Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

TRUYỀN THÔNG PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH UNG THƯ VÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.68 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TÊ

ĐOÀN ĐỨC DŨNG

TRUYỀN THÔNG PHÒNG VÀ
PHÁT HIỆN SỚM BỆNH UNG THƯ VÚ

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐOÀN ĐỨC DŨNG

TRUYỀN THÔNG PHÒNG VÀ
PHÁT HIỆN SỚM BỆNH UNG THƯ VÚ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương
2. GS.TS. Trương Việt Dũng

Cho đề tài:
“Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát
hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành : Y tế công cộng


Mã số
: 62720301

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.Trần
Thị Thanh Hương và GS.TS. Trương Việt Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và động viên tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Điều dưỡng, các
thầy cô giáo trường Đại học Thăng Long đã có nhiều công sức đào tạo, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, những người bạn thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những khó
khăn và giành cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc quý báu trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

TĐHV


Thay đổi hành vi

UTV

Ung thư vú


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................. 1
I. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ................................................................................................. 2
1. NGUỒN DỮ LIỆU THÔNG TIN
2. THỜI GIAN ĐĂNG TẢI NGUỒN DỮ LIỆU
3. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM

3
3
3

NỘI DUNG................................................................................................................................................ 3
1. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI TRONG PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UTV
4
1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi...............................................................4
1.1.1. Truyền thông...........................................................................................................................................4
1.1.2. Truyền thông thay đổi hành vi.................................................................................................................4

1.2. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm UTV.............................................5
1.3. Những khó/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm ung thư vú............7

1.3.1. Rào cản từ phía cá nhân và nhóm............................................................................................................8
1.3.2. Rào cản từ phía hệ thống.........................................................................................................................9


1.4. Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng và phát hiện sớm UTV...............10

1.4.1. Các phương pháp truyền thông trực tiếp..............................................................................................11
1.4.2. Các phương pháp truyền thông gián tiếp..............................................................................................14

2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.
19
2.1. Các chương trình can thiệp truyền thông phát hiện sớm ung thư vú trên thế giới........................19
2.2. Các chương trình can thiệp truyền thông phát hiện sớm ung thư vú tại Việt Nam.......................29
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................ 1

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ mô hình truyền thông TĐHV...............................................................................5
Hình 2: Thảo luận nhóm cho các nữ trưởng phân xưởng may................................................11
Hình 3: Buổi nói chuyện của bác sỹ chuyên khoa cho các chị em công nhân may...................12
Hình 4: Bác sỹ tư vấn người dân về phòng và phát hiện sớm UTV..........................................13
Hình 5: Nghệ sỹ chia sẻ câu chuyện của mình vượt qua số phận để chiến thắng bệnh UTV. . .14
Hình 6: Lồng ghép truyền thông UTV với hoạt động của Hội phụ nữ......................................14
Hình 7: Truyền thông phát tờ rơi phòng và phát hiện sớm UTV..............................................15
Hình 8: Truyền thông phát hiện sớm UTV qua pano, áp phích................................................16
Hình 9: Truyền thông chiếu video các bước tự khám vú.........................................................17
Hình 10: Truyền thông phát hiện sớm UTV qua báo điện tử, internet....................................17
Hình 11 : Các buổi tọa đàm trên truyền hình về phát hiện sớm UTV......................................18
Hình 12 : Bài phát thanh về phát hiện sớm UTV tại nhà máy may...........................................19



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ
nữ. Mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người mới mắc bệnh và 458.000 người tử
vong [1], [2]. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 700.000 người mới mắc bệnh,
trong đó, tỷ lệ tử vong khoảng 35% cao hơn ở các nước đang phát triển [2].
UTV là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt. Bệnh được
chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm [3]. Tuy nhiên phần lớn UTV ở Việt
Nam được chẩn đoán và nhập viện khi đã muộn, nguyên nhân chủ yếu là do
chưa có hiểu biết đúng về phòng và phát hiện sớm UTV [1], [4]. Vì vậy, công
tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống UTV cho người dân nhằm
nâng cao nhận thức để thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe, phòng ngừa và
phát hiện sớm là một trong những hoạt động quan trọng cần được các cấp, các
ngành và toàn thể cộng động quan tâm đúng mức [5]. Theo Eucharia và cộng
sự (2018) cho thấy rằng các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan
trọng trong việc cung cấp kiến thức liên quan đến các vấn đề sức khỏe của
cộng đồng [6]. Nó cũng là phương tiện phổ biến thông tin hiệu quả, với chiến
dịch truyền thông rộng rãi về bệnh UTV, phụ nữ sẽ được trang bị kiến thức
tốt hơn về UTV và cũng là tầm quan trọng của việc kiểm tra định kỳ liên quan
đến UTV. Chính vì vậy các phương tiện truyền thông cần được tăng cường để
giúp phụ nữ hiểu biết các biện pháp phòng ngừa và phương pháp phát hiện
sớm và điều trị UTV [7].
Hiện nay trên toàn thế giới có nhiều mô hình và sáng kiến về phòng
chống UTV, nhưng tựu chung đều dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện, từ
phòng ngừa, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc trong và sau điều trị,
nghiên cứu, và giám sát tình hình UTV [6]. Tuy nhiên, đã có rất ít các chương
trình can thiệp truyền thông được công bố, khuyến khích phụ nữ phòng ngừa
và phát hiện sớm UTV như: thực hành tự khám vú, khám lâm sàng vú, chụp X-



2
quang tuyến vú. Các chiến lược phòng ngừa này chủ yếu tập trung vào những
bệnh nhân đã bị ung thư [8], [9], cải thiện sự lo lắng của họ [10], [11], [12],
[13], [14] và không dành cho phụ nữ khỏe mạnh, đối tượng cần được nâng cao
sức khỏe phòng ngừa bệnh UTV ngay từ đầu.
Nhằm hiểu biết tầm quan trọng của các biện pháp truyền thông giáo
dục sức khỏe phòng và phát hiện sớm UTV và tác động của các chương trình
can thiệp thuyền thông giáo dục sức khỏe trong phạm vi cấp độ toàn cầu và
tại Việt Nam về phòng và phát hiện sớm UTV. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành chuyên đề này nhằm những nội dung chính sau:
1. Tổng hợp nội dung truyền thông thay đổi hành vi phòng và phát hiện
sớm ung thư vú.
2. Tổng hợp các chương trình can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng và phát hiện sớm ung thư vú trên thế giới và tại Việt Nam

I. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ


3
1. Nguồn dữ liệu thông tin
- Các bài báo khoa học trong các tạp chí trong nước và quốc tế
- Các thống kê số liệu trên các website của các tổ chức trong nước và
quốc tế.
- Các thông tin về chương/dự án phòng chống bệnh ung thư trên thế giới
và Việt Nam
2. Thời gian đăng tải nguồn dữ liệu
Các bằng chứng và thông tin được tổng hợp từ những bài báo, các nghiên
cứu được đăng tải trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, từ 2008 đến 2018.
3. Phương pháp tìm kiếm

Đối với phương pháp tìm kiếm trực tuyến, nghiên cứu sinh sử dụng chủ
yếu là cơ sở dữ liệu Hinary, Pubmed/MEDLINE và Web of Science để tìm
kiếm các bài báo quốc tế và sử dụng bộ máy tìm kiếm Google để tìm các tài
liệu và các báo cáo liên quan đến nội dung “Truyền thông phòng và phát hiện
sớm bệnh ung thư vú” tại Việt Nam và trên thế giới được đăng tải.
Các từ khóa tiếng Việt được sử dụng bao gồm: ung thư vú, truyền thông
ung thư vú
Các từ khóa tiếng Anh được sử dụng bao gồm: “Media Campaigns”,
"Multimedia", "Intervention Studies", “Health Education”, “Community
engagement”, “Cancer prevention”, “Early detection”
Trong quá trình tìm kiếm, các tài liệu được lựa chọn dựa trên tiêu đề và
bản tóm tắt nghiên cứu.
Tìm kiếm thủ công được thực hiện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và
thư viện của một số trường Đại học và Viện nghiên cứu, bao gồm Thư viện
Trường Đại học Y Hà Nội, Thư viện Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng, Thư viện Trường Đại học Y tế công cộng.

NỘI DUNG


4
1. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm UTV
1.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi
1.1.1. Truyền thông
Truyền thông là một quá trình trao đổi, chia sẻ trao đổi thông tin giữa
người truyền với người nhận nhằm đạt được sự hiểu biết nâng cao nhận thức
và thay đổi hành vi của đối tượng. Đó là một quá trình tác động qua lại liên
tục giữa truyền thông viên với đối tượng được truyền thông để cùng nhau chia
sẻ các thông tin, ý kiến, thái độ, tình cảm kỹ năng về cùng một vấn đề được
quan tâm và dẫn tới những thay đổi hành vi của đối tượng. Đặc trưng quan

trọng của truyền thông là tính hai chiều hay nhiều chiều [5], 15[], [16].
NGUỒN TIN

Thông tin/thông điệp

NGƯỜI NHẬN

Thông tin phản hồi

Ví dụ: tư vấn của cán bộ y tế cho đối tượng nữ về biện pháp sàng lọc phát
hiện sớm ung thư vú (tự khám vú, khám vú lâm sàng, chụp X-quang tuyến vú).
Trong quá trình tư vấn, thảo luận nhóm như vậy có sự trao đổi thông tin giữa
cán bộ y tế/cán bộ truyền thông với đối tượng được truyền thông nhằm giúp đối
tượng nâng cao nhận thức từ đó thay đổi hành vi tự khám vú tại nhà, đi khám vú
tại cơ sở y tế chuyên khoa và chụp X-quang tuyến vú.
1.1.2. Truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông thay đổi hành vi (TĐHV) là biện pháp tiếp cận/hoạt
động truyền thông ở nhiều cấp độ nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi
hành vi tích cực làm giảm nguy cơ và tăng cường khả năng cho mỗi cá
nhân, nhóm và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp, các kênh đa
dạng [5].
Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm ung
thư vú là biện pháp tiếp cận/hoạt động truyền thông ở nhiều cấp độ
nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết vì ung thư vú thông qua


5
việc thúc đẩy người dân trong cộng đồng thực hiện các hành vi lành
mạnh như hạn chế uống rượu bia, không để tăng cân thái quá, thể dục thể
thao đều đặn, sống lành mạnh…, thực hiện các biện pháp sàng lọc phòng

phát hiện sớm với các nhóm đối tượng có nguy cơ.
Các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được lựa chọn và thực
hiện dựa trên việc phân tích đối tượng đích vì vậy Để truyền thông thay đổi
hành vi có hiệu quả chúng ta cần phân tích và làm rõ được các rào cản khiến
đối tượng không thực hiện hành vi khuyến cáo để có biện pháp hỗ trợ hợp lý
[5].
1.2. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi phòng và phát hiện sớm UTV
Mô hình truyền thông TĐHV gồm hai hoạt động cơ bản: hoạt động
truyền/gửi thông điệp thông qua kênh truyền thông (trực tiếp hoạc gián tiếp) từ
nguồn truyền tới đối tượng và hoạt động phản hồi từ đối tượng đến nguồn
truyền. Mô hình gồm 6 thành phần có thể mô tả bằng sơ đồ sau [5], [15], [16] :

Nguồn
truyền

Thông điệp

Kênh
truyền
thông

Người
nhận

Nhiễu

HIỆU
QUẢ

Phản hồi


Hình 1: Sơ đồ mô hình truyền thông TĐHV
1) Nguồn truyền: có thể là một người, một nhóm người, một hoặc nhiều
tổ chức phát ra các nội dung truyền thông tới đối tượng đích. Trong truyền
thông trực tiếp về phòng và phát hiện sớm UTV như tư vấn, thảo luận nhóm,
tư vấn… phát hiện sớm UTV. Nguồn truyền có thể là cán bộ y tế, cán bộ hội


6
phụ nữ, đoàn thanh niên. Nguồn truyền rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả của quá trình truyền thông: độ tin cậy, sự hấp dẫn/yêu thích. Để các hoạt
động truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV có hiệu quả, người làm
truyền thông cần có các kỹ năng truyền thông tốt và có kiến thức về nội dung
truyền thông UTV (các dấu hiệu phát hiện sớm UTV, các biện pháp phòng
ngừa và sàng lọc UTV…)
2) Thông điệp: Thông điệp truyền thông là những nội dung truyền
thông cơ bản được trình bày ngắn gọn, súc tích, thuyết phục về một vấn đề
nào đó mà người truyền muốn chuyển tới người nhận nhằm thu hút đối tượng,
kêu gọi đối tượng hành động theo mục tiêu truyền thông. Thông điệp có thể
được thể hiện dưới dạng hình ảnh, câu từ hoặc lời nói. Ví dụ thông điệp “
Tầm soát ngay khi sang tuổi 40” trong chương trình khám sàng lọc UTV
miễn phí cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên của Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư –
Ngày mai tươi sáng.
3) Kênh truyền thông: Là những cách thức những phương tiện, công cụ
dùng để truyền tải các nội dung thông qua phương tiện truyền thông đến đối
tượng truyền thông. Có 2 phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp
4) Người nhận: Có thể là các cá nhân hay nhóm đối tượng đích khác
nhau, các cộng đồng hoặc quảng đại quần chúng. Người làm truyền thông cần
phải biết những đặc trưng của đối tượng như giới, tuổi, dân tộc trình độ văn
hóa, giai tầng xã hội, thái độ hành vi và khả năng kinh tế của đối tượng đích

để lựa chọn các phương tiện, các thông điệp và các nguồn truyền thích hợp.
Có thể phân chia đối tượng truyền thông (người nhận) thành các nhóm: đối
tượng đích, đối tượng liên quan, đối tượng quan trọng.
Ví dụ các đối tượng trong truyền thông để phòng và sàng lọc phát hiện
sớm ung thư vú:
+ Đối tượng đích: Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35
tuổi trở lên nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị gái mắc bệnh UTV.


7
+ Đối tượng ưu tiên 2: chồng, con, người thân trong gia đình, bạn bè
của đối tượng đích.
+ Đối tượng quan trọng: Trưởng ban nữ công, chủ tịch công đoàn của
cơ quan/ đơn vị có đối tượng nữ công tác để họ tạo điều kiện thuận lợi về
thời gian, kinh phí cho việc khám sàng lọc (ví dụ ra quyết định về việc
khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động, đối với lao động
nữ tuổi từ 40 tuổi trở lên hoặc từ 35 tuổi trở lên nếu trong gia đình có mẹ
hoặc chị gái mắc bệnh UTV trong danh mục khám, xét nghiệm có chụp X
quang vú).
5) Phản hồi: cho biết các đáp ứng hay phản ứng của người phát tin,
được người làm truyền thông xử lý để đưa ra các nội dung sau chuẩn xác hơn
các nội dung trước và đưa ra thông tin điều chỉnh hành vi của đối tượng đúng
đắn hơn.
6) Hiệu quả của truyền thông: được đánh giá bằng sự thay đổi hành vi
của đối tượng. Trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV, hiệu quả
truyền thông được đánh giá thông qua:
+ Hiệu quá quá trình: Thay đổi về nhận thức (biết mình có yếu tố nguy
cơ cao mắc UTV), kiến thức (hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia
sàng lọc phát hiện sớm UTV, nên đi tầm soát ngay khi sang tuổi 40)
+ Hiệu quả tác động: Thực hành tự khám vú hàng tháng, đi khám sàng

lọc phát hiện sớm UTV theo định kỳ.
+ Hiệu quả lâu dài: giảm tỷ lệ mắc UTV, tăng tỷ lệ phát hiện sớm UTV
1.3. Những khó/rào cản trong quá trình thay đổi hành vi phòng và phát
hiện sớm ung thư vú.
Có thể chia ra một số các rào cản ảnh hưởng đến việc TĐHV mong
muốn. Có nhiều cách để phân tích rào cản thông qua các lý thuyết TĐHV: mô
hình niềm tin, các bước TĐHV… Tuy nhiên, có thể chia các rào cản có thể
chia thành 2 nhóm lớn [5]:


8
- Cá nhân và nhóm (gia đình, bạn bè, người thân, cộng đồng): Kiến
thức/nhận thức, thái độ và kỹ năng, nguồn lực, sự kỳ thị.
- Hệ thống: Dịch vụ (cán bộ y tế, trang thiết bị, địa điểm xa, giá thành.)
và chính sách…
1.3.1. Rào cản từ phía cá nhân và nhóm
- Thiếu kiến thức
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được một số kết quả trong công
tác phòng chống UTV nhưng kiến thức của người dân về vấn đề này còn hạn
chế. Có nhiều những suy nghĩ và quan niệm lệch lạc về bệnh UTV. Ví dụ:
UTV được coi là tội lỗi, ác giả ác báo và do đó phụ nữ không nên sàng lọc và
chỉ có “Chúa” mới có thể cứu họ. Phụ nữ sợ rằng khi chẩn đoán mắc UTV có
thể khiến họ bị tẩy chay và lo lắng về sự nhục nhã và xấu hổ vì cho rằng mắc
bệnh UTV là do ăn ở không tốt với tổ tiên, quả báo hoặc có quan hệ lăng nhăng.
Hậu quả của những của những quan niệm sai lầm đó là một trong những nguyên
nhân dẫn đến bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn và điều trị kém hiệu quả.
Bên cạnh đó người bệnh còn chậm trễ đến khám khi có những triệu chứng
đầu tiên của bệnh UTV. Nguyên nhân của tình trạng này là do chủ quan và thiếu
hiểu biết về các dấu hiệu sớm của bệnh UTV. Ngay cả khi có những dấu hiệu rõ
ràng thì cũng có trên 2/3 nghĩ rằng mình không bị bệnh. Đáng buồn là còn một

tỷ lệ lớn chưa được nghe về ung thư vú và có quan niệm sai lầm về phẫu thuật
khi mắc UTV càng nhanh chết, bi quan trong điều trị UTV.
Người dân không biết về các yếu tố nguy cơ gây UTV, không biết các
thực hành/hành vi có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú, không biết về các
biện pháp sàng lọc UTV sớm như tự khám vú, khám vú lâm sàng và chụp Xquang tuyến… Việc thiếu kiến thức này có thể do người dân không được tiếp
cận với thông tin hoặc không quan tâm tìm hiểu.
- Thiếu kỹ năng:
Có những thực hành/hành vi khá đơn giản, người dân chỉ cần có kiến
thức và thái độ tích cực là có thể thực hiện được hành vi một cách dễ dàng.


9
Bên cạnh đó cũng có những hành vi khi thực hiện đòi hỏi phải có những kỹ
năng nhất định, khi đó đối tượng phải được hướng dẫn cụ thể từng bước mới
có thể thực hiện được. Việc không có kỹ năng khiến đối tượng không thể thực
hiện được hành vi mong đợi. Ví dụ: không biết cách tự khám vú…
- Thiếu nguồn lực:
Một số hành vi có lợi cho sức khỏe để thực hiện được đòi hỏi phải có
nguồn lực nhất định: thời gian, kinh phí, phương tiện… Ví dụ, để thực hiện
được hành vi khám tầm soát ung thư vú đối với nhóm phụ nữ có yếu tố nguy
cơ, người phụ nữ cần sắp xếp thời gian, có phương tiện di chuyển đến cơ sở y
tế chuyên khoa, có tiền chi phí cho các xét nghiệm tầm soát… Thiếu nguồn
lực là một trong những rào cản đối tượng đích thực hiện hành vi mong đợi.
1.3.2. Rào cản từ phía hệ thống
- Cung cấp dịch vụ y tế
Công tác phòng chống UTV trong những năm qua đã có nhiều chuyển
biến mạnh mẽ. Việc sàng lọc bệnh UTV… đã được Chương trình phòng
chống ung thư quốc gia tiến hành. Nhiều chuyên khoa điều trị ung thư được
xây dựng, đặc biệt các kỹ thuật cao được ứng dụng trong phát hiện và điều trị.
Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực, tài chính và lượng bệnh nhân phát hiện

ngày một nhiều nên dẫn đến quá tải tại các bệnh viện Trung ương, công tác
chẩn đoán ở tuyến tỉnh cũng còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu trang thiết
bị, thiếu nhân lực đã qua đào tạo, vì vậy bệnh thường bị bỏ qua ở những giai
đoạn sớm và khi được phát hiện thì đã quá muộn [5].
Tại cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã, sự hiểu biết về công tác phòng
chống ung thư vú còn rất hạn chế. Đây là tuyến hết sức quan trọng trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, có nhiệm vụ phát hiện bệnh sớm chuyển
bệnh nhân lên tuyến cao hơn. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển mạng lưới
phòng chống ung thư quốc gia, chỉ đào tạo cho 2 cán bộ/huyện và cán bộ xã
chưa được đào tạo. Các dự án liên quan đến phòng chống ung thư như dự án
sàng lọc UTV chỉ có 20% số phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc [17].


10
Trang thiết bị y tế các tuyến cơ bản còn thiếu. Nhiều cơ sở y tế tuyến
tỉnh chưa có máy chụp X quang vú. Như vậy, trình độ cán bộ y tế chưa sẵn
sàng cùng với trang thiết bị thiếu thốn là những khó khăn khi người dân đến
tiếp cận dịch vụ phòng chống ung thư.
Chúng ta đều biết, truyền thông là giải pháp kinh tế và hiệu quả nhất tuy
nhiên hoạt động truyền thông mới được triển khai ở một số tỉnh/thành phố trọng
điểm. Một số địa phương mới dừng lại ở mức độ tập huấn cho cán bộ truyền
thông tuyến tỉnh/huyện, chưa có các hoạt động can thiệp tới đối tượng đích.
- Rào cản về chính sách
Để TĐHV yếu tố chính sách, luật pháp, quy tắc của quốc gia và địa
phương....có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy TĐHV. Trong thời gian qua,
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống ung thư và một số
bệnh mãn tính giai đoạn 2015-2025. Trong đó, đặt mục tiêu 40% số người mắc
một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, giảm 20% tỉ lệ tử vong
trước 70 tuổi do bệnh ung thư so với năm 2015 [17]. Chiến lược đã có, mục
tiêu đã đặt ra, tuy nhiên một mắt xích quan trọng trong “cuộc chiến” này là đòi

hỏi Bảo hiểm y tế phải đứng trong cuộc. Hiện tại, theo quy định Luật bảo hiểm
y tế chưa có chi phí cho tầm soát ung thư sớm trong đó có UTV.
1.4. Các phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe trong phòng và phát
hiện sớm UTV.
Trong hoạt động thực tiễn nhiều phương pháp và phương tiện khác
nhau được sử dụng trong truyền thông giáo dục sức khỏe. Hiện nay chưa có
cách phân loại hoàn toàn thống nhất về các phương pháp truyền thông giáo
dục sức khỏe. Tuy nhiên có thể chia thành 2 loại chính là: truyền thông trực
tiếp và truyền thông gián tiếp [15], [16]. Trong khuôn khổ của chuyên đề
này chúng tôi trình bày các phương pháp truyền thông trực tiếp và gián
tiếp đã và đang sử dụng để truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV.


11
1.4.1. Các phương pháp truyền thông trực tiếp
Nội dung truyền thông được thực hiện trực tiếp giữa người với người, ví
dụ: Thảo luận nhóm, nói chuyện với đối tượng, làm mẫu, tư vấn... Phương
pháp này có ưu điểm là truyền thông viên hiểu rõ và dễ thu được thông tin
phản hồi của đối tượng, vì vậy có thể điều chỉnh nội dung cho phù hợp, có
biện pháp thích hợp tác động làm TĐHV. Nhược điểm của phương pháp này
là mất nhiều thời gian và công sức, kết quả phụ thuộc vào trình độ của người
truyền thông [5], [15], [16]
- Thảo luận nhóm: là quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin trực tiếp giữa
các thành viên trong nhóm có hoàn cảnh giống nhau hoặc gần giống nhau.
Với hình thức này, truyền thông viên (người hướng dẫn thảo luận) có vai trò
bổ sung kiến thức, hướng dẫn thực hành cho người tham dự để đi đến giải
quyết các vấn đề của họ [5], [15], [16].
Trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV tại các doanh nghiệp
may, đối tượng tham gia thảo luận nhóm để chia sẻ thông tin và giúp các chị
em công nhân tại các nhà may trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên có kiến thức, kỹ

thực hành về tự khám vú tại nhà có thể là các nữ trưởng các đơn vị phân
xưởng may, tổ trưởng công đoàn tại các phân xưởng.

Hình 2: Thảo luận nhóm cho các nữ trưởng phân xưởng may


12
- Nói chuyện sức khỏe: là hình thức truyền thông trực tiếp phổ biến tại
cộng đồng giữa truyền thông viên và một nhóm người dân nói chung hay nhóm
thanh niên, nhóm phụ nữ có nguy cơ ung thư cao…nói riêng. Buổi nói chuyện
có thể được tổ chức riêng theo chuyên đề hoặc được lồng ghép như một nội
dung hoạt động trong các buổi họp người dân, các buổi họp tổng kết, họp triển
khai hoạt động y tế tại cơ sở, phọp phụ nữ, thanh niên…[5], [15], [16].
Nói chuyện sức khỏe trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV
nhằm cung cấp người dân trong cộng đồng những kiến thức, kỹ năng về phòng
chống bệnh UTV như:các yếu tố nguy cơ mắc UTV, các dấu hiệu phát hiện sớm
UTV, hướng dẫn người dân kỹ năng tự khám vú để phát hiện các u, cục bất
thường tại vú

Hình 3: Buổi nói chuyện của bác sỹ chuyên khoa cho các chị em công nhân may
- Tư vấn: là quá trình truyền thông trực tiếp cho một đối tượng trong đó
cán bộ tư vấn cung cấp thông tin giúp cho đối tượng tự đưa ra quyết định và
hành động theo quyết định này nhằm phòng tránh các hành vi có hại và hướng
đến các hành vi có lợi cho sức khỏe [5], [15], [16].
Tư vấn trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV là quá trình cung cấp,
trao đổi, thông tin giữa cán bộ tư vấn (Bác sỹ, điều dưỡng, truyền thông viên…) với
đối tượng là phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao như có khối u ở vú, có tiền sử gia đình
mắc UTV…để giúp họ có kiến thức và kỹ thực hành để phát hiện sớm UTV.



13

Hình 4: Bác sỹ tư vấn người dân về phòng và phát hiện sớm UTV
- Kể chuyện: là một phương pháp có thể sử dụng trong truyền thông giáo
dục sức khỏe kết hợp với các phương pháp khác. Các câu chuyện thường
được xây dựng dựa trên những vấn đề xảy ra trong thực tế, qua đó có tác động
gây được nhiều ảnh hưởng hơn là bài nói, bài viết. Mọi người thường thích
nghe các câu chuyện hơn; họ có thể cảm nhận được cảm xúc của các nhân vật
trong câu chuyện. Qua kể chuyện làm cho mọi người nhớ các thông tin tốt
hơn một bài diễn thuyết hay một bài giảng [5], [15], [16].
- Kể chuyện trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV có thể mời
những người nổi tiếng là diễn viên, giới nghệ sỹ đã từng mắc UTV đến chia
sẻ câu chuyện của họ và kinh nghiệm vượt qua số phận để chiến thắng bản
thân:


14
Hình 5: Nghệ sỹ chia sẻ câu chuyện của mình vượt qua số phận để chiến
thắng bệnh UTV
- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, văn hóa, văn nghệ lồng ghép với
truyền thông giáo dục sức khỏe: đây là phương pháp nếu có khả năng tổ
chức sẽ thu hút được nhiều người tham gia. Có thể phát huy được bản sắc,
tiềm năng văn hóa của cộng đồng, tính giáo dục có thể rất sâu sắc. Có thể tổ
chức các cuộc thi trực tiếp tìm hiểu về sức khỏe, bệnh tật, môi trường…sẽ rất
hấp dẫn. Cần phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể
liên quan để tổ chức [15], [16].
Truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV thường lồng ghép trong các
buổi sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ, sinh hoạt chuyên đề… đã thu hút đông đảo
cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia:


Hình 6: Lồng ghép truyền thông UTV với hoạt động của Hội phụ nữ
1.4.2. Các phương pháp truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp: nội dung truyền thông được thực hiện qua đài
phát thanh, vô tuyến, báo, áp phích, tờ rơi... Phương pháp này có ưu điểm:
nội dung truyền thông thống nhất; đến nhiều người, nhanh, tạo được dư luận


15
xã hội. Bên cạnh đó cũng có nhược điểm là khó thu được thông tin phản hồi,
chỉ làm tăng kiến thức là chủ yếu, khó làm thay đổi thái độ và thực hành của
đối tượng. Đòi hỏi có trang thiết bị [15], [16].
- Tờ rơi: Loại hình này cũng rất phổ biến và sử dụng thuận tiện. Được sử
dụng trong trường hợp đối tượng không có thời gian để đọc. Tờ rơi là một tài
liệu truyền thông quan trọng trong các chiến dịch truyền thông đại chúng. Nội
dung tờ rơi thường rất ngắn gọn, cô đọng với những thông tin cần thiết nhất.
Trong các buổi thảo luận nhóm, nói chuyện, thăm hộ gia đình, tư vấn giáo dục
sức khỏe có thể phát tờ rơi hướng dãn về chăm sóc sức khỏe cho [15], [16].
Tờ rơi sử dụng trong truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV được
trình bày ngắn gọn các nội dung về các yếu tố nguy cơ mắc UTV, các biện
pháp sàng lọc UTV, các dấu hiệu phát hiện sớm và các bước tự khám vú tại
nhà….

Hình 7: Truyền thông phát tờ rơi phòng và phát hiện sớm UTV
- Áp phích/Pa nô: là những bảng lớn, tờ giấy lớn vễ các bức tranh, biểu
tượng và những câu ngắn gọn thể hiện một thông điệp truyền thông, giáo dục
sức khỏe nào đó. Loại hình này thường đặt và treo ở những nơi công cộng nên
gây được sự chú ý của nhiều người. Là một loại tài liệu được sử dụng để hỗ


16

trợ các tài liệu khác trong các chiến dịch truyền thông như cổ động nhân
những sự kiện đặc biệt [15], [16].
Pano/áp phích được sử dụng trong truyền thông về phòng và phát hiện
sớm UTV thường được treo các băng rôn, standee tại các địa điểm công sở,
cơ quan, nhà hát…Bên cạnh đó, các áp phích hướng dẫn các bước tự khám
vú được dán tại nhà vệ sinh nữ, nhà ăn và xưởng may tại các công ty may.

Hình 8: Truyền thông phát hiện sớm UTV qua pano, áp phích
- Video: Đây là loại hình phương tiện nghe nhìn hiện đại, sinh động và
hấp dẫn. Sử dụng nó chủ động hơn truyền hình trong công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe.Sử dụng video phối hợp với các phương pháp khác như nói
chuyện, thảo luận nhóm sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho giáo dục sức khỏe tại
cộng đồng, bằng chiếu video thường được sử dụng trong những chiến dịch
truyền thông ở các cụm dân cư. Ưu điểm của video: thứ nhất, các can thiệp
video ít tốn kém về kinh tế. Thứ hai, chúng có thể cung cấp những thông tin
chính xác và giúp loại bỏ những sự cố do con người gây ra. Thứ ba, những
người có trình độ hiểu biết thấp dễ dàng tiếp nhận những thông tin từ Video.
Ngoài ra, phương tiện video còn được chia sẻ thông qua trang web, chính vi
vậy có thể nhanh chóng tiếp cận được nhiều đối tượng [15], [16].
Trong các buổi truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV, phương tiện
truyền thông bằng Video là một kênh quan trọng để người dân có thể hiểu và thực
hành được các kỹ năng tự khám vú nhằm phát hiện những bất thường tại vú.


17

Hình 9: Truyền thông chiếu video các bước tự khám vú
- Báo điện tử, internet: đây là phương tiện truyền thông hiện đại trên
mạng internet. Lượng thông tin vô cùng lớn, đa dạng, cập nhật nhanh. Loại
hình này rất thông dụng ở khu vực đô thị và đối tượng sử dụng thường là giới

trẻ, giới trí thức…Yêu cầu cơ bản là đối tượng phải có kiến thức và kỹ năng
sử dụng máy tính và internet. Khả năng tiếp cận sử dụng loại hình này ở vùng
nông thôn và vùng sâu – xa còn rất hạn chế [15], [16].
Truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV cũng đã được sử dụng trong
các báo điện tử, các trang facebook (Quỹ Ngày mai tươi sáng), Microsite
(www.tamsoatungthuvu.vn)...

Hình 10: Truyền thông phát hiện sớm UTV qua báo điện tử, internet


18
- Vô tuyến truyền hình: Ti vi là một phương tiện truyền thông đại chúng
phổ biến nhất hiện nay vì khả năng bao phủ thông tin rộng rãi và hiệu quả.
Loại hình này thường hấp dẫn đối tượng vì ngoài lời nói còn có hình ảnh sinh
động minh họa gây ấn tượng và nhớ lâu, giúp đối tượng nâng cao hiểu biết,
thay đổi thái độ, hành vi theo chiều hướng tích cực. Các thông điệp về giáo
dục sức khỏe có thể được phát sóng thông qua nhiều hình thức khác nhau như
diễn đàn, đối thoại….[15], [16].
Truyền thông phòng và phát hiện sớm ung thư vú trên truyền hình được
phát sóng trên nhiều hình thức khác nhau như các buổi tọa đàm, bản tin
truyền hình

Hình 11 : Các buổi tọa đàm trên truyền hình về phát hiện sớm UTV
- Đài phát thanh: cũng là một phương tiện quan trọng trong truyền
thông giáo dục sức khỏe. So với ti vi, đài phát thanh có những ưu điểm như
diện bao phủ rộng hơn ở các vùng sâu xa, chi phí rẻ hơn. Các thông điệp giáo
dục sức khỏe có thể được truyền đến đối tượng qua hệ thống loa phát thanh
dưới nhiều hình thức như: bài nói chuyện, bản tin sức khỏe, hỏi đáp về phòng
bệnh. Việc lựa chọn thời điểm phát tin trên đài/loa cũng cần lưu ý để có được
số lượng đông đảo người nghe nhất. Đối tượng tiếp cận loại hình này là quảng

cáo quần chúng [15], [16].


19

Hình 12 : Bài phát thanh về phát hiện sớm UTV tại nhà máy may
2. Các chương trình can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe phòng và
phát hiện sớm ung thư vú trên thế giới và tại Việt Nam.
2.1. Các chương trình can thiệp truyền thông phát hiện sớm ung thư vú
trên thế giới
- Chiến dịch Phòng chống UTV toàn cầu (BCA), được khởi động vào
năm 1982 với biểu tượng chiếc nơ hồng, đây là sáng kiến của Quỹ Komen
Global Research Fund. Tổ chức hoạt động với mục đích phòng chống bệnh
UTV, bắt nguồn từ cuộc đi bộ để rèn luyện sức khỏe và gây quỹ từ tháng
10/1983. Từ đó, tháng 10 hàng năm được toàn thế giới chọn làm Tháng phòng
chống UTV với màu hồng biểu trưng. Đến nay, Chiến dịch Phòng chống UTV
đang diễn ra tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu. Hiện nay, WHO cùng với sự
hỗ trợ của Quỹ Komen tiến hành một chương trình dành cho bệnh UTV với
chi phí thực hiện tại 70 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Với mục tiêu
chung là hành động cho một viễn cảnh không còn bệnh ung thư vú trên
toàn thế giới, Chiến Dịch Phòng Chống Ung Thư Vú toàn cầu tôn vinh sức
mạnh đoàn kết toàn cầu bằng cách động viên mọi người trên thế giới với
thông điệp truyền thông “Hãy chung tay hành động, cùng nhau đánh bại


20
Bệnh Ung thư vú“. Chiến dịch này đã vận động mọi người trên khắp thế giới
về việc nhận thức căn bệnh ung thư vú và đã cứu được hàng nghìn mạng
sống, đồng thời chiến dịch còn gây quỹ để hỗ trợ việc nghiên cứu cách chữa
trị căn bệnh này. Trên khắp thế giới hiện nay, chiến dịch BCA đã đồng hành

cùng với hơn 60 tổ chức chuyên về nghiên cứu, trang bị kiến thức và các điều
trị y tế liên quan đến bệnh UTV.
Ngoài ra, sáng kiến “Chiến Dịch Phòng Chống Ung Thư Vú toàn cầu”
được thực hiện bằng cách kết nối những cá nhân có tầm ảnh hưởng nhằm
mang sự đa dạng về địa vị và tầm nhìn của họ cho cộng đồng toàn cầu. Từ
những “blogger”, các nhân vật truyền thông, từ tác giả đến đầu bếp, các bậc
thầy về thể dục đến những chuyên gia y học, các giới nghệ sỹ nổi tiếng những
người ủng hộ này sẽ cùng nhau chia sẻ lời khuyên, bí quyết cũng như các
phương thức với mong muốn “Mỗi người cùng chung tay hành động, truyền
cảm hứng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ sức khỏe, thể chất lẫn tinh
thần”. Chiến Dịch này còn khuyến khích sự chia sẻ từ những bệnh nhân
thông qua trang web toàn cầu của Chiến Dịch Phòng Chống Ung Thư Vú:
BCAcampaign.com. Website này cũng đã cung cấp cho cộng đồng nhiều nội
dung ý nghĩa, hữu ích và khuyến khích mọi người cùng hành động để phòng
chống và chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư vú; và tạo một kênh trao đổi
thông tin đến cộng đồng qua các trang mạng xã hội.
- Sáng kiến toàn cầu vế sức khỏe vú (Breast Health Global Initiative –
BHGI) đã áp dụng một quy trình đánh giá dựa trên bằng chứng để xây dựng
hướng dẫn và phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm UTV ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình bao gồm cả châu Mỹ La tinh. Kết quả cho thấy, các
chương trình can thiệp nâng cao nhận thức là bước đầu quan trọng để phát
hiện sớm UTV. Cách tiếp cận và phạm vi của các chương trình giáo dục cộng
đồng là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát hiện sớm UTV và được
đo bằng giai đoạn khi chẩn đoán UTV. Các chương trình giáo dục cộng đồng
phải bao gồm các thông điệp về giáo dục sức khỏe như UTV có thể chữa khỏi


×