Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUÊ ĐẤT, THUÊ RỪNG ĐỂ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG KẾT HỢP KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI VÀ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 86 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH
----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN: ĐẦU TƯ THUÊ ĐẤT, THUÊ RỪNG ĐỂ BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN RỪNG KẾT HỢP KINH DOANH DU
LỊCH SINH THÁI VÀ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ
ĐỊA ĐIỂM

: XÃ QUẢNG TÂM, HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LIÊN THÀNH

NAÊM 2017


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ............................................... 4
1.1. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng Dự án .................................................. 4
1.1.1. Tỉnh Đắk Nông ........................................................................................ 4
1.1.2. Huyện Tuy Đức ....................................................................................... 8
1.2. Vị trí khu đất và phạm vi nghiên cứu quy hoạch .......................................... 9
CHƢƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƢ DỰ ÁN ............................................. 10
2.1. Giới thiệu chủ đầu tư ................................................................................... 10
2.2. Sự cần thiết đầu tư Dự án ............................................................................ 11
2.2.1. Du lịch. .................................................................................................. 11
2.2.2. Trồng và bảo vệ rừng ............................................................................ 15
2.2.3. Sự cần thiết phải đầu tư dự án . ............................................................. 18
2.3. Cơ sở pháp lý lập dự án:.............................................................................. 18
2.3.1. Các văn bản pháp lý của Nhà nước . ..................................................... 18


2.3.2. Các văn bản pháp lý địa phương . ......................................................... 21
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN ....................... 24
3.1. Hiện trạng khu đất lập dự án đầu tư ............................................................ 24
3.1.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................... 24
3.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất ............................... 27
3.2. Đánh giá chung về hiện trạng khu đất......................................................... 29
3.2.1. Ưu điểm ................................................................................................. 29
3.2.2. Nhược điểm ........................................................................................... 30
3.2.3. Những vấn đề cần giải quyết ................................................................. 30
CHƢƠNG 4. NỘI DUNG DỰ ÁN...................................................................... 31
4.1. Thông tin chung về dự án ............................................................................ 31
4.2. Mục tiêu chính của Dự án: .......................................................................... 31
4.3. Quy mô Dự án: ............................................................................................ 31
4.4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và giải pháp thực hiện: ......................... 31
4.4.1. Quan điểm sử dụng đất và trồng rừng. .................................................. 31
4.4.2. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 32
4.5. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư............................................... 32
4.6. Hình thức đầu tư .......................................................................................... 32
4.7. Giải pháp thực hiện. .................................................................................... 32
4.7.1. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. ............................................. 32
4.7.2. Tiến độ thực hiện Dự án. ....................................................................... 34
4.7.3. Phương án khai thác sử dụng. ............................................................... 35
4.7.4. Giải pháp về tổ chức, lao động.............................................................. 35
CHƢƠNG 5. TIỂU DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆ RỪNG KẾT
HỢP CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ .................................................. 38
5.1. Đặc điểm tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. ............................. 38
5.2. Mục tiêu chi tiết........................................................................................... 41
5.3. Thời gian thực hiện. .................................................................................... 42
5.4. Quy hoạch sử dụng đất đai. ......................................................................... 42
5.4.1. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất. ............................................................. 42

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 1


5.4.2. Quan điểm, phương pháp tiếp cận. ....................................................... 42
5.4.3. Quy hoạch sử dụng đất, rừng ................................................................ 43
5.5. Kinh phí và tiến độ đầu tư. .......................................................................... 43
5.6. Hình thức đầu tư. ......................................................................................... 43
5.7. Giải pháp trồng và bảo vệ rừng ................................................................... 43
5.7.1. Những giải pháp về kinh tế. .................................................................. 43
5.7.2. Những giải pháp xã hội. ........................................................................ 44
5.7.3. Những giải pháp khoa học công nghệ. .................................................. 45
5.7.4. Hệ thống quản lý. .................................................................................. 45
5.7.5. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng..................................................... 45
5.7.6. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị QLBV rừng: ................. 45
5.7.7. Tổ chức quản lý: .................................................................................... 46
5.7.8. Phòng chống cháy rừng:........................................................................ 46
5.8. Kỹ thuật trồng một số cây rừng................................................................... 47
5.8.1. Đối tượng............................................................................................... 47
5.8.2. Quy mô diện tích. .................................................................................. 47
5.8.3. Kỹ thuật trồng rừng Bời lời. .................................................................. 47
5.8.4. Kỹ thuật trồng rừng Hông ..................................................................... 50
5.8.5. Kỹ thuật trồng rừng gỗ Tếch. ................................................................ 53
CHƢƠNG 6. TIỂU DỰ ÁN KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI ............. 57
6.1. Du lịch tỉnh Đắk Nông. ............................................................................... 57
6.1.1. Giới thiệu du lịch tỉnh Đắk Nông. ......................................................... 57
6.1.2. Định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. ................. 58
6.2. Mục tiêu tiểu Dự án. .................................................................................... 62
6.3. Thời gian thực hiện tiểu Dự án. .................................................................. 63

6.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực. ........................................................ 63
6.5. Quy hoạch sử dụng đất. ............................................................................... 63
6.5.1. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất. ............................................................. 63
6.5.2. Quan điểm sử dụng đất.......................................................................... 64
6.5.3. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng .......................................................... 64
6.5.4. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc. ............................................. 68
6.6. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ....................................................... 72
6.6.1. Quy hoạch hệ thống giao thông: ........................................................... 72
6.6.2. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa ................................................. 73
6.7. Mạng lưới cấp nước .................................................................................... 74
6.8. Quy hoạch mạng lưới cấp điện và chiếu sáng............................................. 75
6.9. Quy hoạch thoát nước bẩn........................................................................... 75
6.10. Xử lý rác và chất thải rắn ............................................................................ 75
6.11. Hệ thống bưu chính viễn thông ................................................................... 76
6.12. Giải pháp PCCC .......................................................................................... 76
CHƢƠNG 7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƢỜNG 77
7.1. Đánh giá hiện trạng tình hình ô nhiễm môi trường khu quy hoạch ............ 77
7.2. Các quy chế về môi trường ......................................................................... 77
7.3. Các ảnh hưởng và giải pháp xử lý vấn đề ảnh hưởng xấu đến môi trường
khu quy hoạch: ..................................................................................................... 78
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 2


7.4. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm ................................................................. 79
7.4.1. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng................ 79
7.4.2. Khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết
bị.
............................................................................................................... 79

7.4.3. Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình hoạt động ............... 80
CHƢƠNG 8. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.... 82
8.1. Hiệu quả xã hội của Dự án .......................................................................... 82
8.2. Hiệu quả kinh doanh của Dự án .................................................................. 82
8.3. Phân tích hiệu quả tài chính của Dự án ...................................................... 84
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 85

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 3


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Giới thiệu địa điểm đầu tƣ xây dựng Dự án
1.1.1. Tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được
thành lập từ năm 2004. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk,
phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Tây giáp tỉnh Bình Phước và Campuchia.
1.1.1.1. Vị trí địa lý
 Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây
Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác
định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến
12050’ vĩ độ Bắc, 107013’ đến 108010’ kinh
độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh
Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh
Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc
Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt
Nam – Lào – Campuchia.

 Diện tích tự nhiên có 6,514.38 km2, có 07 đơn vị hành chính cấp huyện và
01 thị xã với dân số 510,570 người, cùng với 33 dân tộc anh em đang làm
ăn, sinh sống. Trung tâm tỉnh l là Thị xã Gia Nghĩa.
 Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã: Huyện Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk
Song, Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk G’Long và thị xã Gia Nghĩa.
 Đắk Nông có 130 Km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, có 02
cửa khẩu Bu Prăng và Đắk Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal,
Pnom Penh, Siem Reap, v.v.v của nước bạn Campuchia
 Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu
với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải Miền
Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh về mở rộng thị
trường các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao của mỗi vùng.
 Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến bauxit được triển khai,
tuyến đường sắt Đắk Nông – Di Linh – Cảng Khê Gà tỉnh Bình Thuận được
xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh
của Tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông
cùng với các tỉnh Tây Nguyên
khác nằm trong vùng được Nhà
Nước quan tâm thông qua các
quyết định 135, 135, 168… Yếu
tố này tạo cho Đắk Nông có điều
kiện khai thác và vận dụng các
chính sách phát triển vào tỉnh.
1.1.1.2. Địa hình
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 4


Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng

cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có
bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình
thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm
hồ.
Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông
Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác
nước cao, thuỷ năng lớn.
Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình khoảng
600m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1,982m (Tà Đùng).
Nhìn tổng thể, địa hình Đắk Nông như hai mái của một ngôi nhà mà đường
nóc là dãy núi Nam Nung, chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình
khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1,500m. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông
sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô thuộc lưu vực sông
Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc.
Các huyện Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk G’long và thị xã Gia Nghĩa thuộc thượng
nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Vì vậy, Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự
xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải,
lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Địa hình thung
lũng thấp, có độ dốc từ 0-30% chủ yếu phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk,
thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình cao nguyên đất đỏ bazan chủ yếu ở
Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình 600 - 800 m, độ dốc khoảng 5-100%. Địa
hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn > 150% phân bố chủ yếu trên địa bàn các
huyện Đắk Glong, Đắk R'Lấp.
1.1.1.3. Khí hậu
Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và
Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao
nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi
năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90%

lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa
không đáng kể.
Lượng mưa trung bình năm
2,513 mm, lượng mưa cao nhất
3,000 mm. Tháng mưa nhiều nhất
vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào
tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung
bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô
14.6-15.7 mm/ngày, mùa mưa 1.51.7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 5


là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2.4
-5.4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên cũng như các vùng khác của Tây Nguyên, điều bất lợi cơ bản về khí
hậu là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ
nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là
việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng.
1.1.1.4. Đất đai
Đắk Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 651,561 ha.
 Về thổ nhưỡng: Đất đai Đắk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ
yếu gồm 05 nhóm chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát
chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bổ đều toàn tỉnh. Đất đỏ Bazan
trên nền đá Bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình
quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song. Còn lại là đất đen bồi
tụ trên nền đá Bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối.
 Về sử dụng: Đất nông nghiệp có diện tích là 306,749 ha, chiếm 47% tổng

diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần
lớn diện tích. Đất cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công
nghiệp ngắn ngày. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích là 279,510 ha, tỉ lệ che
phủ rừng toàn tỉnh là 42.9%. Đất phi nông nghiệp có diện tích 42,307 ha.
Đất chưa sử dụng còn 21,327 ha, trong đó đất sông suối và núi đá không có
cây rừng là 17,994 ha.
1.1.1.5. Thủy văn
Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác
nguồn nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng các công trình thủy điện và
phục vụ nhu cầu dân sinh.
Các sông chính chảy qua địa
phận tỉnh gồm:
 Sông Sêrêpôk do hai nhánh
sông Krông Nô và Krông
Na hợp lưu với nhau tại
thác Buôn Dray. Khi chảy
qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp,
lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh
tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, Đray Sáp. Các suối Đắk
Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor, Đắk Ken, Đắk Klou, Đắk Sor cũng
đều là thượng nguồn của sông Sêrêpôk.
 Sông Krông Nô: Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2,000 m phía Đông Nam tỉnh
Đắk Lắk, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 6



trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ
khác suối Đắk Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang là thượng nguồn của sông
Krông Nô.
Hệ thống sông suối thượng nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy
chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng
nguồn. Đáng kể nhất là: Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, Đắk
Nông với chiều dài 90 km. Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12.44m3/s.
Môdun dòng chảy trung bình 47.9 m3/skm2.Suối Đắk Buksô là ranh giới giữa
huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp. Suối Đắk R'Lấp có diện tích lưu vực 55.2 km2, là
hệ thống suối đầu nguồn của thủy điện Thác Mơ. Suối Đắk R'Tih chảy về sông
Đồng Nai, đầu nguồn của thủy điện Đắk R’Tih và thủy điện Trị An.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước
cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch
như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đắk Đier, Đắk R’Tih, Đồng Nai 3, 4. . .
Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ lớn
thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ ở một
số vùng thuộc các xã phía nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpôk là tổ hợp lũ
của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.
1.1.1.6. Dân số - Dân tộc
Dân số toàn tỉnh là 510,570 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14.9%, dân
số nông thôn 85.1%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Mật độ dân số trung bình
là 78.39 người/km2. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông
dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục
đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện
Đắk Glong, Tuy Đức.
Dân số Đắk Nông là dân số
trẻ, trong độ tuổi còn đi học
khoảng 165,000 người, chiếm

32%; trong độ tuổi lao động có
325,000 người, chiếm 63%; độ
tuổi trên 60 chỉ có hơn 20,000
người.
Đắk Nông là tỉnh có cộng
đồng dân cư gồm 40 dân tộc
cùng sinh sống. Cộng đồng dân
cư Đắk Nông được hình thành
từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh
sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới
di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mông .v.v.
Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng, H’Mông
v.v. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67.9%, M'Nông chiếm 8.2%, Nùng chiếm 5.6%,
H’Mông chiếm 4.5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt có những dân tộc
chỉ có một người sinh sống ở Đắk Nông như Cơ Tu, Tà Ôi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt.
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 7


1.1.1.7. Tôn giáo – Tín ngƣỡng
Đắk Nông là vùng đất sinh sống từ
hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại
chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ
của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ,
lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo,
tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú.
Đến nay, Đắk Nông có hơn 170,000
người là tín đồ của hơn 10 tôn giáo khác
nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo (hơn

100 ngàn, chiếm gần 20% dân số), Tin lành (hơn 50 ngàn, chiếm tỷ lệ 10% dân số)
và Phật giáo (hơn 20 ngàn, tỷ lệ 4% dân số).
Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đắk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn
thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần
Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu), lễ mừng nhà mới, lễ
mừng mùa, lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.
1.1.2. Huyện Tuy Đức
Tuy Đức là huyện biên giới ở phía Tây Nam tỉnh Đắk Nông; được thành lập
ngày 22/11/2006 theo Nghị định số 142/2006/NĐ-CP của Chính phủ, trên cơ sở
điều chỉnh 112.384 ha diện tích đất tự nhiên và 23.238 nhân khẩu của huyện Đắk
R'Lấp. Huyện chính thức ra mắt và đi vào hoạt động ngày 01/01/2007. Trung tâm
huyện Tuy Đức cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 50km, cách Thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 250km. Vị trí địa lý của huyện Tuy Đức: phía Đông giáp huyện Đắk
Song; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp huyện Đắk R'Lấp và tỉnh
Bình Phước; phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia.
Tuy Đức là một huyện mới được thành lập chỉ cách đây mấy năm, song vùng
đất và con người đã tồn tại từ lâu, gắn liền với địa phương lân cận, với tỉnh Đắk
Nông và cả vùng Tây Nguyên rộng lớn. Lịch sử xã hội và con người của huyện
Tuy Đức ngày nay được phản ánh đầy đủ trong lịch sử chung của tỉnh Đắk Nông
và các huyện mà trước đây bao gồm vùng Tuy Đức ngày nay.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, kế thừa và phát huy truyền thống, bài học,
kinh nghiệm của nhân dân trong vùng, với những điều kiện lịch sử, xã hội ngày
nay, Tuy Đức sẽ nhanh chóng phát triển trong sự phát triển chung của tỉnh Đắk
Nông, khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Về địa hình, Tuy Đức nằm trên cao nguyên Đắk Nông, chủ yếu là đồi núi với
độ cao trung bình 700 – 800 m so với mực nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh
bởi hệ thống sông suối dày đặc đầu nguồn của sông Đồng Nai, như sông Đắk
R'Lấp, Đắk Búk So, Đắk Điơle… Hệ thống sông suối dày đặc cũng là nguồn cung
cấp nước dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Tuy Đức có hệ
thống rừng nguyên sinh với nhiều loài gỗ và động vật quý hiếm như voi, hổ, báo,

gấu… Ngoài ra, Tuy Đức cũng có một số khoáng sản trong lòng đất, đáng kể nhất
là quặng bôxit với trữ lượng tương đối lớn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tuy

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 8


Đức là 112.384ha; đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan thuận lợi cho trồng cây công
nghiệp và phát triển rừng.
Khí hậu Tuy Đức có những đặc điểm chung của khí hậu Đắk Nông, mang tính
chất nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10, tập trung hơn 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, lượng mưa không đáng kể, độ ẩm thấp. Tổng lượng mưa cả năm khoảng
2.000 - 2.500mm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 23oC, cao nhất 35oC, thấp
nhất 14oC.
Địa bàn huyện Tuy Đức gồm 6 đơn vị hành chính cấp xã: Đắk Ngo, Quảng
Tân, Đắk Búk Sor, Đắk R'Tih, Quảng Tâm, Quảng Trực; với 25 bon và 23 thôn.
Trong đó có 2 xã mới tách là Đắk Ngo và Quảng Tâm; có 2 xã biên giới là Đắk
Búk So và Quảng Trực. Có đường biên giới dài khoảng 42km, giáp huyện Ô Rang,
tỉnh Munđunkiri của Vương quốc Campuchia.
Huyện Tuy Đức có 6.865 số hộ với 31.636 nhân khẩu, gồm 17 dân tộc chung
sống, chủ yếu là dân tộc Kinh (4.034 hộ, với 16.909 nhân khẩu) và dân tộc
M'Nông. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 2.831 hộ với 14.727 nhân khẩu,
chiếm 47,2% dân số của Huyện.
1.2. Vị trí khu đất và phạm vi nghiên cứu quy hoạch
Khu vực Dự án gồm các khoảnh 10 tiểu khu 1479; khoảnh 2, 4 tiểu khu
1495; khoảnh 2, 3 tiểu khu 1499 thuộc địa giới hành chính xã Quảng Tâm, huyện
Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Tọa độ địa lý: Từ 12° 8' 40,38" đến 12° 09' 56,22" vĩ độ Bắc.

Từ 107° 24' 55,94" đến 107° 26' 14,46" kinh độ Đông.
Có vị trí tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp khoảnh 8 tiểu khu 1479 của Nông lâm trường cao su Tuy Đức;
- Phía Nam giáp Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phúc Lâm Thành; khoảnh 9
tiểu khu 1495 và khoảnh 3,4 tiểu khu 1499 của Nông lâm trường cao su Tuy
Đức;
- Phía Đông giáp khoảnh 4 tiểu khu 1489 của Nông lâm trường cao su Tuy Đức;
- Phía Tây giáp khoảnh 2, 4, 9 tiểu khu 1495 của Nông lâm trường Cao su Tuy
Đức.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 9


CHƢƠNG 2.

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƢ DỰ ÁN

2.1. Giới thiệu chủ đầu tƣ
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Liên Thành.
Trụ sở chính: Ấp 4, tỉnh lộ 8, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Điện thoại: (08) 37901972 – (08) 38921287
Fax: (08) 37901973 – (08) 37905726
Giấy ph p đăng ký kinh doanh số: 0301446359 do Phòng đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 31/12/2010.
Nguời đại diện: Đặng Quang Thành Chức danh: Tổng Giám Đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng Liên Thành (tên giao dịch là Lien Thanh
Investment Contruction Joint Stock Company, tên viết tắt là: LIEN THANH JSC)

tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Liên Thành, theo Giấy ph p kinh doanh số:
051494 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 03/05/1994. Nay chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng Liên Thành, Giấy ph p kinh doanh số: 0301446359 do Phòng đăng ký
kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
31/12/2010. Trải qua quá trình hoạt động, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây Dựng Liên
Thành đã không ngừng lớn mạnh, từng bước trưởng thành và phát triển. Hiện nay
công ty hoạt động trong một số lĩnh vực ngành nghê chủ yếu sau:
 Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng
và xây dựng cầu đường.
 Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, máy móc thiết bị
ngành xây dựng, kim khí điện máy, tủ lạnh máy giặt, vải giả da, hàng bảo
hộ lao động.
 Đại lí kí gửi hàng hóa
 Dịch vụ thương mại
 Kinh doanh phát triển nhà ở.
 Mua phân bón hóa chất,
 Kinh doanh nhà ở, môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất, cho thuê kho
bãi, nhà xưởng sản xuất.
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 10


 Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, máy móc thiết bị
ngành xây dựng.
 Chế tạo thiết bị kết cấu th p.
 Xây dựng mạng lưới địa chính và đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính.

 Đo đạc phục vụ khảo sát, thiết kế thi công công trình.
 Mua bán nuôi trồng thủy hải sản.
 Mua bán phân bón, hóa chất, thiết bị may mặc.
 Mua bán xăng, dầu.
2.2. Sự cần thiết đầu tƣ Dự án
2.2.1.

Du lịch.
2.2.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch Quốc gia .

Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch
đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về
lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành
Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế, xoá đói, giảm ngh o, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những
thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó
khăn, trở ngại v n chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá
để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng v n ẩn chứa nhiều
yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu
mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức
trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát
triển Du lịch Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) cho thấy,
bài học rút ra từ những thành công và hạn chế, bất cập thời gian qua cần xác định
bước đột phá căn bản cho giai đoạn tới là:
n t phải lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục
tiêu tổng thể của phát triển.

chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định.
doanh nghiệp là động lực đòn bẩy cho phát triển.
t cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là
phương châm ưu tiên hàng đầu.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 11


Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập
trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp,
hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ bản
đối với các lĩnh vực trọng yếu là:
Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng
hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.
Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch
văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách
nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch
và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có
mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa,
chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm.
Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc
tế gần: Đông Bắc (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam và Thái
Bình Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); tăng cường
khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây u (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, ,
Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông u (Nga, Ucraina);

mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du
lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng
kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có
các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du
lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần
nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu
tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác
yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch
vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong
mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.
Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết
cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình
ưu tiên cần tập trung đầu tư:

- Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch.
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch.
- Chương trình phát triển thương hiệu du lịch.
- Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển.
- Đề án phát triển du lịch biên giới.
- Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 12


- Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch

theo vùng và khu du lịch quốc gia.
- Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài
nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch.
Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt
để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng
khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư
nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh
nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát
chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài
nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng
dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến
quảng bá.
Về tổ chức quản lý cần có giải pháp tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý
ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến quốc gia; hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch có tiềm lực mạnh,
thương hiệu nổi bật.
2.2.1.2. Thách thức và cơ hội.
/.Cơ ộ
Hiện nay, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng, tạo ra nguồn cung cho các
điểm du lịch, đặc biệt là lượng khách có khả năng chi trả cao từ các quốc gia phát
triển.. Hơn nữa, việc cải cách chính sách quản lý trong nước để đáp ứng đòi hỏi
của WTO sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp thu hút thêm vốn đầu tư
nước ngoài, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới tiếp tục đầu tư vào
hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho người lạo
động, nâng cao cơ sở hạ tầng và chất lượng phục vụ của hệ thống du lịch, khắc
phục tình trạng nhếch nhác, phát triển không đồng bộ của các khu du lịch nhỏ, tự
phát.
b/.

ác t


c

Xu hướng du lịch của khách quốc tế hiện nay là hướng tới các sản phẩm du
lịch “xanh”. Trong khi đó phần lớn các khu du lịch chưa quan tâm hoặc ngại đầu tư
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, rất
nhiều khu du lịch, nhà vườn có quy mô nhỏ phát triển ồ ạt không theo quy hoạch
có thể d n đến những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, xã hội, tình trạng
cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, nảy sinh tiêu cực trong khi công tác quản lý nhà
nước về du lịch cũng như các cơ quan chức năng liên quan chưa đủ mạnh để đáp
ứng yêu cầu thực tế. Mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh du lịch sẽ tăng
lên, nhất là với các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc sở hữu nhà nước; ngoài ra còn
có nhiều hạn chế về nguồn nhân lực, trình độ quản lý… Vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ của một số khu du lịch xa trung tâm và khu du lịch có quy mô
nhỏ chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được nhu cầu của hội nhập.
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 13


Tình trạng không có hoặc có quá ít các đường bay từ các nước châu u tới
Việt Nam cũng có thể khiến cho khách du lịch ở lại các thành phố cửa ngõ của các
nước trong khu vực lâu hơn ở Việt Nam. Hiện nay, công tác quảng bá, xúc tiến tạo
hình ảnh về Việt Nam nói chung và từng khu du lịch nói riêng còn yếu. Hoạt động
manh mún, chưa có chương trình cụ thể theo từng thời điểm, từng đợt, chưa thu
hút được khách du lịch, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Còn thiếu tiếng nói “tự nguyện” của các khu, điểm du lịch cho một
chương trình quảng bá xúc tiến chung cho cả hệ thống du lịch Việt Nam.
Với nhiều hồ, thác, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, truyền thống văn hoá giàu
bản sắc của các dân tộc bản địa và nhiều di tích lịch sử là điều kiện thuận lợi để

Đắk Nông phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá,
nghĩ dưỡng, leo núi… Vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
đến năm 2020, du lịch được xem là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan
trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoàn thiện các văn bản hướng d n, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động
kinh doanh du lịch, triển khai hướng d n những điều quy định về kinh doanh du
lịch trong “Nghị định quy định chi tiết và hướng d n thi hành một số điều của Luật
Du lịch”; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch trong đó có chiến
lược kinh doanh du lịch để xác định dự báo và hướng d n thực hiện; Hoàn thiện
tiêu chuẩn quốc gia để quản lý chất lượng sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu
của giai đoạn phát triển mới. Trong đó chú trọng tới áp dụng tiêu chuẩn khu du lịch
xanh và các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; Xây dựng và áp
dụng các tiêu chuẩn chức danh cho hệ thống cơ sở du lịch; Nâng cao chất lượng
đào tạo nghiệp vụ, tay nghề ngoại ngữ và khả năng giao tiếp cho đội ngũ lao động.
Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến chung cho ngành du lịch và khách
sạn Việt Nam. Tăng cường hoạt động của Hiệp hội Du lịch, thành lập Hiệp hội
Khách sạn (như TP.HCM) nhằm tạo nên sức mạnh chung để cạnh tranh lành mạnh,
hiệu quả; Mở rộng và khai thác có hiệu quả các dịch vụ vui chơi giải trí mang tính
văn hóa, tính dân tộc, bảo đảm sinh thái, môi trường, an toàn; Hiện đại hóa cơ sở
lưu trú du lịch; Chuyên nghiệp hóa công tác quản lý; Tăng cường chất lượng, hiệu
quả kinh doanh; Quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực,
nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ đối với lao động làm việc trong cơ sở
lưu trú du lịch; Hướng tới hình thành các tập đoàn hoặc chuỗi khu, điểm du lịch ở
Việt Nam, tạo sức cạnh tranh và giảm chi phí quảng bá xúc tiến; Thúc đẩy nhan
quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc sở hữu Nhà
nước.
Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách về sản phẩm
phù hợp với từng thời kỳ, phân khúc thị trường, giá và chính sách nhân sự. Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, tận dụng những kinh nghiệm hay về

quản lý khách sạn ở trong và ngoài nước phù hợp với từng cơ sở du lịch nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.
Đứng trước cơ hội tăng trưởng mới nhưng cạnh tranh cao, việc hoàn thiện nội
dung văn bản quản lý và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan tạo động
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 14


lực phát triển cho ngành du lịch Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Cần phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các bộ, ngành trong việc xây dựng chính
sách thông thoáng hơn, kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc trong hoạt động
kinh doanh của các khu, điểm du lịch; Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý Nhà
nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương, phân cấp hợp lý và phối hợp nhịp
nhàng trong hoạt động kiểm tra, quản lý hỗ trợ cho các khu du lịch
2.2.2.

Trồng và bảo vệ rừng
2.2.2.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng Tây Nguyên .

Khu vực Tây Nguyên với diện tích rừng lớn nhất cả nước, cùng nhiều loại
gỗ quý hiếm. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 năm (2007 - 2012), toàn bộ diện tích
rừng trên địa bàn 05 tỉnh Tây nguyên đã suy giảm nghiêm trọng. Hiện cả khu vực
Tây Nguyên chỉ còn khoảng 1,8 triệu ha rừng tự nhiên (có trữ lượng), trong khi
nạn phá rừng với nhiều hình thức đang diễn ra chóng mặt.
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, khu vực Tây Nguyên hiện có trên
2.848.000 ha rừng, độ che phủ đạt 51,3%, trong đó, rừng có trữ lượng độ che phủ
chỉ đạt 32,4% và là nơi có diện tích rừng lớn nhất cả nước. Phần lớn diện tích rừng
trên được giao cho các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, UBND
xã quản lý...

Đặc biệt, rừng đầu nguồn của khu vực này đóng vai trò quan trọng về môi
trường sinh thái và điều kiện khí hậu cho nhiều vùng, khu vực khác của cả nước.
Tuy nhiên, trong 05 năm (2007 - 2012) nhiều diện tích rừng nơi đây đã bị tàn phá
nghiêm trọng. Toàn khu vực đã mất đi 129.686 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên
mất 107.425 ha, rừng trồng mất 22.261 ha, trung bình mỗi năm mất khoảng trên
25.737 ha.
2.2.2.2. Nguyên nhân .
a/. Nguyên nhân khách quan
Sức p dân số lên đất rừng và lâm sản gia tăng; chu kỳ sản xuất của cây lâm
nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro, lợi thế cạnh tranh thấp so với nhiều cây
trồng khác; nhu cầu sử dụng lâm sản tăng nhanh, gỗ rừng trồng chưa đáp ứng được
thị hiếu, nhu cầu xây dựng các công trình hạ tầng, thủy điện, giao thông… cũng tạo
áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng; thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp,
khô hạn k o dài cùng với diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng
lên d n đến nguy cơ cháy rừng cao hơn.
b/.Nguyên nhân c ủ qu n
Một số địa phương chưa kiên quyết chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện. Nhà nước giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương bảo vệ rừng, nhưng
chưa cân đối nguồn lực để tổ chức thực hiện, đặc biệt là cấp xã. Tổ chức quản lý
nhà nước về lâm nghiệp các cấp chậm được kiện toàn và làm rõ chức năng, nhiệm
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 15


vụ. Ở nhiều địa phương ngân sách dành cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn
hẹp so với các lĩnh vực khác.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp không sát với thực tế, chậm điều chỉnh;
việc xác định ranh giới các khu rừng phòng hộ, đặc dụng nhiều nơi chưa rõ ràng,
gây khó khăn và làm chậm tiến độ giao rừng và đất lâm nghiệp;

Các chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và doanh
nghiệp nhà nước đang quản lý khá nhiều rừng, nhưng nhìn chung năng lực quản lý
bảo vệ rừng hạn chế; các lâm trường quốc doanh sau khi đã sắp xếp lại, chuyển
thành công ty lâm nghiệp v n không đủ năng lực bảo vệ rừng được giao. Hộ gia
đình, cá nhân và các tổ chức khác đang quản lý rừng hầu hết có quy mô nhỏ, nên
không thể tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng được giao, v n chủ yếu dựa vào sự hỗ
trợ bảo vệ rừng của Kiểm lâm. Uỷ ban nhân dân cấp xã đang quản lý rừng, nhưng
chưa có cơ chế tài chính để chính quyền cấp xã thực hiện công tác nhiệm vụ.
Giao rừng, cho thuê rừng chưa gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp, hồ sơ
giao đất, giao rừng thiếu nhất quán, quản lý không chặt chẽ, đồng bộ. Khoán bảo
vệ rừng ở nhiều nơi hiệu quả thấp, người nhận khoán v n nhận tiền, nhưng không
thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, rừng v n bị phá.
Cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi do không cân đối các
nguồn lực đảm bảo tổ chức thực hiện. Một số chính sách chưa được thực hiện triệt
để như: Giao đất, giao rừng, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Quy định về kiểm tra kiểm soát lâm sản quá “thông thoáng” bị lợi dụng để hợp
thức hoá lâm sản có nguồn gốc bất hợp pháp.
Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm
nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả, chưa thực sự góp phần thu hút được sự
tham gia của xã hội vào công tác quản lý bảo vệ rừng.
Xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng chưa kịp thời, triệt để, chưa
trừng trị thích đáng lâm tặc, nên tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa không cao,
d n tới biểu hiện coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền, chống
người thi hành công vụ xảy ra phổ biến hơn.
Vị thế pháp lý của Kiểm lâm hạn chế, lực lượng mỏng; trang thiết bị, phương
tiện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, không đủ trấn áp “lâm tặc”, một bộ
phận còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao động trước khó khăn,
thậm chí có biểu hiện tiêu cực, bị mua chuộc, tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
Thiếu quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng của các
chủ rừng, đa số không có các trang phục, công cụ hỗ trợ và không có các tư cách

pháp lý để giải quyết các vụ việc vi phạm về bảo vệ rừng.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 16


2.2.2.3. Giải pháp .
a/. Mục t êu:
Tổ chức quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững đất được quy hoạch cho lâm
nghiệp; tăng cường công tác quản lý lâm sản; đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản
lý, bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội tham
gia vào các hoạt động lâm nghiệp; phát triển nhanh việc cung cấp các dịch vụ môi
trường rừng để tăng đóng góp vào nền kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của
biến đổi khí hậu; xóa đói giảm ngh o, nâng cao mức sống cho người dân.
b/. Các giải pháp chủ yếu.
Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ rừng.
Ban hành chính sách phát triển thị trường lâm sản; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, kỹ thuật gắn với sản xuất; phát triển làng
nghề chế biến lâm sản, đặc sản rừng; đảm bảo lợi ích của những người làm nghề
rừng tạo động lực thu hút đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở đồng
quản lý.
Nghiên cứu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên rừng chủ yếu tái tạo lại rừng.
Hoạch định cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp theo hướng thu
từ khai thác lâm sản là nguồn chủ yếu đảm bảo các hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng của doanh nghiệp lâm nghiệp. Trước mắt, cần ban hành các quy định về tổ
chức và quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng; rừng phòng hộ, dịch vụ môi

trường rừng.
Hướng d n chi tiết về giao, cho thuê rừng, gắn với giao, cho thuê đất lâm
nghiệp; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
được giao, nhận khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp; quy chế về khai thác lâm
sản khác và kiểm tra, bảo đảm nguồn gốc lâm sản hợp pháp.
Tổ chức rà soát việc giao rừng, cho thuê rừng đảm bảo rừng có chủ quản lý cụ
thể, chủ rừng có diện tích rừng lớn phải tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên
trách. Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao, cho thuê đất lâm nghiệp. Ngân sách
Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng.
Tiếp tục thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ là rừng tự
nhiên và diện tích rừng chưa giao đang do y ban Nhân dân cấp xã quản lý ở khu
vực thường xuyên bị đe dọa xâm hại cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá
nhân sinh sống trên địa bàn.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 17


2.2.3.

Sự cần thiết phải đầu tƣ dự án .

Qua phân tích về thực trạng và tiềm năng rừng phát triển du lịch cho thấy việc
đầu tư Dự án là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Đắk
Nông và Đường lối định hướng phát triển của UBND huyện Tuy Đức.
Dự án đầu tư sẽ đẩy mạnh được chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền “công
nghiệp không khói”, nhằm giảm bớt vấn nạn ô nhiễm môi trường do công nghiệp
hóa gây ra, tạo sự phát triển bền vững, lâu dài.
Góp phần trồng và bảo vệ rừng, vốn đang là một nhu cầu cấp bách của đất

nước trong việc tham gia “chống biến đổi khí hậu”.
Góp phần giải quyết một phần công ăn việc làm trên địa bàn huyện Tuy Đức,
đẩy mạnh tăng trưởng của Huyện nhà và tận dụng được những thế mạnh chưa
được khai thác hết trên địa bàn.
Góp phần xây dựng cơ sở du lịch hiện đại khang trang tại Đắk Nông, tạo cơ
hội cho du lịch tại Đắk Nông nói chung và huyện Tuy Đức nói riêng phát triển.
Mặt khác, theo các chuyên gia du lịch, du khách trên thế giới đang chuyển
dần sang khu vực Đông - Thái Bình Dương và Đông Nam với xu hướng yêu
thích du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch trải nghiệm. Đắk Nông đang có các
thế mạnh rất lớn vì các loại hình du lịch này. Tuy nhiên, các Khu du lịch trên địa
bàn hiện chưa đáp ứng được nhu cầu và tạo sức hút khách du lịch. Đặc biệt là
khách lưu trú nước ngoài. Chính vì thế, Dự án được đem vào hoạt động sẽ thúc đẩy
các lạo hình du lịch của tỉnh nhà.
Việc đầu tư Dự án là cần thiết để tận dụng được thế mạnh, và cơ hội phát
triển của huyện Tuy Đức cũng như của Đắk Nông, nhằm đưa Đắk Nông phát triển
bền vững lâu dài và có bước tiến xa trên con đường hội nhập.
2.3. Cơ sở pháp lý lập dự án:
2.3.1.

Các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc .

- Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Căn cứ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12 ngày 17 tháng
06 năm 2010.
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về việc Thu

phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 18


- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy
định việc cấp ph p thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc hướng
d n thi hành luật Đất đai.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng d n thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 về hướng d n chi tiết và thi hành
một số điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về việc hướng d n thi
hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ
về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13 tháng
06 năm 2003 của Chính phủ về việc Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải.
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch.

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng d n thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định 103/2009/NĐ-CP, ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ Ban
hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái
định cư.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ Quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường.
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 19


- Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 sửa đổi Nghị định 92/2007/NĐCP hướng d n Luật du lịch.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc Hướng d n thực hiện Nghị định số
149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp
ph p thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

về Hướng d n trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy định chi tiết
một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất.
- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/06/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
- Thông tư số 25/2009/TT- BNNPTNT ngày 05/05/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về việc Hướng d n thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập
hồ sơ quản lý rừng.
- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 về hướng d n lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 27 tháng 01 năm 2011
Hướng d n đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng,
quy hoạch đô thị.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18
tháng 7 năm 2011 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của
Liên Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT Hướng d n một số nội dung về giao rừng,
thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Văn bản hợp nhất 4699/VBHN-BVHTTDL ngày 25/12/2013 (Hợp nhất Nghị
định số 92/2007/NĐ-CP và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP) Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch.
- Văn bản hợp nhất 4699/VBHN-BVHTTDL ngày 25/12/2013 (Hợp nhất Nghị
định số 92/2007/NĐ-CP và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP) Quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Du lịch.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 20


- Quyết định số 682B/QĐKT ngày 01/08/1994 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc ban hành quy phạm thiết kế kinh
doanh rừng (QPN 6-84).
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam
về môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 487/NN-TCCB/QĐ ngày 26/02/2007 của Bộ Nông nghiệp &
PTNT về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác điều tra quy
hoạch rừng.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
công trình.
- Quyết định số 439/QĐ-BXD ngày 26 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc Công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2012.
2.3.2.

Các văn bản pháp lý địa phương .

- Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 04/6/2007 của UBND tỉnh Đắk Nông về

việc phê duyệt kết quả rà soát Quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông.
- Căn cứ Quyết định số 313/QĐ-UBNDNL ngày 13 tháng 3 năm 2007 của UBND
tỉnh Đắk Nông về việc ban hành danh mục tạm thời các loài cây gỗ tái sinh mục
đích chủ yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 14 tháng 07
năm 2010 về việc Ban hành bảng giá nhà xây dựng mới, tài sản, vật kiến trúc
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 23 tháng 02
năm 2010 về việc Ban hành Quy định hướng d n cụ thể một số nội dung về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.
- Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 01 tháng 03
năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 05/2010/QĐUBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 23 tháng 02 năm 2010 Ban hành Quy
định hướng d n cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 08 tháng 07
năm 2011 về việc Ban hành Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư
phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 21


- Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2011 về việc Ban
hành Giá cây cối, hoa màu áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 31 tháng 12
năm 2013 về việc Ban hành bảng quy định giá các loại đất năm 2014 trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông.

- Công văn số 1611/UBND-NN ngày 01/06/2010 của UBND tỉnh Đắk Nông về
việc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành thuê đất, thuê rừng quản lý
bảo vệ và kinh doanh du lịch sinh thái.
- Công văn số 2983/UBND-NN ngày 07/9/2010 của UBND tỉnh Đắk Nông về
việc lập dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp và bảo vệ rừng của Công ty Cổ
phần Đầu tư xây dựng Liên Thành.
- Công văn số 3071/UBND-NN ngày 24/8/2011 của UBND tỉnh Đắk Nông về
việc Xây dựng dự án đầu tư trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp kinh doanh
du lịch, chăn nuôi động vật hoang dã của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Liên Thành.
- Công văn số 06/UBND-NN ngày 04/01/2011 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc
dự án trồng và QLBV rừng kết hợp kinh doanh du lịch, chăn nuôi động vật
hoang dã của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành.
- Công văn số 3653/UBND-NN ngày 06/10/2011 của UBND tỉnh Đắk Nông về
việc giải quyết một số nội dung liên quan đến dự án đầu tư của Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng Liên Thành;
- Biên bản làm việc ngày 05/05/2011 và ngày 25/05/2011 giữa Công ty TNHH
MTV cao su Phú Riềng với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành về
việc xác định ranh giới và hiện trạng dự án trồng, QLBVR; đề nghị giao đất để
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành lập dự án.
- Biên bản phúc tra hiện trạng rừng ngày 22/12/2011.
- Công văn số 3677/UBND-NN ngày 31/08/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông về
việc lập dự án đầu tư, kinh doanh du lịch sinh thái và chăn nuôi động vật hoang
dã.
- Công văn số 2570/UBND-NN ngày 19/06/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông về
việc lập dự án đầu tư, kinh doanh du lịch sinh thái và chăn nuôi động vật hoang
dã.
- Căn cứ Công văn số 3554/UBND-NN ngày 13/8/2013 của UBND tỉnh Đắk
Nông V/v:trồng lại rừng trên diện tích rừng bị phá;
- Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 21/11/2013 tại UBND huyện Tuy Đức.

- Căn cứ công văn số 352/TB-VPUBND ngày 14/5/2014 của Văn phòng UBND
tỉnh Đắk Nông V/v: Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc ngày
08/5/2014 với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành.
- Công văn số 571/UBND-VP ngày 29/8/2014 của UBND huyện Tuy Đức V/v:
thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 352/TBVPUBND ngày 14/5/2014 của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông.
Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 22


- Căn cứ thông báo số 57/TB-UBND ngày 25/4/2015 của của UBND tỉnh Đắk
Nông V/v: Cho ph p Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành điều chỉnh
giảm quy mô dự án từ 530ha xuống còn khoảng 200ha.
- Căn cứ Công văn số 2082/UBND-NN ngày 13/5/2015 của UBND tỉnh Đắk
Nông V/v: Điều chỉnh quy mô dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Liên Thành “đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành điều
chỉnh giảm quy mô dự án từ 530ha xuống còn khoảng 200ha, đồng thời thống
nhất vị trí khu vực lập dự án mà nhà đầu tư đã chọn”.
- Căn cứ Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Đắk
Nông V/v Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Tuy
Đức, tỉnh Đắk Nông. Trong đó quyết định bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Tuy Đức: Dự án đầu tư
trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp với kinh doanh du lịch, chăn nuôi động
vật hoang dã, quy mô khoảng 200ha tại xã Quảng Tâm của Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng Liên Thành.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 23



CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN
3.1. Hiện trạng khu đất lập dự án đầu tƣ
3.1.1. Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên
1/ Vị trí – giới hạn khu đất:
Dự án đầu tư thuê đất, thuê rừng để bảo vệ, phát triển rừng kết hợp kinh
doanh du lịch sinh thái và chăn nuôi động vật hoang dã có vị trí như sau :
Khu vực Dự án gồm các khoảnh 10 tiểu khu 1479; khoảnh 2, 4 tiểu khu
1495; khoảnh 2, 3 tiểu khu 1499 thuộc địa giới hành chính xã Quảng Tâm, huyện
Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Tọa độ địa lý: Từ 12° 8' 40,38" đến 12° 09' 56,22" vĩ độ Bắc.
Từ 107° 24' 55,94" đến 107° 26' 14,46" kinh độ Đông.
Có vị trí tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp khoảnh 8 tiểu khu 1479 của Nông lâm trường cao su Tuy Đức;
- Phía Nam giáp Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phúc Lâm Thành; khoảnh 9
tiểu khu 1495 và khoảnh 3,4 tiểu khu 1499 của Nông lâm trường cao su Tuy
Đức;
- Phía Đông giáp khoảnh 4 tiểu khu 1489 của Nông lâm trường cao su Tuy Đức;
- Phía Tây giáp khoảnh 2, 4, 9 tiểu khu 1495 của Nông lâm trường Cao su Tuy
Đức.

Công ty CP ĐTXD Liên Thành

Trang 24


×