Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Đồng bộ dữ liệu tự động giữa Magento và sàn thương mại điện tử Lazada.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN LƯƠNG MẠNH

ĐỒNG BỘ DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG GIỮA MAGENTO VÀ SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN LƯƠNG MẠNH

ĐỒNG BỘ DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG GIỮA MAGENTO VÀ SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA

Ngành: Công Nghệ Thông Tin
Chuyên ngành: Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mã số: 16025023

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRÚC MAI

Hà Nội – 2018
2




LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Trúc Mai, thầy đã
nhiệt tình chỉ bảo em thực hiện luận văn này trong suốt thời gian vừa qua. Thầy đã
hướng dẫn để em có thể lựa chọn một đề tài phù hợp với năng lực của bản thân, giúp
em cơ hội được học tập và trau dồi kiến thức, để em có thành quả ngày hôm nay.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường Đại học Công
Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong hơn 2 năm học tại
trường, trang bị cho em những kiến thức cần thiết để em hoàn thành khoá luận và là
hành trang cho em sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ,
tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế nên luận văn của
em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô và các bạn để em có thể hoàn thiện và khắc phục những thiếu sót của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Lương Mạnh, học viên cao học K23 trường Đại học Công Nghệ
- Đại học Quốc gia Hà Nội, xin khẳng định khoá luận tốt nghiệp “Đồng bộ dữ liệu tự
động giữa Magento và sàn thương mại điện tử Lazada” là luận văn nghiên cứu của tôi,
được thầy Trần Trúc Mai hướng dẫn. Tất cả những tài liệu trích dẫn đều có nguồn gốc
rõ ràng. Nếu có sai phạm, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Lương Mạnh

4


Mục lục

5


Đặt Vấn Đề
Công nghệ ngày càng phát triển. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt
của đời sống là một điều tất yếu. Trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử. Có rất
nhiều các web thương mại điện tử ra đời dựa trên những nền tảng công nghệ khác
nhau. Đồng thời cũng có nhiều nhà kinh doanh bán sản phẩm của mình trên nhiều gian
hàng khác nhau. Vì vậy việc đồng bộ dữ liệu giữa các gian hàng là một điều thiết yếu
và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên vấn đề ở đây là các gian hàng này được viết trên các
nền tảng khác nhau do đó cấu trúc hệ thống cũng khác nhau nhưng việc đồng bộ dữ
liệu của chúng lại cần có sự đồng nhất thật chính xác và chi tiết. Vì vậy, tôi đã xây
dựng luận văn này nhằm nghiên cứu xây dựng giải pháp đồng bộ dữ liệu tự động giữa
hai hệ thống trên nền tảng Magento và sàn thương mại điện tử Lazada. Qua đây, tôi sẽ
giải quyết những vấn đề không đồng nhất cấu trúc của hai hệ thống, đó cũng là những
vấn đề chung khi đồng bộ với những hệ thống khác.

6


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử?
1.1.1. Thương mại điện tử là gì?

Việc thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh trên các phương
tiện điện tử. Thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông
qua internet. Chúng bao gồm các hoạt động sau: Mua hàng, bán hàng, thanh toán, vận
chuyển.
Thương mại điện tử thực hiện việc trao đổi hàng hóa ở nhiều mặt khác nhau
như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế, thương mại dịch vụ như cung cấp thông tin, dịch
vụ pháp lý, tài chính, các hoạt động truyền thống như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và
rất nhiều các hoạt động mua bán online khác như ví điện tử thanh toán qua tài khản
ngân hàng. Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách
thức mua sắm của con người.
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử
So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số
điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên giao dịch không cần phải biết nhau, mọi giao dịch đều được thực hiện
trên thiết bị điện tử
Trong thương mại truyền thống, các bên sẽ phải gặp trực tiếp nhau để tiến hành
giao dịch. Các giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc cầm tiền, lấy hàng và hình
thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Các phương tiện truyền thông
chỉ để trao đổi thông tin kinh doanh chứ không dùng để mua bán.
Thương mại điện tử sẽ có một môi trường giao dịch rất lớn, khắp thế giới, tạo
điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội tham gia vào thị trường
giao dịch toàn cầu.
Các giao dịch thương mại điện tử có thể được thực hiện xuyên quốc gia trong
khi giao dịch truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc
gia vì thế thương mại điện tử mang ý nghĩa cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển, thì chỉ với một máy tính cá nhân bạn có thể
kinh doanh ngay tại nhà mà lại có thể bán hàng trên khắp thế giới.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử thì luân cần có sự tham gia của
nhà cung cấp dịch vụ mạng, và các người giao vận hàng hóa.


7


Trong Thương mại điện tử, ngoài những người tham gia giao dịch mua bán thì
đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực
và người giao hàng là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện
tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ
các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng
xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Trong giao dịch truyền thống, thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu,
còn với thương mại điện tử thì thông tin chính là thị trường.
Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình
thành như xây dựng việc hỗ trợ cho quảng cáo sản phẩm. Xây dựng các trang web để
cung cấp thông tin trên mạng. Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ
trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng sẽ được dẫn tới các gian hàng có rất
nhiều những sản phẩm khác nhau, đáp ứng tât cả các nhu cầu của khách hàng vì thế tỷ
lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Su hướng mua hàng qua mạng ngày
càng được ưa chuộng thậm chí nhiều người sẵn sàng trả thêm tiền để mua hàng còn
hơn là phải đi tới tận cửa hàng.
Các chủ cửa hàng ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin sản phẩm lên
web để khai thác mảng thị trường rộng lớn bằng cách mở cửa dan hàng ảo.
1.1.3. Các cơ sở và các loại giao dịch thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử cần phải có hội đủ một số cơ sở:
Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh để truyền tải các nội dung thông
tin như âm thanh, hình ảnh, nghe nhạc và xem video trực tuyến. Đồng thời phải đáp
ứng trọng tải truy cập lớn tại một thời điểm.
Hạ tầng pháp lý: Phải xây dựng những bộ luật về thương mại điện tử để công
nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử như việc ký kết hợp đồng qua mạng, luật
bảo vệ quyền sở hữ trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng.
Xây dựng các phương thức thanh toán đa dạng như qua thẻ, qua tiền điện tử,

qua EDI. Cần kết hợp với các ngân hàng để đảm bảo việc thanh toán được đúng quy
trình.
Xây dựng hệ thống chuyển phát nhanh, tin cậy và an toàn.
Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử
để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng

8


1.1.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong thương mại điện tử có ba đối tượng: Thứ nhất là doanh nghiệp giữ vai trò
động lực phát triển thương mại điện tử, thứ 2 là người tiêu dùng giữ vai trò quyết định
sự thành công của thương mại điện tử, cuối cùng là các cơ quan chức năng giữ vai trò
định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các đối tượng trên ta có các
loại giao dịch thương mại điện tử sau: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C ... trong đó B2B và
B2C là hai loại hình giao dịch thương mại điện tử quan trọng nhất.
Business-to-business (B2B): Mô hình thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp
với doanh nghiệp. Là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên
mạng. Các đối tượng tham gia giao dịch B2B gồm có: Người trung gian trực tuyến,
người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: Mua ngay theo yêu cầu khi giá
cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người
mua và người bán.
Business-to-consumer (B2C): Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa
các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua
các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm
thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm,
sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.
Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của thương mại điện tử. Ngoài ra trong
thương mại điện tử người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business
(G2B) là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ,

Government-to-citizens (G2C) là mô hình thương mại điện tử giữa các cơ quan chính
phủ và công dân còn goi là chính phủ điện tử, consumer-to-consumer (C2C) là mô
hình thương mại điện tử giữa các người tiêu dùng và mobile commerce (mcommerce)
là thương mại điện tử thực hiện qua điện thoại di động.
1.1.5. Lợi ích của thương mại điện tử
Thu thập được nhiều thông tin
Thương mại điện tử giúp các bên tham gia có nhiều thông tin về thị trường, đối
tác, giảm chi phí quảng cáo và giao dịch, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng. Các
doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ đó có thể xây
dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị
trường trong nước, khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những
động lực phát triển kinh tế.
Giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch
Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Bạn
không cần phải có văn phòng để để giấy tờ sổ sách vì mọi giao dịch đều được lưu trữ
9


trên máy tính, việc mua bán diễn ra nhanh chóng và dễ dàng nên không cần quá nhiều
nhân công cho nên giảm được chi phí về nguồn nhân lực.
Xây dựng quan hệ với đối tác
Thương mại điện tử giúp các bên có thể trao đổi tức thì, liên tục và nhiều lần. Nhờ
đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục. Sẽ có
thêm các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên
phạm vi rộng và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
1.2. Tổng quan về Lazada
1.2.1. Lazada group
Lazada Group là một công ty tư nhân của Đức chuyên về mua sắm trực tuyến
hiện đang hoạt động rất mạnh ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan

và cả Việt Nam. Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực thương mại
điện tử và vẫn đang giữ vị trí hàng đầu ở Đông Nam Á. Lazada đem đến những trải
nghiệm mua sắm hiệu quả tới khách hàng và cung cấp cho các nhà bán lẻ một cách
tiếp cận trực tiếp đến một bộ phận lớn người mua hàng trong khu vực.

Hình 1.1 Thị trường rộng lớn mà Lazada hướng đến

10


Với 300 triệu SKUs, Lazada cung cấp rất nhiều sản phẩm từ làm đẹp, thời
trang, thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi, phụ kiện thể thao và rất nhiều mặt
hàng khác. Với hàng trăm ngàn sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau, Lazada
tự tin khẳng định rằng họ sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu mua sắm đa dạng của khách hàng.
Bên cạnh đó, đúng với phương châm “Dịch vụ đi đầu, giá tốt theo sau”, Lazada tập
trung hướng đến sự trải nghiệm người dùng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng
toàn diện như dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng rất chu đáo, thanh toán đơn giản
và tiện lợi, dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và rộng khắp, giúp tăng niềm tin và sự hài
lòng, khiến khách cũ quay lại và khách mới đến nhiều hơn .
Ngay từ những ngày đầu tiên, Lazada đã có những chính sách khuyến khích
người dùng mua hàng trực tuyến như tổ chức chiến dịch cách mạng mua sắm trực
tuyến (Lazada’s Online Revolution). Với quy mô lớn về cả mức sản phẩm và truyền
thông, sự kiện này được Lazada tổ chức thường niên và luôn đem lại những kết quả
đáng nể.
Theo thống kê trên trang Wikipedia, trong năm 2015, chương trình cách mạng
mua sắm trực tuyến của Lazada Việt Nam đã thu hút 1.5 triệu lượt truy cập với hơn
100 000 đơn hàng trong vòng 3 ngày cuối của chiến dịch. Không chỉ khẳng định vị thế
của mình, Lazada còn đang góp phần giới thiệu và định hướng cộng đồng tới gần hơn
với e-commerce và các công nghệ hiện đại khác.
1.2.2. Lazada Viet Nam

Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 và được đặt tại 15 Empress
Tower, 138 Hai Bà Trưng, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty
có hai chi nhánh kho giao nhận hàng chính, một ở Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh và kho còn lại ở Thường Tín, Thành phố Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân phối và chuyên chở hàng đến mọi nơi trên toàn quốc.
Lazada đã có màn ra mắt thị trường thương mại điện tử Việt Nam ấn tượng với
khẩu hiệu: “Một click, ngàn tiện ích”. Vào thời điểm ra mắt, Lazada đã nhanh chóng
gây được cảm tình với khách hàng khi giới thiệu một website mua sắm bắt mắt, có nội
dung được đầu tư nghiêm túc với hơn 50.000 mặt hàng trong 12 nhóm ngành hàng, từ
điện thoại di động, laptop, đồ gia dụng, mỹ phẩm cho đến thời trang… (tính đến
12/2012).
Lazada có mặt tại Việt Nam đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn. Trong khi các
doanh nghiệp Việt Nam phải dè xẻn, tính toán từng đồng để tối ưu hóa quảng cáo
online, thì Lazada lại đổ tiền “rải thảm” trên hầu hết các kênh truyền thông, trong đó
hình thức Google Adwords và Facebook Ads được lựa chọn nhiều hơn cả.
Chiến lược của Lazada là giao tất cả các đơn hàng trên toàn quốc, không kể to hay
nhỏ, nhiều hay ít và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, Lazada chấp nhận thất thoát 2% doanh

11


số do hàng hóa thất lạc, hỏng vỡ trên đường di chuyển và thu tiền sau để kích thích
những người còn đang do dự chuyển sang phương thức mua hàng online. Muốn đạt
được điều đó, họ phải thông qua các công ty chuyển phát nhanh (trong khi đó các
doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu chọn hình thức tự giao hàng trong nội thành
hoặc khách hàng đến tận nơi nhận sản phẩm).
Thách thức thứ hai mà Lazada vấp phải khi vào thị trường Việt Nam chính là thu
hút người tiêu dùng và tạo cho họ niềm tin vào việc mua hàng trực tuyến. Việc hàng
loạt các website bán hàng trực tuyến lừa đảo khách hàng, bán hàng không đúng mô
tả… đã khiến lòng tin của người tiêu dùng vào thương mại điện tử bị sụt giảm nghiêm

trọng. Những lùm xùm xung quanh vụ Nhóm Mua vào thời điểm cuối năm 2012 như
một giọt nước làm tràn ly, đẩy người tiêu dùng ra xa hơn với mô hình bán hàng trực
tuyến. Lazada cũng không tránh khỏi cơn bão dư luận đó. Công ty này cũng đã nhận
không ít những khiếu kiện từ khách hàng và bị tố cáo lừa đảo, làm ăn bất tín vào đầu
năm 2013.
Tháng 12/2013, Lazada công bố hình ảnh thương hiệu mới “Lazada – Niềm tin
Việt” nhằm xóa tan những phản hồi tiêu cực trước đó. Bên cạnh website được xây
dựng như một showroom, Lazada còn tiến hành hàng loạt chương trình khác nhằm thu
hút khách hàng như cho phép mua sắm, được giao nhận tận nhà mà không cần bất cứ
cam kết nào, người mua có thể ra quyết định mua/không mua hàng sau khi nhìn thấy
tận mắt sản phẩm. Kéo dài thời gian đổi trả sản phẩm trong vòng 30 ngày.
Mục tiêu mà Lazada Việt Nam hướng đến là:
Nơi mua sắm lý tưởng: Với hàng trăm ngàn sản phẩm đa dạng thuộc những ngành
hàng khác nhau từ sức khỏe và sắc đẹp, trang trí nhà cửa, thời trang, điện thoại và máy
tính bảng đến hàng điện tử tiêu dùng và điện gia dụng, Lazada đáp ứng tất cả nhu cầu
mua sắm của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm đến từ các thương hiệu quốc tế
và Việt Nam thì cũng có thể tìm thấy nhiều sản phẩm độc quyền chỉ có duy nhất tại
Lazada.
Mua sắm dễ dàng và thuận tiện: Không còn phải lo kẹt xe, đông đúc và xếp hàng
dài chờ đợi! Giờ đây, khách hàng có thể mua sắm bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu trên
máy tính và điện thoại di động của mình. Với dịch vụ chuyển hàng nhanh chóng và
đáng tin cậy, khách hàng chỉ cần ngồi thư giãn tại nhà và món hàng sẽ được giao đến
tận nơi.
Mua sắm an toàn và đảm bảo: Hiểu được tầm quan trọng của việc mua sắm an toàn
và đảm bảo, Lazada.vn cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn thanh toán an ninh
bao gồm cả thanh toán khi nhận được hàng, nghĩa là chỉ trả tiền khi đã nhận được món
hàng của mình.
Bảo đảm về chất lượng và tính xác thực: Tất cả các giao dịch trên Lazada đều được
đảm bảo là sản phẩm chính hãng, mới, không khiếm khuyết hay hư hỏng. Nếu không,
khách hàng có thể hoàn trả.

Chỉ 9 tháng sau khi có mặt ở thị trường Việt Nam, Lazada.vn đã đạt được mốc 23
triệu lượt truy cập. Theo báo cáo cuối năm 2013 của hãng nghiên cứu comScore (Mỹ),
Lazada.vn là trang web thương mại điện tử của nước ngoài duy nhất có mặt trong top
5 website bán lẻ hàng đầu Việt Nam với lượng truy cập cao thứ 2 (khoảng 2,3 triệu

12


lượt/ngày). Ước tính đến thời điểm này, trung bình mỗi ngày Lazada có khoảng hơn
1.800 đơn hàng, và doanh thu mỗi tháng khoảng 2,5 triệu USD (tương đương hơn 50
tỷ đồng), trong đó lãi gộp khoảng 15-20%. Trong top 10 website thương mại điện tử
tại Việt Nam, Lazada.vn đang giữ vị trí số 1 với khoảng 30% thị phần, chứ không còn
ở vị trí số 2 như các con số thống kê trước đó vẫn nêu.

Hình 1.2. Doanh nghiệp thương mại điện tử được tìm kiếm nhiều nhất năm 2017

1.3. Tổng quan về Magento
1.3.1. Khái niệm
Magento là một phần mềm thương mại điện tử mã nguồn mở do Varien sáng
lập, cái mà rất thuận lợi cho kinh doanh trên mạng. Nó có kiến trúc module linh hoạt
rất hữu ích cho người dùng. Magento sử dụng nền tảng thương mại điện tử cung cấp
cho các tổ chức các giải pháp thương mại điện tử tối ưu nhất.
1.3.2. Tại sao lại sử dụng Magento?
Magento là một phần mềm thương mại mã nguồn mở.

13


Magento có thể mở rộng và cung cấp cho các tổ chức nhỏ để xây dựng giải
pháp doanh nghiệp.

Magento cho phép tìm kiếm và sắp xếp các sản phẩm theo nhiều cách khác
nhau.
Magento dễ dàng tích hợp với nhiều trang web của bên thứ ba.
1.3.3. Tính năng
Magento cung cấp các phương thức thanh toán khác nhau như credit cards, PayPal,
cheques, money order, Google checkouts.
Magento cho phép vận chuyển nhiều sản phẩm một lần đến nhiều địa chỉ.
Magento giúp quản lý các đơn đặt hàng dễ dàng bằng cách sử dụng admin panel.
Magento cung cấp trạng thái mua hàng và lịch sử sản phẩm. Nó cũng hỗ trợ e-mail
và RSS feeds.
Magento hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, các loại tiền tệ khác nhau và thuế.
Magento lọc các sản phẩm và hiển thị theo dạng grid hoặc danh sách.
Magento giúp bạn dễ dàng duyệt các sản phẩm. Nó có các tính năng như phóng
to hình ảnh và kiểm tra tính hàng tồn kho.
1.3.4. Lợi thế
Magento là phần mềm thương mại điện tử thân thiện với người dùng.
Magento tương thích với điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di
động khác.
Magento cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán, do đó, mỗi khách truy cập có thể
thực hiện thanh toán dựa trên cổng thanh toán ưa thích của họ.
Magento có nhiều phần mở rộng hỗ trợ phát triển cửa hàng online.

14


1.3.5. Kiến trúc magento

Hình 1.3 Mô hình kiến trúc magento
Magento, cũng như nhiều nền tảng ứng dụng khác nó được xây dựng trên một
bộ khung phát triển phần mềm chuẩn. Đó là Zend Framework (ZF), một bộ khung nổi

tiếng trong giới phát triển phần mềm mã nguồn mở PHP. Với nguyên lý lập trình
hướng đối tượng và một nền móng vững chắc, bảo mật và có khả năng mở rộng cao,
ZF giúp Magento có được 3 đặc tính sau:
Tính linh hoạt: Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng lớn, yêu cầu chạy trên
dất nhiều thiết bị điện tử do đó sẽ rất đa dạng. Magento có khả năng tuỳ biến cao để
thích ứng với mọi yêu cầu của từng trường hợp cụ thể.
Tính cập nhật: Magento chia thành 3 vùng lập trình core, community và local,
nó cho phép tuỳ biến dễ dàng mà không ảnh hưởng tới việc nâng cấp bộ mã nguồn
của nó.

15


Tốc độ và bảo mật: Các nhà phát triển Magento luôn tuân thủ các quy ước lập
trình chuẩn theo các mô hình thực tiễn tốt nhất chính vì vậy nó đảm bảo tối ưu hoá
hiệu năng của phần mềm và giúp cho các cửa hàng trực tuyến với độ bảo mật cao.
Kiến trúc magento có các thành phần sau:

Hình 1.4 Kiến trúc thư mục trong magento
Adminhtml: Ở đây chứa đựng tất cả các cơ chế quản lý gian hàng online của
Magento. Chỉ có người bán hàng mới nhìn thấy phần này còn người mua thì không
thấy. Người bán hàng có thể quản lý được tất cả các việc liên quan tới bán hàng như
quản lý doanh số, đơn đặt hàng, sản phẩm, danh mục sản phẩm. Đồng thời cũng có
thể cài đặt các gói mở rộng cũng như thiết lập nhiều gian hàng cho cùng một website.
Nếu có một module hay một extension cho Magento, người bán hàng có thể tạo ra cơ
chế quản lý việc bật hay tắt và các thiết đặt khác của nó tại khu vực này.
Frontend: Là nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy và tiến hành mua hàng tại
đây. Tất cả các sản phẩm được bày bán tại đây cũng như các tính năng đặt hàng, tạo
hoá đơn và rất nhiều tiện ích khác giúp cho khách hàng có thể mua hàng một cách tiện
nợi nhất. Khi cài Magento bạn đã có ngay một web bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên,

chúng ta cần phải tùy biến nó để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
Install: Là nơi cài đặt magento.
16


Codepools: Đây là nơi chứa code của magento. Được chia ra làm 3 vùng mỗi
vùng có một chức năng và nhiệm vụ riêng.
Core: Đây là vùng quan trọng nhất tạo nên cốt lõi của Magento, nó bao gồm rất
nhiều module được viết bởi các chuyên gia lập trình magento. Khi muốn tùy biến
trước hết chúng ta phải hiểu được phần này để biết được những gì Magento cung cấp,
các thư viện cũng như các hàm có sẵn để chúng ta sử dụng. Magento không khuyến
khích viết đè lên hay chỉnh sửa phần lõi này vì nó ảnh hưởng đến khả năng cập nhật
của Magento và có thể gây ra các rắc rối không thể sửa chữa được.
Local: Đây là nơi chứa code của người dùng, tất cả những tùy biến sẽ được lưu
trữ lại vùng này. Do đó nó hoàn toàn tách biệt với vùng lõi và không dính líu tới quá
trình cập nhật của Magento khi có phiên bản mới.
Community: Nơi lữu trữ các thay đổi của cộng đồng phát triển Magento. Cũng
như vùng local, vùng này được phân tách ra để các nhà phát triển ứng có thể phát triển
những sản phẩm của riêng họ mà không gây ảnh hưởng gì trong lõi của Magento.
Extensions: Gói này cho phép mở rộng các chức năng của Magento. Thông
thường, các gói này phải tuân theo các quy định và điều khoản của Magento để đảm
bảo chúng không có bất kỳ một tác động nào vào các phần cốt lõi bên trong Magento,
và các tính năng mới mà mà họ thêm vào cũng không gây ảnh hưởng tới việc cập nhập
Magento.
Modules: Module là một gói mở rộng nhằm mở rộng cả tính năng lẫn đặc tính
của Magento. Nó giúp tăng tính trải nghiệm của khách hàng như việc tích hợp một
phương thức thanh toán mà chưa hỗ trợ bởi magento hay tạo hệ thống thưởng điểm
cho khách hàng.
Bên trong một Module lại có rất nhiều các thành phần đảm nhiệm những chức

năng khác nhau như:
Blocks: Giúp cho Magento phân biệt các mảng chức năng trong hệ thống và tạo
ra phong cách quản lý kiểu modul. Blocks lại có 2 loại và chúng kết hợp với nhau để
tạo ra giao diện trực quan.
Structural blocks: Các khối này có tác dụng là thiết kế layout cho các trang.
Việc trang web có bố cục như thế nào là do khối này quyết định.
Content blocks: Khối này chứa nội dụng cho mỗi khối structural blocks bằng
cách chèn đoạn mã HTML vào.
Helpers: Giúp cho quá trình lập trình của bạn trở nên dễ dàng hơn ở một khía
cạnh nào đó. Tại đây bạn sẽ cho vào các helper class. Các hàm bạn định nghĩa trong
helper có thể được gọi ở bất cứ chỗ nào.

17


Model: Chính là nơi xử lý sự kiện. Nó là các lớp cung cấp dữ liệu , dịch vụ liên
quan đến dữ liệu và business logic . Các lớp này làm việc trực tiếp với dữ liệu và cung
cấp dữ liệu cho các thành phần khác trong Magento.
Controllers: là các lớp điều khiển luồng ứng dụng, nó tiếp nhận đầu vào là các
yêu cầu của người dùng thông qua HTTP header, chuyển tiếp các yêu cầu đó đến các
lớp phụ trách trực tiếp xử lý yêu cầu. Từ đường link router sẽ tìm đến Controller điều
khiển đường link đó.
Data: Chứa các dữ liệu cài đặt để khởi tạo module. Các dữ liệu này sẽ được lưu
vào database. Ví dụ, khi muốn tạo một trang CMS của riêng mình thì đây là nơi để bạn
cho các dữ liệu khởi tạo vào.
Sql: Cũng như trong thư mục "data", các dữ liệu trong thư mục này dùng để cài
đặt khởi tạo module. Tuy nhiên nó không đi kèm nội dung mà thường chỉ gồm các câu
lệnh SQL cơ bản để bạn khởi tạo cấu trúc các bảng trong cơ sở dữ liệu. Nói chung, vì
thư mục này và "data" không khác nhau nhiều nên thường người ta chỉ sử dụng thư
mục này cho cả việc khởi tạo data lẫn cấu trúc dữ liệu.

Etc : bao gồm các files xml để config cho module, tùy theo mỗi module mà có
các files xml khác nhau.
Interface: Là tập hợp các chủ đề giao diện xác định những thứ bạn nhìn thấy và
các chức năng người dùng của cửa hàng Magento. Một interface có thể được đặt vào
một trong số các cấp độ quản lý như website-level, store-level hoặc cả website-level
lẫn store-level trong khu vực admin backend.
Themes: Theme chứa các layout, template và các skin giúp tạo ra môi trường
trực quan mà người dùng nhìn thấy ở Magento. Magento cho phép hỗ trợ nhiều thêm
cùng một lúc. Theme thì có hai loại:
Theme mặc định: Mỗi giao diện (interface) đi kèm với một theme được gọi là
'default', cũng chính là theme mặc định của giao diện ấy. Một khi đặt một giao diện
cho Magento, nó sẽ tự động tìm theme mặc định này đầu tiên tiên. Vì thế, theme này
phải luôn đảm bảo có đủ tất cả các layouts, templates và skins chuẩn để chạy được mọi
trang trong Magento. Theme không mặc định: Chính là những themes tùy biến trên
một vài trang nhất định. Magento hoạt động theo tính kế thừa nên khi những file còn
thiếu sẽ được tự động lấy trong default theme. Theme này giúp tạo ra các thay đổi tính
tạm thời, giúp người lập trình không phải tốn công làm lại toàn bộ giao diện mặc định
với số lượng file khổng lồ. Người lập trình chỉ cần thay đổi CSS, JS, HTML sẽ tạo ra
những trang web có giao diện khác.

18


1.3.6. Mức độ phổ biến của Magento
Theo một báo cáo của Aheadworks.com - Báo cáo thị trường thương mại điện
tử năm 2015, Magento giữ được 29,1% thị phần thương mại điện tử trong Top 1 triệu
của Alexa.

Hình 1.5 Thị phần của Magento theo báo cáo của Aheadworks.com


1.4.

Mục tiêu của khoá luận
Trước đây thì chỉ có doanh nghiệp mới được phép bán hàng trên

Lazada, nhưng hiện nay, Lazada đã cho phép cá nhân tạo tài khoản
bán hàng trên website thương mại điện tử của họ cho nên Lazada đã
nhanh chóng có được thị trường lớn như ngày hôm nay. Quy trình để có thể tạo
được cửa hàng để bán hàng trên Lazada cũng hết sức đơn giản. Người bán hàng chỉ
cần đăng ký cửa hàng sau đó đưa thông tin sản phẩm vào gian hàng còn các qui trình
xử lý đặt hàng, thanh toán và vận chuyển sẽ được Lazada đại diện thực hiện. Vì vậy,
cơ sở kinh doanh cần tập trung vào quá trình quản lý nội dung sản phẩm của mình để
có thể tối đa hoá lợi ích cho cả hai bên.
19


Mỗi nhà bán lẻ cũng có thể có riêng một trang web của mình, và nhu cầu thiết
yếu là đồng bộ nội dung của trang web đó lên trên hệ thống Lazada. Web bán hàng
thương mại điện tử có thể được viết trên nhiều nền tảng khách nhau, một trong những
nền tảng được sử dụng phổ biến nhất đó là Magento do nó là nền tảng mã nguồn mở.
Có nghĩa là mọi người có thể điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của mình mà không
phải trả bất cứ khoản phí nào cho Magento cả. Magento gần như có đầy đủ các tính
năng cho 1 cửa hàng trực tuyến từ quy mô nhỏ đến các quy mô lớn như một cái chợ
trực tuyến.
Vì vậy mục tiêu của luận văn này là xây dựng được một thống đồng bộ dữ liệu
tự động giữa Magento và sàn thương mại điện tử Lazada đồng thời để nó tạo một cơ sở
để phát triển các giải pháp đồng bộ trên những nền tảng khác.

Research


Development, Test

Solution

Implement API

Breakdown Problems

Analysis

Focus on one problem

No, find new solution

Yes
Problem?
No
Apply on Magento

Yes

Fixable?

Yes
Problem?

No

Hình 1.7. Mô hình phát triển


20

Build UI
(if needed)


Do cấu trúc sản phẩm trên Magento và hệ thống Lazada là khá khác nhau nên
để xây dựng được một giải pháp đồng bộ chính xác và đạt hiệu quả cao, bước đầu tiên
ta cần phải tìm hiểu thật kĩ về cấu trúc của cả hai hệ thống cũng như nghiên cứu cách
sử dụng Lazada API. Sau đó sẽ triển khai API vào Magento và kiểm tra thật kĩ để đảm
bảo mọi câu lệnh có thể được thực hiện mà không gặp vấn đề gì trong quá trình phát
triển sau này. Việc tiếp theo là chia vấn đề thành những công việc nhỏ hơn và tập trung
vào giải quyết từng công việc một. Để giải quyết một công việc ta thực hiện như sau:
Phân tích vấn đề để tìm ra các giải pháp sau đó kiểm thử lại với API xem có vấn đề gì
không, nếu có vấn đề trong quá trình cài đặt API thì tiến hành sửa lỗi và kiềm thử lại,
nếu vấn đề lằm ở phần giải pháp thì cần tìm giải pháp mới. Nếu không có vấn đề với
việc cài đặt API thì tiến hành áp dụng trên Magento, nếu có vấn đề thì tiến hành khắc
phục còn không thì tiến hành xây dựng hướng dẫn sử dụng nếu cần. Sau đó tiếp tục
với các nhiệm vụ còn lại.

21


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.

2.1.

Lý thuyết đồng bộ
Quá trình trao đổi và đồng bộ thông tin giữa 2 hay nhiều nguồn dữ liệu theo

thời gian được gọi là đồng bộ hóa dữ liệu. Đồng bộ hóa có rất nhiều ứng dụng như có
thể đồng bộ hình ảnh, tập tin. Đồng bộ dữ liệu có thể thực hiện trên các thiết bị điện tử
như máy tính, điện thoại...
Có nhiều mô hình đồng bộ dữ liệu đã được công bố. Vấn đề cốt lõi của việc
đồng bộ liên quan tới bài toán mã hóa SlepianWolf . Việc xem xét dữ liệu là yếu tố
quan trọng trong việc đồng bộ.
Dữ liệu không có thứ tự: Việc đồng bộ hóa dữ liệu không có thứ tự được thể
hiện bằng cách tính mức chênh lệch đối xứng giữa hai tập xa nhau. Có các cách xử lý
sau:
Chuyển toàn bộ: Toàn bộ dữ liệu sẽ được chuyển tới một nơi để so sánh cục bộ.
Phương pháp này có ưu điểm như dễ cài đặt và thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này
có một hạn chế rất lớn đó là rất tốn băng thông và mất nhiều thời gian với dữ liệu lớn.
Theo dấu thời gian: Tất cả các thay đổi trên dữ liệu sẽ được đánh dấu bằng dấu
thơi gian và dựa vào dấu thời gian đó để đồng bộ chỉ những dữ liệu bị thay đổi.
Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp chuyển toàn bộ.
Tuy nhiên khi thực hiện cách này cần lưu ý làm thế nào để ghi nhận những thay đổi
của tập dữ liệu trên nguồn này với nguồn còn lại, hai là hòa hợp những thay đổi này
vào tập dữ liệu đích.
Kiểu toán học: Gán dữ liệu như những đối tượng toán học và đồng bộ tương
ứng với quy trình giải toán.
Dữ liệu được xếp thứ tự: Hai chuỗi xa nhau và cần được hòa hợp với nhau.
Thường thì các chuỗi này được giả định là khác nhau tới một số cố định các sửa đổi
nào đó (tức là các thao tác thêm, xóa, sửa các ký tự). Sau đó quá trình đồng bộ hóa dữ
liệu là việc giảm dần khoảng cách sửa đổi giữa và, cho đến khi khoảng cách sửa đổi
bằng không.
Có nhiều nhà khoa học tiến hành xây dựng các thuật toán đồng hóa dữ liệu như:
Palm HotSync, Intellisync, SyncML, CPISync, … Tuy nhiên việc xây dựng thuật toán
đồng bộ dữ liệu cần chú ý đến việc dữ liệu phân tán trên nhiều thiết bị khác nhau,
nhiều nền tảng khách nhau và cấu trúc dữ liệu ở hai nguồn cũng khác nhau...


22


2.2.

Hệ thống sản phẩm của Lazada
Trong thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng, những người bán
hàng luôn cố gắng tạo cho người sử dụng nhiều lựa chọn, cho phép người mua đa dạng
hóa mong muốn của mình. Cấu trúc sản phẩm phân cấp cha – con là một dạng cấu trúc
vô cùng phổ biến và tiện lợi để hỗ trợ cho việc này. Sản phẩm cha sẽ đóng vai trò làm
đại diện, cung cấp các thông tin định dạng sản phẩm giúp cho người mua hàng xác
định được đó chính xác là mặt hàng mà họ đang có nhu cầu mua. Ví dụ, một người cần
mua một chiếc áo, họ có thể tìm theo các cách như tìm theo thương hiệu: Việt tiến,
Owen, Blue hay tên sản phẩm áo sơ mi, áo khoác. Sau khi đã tìm được đúng sản phẩm
muốn mua, người mua hàng sẽ tiến hành chọn giữa các loại màu sắc, kích cỡ. Đó được
gọi là sản phẩm con đó mới chính là sản phẩm mà người dùng cần mua. Và thực tế đây
là các sản phẩm con riêng biệt với nhau. Tuy nhiên, nếu tách rời từng sản phẩm con,
người mua hàng sẽ không thể chọn được đúng sản phẩm mình muốn mua vì có quá
nhiều sản phẩm. Vì thế, cần sử dụng cấu trúc sản phẩm cha làm đại diện để định
hướng khách hàng, tuy nhiên khách hàng sẽ không mua sản phẩm này mà sản phẩm
cần mua chính là những sản phẩm con.

Hình 2.1. Cấu trúc sản phẩm cha – con phổ biến trong thương mại điện tử
Hệ thống Lazada cũng áp dụng cấu trúc cha – con này, tuy nhiên để thích ứng
với chính sách không giới hạn những nhà kinh doanh nhỏ lẻ, cấu trúc sản phẩm của
Lazada đã được cải tiến thành 3 lớp.
23


Hình 2.2. Cấu trúc sản phẩm của Lazada

Với mô hình này, hệ thống Lazada sẽ quản lý sản phẩm ở mức cao nhất là SPU,
còn các nhà bán lẻ sẽ tạo những Product và SKU của riêng mình và gắn chúng vào với
SPU. Điều này sẽ giúp cho Lazada quản lý được số lượng người bán hàng với cùng
loại sản phẩm, đồng thời tránh việc sản phẩm trùng nhau hiển thị tràn lan với việc hiển
thị các Product và SKU thông qua SPU. Ví dụ, có thể có đến hàng trăm nhà kinh
doanh cùng đăng kí bán sản phẩm áo sơ mi. Khi đó, Lazada sẽ có một SPU dành riêng
cho áo sơ mi để các doanh nghiệp cùng tạo sản phẩm vào đó, sau đó tổng hợp lại và
hiển thị số lượng tối thiểu trên trang bày bán sản phẩm.
Đối với những sản phẩm mà không có SPU, nhà cung cấp không cần phải gán
sản phẩm của mình vào một SPU có sẵn nào. Khi đó hai lớp SPU và Product có thể
được gộp lại làm một và mô hình sẽ trở lại giống với cấu trúc 2 lớp cha – con thông
thường. Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm sẽ sử dụng cách này, do những doanh
nghiệp đăng kí trên Lazada thường nhỏ lẻ và phạm vi sản phẩm có hạn nên sẽ ít có sự
cạnh tranh. Vì vậy nên khóa luận này sẽ chỉ chú trọng vào việc đồng bộ tự động các
sản phẩm thông thường 2 lớp cha-con.
Ví dụ đăng bán sản phẩm trên Lazada:

24


Hình 2.3 Hình ảnh nhập sản phẩm lên Lazada
2.3.

Hệ thống sản phẩm của Magento

Hình 2.4. Hệ thống điều chỉnh giá theo từng sản phẩm con trên Magento
Là một nền tảng chuyên về thương mại điện tử nên tất nhiên Magento cũng áp
dụng cấu trúc sản phẩm cha – con và thể hiện dưới dạng Configurable Product –
Simple Product. Sản phẩm cha Configurable Product đảm nhiệm gần như tất cả các
nhiệm vụ ở phần giao diện khách hàng (frontend). Giá trị của hầu hết các thuộc tính

như tên, mô tả, địa chỉ url, danh mục trực thuộc,... được sử dụng để hiển thị, tìm kiếm
hay phân loại đều được lấy từ Configurable Product ra. Không chỉ vậy, kể cả những
thuộc tính chi tiết hơn như ảnh và đơn giá cũng được sản phẩm cha quản lý. Sản phẩm
con chỉ có thể có 1 ảnh để hiển thị khi người dùng chọn giữa các màu, giúp tạo một ít
hiệu ứng, còn tất cả những ảnh còn lại đều được lưu trong Configurable Product.
Magento sử dụng cơ chế quản lý giá của bộ sản phẩm ngay tại sản phẩm cha: Thông

25


×