Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO dự án TRONG dạy học văn bản “SÔNG nước cà MAU” THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ MAU”
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP

Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn
Cấp học: Trung học cơ sở

NĂM HỌC 2017-2018


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KHƯƠNG THƯỢNG

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ MAU”
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP

Người viết: Trần Thị Hương Giang
Lĩnh vực/ Môn: Ngữ văn


Cấp học: Trung học cơ sở

NĂM HỌC 2017-2018


MỤC LỤC


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Yêu cầu đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện nay
đồng nghĩa với việc dạy học không phải là cung cấp kiến thức mà phải phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành năng lực ở người học. Kiến thức
không còn là mục đích tối thượng mà là phương tiện để rèn luyện tư duy. Kiến
thức nhớ được trong đầu không quan trọng bằng sự trưởng thành, tiến bộ về mặt
tư duy ở người học sau mỗi bài học. Người học không phải là cái bình chứa thụ
động để người dạy rót kiến thức đổ đầy; người dạy cũng không làm công việc đơn
thuần là cung cấp kiến thức, truyền thụ một chiều tới người học. Người dạy tổ
chức, hướng dẫn học trò của mình tự chiếm lĩnh tri thức bằng các thao tác trí tuệ.
- Để đổi mới dạy học, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, phương pháp dạy học theo dự án là một
phương pháp thường xuyên được sử dụng, bởi nó có rất nhiều ưu điểm như:
+ Tạo cơ hội cho học sinh phát triển các kĩ năng tư duy bậc cao như: xác
định vấn đề, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định,…;
+ Tăng sự chuyên cần và tự tin của học sinh, cải thiện đáng kể thái độ học
tập của các em. Những học sinh tương đối lười học, không có hứng thú với
phương pháp học tập truyền thống tỏ ra rất thích thú với dạy học dự án. Các em
chủ động tham gia vào những bài tập phức tạp, từ đó hình thành kĩ năng tổ chức
công việc, quản lí thời gian và tự định hướng.
+ Học sinh nắm chắc kiến thức hơn, có thể vận dụng kiến thức vào nhiều

dạng bài tập khác nhau, vận dụng được kiến thức vào đời sống thực tiễn.
Đối với giáo viên, dạy học dự án tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt
với học sinh của mình, đặc biệt là với những em chán học và sợ học. GV có cơ
hội nhìn sâu hơn vào năng lực của các em, trao cho các em cơ hội khẳng định
bản thân mình. Khoảng cách giữa thầy – trò được thu hẹp nhờ quá trình giao bài
tập, hướng dẫn, hỏi, giải đáp các vướng mắc,… Sau mỗi dự án dạy học, giáo
viên cũng cảm thấy yêu nghề hơn khi cảm nhận sự tiến bộ của học sinh, làm cho
các em hứng thú, yêu thích môn học hơn.
- Phương pháp dạy học dự án đặc biệt thích hợp với kiểu văn bản đòi hỏi
phải tiếp cận theo hướng tích hợp như văn bản: “Sông nước Cà Mau” (trích
truyện dài “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi) – Sách giáo khoa Ngữ văn 6
học kì II. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” viết về thiên nhiên và cuộc sống sinh
hoạt của con người ở vùng sông nước Cà Mau trong thời kì kháng chiến chống
Pháp. Để hiểu tường tận văn bản này, thấy hay và yêu thích nó, học sinh phải
tìm hiểu, trang bị thêm cho mình vốn kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Văn
Trang 4/25


hóa (trong đó đáng chú ý là phương ngữ Nam Bộ),… Dạy bài này, nếu giáo viên
vẫn giữ lối dạy truyền thống thì học sinh sẽ khó hiểu bài, không thấy bài học hấp
dẫn, từ đó không nhớ được kiến thức,…
Học sinh không thể đến lớp học văn bản này với cái đầu rỗng không hoặc
với một bài soạn (trả lời các câu hỏi đọc – hiểu) qua loa, đối phó. Các em cần
thời gian để tìm hiểu về văn bản trước ở nhà, theo nhóm, dưới hình thức thực
hiện các dự án học tập được giáo viên giao. Nhiệm vụ này có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm để giới thiệu trước lớp (sản phẩm
của từng nhóm học sinh).
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Phương pháp dạy học theo dự án
a) Về khái niệm: Dạy học theo dự án là một phương pháp (có khi cũng gọi

là hình thức) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, có tạo ra các sản phẩm
có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao
trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
b) Về phân loại: Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều phương
diện khác nhau. Có một số cách phân loại như: theo chuyên môn, theo quỹ thời
gian, theo nhiệm vụ.
c) Đặc điểm của dạy học dự án: định hướng hứng thú, tính tự lực cao,
cộng tác làm việc, tính liên môn, định hướng thực tiễn, ý nghĩa đời sống xã hội,
định hướng hành động, định hướng sản phẩm.
d) Ưu và nhược điểm của dạy học dự án:
* Ưu điểm
Đối với HS:
+ Tăng sự chuyên cần, tự tin của HS, nâng cao ý thức và thái độ học tập.
+ Kết quả học tập của HS (kết quả dạy học) được nâng cao.
+ Tạo cơ hội cho HS phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao chẳng hạn như
xác định, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định…
+ Phát triển năng lực hợp tác (giữa học sinh với giáo viên, học sinh với
học sinh,…)
+ Phát triển kỹ năng tự định hướng: dự án đòi hỏi HS phải tham gia vào
những bài tập phức tạp nhằm giúp các em phát triển những kỹ năng tổ chức,
quản lý thời gian và tự định hướng
+ Hình thành cho HS những kỹ năng thế kỉ 21 – những kỹ năng quan
trọng, cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của các em.
Trang 5/25


Đối với giáo viên:
+ Dạy học dự án tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp

và hợp tác giữa các đồng nghiệp; tạo điều kiện xây dựng mối quan hệ tốt với HS.
+ GV cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng được một dự án mang tính
hiệu quả cao và làm cho HS của mình thích thú, yêu môn học hơn.
* Tuy nhiên, nhược điểm của dạy học dự án là:
+ Không phù hợp với những bài mang tính lí thuyết trừu tượng.
+ Không hữu hiệu trong dạy HS tính toán, giải mã,…
+ Dạy học dự án không thể thay thế hoàn toàn mà là hình thức bổ sung
khi cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống.
+ Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian của cả GV và HS khi thực hiện.
+ Để phương pháp phát huy tối đa hiệu quả trong dạy học, đặc biệt đối
với những hoạt động thực hành, thực tiễn của HS đòi hỏi phải có phương tiện
vật chất phù hợp.
* Tiến trình thực hiện dạy học dự án:
- Giai đoạn 1: Thiết kế dự án. Bao gồm: + Xây dựng bộ câu hỏi định
hướng; + Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá; - Xây dựng
nguồn tài nguyên tham khảo.
- Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học dự án:
+ Bước 1: Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án
+ Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi thực hiện dự án
+ Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án
+ Bước 4: HS thực hiện dự án theo kế hoạch đã đặt ra
- Giai đoạn 3: Kết thúc dự án
HS trình bày sản phẩm dự án trong phạm vi lớp học hoặc trong nhà
trường, ngoài xã hội tùy thuộc vào quy mô của dự án. GV và các HS còn lại
cùng dựa vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm để đánh giá phần trình bày của
nhóm bạn và sau đó cùng nhau rút kinh nghiệm, tổng kết lại nội dung bài học.
2. Định hướng dạy học tích hợp
- Dạy hợp tích hợp hiện nay đã làm cho quá trình học tập trong nhà
trường thực sự có ý nghĩa. Nó thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học;
phát triển năng lực cho người học và giảm bớt những nội dung trùng lặp giữa

các môn học.
- Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp bao gồm:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề/tình huống tích hợp
Trang 6/25


Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề/tình huống tích hợp, bao gồm: kiến
thức, kĩ năng, thái độ, định hướng các NLcần hình thành ở HS
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức trong chủ đề
Bước 4: Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương tiện và thiết
bị dạy học cần sử dụng
Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận năng lực.
- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học thường được vận dụng để tổ
chức hoạt động học tập theo chủ đề tích hợp:
+ Phương pháp dạy học: Dạy học dự án, Giải quyêt vấn đề, Dạy học tình
huống, Khảo sát điều tra, Webquest, Động não.
+ Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, KWLH, XYZ, 321, Sơ đồ tư duy,
Mảnh ghép, Tranh luận - ủng hộ - phản đối.
3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chất lượng học tập môn Văn hiện nay nhìn chung đang bị đánh giá là đi
xuống. Học sinh có tâm lí chán học Văn, ngại học Văn. Xã hội có tâm lí không
coi trọng môn Văn. Vận dụng những phương pháp và hình thức dạy học mới để
đổi mới dạy học Văn là yêu cầu bức thiết để môn học trở lại hấp dẫn, hữu ích
như nó vốn có.
Trong cấu trúc đề thi tuyển sinh vào cấp III ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành
khác, dạng đề mở - nghị luận xã hội – đã được đưa vào bài thi. Để làm được các
bài viết nghị luận xã hội đúng hướng, tốt, đòi hỏi học sinh phải luôn luôn tìm
hiểu, cập nhật các tin tức xã hội. Điều này không thể đợi đến lớp 9 mà học sinh
phải được rèn luyện từ khi học lớp 6. Chẳng hạn, từ những dự án học tập liên
quan đến bài “Sông nước Cà Mau”, học sinh hiểu biết và có thể trình bày về

những vấn đề tự nhiên – môi trường – sinh thái mà vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung, vùng sông nước Cà Mau nói riêng đang phải đổi mặt: đó là khô
hạn, xâm nhập mặn, nguy cơ biến mất của vùng đồng bằng phì nhiêu do mất lũ
hàng năm.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Về kiến thức:
Trang 7/25


* Tích hợp liên môn: Giáo viên định hướng cho học sinh liên kết nội
dung kiến thức của ba môn học: Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, Lịch sử giúp học
sinh có cái nhìn đa chiều về tự nhiên và xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cộng với kiến thức tìm hiểu thêm trên mạng, từng nhóm học sinh sẽ thực thi các
dự án học tập liên quan đến bài “Sông nước Cà Mau” mà giáo viên giao.
* Qua môn Ngữ văn:
Bài 19 (Ngữ văn 6 học kì II) Văn bản “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi)
- Học sinh cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên
sông nước vùng Cà Mau. Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ,
đầy sức sống hoang dã. Trong đó, chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập,
trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
Bài 15 (Ngữ văn 9 học kì I) Văn bản “Chiếc lược ngà” (Nguyễn
Quang Sáng)
- Học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh éo
le của cha con ông Sáu.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người miền Tây – người dân vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, những mất mát do chiến tranh mà họ phải chịu đựng.
Bài 8 (Ngữ văn 9 học kì I) Văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga” (Nguyễn Đình Chiểu)
Qua đoạn trích này, học sinh phần nào hình dung ra phẩm chất của người
Nam Bộ qua hình tượng Lục Vân Tiên: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.

Bài 15 (Ngữ văn 7 tập 1): Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” (Minh Hương)
Học sinh thấy được nét đẹp riêng của Sài Gòn – một vùng đất phía Nam
của Tổ quốc – với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách của con
người Sài Gòn. Sài Gòn là là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn
riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực,
chân tình và trọng đạo nghĩa.
* Qua môn Địa lí:
Bài 25 Địa lí 8: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam.
Học sinh nắm được lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến
đổi. Trong đó, giai đoạn Tân kiến tạo cách nay khoảng 25 triệu năm, nhiều quá
trình tự nhiên xuất hiện. Nổi bật là:
- Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh
mẽ. Đồi núi được nâng cao và mở rộng.
- Quá trình hình thành các cao nguyên Ba dan và đồng bằng phù sa trẻ.
Theo đó, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Tây Nam Bộ (Đồng bằng Sông
Cửu Long) là vùng sụt võng vào Tân sinh phủ phù sa.
Trang 8/25


- Quá trình mở rộng Biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở
thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
- Quá trình tiến hóa của giới sinh vật.
Trong giai đoạn Tân kiến tạo, khoáng sản được sản sinh ra chủ yếu là:
dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu (Đồng bằng sông Hồng); than bùn (Đồng bằng
sông Cửu Long)…; các mỏ bô xít (quặng nhôm) ở Tây Nguyên; dầu mỏ, khí đốt
(ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa).

Bài 29: Địa lí 8: Đặc điểm các khu vực địa hình.
Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau:
đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, có diện
tích khoảng 40.000 km2. Sau đó là đồng bằng sông Hồng: 15.000 km2. Đây là
hai vùng nông nghiệp trọng điểm và tập trung gần ½ dân số cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long cao trung bình 2m-3m so với mực nước biển. Trên
mặt đồng bằng không có đê lớn ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng
lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác
Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
Châu thổ sông Cửu Long còn có bờ biển với nhiều bãi bùn rộng, rừng cây
ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.
Bài 31. Địa lí 8. Đặc điểm khí hậu Việt Nam.
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng và thất thường.
Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16 độ Bắc) trở vào có khí hậu
cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương
phản sâu sắc.
Bài 33. Địa lí 8. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
Sông ngòi Nam Bộ thường có lượng nước chảy lớn, chế độ nước cũng
theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. Lòng sông rộng
và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn, rất thuận lợi cho giao thông, vận tải.
Sông ngòi Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và
hệ thống sông Đồng Nai.
Mê Công là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á. Chiều dài của
dòng chính là 4300 km, chảy qua sáu quốc gia.
Sông Mê Công có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.
Chảu qua Việt Nam, sông Mê Công có tên gọi chung là sông Cửu Long, chảy ra
Trang 9/25


biển qua chín cửa. Sông có hàm lượng phù sa rất lớn đã tạo nên đồng bằng châu
thổ sông Mê Công (Cửu Long) rộng lớn vì phì nhiêu.
Bài 36. Địa lí 8. Đặc điểm đất Việt Nam.

Nước ta có ba nhóm đất chính, trong đó nhóm đất bồi tụ phù sa sông và
biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này tập trung ở các đồng bằng
lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng.
Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi
xốp, ít chua, giàu mùn,… thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây
ăn quả,…). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất
trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền
Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở
các vùng trũng Tây Nam Bộ;…
Bài 37. Địa lí 8. Đặc điểm sinh vật Việt Nam.
Việt Nam có hệ sinh thái đa dạng, phân bố khắp mọi miền.
Vùng đồng bằng Tây Nam Bộ có vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển
phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Sống trong môi trường ngập mặn, đất bùn
lỏng và sóng to gió lớn là tập đoàn cây sú, vẹt, đước,… cùng với hàng trăm loài
cua, cá, tôm,… và chim thú.
Đồng bằng Tây Nam Bộ có vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
Bài 43. Địa lí 8. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long nhiệt độ trung bình năm vượt 25 độ C.
- Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng
mưa cả năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.
- Đồng bằng Nam Bộ hình thành và phát triển trên một miền sụt võng rộng
lớn và được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê
Công bồi đắp nên. Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm tới hơn một nửa diện tích
đất phù sa của cả nước và còn giữ lại nhiều tính chất tự nhiên ban đầu.
- Nhìn chung, đất đai, khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều
thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.
* Qua môn Lịch sử
Bài 23. Lịch sử 7. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII.
Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng để

củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ,
lương ăn, lập thành làng ấp.
Trang 10/25


Riêng ở Thuận Hóa năm 1971, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha
tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê quán làm ăn. Tính đến năm
1776, số dân binh tăng lên 126.857 suất, số ruộng đất tăng lên 265.507 mẫu.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định.
Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này. Đến giữa
thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới. Phủ
Gia Định gồm có hai dinh: dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Dương, Bình Phước) và dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An,
Tây Ninh).
Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng
Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa
rất cao.
Dựa vào bài học lịch sử trên, học sinh biết được lịch sử hình thành vùng
đất phía Nam, trong đó có đồng bằng Tây Nam Bộ ngày nay.
* Qua môn Sinh học.
Bài 58. Sinh học 7. Đa dạng sinh học (tiếp theo). Mục I: Đa dạng sinh
học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả
những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới gió mùa
có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh
vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa
thích nghi và chuyển hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi
trường.
Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam nói chung, ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về động

vật. Nguồn tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự
phát triển bền vững của đất nước chúng ta, của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung.
Tuy nhiên, trong tỉ lệ chung của thế giới và Việt Nam, độ đa dạng về sinh
học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên
nhân chủ yếu là: 1) Nạn khai thác rừng, khai thác gỗ và khai thác các lâm sản
Trang 11/25


khác, nạn du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị,... tất
cả làm mất môi trường sống của động vật; 2) Sự săn bắt buôn bán động vật
hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của
các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng
bừa bãi, săn bắn, buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm
môi trường.
Bài 53. Sinh học 9. Tác động của con người đối với môi trường.
Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu, làm mất các loài sinh
vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái. Tác
động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật,
từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi
trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét,...
Bài 54. Sinh học 9. Ô nhiễm môi trường.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: ô nhiễm do thải các khí
độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô
nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do
các tác nhân sinh học...
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.
Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm... dùng không đúng cách và
dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng

tới sức khỏe con người.
Bài 60. Sinh học 9. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
Rừng ở Việt Nam chiếm một diện tích khá lớn và gồm nhiều loại như
rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa, rừng ngập mặn,... Tuy
nhiên, rừng ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần. Vì vậy, nhà nước ta đang tích cực
bảo vệ và trồng rừng mới ở nhiều vùng.
Có nhiều phương pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, ví dụ: xây dựng kế hoạch
khai thác ở mức độ hợp lí; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia;
Trang 12/25


phòng chống cháy rừng; vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư; trồng
rừng; tăng cường công tác giáo dục bảo vệ rừng...
Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất. Nước ta có
đường bờ biển dài hơn 3000 km. Các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất
phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con người. Tuy nhiên, tài
nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản
tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ cạn kiệt.
Bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên
biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm,
đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
2. Về kĩ năng:
Việc thực hiện các dự án học tập liên quan đên bài “Sông nước Cà Mau”
hướng tới hình thành ở học sinh những năng lực cốt lõi, gồm:
- Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông trong đó
có Ngữ văn (năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc hiểu), Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công dân.
- Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỷ 21, trong đó có nhận thức
về vấn đề tài nguyên – môi trường.
- Các năng lực suy nghĩ và học tập: năng lực giải quyết vấn đề và tư duy

phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực hợp tác,
năng lực học từ bối cảnh thực tế,...
- Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông (thông qua việc học sinh
ứng dụng công nghệ thông tin để trình bày dự án của nhóm mình trước tập thể).
- Năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống (cho việc học tập trong hiện tại
và cho tương lai): mềm dẻo linh hoạt và thích ứng, tự định hướng, lãnh đạo và
trách nhiệm xã hội,...
Tóm lại, qua dự án học sinh có thể hình thành các năng lực chung và
chuyên biệt sau:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
Trang 13/25


- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, hội nhập
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức nhiều môn học đã học để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Cuối cùng, để giải quyết các vấn đề đặt ra trong dự án học tập, học sinh
cần học tập và vận dụng các kiến thức liên môn.
3. Về thái độ:
a) Đối với học sinh:
- Tạo được niềm hứng thú cho học sinh trong học tập môn Ngữ văn.
- Xây dựng được những phương pháp học tập mới – hiệu quả cho học
sinh. Tác động trực tiếp đến đến học sinh, khắc phục được thói quen học thuộc
lòng, học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì thế mau quên kiến thức cũ của

học sinh.
- Khắc phục được kiến thức dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức
đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam, yêu mỗi vùng miền của
Tổ quốc ở học sinh. Các em thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ,
giữ gìn môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên của quê hương, đất nước, vì lợi ích
sống còn và lâu dài của chính người dân đất nước mình.
- Học sinh có thể tìm thấy định hướng nghề nghiệp cho mình sau mỗi dự
án, nhờ việc tìm hiểu vấn đề ở nhiều chiều, liên môn, xuyên môn.
b) Đối với giáo viên.
Tổ chức dạy học dự án đem lại nhiều lợi ích không chỉ đối với học sinh
mà với cả giáo viên.
- Giáo viên được tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp trong dạy học
sao cho ngày càng phù hợp với đặc trưng của trường học thế kỉ 21. Đó là: kiểm
tra đánh giá tích hợp với giảng dạy, tập trung vào việc phát triển các năng lực
hành động ở học sinh, học sinh là trung tâm còn giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn, điều khiển , thúc đẩy học sinh hợp tác cùng giải quyết vấn đề. Người
thầy hiện nay tạo điều kiện để học si nh học cách tư duy, đặc biệt là tư duy bậc
cao (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, siêu nhận thức).
- Sau mỗi dự án học tập, thầy – trò hiểu nhau hơn, dân chủ, cởi mở hơn
trong việc trao đổi các vấn đề học tập. Mối quan hệ thầy trò vì thế sẽ tốt hơn là
quan hệ truyền thụ một chiều.
Trang 14/25


- GV cảm thấy yêu nghề hơn vì nhận thấy hoạt động tổ chức, hướng dẫn,
điều khiển của mình đã đem lại lợi ích cho học sinh.
IV. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Thời gian nghiên cứu:
Giáo viên thiết kế dạy học dự án văn bản “Sông nước Cà Mau” theo định

hướng tích hợp. Các dự án học tập được giao cho các nhóm học sinh thực hiện
trong khoảng thời gian 02 tuần (từ 6/1/2018 đến 20/1/2018).
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
49/49 học sinh lớp 6A7 được giáo viên chia thành 4 nhóm, thực hiện 3 dự
án. Đây là lớp có tới 13/49 học sinh có học lực trung bình, thiếu tinh thần tích
cực trong học tập.
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án khi dạy học văn bản “Sông
nước Cà Mau” theo định hướng tích hợp, vì thế phạm vi nghiên cứu mà giáo
viên định hướng cho học sinh khá rộng. Từ văn bản, học sinh sẽ thực hiện các
dự án nghiên cứu về vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở các khía cạnh tự nhiên
và xã hội: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đời sống sinh hoạt, đặc tính dân cư,…
Học sinh sẽ đọc sách giáo khoa Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Sinh học (lớp 6,
7, 8, 9) có các văn bản, các bài học nói về con người, thiên nhiên vùng đất này.
Ngoài ra, các em phải truy cập Internet để tìm hiểu về hiện trạng biến đổi khí
hậu đang diễn ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi học sinh 6A7 trình bày kết quả thực hiện dự án “Sông nước Cà
Mau” trên lớp, giáo viên đã có một bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng của các em.
Kết quả, có 38/49 (chiếm 77,55%) học sinh đạt điểm 7 trở lên; hầu hết các em
viết rất mạch lạc đoạn văn cảm nhận về thiên nhiên và cuộc sống con người ở
vùng sông nước Cà Mau. Con số này cao hơn nhiều so với kết quả kiểm tra học
sinh lớp 6I, 6A6 - các khóa học trước (với mức độ làm bài tốt chỉ đạt 20%).
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. PHƯƠNG PHÁP CŨ KHI DẠY HỌC VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ
MAU”.
- Một phương pháp quen thuộc thường được sử dụng trong dạy học văn
bản “Sông nước Cà Mau” là phương pháp phát vấn – đàm thoại.
+ Giáo viên đi các bước Tìm hiểu chung về văn bản (tác giả, xuất xứ, hoàn
cảnh sáng tác, thể loại, chú thích,...), sau đó Tìm hiểu chi tiết (nội dung cụ thể của
văn bản), cuối cùng là Tổng kết giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
+ Trước khi Tìm hiểu chi tiết, giáo viên thường đọc mẫu rồi gọi 1 đến 2

học sinh đọc văn bản.
Trang 15/25


+ Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời. Giáo viên hướng dẫn học sinh
chốt những nội dung cơ bản của bài học, cuối cùng là tổng kết bài học.
Học sinh nghe, trả lời câu hỏi của giáo viên nhưng không có nhiều hứng
thú. Đó là chưa kể những học sinh hiếu động, ý thức học tập chưa tốt có thể tỏ ra
chểnh mảng, thiếu tập trung vào bài học.
Qua sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh cũng có tư duy, nhưng không phải
tất cả. Có những học sinh không chịu suy nghĩ, hầu như không giơ tay phát biểu
để trình bày kết quả tư duy của mình. Các em ghi chép thụ động.
- Để bài học trở nên sinh động hơn, giáo viên đã nỗ lực ứng dụng công
nghệ thông tin vào bài dạy. Không ghi bảng nhiều mà chiếu chữ lên máy chiếu
(để dành thời gian giao tiếp với học sinh), đưa lên máy chiếu hình ảnh minh họa
cho bài học, ví dụ: hình ảnh sông ngòi kênh rạch vùng Cà Mau bủa giăng chi chít
như mạng nhện, bản đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hình ảnh con Ba Khía,
cây Mái Giầm, cây đước, lò than hầm gỗ đước, chợ nổi miền Tây,... Ngoài ra,
giáo viên cho học sinh xem thêm video “Phi ca nô trên sông nước Cà Mau” nhằm
giúp các em hình dung ra dòng sông Năm Căn dài, rộng ra sao, “hai bên bờ rừng
đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” là như thế nào.
Với những hiệu ứng hình ảnh, âm thanh do công nghệ thông tin và truyền
thông mang lại, học sinh đã học văn bản “Sông nước Cà Mau” với thái độ hứng
thú hơn hẳn. Các em thấy thú vị trước thiên nhiên, sản vật, con người ở vùng đất
cực Nam của Tổ quốc, cách xa mình hàng ngàn km. Các em có vẻ bớt khó khăn
hơn trong việc hình dung ra kênh, rạch Nam Bộ, những cột đáy, thuyền chài,
thuyền lưới, thuyền buôn,... Kết quả là các em nhớ bài, hiểu bài hơn, bước đầu
vận dụng khá tốt khi làm các bài tập liên quan đến văn bản “Sông nước Cà Mau”.
Tuy nhiên, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học như
kể trên cũng chưa phát huy cao nhất tính tích cực chủ động của học sinh, bởi nó

không tạo ra được nhiều hoạt động cho học sinh. Các em vẫn là người tiếp nhận
những thông tin giáo viên chuẩn bị sẵn và đưa ra chứ không thực sự tự thân vận
động đi tìm kiếm tri thức. Học sinh không có “đất diễn”, không có nhiệm vụ học
tập thôi thúc phải hoàn thành.
Học sinh cần một hình thức tổ chức dạy – học tích cực hơn, năng động
hơn là đến tiết chỉ ngồi tại chỗ lắng nghe và đứng lên trả lời như vậy.
II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY
HỌC VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ MAU” THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH
HỢP

Trang 16/25


Với tình hình thực tế lớp học có 49 học sinh, giáo viên đã chia lớp thành 4
nhóm, thực hiện ba dự án liên quan đến bài học này, mỗi nhóm gồm từ 11 đến
13 học sinh.
Phụ trách mỗi nhóm là một học sinh làm nhóm trưởng, chịu trách nhiệm cuối
cùng về sản phẩm của nhóm mình. Nhóm trưởng không phải là người làm thay
công việc của mười bạn còn lại. Nhóm trưởng phải tổ chức công việc sao cho
huy động được trí tuệ, nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm. Ai cũng phải
làm việc, không ai đứng ngoài nhiệm vụ chung của nhóm.
Đối với mỗi nhóm, giáo viên thiết kế một Phiếu giao nhiệm vụ học tập riêng
– tương ứng với dự án dành cho từng nhóm. Nhóm trưởng sẽ photo cho các
thành viên trong nhóm mình mỗi bạn một tờ để đảm bảo tất cả đều rõ nhiệm vụ.
1. DỰ ÁN SỐ 1: Trình bày những hiểu biết về điều kiện tự nhiên vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (vùng Tây Nam Bộ): về vị trí địa lí, sông ngòi, hệ động
vật – thực vật. Trong đó, trình bày cụ thể hơn về vùng sông nước Cà Mau (địa
danh được nói tới trong bài học).
Phiếu học tập số 1:
* Đơn vị thực hiện: Nhóm 1, gồm: Thanh Hương, Đức Anh, Thảo My,

Đình Lê, Thu Trang, Quốc Việt, Hoàng Xuân, Ngọc Quỳnh, Khôi Nguyên, Viên
Viên, Tuấn Ninh.
* Thời gian thực hiện: Từ thứ 7 ngày 6/1/2018 đến hết thứ 6 ngày
19/1/2018. Trình bày trước lớp vào thứ 7 ngày 20/1/2018.
* Nội dung dự án:
Trình bày những hiểu biết về điều kiện tự nhiên vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (vùng Tây Nam Bộ): về vị trí địa lí, sông ngòi, hệ động vật – thực vật.
Trong đó, trình bày cụ thể hơn về vùng sông nước Cà Mau (địa danh được nói
tới trong bài học).
* Cách thức thực hiện dự án:
- Có thể trình bày những hiểu biết của tổ mình với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin, cụ thể là phần mềm Power Point. Nhóm sẽ sưu tầm hình ảnh, tìm
kiếm nội dung kiến thức, sau đó thể hiện các hình ảnh và kiến thức tìm thấy trên
các slide để trình chiếu trước cả lớp. Bản Power Point sẽ được copy mang đến
lớp vào thứ 7 ngày 20/1/2018.
- Hoặc, có thể dùng những tờ giấy khổ lớn (A0) để dán ảnh sưu tầm được,
viết chú thích cho ảnh, vẽ,v.v… (Giống như bích báo).
- Hướng dẫn cách tìm tài liệu: Tìm tài liệu trong sách “Ngữ văn 6 học kì
II”, văn bản “Sông nước Cà Mau”. Có thể đọc thêm sách “Địa lí 8” bài “Lịch sử
Trang 17/25


phát triển của tự nhiên Việt Nam” (bài 28) và bài 29, bài 31, bài 33, bài 36, bài
37, bài 43. Đọc thêm sách “Lịch sử 7” bài 23, sách “Sinh học 7” bài 58.
Ngoài ra, cần tìm tài liệu trên mạng Internet: đọc các bài viết, tìm các hình
ảnh liên quan đến nội dung dự án. Tra Google để tìm các bài viết và hình ảnh
(images). Các từ khóa để tra cứu là: “Đồng bằng sông Cửu Long”, “miền Tây
Nam Bộ”, “Images for miền Tây Nam Bộ” (chọn ảnh có độ phân giải cao để in),
“điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long”, “vị trí địa lí đồng bằng
sông Cửu Long”, “sông ngòi ở đồng bằng sông Cửu Long”, “hệ động vật ở đồng

bằng sông Cửu Long”, “hệ thực vật ở đồng bằng sông Cửu Long”, “tỉnh Cà
Mau”,…
- Nhóm trưởng của từng nhóm ghi cụ thể những việc cần làm và giao nhiệm
vụ rõ ràng cho các thành viên trong nhóm; lên lịch để cả nhóm cùng làm việc.
* Cách trình bày:
Thuyết trình trên cơ sở hình ảnh và nội dung đã chuẩn bị; nắm rõ điều
mình cần trình bày chứ không Nhìn – Đọc.
2. DỰ ÁN SỐ 2: Trình bày tình hình biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay và những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát
triển bền vững của vùng. Bên cạnh đó, trình bày riêng về sự biến đổi khí
hậu và những ảnh hưởng tiêu cực của nó ở Cà Mau.
Phiếu học tập số 2:
* Đơn vị thực hiện: Nhóm 2, gồm: Trường, Hoàng, Tiên, Phong, Ngọc,
Thuận, Tuấn, Huyền My, Khánh Ly, Khánh Sơn, Long, Nhung.
Nhóm 3, gốm: Vy, Minh, Hảo, Đức, Dương, Vĩnh Sơn, Tâm, Lâm, Hoài
Anh, Nguyễn Việt, Bách, Nguyễn Nhi.
* Thời gian thực hiện: Từ thứ 7 ngày 13/1/2018 đến hết thứ 6 ngày
19/1/2018. Trình bày trước lớp vào thứ 7 ngày 20/1/2018.
* Nội dung dự án:
Trình bày tình hình biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay và những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển bền vững của vùng.
Bên cạnh đó, trình bày riêng về sự biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng tiêu
cực của nó ở Cà Mau.
* Cách thức thực hiện dự án:
- Có thể trình bày những hiểu biết của tổ mình với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin, cụ thể là phần mềm Power Point. Nhóm sẽ sưu tầm hình ảnh, tìm
kiếm nội dung kiến thức, sau đó thể hiện các hình ảnh và kiến thức tìm thấy trên
các slide để trình chiếu trước cả lớp. Bản Power Point sẽ được copy mang đến
lớp vào thứ 7 ngày 20/1/2018.
Trang 18/25



- Hoặc, có thể dùng những tờ giấy khổ lớn (A0) để dán ảnh sưu tầm được,
viết chú thích cho ảnh, vẽ, v.v… (Giống như bích báo).
- Cách tìm tài liệu: Tìm trong sách “Ngữ văn 6 học kì II” văn bản “Sông
nước Cà Mau”, đọc thêm sách “Sinh học 9” bài 54, bài 60.
Ngoài ra, rất cần tìm tài liệu trên mạng Internet. Đọc các bài viết, tìm các
hình ảnh trên mạng liên quan đến nội dung dự án. Gợi ý từ khóa để tra cứu trên
Google: “biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “biến đổi khí hậu
ở vùng Cà Mau”, “tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long”, “sạt lở ở ven
biển Cà Mau”,… Một số hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra ở vùng này là:
lũ về ít, hạn mặn (tình trạng khô mặn), sạt lở đất. Cần tìm hiểu nguyên nhân, hậu
quả và hướng khắc phục để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu ở
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhóm trưởng liệt kê những việc cần làm và giao nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên trong nhóm. Chẳng hạn: chuẩn bị máy tính, USB nếu trình bày
bằng máy tính; chuẩn bị giấy khổ lớn; chuẩn bị bút màu hoặc bút bi; chuẩn bị
keo dán; chuẩn bị ảnh; chuẩn bị chú thích cho ảnh. Thống nhất lịch để cả nhóm
cùng làm việc.
* Cách trình bày dự án:
Nhóm chọn 1 học sinh thuyết trình trên cơ sở có hình ảnh và nội dung
chuẩn bị (có thể chọn một vài học sinh khác hỗ trợ). Phải nắm được nội dung
thuyết trình, chủ động, tự tin, không nhìn-đọc. Luyện tập thuyết trình trước khi
trình bày trước lớp.
3. DỰ ÁN SỐ 3: Tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt tấp nập, trù phú và các
sắc màu văn hóa độc đáo, đa dạng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và vùng sông nước Cà Mau nói riêng.
Phiếu học tập số 3:
* Đơn vị thực hiện: Nhóm 4, gồm: Giang, Trung, Châu Linh, Chính,
Khôi, Minh Anh, Mạnh, Hiếu, Hải Ninh, Phương Linh, Phạm Nhi, Huy, Hạnh.

* Thời gian thực hiện: Từ thứ 7 ngày 06/1 đến hết thứ 6 ngày 19/1/2018.
Trình bày trước lớp vào thứ 7 ngày 20/1/2018.
* Nội dung dự án:
Tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt tấp nập, trù phú và các sắc màu văn hóa
độc đáo, đa dạng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng sông
nước Cà Mau nói riêng.
* Cách thực hiện dự án:
Trang 19/25


- Nhóm cần tìm tài liệu nói về cuộc sống sinh hoạt của cư dân Đồng bằng
sông Cửu Long, nói về tính cách của người dân nơi đây, nói về sự đa dạng của
các tộc người và văn hóa của họ trên mảnh đất này.
+ Tài liệu trong sách: Ngữ văn 6 học kì II bài “Sông nước Cà Mau”; Ngữ
văn 9 kì I văn bản “Chiếc lược ngà”, văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt
Nga”; Ngữ văn 7 kì I, văn bản “Sài Gòn tôi yêu”.
+ Mạng Internet: Các bài viết, các hình ảnh nói về tính cách, sinh hoạt,
văn hóa,… các tộc người như Kinh, Kh’mer, Hoa,… ở Tây Nam Bộ.
Ví dụ: Hình ảnh chợ nổi vùng sông nước Nam Bộ, hình ảnh ghe thuyền,
lò than hầm gỗ đước, những khu phố nổi, các thành phố của vùng như Mỹ Tho,
Cần Thơ, hình ảnh người Chà Châu Giang, người Miên, người Hoa,… Các sản
phẩm văn hóa (trang phục, âm nhạc, ẩm thực,…) đặc trưng của vùng đất này: áo
bà ba, khăn rằn, đờn ca tài tử, bánh pía, mắm cá,…).
Các từ khóa gợi ý khi tìm kiếm tài liệu trên trang tìm kiếm google:
“chợ nổi Tây Nam Bộ”
“tính cách người miền Tây”
“các tộc người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long”
“người Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long”
“Người Chà Châu Giang”,…
“thành phố lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long”

“nhạc sĩ Cao Văn Lầu”, “Dạ cổ hoài lang”
“áo bà ba Nam Bộ”, “khăn rằn Nam Bộ”
“sản phẩm từ cây dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long”,…
“bánh pía Sóc Trăng”
“chợ Châu Đốc”,…
- Nhóm trưởng ghi ra những việc cần làm, những dụng cụ, phương tiện
cần chuẩn bị và giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên; lên lịch để cả nhóm
cùng thảo luận, cho ra sản phẩm tốt.
* Cách trình bày:
Nhóm cử một học sinh thuyết trình, các bạn khác hỗ trợ. Người thuyết
trình phải nắm chắc nội dung cần trình bày, nói trước lớp sao cho sinh động và
cuốn hút, tránh tình trạng lên trước lớp nhìn-đọc.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA HỌC SINH
1. DỰ ÁN 1: Nhóm 1 thực hiện
Vì dung lượng kiến thức muốn trình bày dài, nên nhóm đã chọn phần
mềm Power Point để truyền tải nội dung dự án đã xây dựng. Hình ảnh trên P.P
Trang 20/25


có chú thích rõ ràng, nhưng học sinh vẫn trình bày bằng thuyết trình trực tiếp là
chủ yếu.

Trên màn chiếu, đại diện của nhóm được ra bản đồ vị trí địa lí của vùng
sông nước Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Mê Công nói chung, bản đồ hệ
thống sông ngòi ở vùng này. Các em không quên gắn những kiến thức địa lí đơn
thuần với câu văn giới thiệu về vùng này trong văn bản văn học mà các em đang
học phải tìm hiểu: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch
càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.”, “Tiếng rì rào bất tận của những khu
rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày
đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối...”.

Học sinh trình bày về đa dạng sinh học ở vùng sông nước Cà mau qua
hình ảnh cây mái giầm, con bọ mắt, con Ba Khía (một loại còng biển lai cua),....
Các em không chỉ dừng lại cung cấp cho người nghe kiến thức thuộc bộ môn
Sinh học mà còn nói về văn bản Ngữ văn mà mình đang tìm hiểu. Vùng sông
nước Cà Mau đầy sức sống hoang dã, xa xôi ít người biết tới khi đó được hình
dung qua những tên đất, tên sông, tên kênh rạch mộc mạc, bình dị, “Ở đây,
người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo
đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên”: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, rạch
Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía, Năm Căn, Cà Mau.

Trang 21/25


Cây mái giầm
Con Ba Khía
Học sinh trong nhóm 1 đã dừng lại lâu hơn ở hình ảnh dòng sông Năm
Căn. Các con sông lớn ở Tây Nam Bộ rất rộng và sâu, lưu lượng nước lớn.
Ngoài nhận định về đặc điểm thủy văn như vậy, học sinh đã đưa ra hình ảnh về
dòng sông Năm Căn, hình ảnh rừng đước hai bên bờ sông. Đặc biệt, theo chỉ dẫn
của giáo viên, nhóm các em học sinh này đã down trên mạng Internet một clip
rất hữu ích ghi lại hình ảnh con sông và dọc bờ sông Năm Căn qua sự quan sát
của một người ngồi trên xuồng máy đi dọc sông. Nhóm 1 đã thuyết trình, minh
họa cho các bạn trong lớp hình dung được hình ảnh trong văn bản: “Dòng sông
Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “Thuyền
xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước
dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. Qua hình ảnh và video, có
thể thấy con sông thật dài, hai bên rừng đước cũng trải dài dường như bất tận và
cao ngất. Học sinh đều thấy rằng, nhà văn Đoàn Giỏi đã miêu tả rất chân thực,
tinh tế thiên nhiên nơi đây: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh
mình cũng chỉ một sắc xanh cây lá”, “Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa

trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp
từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện
trong sương mù và khói sóng ban mai.”

Hình ảnh rừng đước.
Trang 22/25


2. DỰ ÁN 2: Nhóm 2 và Nhóm 3 thực hiện
Cùng một dự án, so với nhóm 2, nhóm 3 sử dụng công nghệ thông tin để
trình bày hiệu quả hơn. Trong khi trình bày, nhóm này biết đặt câu hỏi, nêu vấn
đề để khơi gợi sự chú ý của người nghe, biết giao lưu với người nghe. Cách trình
bày sôi nổi, giọng nói có ngữ điệu thuyết phục.
Hình ảnh học sinh nhóm 2 thuyết trình:

Trang 23/25


Hình ảnh học sinh nhóm 3 thuyết trình:

Trước khi đi sâu trình bày những ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, HS đã nhắc lại vẻ đẹp và sự trù phú của
thiên nhiên nơi đây. Qua bài “Sông nước Cà Mau”, các em hiểu rằng, vùng đất
cực Nam của Tổ quốc ta có vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang dã, vừa nên thơ, và nơi
đây rất được thiên nhiên ưu đãi vì có thảm thực vật đa dạng và hệ động vật
phong phú. Tuy nhiên, tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (trong đó có đoạn
trích “Sông nước Cà Mau”) được viết vào năm 1957. Khi ấy, quả thực vùng Cà
Mau hoang sơ, tươi đẹp và trù phú như những gì tác giả viết. Nhưng ngày nay,
nơi này đang bị khai thác quá mức và đang gánh chịu những hậu quả nặng nề
của biến đổi khí hậu.

Thông qua tìm hiểu thông tin trên mạng, học sinh trình bày: Đồng bằng sông
Cửu Long có nguy cơ biến mất vì không còn lũ. Chính lũ đã hình thành nên đồng
bằng này từ 4.000 đến 6.000 năm trước. Ít lũ, mất lũ khiến đa dạng sinh học bị ảnh
hưởng nặng nề, nguồn lợi cá, tôm,... giảm. Nghiêm trọng hơn, không có lũ, đồng
bằng sẽ bị sụt lún, sạt lở và tan rã dần, dẫn đến xóa sổ có thể trong vài trăm năm
tới. Bởi vì trước đây, mũi Cà Mau mỗi năm đều lấn ra biển nhiều mét do lượng
bùn, cát, sỏi từ thượng nguồn sông Mê Công bồi đắp. Nhưng hiện nay thì ngược
lại, do lũ ít về: bình quân mỗi năm biển lấn sâu vào Cà Mau khoảng 15 m, có nơi
đến 50 m, hằng trăm ha rừng phòng hộ bị cuốn ra biển.
Trang 24/25


Lũ về hàng năm vệ sinh đồng ruộng,
tháo phèn, rửa chua,
diệt sâu bệnh, bồi đắp phù sa,... đã
giúp cho đất đai ở đồng bằng này màu
mỡ, năng suất lúa cao.

Hái bông súng
(Mùa lũ là mùa mưu sinh của rất
nhiều người nông dân miền Tây).

Cá linh – một đặc sản mùa lũ miền
Tây đang ngày càng cạn kiệt.

Người nông dân miền Tây khóc trên
mảnh ruộng mặn khủng khiếp và nứt
toác do thiên tai kép hạn mặn và lũ
không về.


Hình ảnh sóng đánh vào bờ dữ dội, từng phút từng giờ gây sạt lở nghiêm trọng
ở mũi Cà Mau.
3. DỰ ÁN 3: Nhóm 4 thực hiện
Trang 25/25


×