Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

CAU HOI TTE HUU CO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 143 trang )

HMỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài............................................................1
II. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................2
II.1. Mục đích nghiên cứu...............................................2
II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................2
III. Giả thuyết khoa học.....................................................3
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................3
IV.1. Khách thể nghiên cứu............................................3
IV.2. Đối tượng nghiên cứu............................................3
V. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU.........................................3
vI. những đóng góp của đề tài..........................................4
VII. CấU TRúC LUậN VĂN...................................................4
NỘI DUNG CHÍNH..................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN......................5
I. MụC TIÊU, nhiệm vụ và định hướng xây dựng chương
trình môn hoá học ở bậc THPT..........................................5
I.1. Mục tiêu, nguyên lý, phương pháp giáo dục THPT. 5
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy môn hoá học ở bậc
THPT...............................................................................6
I.2.1. Mục tiêu..............................................................6
I.2.2. Nhiệm vụ............................................................6
I.2.3. Định hướng xây dựng chương trình môn hoá học
ở THPT.........................................................................9

1


ii. GIáO DụC Kĩ THUậT TổNG HợP TRONG MÔN HOá HọC
.........................................................................................10
III. bài tập hoá học – bài tập hoá học thực tiễn..............11


III.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học...............11
III.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học thực tiễn 13
III.2.1. Khái niệm........................................................13
III.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học thực tiễn
..................................................................................14
a) Về kiến thức......................................................14
b) Về kĩ năng.........................................................15
c) Về giáo dục........................................................15
III.3. Phân loại bài tập hoá học....................................16
III.3.1. Cơ sở phân loại bài tập hoá học nói chung.....16
III.3.2. Phân loại bài tập hoá học thực tiễn:...............17
III.4. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn
[9].................................................................................21
III.4.1. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính
chính xác, tính khoa học, tính hiện đại......................21
III.4.2. Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm
của học sinh..............................................................22
III.4.3. Bài tập hoá học phải dựa vào nội dung học tập
..................................................................................23
III.4.4. Bài tập hoá học phải đảm bảo logic sư phạm 23
III.4.5. Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic.23
III.5. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn. .24

2


III.5.1. Các bước thiết kế bài tập hoá học thực tiễn...24
III.5.2. Ví dụ minh hoạ...............................................25
CHƯƠNG II:........................................................................25
XÂY DỰNG, LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP.......................25

HOÁ HỌC THỰC TIỄN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...............25
(PHẦN HOÁ HỌC HỮU CƠ).................................................25
i. Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hoá học thực tiễn
trung học phổ thông (phần hoá học hữu cơ).................25
Phần I. Hệ thống bài tập hoá học thực tiễn (phần hoá
học hữu cơ)..................................................................25
I.1. Đại cương về hoá học hữu cơ..............................25
I.2. Hiđrocacbon.........................................................31
I. 3. Dẫn xuất halogen - ancol - phenol.....................38
I.4. Anđehit - xeton - axit cacboxylic.........................43
I.5. Este - lipit............................................................49
I.6. Cacbohiđrat.........................................................53
I.7. Amin - aminoaxit - protein...................................57
I.8. Polime - vật liệu polime.......................................61
Phần 2. Hướng dẫn giải và đáp án các bài tập hoá học
thực tiễn (phần hoá học hữu cơ).................................63
I.1. Đại cương về hoá học hữu cơ................................63
1. Áp dụng công thức tính số liên kết đôi, ta có:........63
2. Tổng số liên kết đôi và số vòng no trong phân tử là:
......................................................................................63
I.2. Hiđrocacbon...........................................................67

3


I.3. Dẫn xuất halogen - Ancol - phenol........................76
I.4. Anđehit - xeton - axit cacboxylic...........................81
I.5. Este - lipit...............................................................86
I.6. Cacbohiđrat............................................................91
I.7. Amin - aminoaxit - protein.....................................97

I.8. Polime - vật liệu polime.........................................99
II. Sử dụng bài tập hoá học thực tiễn trong dạy học ở
phổ thông......................................................................103
II.1. Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học...........103
II.1.1. Sử dụng trong dạy học kiểu bài nghiên cứu tài
liệu mới....................................................................103
II.1.2. Sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến
thức, kĩ năng, kĩ xảo................................................104
III.1.3. Sử dụng trong dạy học kiểu bài kiểm tra, đánh
giá kiến thức............................................................106
II.2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập thực tiễn.........107
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................111
I. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm...............111
I.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..........................111
I.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..................111
II. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm............111
III. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm.............112
III.1. Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm.......................112
III.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm...................112
III.3. Tiến hành thực nghiệm......................................113

4


IV. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm125
IV.1. Phương pháp xử lí kết quả.................................125
IV.2. Kết quả xử lí.......................................................126
V. Kết luận về thực nghiệm sư phạm............................130
V.1. Nhận xét định tính..............................................130
V.1.1. Đối với học sinh.............................................130

V.1.2. Đối với giáo viên............................................130
V.2. Nhận xét định lượng...........................................130
KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT..........................132
I. Kết luận chung...........................................................132
II. Một số đề xuất..........................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................134

5


MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học nói chung và
phương pháp dạy học hoá học nói riêng đã và đang được ngành giáo dục
đặc biệt quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhấn
mạnh: Việc dạy và học cần phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui hứng thú học tập cho học sinh.
Trong nhà trường phổ thông, hoá học là một khoa học vừa lý
thuyết vừa thực tiễn. Trong cuộc sống, hoá học đóng góp một vai trò rất
quan trọng, hoá học góp phần giải thích các hiện tượng trong thực tế,
giúp cho chúng ta có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Trong giảng dạy
hoá học, nếu ta lồng ghép được các bài tập có những điều kiện và yêu
cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập thực tiễn) như: bài tập về cách sử
dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm, cách xử lý tai nạn do hoá chất, bài
tập về bảo vệ môi trường… sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn,
gây hứng thú và sức thu hút với học sinh, làm tăng lòng say mê học hỏi,
phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá học sẽ
góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn. Có như thế chất
lượng dạy học hoá học mới được nâng lên và đạt hiệu quả cao. Tuy
nhiên, trong sách giáo khoa hoá học THPT ở Việt Nam [18, 19, 20], số
lượng các bài tập thực tiễn còn ít (khoảng 11,67% tính theo tổng số

1


lượng bài tập, và 15,67% tính theo các bài tập hữu cơ). Bộ môn hoá học
có một số ít cuốn sách tham khảo viết về câu hỏi và bài tập thực tiễn hoá
học như của tác giả Lê Xuân Trọng - Nguyễn Hữu Đĩnh [3], tác giả Cao
Cự Giác [4], tuy nhiên số lượng bài tập còn ít. Vì vậy học sinh có thể
giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất,
về sự biến đổi các chất rất phức tạp, nhưng khi cần phải dùng kiến thức
hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất
lúng túng. Ví dụ như “Vì sao sau mỗi buổi làm việc có tiếp xúc với các
hoá chất chứa kim loại nặng, người ta thường uống sữa?”. Chính vì
những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài
tập hoá học thực tiễn trung học phổ thông (phần hoá học hữu cơ)”
II. mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

II.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập
thực tiễn phần hữu cơ môn hoá học chương trình trung học phổ thông
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoá học.
II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận để lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài

tập thực tiễn trong dạy học Hoá học bậc THPT nhằm thực hiện tốt
nguyên lí giáo dục theo quy định của Luật giáo dục [8].
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội
và môi trường.
- Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hoá học thực tiễn phần hữu
cơ bậc THPT theo các chủ đề.

2


- Bước đầu nghiên cứu, đề xuất việc sử dụng hệ thống bài tập thực
tiễn trong dạy học hoá học ở phổ thông.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của đề tài.
III. Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên sử dụng một cách hợp lí hệ thống các bài tập thực
tiễn trong quá trình dạy và học môn hoá học ở phổ thông thì sẽ góp phần
nâng cao được hiệu quả quá trình học tập của học sinh, rèn luyện kĩ năng
vận dụng, giải thích các kiến thức hoá học vào thực tiễn.
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

IV.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường phổ thông.
IV.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hoá học thực tiễn trung học
phổ thông (phần hoá học hữu cơ).
V. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát,

phương pháp chuyên gia…
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lí
luận có liên quan đến đề tài, phương pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu,
nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học hoá
học phổ thông.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và áp dụng phương pháp
thống kê toán học trong khoa học giáo dục.

3


vI. những đóng góp của đề tài

Trong luận văn, tác giả tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống
bài tập thực tiễn phần hữu cơ môn hoá học bậc THPT về các nội dung:
- Cách xây dựng một bài tập thực tiễn.
- Cách phân loại bài tập thực tiễn.
- Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập thực tiễn phần hữu cơ môn
hoá học THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hoá học.
VII. CấU TRúC LUậN VĂN

Luận văn gồm các phần:
- Mở đầu.
- Nội dung chính với ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở lí luận.
Chương 2: Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hoá học thực tiễn
trung học phổ thông (phần hoá học hữu cơ).
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
- Kết luận chung và một số đề xuất.
- Danh mục các tài liệu tham khảo.


4


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MụC TIÊU, nhiệm vụ và định hướng xây dựng chương trình môn hoá
học ở bậc THPT

I.1. Mục tiêu, nguyên lý, phương pháp giáo dục THPT
Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 [8] có quy định:
- ''Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học
vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng
nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.'' (điều 27).
- ''Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội.'' (mục 2 điều 3).
- ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại nềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.'' (mục 3 điều 28).
Như vậy giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức
đơn thuần mà chú trọng hơn tới:
- Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình

5



độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp…
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
- Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh
tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải
quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy môn hoá học ở bậc THPT
I.2.1. Mục tiêu
Môn hoá học ở trường phổ thông có mục tiêu cung cấp cho học
sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực
và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi
của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản
xuất, môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học
vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có
thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và
sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh [11].
I.2.2. Nhiệm vụ
Môn hoá học ở bậc THPT có 3 nhiệm vụ sau:
a. Về kiến thức. Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hoá học
ở cấp trung học cơ sở, cung cấp một hệ thống kiến thức hoá học phổ
thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực. Các kiến thức đó được chia thành 3
lĩnh vực. Đó là:
- Hoá đại cương: Bao gồm hệ thống lí thuyết chủ đạo, làm cơ sở
để nghiên cứu các chất hoá học cụ thể. Mức độ lí thuyết đề cập chủ yếu

6



ở mức định tính, một phần ở mức định lượng hoặc bán định lượng, giúp
học sinh vận dụng để xem xét các đối tượng hoá học cụ thể.
- Hoá vô cơ: Khi học hoá vô cơ, học sinh vận dụng lí thuyết chủ
đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như nhóm nguyên tố, những nguyên
tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong
đời sống, sản xuất hoá học.
- Hoá hữu cơ: Học sinh vận dụng lí thuyết chủ đạo nghiên cứu các
hợp chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại chất hữu cơ tiêu
biểu, có nhiều ứng dụng, gần gũi trong đời sống sản xuất.
- Trong chương trình còn có thêm một số vấn đề:
• Phân tích hoá học: Đề cập đến phương pháp phân biệt và tách các
chất thông dụng.
• Hoá học và vấn đề kinh tế: Giúp học sinh thấy được vai trò của
sản xuất hoá học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống (các vật liệu
mới, chất mới, sản phẩm mới, năng lượng mới. . .).
• Hoá học và vấn đề xã hội: Làm học sinh hiểu rõ vai trò của hoá
học đối với sự phát triển của xã hội.
• Hoá học và vấn đề môi trường: Giúp học sinh thấy được mối
liên quan giữa các hoạt động của con người, giữa sản xuất hoá học với
sự ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lí chất thải.
Những vấn đề trên vừa được lồng ghép trong khi học về các chất
cụ thể vừa được tách ra thành chương trình riêng nhằm tăng thêm tính
thiết thực của chương trình.

7


b. Về kĩ năng. Trong chương trình, học sinh sẽ dần được phát triển
các kĩ năng hoá học, kĩ năng giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực

nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như:
- Quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết
quả...
- Làm việc với tài liệu giáo khoa và các tài liệu tham khảo: tóm tắt
nội dung chính, thu thập tài liệu, phân tích và kết luận…
- Thực hiện một số thí nghiệm hoá học độc lập và theo nhóm.
- Cách làm việc hợp tác với các học sinh khác trong nhóm nhỏ để
hoàn thành một nhiệm vụ nghiên cứu.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của
cuộc sống hàng ngày có liên quan đến hoá học.
- Lập kế hoạch giải một bài tập hoá học, thực hiện một vấn đề thực
tế, một thí nghiệm, một đề tài nhỏ có liên đến hoá học…
c. Về thái độ. Thông qua bài tập hoá học thực tiễn, tiếp tục hình
thành và phát triển thái độ tích cực của học sinh như:
- Hứng thú học tập môn hoá học.
- Có ý thức trách nhiệm đối với một vấn đề của cá nhân, tập thể,
cộng đồng có liên quan đến hoá học.
- Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực
trên cơ sở phân tích khoa học.
- Có ý thức vận dụng những điều đã biết về hoá học vào cuộc sống
và vận động người khác cùng thực hiện.

8


I.2.3. Định hướng xây dựng chương trình môn hoá học ở THPT
Theo tài liệu [11], tác giả đã thống kê các quan điểm xây dựng
chương trình môn hoá học. Các quan điểm đó bao gồm:
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, có hệ thống, tính khoa học, hiện

đại, tính thực tiễn và tính đặc thù của bộ môn hoá học.
Định hướng này bao gồm các nội dung sau:
• Hình thành những kĩ năng hoá học cho học sinh như: Kĩ năng
tiến hành nghiên cứu khoa học, sử dụng hoá chất, dụng cụ, tiến hành thí
nghiệm hoá học đơn giản, tư duy hoá học và kĩ năng vận dụng kiến thức
hoá học vào thực tiễn…
• Tăng cường các nội dung gắn kiến thức hoá học vào đời sống
thực tiễn hàng ngày của bản thân, của cộng đồng để làm cho việc học
hoá học trở nên có ý nghĩa hơn.
• Quan điểm thực tiễn và đặc thù bộ môn hoá học cần được hiểu
dưới ba góc độ sau đây:
* Nội dung hoá học gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội, cộng
đồng.
* Nội dung hoá học gắn liền với thực hành thí nghiệm.
* Bài tập hoá học phải có nội dung thiết thực.
- Học tập có chọn lọc kinh nghiệm tốt từ chương trình hoá học của
các nước tiên tiến trên thế giới.
- Nghiên cứu, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt của Việt
Nam.
- Đảm bảo tính phân hoá ở cấp THPT.

9


- Đổi mới phương pháp dạy - học hoá học theo hướng tích cực.
- Coi trọng thực hành và thí nghiệm hoá học.
- Định hướng về đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Để có thể đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh, giáo
viên cần:
• Chú ý hơn tới việc đánh giá trình độ tư duy, năng lực và kĩ năng

vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết vấn đề.
• Đa dạng hoá nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh
giá được những mục tiêu đã đặt ra cho môn hoá học.
• Tạo điều kiện và bồi dưỡng để học sinh biết đánh giá và tự đánh
giá kết quả học tập hoá học.
• Loại bỏ những câu hỏi và bài tập có nội dung lắt léo, quá khó,
mang tính chất đánh đố học sinh hoặc xa rời với thực tiễn hoá học.
ii. GIáO DụC Kĩ THUậT TổNG HợP TRONG MÔN HOá HọC

Giáo dục kĩ thuật tổng hợp là: trong và bằng toàn bộ quá trình đào
tạo làm cho học sinh lĩnh hội được cả về lí thuyết lẫn thực hành, những
cơ sở khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên tiến và nền
kinh tế quốc dân đang đổi mới; chuẩn bị tốt cho học sinh tự giác, tích
cực, tự lực bước vào thế giới lao động.
Thông qua việc học môn hoá học, học sinh sẽ được:
- Tìm hiểu về sản xuất hoá học, công nghệ hoá học (tham quan, tìm
hiểu các công nghệ, các dây chuyền sản xuất, các nhà máy sản xuất có
dùng đến những chất hoá học được học trong chương trình phổ thông).
- Biết được vai trò của hoá học và cách vận dụng khoa học hoá học
vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí,

10


hạ giá thành sản phẩm: sử dụng các nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, tận
dụng chất thải của dây chuyền sản xuất này thành nguyên liệu của dây
chuyền sản xuất khác, áp dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng…
- Trang bị những kĩ năng, kĩ xảo lao động theo phong cách công
nghiệp hiện đại, mang tính tổng hợp, khái quát, áp dụng được cho nhiều
lĩnh vực hoạt động đồng thời mang tính đặc thù của ngành nghề hoá học

tương lai.
- Hình thành và phát triển ở học sinh tư duy khoa học kĩ thuật có
tính chuyển tải cao, vừa thích hợp với hoạt động hoá học, vừa có thể vận
dụng vào những tình huống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong hoạt động sản
xuất, đời sống và bảo vệ môi trường: cách sử dụng và bảo quản phân
bón, thuốc chữa bệnh, cách xử lí tai nạn hoá chất, cách xử lí chất thải…
Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tồng hợp qua dạy- học hoá
học sẽ giúp cho học sinh thấy được lợi ích của việc học môn hoá học,
thêm yêu và hứng thú học hoá học từ đó càng kích thích sự quan sát thực
tiễn để giải đáp thắc mắc nảy sinh và cải tạo thực tiễn ngày càng tốt đẹp
hơn cho bản thân, cho xã hội.
III. bài tập hoá học – bài tập hoá học thực tiễn

III.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học
Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng
các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu
khoa học. Kiến thức học sinh tiếp thu được chỉ có ích khi sử dụng nó.
Phương pháp luyện tập thông qua việc sử dụng bài tập là một trong các
phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đối

11


với học sinh, giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực. Bài tập hoá
học có những tác dụng giáo dục trí dục và đức dục to lớn sau đây:
1) Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng được các kiến thức
đã học, biến những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy
thành kiến thức của chính mình. Khi vận dụng được một kiến thức nào
đó, kiến thức đó sẽ được nhớ lâu.

2) Đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động phong
phú, hấp dẫn. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập, học sinh
mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Ví dụ sau khi học về các hợp
chất của nhôm, học sinh điều biết Al(OH) 3 có tính chất lưỡng tính: nó
vừa tan được trong các dung dịch axit mạnh, vừa tan được trong các
dung dịch kiềm. Các em sẽ nhớ rất lâu khi vận dụng kiến thức đó để giải
các bài tập thuộc các dạng sau đây:
- Nhận biết hay chứng minh sự tồn tại của các chất trong hỗn hợp
(Nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl 2, AlCl3 chỉ dùng dung dịch NaOH;
chứng minh sự có mặt của mỗi kim loại trong hỗn hợp gồm Al, Mg, Ag).
- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Chẳng hạn tách riêng từng chất ra
khỏi hỗn hợp gồm CuCl 2, KCl, AlCl 3.
- Điều chế riêng từng chất đi từ một hỗn hợp. Chẳng hạn điều chế
riêng từng oxit đi từ hỗn hợp các kim loại Cu, Fe, Al.
- Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm. Chẳng hạn
dự đoán các hiện tượng xảy ra khi thả dần từng mẩu Na kim loại vào
dung dịch muối nhôm.
- Giải thích các hiện tượng thực tế như tại sao không nên dùng
chậu nhôm để đựng vôi? Tại sao không nên dùng nồi nhôm để nấu quần
áo với xà phòng? Tại sao phèn chua lại đánh trong được nước đục v.v…

12


3) Ôn tập, củng cố và hệ thống hoá kiến thức một cách thuận lợi
nhất. Trong khi ôn tập nếu chỉ đơn thuần nhắc lại kiến thức, học sinh sẽ
chán vì không có gì mới, hấp dẫn. Thực tế cho thấy học sinh khá, giỏi
chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập.
4) Rèn luyện được những kĩ năng cần thiết về hoá học như kĩ năng
cân bằng phương trình phản ứng, kĩ năng tính toán theo công thức hoá

học và phương trình hoá học; kĩ năng thực hành như đun nóng, nung,
sấy, hoà tan, lọc… kĩ năng nhận biết các hoá chất góp phần vào việc giáo
dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
5) Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh.
Một bài tập có nhiều cách giải có cách giải thông thường theo các bước
quen thuộc nhưng cũng có cách giải độc đáo, thông minh, rất ngắn gọn,
mà lại chính xác. Đưa ra một bài tập rồi yêu cầu học sinh giải bằng
nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất, hay nhất là một cách rèn
luyện trí thông minh cho các em.
6) Giáo dục tư tưởng, đạo đức tác phong như rèn luyện tính kiên
nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học. Nâng cao lòng yêu thích
học tập bộ môn. Rèn luyện tác phong lao động có văn hoá, lao động có
tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc thông
qua việc giải các bài tập thực nghiệm.
III.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học thực tiễn
III.2.1. Khái niệm
Bài tập hoá học thực tiễn là những bài tập có nội dung hoá học
(những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là

13


các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải
quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.
III.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học thực tiễn
Trong giáo dục học, bài tập hoá học được xếp vào hệ thống các
phương pháp dạy học hoá học. Phương pháp này được coi là một trong
những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy
hoá học.
Bài tập hoá học vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và

học hoá học. Bài tập cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành lấy
kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra
đáp số [12].
Bài tập hoá học có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức
năng kiểm tra, chức năng phát triển… Những chức năng này đều hướng
tới việc thực hiện các mục đích dạy học. Tuy nhiên trong thực tế các chức
năng này không tách rời với nhau [9].
Bài tập hoá học là phương tiện cơ bản để học sinh tập vận dụng
các kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa
học. Thông qua bài tập hoá học, học sinh thêm hiểu kiến thức đã học;
hình thành, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng, năng lực của bản thân;
học sinh được bồi dưỡng thêm về tình cảm, thái độ.
Bài tập hoá học thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng
của một bài tập hoá học. Các chức năng đó là:
a) Về kiến thức.
Thông qua giải bài tập hoá học thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các
khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên

14


và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động,
phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh [9].
Bên cạnh đó, bài tập thực tiễn giúp học sinh thêm hiểu biết về
thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề
mang tính thời sự trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, còn giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí
giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
b) Về kĩ năng.
Việc giải bài tập thực tiễn giúp học sinh [9]:

- Thứ nhất, rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận
thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác và làm việc theo nhóm…
- Thứ hai, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng
thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề
một cách linh hoạt, sáng tạo …
- Thứ ba, rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
- Thứ tư, bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so
sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp…
c) Về giáo dục.
Việc giải bài tập hoá học thực tiễn có tác dụng [9]:
- Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính
xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Thông qua nội dung bài tập giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc
học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò,
óc quan sát, sự ham hiểu biết… làm tăng hứng thú học môn hoá học và

15


từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ
giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngoài ra, vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của
chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường
xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học
tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với
những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông
để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình
để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.
III.3. Phân loại bài tập hoá học

III.3.1. Cơ sở phân loại bài tập hoá học nói chung
Có nhiều cách phân loại bài tập tuỳ thuộc vào cơ sở phân loại. Có
thể dựa vào các cơ sở sau đây [22]:
- Dựa vào hình thức, bài tập hoá học có thể chia thành: Bài tập trắc
nghiệm tự luận (tự trả lời) bao gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng
một câu ngắn, trả lời cả bài (theo cấu trúc hoặc tự do), giải bài tập; bài
tập trắc nghiệm khách quan bao gồm các dạng câu hỏi có/không,
đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đôi.
- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể
chia thành: Bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm.
- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành: Bài tập định tính
và bài tập định lượng.
- Dựa vào yêu cầu bài hay dạng bài có thể chia thành: Bài tập xác
định công thức phân tử của hợp chất, tính phần trăm các chất trong hỗn
hợp, nhận biết, tách, điều chế…

16


- Dựa vào nội dung có thể chia thành: Bài tập có nội dung thuần
tuý hoá học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn (bài tập tập thực tiễn).
- Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh có thể chia thành: Bài
tập kiểm tra sự nhớ lại, hiểu, vận dụng và sáng tạo.
- Dựa vào khối lượng kiến thức hay mức độ đơn giản hoặc phức
tạp có thể chia thành: Bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp.
- Dựa vào cách học sinh trình bày lời giải của mình có thể chia
thành: Bài tập trắc nghiệm tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan.
III.3.2. Phân loại bài tập hoá học thực tiễn:
Bài tập hoá học thực tiễn cũng được phân loại tương tự cách phân
loại bài tập hoá học nói chung.

- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập, có thể
chia thành: Bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm.
- Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:
• Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện
tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần
dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra
phương hướng để cải tạo thực tiễn…
Ví dụ: Ở nông thôn nước ta nhiều gia đình vẫn
đun bếp rơm, bếp rạ, bếp củi. Khi mua rổ, rá,
nong, nia …(được đan bởi tre, nứa, giang…) họ
thường đem gác lên gác bếp trước khi sử dụng để
độ bền của chúng được lâu hơn. Giải thích tại
sao?

17


• Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá
chất cần dùng, pha chế dung dịch…
Ví dụ: Có 200 ml rượu 700 và nước cất đủ dùng cùng dụng cụ đo
thể tích cần thiết có thể pha chế được bao nhiêu ml rượu 30 0. Nói rõ
cách pha.
• Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng.
Ví dụ: Trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh
(chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất) người
ta phải dùng vôi sống với lượng 2,8kg vôi sống để được 100kg đường kết
tinh. Rỉ đường được lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%.
a) Vai trò của vôi là gì?
b) Tính lượng đường kết tinh và lượng ancol etylic thu được từ
260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103

g/ml. Biết rằng chỉ 70% đường thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại
nằm trong rỉ đường.
c) Tính lượng vôi sống cần để xử lý lượng nước mía trên.
- Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể
chia thành:
• Bài tập về sản xuất hoá học.
Ví dụ: Phương pháp hiđrat hoá etilen sản xuất etanol dùng các chất đầu
rẻ tiền là etilen, nước và xúc tác H 2SO4 (hoặc H3PO4). Phương pháp lên
men rượu dùng nguyên liệu là gạo, ngô, sắn… đắt tiền hơn. Vì sao cho
đến nay trong công nghiệp người ta vẫn dùng cả hai phương pháp đó.
• Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất.
Bao gồm các dạng bài tập về:

18


* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực
hành, thí nghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất
hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm
thí nghiệm…
Ví dụ: Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào sau đây:
A. Rửa bằng xà phòng.
B. Rửa bằng nước.
C. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước.
D. Rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước.
* Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn
uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa…
Ví dụ: Fomanđehit và axetanđehit là những chất khí ở điều kiện
thường, vì vậy việc bảo quản và vận chuyển chúng rất bất lợi. Em hãy
cho biết cách bảo quản và vận chuyển chúng?

* Sơ cứu tai nạn do hoá chất.
Ví dụ: Phương pháp cấp cứu sơ bộ khi bị hỏng phenol: “Rửa
nhiều lần bằng glixerol cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi bằng
nước, sau đó băng chỗ bỏng bằng bông tẩm glixerol”. Em hãy giải thích
tại sao lại làm như vậy?
* Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong
đời sống, lao động sản xuất.
Ví dụ:
- Vì sao không ngâm lâu quần áo bằng len trong xà phòng?
- Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn?
• Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường
Ví dụ: Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn. Phương

19


pháp này có nhược điểm gì? Tại sao không nên xây dựng các lò sản xuất
đất đèn ở khu vực đông dân?
Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định
tính, định lượng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.
- Dựa vào mức độ nhận thức của học sinh. Căn cứ vào chất lượng
của quá trình lĩnh hội và kết quả học tập, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã
đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau:
• Mức 1: Chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi
lí thuyết.
Ví dụ: Trong thành phần của một số dầu để pha sơn có este của
glixêrol với các axit cacboxylic không no C17H31COOH (axit linoleic) và
C17H29COOH (axit linolenic).
a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của các este (chứa 3 nhóm chức
este) của glixerol với các gốc axit trên.

b) Cho hỗn hợp của tất cả các este đó tác dụng với một lượng dư
H2 có chất xúc tác Ni. Viết công thức cấu tạo của sản phẩm.
• Mức 2: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được
các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết.
Ví dụ: Tại sao khi cho etanol vào nước thì thể tích hỗn hợp thu
được lại giảm so với tổng thể tích hai chất ban đầu?
• Mức 3: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải
thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Ví dụ: Khi muối dưa, người ta thường chọn dưa già hoặc phơi héo và
cho thêm ít đường, nén dưa ngập trong nước. Hãy giải thích tại sao?
• Mức 4: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học
để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công

20


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×