TÌNH HÌNH BỆNH SẢN KHOA Ở ĐÀN BÒ CÁI SINH SẢN HUYỆN DUY
XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Giang Thanh Nhã, Nguyễn Hồng Anh
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Một đợt điều tra về bệnh sinh sản đàn bò cái huyện Duy Xuyên, Tỉnh
Quảng Nam đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Khoa Chăn nuôi Thú y. Kết
quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh toàn đàn khá cao (20,79%). Có sự khác nhau về tỷ lệ
mắc bệnh giữa các vùng sinh thái (đồng bằng 16,00%, ven biển 19,44%, vùng núi
25,60%), cũng như phẩm giống bò (Lai Sind 23,73, bò vàng 19,44%). Từ những
kết quả thu được vấn đề quản lý bệnh sinh sản thông qua quản lý dinh dưỡng, thức
ăn, vệ sinh thú y đã được đề xuất với địa phương.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi bò thì chăn nuôi bò cái sinh sản mang ý nghĩa rất quan
trọng. Tuy nhiên, một vấn đề rất nan giải hiện nay trong chăn nuôi bò cái sinh sản
là các bệnh sản khoa, các bệnh này đã làm giảm khả năng sinh sản và là nguyên
nhân chính làm giảm hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Mặc dù vậy, vấn đề
này hiện nay ở nước ta còn rất ít công trình nghiên cứu, đưa ra được các giải pháp
khắc phục để giúp người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò
cái sinh sản.
Huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có đàn
bò cái sinh sản khá lớn: 6.897 con trong tổng số đàn bò là 19.572 con (niên gián
thống kê huyện Duy Xuyên 2006). Theo đánh giá của huyện thì đàn bò cái sinh
sản ở đây đạt tỷ lệ sinh sản khá, tuy nhiên bệnh sản khoa vẫn là nguyên nhân
chính làm giảm khả năng sinh sản. Vì vậy, theo đề nghị của trạm thú y và Trung
tâm Khuyến nông huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam chúng tôi nghiên cứu đề tài
“Tình hình bệnh sản khoa ở đàn bò cái sinh sản huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam và các biện pháp khắc phục”
Mục đích của đề tài: điều tra tình hình mắc bệnh sản khoa và tìm ra các
nguyên nhân gây bệnh từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao khả
năng sinh sản của đàn bò.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Đàn bò cái đang sinh sản gồm hai giống: bò Vàng Việt Nam
và bò Lai Sind tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
2 Thời gian điều tra Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2007.
3 Nội dung:
3.1 Điều tra bò mắc các bệnh sau: Bệnh sẩy thai, bệnh sót nhau, bệnh bại
liệt, bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, bệnh vô sinh, chậm sinh trên toàn đàn, ở
các vùng sinh thái khác nhau, giữa bò Vàng Việt Nam và bò Lai Sind.
3.2 Đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao khả năng sinh sản của
đàn bò.
4. Phương pháp:
- Chọn điểm điều tra: chúng tôi chọn 3 trong 14 xã, đại diện cho ba vùng
sinh thái khác nhau:
Thị trấn Nam Phước - vùng đồng bằng, Xã Duy Châu - vùng đồi núi, Xã
Duy Nghĩa - vùng ven biển
- Lập phiếu điều tra theo các tiêu trí, thông tin cần thu thập
- Phương pháp điều tra
+ Dựa trên sổ sách lưu trữ của trạm thú y huyện và thú y cơ sở để nắm tình
hình chăn nuôi nói chung và bệnh sản khoa nói riêng.
+ Trực tiếp cùng thú y cơ sở đến các chủ gia súc để lấy thông tin theo mẫu
điều tra.
+ Những con đang bị bệnh khám lâm sàng.
- Tổng hợp, phân tích các số liệu và thông tin đã thu thập.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên toàn đàn
Để biết được tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên toàn đàn chúng tôi đã điều tra
630 bò cái trong độ tuổi sinh đẻ, kết quả được trình bày trên bảng 1.
Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên toàn đàn
Tên bệnh Số bò đi
ều tra (con)
Số bò mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ %
Bệnh sẩy thai 630 31 4,92
Bệnh sót nhau 630 38 6,03
Bệnh bại liệt 630 14 2,22
Bệnh viêm tử cung 630 20 3,17
Bệnh viêm vú 630 13 2,06
Bệnh vô sinh, chậm
sinh
630 15 2,38
Tổng số 630 131 20,79
Qua bảng 1, ta thấy tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên toàn đàn là khá cao
(20,79%), cao nhất là bệnh sót nhau (6,03%) thấp nhất là bệnh bại liệt (2,22%).
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của đàn bò.
2. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở các vùng sinh thái khác nhau
Qua bảng 2 chúng tôi có nhận xét đối với bệnh sẩy thai tỷ lệ cao nhất là ở
vùng núi 6,04%. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy nguyên nhân là do bò được chăn thả
tự do theo bầy đàn trên các vùng đồi núi sông suối, từ đó dẫn đến tác động cơ học
như đánh nhau, ngã, va đập Ở vùng đồng bằng và ven biển qua thông tin chúng
tôi thu thập được còn thấy một số nguyên nhân khác:
Bảng 2: Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở các vùng sinh thái khác nhau
Nam Phước (Đ. bằng) Duy Nghĩa (V.biển) Duy Châu (V. núi)
Tên
bệnh
SCĐT
SCMB
% SCĐT
SCMB
% SCĐT
SCMB
%
Sẩy
thai
200 7 3,50 180 8 4,40 250 16 6,40
Sót
nhau
200 5 2,50 180 12 6.60 250 21 8,40
Bại liệt
200 6 3.00 180 4 2,20 250 4 1,60
Viêm
tử
cung
200 2 1,00 180 2 1,10 250 16 6,40
Viêm
vú
200 5 2,50 180 4 2,20 250 4 1,60
Vô
sinh,
chậm
sinh
200 7 3,50 180 5 2,80 250 3 1,20
Tổng 200 32 16,00
180 35 19,44
250 64 25,60
SCĐT(số con điều tra), SCMB (số con mắc bệnh)
Đó là do trong thời gian mang thai bò ăn phải những thức ăn có nhiễm các
loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây ngộ độc và dẫn đến sẩy thai, ngoài ra còn một số
nguyên nhân khác như làm việc quá sức trong những ngày nắng nóng. Đối với
bệnh sót nhau, tỷ lệ mắc cao vẫn là ở vùng núi (8,4%). Qua tìm hiểu nguyên nhân
chúng tôi thấy do hình thức chăn thả ở vùng này chủ yếu là chăn thả tự do gần như
không có sự kiểm soát của con người vì vậy khi bò đẻ cũng không có sự chăm sóc
của con người dẫn đến bò bị sót nhau nhiều. Đối với bệnh bại liệt thì tỷ lệ mắc cao
lại là vùng đồng bằng (3,0%). Tìm hiểu nguyên nhân hầu hết bò bị bệnh này chủ
yếu ở các hộ nuôi nhốt tại chuồng, ít cho bò vận động, thức ăn chủ yếu là cỏ ít có
thức ăn bổ sung. Đối với bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mắc cao vẫn là ở vùng núi
(6,4%) bệnh này nguyên nhân chủ yếu là kế phát từ bệnh sót nhau. Đối với bệnh
viêm vú thì tỷ lệ giữa các vùng không có sự sai khác nhiều, nguyên nhân chủ yếu
là do vệ sinh chuồng trại không tốt. Qua kiểm tra, chúng tôi thấy những bò bị viêm
vú đều ở các hộ nghèo, chuồng trại tạm bợ thậm chí có hộ không có chuồng, để bò
sống trong điều kiện rất mất vệ sinh. Đối với bệnh vô sinh, chậm sinh thì tỷ lệ mắc
cao hơn lại ở vùng đồng bằng và ven biển. Theo chúng tôi ở những vùng này số
lượng bò cái sinh sản gồm nhiều nái giống Lai Sind, giống này thì việc phát hiện
động dục và phối tinh gặp nhiều khó khăn, nhất là bò đều được nuôi rải rác ở trong
nông hộ. Còn ở vùng núi đàn bò cái sinh sản ở đây chủ yếu là bò Vàng Việt Nam
được chăn thả tự do theo bầy đàn, đực cái lẫn lộn, giao phối tự do, vì vậy bệnh vô
sinh, chậm sinh tỷ lệ thấp hơn.
3. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở hai giống bò
Để so sánh tỷ lệ mắc bệnh sinh sản giữa hai gống bò, bò Lai Sind và bò
Vàng Việt Nam chúng tôi đã tiến hành phân loại và cho kết quả qua bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở hai giống bò
Bò Lai Sind Bò Vàng Việt Nam
Tên bệnh
SCĐT
SCMB
Tỷ lệ %
SCĐT SCMB
Tỷ lệ %
Sẩy thai 198 8 4,04 432 23 5,32
Sót nhau 198 10 5,05 432 28 6,48
Bại liệt 198 6 3.03 432 8 1,85
Viêm tử cung 198 8 4,04 432 12 2,77
Viêmvú 198 6 3,03 432 7 1,62
Vô sinh, chậm sinh
198 9 4,54 432 6 1,38
Cộng 198 47 23,73 432 84 19,44
SCĐT(số con điều tra), SCMB (số con mắc bệnh)
Từ số liệu ở bảng 3, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh chung chênh lệch nhau
không đáng kể. Tuy nhiên, xét cụ thể từng bệnh thì có sự sai khác.
4. Một số đề xuất
Qua số liệu điều tra và nguyên nhân gây bệnh phân tích ở trên chúng tôi đề
xuất một số biện pháp sau nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn bò ở
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhằm nâng cao khả năng sinh sản mang lại
hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
- Người chăn nuôi cần phải được tập huấn một cách đầy đủ về kỹ thuật
chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bò cái sinh sản nói riêng.
- Phải có chuồng để chăn nuôi bò. Khi xây dựng chuồng trại cần phải ở vị
trí thoáng, cao ráo, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt khi gia súc mang thai,
khi đẻ và nuôi con để tránh bệnh viêm tử cung và viêm vú.
- Thức ăn, nước uống cho bò phải được cung cấp đầy đủ, tuyệt đối không
được cho bò ăn những thức ăn ôi thiu, mốc, thức ăn nhiễm các chất độc như thuốc
trừ sâu, diệt cỏ để tránh bệnh sẩy thai. Cho bò vận động thường xuyên đặc biệt là
thời gian gần đẻ để có thể khắc phục được bệnh đẻ khó dẫn đến mắc các bệnh sản
khoa khác.
- Khi sử dụng bò đang mang thai để cày kéo cần tránh thời gian sau khi
phối giống và gần đến ngày đẻ, còn thời gian khác thì phải sử dụng hợp lý tránh
bắt bò làm việc quá sức hoặc làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Đối với vùng núi thì cần có kế hoạch quản lý, phối giống, đỡ đẻ cho bò
bởi đây là vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất đặc biệt là bệnh sẩy thai và bệnh viêm
tử cung.
- Đối với bò Lai Sind, cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện động dục và chọn
thời điểm dẫn tinh thích hợp, kỹ thuật dẫn tinh phải tốt để tránh rối loạn sinh sản
dẫn đến vô sinh hoặc chậm sinh.
- Trong những trường hợp gia súc mắc bệnh sinh sản cần được theo dõi,
phát hiện, điều trị kịp thời và dứt điểm.
IV. KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn bò của huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng
Nam khá cao 20,79%.
2. Ở các vùng sinh thái khác nhau trong huyện thì tỷ lệ mắc bệnh sản khoa
ở mức độ khác nhau: vùng đồng bằng 16,00%, ven biển 19,44% vùng núi 25,60%.
3. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa ở bò Lai Sind cao hơn bò Vàng Việt Nam
23,73% so với 19,44%.
4. Để nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò cái chúng tôi đề nghị người
chăn nuôi thực hiện đầy đủ các biện pháp chúng tôi đã đề xuất trên.
Ghi chú từ viết tắt: SCĐT(số con điều tra), SCMB (số con mắc bệnh)
COW REPRODUCTIVE DISEASES SITUATION IN
IN DUY XUYEN DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
AND POSSIBLE SOLUTIONS
Giang Thanh Nha, Nguyen Hong Anh
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
A survey was conducted on the situation of reproductive cows in Duy Xuyen
district, Quang Nam province by researchers of Faculty of Animal Sciences. The
results showed that prevalence of reproductive diseases in cattle was quite high
(20.79%). There was a difference among ecological zones (lowland 16.00%,
coastal 19.44%, upland 25.60%) as well as between cattle breed (Laisind 23.73,
Yellow cattle 19.44%). Reproductive disease management issues such as feeding,
veterinary measurement, etc. were recommended to local people.