Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ LUYỆN THI BOOKGOL lần 1 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.48 KB, 5 trang )

ĐỀ LUYỆN THI MÔN HÓA BOOKGOL- LẦN 1
HƯỚNG TỚI KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 05 trang, 50 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ BQT nhóm Hóa Học Bookgol
/>
Mã đề thi 610

Họ và tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:................................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He =4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;
Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I= 127; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Cấu hình electron của ion nào dưới đây trùng với cấu hình electron của khí hiếm ?
A. Fe3+.
B. Cu2+.
C. K+.
D. Zn2+.
Câu 2: Trong các nguyên tố dưới đây, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. Na.
B. K.
C. Ba.
D. Cs.
Câu 3: Cho phương trình hóa học của phản ứng: Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu.
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng ?
A. Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa.
B. Fe2+ là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa.
C. Cu2+ là chất khử, Fe2+ là oxi hóa.


D. Cu là chất oxi hóa, Fe là chất khử.
Câu 4: Cho 35,55 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của
V là
A. 5,04.
B. 10,08.
C. 12,60.
D. 8,40.
Câu 5: Nhằm mục đích tiết kiệm than, người ta thường "ủ bếp" bằng cách đậy nắp bếp làm cho than cháy chậm lại.
Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
A. Diện tích tiếp xúc.
B. Áp suất.
C. Nồng độ.
D. Nhiệt độ.
Câu 6: pH của các dung dịch NaNO3, Al(NO3)3 và Na2S có cùng nồng độ mol lần lượt có giá trị là a, b và c. Nhận
xét đúng là
A. a > c > b.
B. a > b > c.
C. b > a > c.
D. c > a > b.
Câu 7: Chất điện li là chất tan trong nước
A. phân li ra ion.
B. phân li một phần ra ion.
C. phân li hòan toàn thành ion.
D. tạo dung dịch dẫn điện tốt.
+
Câu 8: Cho dung dịch X gồm các ion: 0,2 mol Na , Fe3+ và SO42- tác dụng với lượng dư dung dịch Y gồm NaOH
và KOH thu được 42,8 gam kết tủa. Số mol SO42- trong X là
A. 0,35 mol.
B. 0,70 mol.
C. 0,15 mol.

D. 0,30 mol.
Câu 9: Hòa tan hết 53,4 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và Al4C3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) trong dung dịch NaOH dư,
thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 20,16.
B. 40,32.
C. 13,44.
D. 4,48.
Câu 10: Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và O3 qua dung dịch KI dư, thu được 19,05 gam I2. Phần trăm thể
tích của oxi trong hỗn hợp là
A. 8,34%.
B. 75,00%.
C. 25,00%.
D. 91,66%.
Câu 11: Để khai thác lưu huỳnh trong mỏ, người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ
làm hỗn hợp bọt của không khí, nước và lưu huỳnh được đẩy lên mặt đất. Sau đó lưu huỳnh được tách ra khỏi các
tạp chất. Có thể lấy được lưu huỳnh theo cách trên là nhờ tính chất nào của lưu huỳnh ?
A. Lưu huỳnh dễ nóng chảy.
B. Lưu huỳnh tan trong không khí và nước nóng.
C. Lưu huỳnh là đơn chất.
D. Lưu huỳnh dễ tan trong nước.
Trang 1/5 - Mã đề thi 610


Câu 12: Phản ứng hóa học nào sau đây, chỉ thực hiện được bằng phương pháp điện phân ?
A. 4AgNO3 + 2H2O 
 4Ag + O2 + 4HNO3.
C. Mg + Zn2+ 
 Mg2+ + Zn.
B. CuSO4 + 2NaOH 
 Cu(OH)2 + Na2SO4.

D. Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu.
Câu 13: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Na, Zn, Cu.
B. Mg, Ba, Pb.
C. Al, Fe, Cu.
D. Fe, Cu, Ag.
Câu 14: Dẫn khí CO2 vào 300 ml dung dịch gồm NaOH 1M và Ca(OH)2 1M, thu được 15 gam kết tủa. Sản phẩm
thu được có thể chứa các chất nào (không kể nước) ?
A. CaCO3, NaOH, Ca(HCO3)2.
B. CaCO3, Na2CO3, NaOH, Ca(OH)2.
C. CaCO3, NaOH, Ca(OH)2.
D. CaCO3, Ca(HCO3)2, Na2CO3.
Câu 15: Cho 9,68 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 220 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ),
thu được dung dịch B. Khối lượng muối NaCl có trong dung dịch B là
A. 4,680 gam.
B. 5,625 gam.
C. 8,775 gam.
D. 7,020 gam.
Câu 16: Hòa tan hết m gam P2O5 vào dung dịch X gồm 0,3 mol Na+; 0,6 mol K+; 0,6 mol OH- và 0,3 mol Cl- thu
dung dịch chứa 57,75 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 10,65.
B. 5,68.
C. 9,23.
D. 11,36.
Câu 17: Hòa tan 24,3 gam Al trong 500 ml dung dịch gồm NaOH 1,35 M và NaNO3 0,36 M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí (đktc). Biết NH3 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là
A. 18,144.
B. 12,600.
C. 16,632.

D. 25,200.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm NH3 và amin no, đơn chức, mạch hở Y (NH3 và Y cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn V lít
X bằng oxi (không có xúc tác) thu được CO2, H2O và 0,1 mol N2 trong đó khối lượng CO2 và H2O chênh lệch nhau
0,2 gam. Số công thức cấu tạo thoả mãn Y là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H11O2N, khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng
thì có khí thoát ra làm xanh quỳ tím ẩm. Có thể có bao nhiêu chất X thỏa mãn điều kiện trên ?
A. 2.
B. 6.
C. 9.
D. 7.
Câu 20: Người ta cho phèn chua vào nước với mục đích gì ?
A. Làm trong nước.
B. Khử mùi.
C. Làm mềm nước.
D. Khử trùng, diệt khuẩn.
Câu 21: Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để khử cặn, có thể dùng giấm pha vào nước
trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch. Tại sao muốn khử cặn phải làm như vậy?
A. Cặn vôi là canxi cacbonat. Muốn khử cặn phải chuyển canxi cacbonat thành hợp chất tan.
B. Cặn vôi là canxi cacbonat. Muốn khử cặn phải chuyển canxi cacbonat thành hợp chất không tan.
C. Cặn vôi là canxi sunfat. Giấm giúp cho cặn vôi không bám được vào ấm.
D. Cặn vôi là canxi sunfat. Muốn khử cặn phải chuyển canxi cacbonat thành hợp chất không tan.
Câu 22: Cho V lít dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào 300 ml dung dịch gồm AlCl3 1M và Al(NO3)3
2M, thu được 52,65 gam kết tủa. Thể tích V lớn nhất để thu được lượng kết tủa trên là
A. 1,9500 lít.
B. 2,9250 lít.
C. 0,6750 lít.

D. 1,4625 lít.
Câu 23: Công thức cấu tạo đúng của 2,2- đimetyl butan- 1-ol là
A. (CH3)3C-CH2-CH2-OH.
B. CH3-CH2-C(CH3)2-CH2-OH.
C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH.
D. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn x mol chất hữu cơ M mạch hở có công thức CaHbO thu được y mol CO2 và z mol H2O,
với y = x + z. Khi hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol M thì thể tích H2 (đktc) cần dùng là
A. 4,48 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,96 lít.
D. 2,24 lít.
Trang 2/5 - Mã đề thi 610


Câu 25: Có các chất: (1) NH3, (2) CO2, (3) HCl, (4) KOH, (5) Na2CO3.
Những chất có thể tác dụng với dung dịch nhôm clorua tạo kết tủa Al(OH)3 là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 26: Một oxit của R có các tính chất sau: Có tính oxi hoá mạnh, tác dụng với nước tạo thành hai axit H2RO4 và
H2R2O7, tác dụng với dung dịch kiềm tạo anion RO42- có màu vàng. Oxit đó là
A. SO3.
B. Cr2O3.
C. Mn2O7.
D. CrO3.
Câu 27: Fomon là dung dịch nước của
A. anđehit axetic.
B. anđehit fomic.

C. axit axetic.
D. axit fomic.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chất béo ?
A. Có mùi thơm dễ chịu nên được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
B. Là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
C. Đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
D. Trong công nghiệp, chất béo dùng để điều chế glixerin và xà phòng.
Câu 29: Chất nào sau đây là đisaccarit ?
A. Saccarôzơ.
B. Glucôzơ.
C. Amilôzơ.
D. Xenlulôzơ.
Câu 30: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét ?
A. Tơ nitron.
B. Tơ capron.
C. Tơ lapsan.
D. Tơ nilon- 6,6.
Câu 31: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 15 gam hỗn hợp X là
A. 8,4 gam.
B. 4,2 gam.
C. 2,4 gam.
D. 12,6 gam.
Câu 32: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ cùng công thức phân tử C6H10, mạch hở, trong cấu tạo có chứa một nối ba
( C  C ) là
A. 2.
B. 5.
C. 7.
D. 3.
Câu 33: Từ một tấn tinh bột sản xuất ancol etylic theo hai giai đoạn sau

H%  81%

H%  60%

Tinh bột 
 Glucôzơ 
 Ancol etylic. Lượng ancol etylic thu được là

H

A. 69 kg.
B. 276 kg.
C. 460 kg.
D. 138 kg.
Câu 34: Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 30. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C5H10O2.
D. C4H8O2.
Câu 35: Khi dân số càng tăng, lượng rác thải càng lớn việc chôn rác gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước... Do đó,
người dân nghĩ đến việc đốt rác thải. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động môi trường cảnh báo
rằng đó không phải là giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. Ý kiến nào dưới đây không hợp lí ?
A. Đốt rác là nguồn sản xuất đioxin, là chất độc hại.
B. Đốt rác tạo ra các khí độc theo gió đi rất xa.
C. Đốt rác sinh ra tro có hàm lượng rất cao các kim loại nặng làm ô nhiễm đất đai.
D. Đốt rác tốn rất nhiều nhiên liệu gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế.
Câu 36: Cho 13,8 gam hợp chất hữu cơ X có công thức C6H4O phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 102 gam dung
dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam chất hữu cơ và 32,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 35,80.
B. 54,60.

C. 34,80.
D. 50,85.
Câu 37: Hỗn hợp M gồm một kim loại R (2a mol) và muối cacbonat của nó (a mol). Hoà tan hoàn toàn 102,6 gam
hỗn hợp M trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 33,6 lít hỗn hợp khí N gồm NO và CO2, có tỉ khối so với He là
8,55. Phần trăm về khối lượng của muối cacbonat có trong M là
A. 58,65%.
B. 50,88%.
C. 46,77%.
D. 57,46%.
Câu 38: Cho 0,63 mol một – amino axit X tác dụng vừa đủ với 280 ml dung dịch NaOH 4,5M, rồi cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 111,51 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.
B. HOOC-CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Trang 3/5 - Mã đề thi 610


Câu 39: Cho từ từ 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 450 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được
V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá
trị của V và m là
A. 3,36 lít; 59,1 gam.
B. 3,36 lít; 94,05 gam. C. 6,72 lít; 59,1 gam.
D. 5,04 lít; 29,55 gam.
Câu 40: Cho hỗn hợp M gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp X, Y và axit đa chức Z (X, Y, Z mạch hở, MX < MY và
Y, Z không cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp M cần dùng vừa đủ 13,44 lít khí O2
(đktc), thu được 11,76 lít khí CO2 (đktc) và 12,15 gam H2O. Phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp M là
A. 48,6%.
B. 52,3%.
C. 46,9%.

D. 49,2%.
Câu 41: Điện phân 500 ml dung dịch A chứa CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp bằng dòng điện I =
10A. Sau 19 phút 18 giây ngừng điện phân thu được dung dịch B có khối lượng giảm 6,78 gam so với dung dịch A.
Sục khí H2S từ từ vào dung dịch B đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch C có thể tích 500 ml;
pH=1,0. Nồng độ của CuSO4 trong dung dịch A là
A. 0,232M.
B. 0,122M.
C. 0,208M.
D. 0,144M.
Câu 42: Cho sơ đồ phản ứng sau

NaOH
X

1:2

X1 
 X2 
 axit picric

 X4 
 X5 
 poli(metyl acrylat)
X3 

Công thức cấu tạo của chất hữu cơ X là
A. C6H5COO-CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)-COO-C6H5.
Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3.

(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI dư.
(3) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch sobitol.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3.
B. 4.

B. CH2=C(CH3)-COO-CH2-C6H5.
D. CH2=CH-COO-C6H5.
(4) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch FeCl2.
(5) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(NO3)2.
(6) Đốt cháy Mg trong khí sunfurơ.
C. 5.

D. 6.

Câu 44: Bố trí thí nghiệm như hình vẽ để điều chế khí E.

Cho các phát biểu sau
1. Trong số các khí CO2, SO2, O2, H2, C2H4, C2H2, CH4 thì khí E chỉ có thể là C2H4.
2. Có thể thay đá bọt bằng một lượng nhỏ cát sạch vào ống nghiệm để tránh hỗn hợp sôi quá mạnh, trào ra ngoài
ống nghiệm, cũng như giúp trộn đều chất lỏng, giúp chất lỏng sôi đều.
3. Nên thu khí ngay vừa khi thoát ra, không thu khí khi dung dịch phản ứng chuyển sang màu đen, do lúc này
sản phẩm khí lẫn tạp chất.
4. Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn để tránh nước tràn vào ống nghiệm.
5. Bông tẩm dung dịch Y là dung dịch NaOH để hấp thụ khí CO2, SO2 sinh ra trong quá trình tiến hành thí
nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.

Trang 4/5 - Mã đề thi 610


Câu 45: Cho các bước thực hiện như sau
1. Lấy mỗi chất một lượng nhỏ cho vào ba ống nghiệm, đánh số thứ tự.
2. Lấy quỳ tím nhúng vào từng mẫu thử.
3. Lấy dung dịch AgNO3 nhỏ vào từng ống nghiệm.
4. Lấy ba ống nghiệm sạch kẹp vào giá.
Trình tự đúng khi tiến hành nhận biết ba dung dịch mất nhãn gồm HNO3, HCl, NaCl là
A. 1, 2, 3, 4.
B. 4, 1, 3, 2.
C. 2, 1, 3, 4.
D. 4, 2, 3, 1.
Câu 46: Cho hỗn hợp X gồm 3 ankin A, B, C (đều có số cacbon lớn hơn 2 và ankin có phân tử khối nhỏ nhất trong
X chiếm 40% thể tích hỗn hợp). Đốt cháy hoàn toàn 0,075 mol hỗn hợp X thu được 0,195 mol H2O. Cho 0,075 mol
X vào dung dịch AgNO3 0,18M trong NH3 thì thấy dùng hết 250 ml dung dịch AgNO3 và thu được 6,825 gam kết
tủa. Tổng số nguyên tử H (hiđro) có trong cả A, B, C là
A. 22.
B. 16.
C. 14.
D. 18.
Câu 47: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu trong đó có Mg và Fe có số mol bằng nhau. Lấy 11,25 gam hỗn hợp
X cho vào cốc đựng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 7,728 lít khí (đktc) và hỗn hợp sản phẩm (gồm cả
dung dịch và phần không tan). Cho từ từ một lượng vừa đủ Mg(NO3)2 vào hỗn hợp sản phẩm đến khi kết thúc các
phản ứng thu được V lít (đktc) một khí không màu, hóa nâu ngoài không khí (không còn sản phẩm khử khác) và
dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y thu được 14,88 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn
hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?
A. 60%.

B. 13%.
C. 84%.
D. 30%.
Câu 48: Thủy phân hoàn toàn 2,82 gam chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C8H12O5 bằng dung dịch
KOH, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thì thu được 4,8 gam rắn Y có chứa hai muối của hai axit hữu cơ
đơn chức và phần hơi chứa một ancol Z. Đốt cháy hết Y trong O2, thu được H2O, CO2 và a mol K2CO3. Hoà tan a
mol K2CO3 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít khí CO2 (đktc). Cho các phát biểu sau
1. X có 6 đồng phân mạch hở.
2. Tách nước hoàn toàn X hoặc Z (xt H2SO4 đặc; t0 thích hợp) đều có thể thu được sản phẩm cuối cùng là hợp
chất hữu cơ bền đa chức, mạch hở (xét trong chương trình hóa phổ thông).
3. Đốt cháy hết Y bằng lượng O2 vừa đủ thu được n CO2 : n H 2O  3 : 4 .
4. Oxi hóa X bằng CuO, đun nóng có thể thu được hợp chất hữu cơ T thỏa mãn 1 mol T tham gia phản ứng
tráng gương tạo ra 4 mol Ag.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 49: Cho hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai oligopeptit X (a mol), Y(2a mol). Đun
nóng M bằng 360 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi Z chứa một chất duy nhất
và hỗn hợp rắn T gồm bốn muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 37,24 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2
và 71,97 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Biết hai peptit X; Y cùng số nguyên tử cacbon; thủy phân hoàn toàn
chúng thu được các -amino axit chỉ gồm valin và alanin. Phần trăm về khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ
hơn trong M là
A. 34,58%.
B. 53,65%.
C. 57,20%.
D. 61,36%.
Câu 50: Cho 56a gam bột Fe vào 800 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 xM và HCl 1,5M; sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X; (m – 25a) gam hỗn hợp kim loại Y và thấy thoát ra V lít (đktc) hỗn hợp khí Z có

tỉ khối so với H2 bằng 8 (Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí). Cho Y tác dụng với O2 thu
được chất rắn T gồm Fe3O4, FeO và Cu. Hòa tan hết m gam T vào dung dịch chứa 1,3 mol HCl (dư), thu được dung
dịch có chứa 16,25 gam FeCl3. Điện phân dung dịch này bằng điện cực trơ, cường độ không đổi đến khi ở catot vừa
bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm (0,5m – 1,75) gam. Cho dung dịch
AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch F (không chứa
NH4+) và (4,5m + 1,3) gam kết tủa, đồng thời thấy có khí NO duy nhất thoát ra. Giá trị của a là
A. 0,5.
B. 0,6.
C. 0,7.
D. 0,8.
--------------HẾT-------------Trang 5/5 - Mã đề thi 610



×