Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BAO CAO CUỘC THI KHOA học tinh 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 27 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP TỈNH
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2016-2017

ĐƠN VỊ DỰ THI:

TRƯỜNG THCS KHÁNH NHẠC

BÁO CÁO KHOA HỌC
TÊN DỰ ÁN:

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ỐC BƯƠU VÀNG
TRÊN RUỘNG LÚA Ở XÃ KHÁNH NHẠC
LĨNH VỰC: KHOA HỌC ĐỘNG VẬT

NGƯỜI THỰC HIỆN:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

1. Phạm Thị Vân Ngọc - Học sinh

1. Phạm Ngọc Hà

2. Vũ Hồng Tiến

2. Phạm Thị Thu Cúc - Giáo viên

- Học Sinh

0


- Giáo viên


Yên Khánh, tháng 12 năm 2016
MỤC LỤC
PHẦN

NỘI DUNG

TRANG

LỜI CẢM ƠN

2

PHẦN I

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

3

PHẦN II

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN: GIẢI PHÁP
HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ỐC BƯƠU VÀNG TRÊN
RUỘNG LÚA Ở XÃ KHÁNH NHẠC

4

PHẦN III


GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

12

PHẦN IV

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

PHẦN V

SỐ LIỆU – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

21

PHẦN VI

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

PHẦN VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

25

PHẦN VIII


TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

1


LỜI CẢM ƠN
Tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật là một hoạt động bổ ích, là cơ hội
cho chúng em thử sức, vận dụng kiến thức và hiểu biết của mình để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống. Đây cũng là dịp cho chúng em làm quen với lĩnh
vực nghiên cứu khoa học.
Dự án: Giải pháp hạn chế sự phát triển của ốc bươu vàng trên ruộng
lúa ở xã Khánh Nhạc là một nghiên cứu thực tiễn giúp chúng em tìm ra
phương pháp phù hợp, cùng với các cô bác nông dân ngăn chặn tình trạng ốc
bươu vàng phát triển và gây hại bảo vệ mùa màng. Sau một thời gian làm việc
tận tâm, khoa học, với sự cố gắng của nhóm nghiên cứu, sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo. Dự án đã được hoàn thành.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn ban tổ chức cuộc thi, các bác lãnh đạo,
các thày cô giáo, đã tạo điều kiện cho chúng em có được sân chơi bổ ích này.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn các tác giả, các nhà khoa học đã có các
công trình nghiên cứu về ốc bươu vàng giúp cho chúng em có thêm tư liệu.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của bố mẹ, anh chị, các bác
nông dân, các chủ cửa hàng dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật.
Trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em
xin tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các
bác lãnh đạo để chúng em ngày càng tiến bộ trong học tập cũng như trong
nghiên cứu khoa học.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Khánh Nhạc , ngày 09 tháng 11 năm 2016
Các tác giả
Vũ Hồng Tiến
Phạm Thị Vân Ngọc

2


PHẦN I
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Bảo vệ cây trồng là việc làm quan trọng để đảm bảo năng suất và chất
lượng sản phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây lương thực hàng
đầu. Đối với cây lúa nước bên cạnh các loại sâu hại như: Đục thân, cuốn lá, rầu
nâu… Bệnh hại như: Đạo ôn, khô vằn, bạc lá và bị chuột phá thì còn một loài
gây hại nghiêm trọng đó là ốc bươu vàng.
Dự án: Giải pháp hạn chế sự phát triển của ốc bươu vàng trên ruộng lúa ở
xã Khánh Nhạc là một nghiên cứu về đặc điểm sinh sống của ốc bươu vàng trên
địa bàn từ đó tìm ra phương pháp thu gom ốc, hạn chế ốc sinh sống phát triển
trên đồng ruộng.
Dự án: Giải pháp hạn chế sự phát triển của ốc bươu vàng trên ruộng
lúa ở xã Khánh Nhạc gồm các nội dung chính như sau:
1. Nghiên cứu tài liệu, khái quát về tình hình phát triển và gây hại của ốc
bươu vàng đối với cây lúa.
2. Khảo sát thực tế:
2.1 Đặc điểm địa hình ruộng lúa ở xã Khánh Nhạc.
2.2 Khảo sát sự tồn tại và phát triển của ốc bươu vàng ở ruộng lúa.
2.3 Khảo sát các biện pháp diệt ốc, mức độ sử dụng thuốc hóa học và
những ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
3. Nghiên cứu giải pháp:
3.1 Nghiên cứu tìm cách diệt ốc, hạn chế sự phát triển của ốc bươu

vàng ở ruộng lúa với phương trâm không sử dụng chất hóa chất độc hại.
3.2 Ngăn chặn sự xâm nhập của ốc bươu vàng vào ruộng lúa
+ Ngăn chặn từ hệ thống kênh tiêu nước từ trong làng ra kênh mương
tưới tiêu ngoài đồng ruộng.
+ Ngăn chặn ốc từ kênh mương tưới tiêu nước xâm nhập vào ruộng lúa.
+ Các hình thức bẫy ốc để bắt ốc hiệu quả, tận dụng ốc làm thức ăn
chăn nuôi.
4.Tiến hành áp dụng thực nghiệm trên đồng ruộng, đánh giá kết quả.
3


4.1 Thực nghiệm ngăn chặn sự xâm nhập của ốc bươu vàng vào ruộng
lúa
4.2 Thực nghiệm các hình thức bẫy ốc, bắt ốc.
Cuối cùng là kết luận và một số kiến nghị đề xuất
Con người sẽ hạn chế được sự phát triển của ốc bươu vàng trên ruộng
lúa. Có thể quy hoạch những khu ruộng không có ốc bươu vàng nhằm mục
đích giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc hóa học diệt ốc, bảo vệ môi trường.
PHẦN II .
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ỐC BƯƠU VÀNG
TRÊN RUỘNG LÚA Ở XÃ KHÁNH NHẠC

A. Giới thiệu dự án:
Dự án “ Giải pháp hạn chế sự phát triển của ốc bươu vàng trên ruộng lúa
ở xã Khánh Nhạc” được nhóm học sinh trường THCS Khánh Nhạc thực hiện.
Khánh nhạc là một xã thuộc vùng nông nghiệp, lúa nước là cây nông
nghiệp chính. Trong quá trình gieo cấy lúa người nông dân phải sử dụng nhiều
loại thuốc bảo vệ thực vật đối với cây lúa. Thuốc diệt ốc bươu vàng là một hóa
chất độc hại đang được người nông dân sử dụng ngày càng nhiều, do ốc bươu

vàng vẫn tiếp tục phát triển mạnh trên đồng ruộng. Dự án tập trung tìm hiểu
những điều kiện tạo nên mật độ ốc bươu vàng không hề giảm, từ đó nghiên cứu
các giải pháp cụ thể áp dụng trên cánh đồng xã Khánh Nhạc.
I. Phạm vi nghiên cứu: Cánh đồng lúa xã Khánh Nhạc, huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình.
II. Đối tượng nghiên cứu:
1. Ốc bươu vàng.
2. Đặc điểm đồng lúa ở địa phương
III. Thời gian và kế hoạch thực hiện dự án
1. Thời gian từ ngày 5/7/2016 đến ngày 30/10/2016
2. Kế hoạch thực hiện
2.1 Kế hoạch chung
2.1.1 Nghiên cứu tài liệu
4


- Tài liệu về ốc bươu vàng
- Tài liệu về sản xuất nông nghiệp
- Tài liệu về các phương pháp tiêu diệt ốc bươu vàng
2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu về ốc bươu vàng trên địa bàn
- Tác hại của ốc bươu vàng đối với cây lúa
- Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt ốc đang áp dụng
2.1.3 Dự kiến các biện pháp và tiến hành khảo sát
- Cách bắt ốc bươu vàng bằng bẫy
- Cách ngăn ốc vào ruộng bằng dụng cụ cống ngăn ốc
- Làm thử trên đồng ruộng và đánh giá kết quả
2.1.4 Kết luận và phân tích tính hiệu quả của giải pháp
2.1.5 Trình bày thành văn bản – BÁO CÁO KHOA HỌC
2.2 Kế hoạch cụ thể:

Thời
gian

Nội dung
công việc

Tháng
7

Nghiên
cứu tài
liệu

Tháng
8

Tháng
9

Nghiên
cứu thực
tế
Khảo sát
thực tế

Trình bày
kết quả
Tháng
nghiên
10

cứu
Dự thi
Tháng
theo BTC
11

Người hướng dẫn
Cô giáo
Phạm T Thu Cúc

Người
thực hiện
Ngọc

Kết quả
Nắm được đặc
điểm ốc bươu
vàng.

Ngọc - Tiến

Nắm được tình
hình ốc bươu
vàng trên địa bàn.
Đưa ra phương
pháp diệt ốc

Thày giáo
Phạm Ngọc Hà


Ngọc - Tiến

Có được giải
pháp cụ thể. Kết
quả khảo sát

Cô giáo
Phạm T Thu Cúc
Thày giáo
Phạm Ngọc Hà

Ngọc - Tiến

Hoàn thành báo
cáo

Ban giám hiệu

Ngọc - Tiến

Thày giáo
Phạm Ngọc Hà

5


B.Tổng quan về dự án
1. Đặc điểm của ốc bươu vàng
1.1 Nguồn gốc - Môi trường sống - Thức ăn:
- Nguồn gốc: Ốc bươu vàng có tên khoa học là Pomacea, thuộc lớp chân

bụng, ngành thân mềm, có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Ốc được du nhập
vào nước ta trong những năm 1985 - 1988, sau đó lan rộng ra cả nước và trở
thành sinh vật ngoại lai gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp
- Môi trường sống: Là động vật thủy sinh, ưa sống ở vùng nước tĩnh,
mực nước thấp, có nhiều cây cỏ thủy sinh như ao, đàm lầy đầm sen, kênh
mương nước, ruộng lúa. Ốc bươu vàng vùa hô hấp bằng mang dưới nước vừa
hô hấp bằng ống thở giống như phổi khi ở trên cạn nên khi nước cạn ốc vùi
xuống bùn “ngủ” đến khi có nước bò dần lên sinh sống, gây hại. Ốc sống trong
điều kiện thiếu nước khá lâu khoảng 6 tháng. Thường thấy ốc bươu vàng sinh
sống với mật độ cao ở các kênh mương gần nơi dân cư và đồng lúa, ít thấy
chúng sinh sống ở các sông lớn có nước lên xuống theo thủy triều.

Sông Cầu Thượng - Hiếm thấy ốc bươu vàng sống

6


- Thức ăn: Ốc non mới nở rơi từ ổ trứng xuống nước, nổi lập lờ trên mặt
nước hoặc bám vào cành cây. Trong 2-3 ngày đầu không ăn, từ ngày thứ 4-5 trở
đi bắt đầu ăn các chất nổi trên mặt nước và động vật phù du. Lớn hơn ăn rong
rêu, lá cây mềm. Nói chung ốc ăn thực vật, kể cả thực vật, động vật đang phân
hủy, Ốc phàm ăn, ăn cả ngày lẫn đêm, ốc ăn mạnh nhất vào lúc chiều tối, và lớn
rất nhanh.
1.2 Đặc điểm hình thái
- Ốc trưởng thành: Màu vàng nâu, khi sống ở ao tù có màu nâu đậm. Ốc
đực bé hơn ốc cái, hình cầu, nắp miệng vồng lên, vỏ miệng loe. Ốc cái hình bầu
dục, nắp miệng lõm xuống, vỏ miệng thẳng.
- Trứng ốc bươu vàng: hình cầu hoặc ô van, cỡ như hạt đậu xanh nhỏ,
khoảng 1.5 - 2 mm, màu hồng tươi được đẻ thành ổ. Sắp nở chuyển sang màu
hồng nhạt. Khi nở song để lại vỏ màu trắng.

- Ốc non: vỏ rất mềm, hình cầu, màu vàng nâu, hoặc nâu đen. Ốc rất dễ
trôi theo dòng nước chảy.

Trứng ốc bươu vàng

Trứng ốc đang nở

7


Ốc con mới nở

Ốc bươu vàng cỡ to

1.3 Đặc điểm sinh học
- Vòng đời:
+ Trứng: 12-15 ngày
+ Ốc non: 15-25 ngày
+ Trưởng thành: 26-59 ngày
- Sau khi nở khoảng 100 ngày ốc bắt đầu sinh sản. Ốc bươu vàng sinh
sản lưỡng tính, ốc cái thường đẻ trứng vào chiều tối. Khi đẻ, ốc leo lên cao như
bờ cỏ, que cọc, thân cây, bờ tường bao của kênh mương, thành cống... cách mặt
nước từ khoảng dưới 50cm để đẻ trứng bám vào đó. Trứng bám thành chùm và
mỗi lần đẻ có khoảng 150 - 500 trứng (1 chùm); , mỗi con cái đẻ được 10 - 13 ổ
trứng (khoảng 1000 - 1200 trứng/tháng). Sau khoảng 12 - 15 ngày thì trứng nở
và nở hết trong 2 - 5 ngày. Tỉ lệ nở khoảng 70%, tỉ lệ sống sau 10 ngày tuổi
khoảng 80%. ( Tài liệu nghiên cứu ốc bươu vàng viện khoa học nông nghiệp).
Tốc độ sinh trưởng, phát triển của ốc bươu vàng nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào
từng loại thức ăn và môi trường sinh sống.
- Ốc bươu vàng có thể sống từ 4 - 6 năm.


8


Trứng ốc - Ốc con - Ốc trưởng thành

Ốc đẻ trứng bám vào que, cọc

1.4 Tác hại và lợi ích của ốc bươu vàng
1.4.1 Tác hại:
Trong tự nhiên, ốc bươu vàng có rất ít kẻ thù kiểm soát được chúng.
Hiện nay, ốc bươu vàng đang là loài sinh vật phá hại nguy hiểm và gây
nên những tổn thất nặng nề cho người nông dân trồng lúa trên thế giới trong đó
có Việt Nam. Ở nước ta trung bình mỗi năm ốc bươu vàng “ ăn” hết hơn
200.000ha lúa ( Tài liệu viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)
Khi ốc bươu vàng sinh sống ở ruộng lúa, cây lúa trở thành thức ăn chính
của ốc. Ốc ăn lúa rất mạnh, một con ốc trưởng thành trong một ngày đêm có thể
ăn hết 5 đến 7 khóm lúa mới cấy. Đối với lúa gieo sạ, ngay sau khi sạ ốc tìm ăn
mầm lúa và lúa non cho tới khi cây lúa cao hơn mặt nước khoảng 20cm. Sau đó
đến khi lúa đẻ nhánh ốc tiếp tục ăn các nhánh lúa non. Nếu không can thiệp thì
đối với lúa gieo sạ sau 10 ngày thì 5-7 con ốc có thể ăn hết 1 m 2 lúa trong 3
ngày. Khi ốc con bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành ( to khoảng 1,5 đến 2.5cm,
bằng đầu ngón tay) là lúc ốc phá lúa mạnh nhất. Ruộng bị ốc phá hại người
nông dân tốn nhiều công dặm tỉa nếu không thì sẽ làm giảm năng xuất hoặc
không được thu hoạch. Vỏ ốc bươu vàng trong ruộng lúa rất rễ gây ra thương tích
cho người làm nông nghiệp, thời gian vỏ ốc bị phân hủy rất lâu.
9


Ốc trong ruộng lúa

1.4.2 Lợi ích:
Bên cạnh tác hại phá hoại mùa màng thì về một khía cạnh thực tiễn
nào đó, ốc bươu vàng không những có giá trị khoa học mà còn là một nguồn
thức ăn có giá trị kinh tế cho chăn nuôi. Cũng như nghêu, sò, ốc, hến... nói
chung và ốc bươu vàng nói riêng là loại thức ăn giàu đạm (37%) nên trong việc
chăn nuôi ốc đang được dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp đạm, các chất khoáng
cho gia cầm, gia súc.
Tuy nhiên do tác hại của ốc bươu vàng quá lớn đối với sản xuất nông
nghiệp ở nước ta nên ngày 29/9/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị
định số 528- TTg : Về việc cấm nuôi và diệt trừ ngay ốc bươu vàng.
Tiến sĩ Nguyễn Trường Thành – Viện khoa học nông nghiệp Việt nam
cho biết: “ Điều quan trọng lúc này không phải và không thể loại bỏ ốc bươu
vàng ra khỏi hệ sinh thái mà làm thế nào để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng có
hại của chúng và sử dụng chúng vì lợi ích con người”
2. Sự phát triển của ốc bươu vàng ở cánh đồng lúa trên địa bàn xã
Khánh Nhạc.
2.1 Đặc điểm cánh đồng lúa.
Khánh Nhạc là một xã phía nam huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, đây
là một xã nông nghiệp, cây lúa là cây nông nghiệp chủ lực.
- Diện tích 11,14km2. Trong đó diện tích trồng lúa trên 600 ha.
10


Cánh đồng của xã gồm nhiều khu đồng nằm tập trung, tách rời khu dân
cư, về phía nam, đông nam và tây nam xã. Bao gồm 12 khu đồng chính: Đồng
Nhất, Đồng Nhì, Đồng Tam, Đồng Tứ, Đồng Ngũ, Đồng Lục, Tư Điền, Giang
Nội, Giang Ngoại, Trên Mương, Dưới Mương, Đồng Rộc.
Đặc điểm cần quân tâm của cánh đồng Khánh Nhạc đó là hầu hết các kênh
mương tiêu nước từ trong khu dân cư đều chảy vào kênh mương tưới tiêu
nước cho lúa ngoài cánh đồng.

2.2 Sự phát triển của ốc bươu vàng ở cánh đồng lúa trên địa
bàn xã khánh nhạc.
Hầu hết ở tất cả các ruộng lúa hiện nay đều có ốc sinh sống. nếu ốc trong
ruộng đã bị diệt trừ bằng thuốc hóa học thì chỉ sau những lần lấy nước vào
ruộng ốc tiếp tục từ kênh mương tràn vào.
Ốc bươu vàng sống ngoài kênh mương không hề bị tiêu diệt hàng loạt,
thậm chí những đoạn cống, kênh mương tiêu nước từ trong làng ra cánh đồng
thì ốc bươu vàng sinh sống với mật độ dày đặc, trứng ốc đẻ đỏ trên bờ không
một ai can thiệp.
2.3 Các biện pháp diệt ốc đang áp dụng tại địa phương.
2.3.1Phương pháp bắt thủ công:
- Là phương pháp dùng tay nhặt từng con trong ruộng lúa. Khi mật độ ốc
không nhiều khoảng 1 - 2 con/m2 thì nông dân thường dùng cách này kết hợp
trong khi cấy, làm cỏ, khi tỉa dặm.
+ Ưu điểm: Không ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái
+ Nhược điểm: Phương pháp này tốn công lao động, năng xuất thu gom
không cao (từ 5 đến 7 kg/1 công lao động).
Diện tích thu gom không nhiều (2 sào/ngày). Chỉ bắt được khi nước trong
mắt nhìn thấy ốc nên dễ bị sót.
2.3.2 Phương pháp dùng lưới ngăn ốc:
- Là phương pháp ngăn ốc vào ruộng theo cống tưới tiêu nước bằng cách
cắm cọc sau đó căng lưới hoặc bịt lưới vào ống nhựa đặt thông qua bờ.
+ Ưu điểm: Ngăn được ốc theo nước vào ruộng.
11


+ Nhược điểm: Dùng cọc căng lưới thì chỉ được thời gian ngắn, dễ hỏng.
Nếu bịt lưới trực tiếp vào ống thì khi bị tắc do rêu, vấn rác khó sửa chữa. Khi
cần tiêu nước nhanh cũng khó xử lý.
2.3.3 Phương pháp sử dụng thuốc hóa học:

- Là phương pháp sử dụng các chế phẩm hóa học được sản xuất để diệt
ốc bươu vàng. Thường dùng bình phun trực tiếp hoặc trộn cùng phân bón rắc
vào ruộng lúa.
+ Ưu điểm: Thốc hóa học diệt trừ ốc trên diện rộng, hiệu quả cao, chi phí
thấp. ( 5000đ/ 12g thuốc catfit 70WP/ 1 sào ruộng).
+ Nhược điểm:
Thuốc diệt ốc cũng tiêu diệt tất cả các động vật thủy sinh trong ruộng lúa
gây mất cân bằng sinh thái. Đặc biệt loài giun đất sống trong ruộng lúa là loài
rất có lợi cho sự phát triển của cây lúa cũng bị tiêu diệt. Một số loài chim ăn
động vật thủy sinh trong ruộng lúa có phun thuốc ốc cũng bị chết.
Thuốc hóa học diệt ốc gây độc đối với người lao động trực tiếp trên đồng
ruộng, nếu phun buổi sáng và cấy lúa vào buổi chiều có người bị sưng đỏ chân
và tay. Về lâu dài thuốc diệt ốc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
PHẦN III .
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Giả thuyết khoa học.
- Ốc bươu vàng là sinh vật có khả năng phát triển rất nhanh là đối tượng gây
nguy hiểm nhất đối với cây lúa. Nếu chúng ta không kiểm soát được sự phát
triển của ốc bươu vàng ở tất cả những nơi chúng sinh sống thì không thể diệt
hết ốc bươu vàng trong ruộng lúa. Dẫn đến thường xuyên phải dùng thuốc hóa
học để diệt ốc gây ra ô nhiễm môi trường nước và đất ảnh hưởng đến sản xuất
nông sản sạch.
- Các phương pháp diệt ốc bằng thuốc hóa học hay thảo mộc đều không thể
khai thác khía cạnh có lợi của ốc đó là sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi.

12


Phương pháp bắt ốc thủ công, phương pháp quản lý đồng ruộng vẫn cần thiết
khi còn ốc bươu vàng.

2. Mục đích nghiên cứu.
Dự án xuất phát từ thực tế hiện nay, đó là nền nông nghiệp ở nước ta đang
phát triển theo mục tiêu nền nông nghiệp sạch. Có thể khẳng định, trước nhu
cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc phát triển nền nông nghiệp sạch
nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng là việc hết sức cần thiết và quan trọng.
Canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đưa người nông dân tới gần
hơn với nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp phát triển, hướng
tới xây dựng nông thôn mới bền vững. Có thể nhận thấy một thực tế hiện nay là
việc sản xuất, canh tác của bà con còn dựa quá nhiều vào các loại phân bón hoá
học và lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Những điều về lâu về dài sẽ gây ảnh
hưởng trực tiếp đến việc sản xuất khi đất canh tác bị nhiễm độc, mất dần độ
màu mỡ, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng và ảnh hưởng đến thu nhập
và cả môi trường sống của con người. Hiện nay để bảo vệ cây lúa người nông
dân phải dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: Nhóm thuốc diệt cỏ
dại, nhóm thuốc trừ sâu, nhóm thuốc trừ bệnh. Nhóm thuốc diệt ốc. Nhóm
nghiên cứu tập trung nghiên cứu về ốc bươu vàng và đặc điểm cánh đồng lúa ở
địa phương nhằm mục đích:
2.1 Hạn chế sự phát triển của ốc bươu vàng tại địa phương, kể cả trong và
ngoài ruộng lúa.
Thực tế hiện nay ở hầu hết nhiều nơi chỉ chú ý diệt ốc bươu vàng trong
ruộng lúa. Ốc bươu vàng sinh sống khu vực khác thì chúng không được kiểm
soát. Đây lại chính là nguyên nhân dẫn đến ốc luôn xâm nhập vào đồng ruộng
2.2 Giảm tối đa việc sử dụng thuốc hóa học diệt ốc, không sử dụng thuốc
nhiều lần trên một diện tích.
Vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là tìm ra giải pháp diệt trừ ốc bươu vàng
nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế đã có nhiều công trình
13



nghiên cứu đã sản xuất được chế phẩm sinh học, thốc diệt ốc bằng thảo mộc
của Viện khoa học nông nghiệp việt Nam an toàn cho người và động vật thủy
sinh khác, đảm bảo cho việc săn xuất các nông sản sạch. Khai thác khía cạnh
tác dụng của ốc bươu vàng. Tuy nhiên tiếp tục nghiên cứu giải pháp diệt ốc
bươu vàng phù hợp với từng địa phương là vấn đề quan trọng để phát triển nông
nghiệp của địa phương.
PHẦN IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng em sử dụng tổng hợp
các phương pháp:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp khảo sát thực tế.
2.1.Khảo sát môi trường sống của ốc bươu vàng ở kênh mương:
Trên địa bàn xã có 9 con mương bắt nguồn từ trong khu dân cư thông với
hệ thống kênh mương tưới tiêu nước cho lúa. Do trước đây sử dụng làm đường
vận chuyển lúa từ ngoài cánh đồng về làng bằng thuyền. Có 4 kênh dẫn nước từ
hai trạm bơm điện cấp nước chống hạn chảy qua khu dân cư trước khi ra cánh
đồng. Những đoạn kênh mương ở trong khu vực dân cư nước thường có màu
xanh đen, là nơi sinh sống của ốc bươu vàng với mật độ cao, nhiều con sống lâu
năm kích thước rất lớn (khoảng 4cm). Ốc đẻ trứng thành đám bám đỏ trên bờ,
kích thước ổ trứng cũng rất lớn do ốc ở đây rất sẵn thức ăn. Ốc sống ở các khu
vực này chưa bao giờ bị tiêu diệt vì không ai nhìn thấy ốc ăn lúa. Những người
bắt ốc làm thức ăn chăn nuôi cũng không dám bắt vì nguồn nước quá ô nhiễm.
Mỗi khi mưa xuống nước trong khu dân cư chảy ra hệ thống kênh mương ngoài
cánh đồng mang theo ốc bươu vàng tràn vào ruộng lúa. Chính vì thế ruộng lúa
đã phun thuốc hóa học diệt ốc nhưng chỉ sau một thời gian mật độ ốc lại nhiều
như trước. Đây chính là vấn đề đặt ra cần một giải pháp khắc phục.

14



Nhiều kênh mương từ trong khu dân cư chảy ra đồng lúa

Kênh mương trong khu dân cư nơi ốc bươu vàng sống an toàn

15


Trứng ốc trên bờ kênh mương cách đồng lúa khoảng 300m.
2.2 Khảo sát mật độ ốc bươu vàng
trên ruộng lúa.
Sau khi làm đất xong, chuẩn bị gieo
cấy trên mặt ruộng khá nhiều ốc bươu
vàng, mật độ có nơi lên đến hàng trăm con
trên 1m2 . Đa số là ốc con kích thước trung
bình từ 1 đến 1.5cm. Có một vài khu ruộng
do người dân thả vịt thì mật độ ốc giảm rõ

Ốc trên mặt ruộng
trước khi gieo sạ

rệt, ở những khu ruộng này chỉ còn ốc bươu vàng cỡ to khoảng trên 2cm vịt
không ăn được.

16


3. Phương pháp thực nghiệm
3.1 Giải pháp bắt ốc bươu vàng - Làm bẫy ốc
- Dựa vào đặc điểm sinh sống và đặc

điềm thức ăn của ốc bươu vàng nhóm
nghiên cứu tiến hành thí điểm làm bẫy ốc từ
vỏ chai nhựa.
+ Vật liệu: Vỏ chai nhựa phế thải từ
chai dầu ăn, chai nước ngọt …
+ Dụng cụ:
1 cái dùi bằng thép đường kính 6 - 8mm,
kéo.
+ cách làm: Nung nóng dùi để đục lỗ

Làm bẫy ốc
xung quanh vỏ chai. Nên đục thành từng vòng, khoảng cách giữa các lỗ khoảng
2 đến 3cm. Có thể cắt đôi chai nhựa theo chiều ngang để dễ cho mồi vào bên
trong. Có những chai chỉ đục lỗ 2/3 chiều cao, phía trên không đục để thả nổi
chai nơi có mực nước sâu.
+ Chuẩn bị đặt bẫy:
Cắt nhỏ vỏ quả dứa, mít được thu gom từ
những người bán hàng hoa quả ngoài chợ, cho
vào trong chai nhựa, khoảng 1/3 chai là được.
( nếu không có thì dùng lá rau xanh + cám gạo
rang lên trộn với cơm rồi nắm lại)
Cho mồi nhử ốc vào trong

+ Cách đặt bẫy:
Cách thứ nhất: dùng dây buộc vào cổ chai, cắm

que xuống ruộng hoặc kênh mương thả chai xuống nước và buộc dây vào que
để chai nhựa không bị trôi đi.
Cách thứ hai: Dùng sọt đựng hoa quả bằng nhựa buộc chai vào bên trong rồi đặt
xuống ruộng hoặc kênh mương sao cho nước ngập qua miệng sọt.


17


Các cách đặt, thả bẫy ốc
18


3.2 Giải pháp không cho ốc xâm nhập vào ruộng lúa - Làm cống tưới
tiêu nước ngăn ốc.
- Vật liệu:
+ Tận dụng vỏ thùng sơn, rá nhựa loại
thường dùng vo gạo có kích thước lọt
vừa bên trong thùng sơn.
+ Tùy theo kích thước bờ ruộng để sử
dụng vỏ thùng sơn 20 lít hoặc loại 5 lít. Có thể dùng ống nước có đường kính từ
90cm trở lên.
- Dụng cụ: Khoan, mũi khoan 6 – 8mm
- Cách làm: Đối với loại thùng sơn 20 lít: Khoan đáy và nắp thùng sơn
các vòng lỗ 6 đến 8 mm để nước chảy qua. Lắp rá nhựa vào thùng sao cho thật
khít. Đậy nắp cẩn thận.
- Đối với thùng sơn 5 lít: Có thể cắt phần đáy thùng để nối nhiều thùng
với nhau theo chiều ngang của bờ ruộng.
- Đối với ống nước: Dùng lưới nhựa bịt vào đầu ống
- Ứng dụng: Đặt sản phẩm trên ngang qua bờ ruộng để làm cống lấy nước ra vào.

Nắp và đáy thùng được khoan lỗ - bên trong lắp vách ngăn bằng rá nhựa
3.3 Cải tiến cách làm cống ngăn ốc bằng ống nhựa
19



Cách làm cống ngăn ốc bằng ống
nhựa:
- Lấy đoạn ống đường kính 110cm
còn cả đầu nối.
-Cắt rời đoạn có đầu nối khoảng
20cm.
(Đoạn 1 + 2 hình bên)
- Cắt phần để nối 1 đoạn khoảng 35cm
( Đoạn 1).
- Lắp 3 đoạn lồng khít vào nhau. Chỉ
gắn keo giữa đoạn 1 và 2. Giữa đoạn
2 và 3 không gắn keo để có thể tháo
dời sử lý khi ống bị tắc.
- Bịt lưới nhựa vào đầu ống 1.

1

2

3

3.4 Cách đặt cống ngăn ốc
- Mỗi khu ruộng đều có bờ ở hai đầu, 1 bờ là đường vận chuyển, 1 bờ là bờ
kênh xương cá tưới tiêu nước, ở bờ này ta chọn điểm thấp nhất của khu ruộng
đào ngang bờ và đặt cống xuống sao cho nước dễ chảy qua nhất. Đắp đất như
bờ bình thường chỉ để thông hai đầu cống.

Cống tưới tiêu nước cho ruộng lúa – ngăn ốc bươu vàng
20



PHẦN V. SỐ LIỆU – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả thu được của bẫy ốc.
- Sau khi đặt bẫy tại những nơi có ốc
bươu vàng sinh sống, nhóm nghiên
cứu đã thấy ốc bám vào xung quanh
chai để tìm thức ăn. Do tính hấp dẫn
của mùi từ mồi bẫy khếch tán trong
nước
- Ốc bám vào bẫy nhiều nhất trong
khoảng thời gian sau khi đặt là qua 1
ngày đêm.
Ở ruộng vừa làm đất chuẩn bị gieo
cấy thì chủ yếu là ốc con khoảng
Ốc ở ruộng đã làm đất song bám vào bẫy

bằng đầu ngón tay.

- Đặt bẫy ở kênh mương thì ốc thu được chủ yếu là ốc to. Thời gian ốc
vào bẫy lâu hơn phải sau 2 ngày 2 đêm.

Đặt bẫy ở ngoài kênh mương bắt được
nhiều ốc to hơn trong ruộng lúa
21


- Đặt bẫy ốc ở ao trong khu dân cư

Đặt bẫy trong

ao thì có cả ốc
ao và bươu
vàng bám bẫy

thì cùng với ốc bươu vàng thì còn có
cả các loài ốc khác cũng bám vào bẫy
khá nhiều.

2.Thu gom ốc sau khi đặt bẫy.
- Lượng ốc bám vào bẫy tùy thuộc vào mật độ ốc nơi đặt. Hầu hết ốc di
chuyển đến bẫy tìm thức ăn, mật độ ốc xung quanh bẫy giảm nhiều, ta chỉ cần
vợt để thu gom số ốc đang bám bẫy.
- Ốc thu gom được là ốc tươi sống có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi,
hoặc ngâm trong thùng kín khí sau khoảng 3 tháng ốc chết và phân hủy để làm
phân bón cho cây cảnh hoặc cây ăn quả.

Ốc và trứng ốc bươu vàng
là thức ăn hấp dẫn của gà.
22


2. Kết quả của việc đặt cống ngăn ốc.
Tại khu ruộng của nhà mình với diện tích 1090 m 2 ( hơn 3 sào) em cùng
với bố mẹ đã đặt cống ngăn ốc từ vụ chiêm xuân năm 2016, sau đó vận động 4
gia đình cô bác cùng dây ruộng cũng đặt cống. Trước khi sạ lúa vụ chiêm tất cả
các ruộng tiến hành phun thuốc diệt ốc, và đập nát các ổ trứng bám ở bờ ruộng.
Nước ra vào ruộng đều phải chảy qua cống ngăn ốc vì thế sau khi gặt vụ chiêm,
khu ruộng gần như không còn ốc bươu vàng. Đến khi sạ lúa vụ mùa vào ngày
8/7/2016 thì cả dây ruộng nhà em không cần phải phun thuốc ốc. Số ít con sót
lại được bắt bằng tay, hoặc đặt bẫy khi làm đất xong chờ ngày gieo sạ.

PHẦN VI:
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đánh giá việc sử dụng bẫy ốc:
Dùng bẫy ốc sẽ thu hút ốc tập trung từng tụ điểm để thu bắt, khi áp dụng
có một số ưu điểm nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Bẫy ốc đơn giản dễ làm
- Chi phí thấp, tận dụng các vật liệu phế thải
- Mồi để nhử ốc cũng dễ kiếm không gây ô nhiễm môi trường.
- Phù hợp với những người bắt ốc với mục đích chăn nuôi
- Có thể sử dụng lâu dài.
- Lượng ốc thu gom được nhanh hơn nhiều hơn cách bắt thông thường.
- Hạn chế được sự sinh sôi nảy nở của ốc mà không gây ô nhiễm môi
trường
- Việc bắt ốc sẽ không để lại vỏ ốc trong ruộng giảm việc gây xây xát
chân tay khi lao động trên đồng ruộng.
- Mồi nhử ốc cho vào chai có thể cho ta đặt trong khoảng thời gian 5
ngày vì ốc vẫn thích ăn thực vật đang phân hủy.
2.1 Nhược điểm:
23


- Bẫy ốc làm giảm số lượng ốc nhưng tốn thời gian. Phải sử dụng lâu dài
thường xuyên mới hiệu quả. Khó thu gom được ốc cỡ nhỏ như hạt đậu đen.
2. Đánh giá việc sử dụng cống ngăn ốc
Cống ngăn ốc với mục đích để tưới tiêu nước trong ruộng lúa thông qua
hệ thống kênh mương. Nhờ có các lớp ngăn nên nước vẫn chảy qua nhưng ốc
thì bị ngăn lại để tránh ốc xâm nhập vào ruộng lúa.
2.1 Ưu điểm:
- Cống ngăn ốc đơn giản dễ làm

- Chi phí thấp, tận dụng các vật liệu phế thải, các vật liệu sẵn có.
- Dễ áp dụng, có thể đặt nhiều cống qua bờ ruộng để đảm bảo tốc độ tưới
tiêu nước.
- Ngăn cản tuyệt đối ốc từ bên ngoài vào trong ruộng
- Tính ổn định cao hơn nhiều so với cách làm cắm que sau đó giăng lưới.
- Có thể đặt cống ngăn ốc ngay từ mương chính chảy vào mương con.
- Dùng vỏ thùng sơn dễ tháo nắp để sử lý khi ống bị tắc.
- Cải tiến cách làm ống nhựa bịt lưới để dễ tháo phần đầu ống sử lý khi bị
tắc.
2.2 Nhược điểm:
- Do vật liệu chắn phải có khe hở nhỏ hơn con ốc mới nở nên dễ bị tắc do
rêu và vấn rác trong nước.
Khắc phục nhược điểm: Cần vệ sinh kênh mương để khắc phục nhược
điểm này. Khi không cần tưới tiêu thì dùng đất đắp kín hai đầu không cho ánh
sáng lọt vào để ống không bị rêu bám.
3. Đánh giá khả năng ứng dụng thực tế
3.1 Dụng cụ bẫy ốc:
- Đây cũng là cách làm mới vì trước đây ngưởi ta chỉ bẫy lươn, cá, không
ai bẫy ốc vì ốc chỉ nằm im khi ta lội xuống.
- Hiện nay có nhiều người vẫn bắt ốc để tận dụng làm thức ăn chăn nuôi
đây là phương pháp có thể áp dụng để bắt ốc nhanh hơn.
24


×