PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo Hoàng Mai
- Trường THCS Yên Sở
- Địa chỉ: 225 Phố Yên Duyên- Phường Yên Sở- Quận Hoàng Mai- Hà Nội
- Điện thoại: 0438612726.
- Thông tin về giáo viên :
Họ và tên: Tạ Minh Thủy
Ngày sinh: 28-01-1986 Môn: Ngữ văn
Điện thoại: 0983854648 ; Email:
- 1 -
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp liên môn lịch sử, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật qua văn bản “Sông nước Cà
Mau”- Học kì II Ngữ Văn 6
2. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức
- Hiểu biết về tác giả, Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam
- Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng đất phương Nam
- Phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
b. Kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có sử dụng phương thức miêu tả kết
hợp với thuyết minh, tự sự.
- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản
- Nhân biết các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản và vận dụng khi làm
bài văn miêu tả.
c. Thái độ
- Yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên
d. Tích hợp
- Tích hợp liên môn: địa lí, âm nhạc, mĩ thuật
- tiếng việt (tìm hiểu, phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ)
3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối 6
- Số lượng học sinh: 32 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
* Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Ngữ văn 6 đồng thời trực tiếp giảng dạy với
các em học sinh lớp 6,7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 6 ở học kì II đã được tiếp cận và làm quen với các
tiếp xúc, tổ chức bài học bậc THCS và môn Ngữ văn 6 nói riêng nên các em đã bớt bỡ
ngỡ, lạ lẫm với những hình thức hoạt động mà giáo viên đưa ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Sông nước Cà Mau” các em đã được làm quen
với các bài văn miêu tả, tự sự từ tiểu học, được làm quen với phương thức tự sự từ học kì
I và phương thức miêu tả qua bài “Tìm hiểu chúng về văn miêu tả” trước đó.
- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn: Âm nhạc, mĩ thuật, lịch sử,
địa lí cùng kiến thức thực tế các em cũng có một số hiểu biết liên quan. Vì vậy khi cần
tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bài học để giải quyết vấn đề trong bài
các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
- 2 -
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn
học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần
nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi
kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn
đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn âm nhạc, mĩ thuật, lịch sử, địa lí vào bài
dạy “ Sông nước Cà Mau” sẽ giúp các em có cái nhìn bao quát và cảm nhận độc đáo
riêng mình về vùng cảnh quan sông nước, vừa mới lạ, vừa hấp dẫn trong tư duy, kinh
nghiệm của học sinh thành phố. Đồng thời các em được chủ động tìm hiểu, sưu tầm hình
ảnh, làm việc và trình bày kết quả thảo luận, của từng nhóm một cách chủ động, sáng
tạo.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra
trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm
tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào
thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- Kiến thức về cuộc đời tác giả Đoàn Giỏi, các tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt
là truyện “Đất rừng phương Nam”
- Kiến thức lịch sử liên quan đến vùng đất Cà Mau, dòng sông Năm Căn và lịch sử
khai phá, chiến đấu bảo vệ đất nước của ông cha ta.
- Kiến thức địa lí về dòng sông Năm Căn, vị trí của vùng đất Cà Mau trên bản đồ
đất nước.
- Kiến thức âm nhạc, hội họa qua hình ảnh tư liệu về cuộc sống, con người nơi đây
và những cảnh đẹp khác của quê hương đất nước.
* Học sinh:
- Soạn bài ở nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh về sông nước Cà Mau, những bài hát, câu hò về vùng sông
nước miền Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.
* Ứng dụng CNTT:
- Sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến
thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
- 3 -
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “ Sông nước Cà Mau” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
* Ổn định lớp.
* Bài mới: Giới thiệu bài
Nhà thơ Tố Hữu đã viết đầy tự hào về tổ quốc thân yêu của chúng ta
“ Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như nuí, như người Việt Nam”
thật vậy các em ạ, đi đâu ta cũng thấy đất nước mình thật đẹp . Vẻ đẹp ấy đã được rất nhiều
nhà văn, nhà thơ ghi dấu trong những tác phẩm của họ. Và hôm nay, cô trò mình hãy cùng bước
lên con thuyền tri thức để đến với vùng sông nước Cà Mau để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người nơi tận cùng cực Nam tổ quốc qua văn bản “Sông nước Cà Mau”.
- 4 -
- 5 -
Hoạt động của thầy HĐ của
trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
GV : chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức
chung xoay quanh văn bản, trước hết là tác giả .
? Dựa vào phần chú thích (*), em có thể giới thiệu
đôi nét về tác giả Đoàn Giỏi ?
GV : chiếu hình ảnh tác giả :Mời các em quan sát
trên máy, đây là hình ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi.
ông sinh năm 1925, mất năm 1989. Sinh ra và lớn lên
trong một gia đình rất khá giả ở Tiền Giang, Đoàn
Giỏi có một cơ ngơi tòa ngang dãy dọc, nhưng năm
1954 ông tập kết ra Bắc, hiến toàn bộ nhà cửa cho
cách mạng, nhà ông nay là UBND huyện Châu
Thành.
Dù phần lớn cuộc đời ông sống ở miền Bắc nhưng cả
tâm hồn và các sáng tác của mình, ông đều hướng về
mảnh đất phương Nam – quê hương yêu dấu của nhà
văn .
GV chiếu hình ảnh tác phẩm “Đất rừng phương
Nam”
Nhắc tới Đoàn Giỏi, không thể không kể đến một tác
phẩm đã làm nên tên tuỏi của ông : đó là truyện “Đất
rừng Phương Nam”.
Truyện là trong những sáng tác xuất sắc
nhất viết cho thiếu nhi. Qua chặng đường phiêu dạt
tìm cha của chú bé An, nhà văn đã đưa người đọc đến
với một vùng sông nước Cà Mau đầy màu sắc, thiên
nhiên hoang dã mà phong phú, con người hiền hòa,
mộc mạc.
? em biết gì về xuất xứ của văn bản chúng ta sẽ
được tìm hiểu?
HS trình
bày
I, Tìm hiểu chung
1) Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925-
1989), quê ở Tiền Giang
- Thường viết về
thiên nhiên, con người
Nam Bộ
2) Tác phẩm
* Xuất xứ
7. Đánh giá kết quả học tập
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh chủ động tìm hiểu, sưu tầm
kiến thức, tích hợp âm nhạc vào kết quả phần chuẩn bị theo nhóm, tự đánh giá kết quả
lẫn nhau qua các lần thảo luận nhóm. Các em sôi nổi tham gia vào bài học, sưu tầm tài
liệu có liên quan và hứng thú với những thông tin tích hợp được cung cấp.
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học
sinh. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà
cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát
triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên
không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt
hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
- 6 -