Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DAP AN DE DU BI SINH 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.21 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH 11 (DỰ BỊ)
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng
độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm. Hãy cho biết:
a. Tên của hai chất đó.
b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng?
c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2?
2. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa
bóng khác nhau như thế nào? Giải thích ?
3. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3? Sự thích nghi với môi
trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4 được thể hiện
như thế nào?
Hướng dẫn chấm Câu 1:
Thang
điểm
1a . Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình 0,50
Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG)
1b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm.
0,25
1c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm.giảm đi vì O2 bị cây xanh hút 0,25
vào trong quá trình hô hấp
2. * Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng nhau
0,50
* Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng có lục 0,50
lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả ->
có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu.
3. *Những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 :
- Quang hợp xảy ra ở nồng độ CO2 thấp
0,25
- Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3 chỉ bằng ½
0,25


- Không xảy ra hô hấp sáng nên năng suất quang hợp cao gấp đôi thực vật C3
0,50
* Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở
thực vật C4:
- Nhóm thực vật C4 quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ 0,50
O2 cao trong khi đó nồng độ CO2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài.
- Để tránh hô hấp sáng và tận dụng được nguồn CO2 thấp thì nhóm thực vật này phải 0,25
có quá trình cố định CO2 2 lần.
- Lần 1 quá trình cố định CO2 xảy ra ở lục lạp của tế bào mô giậu để lấy nhanh CO2. 0,25
lần 2 xảy ở tế bào bao quanh bó mạch để tổng hợp chất hữu cơ.
Nội dung


Tên bộ phận

Động vật ăn thịt

Động vật ăn thực vật

- Là túi lớn nên gọi là dạ dày - Dạ dày thỏ và ngựa là dạ
đơn.
day đơn.

Dạ dày

- Thịt được tiêu hoá cơ học
và tiêu hoá hoá học. Dạ dày
co bóp để làm nhuyễn thức
ăn và trộn đều thức ăn với
dịch vị, enzim pepsin thuỷ

phân prôtêin thành peptit.

- Dạ dày trâu bò là dạ dày
kép gồm 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ sách, dạ múi khế.
+ Dạ cỏ: là nơi lưu trữ và
làm mềm thức ăn, trong dạ
cỏ có chứa nhiều vi sinh vật
tiêu hoá xenlulôzơ và các
chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong - dạ sách giúp
hấp thụ nước.
+ Dạ múi khế tiết ra
pepsin và HCl tiêu hoá
prôtêin trong cỏ và vi sinh
vật.

Ruột non

- Ngắn hơn so với động vật - Dài hơn nhiều động vật ăn
ăn thực vật
thịt.

Câu 2: Sự
khác nhau
về cấu tạo
và chức
năng của dạ
dày và ruột
non của

động vật ăn
thịt và động
vặt ăn thực
vật? Giải
thích tại sao
chiều dài
của ống tiêu
hoá của
chúng lại
khác nhau?
Hướng dẫn
chấm
Đáp án
Điểm

* Sự khác
nhau về cấu tạo và chức năng của dạ dày và ruột non của động vật ăn thịt và động
vặt ăn thực vật ?
* Giải thích tại sao chiều dài của ống tiêu hoá của chúng lại khác nhau?
Thức ăn là nguyên nhân chính:
+ Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hoá và hấp thụ nên ruột dày để tiêu hoá và
hấp thụ có hiệu quả.
+ Thức ăn là động vật giàu chất dinh dưỡng, mềm dễ tiêu hoá và hấp thụ nên ruột
ngắn.

0,5


1


0,5

1
1
Câu 3: (4 điểm)
1. Tính hướng dương về phía mặt trời của hoa hướng dương có được coi là hình thức vận
động cảm ứng không?
2. Phân biệt tính cảm ứng ở động vật và tính cảm ứng ở thực vật.
Đặc điểm so sánh
Cảm ứng ở thực vật
Cảm ứng ở động vật
Đặc điểm
Các hình thức
Cơ chế
Điều hoà
3. Nêu đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học?


Câu 4: (4.00 điểm)
a. Những trường hợp nào sau đây nước tiểu đậm đặc hơn lúc bình thường? Hãy giải
thích.
(1). Cơ thể ra nhiều mồ hôi.
(2). Uống nhiều nước.
(3). Chế độ ăn có nhiều muối NaCl.
b. Người bị mắc bệnh gan thì da và mắt thường có màu gì? Vì sao?
c. Những nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao
trong môi trường nước?
d. So sánh sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào. Cho biết những ưu
điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
Trả lời

a. - Các trường hợp (1), (3) sẽ có nước tiểu đậm đặc hơn bình thường.(0.5đ).
- Giải thích: Lúc ra nhiều mồ hôi, lúc ăn nhiều muối thì áp suất thẩm thấu trong máu
tăng. Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng thì sẽ kích thích thận tái hấp thu nước và tăng
cường bài xuất muối ra ngoài, do đó nước tiểu sẽ đậm đặc.(0.5đ).
b. - Người bị mắc bệnh gan thì da và mắt thường có màu vàng.(0.5đ).
- Nguyên nhân: do sắc tố mật có bản chất là bilirubin (là sản phẩm phân hủy của
hemoglobin), chất này làm cho phân có màu vàng. Nếu ống dẫn mật bị tắc hoặc gan bị
bệnh thì máu có nhiều bilirubin  da và mắt thường có màu vàng.(0.5đ).
c. - Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch, có sắc tố hô hấp, có sự
lưu thông khí. Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo dòng nước
chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang.(0.5đ).
- Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song và ngược
chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch.(0.5đ).
d. - Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn ở bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa
học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim.(0.25đ)
- Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa
hoá học trong túi tiêu hóa hoặc đuợc tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu
hóa.(0.25đ).
Ưu điểm:
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải. Còn thức
ăn trong túi tiêu hóa bị lẫn bởi chất thải. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa
loãng, còn trong túi tiêu hóa dịch tiêu hóa bị hòa lẫn với nước.(0.25đ).
- Ống tiêu hóa hình thành các bộ phận tiêu hóa thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu
hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn trong khi đó túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa
như trong ống tiêu hóa.(0.25đ).


Câu 5: (4.0 điểm)
Cho F1 được tạo ra từ hai phép lai P giữa các cơ thể thuần chủng khác nhau giao phối với
nhau, con lai có tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ:

25% số cá thể có cánh dài, mắt dẹt; 50% số cá thể có cánh dài, mắt lồi.
25% số cá thể có cánh ngắn, mắt lồi.
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các gen đều nằm trên NST thường. Cấu trúc NST đều
không đổi trong giảm phân. Biện luận và lập sơ đồ lai có thể có từ P đến F2.
Đáp án câu 5:
Phân tích từng tính trạng ở F2
- Độ dài cánh: dài/ngắn = (25% + 50%)/25%=3/1
Tỷ lệ của định luật phân tích. Quy ước:
A : cánh dài> a : cánh ngắn. => F1 : Aa x Aa
(0.25đ)
- Hình dạng mắt: mắt lồi/mắt dẹt = (50%+25%)/25%=3/1
Tỷ lệ của định luật phân tích. Quy ước
B : mắt lồi> b: mắt dẹt. => F1 : Bb x Bb
(0.25đ)
Tổ hợp 2 tính trạng, F1 đều dị hợp về 2 cặp gen và theo tỷ đề bài có cấu trúc NST không
thay đổi trong giảm phân. F2 có tỷ lệ 25% : 25% =1
: 2 : 1 = 4 tổ hợp
(0.25đ)
Suy ra F1 liên kết gen hoàn toàn và phép lai F1 có thể là một trong 2 trường hợp sau: F1 :
Ab/aB x Ab/aB hoặc F1 : Ab/aB x AB/ab
(0.5đ)
a. Trường hợp 1: Nếu F1 : Ab/aB x Ab/aB:
Suy ra 2 kiểu giao phối của 2 phép lai P đến F1 giống nhau.
(0.25đ)
Sơ đồ lai từ P đến F2
P : Ab/Ab (cánh dài, mắt dẹt) x aB/aB (cánh ngắn, mắt lồi)
(0.25đ)
GP : Ab
aB
F1: Ab/aB (100% cánh dài, mắt lồi)

F1: Ab/aB x Ab/aB
(0.25đ)
GF1: Ab, aB
Ab, aB
F2 : Ab/Ab : 2Ab/aB : aB/aB
(0.25đ)
Kiểu hình: 25% cánh dài, mắt dẹt.
(0.25đ)
50% cánh dài, mắt lồi.
25% cánh ngắn, mắt lồi.
b. Trường hợp 2 : Nếu F1 : Ab/aB x AB/ab
Hai cơ thể F1 có kiểu gen khác nhau
(0.25đ)
* Sơ đồ lai từ P đến F1:
- Phép lai 1:
P: Ab/Ab (cánh dài, mắt dẹt) x aB/aB (cánh ngắn, mắt lồi)
(0.25đ)
GP : Ab
aB
F1: Ab/aB (100% cánh dài, mắt lồi)
- Phép lai 2:


P: AB/AB (cánh dài, mắt lồi) x ab/ab (cánh ngắn, mắt dẹt)
GP : AB
ab
F1: AB/ab (100% cánh dài, mắt lồi)
* Sơ đồ lai F1 đến F2
F1 : Ab/aB x AB/ab
GF1 : Ab, aB

AB, ab
F2 : AB/Ab : Ab/ab : AB/aB : aB/ab
Kiểu hình :
25% cánh dài, mắt dẹt
50% cánh dài, mắt lồi
25% cánh ngắn, mắt lồi

(0.25đ)

(0.25đ)
(0.25đ)
0.25đ)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×