§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
PHẦN MỞ ĐẦU
Nếu chúng ta là nhà điều hành Tour du lịch của một công ty lữ hành mà được một du
khách hay một tổ chức yêu cầu phải xây dựng một Tour du lịch sinh thái thì ta phải làm gì ?
Chúng ta cũng biết bởi khái niệm du lịch sinh thái còn khá mới mẻ đối với ngành du lịch
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Một hình thái du lịch, một đoạn thị trường còn
mới mẻ như vậy tại sao các nhà kinh tế không đầu tư vào đó? Muốn đầu tư vào du lịch sinh thái
có hiệu quả có cơ sở lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, nghiên cứu mô hình cơ cấu tổ chức
quản lý du lịch sinh thái, nghiên cứu các đối tượng tác động và các yêu cầu nguyên tắc để phát
triển du lịch sinh thái bền vững .
Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại mà cả trên lĩnh vực môi trường, xã hội, văn
hoá du lịch sinh thái cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài những lợi ích về kinh tế, thẩm mỹ,
còn phải chú ý đến vần đề giáo dục môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cho trong sạch.
Điều đó có lợi cho chính chúng ta.
Theo em nghĩ đây là những vấn đề giải đáp cho câu hỏi trên và cũng chính là lý do tại
sao em lại chọn đề tài :“Du lịch sinh thái và thực tế phát triển ở Việt Nam”, với mong muốn
được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái. Với
điều kiện có hạn, em xin được giới hạn nội dung đề tài:
Chương I: Khái quát về du lịch sinh thái
Chương II:Thực tế phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
2.1 Tiềm năng, thực trạng về du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn quốc gia
2.2 Tiềm năng, thực trạng của du lịch biển
Chương III: Một số biện pháp tiếp tục phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
3.1 Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
3.2 Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Em xin cảm ơn ThS.Nguyễn Phi Lân, thầy cô trong khoa QTKD Du lịch và Khách sạn
Trường đại học KTQD Hà Nội đã giúp đỡ để bài viết của em được thành công.
Em xin chân thành cảm ơn !
1
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Du lịch sinh thái và đặc điểm chủ yếu
Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng, nguồn gốc
của nó giống như một sự tiến hoá hơn là một cuộc cách mạng. Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du
lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời.
Những du khách lũ lượt kéo đến các vườn quốc gia Yellowstone và Ysoemite hàng thế
kỷ trước dây là những nhà du lịch sinh thái đầu tiên. Những khách lữ hành đến Serengeti từ
khoảng nửa thế kỷ trước, những nhà giã ngoại mạo hiểm Himalaya đã cắm trại trên Annapurna
25 năm sau, hàng ngàn người đến chụp ảnh chim cánh cụt ở Nam cực, những nhóm người đến
Belize hoặc những người đến ngủ trong những ngôi nhà dài của Borne cũng có thể được coi là
những khách du lich sinh thái.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi kịch tính và liên tục của lữ hành thiên nhiên. Châu
phi là một ví dụ điển hình. Những cuộc đi săn năm 1909 của Thoedore Rooevelt để cho vào
túi săn những chiếc đầu hoặc những cái sừng lớn nhất mà ông có thể tìm thấy là một điển hình
đương đại. Vào những năm 70, du lịch đại chúng và du lịch không phân biệt, vẫn chủ yếu để
tâm đến các con thú lớn, đã phá hoại các môi trường sống gây phiền nhiễu đến các động vật ,
và phá huỷ thiên nhiên. Ngày nay , các hành vi này đang thay đổi .Ngày càng nhiều khách thăm
quan nhận thức được tác hại sinh thái họ có thể gây ra cho giá trị của tự nhiên , và cho những
mối quan tâm của nhân dân địa phương. Các tour du lịch chuyên hoá - săn chim , cưỡi lạc đà
,bộ hành thiên nhiên có hướng dẫn và nhiều nữa - đang tăng lên. Cái dòng nhỏ nhưng đang lớn
lên này chính là du lịch sinh thái .Và, một cách ngạc nhiên du lịch sinh thái dang làm cho cả
nghành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn với môi trường.
1.2 Khái quát du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới mẻ , đang là mối quan tâm
của nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau .Có nhiều cách đặt vấn đề về du lịch sinh thái và sự
tìm kiếm đi dến sự thống nhất bản chất , nhận thức của loại hình du lịch sinh thái vẫn đang
được tiếp tục trên nhiều diễn đàn quốc tế và trong nước .
Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn, nhưng có tác
dụng hoà nhập môi trường tự nhiên với điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá đó. Chính loại
hình du lịch này cũng là loại hình du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã
khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách
cùng người dân ở vùng có du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng v.v.. đồng thời chú trọng tới
việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động
của du lịch trong tương lai.
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm
ngưỡng.
- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong việc
quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch
v.v...
Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừa đảm bảo sự hài
lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua du khách
quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo đảm và
nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân thông
qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch.
Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái. Loại hình
du lịch này quả vẫn còn mới mẻ, mặc dù những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và
Liên Hợp Quốc đã nêu một số quan điểm chuyển mạnh sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp
với điều kiện của sự phát triển du lịch.
Một số nhà khoa học về du lịch cũng đã khẳng định các loại hình du lịch sinh thái như
sau:
- Du lịch xanh, du lịch dã ngoại.
- Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển...
- Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản...
- Du lịch môi trường.
- Du lịch thám hiểm, mạo hiểm,lặn biển, thăm hang động...
Từ những năm 1985-1990, đặc biệt là sau năm 1990 khoa học sinh thái được chấp nhận
khá rộng rãi trên thế giới và cũng từ khoa học sinh thái trở thành một lĩnh vực khoa học có giá
trị hơn nhiều nên ngành kinh tế-xã hội có ý thức vận dụng những lý thuyết cơ bản của sinh thái
học. Ngành du lịch thế giới từ sau cuộc Hội nghị về Trái đất ở Rio đe Janeiro năm 1992 đã thực
sự vận dụng sinh thái học dưới nhiều mục tiêu sự phát triển bền vững.
Việc tổ chức và điều hành loại hình du lịch sinh thái như thế nào để có thể:
- Bảo tồn môi trường tự nhiên mà du lịch đang sử dụng.
- Nâng cao ý thức của du khách để họ nhận rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên trong
khi du lịch đang hoà mình vào đó.
- Động viên trách nhiệm của dân cư địa phương tại khu du lịch, điểm du lịch có trách
nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển du lịch nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của môi
trường du lịch và thiết thực tạo được lợi ích lâu dài.
Nói chung du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào những hình thức truyền thống sẵn
có, nhưng có sự hoà nhập vào môi trường tự nhiên với văn hoá bản địa, du khách có thêm
những nhận thức về đặc điểm của môi trường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn có của văn
hoá từng điểm, từng vùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
tổn thất, xâm hại đối với môi trường tự nhiên và nền văn hoá sở tại. Còn về quy mô của loại
hình du lịch sinh thái thì tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện, biện pháp tổ chức của nhà quản lý
hoạt động du lịch, có thể dần dần từ quy mô khiêm tốn để phát triển rộng rãi.
Ở nước ta trên phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa ra nhiều khái niệm và định
nghĩa cho loại hình du lịch này : “ Du lịch sinh thái là du lịch đến với thiên nhiên hoang sơ,
thôn dã ”; “Du lịch sinh thái là du lịch đến vối các khu bảo tồn thiên nhiên” ; “Du lịch sinh thái
là du lịch thám hiểm , hoặc mạo hiểm trên các cái mới ,cái lạ của thiên nhiên” …
Với Việt nam , một nước mới phát triển về du lịch và loại hình du lịch sinh thái hầu như
còn rất mới,chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm .Vấn đà đạt ra lúc này mang tính cấp bách là
cần phải quan tâm đến cả hai phương diện:
Một là: Thống nhất về bản chất và khái niệm của loại hình du lịch sinh thái.
Hai là: Tiếp cận với xu thế và nhu cầu thị trường du lịch sinh thái trong nước và quốc tế,
tiến hành xây dựng những định hướng và hoạnh định chiến lược phát triển cho loại hình du lịch
sinh thái ở Việt nam.
Với đặc trưng khác biệt về nguồn gốc của sản phẩm du lịch sinh thái và tính chất bền
vững của nó, trong những năm qua ở lĩnh vực hoạt động du lịch sinh thái trên phạm vi toàn thế
giới người ta đã rút ra nhiều bài học rất có giá trị đóng góp vào lý luận và hoạt động của loại
hình du lịch sinh thái.
Theo đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch đặc biệt tổng hợp các mối quan tâm cảm
giác nhiều đến môi trường thiên nhiên và tìm đến những vùng thiên nhiên nhiều tiềm năng về
môi trường sinh thái để cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội, sức khoẻ và hưởng thụ, khám phá
những cái mới, cái lạ, cái đẹp và sự trong lành của thế giới tự nhiên , tạo ra mối quan hệ hữu
cơ, hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, môi trường đồng thời hành động có ý thức trách
nhiệm làm cho thiên nhiên môi trường bền vững, phong phú phục vụ trở lại lợi ích của con
người cả ở hiện tại và tương lai.
1.3 Tất yếu về du lịch sinh thái tại Việt Nam
Phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Du lịch sinh thái phát triển nhằm thoả
mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng. Nhu cầu này liên quan chặt chẽ
đến sự phát triển không ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài
của hệ sinh thái, với tư cách là một ngành kinh tế. Bên cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái
do nhu cậu khách quan, xu thế này còn không nằm ngoài xu thế chung về phát triển xã hội của
loài người khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái, khai thác cạn kiệt.
Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn
trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã
tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. Việt Nam có đường bờ biển dài
hơn 3000km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn. Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam
một hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết hợp vào đó có rất nhiều nét
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
văn hoá dân tộc đặc sắc, đậm đà. Những yếu tố đó đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lón
trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái. Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác phát
huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hoá phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch
sinh thái là một xu thế tất yếu. Với tư cách là một ngành kinh tế mũi nhọn - Du lịch trong đó có
Du lịch sinh thái ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
1.4 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
1.4.1 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái
tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh
của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural
ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông
nghiệp ( agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu ( ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human
ecology).
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài
thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của
các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố
vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí hậu... đó
là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật
(habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị thượng đỉnh Rio de
Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural
- based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có
các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao
nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các
khu bảo tồn thiên nhiên ( natural reserve), đặc biệt ở các vườn quốc gia (national park), nơi còn
tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. tuy nhiên điều
này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hinh du lịch sinh thái phát triển ở những vùng
nông thôn ( rural tourism ) hoặc các trang trại ( farm tuorism) điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2
điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,
người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc điểm sinh
thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác
khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người
hướng dẫn viên. trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác vói người dân địa phương để
có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người
phiên dịch giỏi.
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các
nhà điều hành du lịch truyền thống tường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì
đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một
cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc
vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với
các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
vào việc bảo vệ một cách lâu dai các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống,
nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch
sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ
chặt chẽ cá quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý,
sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một
địa điểm vào cùng một thời điểm.
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà
khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối vớ mỗi
du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ xã hội, sức chuuas là giói hàn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất
hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã
hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ,
xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có
khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý ( lực lượng
nhân viên, trình đọ và phương tiện quản lý...) của khu du lịch sẽ khhong đáp ứng được yêu cầu
của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh
hưởng đến môi trường và xã hội.
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định
một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức
chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực
nghiệm.
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niêm” về sự đông
đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội
khác nhau ( ví dụ giữa các nước châu á và châu Âu, giữa các nước phát triển và đang phát
triển ...). rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa
điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành
đối với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ.
Du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách.
Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch.
Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiêm, hiểu biết
mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối
với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du
khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm.
1.4.2 Những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.
Thị trường du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển mạnh so với các thi trường khác.
Song sự phát triển nhanh chóng này đe doạ tính bền vững của du lịch sinh thái và mở rộng ra
những cái có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững. Du lịch sinh thái bản thân nó bị giới hạn
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
phạm vi, mức độ phát triển. Nó không thể tiếp nhận một số lượng lớn du khách mà không phải
là nguyên nhân dần dần làm thay đổi dẫn đến sự phá huỷ lý do mà nó tồn tại. Vì vậy vấn đề
trọng tâm trong việc phát triển du lịch sinh thái bền vững là sự kiểm soát hạn chế những nguyên
tắc sử lý và thực hiện.
Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không
có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh
trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch .
“Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ
giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành
nghề. Du lịch sinh thái chứa đựng mối tác động qua lậi lớn giữa con người và thiên nhiên
hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính những khách du lịch thành những
người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác
động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng
nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và cần trú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc
bảo tồn thiên nhiên”.
Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự
- Du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng
cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên .
- Du lịch sinh thái là không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên
tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên
và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong của nó.
- Du lịch sinh thái phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và
thúc đẩy sự công nhận các giá trị này .
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người
khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn
chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
- Du lịch sinh thái phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và
đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học ).
- Du lịch sinh thái phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự
nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác
mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.
- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị
kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia .
- Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ
chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi).
- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự
phối hợp với các ban nghành chức năng.
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
- Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng. Nó
đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp
nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động.
-Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho
ngành.
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
2.1 Một số điểm du lịch sinh thái đáng chú ý ở Việt Nam
Trong vùng du lịch phía Bắc và Bắc Trung Bộ có điều kiện hình thành tuyến du lịch sinh
thái phía Đông Bắc từ thành phố Hà Nôi-Bắc Ninh-Bắc Cạn-Lạng Sơn-Cao Bằng phong phú và
đa dạng về yếu tố sinh thái vốn có của đất nước. Chiều dài của tuyến du lịch khá thuận tiện về
đường bộ, những năm gần đây nhiều đường xá đã được nâng cấp hoàn chỉnh như đường quốc
lộ mới, đường 32 v.v... Về mặt lưu trú của du khách cũng có các khách sạn với tiện nghi hiện
đại. Nhiều tổ chức lữ hành , phục vụ thông tin liên lạc, quảng bá v.v... các Sở Du lịch, các công
ty kinh doanh du lịch về các làng bản, nhân dân địa phương trên tuyến điểm du lịch đã có kinh
nghiệm tốt đảm bảo niềm tin gây cảm tình đối với du khách. Tuyến du lịch có thể tổ chức dài từ
4-5 ngày đối với toàn tuyến, tuy nhiên có thể tuỳ theo yêu cầu của du khách mà có thể phân
thành một tuyến nhất định.
Điều đáng mừng là những năm gần đây nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã hưởng ứng
tích cực loại hình du lịch sinh thái. Loại hình du lịch này bước đầu đã được chú ý đầu tư để thu
hút nhiều khách tham quan, đồng thời hình thành và phát huy chất lượng phục vụ của các tuor
du lịch làm cho du khách thấy thoải mái, chủ động.
Sở Du lịch tỉnh Hà Tây đã mở thêm các tour du lịch sinh thái vườn lồng ghép các tour du
lịch làng nghề như vuờn sinh thái ở Chương Mỹ, ở Thường Tín, khu du lịch sinh thái Song
Phương, trang trại sinh thái Vân Canh ở Hoài Đức, vườn có Ngọc Nhị ở Ba Vì v.v...
Ở Khánh Hoà củng mở các tour du lịch mới đưa du khách đến khu vực Đầm Môn , bãi
tắm Xuân Đừng ở vịnh Văn Phong v.v... các du khách boi thuyền trên vịnh, thăm một số bãi
biển trên vịnh, thăm làng nghề Hà Đằng từ nhiều năm còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn
Dốc Lết, tắm suối nước nóng Tháp Bà v.v...
Huyện Sa Pa nằm sâu trong rìa Tây Nam , là huyện từ khi ra đời được coi là vùng khí hậu
ôn đới đặc biệt của Việt Nam. đây là điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn đối với khách du lịch
trong và ngoài nước.
Trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ cần phải kể đến tiểu vùng (hoặc khu vực)
du lịch Cần Thơ có các yếu tố sinh thái đặc trưng mà các tỉnh trong vùng này khó hội đủ. Tình
này là vùng đất màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long, nên ngày từ thời còn thuộc Pháp người
dân Nam Bộ đã mệnh danh Cần Thơ là Tây Đô. Ở đây chính quyền thực dân đã bố trí đầy đủ
quyền lực để củng cố địa vị độc tôn của họ về mặt chính trị-hành chính; còn về kinh tế xã hội
cũng sớm phát triển. Là tâm điểm thu hút nhà buôn, nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà văn hoá do
các yếu tố sinh thái đa dạng của Cần Thơ vốn sẵn ưu thế về địa lý, giao thông, về thương mại,
cả về du lịch nữa.
Riêng về địa lý tự nhiên ở đây là hàng trăm dòng kênh, dòng rạch trên hàng ngàn km
chằng chịt bồi đắp phù sa màu mỡ của sông Hậu cho các cánh động, đảm bảo năng suất cây lúa
của miền Nam. Các khu vườn cây trái theo mùa vụ trĩu quả, đậm đà hương vị riêng biệt như
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
bưởi, ổi, chôm chôm, quýt đường, cam sành, sầu riêng, xoài cát, đu đủ, măng cụt, mận, nhẵn
v.v... Cùng các khu vườn nhà của các hộ dân cư nông trường Sông Hậu trên diẹn tích 7000 ha
vừa gieo trồng các giống lúa mới đạt năng suất cao, có chất lượng, các dòn rạch với hai bờ xanh
cây bạch đàn và các loại cây ăn quả về mô hình kinh tế sinh thái độc đáo “ Ruộng , vườn, ao,
chuồng” tiêu biểu v.v...
Sự hấp dẫn về du lịch sinh thái của vung Cần Thơ làm cho du khách trong cac tuor du
lịch cùng với việc tham quan cac yếu tố kinh tế xã hội đa dạng phong phú đã tăng liên tục từ
năm 2000 góp phần vào số doanh thu của ngành du lịch của Việt Nam.
Từ năm 2002 ở Củ Chi thuộc thành phố HCM đã bắt đầu đón khách đến nghỉ mát ở khu
du lịch thuộc xã Nhân Đức trên diện tích rộ đến 180 ha gồm 3 khu vực : một khu du lịch 25 ha
gồm nhà lưu niệm, vườn hoa, khu vui chơi trên nước, khu các bộ tộc Bana, Chơ Ro, Mường,
khu nhà hàng v.v... khu thứ 2có các trại gia cầm, trại cá gồm 19 ao với diện tích khoảng 20.000
m2 nuôi trên 1.000.000 vịt anh đào, có diện tích riêng nuôi cá rô phi, cá chép... Khu thứ 3 rộng
trên 100ha trồng thuần cây giống nhập từ Đài Loan là cây Ma-li-ba-lu có gốc từ Nam Mỹ được
mệnh danh là cây phát tài để xuất khẩu.
Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư loại hình du lịch sinh thái trong kế
hoạch 5 năm 2001-2005, trong đó có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ,
ghuẩn bị xây dựng một cầu cảng du lịch tại Bình Thung ở quận 7 để phát triển du lịch bằng
đường biển và đường sông, tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở khu vực
Tây-Bắc thành phố cùng với dự án hình thành khu phố văn hoá-dịch vụ-du lịch người Hoa ở
quận 5. Đồng thời trong kế hoạch 2001-2010 nhằm phát triển loại hinh du lịch sinh thái - mô
hình rất cần thiết, các nhà quản lý du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh còn liên kết mật thiết với
một số tỉnh như Quảng Nam, Bình Thuận, Tây Nguyên v.v... để thu hút du khách thực hiện các
tour du lịch sinh thái.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 19 km về phía Bắc thuộc phường Tân
Phú ở quận 9, Khu du lịch Suối Tiên có diện tích khoảng 100 ha từ năm 1999 đã trở thành một
điểm hẹn du lịch mới ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vốn là một nơi hoang dã có một dòng
suối nhỏ chảy qua từ nhiều năm trước cho đến mãi cuối năm 1995 các nhà quản lý của Công ty
xuất nhập khẩu lâm sản, mỹ nghệ, thương mại và du lịch Suối Tiên về phát triển du lịch nên đã
thống nhất nhạnh dạn hợp tác đầu tư thành điểm du lịch sinh thái.
Ở điểm này có các công trình như Đền Vua Hùng, cổng Thần Tiên, Cầu Kiệu, cung Kỳ
Lân, Giếng Mỵ nương v.v... là những cảnh quan nghệ thuật gọi cho du khách về truyền thống
hào hùng của dân tộc Việt Nam. Gần đấy có khu vui chơi giải trí cùng với hệ thống cáp treo từ
trên cao nhìn xuống công trình Long - Lân - Quy - Phụng nên khu Suối Tiên được người đương
thời gọi là vùng đất tứ linh.
Trong năm 2002 công trình biển Tiên Đồng bao bọc cả dãy núi gọi là Giả Sơn cùng
những di tích văn hoá sinh thái là nui Lạc Long Quân đối diện với nui Âu Lạc v.v... Phía bên
trong các dãy Giả Sơn có những hang động mô phỏng các hang động như Phong Nha, Nam
thiên đệ nhất Động v.v... Khi du khách leo đến bậc đá cuối cùng ở núi Lạc Long Quân là nhìn
thấy cảnh quan bát ngát của thành phố Hồ Chí Minh.
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
Ở làng du lịch sinh Xi-Va tại Mũi Né, Phan Thiết do công ty du lịch Than Niên thành phố
Hồ Chí Minh và công ty lương thực tỉnh Bình Thuận đã đầu tư trên diện tích ở bãi Mũi Né sát
biển dưới các hàng phi lao thoáng mát cùng gió biển gồm các nhà nghỉ bằng bê tông kết hợp
các loại vật liệu dân tộc như gỗ, mây, tre, dừa, trang trí phù điêu bằng thạch cao, bằng gạch
men theo phong cách cổ truyền bộ tộc Chăm-Pa. Trong các tháng đầu năm 2003 này các nhà
quản lý làng nghỉ mát Xi-Va lần lượt tổ chức các chuyến đi cho du khách dạo chơi bằng ca-nô,
đánh bắt hải sản, tham quan tìm hiểu các hòn đảo gần kề. Thăm quan tìm hiểu các hòn đảo gần
kề, thăm làng thổ cẩm, làng gốm Chăm. Các tiết mục múa Chăm có trình diễn các nhạc cụ
Chăm làm cho du khách có dịp thuận tiện tìm hiểu thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc của bộ
tộc Chăm v.v...
Huyện Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà cũng đang triển khai các dự án phát triển loại
hình du lịch sinh thái như dự án khu du lịch sinh thái Bãi Dài, dự án khu du lịch sinh thái thuộc
công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch- địa ốc Hồng Hà, khu du lịch Cam Ranh thế kỷ XXI. Tại
vịnh Văn Phong du khách thưồng bơi thuyền thăm các bãi biển gần như nguyên sơ, thăm làng
Hà Đằng từ nhiều năm vẫn còn cách biệt với đất liền, thưởng ngoạn dốc Lết, tắm suối nước
nóng Tháp Bà...
Cùng với các hang động như đã liệt kê điển hình ở một số nơi trong hệ sinh thái rừng-
núi-hang động của Việt Nam có trên 400 suối nước nóng Kim Bôi ở tỉnh Hoà Bình, suối nước
nóng Hội Vân ở tỉnh Bình Định v.v... Đồng thời không ít vùng còn có nhiều thác nước mát nổi
tiếng như thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang cách thị xã Tuyên Quang 100 km
tạo nên một cảnh quan hấp dẫn; thác Bản Giốc ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng trên dòng
sông Quầy Sơn chảy vòng quanh lãnh thổ Việt Nam đến xã Đàm Thuỷ và từ độ cao trên 30m
dòng nước trắng xoá đổ xuống qua các bậc đá vôi. Tại tỉnh Bắc Kạn có thác Đầu Đẳng cách hồ
Ba Bể khoảng 3km. Tỉnh Nghệ An có thác Khe Kẻm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mạt
thuộc huyện Côn Cường. Tỉnh Gia Lai có thác Xung Khoeng thuộc huyện Chư Pờ Rông. Tỉnh
Đắc Lắc có thác Drây Sáp. Tỉnh Lâm Đồng có thác Prenn, thác Pong Gua, thác Đam-bờ Ri,
thác Cam Ly, thác Đan Ta La, thác Gou Gah v.v... cũng cách thành phố Đà Lạt chừng 7 km về
phía Đông-Bắc từ thời Pháp có thung lũng khá đẹp do một số du khách nước này đặt tên là
Thung Lũng Tình Yêu (Valléc d’amour) có một cảnh hồ rộng chừng 6 ha với cai tên là hồ Đa
Thiện được du khách, đặc biệt là giới trẻ thường đến vãn cảnh đẹp.
Cùng với các loại tài nguyên du lịch tự nhiên, Việt Nam còn có nhiều di sản văn hoá lịch
sử cổ đại, hiệ đại quý mà các loại hình du lịch cần khai thác để phát triển du lịch sinh thái. Lịch
sử lâu đời của đất nước cho thấy trước khi có nhà nước khoảng 2000-4000 năm những người
tiền sử đã sống, hái lượm, lao động sản xuất, phát triển tập quán, phong tục và để lại những di
chỉ có giá trị. Tiếp theo các thế hệ liên tục vừa xây dựng nền kinh tế, phát triển đời sống vật
chất và tinh thần, không ngừng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của đất nước làm cho các di sản
văn hoá phát triển vừa đa dạng, vừa độc đáo. kho tàng tài nguyên du lịch về di sản văn hoá phi
vật thể và những tài nguyên văn hoá đương đại nói chung quả là lớn góp phần tạo thêm cơ sở
vật chất ổn định để ngành du lịch có điều kiện khai thác, bảo tồn nhằm góp phần tích cực, có
hiệu quả vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
Tính ra trong cả nước từ miền xuôi đến miền ngưốcc đến hàng ngàn tục lễ đậm đà tính
chất truyền thông xã hội - nhân văn biểu hiện rõ tình cảm quý giá đối với các nhân vật anh
hùng, liệt sỹ có công. Nhưng nói chung đều ghi nhớ những đóng góp vô giá của các tiền nhân
lịch sử và là những di sản văn hoá phi vật thể mà 54 dân tộc anh em VIệt Nam rất tự hào.
Các lễ hội đều thường diễn ra vào các tháng đầu năm âm lịch; có lễ hội kéo dài qua nhiều
ngày. Nếu đúng dịp diễn ra lễ hội mà có các đoàn khách trong các tuor du lịch thì quả là cơ hội
hiếm có đối với họ. Các du khách có thể hoà nhịp cùng lễ hội, những giọng hát chân thành, êm
dịu, cùng tham gia các diệu múa v.v... là chắc chắn khi về họ mãi nhớ những buổi hội ngộ lắng
đọng đối với họ.
2.2 Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Với 107 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.381.791 ha, trong đó có 12 Vườn quốc
gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử nên Việt Nam có lợi thế hơn
nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái.
Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình:Hệ sinh thái rưng nhiệt đới ;Hệ sinh
thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi ; Hệ sinh thái rừng khô hạn.; Hệ sinh
thái núi cao; Hệ sinh thái đất ngập nước; Hệ sinh thái đầm lầy; Hệ sinh thái đầm phá; Hệ sinh
thái san hô; Hệ sinh thái ngập mặn ven biển;Hệ sinh thái biển - đảo Hệ sinh thái cát ven biển;
Hệ sinh thái nông nghiệp.
Việt Nam có 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 225 loài ở vùng
biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ
tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Trung bộ, Việt Nam còn có thêm
10 triệu ha đất ngập mặn ẩn chứa nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du
lịch với Đồng Tháp Mười là vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam á. Hệ thống
rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có về tính đa dạng sinh học
với 12.000 loài thực vật ( 1.200 loài đặc hữu). 15.575 loài động vật (172 loài đặc hữu). Với
tiềm năng phong phú và đa dạng, nên ngay từ thời gian đầu của quá trình đổi mới đất nước,
việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được coi trọng. Nếu như năm 1994 mới chỉ có
320 ngàn lượt khách quốc tế đến các vùng tự nhiên ở Việt Nam thì đến năm 1999 con số tương
ứng đã lên đến 620 ngàn và dự tính 1triệu lượt khách cho cả năm 2000. Bên cạnh đó hàng năm
cũng có thêm 3.5 đến 5 triệu lượt khách du lịch nội địa ghé các vùng tự nhiên. nhờ vậy doanh
thu của hoạt động du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên cũng như vùng đệm hiện
chiếm khoảng 25-30% trong tổng số doanh thu hàng năm của ngành du lịch. Số liêu này la
được tham khảo từ tài liệu tạp chí du lịch Việt Nam
Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điều tra cơ bản quy
hoạch những vùng tiềm năng như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương, Nam Cát Tiên, Yok đôn, Côn
Đảo, Bình Châu-Phước Bửu...
Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ở Việt Nam sẽ
được phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu. Không gian du lịch sinh thái vùng nui và ven biều Đông
Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển
hình và có giá trị cao được chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên
§Ò ¸n Kinh tÕ Du lÞch
( Lạng Sơn), rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó, Trùng Khánh( Cao Bằng), Vườn quốc gia Ba Bể
( Bắc Cạn). Hồ núi Cốc( Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hải Phòng.
Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và Hoàng Liên Sơn chủ yếu
phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh thái nui cao Sapa-Phanxiphăng và
Khu bảo tồn Mường Nhé- nơi đang tồn tại 38 loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi,
Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sói đỏ...
Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá. Các khu bảo tồn thiên nhiên điển
hình được chọn cho vùng này là Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Xuân Thuỷ ( khu bảo vệ vùng
đất ngập nước (Ramsa) đầu tiên ở Việt Nam)
Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía Tây Nam Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía Đông Nam Thừa Thiên Huế. So với các
nước trong khu vực Đông Nam á, đay là địa bàn được đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh
học với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giói và
nhiều khu rừng nguyên sinh có giá trị
Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh Khánh Hoà thuộc
không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tây nguyên. các hệ sinh thái điển hình của
vùng nay bao gồm rừng khộp ở Yok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh,
Biodup-Núi Bà; hệ sinh thái san hô Nha Trang.
Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ xuôngd đồng bằng Nam
Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm
Đồng-Bình Dương, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu-Phước Bửu( Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển
Lạc-Núi Ông( Bình Thuận)
Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh dọc sông Mê
Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùn này sẽ tập trung chủ yếu vào
rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn
thiên nhiên Phú Quốc.
2.2.1 Tiềm năng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam nằm trong vùng châu Á, nơi mà tổ chức du lịch thế giới và nhiều nhà chuyên
môn du lịch có tên tuổi đã khẳng dịnh và dự báo rằng sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc
tế nhất cà cũng có nhiều người đủ điều kiện đi du lịch nhất (500 triệu người) ở thế kỷ 21.
Từ những, phân tích, đánh giá dự báo đó cho ta một kết luận nguồn khách du lịch sinh
thái quốc tế gắn với thị trường du lịch Việt nam là khách quan và là một tiềm năng.
Hiện nay, số khách du lịch trong nước đã tăng lên tới 8,5 triệu lượt khách.Trong đó có
bao nhiêu khách thuộc đối tượng du lịch sinh thái? Chưa có số liệu tin cậy bởi khái niệm du
lịch sinh thái chưa được quan tâm dẫn đến trong thống kê du lịch chưa được thể hiện. Căn cứ
vào số khách đến với các vùng thiên nhiên với động cơ hưởng thụ vào sản phẩm thiên nhiên
như: các vườn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên , vãn cảnh sông nước , hành trình xuyên Việt,
thám không vùng vịnh hay đến các khu tự nhiên Hạ Long, TamCốc – Bích Động … thì tỷ lệ