Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung: tiếp cận từ lý thuyết tác giả (Tội ác rừng xanh, When our gardens grow silent)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________________

BÙI PHƢƠNG THANH

PHIM TÀI LIỆU VỀ ĐỀ TÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
CỦA LÊ HOÀI PHƢƠNG VÀ NGUYỄN MỸ DZUNG:
TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT TÁC GIẢ
(Tội ác rừng xanh, When our gardens grow silent)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh - Truyền hình

HÀ NỘI – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________________

BÙI PHƢƠNG THANH

PHIM TÀI LIỆU VỀ ĐỀ TÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
CỦA LÊ HOÀI PHƢƠNG VÀ NGUYỄN MỸ DZUNG:
TIẾP CẬN TỪ LÝ THUYẾT TÁC GIẢ
(Tội ác rừng xanh, When our gardens grow silent)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:
Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh - Truyền hình
Mã số: 60 21 02 31



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Gia Lâm

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 12
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 14
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI PHIM TÀI LIỆU VÀ
“ĐIỆN ẢNH TÁC GIẢ” .................................................................................... 15
1.1. Phim tài liệu như là một loại hình nghệ thuật điện ảnh...................... 15
1.1.1. Khái niệm và phân loại phim tài liệu ........................................... 15
1.2.2. Phim tài liệu về môi trường và động vật hoang dã ........................ 20
1.2. “Điện ảnh tác giả” - một hiện tượng của tư tưởng điện ảnh thế giới.... 24
1.1.1. Khái niệm "điện ảnh tác giả".......................................................... 24
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của "điện ảnh tác giả" ............................... 25
1.1.3 Xu hướng làm phim tài liệu độc lập ................................................ 30
Tiểu kết......................................................................................................... 35
Chƣơng 2: PHONG CÁCH LÀM PHIM CỦA LÊ HOÀI PHƢƠNG VÀ
NGUYỄN MỸ DZUNG ..................................................................................... 37
2.1. Hai nhà làm phim – hai cách dấn thân, khám phá ................................ 37
2.1.1. “Làm phim về rừng ở Việt Nam, không ai hơn được tôi” (Lê Hoài
Phương)..................................................................................................... 37
2.1.2. “Chọn câu chuyê ̣n hướng tới loài vật để kể về câu chuyê ̣n loài

người” (Nguyễn Mỹ Dzung) ..................................................................... 42
2.2. Đặc điểm tự sự trong phim của Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung
...................................................................................................................... 45
2.2.1Các biện pháp xây dựng kết cấu ....................................................... 45
2.2.2 Cấu trúc tự sự ba phần, tuyến tính .................................................. 57
1


Tiểu kết......................................................................................................... 65
Chƣơng 3: KỸ THUẬT SÁNG TẠO HÌNH ẢNH TRONGTỘI ÁC RỪNG
XANH VÀ WHEN OUR GARDENS GROW SILENT..................................... 68
3.1. Quay phim ............................................................................................. 68
3.1.1 Dàn cảnh .......................................................................................... 68
3.1.2 Nghệ thuật quay phim ...................................................................... 71
3.2. Kỹ thuật dựng phim .............................................................................. 86
3.2.1 Thủ pháp cắt cảnh và dựng nối tiếp đặc trưng................................ 86
3.2.2 Kĩ thuật tạo điểm nhấn - đóng băng khuôn hình và phi thời gian... 95
3.3 Âm thanh và lời bình ............................................................................. 99
3.3.1 Âm thanh .......................................................................................... 99
3.3.2 Lời bình: giọng điệu tác giả trong phim ........................................ 101
Tiểu kết ............................................................................................................... 103
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 107

2


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong thời đại hiện nay, nhất là từ khi diễn ra quá trình toàn cầu hóa,môi

trường sinh thái luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng,không ít lầnnằm
trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chẳng hạn như
trong“United Nations Conference on the Human Environmen”[25]hoặc
“Report of The United Nations Conference on Environmental and
Development” [33]. Dĩ nhiên, vấn đề này cũng thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khoa học, từ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật đến khoa học xã hội và nhân văn, như nhận định của Manfred B. Steger:
“Cuộc cách mạng công nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề sinh thái, bao gồm sự
thiếu hụt tài nguyên và thực phẩm, tình trạng dân số đông, suy giảm đa dạng
sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu” [27, p.87]. Hoạt động của con người,
bao gồm làm mất môi trường sống, buôn bán động vật hoang dã, gây ô nhiễm
và biến đổi khí hậu đều góp phần tạo nên thực trạng này [12]. Hiện nay, bên
cạnh tình trạng biến đổi khí hậu và môi trường sinh thái, có một thực tế là số
lượng lớn các loài động vật hoang dã trên trái đất đang dần biến mất. Theo
BBC News – một tờ báo có hàng loạt bài về môi trường sinh thái bảo vệ động
vật hoang dã trên thế giới, những nghiên cứu được công bố năm 2014 đã đưa
ra dự báo động vật hoang dã toàn cầu sẽ chỉ còn phân nửa trong bốn thập niên
nữa [2]. Đây là vấn đề lớn, phức tạp mà mỗi quốc gia đang phải đối mặt,
trong đó dĩ nhiêncó Việt Nam - quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về tính đa
dạng sinh học cao (có khoảng 10.500 loài động vật, gồm xấp xỉ 8.000 loài côn
trùng và động vật không xương sống ở đất, gần 500 loài bò sát, 850 loài chim
và 312 loài thú) [1]. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy
giảm nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do gia tăng dân số, mức tiêu thu
tài nguyên ngày càng nhiề u và khai thác quá m
3

ức tài nguyên sinh vật. Nói


riêng về nạn săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã, mặc dù Việt

Nam đã xây dựng “Kế hoạch Hành động Quốc gia” (2007) đểtăng cường
kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã, nhưng do thịtrường buôn bán
động vật hoang dã bất hợp pháp mang lại lại nhuận cao cùng với năng lực của
các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệđộng vật hoang dã còn hạn chế nên việc
kiểm soát và ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép tới nay
chưa đạt kết quả mong muốn. Các loài động vật hoang dã bị buôn bán phổ
biến là những loài được dùng trong thành phần bào chế các loại thuốc đông y
cổ truyền như gấu, khỉ, cầy cáo, rùa, kỳđà và trăn, rắn; nhiều loài chim cũng
bị bắt để bán làm chim cảnh. Theo sốliệu thống kê của Cục Kiểm lâm (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từnăm 2010 đến 2014, lực lượng kiểm
lâm trên cảnước đã phát hiện và xửlý vi phạm về quản lý động vật hoang dã là
3.823 vụ, tịch thu 58.869 cá thểđộng vật hoang dã, trong đó có 3.078 cá
thểthuộc loài nguy cấp, quý, hiếm. Đáng lo ngại, một số loài, sản phẩm của
các loài thuộc Danh mục nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệnhư tê tê,
gấu, sừng tê giác, ngà voi... đang trởthành hàng hóa được tiêu thụtrong nước
và được trung chuyển xuyên biên giới sang một sốnước trong khu vực. Một
số loài quý hiếm ởViệt Nam như tê giác Java và bò xám hiện đã tuyệt chủng
trong tựnhiên; các loài khác như hổ, voi và một sốloài linh trưởng, rùa quý
hiếm, đặc hữu cũng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng... [8].
Đòi hỏi sự chung tay của các cá nhân, tổ chức, quốc gia trong việc bảo
vệ môi trường sinh tháilà hết sức cần thiết, đồng thời cũngmở ra khả năng
tương tác của tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có văn
hóa-nghệ thuật. Với tư cách vừa là một loại hình nghệ thuật, vừa là một loại
hình truyền thông đại chúng, điện ảnh có tác động to lớn đến nhận thức của
con người về thế giới. Trong điện ảnh thế giới, môi trường sinh thái là một đề
tài mang tính quốc tế, toàn cầu, ngày càng chiếm vị trí đặc biệt. Vì thế nó xuất
4


hiện ở hầu hết các thểloại điện ảnh, từ phim truyện kinh dị, khoa học

huyễn/viễn tưởng, phim hài, đến phim hoạt hình, phim tài liệu,... Riêng ở thể
loại phim tài liệu, trong hai thập niên gần đây, điện ảnh thế giới đã biết đến
nhiều bộ phim nổi tiếng về môi trường sinh thái như Global Warming:
Doomsday Called Off (2004) của Lars Mortensen (Đan Mạch), The Cove
(Giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất, 2010) và Racing Extinction (2015) của
đạo diễn người Mỹ Louie Psihoyos, Cowspiracy: The Sustainability Secret
(2014) của Kip Andersen và Keegan Kuhn (Mỹ),... [24]. Những thành công
của phim tài liệu về môi trường sinh thái đã khẳng định vai trò “thủ lĩnh” của
nó trong việc phản ánh và “hướng đạo” dư luận đối với những vấn đề xã hội
cấp thiết này.Các phim về môi trường sinh thái và động vật hoang dã có một
mục tiêu thống nhất là không chỉ giúp khán giả giải trí mà còn khiến họ suy
nghĩ về môi trường xung quanh và có thái độ ứng xử tích cực đối với nó. Mặt
khác, có một thực tế đáng lưu ý là các phim tài liệu thành công về đề tài này,
như các phim kể trên, là những phim thuộc về cái gọi là “điện ảnh độc lập”,
nơi người đạo diễn có khả năng tốt nhất để thể hiện cá tính sáng tạo của
mình.Tuy nhiên, về phương diện này, điện ảnh Việt Nam chưa có nhiều tác
phẩm lớn, có khả năng làm “thay đổi cách nghĩ của chúng ta về động vật và
môi trường” [27].Trong tình hình đó, bộ phim Tội ác rừng xanh của đạo diễn
Lê Hoài Phương (2010, Giải “Cánh diều Vàng Việt Nam” 2011) và When our
gardens grow silent của nữ đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung (2014, Giải Ba Liên
hoan phim ngắn Quốc tế Faro FARCUME 2015) là một bước đột phá trong
cách làm phim tài liệu về môi trường và động vật hoang dã, trong đó có nhiều
điểm tiệm cận với cách làm phim của các đạo diễn nổi tiếng thế giới. Những
thành công của hai bộ phim tài liệu ngắn cũng góp phần vào việc thay đổi thị
hiếu thẩm mỹ của công chúng. Khán giả Việt trước nay vẫn thường nghĩ phim
tài liệu chủ yếu là hình ảnh tư liệu mang tính giáo dục, phản ánh tình hình

5



chính trị-xã hội của đất nước. Nhiều người cho rằng phim tài liệu khô khan,
không diễn xuất, chỉ có lời bình đi kèm hình ảnh, nhịp phim chậm.… khó
cạnh tranh được với phim truyện nói chung, nhất là các phim truyện nước
ngoài của Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc… đang “tràn ngập” các rạp chiếu phim
và màn ảnh nhỏ. Do vậy, để thỏa mãn tính tò mò, có chăng người ta quan tâm
đến phim tài liệu lịch sử nhiều hơn là phim tài liệu về đời sống hàng ngày, về
những con ngườibình thường, có thật trong xã hội. Trong khi đó có một thực
tế là tại các liên hoan phim trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phim tài liệu
luôn có một vị trí rất trang trọng. Ngay cả giải Oscar danh giá cũng có chỗ
đứng cho nhóm thể loại phim này. Hơn thế nữa, người ta còn tổ chức các Liên
hoan phim quốc tế dành riêng cho phim tài liệu (theo thống kê chắc hẳn chưa
đầy đủ, từ 1955 đến 2018, trên cả 5 châu lục đã có 75 Liên hoan phim tài liệu
đã và đang diễn ra thường xuyên) [28].
Theo cách phân chia phổ biến hiện nay trong lý luận điện ảnh, phim tài
liệu(documentary film) là một thể loại thuộc loại hình phi hư cấu (non-fiction
cinema), bên cạnh các thể loạiphim khoa học-thường thức (popular-scientific
film) và phim lịch sử (chronic film). Ngay bên trong thể loại phim tài liệu
cũng có sự khác biệt giữaphim tài liệu có thực (true documentary), phim giảtài liệu/ truyện tài liệu (pseudo-documentary/docudrama), và phim khoa giáo
(educational films).Việc xác định những đặc trưng chung của thể loại phim tài
liệu và những biến thể của nó cũng như mỹ học của điện ảnh tác giả là những
vấn đề lý luận đang được giới nghiên cứu điện ảnh quan tâm để trên cơ sở
tham chiếu đó khám phá sự cách tân, sáng tạo của những trường hợp tác giả
phim cụ thể.
Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài
cho luận văn của mình là Phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của Lê
Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung: Tiếp cận từ lý thuyết tác giả (Tội ác
6


rừng xanh, When our gardens grow silent). Nghiên cứu phong cách làm phim

của hai đạo diễn trên chúng ta có thể thấy được sự đổi mới của điện ảnh tài
liệu Việt Nam trong những năm gần đây cũng như những khó khăn của người
làm phim về đề tài môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, góp phần vào việc
đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển cho dòng phim tài liệu về đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như trên đã nói, đề tài luận văn của chúng tôi liên quan đến những vấn đề
thuộc phương diện lý thuyết là mỹ học “điện ảnh tác giả”, thể loại phim tài
liệu và phương diện thực tiễn phim tài liệu về động vật hoang dã trong điện
ảnh thế giới và Việt Nam nói chung, phim của Lê Hoài Phương và Nguyễn
Mỹ Dzung nói riêng.
Về phương diện lý thuyết, lịch sử nghiên cứu vấn đề mỹ học của điện ảnh
tác giả và đặc trưng thể loại của phim tài liệu sẽ được chúng tôi trình bày cụ
thể hơn ở Chương 1 với tư cách là cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu đặc
điểm sáng tạo của hai đạo diễn Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung thông
qua hai bộ phim Tội ác rừng xanh và When our gardens grow silent.
Về phương diện thực tiễn, trên bình diện thế giới, sự phát triển mạnh mẽ
phim tài liệu về động vật hoang dã nói riêng, môi trường sinh thái nói chung
với những tác phẩm xuất sắc được giới thiệu qua các Liên hoan phim tài liệu
quốc tế ở Anh, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Mỹ, Canada, Nhật… [28] đã thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu điện ảnh. Khảo sátmức độ ảnh hưởng đến công
chúng khán giả, một số nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh đã đưa ra những
danh sách phim về môi trường thuộc các top khác nhau [24], [26], [28].
Chẳng hạn, trong một bài phê bình phim trên tuần báo The Georgia Straight
năm 2007, Ken Eisner đã điểm 10 phim về môi trường trong thời gian từ 1961
đến 2006 với những chủ đề về sự nóng lên của trái đất, ảnh hưởng môi trường

7


từ các vụ thử hạt nhân, ô nhiễm chất thải công nghiệp, khiến con người chịu

áp lực căng thẳng, các đàn chim phải di cư, v.v…, trong đó có phim mang
tính chất một “tiểu luận triết học bằng âm nhạc và điện ảnh”, có phim sáng
tạo về kỹ thuật với việc quay bằng ống kính góc rộng, khổ phim 65mm, hình
ảnh cận cảnh tạo hiệu ứng thị giác mạnh,… [26]. Trong khi đó, Love Bret và
Mary Gabbetttrên trang The Green Global Travel đã giới thiệu danh sách 10
phim tài liệu về môi trường được đề cử giải Oscar trong khoảng thời gian từ
2002 đến 2011. Theo hai tác giả, đây là những phim xuất sắc vì không chỉ đề
cập đến những vấn đề cấp thiết toàn cầu như tình trạng trái đất nóng lên (An
Inconvenient Truth), sự tổn hại môi trường sinh thái (Darwin's Nightmare),
chim di trú (March of the Penguin), nạn phá rừng (If A Tree Falls A Story of
The Earth Liberation Front), sự ngược đãi cá heo trong các trại nuôi nhốt
(The Cove),…mà còn có những khám phá độc đáo trong sáng tạo hình ảnh
(Winged Migration, Encounters at the End of the World,…). Chính tính vấn
đề và hiệu quả nghệ thuật đã đem lại cho các phim này những giải thưởng tại
nhiều Liên hoan phim tài liệuquốc tế, được đề cử và thậm chí đoạt giải
Oscar[23]. Cũng nói về sức tác động của loại phim này, trên One Green
Planet (2017), Kate Good có bài “6 Documentaries That Will Change the
Way You Think About Animals and the Environment” [27]. Tác giả bài báo
cho rằng “phim tài liệu có thể làm cho ta thay đổi cách nhìn về thế giới”,
truyền cảm hứng cho ta hành động mà trước đấy, vì lý do nào đó, ta chưa tính
đến. Và “xem phim tài liệu cùng với những người trong gia đình và bạn bè sẽ
tạo nên hiệu ứng thay đổi domino”. Đơn cử như hai trường hợp The Cove
(2009) và Blackfish(2013). Từ khi công chiếu lần đầu đến tháng 9.2014, trên
thế giới đã có khoảng 50 triệu người xemThe Cove, 60 triệu người xem
Blackfish. Kết quả là năm 2010 Viện Bảo vệ Thiên nhiên Quốc gia của
Croatia đã ban hành quy định cấm nuôi nhốt động vật biển có vú vì mục đích

8



thương mại;việc cấm nhập/xuất khẩu cá voi cũng đã được thực thi ở Sip/Quần
đảo Salomon; năm 2013 Quốc hội Mỹ đã nhất trí thông qua một sửa đổi yêu
cầu Bộ Nông nghiệp nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nuôi nhốt cá voi
Orcas và động vật biển lớn có vú khác để cập nhật các quy định của luật Phúc
lợi Động vật (Animal Welfare Act) [27]. Cùng chủ đề này, Gregg Mitman
trong cuốn Reel Nature: America's Romance with Wildlife on Film (2009) cho
rằng sự phát triển của khoa học và công nghệ mới đã tạo ra những cuộc gặp
gỡ của người Mỹ với động vật hoang dã trên và ngoài màn hình lớn. Những
bộ phim về động vật hoang dã đã có ảnh hưởng to lớn đến cách người Mỹ
nhìn, suy nghĩ, tiêu dùng và đấu tranh để bảo vệ động vật trên toàn cầu [28].
Không chỉ giới thiệu những thành công của phim tài liệu về môi trường
sinh thái và động vật hoang dã, giới phê bình điện ảnh còn đi sâu phân tích
những phương pháp tiếp cận, kỹ thuật và công nghệ làm phim loại này. Chẳng
hạn, Jonathan Burt trong cuốn Animals in Film (2002) đã nói về những thách
thức kỹ thuật và cách tiếp cận của các nhà làm phim đầu tiên về động vật khi
mà chúng luôn di động. Nhưng đó cũng là cơ hội để có những thay đổi quan
trọng và sâu rộng nhất trong việc đưa động vật lên phim ở thế kỷ XX. Còn
cuốn Cameras into the Wild: A History of Early Wildlife and Expedition
Filmmaking,1895 - 1928(2011) của Palle B. Pettersonlại kể về việc các nhà
làm phim tài liệu đã mạo hiểm vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của tự
nhiên trong quá trình làm phim. Những người đàn ông và phụ nữ đã phải vật
lộn với những thiết bị nặng nề và cồng kềnh, khảo sát và quay phim về động
vật hoang dã từ mọi góc độ. Những nỗ lực ban đầu về làm phim thiên nhiên
và phim viễn thám trong điều kiện kỹ thuật là những chiếc máy ảnh, máy
quay. Ngoài ra, sách còn đề cập đến vai trò, giá trị mà những bộ phim về tự
nhiên đem lại trong việc bảo vệ những vùng hoang dã. Cuộc hành trình của
các nhân vật đã được ghi lại một cách sống động qua từng thước phim. Nói về
9



sự hỗ trợ của công nghệ trong việc làm phim tài liệu về động vât hoang dã,
Dan Rees, đạo diễn đồng thời cũng là nhà sản xuất các series phim tài liệu
truyền hình nổi tiếng như Wild Arabia (2013), Atlantic: The Wildest Ocean on
Earth (2015) và Animals with Camera (2018), đã chia sẻ trên BBC News về
cách gắn camera vào động vật để các nhà khoa học giám sát những nơi chúng
di chuyển cũng như hành vi của chúng: “Pin đủ nhỏ. Camera đủ nhỏ. Một bộ
cảm biến đủ nhỏ để mang lại hình ảnh độ nét cao, có thể tạo ra một video
chuyển động chậm. Bạn gắn vào con vật một chiếc camera có kích thước phù
hợp sao cho chúng cảm thấy thoải mái, không ảnh hưởng đến hành vi của
chúng”. Nhưng công nghệ không phải là mục đích tự thân. “Để có thể theo
dõi một con vật, trước hết cần phải hiểu rõ ích lợi của việc này để trong tương
lai nó giúp cho việc bảo vệ loài vật đó” [30]
Ở Việt Nam, trong khoảng môt thập niên trở lại đây, trước tình trạng gia
tăng nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, nhiều phươngg tiện truyền
thông trong và ngoài nước đãlên tiếng. Ta có thể đọc trên BBC Newstrong hai
năm trở lại đây những bài báo có nhan đề như “Bảo vệ động vật hoang dã:
Việt Nam không thể làm ngơ” (17.11.2016), “Sáu người Việt bị bắt vì săn bắt
hổ ở Malaysia” (07.07.2018), “Việt Nam: Dùng mạng xã hội buôn bán động
vật hoang dã” (12.7.2018), …Mật độ đưa tinvề chủ đề này trên báo chí trong
nước còn nhiều hơn. Bên cạnh báo chí, việc tuyên truyền bảo vệ động vật
hoang dã cũng trở thành chủ đề của nhiều hội thảo, gala, nội dung môn học ở
bậc phổ thông [5], [16], [20].
Đề tài bảo vệ động vật hoang dã trong điện ảnh Việt Nam được ghi nhận
ở sự kiện WildFest – Lễ hội chiếu phim và trình diễn âm nhạc ngoài trời về
động vật hoang dã đầu tiên của Việt Nam (11.2015) diễn ra tại trung tâm
Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội. Trong đó, đặc biệt hơn hết là chương
trình chiếu phim ngắn và trao giải thưởng cho những tác phẩm tham gia cuộc
10



thi Wildfest – Cuộc thi làm phim ngắn về bảo vệ động vật hoang dã. WildFest
được khởi động vào cuối tháng 6/2015 là một phần của chương trình “Cùng
hành động tạo sự thay đổi” (Operation Game Change – viết tắt OGC) là một
chiến dịch quốc gia nhằm thu hút sự chú ý và tạo ảnh hưởng đối với cộng
đồng về các vấn đề có liên quan tới nạn buôn bán động vật hoang dã tại Việt
Nam, đặc biệt nhằm chấm dứt việc buôn bán sừng tê giác. Hoạt động này
muốn tuyên truyên vai trò quan trọng của mỗi người dân trong nỗ lực ngăn
chặn nạn săn bắt, mua bán và tiêu thụ những động vật hoang dã. Đại sứ thiện
chí của OGC/ WildFest là đạo diễn Charlie Nguyễn, diễn viên Hồng Ánh, MC
Anh Tuấn, MC Thuỳ Minh. Trong khuôn khổ cuộc thi có những bộ phim
tham gia tranh giải: Chuyện chiếc sừng tê giác (Hoan Nguyễn), Nhật ký trong
chuồng (Nguyễn Bình Giang), Điệp vụ tê giác (Dương Minh Lộc), Không tên
(Phạm Hoàng Phúc), Những con thú đi đâu rồi ba (Mai Đình Khôi), Khi khu
vườn im lặng (Nguyễn Mỹ Dzung)… Bộ phim Khi khu vườn im lặng của đạo
diễn Nguyễn Mỹ Dzung đoạt giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo và đến
năm 2016 đoạt giải Ba trong Liên hoan phim ngắn Quốc tế Faro FARCUME
(Bồ Đào Nha) với nhan đề dịch sang tiếng AnhWhen our gardens grow silent.
Ngoài cuộc thi Wildfest,ở Việt Nam còn có Liên hoan phim môi trường
toàn quốc Vì môi trường Việt Nam xanh, do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Hội Điện ảnh Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức 3
năm một lần, bắt đầu từ 2001, với các thể loại phim truyện, phim tài liệu,
phóng sự, phim hoạt hình, phim khoa học. Tại Liên hoan phim lần thứ 4
(2010), bộ phim tài liệu Tội ác rừng xanh của đạo diễn Lê Hoài Phương đoạt
giải cao nhất – giải “Việt Nam xanh”. Cũng trong năm này, Tội ác rừng xanh
đã đoạt giải Cánh Diều Vàng cho hạng mục phim tài liệu và đạo diễn Lê Hoài
Phương đoạt giải đạo diễn phim tài liệu xuất sắc.

11



Ở Việt Nam, hiện tại cũng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu phim tài liệu về đề tài môi trườngvà động vật hoang dã nói chung, phim
của Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung nói riêng. Nói chung, những bài
viết về 2 bộ phim đăng trên các báo Thế giới điện ảnh, Tài nguyên và Môi
trường, VietnamExpress, VietnamNet, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, Quảng
Trị... chỉ dùng lại ở việc thông tin về chúng như một sự kiện điện ảnh/văn
hóa-xã hội nhân các tác giả được nhận giải thưởng [4], [9], [21], [22].
Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên về phim tài liệu về động vật
hoang dã là những gợi ý định hướng cho chúng tôi triển khai đề tài nghiên
cứu của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Theo tên gọi của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của
luận văn là sự sáng tạo của hai đạo diễn phim tài liệu với tư cách là những nhà
làm phim độc lập về đề tài bảo vệ môi tường thiên nhiên và các loài động vật
hoang dã trên các phương diện cấu trúc tự sự và kỹ thuật quay phim.
Trong luận văn này người viết lựa chọn khảo sát hai tác phẩm: Tội ác
rừng xanh của Lê Hoài Phương và When our gardens grow silent của Nguyễn
Mỹ Dzung. Bộ phim Tội ác rừng xanh mặc dù chưa được tác giả công bố bản
đầy đủ do một số vấn đề về bản quyền và điều kiện cá nhân của đạo diễn.
Chúng tôi đã có liên lạc và trao đổi nhưng không lấy được bản đầy đủ, bản
được khảo sát đã được sự đồng thuận của đạo diễn khi nghiên cứu vì nó có
đầy đủ yếu tố chính mà đạo diễn muốn truyền tải đến người xem cũng như
cấu thành bộ phim.Có thể nói hai bộ phim trên là hai trường hợp tiêu biểu của
phim tài liệu Việt Nam về đề tài môi trường và động vật hoang dã, đã được
đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước. Dĩ
nhiên, để hiểu được cá tính sáng tạo của hai đạo diễn, chúng tôi sẽ tham

12



khảo/tham chiếu thêm một số phim khác của họ (Vàng Anh loài chim huyền
thoại, 2007của Lê Hoài Phương, Khe hởcủa Nguyễn Mỹ Dzung, Giải Cánh
diều Bạc 2008) và hai phim cùng thể loại, đề tài của đạo diễn người Mỹ Louie
Psihoyos(The Cove - Giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 2010) và
Racing Extintion, 2015).
Ngoài việc tham chiếu những tác phẩm điện ảnh kể trên, trong luận văn
chúng tôi có tham khảo nhiều nguồn tài liệu liên quan khác nhau, chủ yếu
bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nhữngtrích dẫn hay ý kiến không phải của
chúng tôi đều được để trong ngoặc kép và ghi rõ xuất xứ trong mục Tài liệu
tham khảo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Hướng tiếp cận
Chúng tôi vận dụng cách tiếp cận từ góc độ Lý thuyết tác giả, nghĩa là
căn cứ vào những đặc điểm của mô hình điện ảnh tác giả để tìm ra những nét
độc đáo cũng như điểm chung của hai đạo diễn Lê Hoài Phương và Nguyễn
Mỹ Dzung trong các phim Tội ác rừng xanh và When our gardens grow
silent.
Mặt khác, cách tiếp cận từ góc độ thể loại cũng là định hướng để chúng
tôi phân tích những đặc điểm trong cách làm phim tài liệu về môi trường thiên
nhiên và động vật hoang dã của hai đạo diễn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là phân
tích phim theo thể loại. Mỗi thể loại phim sẽ có những đặc điểm riêng không
chỉ ở mục đích, chức năng của nó mà còn ở ngôn ngữ của nó, với những “quy
trình” và công nghệthực hiện riêng.

13


Ngoài ra, phim tài liệu, như trên đã nói, luôn gắn với những vấn đề thời

sự của cuộc sống con người nên khi phân tích nó rất cần có sự kết hợp cách
phân tích xã hội học và nhân học sinh thái trên bình diệnxem xét mối quan hệ
giữa con người và môi trường tự nhiên.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
3 chương, tương ứng với 3 nhiệm vụ của đề tài.
Chương 1. Những vấn đề về thể loại phim tài liệu và “điện ảnh tác giả”
Đây là chương có chức năng một “khung lý thuyết” nhằm a) xác định
những đặc trưng thể loại của phim tài liệu (ngắn)/documentary short film
tương ứng với thể loại của 2 phim được nghiên cứu và b) xác định những đặc
điểm của mô hình “điện ảnh tác giả” làm căn cứ cho 2 chương sau phân tích
những biểu hiện của nó trong 2 phim.
Chương 2.Phong cách làm phim của Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ Dzung
Chương này tập trung phân tích 2 đặc điểm nổi bật trong cấu trúc tự sự
của 2 phim được khảo sát với tư cách là hai trong số những đặc điểm của kiểu
“làm phim tác giả”. Qua đó, làm nổi bật phong cách làm phim mang cá tính
sáng tạo của hai đạo diễn là tính phóng sự trong Tội ác rừng xanhvàchất thơ
trongWhen our gardens grow silent
Chương 3. Kỹ thuật sáng tạo hình ảnh trong “Tội ác rừng xanh”và “When
our gardens grow silent”
Chương này phân tích những sáng tạo của 2 đạo diễn với tư cách là
những nhà làm phim độc lập, căn cứ vào những đặc thù của kiểu làm phim tài
liệu về động vật hoang dã.

14


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI PHIM TÀI LIỆU VÀ
“ĐIỆN ẢNH TÁC GIẢ”


1.1. Phim tài liệu nhƣ là một loại hình nghệ thuật điện ảnh
1.1.1.

Khái niệm và phân loại phim tài liệu

Đã có rất nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu về bản chất thể loại
cũng như phương pháp làm phim tài liệu. Đơn cử một số công trình được
công bố bằng Anh ngữ trong thời gian khoảng hai mươi năm trở lại đây:
Trong cuốn The Art of Record: A Critical Introduction to Documentary/
Nghệ thuật ghi âm: Một nhập môn quan trọng về phim tài liệu (1996,
Manchester University), John Corner đã đưa ra một cái nhìn tổng quan, sáng
rõ về các vấn đề lý luận và các cuộc tranh luận quan trọng xung quanh phim
tài liệu, những cuộc thảo luận về sự phát triển của các phong cách và những
cách tiếp cận chủ yếu, bao gồm cả kết hợp giữa sự thật và hư cấu (dramadoc)
và quay lén (fly-on-the-wall). Ông cũng xem xét đặc tính kép của tác phẩm
phim tài liệu: đó vừa như một kết quả điều tra/khám phá khoa học, vừa như
một nguồn tham chiếu. Cuốn sách cũng phân tích chi tiết các ví dụ cụ thể về
các bộ phim và chương trình truyền hình lớn như Cathy Come Home, Life and
Timesof Rosie the Rivetter và When the Dog Bites.
John Grierson trong bài “First Principles of Documentary”/ “Những
nguyên tắc đầu tiên của phim tài liệu” in trong cuốn Imagining reality:
the Faber book of documentary / Thực tế bằng hình ảnh: Sách về phim tài
liệu của Nhà xuất bản Faber do Kevin Macdonald và Mark Cousins biên soạn
(London, 1998) cho rằng phim tài liệu là cách “khám phá bằng nghệ thuật
những sự thật bị che giấu” và phim tài liệu không chỉ quan sát và ghi hình
những gì đang xảy ra xung quanh, mà thông qua phim tài liệu, bạn có thể trải
15


nghiệm và tập trung vào nhiều vấn đề khác nhau. Vẻ đẹp của phim tài liệu có

khả năng thông tin và giáo dục trong bối cảnh có những tham chiếu trực tiếp
đời sống hiện thực. Mặc dù phim tài liệu được coi là một tác phẩm “thô”, làm
từ “vật liệu tự nhiên” (John Grierson) nhưng việc làm phim tài liệu luôn đối
diện với những thách thức từ thực tiễn. Điều đó đã được các tác giả
A.Rosenthal và J.Corner của cuốn New challenges for documentary/Những
thách thức mới cho phim tài liệu (Manchester University Press, 2005) trình
bày chi tiết qua cái nhìn bên trong của bản thân nhà sản xuất và đạo diễn, qua
sự tham chiếu đến những vấn đề đạo đức và thẩm mỹ, sự biến đổi của bối
cảnh truyền hình cũng như sự “tranh chấp biên giới” thể loại (docudrama).
Nói về sự “tranh chấp biên giới” hay là sự giao thoa giữa hư cấu và phi hư
cấu, một số nhà nghiên cứu coi “phim tài liệu là một ngành sản xuất phim với
việc đi vào thực tế, chụp ảnh, định hình, chỉnh sửa nó, đưa ra một khuôn mẫu
cho sự quan sát trực tiếp” (J.Staiger, Docudrama) hay “phim tài liệu là sự tái
định hình lịch sử thế giới ít nhiều mang tính xảo thuật” (M.Renov, Theorizing
documentary, 1993),…
Lịch sử điện ảnh đã chỉ ra rằng phim tài liệu là nhóm thể loại ra đời sớm
nhất, căn cứ vào cách thức làm phim. Đó là việc, vào buổi bình minh của điện
ảnh, khi mọi quan niệm về thể loại và các chức danh nghiệp vụ của bộ môn
nghệ thuật này còn chưa ra đời, để làm ra một bộ phim (thường chỉ dài
khoảng vài ba phút chiếu) người ta cứ hồn nhiên vác máy đi bất cứ đâu, ghi
hình bất kì cái gì họ muốn (toàn là những người thật, việc thật) dẫn đến sự ra
đời của nhóm thể loại đầu tiêntrong điện ảnh: phim thời sự-tài liệu. Còn các
nhóm thể loại khác, như phim khoa học, phim hoạt hình và phim truyện, ra
đời sau.Nhưng có lẽ không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các đạo diễn
phim truyện đều ít nhiều thử sức trong lĩnh vực phim tài liệu, vì nhóm thể loại
này bao giờ cũng có một sức hấp dẫn riêng.Đó là chưa kể đến những người
16


suốt đời gắn bó với phim tài liệu, thậm chí tạo nên cả một khuynh hướng hay

trường phái, như R.J.Flaherty (Mỹ), Dziga Vertov (Nga Xô viết) từ đầu thế kỉ
XX. Muộn hơn, có thể kể đến R. Karmen (Liên Xô), Xương Hạc Linh (Trung
Quốc), Fadel Soliman (Ai Cập),Joris Ivens (Hà Lan), v.v… Ở Việt Nam, là
những tên tuổi như Khương Mễ, Mai Lộc, Nguyễn Tiến Lợi (thời kì đầu), Bùi
Đình Hạc, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Văn Thủy, Đào Trọng Khánh, Lê
Mạnh Thích và nhiều gương mặt khác của hôm nay. Với mảng phim tài liệu
truyền hình, không thể quên được Trịnh Văn Thanh, Bùi Ngọc Hà, Lê Thuấn,
Trần Minh Đại, Vi Hòa…
Trong số các thể loại phim tài liệu, thể loại phim phổ biến nhất là phim
tài liệu thời sự (newsreel), được làm ra bằng cách xâu chuỗi các hình ảnh từ
các nguồn tư liệu có trước đó. Phim tài liệuthời sự có đặc trưng ghi lại một sự
kiện đang diễn ra với sự sắp xếp tối thiểu của nhà làm phim, loại phim này
phát triển trong thời kì công nghệ lên ngôi khi máy móc được cải tiến một
cách hiện đại. Thể loại tiếp theo là phim tài liệu về tự nhiên (discovery), loại
phim thường dùng ống kính phóng đại để khám phá thế giới của các loài côn
trùng, quay lại quá trình hình thành và phát triển của các loại động thực vật.
Ngoài ra, còn có những bộ phim về khoa học khám phá các hiện tượng tự
nhiên của con người. Những phim tài liệu khắc họa chân dung, miêu tả, quan
sát và ghi lại hình ảnh của những người nổi tiếng, những người đặc biệt hoặc
đặc trưng cho một tầng lớp xã hội nào đó.
Theo một số tài liệu nghiên cứu có viết, phim tài liệu được nhắc đến với
nhiều tiểu thể loại khác nhau như:Phim tài liệu chiến tranh, với đề tài là các
cuộc chiến, ghi lại cái gọi là chiến tranh, sự đấu đá và nỗi thống khổ của con
người; Phim tài liệu khoa học với chủ đề về cuộc sống, thiên nhiên và con
người, các nhà làm phim tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh; Phim tài liệu
lịch sửmang mục đích giáo dục và làm tư liệu với việc ghi hình lại những
17


khoảnh khắc đáng nhớ đã xảy ra theo dòng lịch sử của con người; Phim tài

liệu theo quốc gia: đây là thể loại có sự liên kết với bên ngoài, hình ảnh đặc
trưng của con người và đất nước với mục đích chính trị; Phim tài liệu tuyên
truyền, mang mục đích xã hội nhằm giáo dục nhận thức của con người, chia
sẻ thông tin đến cộng đồng.
Theo nhà phê bình phim Bill Nichols, ông xác định phim tài liệu có năm
loại: mô tả, quan sát, phản thân, tương tác và dàn dựng [23].Nhưng cũng có
một số tài liệu nghiên cứu phân chia phim tài liệu thành sáu thể loại cơ bản:
Phim tài liệu thi ca (poetic documentary) mục tiêu tạo ra một cảm nhận chứ
không chỉ là phản ánh sự thật; Phim tài liệu mô tả (expository
documentary)nhằm mục đích thông báo và hoặc thuyết phục; Phim tài liệu
quan sát (observational documentary)cũng giống như tên gọi của nó - chúng
nhằm mục đích đơn giản là quan sát thế giới xung quanh. Nó có nguồn gốc từ
những năm 1960 với những tiến bộ trong thiết bị làm phim di động, phong
cách cinéma vérité ít tập trung hơn dòng phim mô tả; Phim tài liệu có sự tham
gia (participatory documentary) mang các yếu tố của phim tài liệu quan sát và
mô tả, có cả nhà làm phim trong câu chuyện có thể từ những điều rất nhỏ như
tiếng nói của nhà làm phim sau máy quay; Phim tài liệu phản thân (reflexive
documentary)tương tự như phim tài liệu tham gia, trong đó thường bao gồm
nhà làm phim trong bộ phim - tuy nhiên nó chỉ tập trung vào bản thân bộ
phim và hành động làm nên bộ phim; Phim tài liệu trình diễn (performative
documentary)là một sự kết hợp phong cách thực nghiệm, thường kết nối cá
nhân hoặc trải nghiệm sau đó đối chiếu với những vấn đề chính trị, xã
hội.Điều này đôi khi được gọi là “phong cách Michael Moore”, thường dùng
các câu chuyện cá nhân để tạo dựng chân lý xã hội (mà không cần phải tranh
luận tính hợp lệ của trải nghiệm). Ngoài ra, còn cócách phân các loại phim tài
liệu theo hình thức-chức năng như phim tài liệu có thực (true documentary),
18


phim khoa giáo (educational films) và phim giả tài liệu (pseudo documentary),… hoặc theo cách làm phim: phim tài liệu độc lập (independent

documentary) là loại phim không gắn với xưởng phim lớn hoặc hãng phim
nào, người làm phim sẽ phải chủ động trong mọi vấn đề; phim tài liệu truyền
hình (TV documentary) trái ngược với phim độc lập, chịu sự kiểm soát chặt
chẽ về cả nội dung và hình thức, đảm bảo tính chính luận và tính thời sự của
báo chí nhằm phù hợp với đặc trưng của loại hình truyền thông đại chúng.
Có thể thấy trong mỗi thể loại đều có những cách biến thể khác nhau tạo
nên những phong cách độc đáo cho mỗi bộ phim và những người làm
phim.Nó tùy thuộc vào mục tiêu của nhà làm phim tài liệu trong việc tạo ra
câu chuyện (hoặc phi cốt truyện) cho đối tượng khán giả. Điện ảnh là sự giao
thoa giữa nhiều thể loại, là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố để có thể làm
nên một bộ phim.Ranh giới giữa phim tài liệu và những loại phim khác như
phim tài liệu và phim truyện, phim tài liệu và phóng sự đôi khi là rất mong
manh, …Cho đến tận bây giờ, người ta còn tranh luận phim tài liệu có phải là
tác phẩm nghệ thuật hay là tác phẩm báo chí; cơ chế sự giao thoa giữa nghệ
thuật (điện ảnh) và báo chí (truyền hình) trong phim tài liệu,…
Nói tóm lại, phim tài liệu là một thể loại phim tập trung khai thác mọi
khía cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất. Dù vẫn còn
những quan niệm khác nhau, người ta vẫn không thể phủ nhận rằng phim tài
liệu, cũng giống như các thể loại tác phẩm báo chí truyền hình đều có chung
một gốc: đó là tất cả đều phải xuất phát từ những hình ảnh có thật đã và đang
tồn tại trong cuộc sống. Phim tài liệu được phân loại theo nhiều cách khác
nhau: theo đặc trưng, phong cách hoặc theo nội dung, chủ đề. Có những bộ
phim theo chủ đề con người, thiên nhiên, môi trường, các loài động vật …
mỗi người làm phim sẽ có những cách khác nhau để thực hiện ý tưởng đó của

19


mình. Rốt cuộc khuynh hướng chung của thể loại này vẫn là việc đề cao tính
chân thực bên cạnh tính nghệ thuật.

Luận văn sẽ tập trung vào thể loại phim tài liệu quan sát theo hệ thống
phân loại của nhà phê bình phim Bill Nichols. Đặc biệt thể loại này gắn liền
với các nhà làm phimtài liệu độc lập, độc lập đúng với nghĩa của nó, đó là sự
sáng tạo cá nhân của người làm phim, là sự độc lập trên tất cả các phương
diện để có thể làm nên một bộ phim theo đúng ý mình. Ngoài ra, luận văn
cũng sẽ tìm hiểu chủ đềphim tài liệu về tự nhiên, nó có thể là sự kết hợp giữa
việc có sự tham gia của người làm phim nhằm mục đích phản ánh, tuyên
truyền những hiện tượng, vấn đề của xã hội. Cụ thể hơn là phim tài liệu về
động vật hoang dã, nhưng không phải là quá trình hình thành, phát triển của
các loài động vật trong tự nhiên như người xem vẫn thường được thấy trên
các kênh truyền hình mà là phim về đề tài bảo vệ động vật hoang dã. Loại
phim này nhằm mục đích bảo vệ thiên nhiên trước sự hủy hoại của con người.
Vì vậy nó sẽ không phải là khám phá đời sống bình an của các loài động vật,
mà mỗi thước phim sẽ là sự so sánh, đối chiếu giữa những tác động của con
người tới cuộc sống của các loài động vật. Không phải là hình ảnh những chú
voi con được sinh ra đáng yêu như thế nào, những con sư tử kiêu hãnh trên
mảnh đất hoang hay là những đàn chim bay lượn trên bầu trời xanh ngắt đầy
bình yên … mà là những con vật đang hoảng sợ, kêu riết bởi sự đuổi bắt của
con người, là những xác động vật nằm la liệt ngoài đường nhằm thỏa mãn thú
vui của con người, là những hình ảnh đầy đau xót, người xem có thể rùng
mình, hoảng sợ.
1.2.2. Phim tài liệu về môi trường và động vật hoang dã
Đây là tiểu thể loại của phim tài liệu quan sát, bởi nó mang những yếu tố
đặc trưng của thể loại đúng như tên gọi, bộ phim được kết nối bằng những

20


“quan sát” của người đạo diễn. Trong phim Tội ác rừng xanh (Lê Hoài
Phương), nhà làm phim đã quan sát cuộc sống của bầy khỉ trong rừng, quan

sát sinh hoạt của những người dân và mô tả lại những hoạt động săn bắt thú
rừng của họ. Còn trong phim When our gardens grow silent(Nguyễn Mỹ
Dzung),tác giả-đạo diễn tường thuật lại những trải nghiệm, những quan sát
của mình khi quay trở về nơi cô đã từng trải qua tuổi thơ của mình.
Phim về động vật hoang dã tuy không phải đề tài mới mẻ, nhưng những
thước phim về thực trạng săn bắt động vật hoang dã thì vẫn còn khá ít ỏi tại
Việt Nam. Trước kia khi con người và thiên nhiên vẫn còn chung sống hoà
thuận, con người sống nhờ vào nguồn tài nguyên của bà mẹ thiên nhiên thì
những vấn đề như săn bắt động vật hoang dã là điều hiếm thấy. Trước thế kỉ
19, số lượng động vật hoang dã phong phú và đa dạng. Nhưng đến những
năm gần đây nhiều loài động vật hoang dã đã nằm trong mức báo động khi tệ
nạn phá rừng ngày một tăng cao. Phá rừng đồng thời làm mất đi môi trường
sống của nhiều loài động vật, những con thú mất nơi trú ẩn, nguy hiểm rình
rập ở khắp mọi nơi, nguồn thức ăn cũng trở nên khan hiếm...
Theo tư liệu của Hoàng Thị Thanh Nhàn trong bài “Bảo tồn các loài
hoang dã nguy cấp ở Việt Nam” đăng trên báo Nhân Dân ngày 18.02.2017,
Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với khoảng
7.500 loài chủng vi sinh vật; 20 nghìn loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới
nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 1.000 loài cá nước ngọt; dưới biển có
hơn 7.000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50
loài rắn biển, rùa biển và thú biển... Tuy nhiên, những năm gần đây, tính đa
dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm, nhất là nhiều loài nguy
cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Theo sách đỏ của Liên minh Bảo
tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): nếu như năm 1996 chỉ có 25 loài động vật
của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN), thì tính đến tháng 9 năm 2016, con số
21


này đã lên tới 110 loài. Tổng số các loài động vật quý, hiếm đang nguy cấp
tăng từ 365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm 2007); thực vật quý, hiếm tăng

từ 356 loài (năm 1996) lên 464 loài (năm 2007), trong đó có 116 loài đang ở
mức nguy cấp rất cao; chín loài chuyển từ các mức nguy cấp (năm 2004) lên
mức coi như đã tuyệt chủng, như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá,
cá sấu hoa cà, hươu sao. Số lượng cá thể của các loài quan trọng đã giảm đến
mức báo động, nhất là các loài thú lớn và một số loài linh trưởng như: hổ, voi,
vượn, voọc, sao la…Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy: từ năm 2010 đến hết tháng 8 năm
2016, lực lượng kiểm lâm cả nước đã phát hiện và xử lý hơn 174 nghìn vụ vi
phạm pháp luật về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong
đó, số vụ vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dãlà 4.305 vụ, tịch
thu hàng nghìn kg sản phẩm ĐVHD và hơn 60 nghìn cá thể ĐVHD các loại,
trong đó 3.418 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm.
Tính nguy cấp của vấn đề cho thấy việc sử dụng công nghệ truyền hình
trong việc tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã là điều vô cùng cấp thiết.
Trên thế giới đề tài về động vật hoang dã trong phim ảnh là một chủ đề hấp
hẫn, có những kênh truyền hình riêng dành cho thể loại này như các kênh của
Discovery, kênh Animal Planet - kênh truyền hình đầu tiên và duy nhất dành
toàn bộ thời gian của mình để nói về các loài vật với sức hấp dẫn, sự mạo
hiểm, tính hài hước, các mối quan hệ và cả sự sống lẫn cái chết của chúng.
Với thể loại chương trình đa dạng, từ các phim tài liệu về cuộc sống hoang dã
và thiên nhiên xung quanh đến các dạng chương trình mô phỏng những hoạt
động rất thật của thế giới động vật. Ở Việt Nam, nênVTV2 được xem là kênh
truyền hình khoa giáo thường xuyên cung cấp các chương trình khoa học và
nghiên cứu về thế giới tự nhiên.

22


Một số bộ phim tài liệu về môi trường và động vật hoang dã trên thế giới
đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà phê bình điện ảnh cũng như tác

động mạnh mẽ đến việc tuyên truyền bảo vệ các loài động vật hoang dã trong
tự nhiên. Chẳng hạn như phim The Cove(giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất
năm 2010) của nhà làm phim độc lập-đạo diễn Louie Psihoyos đã phân tích
tình trạng tiêu diệt cá heo hàng loạt tại Vườn quốc gia Taji ngoài khơi Nhật
Bản phục vụ nhu cầu thực phẩm. Bộ phim là lời kêu gọi hành động để ngăn
chặn việc giết cá heo hàng loạt, thay đổi các hoạt động đánh bắt cá của Nhật
Bản và thông tintuyên truyềncho công chúng về những rủi ro do tăng nguy cơ
ngộ độc thủy ngân từ thịt cá heo. Được kể từ quan điểm của một nhà bảo tồn
đại dương, phim đãlàm nổi bật một thực tế rằng số lượng cá heo bị giết trong
săn bắn cá heo ở Taiji lớn gấp vài lần số cá heo bị giết ở Nam Cực, và khẳng
định rằng mỗi năm có tới 23.000 con cá heo bị giết ở Nhật bởi ngành công
nghiệp săn cá heo của nước này. Những con cá heo di cư bị dồn vào một vịnh
nhỏ và bị giết bằng các ngọn giáo và dao ở bên cạnh những chiếc thuyền đánh
cá nhỏ. Bộ phim cho rằng săn bắt cá heo kiểu như ở Nhật Bản là không cần
thiết và tàn nhẫn. Sáu năm sau The Cove, đạo diễn Louie Psihoyos được Hiệp
hội Bảo tồn Đại dương (Oceanic Preservation Society) tài trợ lại cho ra mắt
bộ phim tài liệu khác là Racing Extintion (2015) với chủ đềsự tuyệt chủng
hàng loạt các loài động vật do con người gây ra và những nỗ lực ngăn chặn
của các nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường và nhà báo.Racing
Extintioncũng nhận được một đề cử giải Oscar cho ca khúc hay nhất trong
phim, một một đề cử giải Emmy – giải “Oscar trong truyền hình”. Gần như
đồng thời với Racing Extintion nhưng bộ phim tài liệuVirunga(2014)của đạo
diễn người Anh Orlando von Einsiedel, đã chuyển camera về rừng, kể câu
chuyện có thật về bốn con người nhiệt tình và dũng cảm bảo vệ công viên
quốc gia Virunga của Congo nơi có đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới,

23



×