Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh công ty tnhh long hải.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, trong những năm vừa

qua kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến khởi sắc. Trong nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Chính vì
vậy để có thể khẳng định chỗ đứng của mình thì đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến
lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn và linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể của
doanh nghiệp.
Triển khai chiến lược kinh doanh là một bước đi mà bất cứ doanh nghiệp nào
cũng phải thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, triển khai chiến lược kinh doanh không
phải là một việc dễ thực hiện. Để đạt được mục tiêu và các chiến lược kinh doanh
đã đề ra đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phân tích, xây dựng được các chính sách và
phân bổ nguồn lực. Vì vậy công tác triển khai chiến lược kinh doanh là một giai
đoạn quan trọng đảm bảo cho chiến lược của doanh nghiệp thành công.
Công ty TNHH Long Hải là công ty trong lĩnh vực đóng mới và sử chữa
phương tiện vận tải đường thủy. Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm phát triển,
tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật trên thế giới. Công ty đã đóng mới và sử chữa nhiều
sản phẩm đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu quy phạm đăng kiểm cho khách hàng. Nên
việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối
với công ty.
Tuy nhên trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy quá trình triển khai
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, sự kết hợp giữa các
mục tiêu ngắn hạn, chính sách hỗ trợ, phân bổ nguồn lực chưa chặt chẽ và hợp lý.
Công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn.
Chính sách Marketing với xúc tiến chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo được hình ảnh
sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Trong chính sách nhân sự còn hạn chế trong công
tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển. Vì vậy qua thời gian thực tập tìm hiểu và
nghiên cứu tại Công ty TNHH Long Hải, em nhận thấy cần phải hoàn thiện triển


khai chiến lược kinh doanh tại công ty. Do đó em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Long Hải” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp.


2.

Tổng quan các công trình nghiên cứu

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các cuốn sách có đề cập đến chiến lược kinh doanh, công tác triển khai chiến
lược kinh doanh tiêu biểu như:
+) PGS.TS Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân
+)Đào Công Bình, Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB Tuổi tre
+)PGS.TS Nguyễn Hoàng Long và PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Giáo trình
quản trị chiến lược, Trường Đại học Thương Mại
Bên cạnh đó là một số đề tài luận văn tại thư viện có liên quan đến hoàn thiện
triển khai chiến lược kinh doanh:
+)Đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần
phát triển đô thị Từ Liêm (LIDECO)” do các dinh viên Phạm Văn Ân, Nguyễn
Hồng Khiêm, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Thành, Mai Thị Phương Thảo,
Trường Đại học Griggs
+)Để tài: “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH
thương mại và sản xuất Bắc Á”(2015) do sinh viên Vũ Thị Thùy Linh, Trường Đại
học Thương mại
2.2 Tình hình nghiên cứu đề tài trên thế giới
Lý luận và thực tiễn về quản trị chiến lược nói chung cũng như triển khai
chiến lược kinh doanh nói riêng ở các nước phát triển đặc biệt được quan tâm, môtj
số sách liên quan trên thế giới:

+) Fred R.David (2007), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
Đây là cuốn sách trình bày hệ thống các vấn đề về chiến lược và đưa ra cái nhìn
tổng quát về chiến lược.
+) Simon Ramo (2010), Dự báo chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã đưa ra những nguyên tắc dự báo chiên lược trong
kinh doanh có khả năng mang lại sự tăng trưởng và lợi nhuận cho doanh nghiệp
như: dự báo ngắn hạn, phép ngoại suy, khả năng và các yếu tố ngoại cảnh ngoài ra
còn dựa vào những khả năng trong tương lai.
+)Michael E.Pỏter (2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tre


3.

Mục tiêu nghiên cứu

Để có thể đi sâu vào đề tài, ta cần làm rõ các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa lại các kiến thức: khái niệm chiến lược kinh doanh, khái niệm
triển khai chiến lược kinh doanh, nội dung của triển khai chiến lược kinh doanh, các
nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động triển khai chiến lược kinh doanh của công
ty.
- Làm rõ thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Long
Hải.
- Tiến hành phân tích và có các giải pháp để công ty hoàn thiện triển khai
chiến lược kinh doanh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố của hoạt động triển khai chiến lược kinh
doanh tại Công ty TNHH Long Hải.
-

Phạm vi nghiên cứu:


+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác triển khai chiến lược kinh
doanh, nghiên cứu việc áp dụng các nội dung trong triển khai chiến lược kinh doanh
vào công ty. Thông qua viêc nghiên cứu thực trạng tại công ty để đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH
Long Hải. Bao gồm các nội dung:
Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
Xây dựng các chính sách: Chính sách Marketing, chính sách nhân sự, chính
sách tài chính.
Phân bổ nguồn lực
+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường chính là
Tỉnh Nam Định của Công ty TNHH Long Hải.
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu Công ty TNHH Long Hải dựa trên
những số liệu từ năm 2016 đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác triển khai chiến lược.
5.

Phương pháp nghiên cứu

5.1 Thu thập dữ liệu
5.3.1 Dữ liệu sơ cấp


Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua
việc:
-Phát phiếu điều tra: nhân viên trong công ty (khoảng 30 người)
-Phỏng vấn:
+ Giám đốc: Mai Văn Phú
+ Quản lý phòng kế hoạch thị trường: Nguyễn Văn Cường
+ Quản lý phòng hành chính nhân sự: Trần Thị Trịnh Hồng

5.3.2 Dữ liệu thứ cấp
Dựa trên phương pháp thu thấp số liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu nội bộ của
công ty gồm:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Long Hải từ năm 2016 đến
năm 2018 của phòng tài chính kế toán.
+ Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Long Hải
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Khóa luận dựa trên việc sử dụng các số liệu thực tế để luận giải thông qua:
- Phương pháp thống kê, định lược áp dụng để phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh, phân tích số liệu so cấp từ điều tra trắc nghiệm.
- Phương pháp phân tích, so sánh, định tính: áp dụng để phân tích hệ thống lý luận
phân tích số liệu thứ cấp, luận giải các giải pháp trong chương .
6. Kết cấu đề tài
- Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về triển khai chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty
TNHH Long Hải
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp về hoàn thiện triển khai chiến lược
kinh doanh của Công ty TNHH Long Hải


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm chiến lược
-

Theo Alfred Chandler(1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các


mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành
động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”
-

Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm

vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua
việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi để đáp ứng nhu cầu
thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”.
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược Đại học Thương Mại)
Như vậy, chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt
tới trong dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này và
đồng thời những cách thức, tiến trình hành động trong khi sứ dụng những nguồn lực
này. Do đó, chiến lược được hiểu như một kế hoạch hoặc sơ đồ tác chiến tổng quát
định hướng sự phát triển và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một chiến
lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản trị và nhân viên ở mọi cấp
quản lý xác định rõ ràng mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần
vào sự thành công của doanh nghiệp.
1.1.2. Nội dung của chiến lược
- Phương hướng của doanh nghiệp trong dài hạn: tức là mục tiêu, đích, nơi mà
doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong tương lai.
- Thị trường mục tiêu và quy mô của doanh nghiệp: là việc xác định xem



×