Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh thái bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.04 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÚY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9. 31. 01. 05

Hà Nội – 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. GS.TS. Nguyễn Văn Song

Phản biện 1: GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái
Phản biện 2: TGS. TS. Trần Đình Thiên
Phản biện 3: GS. TS. Ngô Thắng Lợi

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại
Học viện Khoa học xã hội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm
2019



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội, Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm
nông sản có giá trị kinh tế cao. Với dân số nông thôn là “60,8 triệu người
chiếm 64,9% tổng dân số” (Tổng cục thống kê, 2017). Nước ta có nhiều mặt
hàng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới như:
gạo, cofe, hạt tiêu, điều, chè... Năm 2018 tổng sản phẩm trong nước GDP tăng
7,08%%, Trong mức tăng 7,08% đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã
có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng 3,67% (Tổng cục thống kê,2018).
Việt Nam đang là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC), đàm
phán thành công hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương
CPTPP, gia nhập AFTA….Tham gia hội nhập vào bối cảnh toàn cầu như hiện
nay đã tạo cho nông nghiệpViệt Nam rất nhiều các cơ hội mới: mức độ tiêu
thụ hàng hóa được tăng lên, tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư trực tiếp và
gián tiếp từ nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn nhằm khai thác
hiệu quả các tiềm năng kinh tế của mình, làm tăng thêm xu hướng hội nhập
toàn cầu, nâng cao được đời sống kinh tế xã hội.
Thái Bình với vị trí địa lý đặc biệt (là tỉnh đồng bằng duy nhất không có đồi
núi). Đặc biệt, với thế mạnh chủ lực về ngành trồng trọt, sản lượng lương thực
trung bình trên “1 triệu tấn/năm, năng suất lúa 2017 đạt trên 59,4 tạ/ha/năm”
(Tổng cục thống kê, 2017), tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm đến các mô hình
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho người dân. Cụ thể, Thái
Bình tiếp tục duy trì mô hình thí điểm theo liên kết doanh nghiệp - hộ kinh
doanh - nông dân và liên kết doanh nghiệp - HTX - nông dân, trong đó các

doanh nghiệp có một vị trí quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay phát triển ngành trồng trọt ở Thái Bình vẫn còn độc
canh, manh mún, đối mặt với nhiều thách thức: “sản xuất hàng hoá còn đạt ở
trình độ thấp, tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu vốn, thói quen canh
tác truyền thống, thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa hình thành lên một mô hình
phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đặc biệt trong khâu chế biến và bảo
quản còn hết sức lạc hậu”. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế, khó khăn,
vướng mắc để phát triển một cách toàn diện kinh tế trong nông nghiệp cũng như
đối với ngành trồng trọt theo hướng hội nhập quốc tế thì phải hình thành và củng
cố được mối liên kết. Có làm được như vậy mới có thể có tổng giá trị hàng hoá
lớn, hàng hoá có chất lượng cao, có thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng và yêu cầu của hội nhập quốc tế, tham gia vào được mạng phát triển khu vực
và toàn cầu. Vì thế thúc đẩy liên kết trong phát triển ngành trồng trọt là cần thiết trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta cũng như ở tỉnh Thái Bình.
1


Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Liên kết doanh nghiệp và
nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội
nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu của đề tài luận án
a. Mục tiêu khái quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là tìm ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh
Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
b. Mục tiêu cụ thể
Một là: Hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết giữa
doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hai là: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên kết giữa
doanh nghiệp với hộ nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong

bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông
dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và
thực trạng về liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: các huyện, xã sản xuất nông nghiệp(chủ yếu là
ngành trồng trọt) trên địa bàn tỉnh Thái Bình
+ Phạm vi thời gian: Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu sinh chỉ tập
trung giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn để đưa ra giải pháp về thúc
đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở
tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ 2010 đến 2018 và phương hướng phát triển
ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận: Luận án sử dụng một số phương pháp tiếp cận: tiếp
cận hệ thống, tiếp cận chính sách, tiếp cận lịch sử, tiếp cận phát triển bền vững
để nghiên cứu về mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển
ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội nhập.
Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:(1) Phương pháp
nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng; (2) Phương pháp
thống kê mô tả; (3) Phương pháp tổng hợp phân tích kinh tế.

2


5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
(1)Thực tế liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt ở

Thái Bình đang diễn ra như thế nào? Cơ chế thực hiện liên kết đó ra sao?(2) Khi
tham gia vào quá trình liên kết thì lợi ích của các bên tham gia được hưởng như
thế nào?(3) Trong “bối cảnh hội nhập quốc tế” như hiện nay, liên kết có vai trò
gì?(4) Các phương thức liên kết chủ yếu giữa doanh nghiệp và nông dân của
ngành trồng trọt hiện nay ở Thái Bình là gì?(5) Những yếu tố nào có thể ảnh
hưởng đến việc tham gia liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành
trồng trọt? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào?(6) Cần thực hiện
những biện pháp nào để đẩy mạnh mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân
trong ngành trồng trọt ở Thái Bình trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Làm rõ về mặt lý luận liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển
ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập thì
tác động đến phát triển nông nghiệp như thế nào? Luận án hệ thống, làm rõ bản
chất của liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt trong
bối cảnh hội nhập.
- Phân tích, đánh giá những bất cập và những yếu tố tác động đến liên kết
doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt. Luận án đồng thời
đưa ra những luận điểm, tính tất yếu khách quan, vài trò, xây dựng các tiêu chí
đánh giá kết quả
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Luận án sử dụng nghiên cứu định tính, kết quả điều tra định lượng để
phân tích và nêu lên những đánh giá thực trạng liên kết doanh nghiệp và
nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh
hội nhập.
- Căn cứ vào những chỉ tiêu đánh giá đó cũng như kết quả tìm ra những
nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại của thực hiện liên kết doanh nghiệp và
nông dân trong phát triển ngành trồng trọt ở tỉnh Thái Bình trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp thúc

đẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt nhằm
đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của nông nghiệp cả nước và của tỉnh Thái
Bình trong thời gian tới.
- Luận án cũng là một kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản lý, các ban ngành tỉnh Thái Bình , các cơ quant ham
mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế xã hội và các cá nhân tham khảo.
3


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận án có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết, liên kết doanh nghiệp và
nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chương 3: Thực trạng liên kết doanh nghiệp và nông dân, các yếu tố ảnh hưởng
đến liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình
trong bối cảnh hội nhập.
Chương 4: Một số đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết doanh
nghiệp và nông dân nhằm phát triển ngành trồng trọt ở Thái Bình trong bối
cảnh hội nhập.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
a. Liên kết và hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân (Liên kết theo hợp
đồng)
Các nhà kinh tế học Phương Tây cho rằng “liên kết kinh tế là hiện tượng tất
yếu khách quan và là một hình thức của quản trị thị trường dưới chủ nghĩa tư
bản là tối thiểu hoá chi phí giao dịch. Lý thuyết chi phí giao dịch của doanh
nghiệp gắn với lý thuyết mối quan hệ hợp đồng là một bộ phận của học thuyết
kinh tế thể chế mới ra đời ở Mỹ”, với các đại diện như Coase(1960),
Demsetz(1964), William(1985) và Kleinet al(1978) cho rằng: “Trong nền kinh

tế thị trường, những cải tiến về thể chế sẽ hướng tới cắt giảm chi phí”.
b. Liên kết dọc và liên kết ngang
Liên kết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch nhưng cũng bao gồm cả
các trợ giúp tự nguyện hay chuyển giao nguồn lực và công nghệ cho các đối tác
địa phương “ (Pack and Saggi, 1997; Saggi, 1999). “Liên kết ngang liên quan đến
các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng
liên doanh và quan hệ mạng lưới giữa các doanh nghiệp” (Pack and Saggi,1999;
Saggi, 2002; Giroud and Scott-Kennel, 2006)
c. Hội nhập quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế
giới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt có sự tác động không nhỏ của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
Cụm từ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng
nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration
internationale”). Khái niệm này chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực
chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế.

4


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
a. Các công trình nghiên cứu liên quan đến liên kết sản xuất theo hợp đồng.
Liên kết theo hợp đồng là hình thức cơ bản nhất của liên kết kinh tế. “Từ
khi có quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng chính phủ
một số mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, mía, đường, thủy sản và thịt lợn
đã được thực hiện qua hợp đồng tiêu thụ” (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa,2005),
hoặc “hợp đồng giữa người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường”
(Ngô Thị Thủy,2004). Tuy nhiên ở các đề tài này vẫn chưa chỉ ra được kết quả
cụ thể về kết quả liên kết đạt được của các hộ liên kết với các doanh nghiệp.
“Liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước chính là sức

mạnh để hỗ trợ kinh tế nông dân phát triển. Đồng thời tạo ra được môi trường
kinh tế thuận lợi phát triển nền kinh tế hàng hóa theo hướng thị trường. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chưa đưa ra được lợi ích thực sự của các bên khi tham
gia vào liên kết” (Trần Văn Hiếu, 2005)
b. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các hình thức liên kết
Phương tiện liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân được hiểu
là “phương thức tồn tại và phát triển của các mối quan hệ phối hợp giữa hộ
nông dân với các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản khác
nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản
xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ
khả năng, mở ra những thị trường nông sản mới trong những điều kiện nhất
định” (Hồ Quế Hậu,2012)
c. Các công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế.
“Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ
động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể
kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và
hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung” (Hồ Quế
Hậu,2012). Chính vì thế “liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản
ánh những quan hệ phối hợp giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm
tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt được hiệu quả cao hơn trong sản
xuất kinh doanh nông sản, tạo ra được sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia
sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới” (Vũ Đức Hạnh,2015).
e. Hội nhập quốc tế
Theo Phạm Quốc Trụ (2011): “hội nhập quốc tế được hiểu như là
quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ
với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực,
quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi
chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế”. Ông cho
5



rằng : “Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể
chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký
kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các
chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình
hội nhập quốc tế”.
Nguyễn Văn Song(2009): “Tham gia hội nhập đặc biệt là sau khi gia
nhập WTO, chúng ta phải thích ứng với những biến đổi trực tiếp về giá
cả, và các loại khủng hoảng từ thị trường và tình hình thế giới.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT, LIÊN
KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
2.1. Nông nghiệp và các vấn đề về liên kết trong phát triển nông nghiệp
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Tác giả Frank Ellis, trường Đại học tổng hợp Cambridge(1988) định nghĩa: “Hộ
nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh
đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm
trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ của
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
2.1.1.3. Khái niệm ngành trồng trọt
Trồng trọt là một ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp. Trồng trọt
vừa có thể cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia
xúc, gia cầm, nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời sản phẩm của ngành
trồng trọt cũng dùng để xuất khẩu...
2.1.1.4. Khái niệm về liên kết và liên kết kinh tế
Liên kết bắt nguồn từ “Intergration” mà trong thuật ngữ kinh tế có nghĩa là
“sự hợp nhất, sự phối hợp hay là sự sáp nhập của nhiều bộ phận thành một
chỉnh thể”. Trước đây các tác giả gọi là “nhất thể hóa”, và hiện nay các tác giả
mới gọi là “liên kết”(Nguyễn Như Ý, 1999). Theo Be’la Balassa(1961) cho

rằng: “Liên kết kinh tế hiểu theo một cách chặt chẽ là việc gắn kết mang tính
thể chế giữa các tổ chức kinh tế, các nền kinh tế lại với nhau”.
2.1.1.5. Khái niệm liên kết doanh nghiệp và nông dân
Theo Hồ Quế Hậu(2012): Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân là
một bộ phận của liên kết kinh tế, trong đó các bên tham gia vào quá trình liên
kết này là doanh nghiệp và nông dân thực hiện các ràng buộc nhất định nhằm
ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế. Còn theo Eaton, Charles and
6


Andrew(2001): Nông nghiệp hợp đồng là thỏa thuận giữa người giữa người
nông dân và doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc ràng buộc trong tương lai: giá
cả, số lượng, thời hạn…
2.1.2. Nội dung liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát triển sản
xuất
2.1.2.1. Căn cứ vào các hình thức thỏa thuận
a. Hợp đồng miệng (Hợp đồng không chính thống)
Hợp đồng bằng miệng là sự thỏa hiệp giữa các bên không thông qua
văn bản. Các bên có thể tự bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận đi đến thống nhất một
số các vấn đề nào đó. Mặc dù thế, nhưng hợp đồng miệng cũng được các bên
thống nhất về “số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận
hàng”. Cơ sở của loại hợp đồng này là niềm tin, độ tín nhiệm giữa các bên
tham gia.
Theo Lê Xuân Sinh(2013): “Sự liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh
nghiệp kinh doanh nông sản chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng thỏa
thuận. Tính pháp lý của hợp đồng này không cao, trách nhiệm ràng buộc thực
hiện hợp đồng chưa chặt chẽ. Phần lớn các hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ
nông dân đều không có các điều khoản ràng buộc, các bên chỉ thỏa thuận với
nhau mang tính chất như một bản ghi nhớ. Chưa phải là hợp đồng kinh tế”
b. Liên kết theo hợp đồng (Liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và nông

dân).
Theo Eaton và Shepherd (2001) “ sản xuất theo hợp đồng là thỏa thuận
giữa những người nông dân với các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp
kinh doanh trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp dựa
trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả đã được định trước”. Còn theo
Sykuta và Parcell (2003) “ sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp đưa ra
những luật lệ cho việc phân bổ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro và quyền quyết
định”.
2.1.2.2. Căn cứ vào cách thức biểu hiện liên kết
a. Liên kết dọc (Vertical linkages)
Liên kết dọc là hình thức liên kết giữa các chủ thể, các tác nhân kinh tế ở
các cấp khác nhau. Theo Gulati và các cộng sự(2007): “Nông dân có thể tham
gia một liên kết dọc theo chuỗi giá trị, và ngược lại cũng là bên tiêu thụ các
sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp. Việc liên kết như vậy là nhằm đảm bảo
số lượng và chất lượng sản phẩm cũng như thời gian thu hoạch được quản lý
và giám sát nhằm đạt được lợi ích tối đa cho các bên tham gia”. Còn theo
Bijman, Jos và Meike Wollni(2009): “ Liên kết là giải pháp để kiểm soát an
7


toàn thực phẩm”. Theo báo cáo của WB(2007): “Nhiều tổ chức nhận định
nông nghiệp theo hợp đồng là một trong những giải pháp chính để liên kết
giữa nông dân và thị trường trong, ngoài nước, qua đó góp phần vào quá
trình giảm nghèo”. “Liên kết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch
nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp tự nguyện hay chuyển giao nguồn lực
và công nghệ cho các đối tác địa phương” (Pack and Saggi, 1997; Saggi,
1999).
b. Liên kết ngang (horizontal linkages)
“Liên kết ngang liên quan đến các hoạt động hợp tác giữa các doanh
nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng liên doanh và quan hệ mạng

lưới giữa các doanh nghiệp” (Pack and Saggi,1999; Saggi, 2002; Giroud
and Scott-Kennel, 2006). Hay “liên kết ngang thể hiện sự tương tác giữa
doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp địa phương trong việc sản xuất
ra hàng hóa và dịch vụ trong cùng một khâu sản xuất” (Unctad, 2001). Các
tác giả này cũng “phân biệt giữa các mối liên kết và hiệu ứng của chúng.
Hiệu ứng quan trọng nhất được gọi là hiệu ứng lan tỏa (spillover), nảy sinh
như tác động phụ từ hoạt động của các công ty nước ngoài trong nền kinh
tế” (Coe and Helpman,1995; Coe et al,1997; Giroud and ScottKennel,2006; Dieppe and Mutl,2013). Còn liên kết được xem như cơ chế
trực tiếp để các hiệu ứng lan tỏa diễn ra. Nghiên cứu của Stockbrige và
cộng sự (2003): “Việc các nông dân hợp tác với nhau hình thành các cộng
đồng sản xuất đã giúp họ có khả năng đàm phán tốt hơn trong việc mua đầu
vào sản xuất, cũng như tiếp cận thông tin thị trường”. Liên kết ngang có thể
được thực hiện dưới 3 hình thức với mức độ liên kết tăng dần: tổ đổi công,
tổ hợp tác và hợp tác xã.
c. Liên kết hỗn hợp(mixed linkages)
Theo Rome. Lazzarini, S.G(2008): “ liên kết trong đó có sự kết hợp cả liên
kết dọc và liên kết ngang. Hình thức này xuất hiện trong quá trình phát triển và
hội nhập khi mối quan hệ giữa các hộ, cơ sở và DN SXKD là sự đan xen giữa
hợp tác và cạnh tranh. Các đơn vị này một mặt liên kết với nhau theo chiều
ngang để hình thành các nhóm, hay HTX... để nâng cao khả năng cạnh tranh
cho từng thành viên, hạn chế tình trạng ép cấp, ép giá. Mặt khác các nhóm, hay
HTX được hình thành đó lại có liên kết dọc với các doanh nghiệp chế biến,
hay các nhóm hộ, HTX đó lại là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp
theo của quá trình SXKD”
Hình 2.1: Mối liện hệ giữa các thành phần trong chuỗi liên kết

8


h tế

kin
ờn
g
i trư

hiệ

p

Thị trường

a

ng

ao ật
gi thu
ển ỹ
uy - k
Ch học
a

Do

nh

o
kh

quố


c tế

Thị trường đầu
ra



ức
ch
tổ t
c
lự u n
g n x dâ
ăn s ng
N


á
Ph
ri ể
tt
n
bề
n
n
vữ

Ch


ính

đầu vào

Sản xuất nông
nghiệp

hN
ác

g
ng
ng
hi
ệp

,HĐ

H



ớc

s


CNH




g
nôn

nhiệ

ô
p, n

ng th

ôn

(Nguồn: Phan Huy Đường,2006)
2.2. Vai trò của liên kết trong phát triển nông nghiệp.
Cho dù liên kết ở hình thức nào, thì những lợi ích mà liên kết kinh tế mang
lại đều có vai trò rất lớn và rất đa dạng. Lê Xuân Bá (2003), Lê Đình Giám
(2007) đã chỉ ra trong các nghiên cứu của mình về một số vai trò chủ yếu của
liên kết kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Thứ nhất, “liên kết kinh tế giúp đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô.
Thứ hai, “liên kết kinh tế làm giảm chi phí và tiêu hao nguồn lực, tăng hiệu
quả đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu phát triển.
Thứ ba, liên kết kinh tế giúp phản ứng nhanh với những thay đổi của môi
trường kinh doanh.
Thứ tư, “liên kết kinh tế giúp giảm thiểu các rủi ro. Khi tham gia liên kết,
rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tác tham gia, chứ không phải chỉ tập trung
vào một chủ thể, khi đó khả năng vượt qua khó khăn sẽ cao hơn”.
Thứ năm, “liên kết kinh tế giúp các chủ thể trong thị trường tiếp cận nhanh
chóng hơn với các công nghệ mới. Các bên tham gia liên kết có thể chuyển
giao công nghệ cho nhau, với những chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng,

do sự tin cậy lẫn nhau”.
Thứ sáu, “liên kết kinh tế tạo sức mạnh nội sinh, hạn chế sự tác động tiêu
cực từ bên ngoài, đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư có hiệu quả”.
Thứ bảy, “Liên kết kinh tế tăng thêm sự phân công chuyên môn hóa và
phát triển kinh tế tổng hợp, xóa bỏ sự phát triển đơn cực, cục bộ, khép
kín, mở rộng sự hợp tác và phân công quốc tế, mở rộng thị trường. Liên
kết kinh tế giúp doanh nghiệp chinh phục những thị trường mới do khả
năng tài chính, tận dụng lợi thế chi phí thấp (hợp đồng cung cấp sản
phẩm, hợp đồng nhượng quyền…)”.
9


2.2. Vai trò của liên kết, điều kiện thúc dẩy liên kết doanh nghiệp và
nông dân để phát triển ngành trồng trọt
2.2.1. Vai trò của liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát triển ngành
trồng trọt.
2.2.1.1.Đối với hộ nông dân
Tham gia vào liên kết giúp cho các hộ nông dân có thể khắc phục được
những bất lợi về quy mô như sản xuất nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu của
thị trường về số lượng sản phẩm nông sản…Liên kết là cách duy nhất để
những hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ có thể tham gia vào chuỗi sản xuất hàng
hóa hiệu quả nhất và phối hợp với nhau thành một tổ chức trên thị trường. Từ
đó sẽ làm cho quá trình mua nguyên vật liệu, bán sản phẩm đầu ra được diễn
ra thuận lợi và chịu mức độ rủi ro thấp nhất.
Sản xuất theo một tổ chức sẽ giúp các hộ nông dân tận dụng được các cơ
hội của thị trường. Cơ hội để đưa các sản phẩm nông sản hội nhập với thị
trường thế giới. Do khi các hộ tham gia vào liên kết sẽ phải thực hiện theo các
điều kiện, điều khoản, các quy định về sản xuất do doanh nghiệp yêu cầu. Phải
sản xuất theo đúng quy trình, theo công nghệ sạch, sử dụng hóa chất, thuốc trừ
sâu đảm bảo mức an toàn.

2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, ngành nông nghiệp phải ứng
dụng CNC trong sản xuất mới có thể cạnh tranh được, và muốn phát triển
nông nghiệp không còn cách nào khác là phải liên kết. Trong trường hợp này
doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm.
Nhờ có liên kết với các hộ nông dân, các doanh nghiệp thu mua nông sản
có thể chủ động được kế hoạch sản xuất với nguồn cung cấp đầu vào ổn định.
Khi đó các doanh nghiệp sẽ giảm được khá nhiều chi phí cho các khâu trung
gian trong quá trình thu mua hoặc phân phối. Liên kết giúp doanh nghiệp thể
hiện được vai trò dẫn dắt kinh tế hộ trong quá trình phát triển.
2.2.1.3 Đối với nhà quản lý
Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển nông nghiệp nói
chung và ngành trồng trọt nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế tập thể, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất nông
nghiệp và giúp hình thành nên một cộng đồng nông dân chuyên nghiệp, thực
hiện tốt những định hướng đường lối kinh tế - chính trị của Đảng và Nhà nước.
Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế của từng tác nhân trong tiêu
thụ sản phẩm nông sản, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn đáp ứng
nhu cầu của thị trường, tạo ra sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá của từng tác
nhân trong liên kết cũng trong toàn xã hội.
10


2.2.2. Điều kiện hình thành liên kết doanh nghiệp và nông dân để phát
triển ngành trồng trọt.
Điều kiện thứ nhất để hình thành được liên kết đó là “phải có hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật và tổ chức thể chế cho chuỗi
Điều kiện thứ hai, “phải có tác nhân để hình thành quản trị toàn bộ các liên kết”.
Điều kiện thứ ba là “khi có liên kết như vậy sẽ góp phần tăng quy mô”.
Thứ tư “phải có sự truyền thông tốt để tạo ra sự nhận thức trong cộng

đồng xã hội, nhất là cộng đồng người sản xuất và cộng đồng tiêu dùng
Thứ năm, “các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải có sự
đồng lòng, nhất trí để hỗ trợ, hình thành các liên kết.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết doanh nghiệp
và nông dân để phát triển ngành trồng trọt trong bối cảnh hội nhập.
2.2.3.1. Các yếu tố bên trong
a. Yếu tố nhận thức
b. Yếu tố nguồn lực sản xuất
c. Động cơ để thực hiện liên kết
d. Năng lực liên kết
2.2.3.2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài
a. Yếu tố thị trường
b. Môi trường pháp lý
c. Bối cảnh hội nhập
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá quá trình thực hiện liên kết
doanh nghiệp và nông dân
2.2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân.
- Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng được trồng trên địa bàn.
- Giá trị sản phẩm ngành trồng trọt trên địa bàn
- Lượng sản phẩm tiêu thụ của các hộ nông dân trên địa bàn
- Giá bán các sản phẩm ngành trồng trọt trên địa bàn.
2.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết và kết quả thực hiện
liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong ngành trồng trọt.
- Tỷ lệ doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia liên kết.
- Khối lượng vật tư, nguyên vật liệu đầu vào được hỗ trợ thông qua liên kết.
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua liên kết.
11



- Giá bán sản phẩm thông qua liên kết.
- Số doanh nghiệp và hộ vi phạm nội dung liên kết.
2.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của tham gia liên kết
- Giá bán giữa chưa liên kết và khi tham gia liên kết.
- Mức độ ổn định trong sản xuất trước và sau khi tham gia liên kết.
- Thu nhập của các hộ nông dân trước và sau khi tham gia liên kết.
- Giá trị hàng hóa được xuất khẩu.
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học đối với tỉnh Thái Bình
2.3.1. Một số chính sách liên quan đến liên kết giữa doanh nghiệp và
nông dân
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng, chiến
lược, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, như: Nghị Quyết số 26NQ/TW, ngày 05/8/2008 về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Quyết
định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “chính
sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”, Chỉ thị số
25/2008/CT-TTg, ngày 25/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc “tăng
cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng”,
2.3.2.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Thứ nhất: Doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý: doanh nghiệp + trang
trại chăn nuôi tiêu chuẩn + nông dân và xây dựng mối quan hệ đối tác ổn định
và đáng tin cậy với người chăn nuôi. Họ thực hiện chăn nuôi riêng biệt và
cung cấp các dịch vụ thống nhất cho nông dân ký hợp đồng bao gồm cung cấp
con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh.
Thứ 2 : Mô hình hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp chủ yếu được áp
dụng ở ba khía cạnh: (2) lưu thông đất nông nghiệp, (2) xây dựng cơ sở hạ
tầng và (3) mở rộng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Thứ 3: Trong những năm qua, doanh nghiệp với tư cách là nhà chế biến
nông sản, đã đi theo con đường hiện đại hóa nông nghiệp và nỗ lực xây
dựng quy mô lớn, tiêu chuẩn, thâm canh, nguyên liệu xanh. Tạo thành một
mối liên kết với nông dân để đảm bảo sản xuất nguyên liệu ổn định và tăng
thu nhập của nông dân. Từ đó có thể thành lập Hiệp hội nông dân và hợp

tác xã chuyên ngành.
Thứ 4: Hợp đồng canh tác được doanh nghiệp vận hành dưới ba hình
thức: (i) cho nông dân thuê để họ tự vận hành với số lượng lớn và ký hợp
đồng với họ, (ii) ký hợp đồng với ủy ban thôn và (iii) ký hợp đồng với
nông dân làm việc của riêng họ.
2.3.2.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan
12


Sản xuất theo hợp đồng là mô hình liên kết khá thành công trong sản xuất
nông nghiệp ở Thái Lan. Hình thức hợp đồng khá đa dạng và nó đều xuất phát
từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp chế biến. Trong đó có chuỗi giá trị liên
kết về gạo là điển hình nhất. Chuỗi giá trị lúa gạo của Thái Lan có một số đặc
điểm sau: “ (1) các nông trang nhỏ phải bán thóc cho thương lái, (2) nông
trang có gắn kết trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc các thương gia
cung ứng, (3) môi giới có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nhà
máy chế biến và các đơn vị phân phối, (4) tư nhân trực tiếp tham gia xuất
khẩu: xuất khẩu tập trung vào một số doanh nghiệp tư nhân nhất định, (5)
chính phủ chỉ can thiệp vào khâu mua lúa giá tối thiểu, không can thiệp
quá sâu vào thị trường”.
2.3.3. Kinh nghiệm trong nước
2.3.3.1 Kinh nghiệm “cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang
Để nâng cao hiệu quả của chuỗi sản xuất lúa gạo, tỉnh An Giang đã thực
hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo phương châm 4H(Hợp tác-Hiện đạiHài hòa-Hiệu quả).
- Phải hợp tác: “các nông dân trong vùng tập hợp lại thành các tổ hợp tác,
hoặc tham gia vào hợp tác xã. Hợp tác xã, tổ hợp tác làm trung gian, đại diện
cho nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp;
hướng dẫn nông dân sản xuất theo kế hoạch, cung cấp các dịch vụ phục vụ sản
xuất và tiêu thụ”.
- Phải hiện đại: “áp dụng tiến bộ khoa học hiện đại, công nghệ thông tin

vào sản xuất và lưu thông phân phối. Áp dụng quy trình kỹ thuật được khuyến
cáo, ghi chép nhật ký sản xuất”.
- Phải hài hòa, thân thiện với môi trường: “các bên tham gia phải được đảm
bảo lợi ích hài hòa, hài hòa về lợi ích xã hội, tránh gây tổn thất cho bên thứ ba.
Chú ý bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, bảo vệ hệ sinh thái... theo
nguyên tắc an toàn cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường”.
- Phải hiệu quả: “doanh nghiệp tiêu thụ có chiến lược sản phẩm rõ ràng, có
thị trường tiêu thụ ổn định. Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý, hỗ trợ nhiều
mặt về cơ chế chính sách và môi trường thực hiện”. Từ đó các doanh nghiệp,
hộ nông dân ở An Giang đã thành lập 3 HTX kiểu mới đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn. (Nguyễn Văn Xuân, 2016).
2.3.3.2 Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Tháp
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chính là chìa khóa giúp Đồng Tháp thực
hiện thành công chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo. Khi không liên kết, việc tiêu thụ
hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thu mua, vào giá tại thời điểm thu mua dẫn
đến việc: được mùa mất giá khiến người nông dân không khỏi lo lắng. Tuy
nhiên, kể từ khi tham gia mô hình liên kết theo “cánh đồng mẫu lớn” người
13


nông dân hoàn toàn yên tâm sản xuất. Vì sản phẩm nông sản, lúa gạo đã được
các doanh nghiệp cam kết bao tiêu với mức giá ổn định. Huyện Tam Nông của
Tỉnh Đồng Tháp là huyện đã thực hiện thành công mô hình này.
2.3.3.3. Kinh nghiệm tỉnh Ninh Bình
Từ sự thành công của Ninh Bình trong việc thực hiện liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân trong chế biến nông sản. Có thể học hỏi các hình thức liên
kết tại tỉnh Ninh Bình:
(1) Hình thức hạt nhân trung tâm: “Đặc trưng cơ bản của hình thức liên kết
này là bên mua sản phẩm là DN nắm quyền sở hữu hay sử dụng đất đai, vườn
cây còn bên bán sản phẩm là nông dân phụ thuộc chỉ thực hiện hoạt động sản

xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho DN.
(2) Hình thức đa chủ thể hay liên kết 4 nhà: “Đây là hình thức hợp đồng
SXNN và tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia
như: Nhà nước, nhà khoa học, DN, HTX, hộ nông dân.
(3) Hình thức liên kết qua trung gian: “Hình thức liên kết thông qua trung
gian thường thích hợp với các công ty vừa và nhỏ, có nguồn nhân lực hạn chế,
vùng nguyên liệu phân tán. Hình thức liên kết qua trung gian được thể hiện
trong liên kết SX và tiêu thụ nấm ăn giữa các hộ nông dân SX nấm và DN
Hương Nam thông qua các HTXNN trên địa bàn huyện Yên Khánh tỉnh Ninh
Bình.
(4) Hình thức liên kết phi chính thống: “Đây là hình thức liên kết chủ yếu
thông qua thỏa thuận miệng giữa hộ nông dân SX nông sản với người thu gom
hoặc các đại lý thu gom hoặc cơ sở chế biến nhỏ.
2.3.4. Bài học về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân với tỉnh Thái Bình
Một là: “Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong liên kết tiêu thụ nông
sản của hộ, không chỉ ở việc động viên khuyến khích mà còn thực sự đi sâu
vào công tác tổ chức phối hợp các lực lượng theo những mô hình tổ chức
liên kết có sự tham gia của hộ nông dân và các chủ thể khác.
Hai là: “Thực tiễn của các nước Thái Lan, Trung Quốc…. đều đánh giá
cao vai trò của hình thức tập trung, hình thức hạt nhân trung tâm và hình
thức thông qua trung gian là HTX trong liên kết tiêu thụ nông sản của hộ
nông dân”.
Ba là: “Liên kết kinh tế sẽ thực sự phát triển khi gắn với nó là sự phát
triển của thị trường, ngành công nghệ chế biến đồng thời, việc phát triển
của các DN chế biến sẽ làm phát sinh nhu cầu tất yếu về liên kết kinh tế
giữa hộ nông dân và các DN chế biến xuất khẩu, điển hình là các sản phẩm
Gạo, Bông, Mía, Thủy sản ở Việt Nam”.
Bốn là: “Phương thức liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và các tác nhân
14



được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng, đây là cơ sở pháp lý để
ràng buộc các chủ thể tham gia liên kết thực hiện trách nhiệm và quyền lợi
của mình một cách tự giác và tôn trọng lẫn nhau”.
Chương 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG
DÂN, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA DOANH
NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
TỈNH THÁI BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. Tình hình phát triển ngành trồng trọt và quá trình hình thành liên
kết doanh nghiệp và nông dân ở tỉnh Thái Bình
3.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSH. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh,
thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây bắc, Hải Phòng ở
phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây Nam, phía
Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái
Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ”.(Từ điển Bách Khoa toàn thư mở)
3.1.2. Đánh giá lợi thế, khó khăn của tỉnh Thái Bình, các nhân tố ảnh
hưởng trong thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
3.1.2.1. Đánh giá lợi thế của tỉnh Thái Bình
Thứ nhất: Thái Bình có lợi thế về mặt địa hình, đất đai, khí hậu.
Thứ hai: Thái Bình là tỉnh có tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp
khá nhanh và đồng bộ. Thứ ba: Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp
của tỉnh và các huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả ngoài
mong đợi.
3.1.2.2. Những khó khăn và rào cản
Thứ nhất: Các hộ nông dân ở Thái Bình vẫn có thói quen và nặng tư duy
sản xuất kiểu tự phát.
Thứ hai: Vẫn còn nhiều rào cản trong quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất
nông nghiệp.
Thứ ba: Về công tác roát, sửa đổi, điều chỉnh các quy hoạch trong phát

triển nông nghiệp ở Thái Bình còn nhiều vấn đề chưa được khắc phục.
Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tỷ trọng lao động nông nghiệp còn chậm.
3.1.2.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết doanh
nghiệp và nông dân tại tỉnh Thái Bình
a. Nhân tố bên trong
- Yếu tố nhận thức:
+ Nhận thức của nông dân
+ Nhận thức của doanh nghiệp
15


- Động cơ thực hiện liên kết:
b. Nhân tố bên ngoài
- Yếu tố thị trường
- Môi trường pháp lý
- Bối cảnh hội nhập
3.2. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để phát triển
ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua.
3.2.1. Quá trình phát triển và hình thành liên kết giữa doanh nghiệp và
nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình
Sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển khá toàn diện, chuyển biến
tích cực theo mô hình sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa tiềm lực, tiềm năng,
lợi thế của tỉnh đồng bằng và truyền thống thâm canh. “Giá trị sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp bình quân 5 năm (giai đoạn 2013-2017) tăng 3,3%/năm; trong
đó: trồng trọt tăng bình quân 0,76%/năm, chăn nuôi: 5,54%/năm, thủy sản tăng
6,2%/năm” (Cục thống kê tỉnh Thái Bình,2017). Quá trình CNH, HDH nông
nghiệp, nông thôn ngày càng được đẩy mạnh, cớ sở vật chất, hạ tầng, khoa học
công nghệ được áp dụng vào sản xuất tốt hơn, kỹ thuật được tăng cường hơn.
3.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ liên kết giữa doanh

nghiệp và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong
bối cảnh hội nhập quốc tế
3.2.2.1. Phân tích thống kê mô tả về thực trạng liên kết doanh nghiệp
và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối cảnh
hội nhập quốc tế.
Trên thực thế khi tham gia thực hiện liên kết, doanh nghiệp sẽ tiến hành
bàn bạc, thỏa thuận dân chủ với bà con nông dân. Nguồn tài chính được công
khai, lợi nhuận và rủi ro được chia sẻ.
3.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Việc kiểm định và đánh giá thang đo được NCS tiến hành thực hiện qua 2
bước: Bước 1, thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha để loại ra những biến
quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo; Bước hai thực hiện
phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các
khái niệm nghiên cứu.
Phân tích Cronbach’s Alpha
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát được mô tả
trong bảng sau:
16


Căn cứ vào kết quả tổng hợp kiểm định thang đo chúng ta có thể thấy đa
phần các thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha trong khoảng 0.7-0.8 như vậy
các thang đo trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao. Kết quả Bảng? trên cũng
chỉ ra rằng có 3 biến quan sát NT04, MTCS05, GC03 bị loại ra do không đáp
ứng được điều kiện về hệ số Cronbach Alpha và tương quan biến tổng.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả tiến hành phân tích nhân tố
khám phá EFA để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo.
Phân tích nhân tố cho các yếu tố độc lập
Năm nhân tố được rút trích ra sau khi thực hiện phân tích EFA bao gồm:

“(1) Cam kết và chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp trong
quá trình liên kết, (2) Nhận thức của hộ về các lợi ích mà việc liên kết với
doanh nghiệp đem lại, (3) Môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến
việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, (4) Các vấn đề liên quan đến kỹ
năng quản lý và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết, (5) Vấn đề
giá cả mà nông hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh
nghiệp”. Như vậy kết quả phân tích nhân tố EFA đã có một chút thay đổi
nhóm biến so với kết quả nghiên cứu định tính ban đầu.
Từ các kết quả mô hình hồi quy chúng ta có thể rút ra phương trình hồi quy bội
biểu diễn mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
Y= 2.102 + 0.732X1 + 0.091X2 + 0.231X3 + 0.222X4 + 0.281X5
Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện mức độ tham gia của hộ nông dân
trong quá trình liên kết với doanh nghiệp. Biến Y đánh giá mức độ tham gia
của hộ khi liên kết với doanh nghiệp. Được xây dựng trên 2 cấp độ : quan tâm
và sẵn sàng tham gia.
X1, X2, X3, X4, X5 là các biến độc lập theo thứ tự lần lượt là: “(1) Cam
kết và chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa nông dân và doanh nghiệp trong quá trình
liên kết, (2) Nhận thức của hộ về các lợi ích mà việc liên kết với doanh nghiệp
đem lại, (3) Môi trường chính sách - Các thể chế liên quan đến việc liên kết
giữa doanh nghiệp và nông dân, (4) Các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản lý
và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp liên kết, (5) Vấn đề giá cả mà nông
hộ quan tâm trong quá trình thực hiện liên kết với doanh nghiệp”.
3.2.3. Đánh giá thực trạng trong việc thực hiện liên kết doanh nghiệp
và nông dân để phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Thái Bình.
3.2.3.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong qúa trình thực hiện
liên kết sản xuất:
a. Thuận lợi:

17



Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển khá toàn diện,
khai thác tối đa thế mạnh của vùng.
Thứ hai: Tập trung tích tụ ruộng đất lại Thái Bình đem lại hiệu quả kinh tế
cao.
Thứ ba: Trong cơ cấu phát triển của ngành trồng trọt, Thái Bình đã tập
trung ưu tiên sản xuất cây lương thực( đặc biệt là cây lúa), quá trình sản xuất
đã được chuyên môn hóa.
Thứ tư: Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nông dân ở Thái Bình đã rất
quan tâm đến lợi ích cho sản phẩm đầu ra của ngành trồng trọt, sẵn sàng tham
gia liên kết vì các hộ nhận thấy rằng họ được hưởng lợi từ quá trình liên kết
Thứ năm: Môi trường chính sách tại Thái Bình được coi là dân chủ.
Thứ sáu: Thông qua kết quả của mô hình hồi quy cho thấy, yếu tố được
các hộ nông dân quan tâm nhất trong quá trình thực hiện liên kết đó là: ”Cam
kết và chia sẻ lợi ích rủi ro giữa nông dân và các doanh nghiệp”
b. Khó khăn:
Thứ nhất: Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đặc biệt trong quá trình
đầu tư sản xuất còn nảy sinh một số vấn đề tranh chấp giữa doanh nghiệp và
nông dân do chưa hài hòa về lợi ích, việc thực hiện cam kết hợp đồng giữa
doanh nghiệp và nông dân thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng
còn phổ biến.
Thứ hai: Diện tích cánh đồng mẫu lớn tại các vùng tham gia liên kết ở
Thái Bình còn nhỏ. Đặc trưng chủ yếu là cây lúa cho năng suất cao.
Thứ ba: Với địa thế ven biển Thái Bình là tỉnh chịu tác động lớn của Biến
đổi khí hậu, thời tiết cực đoan trái quy luật và tình trạng xâm nhập mặn....Thời
tiết thường diễn biến phức tạp, sâu bệnh, dịch hại, thiên tai thường xuyên xảy
ra trong quá trình sản xuất. Kinh phí đầu tư cho sản xuất hầu như mất trắng.
Thứ tư: Thị trường và định hướng thị trường để tổ chức sản xuất và phát
triển ngành trồng trọt còn thiếu và yếu, có rất ít các doanh nghiệp đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Việc

tiêu thụ sản phẩm trồng trọt mới dừng lại ở việc chế biến thô và là nguyên liệu
cho các địa phương khác…
3.2.2.2. Bài học về liên kết doanh nghiệp và nông dân trong phát
triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình.
Có được những kết quả ở trên là do Thái Bình đã có sự nhận thức kịp thời
và sự vào cuộc của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương và
nông dân trong tỉnh với việc cần thiết phải liên kết sản xuất để tạo ra các giá trị
gia tăng và phát triển bền vững.

18


Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bước được hoàn thiện
tạo điều kiện để “sản xuất hàng hóa” phát triển, cơ giới hóa được đẩy mạnh và
áp dụng trong sản xuất trồng trọt, tư tưởng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn
được hình thành và xuất phát từ tình trạng một số vùng khó khăn trong sản
xuất trồng trọt, xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức tích tụ ruộng đất để tổ
chức sản xuất có hiệu quả.
Hơn nữa Thái Bình có nhiều lợi thế hơn về đất đai, khí hậu, kỹ thuật thâm
canh so với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSH nên có rất nhiều doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh muốn tham gia đầu tư sản xuất với nông dân.
Tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề như: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm chưa thực sự bền vững, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết còn
nhỏ do diện tích sản xuất manh mún nhỏ lẻ, mặc dù có lợi thế về sản xuất lúa,
rau màu và có nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt nhưng do sản phẩm đầu ra chủ
yếu ở dạng thô, chưa chế biến nên giá trị còn thấp. Số lượng doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực trồng trọt còn ít cả về quy mô lẫn về mặt số lượng.
Chương 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN
KẾT HIỆU QUẢ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG
PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG

BỐI CẢNH HỘI NHẬP
4.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay
Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn đặt các nước trong khu vực,
nhất là các nước vừa và nhỏ, trước sức ép lớn, buộc phải điều chỉnh chính sách
phù hợp. Nhiều nước đứng trước thách thức cả về đối nội và đối ngoại. Cạnh
tranh giữa các nước lớn cũng phần nào ảnh hưởng tới những kết quả hợp tác,
đối thoại, sự đoàn kết trong ASEAN.
4.2. Quan điểm, mục tiêu về liên kết doanh nghiệp và nông dân trong
phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Phát triển “nông nghiệp công nghệ cao” là một trong 5 hướng đột phá mới
của nông nghiệp được tỉnh Thái Bình xác định sẽ thực hiện trong năm 2017.
Đây là xu thế tất yếu nhằm nâng chất lượng nông sản và có ý nghĩa quan trọng
trong tái cơ cấu ngành, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
Dù mới được manh nha song đầu tư cho “nông nghiệp công nghệ cao” tại Thái
Bình đang là “mảnh đất vàng” cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
4.3. Một số giải pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp
và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt tỉnh Thái Bình trong bối
cảnh hội nhập

19


4.3.1. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường chính sách, các thể
chế liên quan đến liên kết chủ yếu tập trung vào quá trình tích tụ ruộng đất
trong sản xuất nông nghiệp
Thứ nhất: Tập trung rà soát, bổ sung các quy hoạch nông nghiệp nông
thôn, quy hoạch các vùng tập trung, tích tụ ruộng đất.
Thứ hai: Lãnh đạo sở NN&PTNN tỉnh Thái Bình cần có sự chỉ đạo quyết
liệt tập trung, tích tụ ruộng đất nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa.
Thứ ba: Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên

cứu để thu hút, kêu gọi đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh
Thái Bình.
Thứ tư: Rà soát, xây dựng ban hành các cơ chế chính sách đặc thù
đối với doanh nghiệp, tập đoàn có dự án sản xuất nông nghiệp, tập
trung lớn, công nghệ cao đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn
tại tỉnh Thái Bình.
Thứ năm: Rà soát, đơn giản các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận
lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh
Thái Bình.
4.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý và năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp liên kết.
Cần phải có hợp đồng với những ràng buộc rõ ràng, các chế tài đủ
mạnh khi kí kết với hộ nông dân. Nâng cao được năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được quá trình kinh doanh có hiệu quả,
nâng cao được năng suất và giá trị kinh tế cho doanh nghiệp.
4.3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức của hộ về các lợi ích mà việc
liên kết với doanh nghiệp đem lại.
Để việc thực hiện liên kết được chặt chẽ, đảm bảo phát triển bền vững
và lâu dài, trong thời gian tới cần tập trung một số các giải pháp để nâng
cao nhận thức của hộ về lợi ích tham gia.
4.3.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển mô hình chuỗi giá trị gia tăng
Thúc đẩy các mối liên kết ngang
Thúc đẩy các mối liên kết dọc
Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm trong chuỗi giá trị
4.3.4. Một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất
Thứ nhất: Tiếp tục “tuyên truyền, vận động” các địa phương thực hiện theo
chủ trương mới là tập trung đất nông nghiệp, áp dụng KHCN, tổ chức hình thành
phát triển sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh theo chuỗi liên kết.
20



Thứ hai: Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba: Đẩy mạnh hình thức sản xuất phát triển theo mô hình liên kết chuỗi,
khích lệ các hộ nông dân trong tỉnh phát triển kinh tế theo mô hình HTX, vận
động hình thành các THT, hội, hiệp hội hoạt động sản xuất theo “chuỗi liên kết”
từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh,
chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư: Các chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành cần được
thực hiện một cách đồng bộ, đúng quy trình, đặc biệt là chính sách hỗ trợ
nguồn vốn, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ nông dân có thể
tiếp cận với các nguồn vốn vay phục vụ đầu tư phát triển nông nghiệp theo
chuỗi liên kết.
4.3.5. Một số giải pháp trọng tâm phát triển HTX nông nghiệp theo
luật HTX 2012 trong thời gian tới.
Thứ nhất: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã năm 2012 và các
văn bản liên quan đến từng huyện, xã và các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai: Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý,
năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý HTX nông nghiệp theo từng
chức danh cụ thể
Thứ ba: Chính quyền địa phương cần có những cơ chế, chính sách nhằm
mở rộng, nâng cao chất lượng của dịch vụ HTX nông nghiệp, trọng tâm là dịch
vụ cung ứng đầu vào tập trung và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm tập trung.
Thứ tư: Trong giai đoạn 2017 - 2020, “tổ chức triển khai xây dựng mô hình
hợp tác xã hoạt động hiệu quả” theo Luật HTX năm 2012 gắn với liên kết sản xuất
tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị
Thứ năm: Cần thực hiện các cơ chế hỗ trợ của Trung ương, cơ chế hỗ trợ của
tỉnh đối với phát triển Hợp tác xã nông nghiệp
Thứ sáu: Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sản. Thực hiện các hoạt
động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản với mục tiêu

là nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
4.3.6. Một số giải pháp phát triển liên kết sản xuất
Thứ nhất: Tiếp tục “tuyên truyền, vận động” các địa phương thực hiện theo
chủ trương mới là tập trung đất nông nghiệp, áp dụng KHCN
Thứ hai: Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

21


Thứ ba: Đẩy mạnh hình thức sản xuất phát triển theo mô hình liên kết chuỗi,
khích lệ các hộ nông dân trong tỉnh phát triển kinh tế theo mô hình HTX, vận
động hình thành các THT
Thứ tư: Các chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành cần được thực
hiện một cách đồng bộ, đúng quy trình
4.3.7. Đẩy mạnh giải pháp về phát triển thị trường hàng hóa nông
sản
Để quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân được phát triển ổn
định và bền vững.
4.4. Kiến nghị và đề xuất
4.4.1. Về tập trung, tích tụ đất sản xuất nông nghiệp
- Đề nghị Bộ NN&PTNN nghiên cứu tham mưu với các bộ, ngành trình
Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số nội dung Luật Đất đai tạo
điều kiện cho việc tập trung, tích tụ đất đai
- Đề nghị Bộ NNN&PTNN có thể giới thiệu, thu hút, mời gọi đầu tư đối
với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài
nước cho tỉnh Thái Bình.
- Có những chính sách riêng để hỗ trợ Thái Bình xây dựng thí điểm các mô
hình về tích tụ ruộng đất quy mô lớn.
4.4.2. Về Hợp tác xã

- Với đặc thù về HTX nông nghiệp chuyển đổi từ HTX cũ Chính phủ nên
có những Nghị định riêng với loại hình HTX này hoặc sửa đổi Nghị định 193
bổ sung thêm chương riêng quy định đối với HTX nông nghiệp: “Thành viên
tham gia, hình thức vốn góp, mô hình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất,
kinh doanh, điều hành dịch vụ của HTX NN, chế độ quản lý tài chính, phân
phối thu nhập trong HTXNN....”
- Đề nghị Chính phủ có thể hỗ trợ thêm nguồn vốn cho các HTX nông
nghiệp theo Quyết định 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
- Đề nghị Bộ NN &PTNN tham mưu cho Chính phủ bỏ quy định về tỷ lệ
cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm
4.4.3. Về phát triển liên kết sản xuất
- Đề nghị Bộ NN&PTNT trình Chính Phủ sửa đổiquy chế, ban hành các cơ
chế, chính sách hỗ trợ trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh
- Giới thiệu, mời gọi các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào
nông nghiệp cho Thái Bình để Thái Bình có cơ hội thu hút “đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”.

22


KẾT LUẬN
Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành trồng trọt là
vấn đề thiết yếu mà ngành nông nghiệp Tỉnh Thái Bình cần phải thực hiện
trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì chỉ có liên kết mới giúp ngành trồng trọt phát
triển, hội nhập, cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Liên
kết giúp cho doanh nghiệp và cả bà con nông dân sẽ có những lợi ích đáng kể,
giúp cho người nông dân sản xuất nông nghiệp có thể yên tâm sản xuất mà
không lo sợ việc tiêu thụ hàng hóa như thế nào, bị thương lái ép giá ra sao, bà
con nông dân không phải sống trong cảnh ”được mùa mất giá”. Về phía Doanh
nghiệp cũng sẽ có nguồn cung ứng đầu vào ổn định, quy trình sản xuất khép

kín không bị ngưng trệ, không lo thiếu nguồn vật liệu đầu vào.
Phát triên liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong phát triển ngành
trồng trọt tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng kể. Từ đó giúp cho
cuộc sống của người nông dân làm nông nghiệp ở Thái Bình từng bước được
cải thiện, bà con yên tâm sản xuất. Năng suất lao động được nâng lên, sản
phẩm ngành trồng trọt đa dạng phong phú hơn.

23


×