó xác
định vấn đề cốt lõi mà tác giả Tố Hữu đặt ra trong tác phẩm. Từ hoạt động này sẽ giúp học
sinh có kĩ năng phân tích mối liên hệ giữa lịch sử và văn học.
Ở hoạt động này, trong bước học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình,
giáo viên cần hướng cho học sinh xác định được sự kiện lịch sử liên quan là sự kiện Trung
ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô, những người kháng chiến
rời căn cứ kháng chiến ở miến núi để trở về miền xuôi. Với sự kiện lịch sử đó, vấn đề cốt
lõi được Tố Hữu đặt ra trong tác phẩm là vấn đề mang tính chất đạo lí có tính truyền thống

của dân tộc, vấn đề “Uống nước nhớ nguồn”, vấn đề ân nghĩa thủy chung giữa cách mạng
và nhân dân, giữa nhân dân và cách mạng.
Năm là: Sử dụng tư liệu lịch sử vào hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Trong hoạt động này, giáo viên có thể dùng kiến thức lịch sử để liên hệ, so sánh, gợi
những cái nhìn đa chiều cho học sinh trước các vấn đề dặt ra trong văn học qua đó rèn
luyện cho học sinh kĩ năng liên hệ, so sánh, mở rộng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12), từ cái nhìn nhân văn và mới mẻ
của Kim Lân trước hoàn cảnh nạn đói:  " Những người đói không nghĩ đến cái đói mà nghĩ
về sự sống ", giáo viên yêu cầu học sinh tìm một tác phẩm trong văn học nhà trường có
những cái nhìn nhân văn như thế trong hoàn cảnh lịch sử éo le, chỉ ra tình cảnh lịch sử và
cách nhìn mới mẻ trong tác phẩm. Với yêu cầu này, giáo viên có thể gợi ý tác phẩm như
“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (Ngữ văn 10): Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh
lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XVIII có nhiều biến động, “Đầu đời Lê
Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều
đình phải cất quân đi đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận”. Trong hoàn
cảnh ấy, Đặng Trần Côn không nhìn vào nỗi đau của người ra trận, người sẽ phải đối mặt
với hòn đạn mũi tên, đối mặt hiểm nguy, chết chóc mà nhìn vào nỗi đau của người phụ nữ
ở nhà chờ chồng ra trận, để cảm thông với nỗi cô đơn, lẻ loi, nỗi nhớ nhung dày vò người
phụ nữ. Qua đó mà tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa sâu sắc hơn, đanh thép hơn.
Tóm lại: Trong tiết dạy, giáo viên cần có sự linh hoạt khi sử dụng tư liệu lịch sử. Phải
căn cứ vào nội dung bài học, tầm quan trọng của kiến thức lịch sử có liên quan đến nội
dung bài học mà lựa chọn nên sử dụng tư liệu lịch sử cho hoạt động nào, không lạm dụng
tư liệu lịch sử quá nhiều sẽ làm mất đi chất văn trong tiết học, biến bài văn học thành bài
lịch sử.
10


*Căn cứ vào loại tư liệu lịch sử sẽ sử dụng: Tùy theo từng loại tư liệu lịch sử, giáo viên
có thể sử dụng các cách thức linh hoạt sao cho phù hợp với từng loại tư liệu và nội dung
bài học:

- Với loại tư liệu phim ảnh: Có thể sử dụng ứng dụng trình chiếu trong bài giảng điện tử
powepoint, nếu tư liệu thuộc dạng tranh, các bức vẽ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ giáo
viên cần treo lên bảng cho học sinh quan sát đồng thời để học sinh giới thệu về sản phẩm
của mình.
- Với tư liệu thành văn: Cần chọn lọc những đoạn tư liệu tiêu biểu nhất ghi lại sự kiện có
liên quan, có thể trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.Nên sử dụng cách trình bày miệng diễn
cảm, có thể giáo viên trình bày kết hợp với giảng giải trong phương pháp thuyết trình, hoặc
giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày nếu đó là tư liệu do học sinh tìm kiếm.
- Với loại tư liệu truyền miệng dân gian: Giáo viên hoặc học sinh sử dụng cách kể tóm tắt
ngắn gọn (Nếu đó là các câu chuyện), đọc diễn cảm (Nếu đó là thơ ca, vè, câu nói dân
gian).
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
Bằng phương pháp quan sát đối tượng kết hợp với phương pháp thu thập, xử lí dữ
liệu tôi nhận thấy việc vận dụng kinh nghiệm sử dụng tư liệu lịch sử vào giảng dạy văn học
đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc tạo sự sinh động, hấp dẫn cho giờ học,
kích thích sự hứng thứ cho học sinh, giúp học sinh hiểu nhanh và sâu kiến thức, chất lượng
bộ môn có tiến bộ, năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
trong học tập và cuộc sống của học sinh được nâng cao. Cụ thể như sau:
2.4.1. Hiệu quả được đánh giá bằng phương pháp quan sát đối tượng kết hợp khảo
sát thực tế, thu thập thông tin. :
- Từ việc khảo sát hoạt động học của học sinh: Qua quan sát hoạt động của học sinh trong
tiết học thực nghiệm có thể thấy, học sinh khá hào hứng khi nhận nhiệm vụ , tích cực trong
việc thực hiện nhiệm vụ như sưu tầm tư liệu, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi mà giáo
viên đặt ra, tích cực trong hoạt động học khác như: Báo cáo kết quả hoạt động, luyện tập
và vận dụng. Có được sự hào hứng và tích cực đó là bởi giờ học đã trở nên sinh động hơn
nhờ các tư liệu lịch sử được sử dụng, với việc giao nhiệm vụ cho học sinh tìm kiếm các tư
liệu lịch sử để thực hiện các hoạt động học tập, học sinh đã hoàn toàn trở thành chủ thể của
hoạt động chứ không còn là đối tượng. Đặc biệt khả năng phân tích sự ảnh hưởng của hoàn
cảnh đến nội dung, tư tưởng của tác phẩm văn học có sự cải thiện, học sinh hiểu sâu hơn về

nội dung, ý nghĩa, vấn đề xã hội, thời đại mà nhà văn muốn phản ánh trong tác phẩm văn
học chứ không phải là sự cắt nghĩa, lí giải câu từ một cách đơn thuần nữa.
- Từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi có phổ biến cho nhóm chuyên môn vận dụng
thông qua công tác sinh hoạt chuyên môn. Thu thập ý kiến từ đồng nghiệp đã vận dụng tôi
nhận thấy các đồng nghiệp đều thu được những hiệu quả tích cực từ phương pháp. Đặc biệt
là hiệu quả trong việc nâng cao năng lực vận dụng kiến thức liên môn của học sinh. Sự
tiến bộ này thể hiện ở số lượng và chất lượng học sinh tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến
11


thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn”, số lượng học sinh tham gia làm bài thi
có sự gia tăng, trong đó có nhiều bài dự thi đã được xếp giải cấp tỉnh trong đó có những
bài thi có vận dụng kiến thức của bộ môn Ngữ văn, như năm học 2016- 2017 đạt 03 giải
(01 giải ba, 02 giải khuyến khích).
2.4.2.Hiệu quả đánh giá bằng phương pháp, thống kê xử lí số liệu:
Tôi tiến hành thu thập số liệu bằng cách cho học sinh làm các bài kiểm tra ngắn
sau mỗi bài học, bản thân tiến hành chấm điểm, thống kê điểm và xử lí điểm của học sinh,
sau khi xử lí tôi tiến hành so sánh với bài kiểm tra có nội dung và thời gian tương tự của
lớp đối chứng không vận dụng sáng kiến khi giảng dạy (Kết quả kiểm tra của lớp đối
chứng đã được thống kê và xử lí số liệu tương tự) từ đó đánh giá hiệu quả của sáng kiến
với việc nâng cao chất lượng bộ môn. Kết quả được thể hiện trong bảng thống kê và tổng
hợp sau:
Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra của học sinh tiến hành sau bài học
Lớp

Lớp thực
nghiệm
Lớp đối
chứng


Sĩ số
HS

Điểm số

39

Số
lượng
0

41

0

1-4
Tỉ lệ
0

Số
lượng
12

0

20

5-6
Tỉ lệ


Số
lượng
30.8% 25
48.8% 21

7-8
Tỉ lệ
64.1%

9-10
Số
Tỉ lệ
lượng
2
5.1%

51.1%

1

4.1%

Quan sát bảng thống kê có thể thấy, so với lớp đối chứng kết quả bài kiểm tra của
lớp thực nghiệm có tiến bộ đáng kể, cụ thể : Tỉ lệ điểm trung bình giảm đến 18%, điểm khá
tăng 13%, điểm giỏi tăng nhẹ 1%. Điểm số là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh
giá chất lượng giáo dục, từ bảng thống kê trên có thể thấy, chất lượng học tập của học sinh
có sự cải thiện rõ rệt khi giáo viên có sự đầu tư, vận dụng kiến thức liên môn mà ở đây là
sử dụng các loại tư liệu lịch sử hợp lí vào hoạt động dạy học. Kết quả trên có thể còn do tác
động của một số yếu tố chủ quan và khách quan khác. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kết quả
học tập của hai đối tượng nghiên cứu trên chắc chắn là nhờ sự tác động lớn của tư liệu liên

môn đã được sưu tầm, chuẩn bị kĩ lưỡng.
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp giáo dục là một mục tiêu lớn của ngành, thiết nghĩ việc đổi
mới ấy cần bắt đầu từ những việc làm cụ thể của giáo viên trong quá trình giáo dục học
sinh. Giống như việc sử dụng các phương pháp, tư liệu dạy học khác, việc “Sử dụng tư liệu
lịch sử trong giảng dạy văn học” cũng cần sự tâm huyết, tỉ mỉ của người giáo viên, sự đầu
tư thời gian và công sức trong việc tìm kiếm, chọn lọc, xử lí thông tin. Không chỉ dừng lại
12


ở đó, người giáo viên cần phải có kĩ năng, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng
đồ dùng dạy học hiện đại nhằm thiết kế giáo án, cung cấp nguồn tư liệu đã thu thập được
đến học sinh một cách hiệu quả nhất. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh,
đáp ứng mục tiêu giáo dục, người giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức
không chỉ chuyên môn mà cả các kiến thức liên môn, kĩ thuật dạy học, các kĩ thuật sử
dung, khai thác công nghệ thông tin…Theo đánh giá của bản thân, sáng kiến kinh nghiệm
về việc “Sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học ở trường THPT Cẩm Thủy 2” đã góp phần giải quyết thực trạng thiếu thiết bị dạy học
của bộ môn Ngữ văn nói chung, phân môn văn học nói riêng ở trường THPT Cẩm Thủy 2,
đồng thời giúp bài học thêm sinh động hấp dẫn, tạo sự húng thú, tích cực học tập cho học
sinh trong các tiết học văn học. Vì vậy sáng kiến này có thể vận dụng để giảng dạy ở phân
môn văn học học trên tất cả các đối tượng học sinh ở các khối lớp, tất nhiên khi vận dụng
giáo viên cần có sự linh hoạt trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh trong từng hoạt động
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
3.2. Kiến nghị:
- Các cấp quản lí trong ngành cần có chương trình nghiên cứu, sáng tạo thêm thiết bị dạy
học cho bộ môn sao cho phong phú, đa dạng hơn về nội dung và thể loại.
- Nhà trường cần quan tâm đầu tư trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Phim ảnh,
tài liệu tham khảo, băng ghi âm …

- Nhà trường, các đơn vị lớp nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thăm quan các khu di
tích lịch sử, văn hóa, các bảo tàng… giúp học sinh có điều kiện tiếp cận hiện vật lịch sử,
văn hóa nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho học sinh.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]ư Phan Trọng Luận- Phương pháp dạy học văn học- Giáo trình đào tạo từ xa, Đại học
Huế.
[2] Nghị quyết TƯ 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
[3] Lương Thanh Huyền- Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai- Sáng kiến kinh
nghiệm: Sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học lịch sử Việt nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XVIII -lớp 10.
[4] Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử,
tập 1, NXB Đại học Sư phạm 2002.
[5] Phan Trọng Luận- Phương pháp dạy học văn học- Giáo trình đào tạo từ xa, Đại học
Huế.
[6] Nguyễn Mạnh Hà- Tiểu luận Văn chương và lịch sử, phác thảo một cách nhìn.
[7] Văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo về tiến trình dạy học theo mô hình
Trường học mới Việt Nam.

14


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Quách Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Cẩm Thủy 2


TT

Tên đề tài SKKN

Xây dựng hệ thống câu hỏi giúp học
sinh soạn bài nhằm nâng cao tính tự
giác, tích cực trong dạy học tiết đọc văn
ở trường THPT Cẩm Thủy 2

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Cấp tỉnh

Kết quả đánh
Năm học
giá xếp loại
đánh giá
(A, B, hoặc
xếp loại
C)
Loại B

2013-2014

15



PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY
VĂN HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2
Ngày soạn:
Tiết (PPCT): 60,61

VỢ NHẶT
(Kim Lân)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiên thức.
- Thấy được một cách thấm thía nạn đói khủng khiếp năm 1945 nềm khát khao hạnh phúc
gia đình, niềm tin vào cuộc sống của những người lao động.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
2. Về kĩ năng.
- Đọc - hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
- Kĩ năng phân tích tình huống truyện, phân tích nhân vật và diễn biến tâm lí của nhân vật
3. Về giáo dục.
- GDHS tình yêu thương, sự đồng cảm đối với con người
- Bồi đắp tình yêu và niềm lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, vào tương lai.
4. Về năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của
truyện.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật truyện Vợ

nhặt .
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các nhân vật có cùng
đề tài với các tác giả khác;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, thu thập dữ liệu theo nhóm...
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, nam châm, tranh ảnh…
- Học liệu: Giáo án, tài liệu tham khảo, sách GK, chuẩn kiến thức, kĩ năng…
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc văn bản.
16


- Sưu tầm các tư liệu lịch sử đã được giáo viên giao.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi giáo viên đã xây dựng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp, Kiểm tra bài cũ : 5’
HĐ1: Thuật lại diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân?
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu bài mới, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân
- Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức trò chơi.
- Phương tiện: Phiếu học tập, máy chiếu.
- Cách thức tổ chức trò chơi: Giáo viên chuẩn bị các tư liệu lịch sử bằng hình ảnh về một
số sự kiện tiêu biểu của năm 1945 (Gồm: Nạn đói, Mít tinh phát động khởi nghĩa, nhân dân
đánh chiếm Bắc Bộ phủ, Nhân dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền Tháng Tám 1945,
cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”, trình chiếu lên màn
hình cho học sinh quan sát. Học sinh được chia làm hai đội chơi (Theo hai dãy bàn của lớp

học), chọn học sinh giơ tay trả lời nhanh nhất, đúng nhất. Phần thưởng là một tràng pháp
tay to cho đội chiến thắng.
- Yêu cầu một học sinh xác định thời điểm lịch sử được nhắc tới trong các bức ảnh. Tứ đó
GV giới thiệu bài mới: Năm 1945 là năm của nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc ta, có hào
hùng, có bi thương. Nhắc đến năm 1945, người ta không thể không nhắc tới sự kiện cách
mạng Tháng Tám thành công, sự ra đời của nước Việt nam mới, nhưng người ta càng
không thể không nhắc tới sự kiện hơn hai triều đồng bào đã chết trong một nạn đói khủng
khiếp. Nạn đó ấy đã trở thành nỗi ám ảnh của dân tộc, và sau nay là chất liệu cho nhiều
tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong số ấy chính là truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 53 phút
-

Mục tiêu: Tổ chức, dẫn dắt học sinh phát hiện, hiểu hệ thống kiến thức của bài học
(Đặc sắc về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm) ; Rèn luyện kĩ năng đọchiểu tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại; Hình thành năng lực ngôn ngữ.
- Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại:
Thuyết trình, thảo luận nhóm, cắt mảnh ghép, vấn đáp…
- Hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp tổ chức hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
- Phương tiện thực hiện: Máy chiếu, phiếu học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Tổ chức tìm hiểu phần tiểu dẫn

NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC
I.TIỂU DẪN
1. tác giả:
17


Bước 1: Gv yêu cầu học sinh theo dõi
SGK và trả lời các câu hỏi:
-Tóm tắt kiến thức cơ bản về tác giả và

tác phẩm?
- Em hãy trình bày hiểu biết của mình về
nạn đói năm 1945 xảy ra ở nước ta?
Bước 2: HS làm việc cá nhân: trả lời
vấn đáp, các HS khác có thể bổ sung
thêm các thông tin mà mình biết
Bước 3: Giáo viên nhận xét, tổng hợp:

GV: Nạn đói là hậu quả của nhiều
chính sách tàn bạo của thực dân Pháp
và phát xít Nhật: Vơ vét thóc gạo chuẩn
bị cho chiến tranh, bắt dân nhổ lúa
trồng đay… Bên cạnh đó hạn hán, lũ
lụt làm mùa màng thất bát. Nạn đói bao
trùm từ Quảng Bình trở ra khiến hơn
hai triệu đồng bào ta chết đói.
* Giáo viên tổ chức cho Hs đọc hiểu
khái quát tác phẩm:
Bước 1: Gv yêu cầu học sinh tóm tắt cốt
truyện?
Bước 2: HS tái hiện kiến thức, làm việc
cá nhân nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu
trả lời.
Bước 3: GV nhận xét, tổng hợp kiến
thức
1. Phân tích ý nghĩa nhan đề của tác
phẩm.
Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi vấn đáp
- Hãy giải thích nghĩa của từ “Vợ nhặt”
- Nhan đề tác phẩm gợi những ý nghĩa

gì? Nêu tác dụng của cách đặt nhan đề?
Bước 2: HS nghiên cứu câu hỏi
Bước 3: HS trả lời vấn đáp
Bước 4: Gv nhận xét, tổng hợp.

- Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn
Tài, quê từ Sơn Bắc Ninh.
- Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo,
bản thân chỉ học hết bậc tiểu học rồi vừa làm
thợ vừa viết văn
-Năm 1944 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, từ
đó hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng.
-Sáng tác của Kim Lân tập trung vào khung
cảnh nông thôn và người nông dân.
- Là người am hiểu sâu sâu sắc cảnh ngộ và tâm
lí của người nông dân nghèo.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là tác phẩm xuất sắc nhất của Kim
Lân rút từ tập “Con chó xấu xí”
- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được viết năm
1954 dựa trên tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” viết
sau năm 1945. Bối cảnh của truyện là nạn đói
lịch sử năm 1945.

II.ĐỌC- HIỂU
* Đoc- hiểu khái quát
- Tóm tắt tác phẩm:
- Bố cục:
* Đọc- hiểu chi tiết


1. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
- “Vợ”: Người được cưới hỏi theo nghi lễ về để
cùng chung sống, gắn bó với người đàn ông.
- “Nhặt”: Hành động ngẫu nhiên mà có được
một cách dễ dàng. Cái nhặt được thường kém
giá trị.
 “Vợ nhăt”: Không phải động từ mà là danh
từ chỉ về một kiểu vợ: Người vợ bỗng dưng có
được dễ dàng mà không phải cưới xin, lễ nghĩa.
18


- Ý nghĩa: Nhan đề gợi ra thân phận và tình
cảnh tội nghiệp, nhỏ bé của con người trong
nạn đói, gợi sự hứng thú cho người đọc, đồng
thời gợi ra được tư tưởng chủ đạo mà tác giả
muốn bộc lộ trong toàn bộ tác phẩm: tư tưởng
nhân đạo.
2.Tổ chức phân tích tình huống 2. Tình huống truyện độc đáo
truyện.
Bước 1: Gv nêu câu hỏi cho HS trả lời - Tình huống độc đáo: Tràng bỗng dưng nhặt
vấn đáp
được vợ.
Hỏi: Hãy cho biết tình huống độc đáo - Tình huống độc đáo ở chỗ:
nhất trong truyện là gì? Phân tích sự độc + Tràng vốn là một thanh niên thô kệch, xấu xí
đáo của tình huống ấy? Từ đó nêu ý (Dẫn chứng) nhà nghèo lại là dân ngụ cư 
nghĩa của tình huống?
Điều kiện hoàn cảnh riêng của Tràng khó có cô
(GV có thể chia nhỏ câu hỏi, gợi ý trả lời gái nào chịu cưới hỏi chứ chưa nói đến theo
khi HS gặp khó khăn) như:

không.
- Kim Lân đã miêu tả cảnh nạn đói như + Việc Tràng “Nhặt” vợ lại diễn ra trong hoàn
thế nào?
cảnh chung vô cùng hiểm nghèo: Nạn đói
-Miêu tả cái đói nhằm mục đích gì?
hoành hành dữ dội khắp nơi: Người sống thì
Bước 2: HS nghiên cứu câu hỏi, trả lời “Xanh xám như những bóng ma”, người chết
vấn đáp, nhận xét, bổ sung cho nhau thì: “Như ngả rạ” khiến cho không khí cũng đặc
hoàn thiện câu trả lời.
quánh “mùi gây của xác người. Trong hoàn
Bước 3: GV nhận xét, tổng hợp.
cảnh ấy lấy vợ là một việc liều lĩnh mà ít ai
- GV trình chiếu một số hình ảnh tư dám lựa chon.
liệu về nạn đói cho HS quan sát kết hợp  Bởi vậy việc Tràng lấy vợ nhặt khiến dân
giới thiệu về các bức ảnh.(Sử dụng bài xóm ngụ cư người ngạc nhiên, kẻ thích thú,
giảng điện tử)- Các hình ảnh tập trong người lo lắng, ái ngại cho Tràng.
làm rõ cảnh của người sống và người
chết trong nạn đói đêù vô cùng đau
đớn, khổ sở do nạn đói dày vò.
- GV cho HS của 2 nhóm trình bày một
số tư liệu lịch sử thành văn đã sưu tầm
được (Gv đã giao nhiệm vụ chuẩn bị ở
nhà)
(Các tư liệu này sẽ được tập hợp trong - Ý nghĩa của tình huống:
phần mục lục của sáng kiến kinh + Làm nổi bật hiện thực đen tối của người lao
nghiệm)
động trong nạn đói
- Sau khi quan sát và lắng nghe các tư + Tình huống truyện giúp làm nổi bật đặc điểm
liệu lịch sử GV đặt câu hỏi tình huống tính cách của nhân vật: Niềm khao khát sống,
giả định cho HS tự do trả lời theo quan khao khát hạnh phúc lứa đôi… của con người

điểm của mình: Trong hoàn cảnh đó, nếu trong hoàn cảnh nguy kịch khi con người phải
19


là em em sẽ quan tâm đến vấn đề nào
nhất (Gợi ý: Vấn đề để được tồn tại hay
vấn để để có cuộc sống hạnh phúc)?
- Từ những câu trả lời của HS GV nhận
định: Trong hoàn cảnh đó hầu như con
người đều chỉ nghĩ đến việc làm sao để
sống sót qua khỏi nạn đói. Nhưng Tràng
lại ngược lại: Chọn hạnh phúc đôi lứa,
chấp nhận đèo bòng thêm một miệng ăn.
(Hết tiết 1, chuyển tiết 2)
3. Phân tích đặc điểm các nhân vật
qua tình huống truyện
Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận,
chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các nội
dung theo phiếu học tập.
- Nhóm 1,2: Phân tích nhân vật Tràng khi
nhặt vợ và đưa vợ về nhà.
- Nhóm 3: Phân tích nhân vật người vợ
nhặt.
- Nhóm 4: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ.

Bước 2: Các nhóm thảo luận hoàn thiện
câu trả lời theo phiếu học tập (5-7 phút).
- HS đại diện cho nhóm trình bày kết quả
thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.


Bước 3: GV nhận xét, bổ sung, tổng
hợp.

đối diện với cái chết ngay bên cạnh. Đó cũng là
chiều sâu tư tưởng nhân đạo của Kim Lân
“Những người đói họ không nghĩ đến cái chết,
họ nghĩ về cái sống”

3.Đặc điểm các nhân vật qua tình huống
truyện
a. Nhân vật Tràng.
- Bối cảnh nhặt được vợ: Qua một câu hò vu vơ
khi đang đẩy xe bò, hai lần gặp gỡ chớp nhoáng
chưa kịp để nhớ mặt với bốn bát bánh đúc bị
bắt mời, vài lời đối thoại, một lời rủ rê tựa như
đùa: “ Này nói đùa chứ… cùng về”.
- Tâm trạng ban đầu: “Chợn nghĩ…”: Cũng lo
sợ, đắn đo bởi hoàn cảnh. Sau đó tặc lười
“Chậc, kệ” Cho thấy sự khát khao hạnh phúc
lứa đôi bất chấp hoàn cảnh của Tràng.
- Trước khi ra về: Tràng đưa thị vào chợ mua
cho thị cái thúng đựng vài thứ lặt vặt, vào hàng
cơm đánh một bữa thật no, không quên mua
thêm hai hào dầu (Thứ xa xỉ phẩn lúc bấy
giờ)vì “Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng
sủa”  Những hành động, việc làm cho thấy
sự hào phóng, chu đáo và tinh tế của Tràng ẩn
đằng sau sự xấu xí, thô kệch của ngoại hình và
ngôn ngữ.
- Trên đường về: Gương mặt “Phớn phở…lấp

lánh”, không đùa cợt lại với bọn trẻ như mọi
khi mà biết nghiêm nét mặt không bằng lòng vì
sợ bị chúng trêu đùa, thích chí và tự đắc bên
cạnh sự ngượng ngùng của thị, thỉnh thoảng trò
chuyện và “Trong phút chốc Tràng như quên
hết mọi tăm tối ê chề, chỉ còn tình ngĩa với
người phụ nữ đi bên cạnh”  Hành động, tâm
trạng đó cho thấy sự chững trạc, nghiêm túc,
niềm hạnh phúc vui sướng của Tràng bởi có
người vợ nhặt bên cạnh, thể hiện niệm trân
20


GV trích dẫn một đoạn tư liệu lịch sử
thành văn ghi chép về sự tác động mạnh
mẽ của cái đói đến nhân cách con người:
“Nạn đói đã chôn vùi nhân phẩm con
người, làm cho con người mất nhân
tính. Trong khi người Việt Nam vốn
sống có đạo lý, vậy mà nạn đói ập tới đã
khiến: cha bỏ con, vợ bỏ chồng, anh em
bỏ nhau, đặc biệt có người còn hủy
hoại cả người thân để giành lấy phần
cơm mong thoát chết, nhưng cuối cùng
rồi cũng chết...” (Nạn đói năm 1945 ở
Việt Nam - Những chứng tích lịch sử GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện
Sử học Việt Nam và GS Furuta Moto
(người Nhật)

trọng mà Tràng dành cho người vợ nhặt, trân

trọng niềm hạnh phúc nhỏ bé mà Tràng tình cờ
có được.
b. Nhân vật người vợ nhặt:
- Ngoại hình: “Gương mặt lưỡi cày xám xịt”,
“quần áo tả tơi như tổ đỉa”, nom thị “Gầy sọp
hẳn đi” Cái đói hiển hiện nơi thể xác con
người.
- Tính cách: Ăn nói cong cớn, chao chát chỏn
lỏn, hành động vô duyên thiếu thể diện: Gợi ý
được ăn thẳng thừng “Ăn gì thì ăn chả ăn giầu”,
được mời ăn hai mắt sáng lên, ăn liền một chập
bốn bát banh đúc…, Liều lĩnh bất chấp theo
không một người đàn ông xa lạ mới gặp chóng
vánh hai lần.  cái đói như giày vò tâm hồn
làm tha hóa nhân cách con người, không còn
biết đến tự trọng, thể diện. Đó cũng là niềm
khát khao được sống một cách mãnh liệt của
con người khi đứng trước cái chết.
- Trên đường về: Rón rén, e thẹn, trước đôi mắt
của mọi người nơi xóm ngụ cư nhìn mình khiến
thị càng ngượng nghịu “Chân nọ bước díu cả
vào chân kia” Thị không phải là con người
trơ trẽn, không biết tự trọng như những gì ta
thấy.
- Khi về đến nhà: Nén tiếng thở dài trước căn
nhà rúm ró, chỉ dám ngồi mớm nơi mép giường
khi chờ đợi mẹ Tràng về. Cất tiếng chào U và
khép nép đứng một chỗ nghe bà cụ dặn dò,
khuyên răn.  Rõ ràng thị cũng là một cô gái
có ý tứ, biết ý thức rõ ràng về thân phận của

mình- Thân phận của một nàng dâu “Nhặt”.
 Nhân vật người vợ nhặt có tác dụng phản
ảnh sâu sắc tình cảnh đói khát: cái đói dày vò
cả thể xác và tinh thần con người, làm biến chất
về nhân cách… Qua đó có tác dụng lên án sâu
sắc tội ác của kẻ thù. Nhưng hơn hết vượt lên
hoàn cảnh con người vẫn tiềm tàng những
phẩm chất tốt đẹp không gì hủy hoại được.
c. Nhân vật bà cụ Tứ
- Nhân vật chủ yếu được khắc họa ở diễn biến
21


4.Tìm hiểu những đổi thay của gia
đình Tràng sau khi có vợ
Bước 1:
-Gv đặt câu hỏi vấn đáp : sau khi có vợ
gia đình Tràng đã thoát ra khỏi sự bủa
vây của cái đói hay chưa?
- Sau khi HS trả lời vấn đáp, GV chốt lại
vấn đề và đặt câu hỏi tiếp: Hãy tìm
những chi tiết chứng tỏ rằng cái đói vẫn
bủa vây hạnh phúc của Tràng, gia đình
Tràng?
Bước 2: HS thảo luận theo cặp tại chỗ
tìm câu trả lời.
- HS trả lời, góp ý bổ sung hoàn thiện.
Bước 3: Gv nhận xét, tổng hợp
Gv cung cấp thêm các tư liệu lịch sử về
cái ăn trong nạn đói để Hs thấy được:

Thực tế cái đói còn khốc liệt hơn những
gì Kim Lân miêu tả, đúng như lời bà cụ
Tứ đến cám cũng không có để ăn:
- Trình chiếu cho HS quan sát một số
hình ảnh tư liêu: Người đói làm thịt
chuột để ăn, những đứa trẻ con mút vỏ
ốc thối ở hè phố Nam Định, Người đói
kiếm nhặt hạt rơi hạt vãi nơi chợ của
Võ An Ninh.
- Có những câu chuyện được nhân dân
ghi nhớ và kể lại rằng: Người đói thậm
chí còn đem phân ngựa của phát xít
Nhật ra đãi lại, tìm kiếm những hạt ngô

tâm trạng đầy phức tạp.
- Ban đầu khi chưa hiểu rõ sự tình lòng bà đầy
băn khoăn, ngạc nhiên với bao phỏng đoán.
- Sau khi hiểu rõ sự tình: bà vừa ai oán xót
thương cho số kiếp con mình, vừa lo lắng cho
tương lai các con, cảm thông, thương cho cô
gái gặp tao đoạn khó khăn này mới lấy con
mình…Lòng bà mừng vui, lo lắng lẫn lộn.
 Diễn biến tâm trạng cho thấy tấm lòng vị
tha, nhân hậu bao la của người mẹ giữa cái đói,
cái chết đe dọa.
4.Gia đình Tràng vào buổi sáng hôm sau sau
khi có vợ.
a. Cái đói vẫn bủa vây hạnh phúc của
Tràng, gia đình Tràng sau khi Tràng có vợ:
- Đêm tân hôn của Tràng bao trùm bởi không

khí tang thương bởi mùi khét lẹt của mùi đốt
đống rấm và tiếng hờ khóc tỉ tê ở những gia
đình có người chết.
- Bữa cơm đầu tiên đón cô dâu mới được don
trên cái mẹt rách chỉ có niêu cháo loãng ăn với
rau chuối thái rối và đĩa muối, mỗi người được
hai lưng cháo thì hết. Món chè khoán mà thực
chất là cháo cám của bà cụ Tứ- Thứ thức ăn
chăn nuôi mà như lời bà thì “Khối nhà còn chả
có mà ăn” khơi dậy bao tủi hờn trong tâm trí
mọi người.
- Ngoài đình, tiếng trống thúc thuế của Nhật
vẫn vang lên dồn dập, vội vã.

22


mà ngựa chưa tiêu hóa hết để ăn
- GV cho hai nhóm đã được giao nhiệm
vụ trình bày tư liệu lịch sử ghi lại cái
ăn của con người trong nạn đói năm
1945 mà nhóm đã sưu tầm
(các tư liệu hình ảnh và thành văn này sẽ
được tập hợp trong phần mục lục của
sáng kiến kinh nghiệm)
* Tìm hiểu những đổi thay của gia
đình Tràng
- Bước 1: Gv tổ chức cho HS thảo luận
theo đơn vị bàn học với các nội dung:
- 3 bàn : Sự thay đổi của quang cảnh nhà

Tràng?
- 3 bàn: Những thay đổi của Tràng?
- 3 bàn: Những thay đổi của người vợ
nhặt?
- 3 bàn: Những thay đổi của bà cụ Tứ
- Bước 2: HS thảo luận nhanh (3 phút)
- Gv gọi các nhóm xung phong trả lời
trước, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá,
tổng hợp lại trên màn hình máy chiếu.
GV đặt câu hỏi vấn đáp: theo em nguyên
nhân của những đổi thay nơi mọi người
là gì ? Từ đó cho thấy phẩm chất tốt đẹp
nào của người lao động được Kim Lân
tập trung là rõ?

b. Những đổi thay của gia đình Tràng
* Quang cảnh: Nhà cửa, sân vườn đều được
quét tước, thu dọn, quần áo được đem ra sân
hong, hai ang nước vốn khô cong nay đầy ắp,
đống rác mùn đã được hót sạch nơi lối đi, vợ
tràng quét sân, mẹ giẫy cỏ…
* Tràng: Thức dậy với cảm giác “Êm ái…đi
ra”, vẫn không tin vào sự thật là mình đã có vợ,
cảm nhận sự thay đổi rõ rệt từ con người đến
quang cảnh nhà mình, thấm thía cảm động
trước hình ảnh sinh hoạt giản dị của gia đình,
Cảm thấy thương yêu, gắn bó với gia đình, thấy
nên người thật sự, nhận thức được bổn phận
phải lo lắng cho vợ con, muốn làm một việc gì

đó để cùng tu sửa căn nhà…
* Vợ Tràng: Không còn vẻ chao chát, chỏn lỏn
mà trở thành người phụ nữ hiền hậu đúng mực,
đảm đang chăm chỉ, biết lo toan, vun vén cho
gia đình.
* Bà cụ Tứ: Nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn mọi
khi…xăm xắn quét tước dọn dẹp cùng con dâu,
toàn nói những chuyện sung sướng về mai sau.
* Nguyên nhân:
- Sự đổi thay của hai mẹ con Tràng là do sự
xuất hiện của ngườ vợ nhặt mang lại: Người vợ
đem đến niềm hi vọng mới cho Tràng vào
tương lai. Đặc biệt chị cũng là người nhắc đến
những điều mới mẻ: Câu chuyện ở Thái
Nguyên, Bắc Giang người dân không chịu đóng
thuế, họ còn phá kho thóc của Nhật chia cho
người đói. Câu chuyện gợi ra trong tâm trí
Tràng những hình ảnh tốt đẹp của tương lai dù
chưa rõ ràng với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới
23


5. Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác
phẩm.
Bước 1: Gv nêu câu hỏi vấn đáp kết hợp
gợi ý để HS trả lời câu hỏi:
- Em hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật
nổi bật của tác phẩm?
- Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời vấn đáp
- Bước 3: GV nhận xét, tổng hợp


dẫn đường.
- Sự đổi thay của thị bắt nguồn từ tình người
ấm áp mà thị nhận được ở gia đình chồng.
 Qua đó tác giả phát hiện ngợi ca tình người
và tinh thần lạc quan, luôn tin tưởng vào tương
lai của người lao động.
5. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
- Nghệ thuật trần thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Nghệ thuật gợi không khí, dựng đối thoại.

Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (5’)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Nêu câu hỏi , làm việc cá nhân
- Hình thức: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC
1. Củng cố kiến thức cơ bản
III. CỦNG CỐ- LUYỆN TẬP
Bước 1: Gv trình chiếu các câu hỏi trắc
Câu 1: Đáp án D
nghiệm lên màn hình yêu cầu học sinh
Câu 2: Đáp án C
trả lời:
1. Nội dung tư tưởng chủ đạo của
truyện ngắn “Vợ nhặt” là gì?
A. Tái hiện lại thảm cảnh nạn đói
năm 1945 mà dân tộc ta đã trải qua

B. Làm nổi bật bi kịch của con người
trong nạn đói.
C. Tố cáo thực dân Pháp và phát xít
Nhật
D. Phát hiện và ngời ca vẻ đẹp tình
người, niềm khát khao hạnh phúc
và niềm lạc quan, tin tưởng vào
cuộc sống của con người.
2. Đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất
trong xây dựng nhân vật của tác
24


phẩm là gì:
A. Miêu tả ngoại hình.
Miêu tả hành động
B. Miêu tả tâm lí nhân vật
C. Kết hợp miêu tả ngoại hình và
hành động.
Bước 2: HS theo dõi trả lời câu hỏi vấn
đáp nhanh
Bước 3: Gv đánh giá
Hoạt động 4: Luyện tập vận dụng (10Phút)
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng hiểu biết từ bài học để
giải quyết tình huống học tập.
- .Phương pháp: Nêu vấn đề
- Hình thức: Thảo luận
- Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Bài tập 1:

Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc cá
nhân với câu hỏi suy luận: Hãy trình bày
lại cảm nhận của em về bối cảnh lịch sử
của câu truyện, chỉ ra vai trò của bối
cảnh lịch sử ấy trong việc thể hiện nội
dung tư tưởng của tác phẩm?
- Bước 2: HS suy nghĩ trả lời
- Bước 3: GV nhận xét, đánh giá
2.Bài tập 2
GV giao bài tập về nhà:
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Nói về
tác phẩm “Vợ nhặt” có ý kiến cho rằng:
“Những người đói họ không nghĩ đến cái
chết mà họ nghĩ về sự sống”. Hãy trình
bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC
IV. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Bối cảnh lịch sử: Nạn đói năm 1945 với cảnh
đói khát, chết chóc thê lương của con người.
- Bối cảnh ấy là cái nền để nhà văn phát hiện và
khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con
người: Trong khi đối mặt với cái đói khát, chết
chóc cận kề con người vẫn luôn khao khát hạnh
phúc gia đình, vẫn luôn đối xử với nhau bằng
tình người thấm đẫm và không thôi lạc quan,
tin tưởng vào tương lai. Đó cũng là tư tưởng
nhân đạo sâu sắc của tác giả.

V. Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo (10 phút)

- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sáng tạo, năng lực tự học, và mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Thảo luận theo từng cặp
- Hình thức: Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh về nhà tự thực hiện
- Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
25


×