Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TÀI LIỆU LÝ LUẬN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.54 KB, 13 trang )

LÝ LUẬN VĂN HỌC
I.
-

Khái quát chung
Là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, bao gồm trong
đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội –
thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương

-

pháp phân tích văn học.
Ít xuất hiện trong đề thi ĐH, đề thi THPT Quốc gia nhưng đa số
thường xuất hiện trong các đề thi HSG các cấp, nhất là đề thi HSG

-

Quốc gia.
Là câu NLVH, chiếm khoảng 70% trong tổng số điểm, chiếm 12/20
điểm đối với đề thi HSG (gồm 2 câu) và chiếm 4 điểm đối với đề thi

-

ĐH (gồm 3 câu).
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu quan trọng trong suốt quá
trình học tập của các em học sinh, nhất là các em học sinh THPT
Chuyên trên cả nước. Nó đòi hỏi người học cần nắm vững các kiến
thức, khái niệm để vận dụng một cách nhuần nhuyễn; qua đó phân

-


tích được những khía cạnh khác nhau trong một tác phẩm.
Theo như cuốn Văn học (Hà Minh Đức, NXB Giáo dục) thì lý luận văn
học bao gồm ba phần:
• Phần 1: Cơ sở lý luận chung
• Phần 2: Tác phẩm văn học
• Phần 3: Loại thể văn học
• Phần 4: Phương pháp sáng tác, trào lưu và trường phái văn
học

Kinh nghiệm/phương pháp học và làm bài lý luận văn

II.

học:
1. Học
-

Cần nắm vững các vấn đề trọng tâm, thường xuất hiện trong các đề
thi như:
• Chức năng văn học: gồm có mấy chức năng? Biểu hiện/khái quát






cụ thể của từng chức năng?
Văn học là một loại hình nghệ thuật
Nhà văn và quá trình sáng tác
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
Các loại thể văn học, các khái niệm trong văn học.

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


-

Học đi song song với thực hành bằng cách làm các đề bài cụ thể
theo từng vấn đề, tập cách xác định đúng, lập dàn ý vấn đề cần bàn

-

luận.
Có thể tham khảo từ sách, các trang mạng, trang thư viện trực
tuyến và ghi chép lại. Vậy làm thế nào để chọn lọc được những
thông tin chính xác, phù hợp?
• Ví dụ: Muốn tìm khái niệm ‘hình tượng văn học’ vào google gõ
‘hình tượng văn học là gì’ lập tức sẽ nhìn thấy các trang web
như violet, … lập tức sẽ tìm thấy khái niệm, chọn lọc và ghi


chép lại. Hoặc gõ vào một câu, một đề bài lý luận văn học.
Tham khảo sách: Văn học (Hà Minh Đức – NXB Giáo dục).
Cuốn này thì khá cổ, và khó có thể tìm mua tại các nhà sách,
cách nhanh nhất là đến hỏi mượn các thầy cô giáo tại nơi bạn




theo học
100 đề chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi văn trung học
phổ thông (TS Lê Anh Xuân – Vũ Thị Dung – Ngô Thị
Bích Hương – Nguyễn Thị Hương Lan, NXB Đại học quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh): cuốn này màu xanh lá cây, có
bán tại các nhà sách, thường thấy tại nhà sách FAHASA, có thể
đặt mua sách tại nhà sách SAHARA trực tuyến (saharavn.com)
nhưng tiền ship thì hơi mắc một chút, nếu có nhu cầu thì nên



đặt mua số lượng nhiều.
Những bài văn đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc
gia (Trần Văn Đồng – Trần Thị Minh Nguyệt, NXB Đại
học quốc gia TP HCM): những cuốn này cũng là những cuốn
cổ, có thể tìm mua ở các nhà sách, hoặc ở các thư viện, nếu
muốn tham khảo cũng có thể mượn hỏi thầy cô để đọc và rút
ra kinh nghiệm làm bài. Trong quá trình đó, bạn cũng có thể



tìm thấy những dẫn chứng, khái niệm hay ho.
Tổng tập đề thi Olympic 30/4 Ngữ Văn: nên đọc, lập dàn ý
các đề bài trong các cuốn này. Vì đề thi HSG cấp trường, thành
phố, tỉnh chủ yếu chỉ xoay quanh các đề bài đã có, lặp đi lặp
lại nên dễ dàng hình dung được nhanh hơn, quan trọng là có
đọc tới đề đó hay là không.

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh

/>
1




Ngoài ra có thể tìm đọc các cuốn sách của các giáo sư như GS.




Trần Đăng Suyền, PGS Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống,… :
Trang web có thể tham khảo: luanvan.net
Tuy nhiên, dù đọc đề bài nào, sách hay tham khảo bất
kì tài liệu nào cần phải có một cái đầu tỉnh, vì chưa
chắc những kiến thức đó đã là đúng, hãy biết cách vận



dụng cái đầu đã học vào trong việc tham khảo.
Tập thói quen ghi chép lại một cách có hệ thống. Ví dụ: Hình
tượng văn học sẽ ghi chép lại các khái niệm, các nhận định ý
kiến. Về thơ thì hệ thống và ghi chép đầy đủ về thơ. Trong
suốt quá trình học tập, cứ tìm thấy, học được những khái niệm
hay, vấn đề hay cần phải chủ động ghi chép.

2. Cách làm bài lý luận văn học:
-

Xác định được vấn đề lý luận đó là gì? Thông qua các từ ngữ, các vế

câu có trong đề bài.
Ví dụ: Đề bài:
Trong sổ tay thơ, Chế Lan Viên có viết:
“Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy”
Suy nghĩ của anh/ chị qua một số tác phẩm văn học.

+ Đề bài bàn đến mối quan hệ giữa đời sống và văn học, giữa cuộc sống –
nhà thơ – tác phẩm.
+ Phạm vi tư liệu: dựa vào cụm ‘qua một số tác phẩm văn học’, tức là đề
bài không yêu cầu giới hạn cụ thể, nhất định ở đề bài nào mà tùy thuộc
vào năng lực viết.
-

Đọc và liên tưởng đến các vấn đề, các nhận định lý luận có liên
quan: Đối với đề bài trên, ta lập tức nghĩ ngay đến ‘Văn học – nhà
văn và quá trình sáng tác’; ‘Mối quan hệ giữa hiện thực đời sống và
tác phẩm’, Vai trò của cuộc sống đối với thơ, vai trò của nhà thơ, mối
quan hệ giữa cuộc sống – nhà thơ – tác phẩm. Và các câu nhận định
liên quan đến thơ, đến tác phẩm thơ hoặc khái niệm chung nhất ‘tác
phẩm nghệ thuật’, ví dụ:
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Biêlinxki)
“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng bạc mà đời rơi vãi./
Hãy nhặt chữ của đời mà góp nên trang”
“Cái đẹp chính là cuộc sống” (Xép – nơ – sếch – xki)
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1



“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu
tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân
hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi
-

đó.” (Biêlinxki)
Chọn các tác phẩm chứng minh phù hợp: Thông thường phần chứng
minh sẽ là phần chiếm điểm nhiều nhất trong tổng điểm các thao
tác có trong một bài lý luận văn học. Vì thao tác giải thích, bình
luận, đánh giá hầu như thí sinh nào cũng có thể làm được, tuy nhiên
có ‘hơn nhau được hay không’ lại dựa vào phần chứng minh có
thuyết phục, có đặc sắc và chặt chẽ hay không. Lý do đạt điểm thấp
trong tổng 12 điểm thường mắc phải là ‘chứng minh không sâu,
chứng minh chưa rõ được vấn đề cần bàn luận’.
Trong một bài lý luận, phần chứng minh tốt nhất nên chọn từ 2 – 3
tác phẩm phù hợp với yêu cầu, với vấn đề đặt ra trong đề bài, không
nên chọn và chứng minh quá nhiều tác phẩm vì vừa dễ gây mất thời
gian, chứng minh nông cạn, bài thi lan man, dù viết dài nhưng vẫn
đạt điểm thấp.
Ví dụ: Đối với đề bài trên, người ta không giới hạn phạm vi chứng
minh nên có thể chứng minh bằng các tác phẩm quen thuộc như:
Độc tiểu thanh ký (Nguyễn Du); Vội vàng (Xuân Diệu),… Nếu muốn
bài văn có thêm phần chặt chẽ nên chọn hai tác phẩm có nét tương
đồng, khác nhau để viết, vừa thêm được thao tác so sánh, vừa tăng
sức thuyết phục cho bài văn. Tuy nhiên, cũng cần phải tỉnh táo khi

-

sử dụng cách làm bài này.
Bắt buộc phải có trong đầu khoảng 10 – 20 câu nhận định, ý kiến. Vì

nó là cách để tạo ấn tượng cho các giám khảo. Một câu có thể vận
dụng được nhiều đề bài. Tuy nhiên, đòi hỏi người học cần có thái độ

-

tiếp thu, ‘nhai đi nhai lại’ những câu nhận định ý kiến cũ – mới.
Nếu đề bài giới hạn phạm vi tư liệu trong các tác phẩm. Ví dụ “Chi
tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” Chứng minh qua tác phẩm Chí phèo
(Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân). Đề bài này giới hạn trong hai tác
phẩm cụ thể, tức là bắt buộc phải chứng minh trong phạm vi hai tác
phẩm. Cần tìm ra nét tương đồng – khác nhau là gì để vận dụng
thao tác phân tích – so sánh.

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


-

Đó là đối với phần thân bài, còn phần mở bài và phần kết bài. Đối
với HSG, cần một sự liên tưởng sáng tạo để gây thu hút, ấn tượng
ban đầu cho người đọc, cho các giám khảo và để lại ấn tượng, dư
âm ở phần kết bài. Có thể vận dụng các nhận định, ý kiến có nét
tương đồng với đề để làm câu mở đầu cho bài làm. Hoặc liên tưởng,
tưởng tượng, sáng tạo. (Lưu ý: NLVH khác NLXH ở chỗ, NLXH có thể
liên tưởng theo chiều hướng mở, sáng tạo theo cách nghĩ của cá
nhân gắn liền với thực tại cuộc sống, còn NLVH vẫn nằm trong một
chuẩn mực nào đó). Ví dụ: Ví văn học là cả bầu trời đêm, thì các nhà
văn sẽ là những vì sao … / Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa

thơm trái ngọt. Văn học là hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới.

Một số kiến thức cơ bản về lý luận văn học:

III.

1. Chi tiết nghệ thuật:

-

Là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư

tưởng (Từ điển thuật ngữ Văn học)
-

Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm có sống động được hay

không là nhờ các chi tiết => nó làm nên sự sống cho tác phẩm, góp phần
vào việc nhận thức cuộc sống, khám phá ra những mặt cơ bản của cuộc
sống.
-

“Không có chi tiết nghệ thuật thì tác phẩm không sống. Bất cứ

truyện ngắn nào cũng biến thành một cái que khô dùng để xâu cá mè
sống…”
-

Là các yếu tố nghệ thuật thiết yếu trong các tác phẩm tự sự, là


thành phần cấu tạo nên cốt truyện, nhằm phục vụ dụng ý nghệ thuật của
nhà văn.
-

“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” (M.Gorki)

-

“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong

bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


những nhãn tự trong thơ vậy” (GS Nguyễn Đăng Mạnh) => Có thể tham
khảo thêm trong cuối sách “100 đề chuyên…” (Cuốn màu xanh lá cây)
-

Đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tài năng của nhà văn

=> cá thể hóa nhân vật => nói lên quá trình diễn biến nội tâm phức tạp
và đặc điểm tâm lí của nhân vật (Liên hệ T37/ cuốn lý luận – Hà Minh Đức)
-

“Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà thông qua đó ta thấy cả

đại dương”

-

Tham khảo đề 30 trang 172, đề 33 trang 187, sách 100 đề chuyên.

2. Hình tượng nghệ thuật:
-

Là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản sinh ra hiện thực khách

-

quan.
Là yếu tố đặc trưng, cơ bản của nghệ thuật.
Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học, bắc nhịp cầu giữa hiện

-

thực xã hội và tư tưởng nhân văn
Là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của

-

người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.
Tham khảo trang 25/ Văn học – Hà Minh Đức.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán): “Hình tượng nghệ thuật
vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể cá biệt không lặp lại, lại vừa có
khả năng khái quát, bộc lộ được bản chất của một loại người hay một

-


quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ”.
Theo Bielinxki: “Hình tượng văn học là sự tổng hợp những tư tưởng và
say mê, là kết quả của một tấm lòng đầy thiết tha” (Bielinxki).
Tham khảo đề 40, trang 232 sách 100 đề chuyên.
3. Ngôn từ:
Có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử
qua hàng tram năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc
rộng lớn vô hạn. Có khả năng diễn tả những rung động biến thái của

-

-

tâm hồn con người.
“Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
4. Phong cách nghệ thuật:
“Phong cách chính là người” (Buy-phông)
Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của nhà văn.

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


-

Đặc điểm: thiên về hình thức nghệ thuật, có sự thống nhất và vận động


-

trong qua trình sáng tác của nhà văn.
Là một trong những điều kiện Là một trong những điều kiện quan trọng
để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn

-

có phong cách. Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
Là một phạm trù thẩm mỹ, là những nét riêng biệt, chủ yếu của một tài
năng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được bản lĩnh, tài nghệ xuất sắc của

-

nhà văn.
Tham khảo đề 41 trang 239, đề 49 trang 289 , sách 100 đề chuyên.
5. Quan điểm/ quan niệm sáng tác:
Là chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác; phải được hiện thực hoá
trong quá trình sáng tác; được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián

-

tiếp qua các tác phẩm.
Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo

-

thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.
Vai trò: Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng,

lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât...). Phần nào thể hiện tầm

-

tư tưởng của nhà văn.
Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là
vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ

-

tiên phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
6. Tình huống trong truyện ngắn:
Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc

-

nét nhất và tư tưởng nhà văn thể hiện rõ nhất.
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy

-

người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô

-

nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn.
Vai trò: Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ. Xuất
phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua
một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát

toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như
thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn

-

=> Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị
• Một tác giả tài năng.
7. Giọng điệu/ giọng nói riêng/ tiếng nói riêng:
Là phong cách,cách nhìn nhận,khám phá riêng của từng tác giả từ đề
tài,nội dung tư tưởng, cảm xúc của tác giả, hình thức nghệ thuật...
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


-

Bản chất của văn học là sáng tạo nên đòi hỏi mỗi tác giả khi sáng tác

-

phải phát huy tính sáng tạo của mình.
Mỗi tác phẩm đều là lăng kính chủ quan của mỗi tác giả.
Nhà văn Tuốc- ghê- nhép nói “Cái quan trọng nhất trong tài năng văn
học là tiếng nói của mình,là cái giọng riêng của chính mình,không thể

-

tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác”

Tham khảo đề 90 trang 362, sách 100 đề chuyên. “Điều còn lại với mỗi

-

nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”
8. Cách kết thúc truyện ngắn:
Là khâu cuối cùng quan trọng của cốt truyện, trực tiếp thể hiện thái độ
sống, gắn liền với chủ đề của tác phẩm => cảm hóa cái đẹp với thiên

-

-

-

-

nhiên con người.
9. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ:
Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong
tác phẩm tự sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)
+ Phân loại:
Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác
trong tác phẩm.
Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình

10. Nhà văn – tác phẩm – bạn đọc:
Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý
đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng

-

hiểu văn bản.
Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.
Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau
nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi.
11. Tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn, khuynh

-

hướng sử thi:
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng thể hiện cái “tôi” đầy tình cảm và trí
tưởng tượng phong phú, bay bổng. Cảm hứng lãng mạn đó là cách nhìn
thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, đầy mơ ước.Có khi đó là sự mơ
ước bay bổng hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin,sự lạc
quan.Có khi đó là những rung động về lí tưởng cao đẹp,khát vọng lớn
lao của những con người có chí hướng,hoài bão cao cả.

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


-

Cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 – 1975 là cảm hứng lãng mạn

tích cực, cảm hứng lãng mạn cách mạng. Nó giúp con người ta vượt lên
trên cuộc sống gian khổ và ác liệt mà hướng về tương lai chiến thắng,
về cuộc sống hạnh phúc và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh.
Các tác phẩm văn xuôi : Cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở hướng
vận động của cốt truyện, của số phận nhân vật của dòng suy tưởng,
người cầm bút đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ

-

hiện tại khó khăn đến tương lai đầy hứa hẹn.
Bi: nỗi buồn, là cảm giác được khơi gợi từ sự đau thương, mất mát của
con người. Tráng là cái hào hung, mạnh mẽ. Bi tráng là buồn đau mà

-

không bi lụy, vẫn mạnh mẽ, rắn rỏi, gân guốc.
Khuynh hướng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào ,
ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh
chung của cộng đồng. (1945 – 1975). Biểu hiện chủ yếu ở các phương

-

diện đề tài, chủ đề; hình tượng nhân vật và ngôn ngữ, giọng điệu.
Tham khảo những phần chú thích đằng sau mỗi tác phẩm trong SGK.
12. Thơ và truyện ngắn:
L. Tôn-xtôi: “Tôi không thể nào phân biệt được thơ và truyện ngắn.”
Pau-tôp-xki: “Truyện hay đến một mức nào đó thì thành thơ.”
Đặc điểm chung của thơ và truyện ngắn: dung lượng nhỏ, tính hàm
súc, phản ánh cuộc sống bằng thế giới và hình tượng…
Dựa vào đặc trưng thể loại, ta phân biệt:

• Thơ: cô đúc, chú trọng yếu tố trữ tình, nguyên tắc dùng nội cảm
để tri giác nội cảm. Ngôn ngữ có nhịp điệu, có khả năng nhảy vọt,


gián đoạn khoảng lặng tri âm. Chất thơ, biểu hiện qua nhãn tự, …
Truyện ngắn: chú trọng cốt truyện, sự kiện nhân vật => Yếu tố tự
sự. Ngôn ngữ có tính liên tục và phân tích. Chất văn xuôi, biểu

-

hiện qua chi tiết điển hình.
Tham khảo đề 36 trang 203, đề 45 trang 260 sách 100 đề chuyên.
13. Đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm:
Đề tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện
thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác

-

phẩm
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ
hiện thực mà tác phẩm thể hiện. M. Gorki: “Chủ đề là cái tư tưởng nảy
sinh trong kinh nghiệm của nhà văn, do cuộc sống gợi ra, nhưng còn ẩn
náu trong kho tang ấn tượng của nhà văn dưới dạng chưa thành hình;
nó đòi hỏi được thể hiện thành hình tượng, nó thức tỉnh nhà văn, kêu
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó”. (M. Gorki, Tác

phẩm, T.27, NXB Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Matxcova, 1953,
tr.214). Nó thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm
-

nhập vào bản chất đời sống của nhà văn.
Tư tưởng tác phẩm là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của những gì đã
được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề đã đặt ra trong tác phẩm theo
một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường, quan điểm của tác
giả. Nó chính là sự bộc lộ tư tưởng tác giả bằng tác phẩm văn học.
Trong các yếu tố tạo thành tác phẩm, tư tưởng có vai trò quan trọng

-

nhất vì nó có tác dụng chỉ đạo đối với toàn bộ tác phẩm.
14. Nhân vật:
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên
riêng. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ
không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó
trong tác phẩm. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là
các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho

-

những đặc điểm giống con người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không
thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng

-


nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu.
Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật văn học thành nhiều

-

kiểu, loại khác nhau:
Dựa vào vai trò, vị trí khác nhau trong tác phẩm, nhân vật văn học

-

được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ.
Dựa vào đặc điểm tính cách và việc truyền đạt sự đánh giá và thể hiện
lý tưởng xã hội của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân

-

vật chính diện (tích cực), nhân vật phản diện (tiêu cực).
Dựa vào thể loại văn học, người ta phân biệt nhân vật tự sự, nhân vật

-

trữ tình, nhân vật kịch.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức
năng (mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư

-

tưởng.
Tuy nhiên, mọi sự phân chia đều mang tính chất tương đối, nhân vật
trong thực tế văn học hết sức đa dạng, sự phân chia chỉ nhằm nhấn

mạnh đặc điểm cơ bản, xuất phát từ một trong những góc độ tiếp cận
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


các nhân vật văn học. Trong văn học cổ điển, thông thường nhân vật
chính đồng thời là nhân vật tích cực, chính diện và ngược lại. Tuy nhiên,
đối với văn học hiện đại, sự phân chia nhân vật trong tác phẩm không
rõ ràng, rạch ròi như văn học cổ điển, có nhân vật vừa ác vừa thiện,
vừa hiền vừa dữ…
14.1. Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt
-

truyện:
Nhân vật chính: đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm,
trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ

-

sở để tác giả triển khai đề tài của mình.
Nhân vật trung tâm: là các nhân vật xuất hiệntừ đầu đến cuối tác phẩm
về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn

-

đề trung tâm của tác phẩm ấy.
Nhân vật phụ: những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng
trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính.
14.2. Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển


-

của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm.
Nhân vật chính diện: nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư
tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về

-

phẩm chất cao đẹp của con người một thời.
Nhân vật phản diện: là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên oán, phủ

-

định...
14.3. Căn cứ vào cấu trúc nhân vật:
Nhân vật chức năng: nhân vật không có đời sống nội tâm đặc điểm cố
định từ đầu đến cuối tác phẩm tồn tại trong đấy chỉ nhằm một số chức

-

năng nhất định.
Nhân vật loại hình: tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại
người một thời. Nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình( ví dụ

-

nhân vật Nguyệt, Cô Đào...
Nhân vật tính cách: nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật thường có


-

những mâu thuẫn nội tại có những chuyển hoá
Nhân vật tư tưởng: đó là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn.
Nhân vật này dễ dơi vào công thức minh hoạ trở thành cái loa phát

-

ngôn của tác giả.
15. Văn học là một loại hình nghệ thuật:
Bielinxki: “Thơ văn là loại hình nghệ thuật cao cấp nhất… Thơ văn vừa
thể hiện trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa là âm thanh,
vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy, thơ văn mang trong mình
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như đồng thời sử dụng
không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng
biệt. Thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật”
16. Chức năng văn học và giá trị văn học: (phần này

-

quan trọng)
16.1. Chức năng văn học: Nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.
Chức năng nhận thức:
• Văn học đưa ta tới những chân trời hiểu biết mới, giúp ta hiểu
hơn cuộc sống không chỉ trong hiện tại mà cả trong quá khứ,


-



không chỉ trong phạm vi đất nước mà cả ở những xứ sở xa xôi.
Văn học có tính dự báo. Nó trở thành “cuốn sách giáo khoa của



đời sống”
Biểu hiện: hiểu biết quá khứ - hiện tại – tương lai, đời sống, cái

đẹp – cái xấu, thật – giả, đúng – sai.
Chức năng thẩm mỹ:
• Cái đẹp, nhiệm vụ, chức năng của tác phẩm văn học là phải đem
đến cho người đọc niềm vui, hung phấn, hào hứng, khoái cảm;

-

-



cho họ thấy và hiểu được cái đẹp.
Biểu hiện: nhà văn tìm tòi sáng tạo và chuyển tải thẩm mỹ tới



người đọc.

Cái đẹp mà văn học đem lại không phải là cái gì khác hơn là cái

đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.
Chức năng giáo dục:
• Văn học giáo dục nhân cách con người, cứu vớt con người. “Văn
học là nhân học”
Ngoài ra, văn học còn có chức năng giao tiếp: tiếp nhận văn học. Tác
phẩm văn học là kênh giao tiếp nối nhà văn và độc giả => định hướng,
đáp ứng nhu cầu của độc giả.

16.2. Giá trị văn học:
-

-

Giá trị nhận thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản
thân mình.
Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống
• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có
thái độ và quan điểm sống đúng đắn.

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1


• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên

-

-

-

lành mạnh, trong sáng.
Giá trị thẩm mĩ:
• Nội dung:
Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời
Vẻ đẹp bản thân con người.
• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ
thuật sinh động, giàu sức gợi.
Mối quan hệ của 3 giá trị:
• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.
• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức
• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực
nhất qua giá trị thẩm mĩ.
Ngoài ra còn có giá trị nghệ thuật: chủ yếu về mặt hình thức: sử dụng
phương tiện, phương thức, kĩ năng, kĩ xảo để xây dựng hình tượng nghệ
thuật (hình ảnh, chi tiết. ngôn từ, BPNT, thể thơ, giọng điệu, không

-

gian, thời gian, tình huống,… )
17. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học:
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng
của văn học. Ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng là ngôn ngữ của đời
sống, ngôn ngữ của toàn dân, nhưng đã được nâng lên đến trình độ
nghệ thuật; nói cách khác, đó là ngôn ngữ toàn dân đã được trau dồi


-

mài dũa, đã được tinh luyện.
“từ ngữ là những hiệp sĩ trong đạo quân không thể thay thế được” (K.

-

Varnalix)
“mỗi từ đều có khả năng phát động một trường liên tưởng rộng lớn”
(V.V. Vinogiadop)

Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt Anh
/>
1



×