Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.18 KB, 26 trang )

Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bài tập Vật lí luôn giữ một yếu tố quan trọng trong dạy học Vật lí ở trường phổ
thông, tạo điều kiện giúp thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học Vật lí. Bài tập Vật lí
cũng là phương tiện để cũng cố kiến thức cũ và xây dựng kiến lí thuyết mới, khi làm bài
tập học sinh được rèn luyện đức tính cần cù chịu khó, phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh. Bài tập Vật lí cũng là phương tiện để vận dụng kiến thức vào thực tiễn; để kiểm tra
đánh giá năng lực học tập và vận dụng cũng như tư duy sáng tạo của học sinh.
Thực tế cho thấy việc dạy bài tập ở một số trường phổ thông hiện nay chưa phát
huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh mà thường đưa học sinh theo hướng áp
dụng việc giải các bài tập tương tự hay các dạng bài tập có an-gô-rit sẵn.
Để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, kích thích hứng thú trong học tập cho
học sinh đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức dạy học trên cơ sở vùng phát triển
gần. Chính vì vậy việc dạy bài tập Vật lí dựa trên lí thuyết phát triển gần sẽ giúp học
sinh phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo. Trên cơ sở những lí do trên đề tài “Phát
triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học
sinh” sẽ đề cập đến việc thỏa sức sáng tạo của giáo viên và học sinh.
2. Mục đích của đề tài
Vật dụng lí thuyết phát triển Bài tập để xây dựng hệ thống bài tập nhằm bồi
dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh trong việc giải bài tập Vật lí.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Học sinh THPT.
- Phát triển bài tập từ 1 bài tập cơ bản Vật lí lớp 12 – phần Sóng cơ.
4. Giả thuyết khoa học
Vận dụng lí thuyết phát triển Bài tập vào dạy học phần Sóng cơ của Vật lí 12 sẽ
phát huy khả năng tích cực; phát huy năng lực chủ động sáng tạo của học sinh từ đó học
sinh cũng có thể áp dụng và tự ra bài tập cho mình để giải.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng dạy học bài tập Vật lí ở trường phổ thông.


- Nghiên cứu khả năng tư dung sáng tạo của học sinh trong việc giải bài tập Vật lí.
- Xây dựng hệ thống bài tập theo lí thuyết phát triển bài tập để làm tư liệu dạy học.
1


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu thực tế việc dạy và học hiện nay (quan sát, phỏng vấn, điều tra)
- Thực nghiệm sư phạm.
- Thống kê toán học.
7. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Đề tài phát triển được bài tập Vật lí chương Sóng cơ – Vật lí 12 theo lí thuyết
phát triển bài tập một cách hệ thống sẽ giúp phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của
học sinh.
Trong đề tài này các bài tập được hệ thống và phát triển từ thấp lên cao sẽ là
nguồn tài liệu quý để các đồng nghiệp có thêm nguồn tư liệu áp dụng trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học của mình cũng như các em học sinh có thêm tài liệu tham
khảo để có thể tự học một cách dễ dàng.
8. Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí 12 – chương Sóng cơ theo lí thuyết phát
triển bài tập
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

2



Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lí thuyết phát triển bài tập
1.1.1. Bài tập Vật lí
Bài tập Vật lí cũng có nhiều cách để phân loại. Tuy nhiên ở đây theo mức độ
phát triển tư duy của học sinh chúng ta có thể chia bài tập Vật lí thành 2 loại bài tập
gồm: bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp.
1.1.1.1. Bài tập cơ bản
Bài tập cơ bản (BTCB) là bài tập mà khi giải chỉ sử dụng một đơn vị kiến thức
cơ bản (KTCB) một khái niệm hoặc một định luật Vật lí.
* Sơ đồ cấu trúc:
Dữ kiện a,b,c

1 kiến thức cơ
bản

Giả thiết

Ẩn số x

Kết luận

Sơ đồ hóa cấu trúc của một bài tập sẽ rất cần thiết để người giải có thể nhìn một
cách tổng thể hướng phát triển tư duy trong mỗi bài tập. Từ sơ đồ đó chúng ta có thể
dùng cấu trúc rẽ nhánh và sẽ tạo ra được rất nhiều bài tập mới có độ khó tương đương
hoặc phức tạp hơn.
1.1.1.2. Bài tập tổng hợp
Bài tập tổng hợp (BTTH) là bài tập mà khi giải cần phải sử dụng từ 2 đơn vị kiến

thức cơ bản trở lên.
Như vậy bài tập tổng hợp là tổ hợp của các bài tập cơ bản. Thực chất việc giải
bài tập tổng hợp là việc nhận ra các bài tập cơ bản trong bài tập tổng hợp đó.
Phát triển bài tập Vật lí là biến đổi một bài tập cơ bản thành bài tập tổng hợp
theo các phương án khác nhau.
1.1.2. Phát triển Bài tập Vật lí
Việc phát triển bài tập Vật lí trải qua 2 hoạt động chính:
- Chọn bài tập cơ bản; phân tích cấu trúc của bài tập cơ bản; Mô hình hóa bài tập cơ bản
3


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

- Phát triển bài tập từ bài tập cơ bản theo các phương án khác nhau:
Việc chọn bài tập cơ bản là hành động có tính quyết định cho việc củng cố kiến
thức, kỷ năng nào. Hành động này bao gồm việc:
+ Xác định mục tiêu: cần củng cố kiến thức cơ bản nào? Nội dung của kiến thức
đó? Phương trình liên hệ các đại lượng, công thức biểu diễn…
+ Chọn hoặc đặt đề bài tập.
+ Xác định dữ kiện, ẩn số.
+ Sơ hình hóa đề bài và hướng giải.
Từ bài tập cơ bản ta có thể phát triển thành những bài tập tổng hợp theo muôn hình
muôn vẻ. Về mặt lý luận có thể khái quát thành 5 phương án phát triển bài tập như sau:
Phương án 1: Hoán vị giả thuyết và kết luận của bài tập cơ bản
Phương án 2: Phát triển giả thiết bài tập cơ bản
Phương án 3: Phát triển kết luận bài tập cơ bản
Phương án 4: Đồng thời triển giả thiết và kết luận (kết hợp phương án 2 và phương
án 3)
Phương án 5: Đồng thời triển giả thiết, kết luận và hoán vị giải thiết, kết luận (kết hợp
phương án 1, phương án 2 và phương án 3)

* Phương án 1: Hoán vị giả thiết và kết luận của bài tập cơ bản để được bài tập cơ
bản khác có độ khó tương đương
Sơ đồ mô hình hóa hành động phát triển Bài tập theo phương án 1:

BTCB cũ:

Giả thiết
a,b,c

f(a,b,c,x)

Kết luận
x?

Giả thiết

f(a,b,c,x)

Kết luận

BTCB mới:
Cho a, b, x

Tìm c

Cho a, c, x

Tìm b

Cho b, c, x

a, b, x

Tìm a

* Phương án 2: Phát triển giả thiết bài tập cơ bản

4


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Dữ kiện bài toán không liên hệ trực tiếp với ẩn số bằng phương trình biểu diễn kiến
thức cơ bản mà lien hệ gián tiếp thong qua cái chưa biết trung a, b, … nhờ phương trình
biểu diễn kiến thức cơ bản khác.
Phát triển giả thiết bài toán cơ bản là thay đổi giả thiết của bài toán đó bằng một số
bài toán cơ bản khác buộc phải tìm các đại lượng trung gian là cái chưa biết liên hệ dữ
kiện với ẩn số (cái phải tìm).
Sơ đồ mô hình hóa phát triển giả thiết theo phương án 2:

Dữ kiện a1, a2

KTCB a

Cái chưa biết a

fa(a1,a2,a)
Dữ kiện a1, a2

KTCB a


KTCB
F(a,b,x
)

Cái chưa biết a

fa(a1,a2,a)

Cái phải tìm x

Mức độ phức tạp phụ thuộc vào số bài toán trung gian (hay số cái chưa biết). Tùy
thuộc vào đối tượng học sinh mà có thể tăng hoặc giảm số bài toán trung gian.
* Phương án 3: Phát triển kết luận bài tập cơ bản
Cái cần tìm (ẩn số) không liên hệ trực tiếp với dữ kiện bằng một kiến thức cơ bản
mà thông qua các ẩn số trung gian. Phát triển kết luận là thay thế kết luận của bài tập cơ
bản bằng một số bài tập cơ bản trung gian để tìm ẩn số trung gian X, Y, … liên kết dữ
liệu a, b, c, …và các ẩn số x1, y1, …
Sơ đồ mô hình hóa phát triển kết luận theo phương án 3:
fx(a,b,x)

Dữ kiện
a,b,c

KTCBX
fy(a,b,y)

Ẩn số trung gian
X

KTCBy


Ẩn số trung gian
Y

f1(X,x1)

ẩn số x1

KTCB
f1(Y,y1)
KTCB

ẩn số x2

Mức độ phức tạp phụ thuộc vào số bài toán trung gian (số ẩn số bài toán trung
gian)
*Phương án 4: Đồng thời phát triển giả thiết và kết luận của bài tập cơ bản

5


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Các gạch nối là những kiến thức cơ bản, chiều mũi tên là hướng phát triển bài toán.
1.1.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí
Việc phát triển bài tập Vật lí trong dạy học ở 1 bài, 1 chương hay 1 phần nào đó
cần phải tuân thủ.
- Giáo viên cần xác định hệ thống các bài tập cơ bản của 1 bài, 1 chương hay 1 phần
nhất định.
+Xác định nội dung kiến thức cơ bản trong bài hay chương đó.

+Các phương trình biểu diễn.
+Lựa chọn bài tập cơ bản.
+Mô hình hóa bài tập là một việc làm rất quan trọng trong hướng dẫn học sinh giải bài
tập. Đây là khâu quan trọng cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các đại lượng
cũng như thứ tự thực hiện các bước giải.
- Hướng dẫn học sinh giải các bài tập cơ bản để tập dượt, hiểu rõ và ghi nhớ kiến thức
cơ bản.
- Giáo viên khái quát hóa phương giải bài tập cơ bản và phân tích bài tập bài tập cơ bản.
Các dữ kiện a, b, c… liên hệ với x bằng phương trình kiến thức cơ bản y  f (a, b, c, x) .
Việc nắm được phương trình này sẽ giải quyết được hàng loạt các bài tập tương tự khác.
- Giáo viên phát triển bài toán theo phương án 1 để được bài tập cơ bản có độ khó
tương đương.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát triển bài tập theo phương án 1 (làm theo mẫu) bằng
ngôn ngữ nói (học sinh tự đặt đề bài và giải). Điều này có tác dụng tốt trong việc học
6


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

sinh nắm vững kiến thức cơ bản và bồi dưỡng năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ nói cho
học sinh.
- Giáo viên phát triển bài tập cơ bản theo phương án 2 hoặc phương án 3. Giáo viên có
thể phân tích: nếu trong bài tập cơ bản không cho a mà cho các dữ kiện a 1, a2, (a1, a2, a
liên hệ với nhau bằng kiến thức cơ bản mà học sinh đã học) thì các em có giải được
không? Từ đó em hãy đặt lại đề bài tập đã cho, các em học sinh khá có thể tham gia xây
dựng bài tập mới.
- Giáo viên nêu hướng phát triển bài tập theo phương án 4 và phương án 5. Ở trong giai
đoạn này, tính tự lực của học sinh đã được nâng lên về chất: Học sinh vừa là người đặt
vấn đề, vừa là người giải quyết vấn đề.
1.2. Sự cần thiết của phát triển bài tập

Việc dạy học theo lí thuyết phát triển bài tập sẽ giúp học sinh phát triển tư dung
sáng tạo một cách logic khoa học mà không tạo ra sự gián đoạn trong tư dung của học
sinh, từ đó học sinh sẽ có hứng thú hơn trong việc tiếp cận tri thức Vật lí.
Bài tập Vật lí nói chung và bài tập Vật lí 12 – phần Sóng cơ nói riêng đều phức
tạp nên đôi khi đó cũng là rào cản lớn dẫn đến học sinh ít đam mê với Vật lí. Riêng
phần Sóng cơ lớp 12 các bài tập phong phú và trừu tượng, nếu không xây dựng được hệ
thống logic về bài tập cho học sinh trong sự phát triển tư duy để tiếp nhận thì học sinh
sẽ rất khó có thể vận dụng lí thuyết để giải quyết nó.
Giáo viên xây dựng bài tập theo lí thuyết phát triển bài tập sẽ tạo ra nguồn bài
tập phong phú cho hoạt động dạy học của mình. Quá trình dạy học bài tập Vật lí theo lí
thuyết phát triển bài tập sẽ kích thích hứng thú và tính sáng tạo của học sinh trong việc
học tập. Chắc chắn một điều rằng việc sử dụng các bài tập theo lí thuyết phát triển bài
tập để dạy học thì tiết học sẽ luôn sôi động và không kém phần hấp dẫn bởi vì bài tập
luôn mới mẻ, không trùng lặp.
1.3. Phát triển bài tập vật lý trong dạy học bài tập Vật lí
Việc phát triển bài tập phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mục tiêu giáo dưỡng: cần cũng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản nào.
- Nội dung vật lí kiến thức đó.
- Trình độ năng lực tư duy của học sinh và mục tiêu phát triển tương ứng.
- Thời gian tiết học.
7


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

1.4. Thực trạng chủ yếu về dạy bài tập hiện nay
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng ở trường chúng tôi cũng như một số đơn vị
khác kết quả cho thấy việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn nhiều hạn
chế, nhất là việc đổi mới trong các tiết dạy bài tập. Các tiết dạy chủ yếu giáo viên chữa
các bài tập có ở sách giáo khoa, sách bài tập hoặc một số sách tham khảo khác mà chưa

chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh trong mỗi bài tập đó. Kết
quả dạy học như vậy thường gây ra nhàm chán và không gây hứng thú để phát triển tư
duy sáng tạo cho học sinh. Học sinh cũng không có khả năng tự phát triển tư duy bài tập
cho mình mỗi khi gặp bài tập mới lạ dẫn đến việc giải các bài tập đó học sinh thường
gặp khó khăn. Tất nhiên ở đây cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà
chúng ta có thể liệt kê như:
- Học sinh chưa tích cực tìm hiểu bài tập, tìm hiểu hiện tượng để có sự tư duy phù hợp.
- Giáo viên chưa định hướng cho học sinh để phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo.
- Kiến thức toán học cũng như sự liên hệ của các em còn hạn chế.
Trên cơ sở những phân tích đó tôi hi vọng rằng với đề tài này sẽ là nguồn tài liệu
quý giá cho giáo viên trong việc dạy học Vật lí ở phổ thông để góp phần phát huy tốt
khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.

8


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN BÀI TẬP PHẦN SÓNG CƠ – LỚP 12 THEO LÍ THUYẾT PHÁT
TRIỂN BÀI TẬP
2.1. Phát triển bài tập phần Sóng cơ – lớp 12 theo lí thuyết phát triển bài tập
2.1.1 Bài toán cơ bản
Tại một điểm A trên mặt nước người ta tạo một nguồn sóng dao động với tần số
50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Xác định bước sóng?
Mô hình hóa giải bài toán cơ bản:

Cho tần số f = 50Hz

Kiến thức cơ

bản =v/f

Tìm bước sóng


Kết luận

Giả thiết

Hướng dẫn giải
Ta có:  

v
1
thay số ta được    0,02(ms 1 )  2(cm.s 1 )
f
50

2.1.2. Phát triển bài tập theo các phƣơng án
2.1.2.1. Phát triển bài toán cơ bản theo phƣơng án 1
Hoán vị giả thiết và kết luận của bài toán cơ bản để được khác có độ khó tương
đương.
Ví dụ 1: Tại một điểm A trên mặt nước người ta tạo một nguồn sóng dao động với
bước sóng   5cm . Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Xác định tần số sóng?
Mô hình hóa giải bài ví dụ 1:
Cho bước sóng

Kiến thức cơ
bản =v/f


= 5cm

Tìm tần số
f

Giả thiết

Kết luận

Hướng dẫn giải
9


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Tần số sóng: f 

v
1

 20(Hz)
 0,05

Ví dụ 2: Tại một điểm A trên mặt nước người ta tạo một nguồn sóng dao động với bước
sóng   5cm . Biết tần số sóng 20Hz. Xác định tốc độ truyền sóng?
Mô hình hóa giải ví dụ 2:
Cho bước sóng và tần
số:  = 5cm
f = 20Hz


Kiến thức cơ
bản =v/f

Tìm tốc độ
v

Kết luận

Giả thiết

Hướng dẫn giải
Tốc độ truyền sóng: v  f  0,05.20  1(m / s)
2.1.2.2. Phát triển bài toán cơ bản theo phƣơng án 2
Phát triển giả thiết bài tập cơ bản.
Ví dụ 3: Tại một điểm A trên mặt nước người ta tạo một nguồn sóng dao động với
phương trình u  a cos 100t (cm) . Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Xác định
bước sóng?
Mô hình hóa giải ví dụ 3:
Kiến thức cơ
bản =v/f

Xác định bước
sóng 

Kiến thức cơ
bản f=/2

Giả tiết

Tìm được tần

số f

Kết luận

Cho phương trình
u  a cos 100t (cm)

Hướng dẫn giải



-Phương trình sóng tại 1 điểm cách nguồn một đoạn x có dạng: u  a sin t 
-Đối chiếu với phương trình ta thấy:   100(rad / s)  f 

2x 

 


 50(Hz)
2

10


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

-Bước sóng:  

v 1


 0,02(m / s)  2(cm / s)
f 50

Ví dụ 4: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô cao 10 lần liên
tiếp trong thời gian 18 (s). Khi đo khoảng cách trung bình giữa 5 gợn sóng liên tiếp
được 8 (m). Xác định tốc độ truyền sóng?
Mô hình hóa giải ví dụ 4:
Nhô cao 10 lần
trong 18(s)

Chu kỳ sóng
T=2(s)
Tốc độ sóng
v=.f

Giả thiết
Khoảng cách 5
gợn sóng là 8m

Bước sóng
=2m

Kết luận

Hướng dẫn giải
-Sóng nhô cao 2 lần liên tiếp sẽ là 1 chu kỳ, 3 lần liên tiếp sẽ là 2 chu kỳ  nhô cao 10
lần liên tiếp sẽ có 9 chu kỳ Chu kỳ sóng: T  2(s)
-Khoảng cách giữa 2 gợn liên tiếp là 1 bước sóng, 3 gợn liên tiếp 2 bước sóng  5 gợn
sóng liên tiếp có 4 bước sóng  Bước sóng:   2(m)

-Tốc độ truyền sóng: v  .f 


 1(m / s)
T

2.1.2.3. Phát triển bài toán cơ bản theo phƣơng án 3
Phát triển kết luận bài tập cơ bản.
Ví dụ 5: Hai nguồn sóng giống nhau u  a cos 100t (cm) đặt tại hai điểm A và B trên
mặt nước, cách nhau một khoảng 15cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s.
Coi biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền.
a. Điều gì sẽ xẩy ra trong vùng có hai sóng từ hai nguồn đó gặp nhau?
b. Xác định số điểm có biên độ dao động 2a trong khoảng giữa hai điểm A và B?
Mô hình hóa giải ví dụ 5:

11


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

sóng truyền
đến điểm M

Kiến thức cơ bản là sự
truyền sóng cơ

Cho phương trình B
u  a cos 100t (cm)

Tạo giao thoa với

nhau, xuất hiện
cực đại, cực tiểu
của giao thoa; tìm
được quỹ tích…

Gặp nhau

Cho phương trình A
u  a cos 100t (cm)

sóng truyền
đến điểm M

Cực đại (biên độ 2a)
d 2  d1  k

Giả thiết

Số giá trị của k thõa mãn.
Tìm được kết quả bài toán



d1  d 2  AB

d 2  d1  k

AB
AB
k




Kết luận

Hướng dẫn giải
a. Điều gì sẽ xẩy ra khi 2 sóng gặp nhau:
-Hai nguồn tạo ra hai sóng lan truyền trên mặt

k=0
k=-1

nước sẽ gặp nhau. Xét 1 điểm M bất kì thuộc mặt

k=1
k=2

k=-2

nước ta luôn có: AM  d1 ; BM  d 2
+Sóng tại M do nguồn ở A truyền đến:

S1

S2

2.d1 

u1M  a cos100t 
 (cm)

 


+Sóng tại M do nguồn ở B truyền đến:
2.d 2 

u 2 M  a cos100t 
 (cm)
 

 2
d 2  d1 . cos 100t  2 d1  d 2 






-Hai sóng gặp nhau: u M  u1M  u 2 M  2a cos 

- Khi đó sẽ tạo ra hiện tượng giao thoa với nhau với biên độ:
 2

A  2a cos  d 2  d1 



+Điểm có biên độ cực đại A max  2a khi:

12



Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

 2

cos  d 2  d1   1  d 2  d1  k (với k  Z )  Quỹ tích của các điểm có biên



độ cực đại tạo thành các đường Hypebol. Số giá trị đường Hypebol bằng số giá trị của k
thỏa mãn.
+Điểm có biên độ cực tiểu (triệt tiêu)
1
 2


cos  d 2  d1   0  d 2  d1   k   (với k  Z ) Quỹ tích của các điểm
2




có biên độ cực tiểu tạo thành các đường Hypebol. Số giá trị đường Hypebol bằng số giá
trị của k thỏa mãn.
b. Số điểm có biên độ bằng 2a trong khoảng AB
Xét điểm N có biên độ bằng 2a thuộc đoạn AB ta

M


luôn có:

d1

d1  d 2  AB
AB k
 d2 


2
2
d 2  d1  k

A

N

d2
B

Do điểm N nằm trong A và B nên:
0  d 2  AB  

AB
AB
k



Thay số từ bài toán ta có:  



v 1

 0,02(m)  2(cm)
f 50

AB
AB
15
15
k
   k   7,5  k  7,5


2
2

Từ kết quả trên ta thấy có 15 giá trị của k thỏa mãn  Chứng tỏ có 15 điểm có biên độ
dao động bằng 2a trong khoảng A và B.
Ví dụ 6: Hai nguồn kết hợp A và B trên mặt nước cách nhau 15 cm, dao động cùng pha,
cùng tần số 50Hz, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Coi biên độ sóng không
thay đổi trong quá trình truyền. Gọi I là trung điểm của AB. Xác định số điểm dao động
với biên độ cực đại trên đường tròn tâm I, có bán kính:
a. R  10cm

b. R  2,5cm

Mô hình hóa ví dụ 6:


13


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Hai sóng gặp nhau

Sóng tại
A

Sóng tại
B
Giả thiết

Quỹ tích các đường
cực đại; cực tiểu là
các đường Hypebol
Kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản:
Khoảng cách
Tĩnh chất giao
ngắn nhất giữa
giữa đường tròn
hai cực đại liên
và một đường
khác
tiếp /2

Tìm được số điểm
giao của các đường
Hypebol với đường

tròn

Kết luận

Hướng dẫn giải
-Các đường Hypebol cực đại thõa mãn: d 2  d1  k và vị trí xác định điểm cực đại trên
đoạn AB: d 

AB k
ta suy ra được khoảng cách giữa hai điểm có biên độ cực đại

2
2

trên đoạn AB sẽ là:


2

a. Bán kính R = 11cm.
- Cực đại S1S2: 

S1S 2
SS
11
11
 k  1 2    k   5,5  k  5,5


2

2

 có 11 cực đại
- Số cực tiểu trên S1S2: 

S1S2 1
SS 1
  k  1 2   6  k  5

2

2

 có 10 cực tiểu

k=0
k=-1

SS
Vì R  1 2 nên mỗi đường Hypebol đều cắt
2

k=-2

k=1
k=2

đường tròn tại hai điểm.
- Số điểm cực đại trên vòng tròn: 11 x 2 = 22
- Số điểm cực tiểu trên vòng tròn: 10 x 2 = 20

b. Bán kính R = 2,5cm. Tính từ tâm I thì bán

4

kính đường tròn R  n  n  5 nằm trên đường

14


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

cực tiểu số 3: cực đại 10; cực tiểu 10
2.1.2.4. Phát triển bài toán cơ bản theo phƣơng án 4
Đồng thời phát triển giả thiết và kết luận của bài toán cơ bản
Ví dụ 7: Hai nguồn kết hợp A và B được đặt cách nhau một khoảng 15cm trên mặt
nước. Phương trình sóng tại A là u A  a cos 100t (cm) và phương trình sóng tại B là

u B  a cos(100t   / 2)(cm) . Trong khoảng giữa A và B có hiện tượng giao thoa. Biết
tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s.
a. Viết phương trình sóng tại điểm M cách A một khoảng AM = d1 và cách B một
khoảng BM = d2. Áp dụng d1=13cm; d2=5cm.
b. Trong miền giao thoa có bao nhiêu đường Hypebol cực đại, bao nhiêu đường
Hypebol cực tiểu?
c. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AM và MB?
Mô hình hóa ví dụ 7
Số đường
Hypebol cực
đại, cực tiểu

Phương trình giao thoa

của hai sóng

Điểm có biên độ
cực đại, cực tiểu

Kết luận

Phương trình sóng

Giả thiết

Cho tốc độ,
tần số

Số điểm cực
đại, cực tiểu
trên đoạn
AM; MB

cao hơn

=v/f

Bước sóng


Kết luận

Hướng dẫn giải
a. Phương trình sóng tại điểm M:


2d1 

(cm)
Sóng tại M do nguồn A truyền đến: u1M  a cos100t 
 

 2d 2 

(cm)
Sóng tại M do nguồn B truyền đến: u 2 M  a cos100t  
2
 

Phương trình sóng tại M:
15


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh






u M  2a cos  d 2  d1    cos 100t  d1  d 2   
4

4














Áp dụng: u M  2a cos  13  5   cos 100t  13  5  
4
2
4
2

35 

u M  a 2 cos100t 
cm
4 


b. Số đường Hypebol cực đại, cực tiểu





Cực đại: cos  d 2  d1     1  d 2  d1   k  
4
4


1

d1  d 2  AB
AB 
1


 k  
1   d2 

2 
4 2
d 2  d1   k  4 





AB 1
AB 1
 k
  7,75  k  7,25  có 15 đường Hypebol cực đại

4


4

Cực tiểu: tương tự sẽ tìm được


AB 1 1
AB 1 1
  k
   8,25  k  6,75  có 15 đường Hypebol cực tiểu.

4 2

4 2

c. Số điểm có biên độ cực đại trên AM và MB
M

Trên đoạn AM: Xét điểm N thuộc AM sao cho N



1
4

N

có biên độ cực đại thì: d 2  d1   k   với k  Z
AB  0
-Nếu N trùng với A thì ta đặt: k1 
 7,5



-Nếu N trùng với M thì ta đặt: k 2 
Như vậy:  4  k 

A

d1

d2
B

MB  MA 5  13

 4

2

1
 7,5  4,25  k  7,25  có 12 giá trị của k tức là có 12 đường
4

Hypebol cắt đoạn AM thì cũng có 12 điểm cực đại trên đoạn AM.
Suy ra số đường Hypebol cắt MB là 3 đường và số điểm cực đại trên đoạn MB cũng là
3 điểm
Ví dụ 8: Hai nguồn kết hợp A và B được đặt cách nhau một khoảng 15cm trên mặt
nước. Phương trình sóng tại A là u A  a cos 100t (cm) và phương trình sóng tại B là

u B  a cos(100t  )(cm) . Trong khoảng giữa A và B có hiện tượng giao thoa. Biết tốc
16



Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Gọi C,D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho
ABCD là hình vuông. Xác định số điểm có biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn CD?
Mô hình hóa ví dụ 8
Số đường
Hypebol cực
đại, cực tiểu

Phương trình giao thoa
của hai sóng

Điểm có biên độ
cực đại, cực tiểu

Số điểm cực
đại, cực tiểu
trên đoạn
CD

Phương trình sóng

Giả thiết

Cho tốc độ,
tần số

=v/f


Bước sóng


Kết luận

Hướng dẫn giải



1
2

Điểm cực đại thõa mãn: d 2  d1   k  

D

C

Số điểm cực đại trên đoạn CD:
Đặt: k1 

BD  AD 15 2  15

 3,1

2

BC  AC 15  15 2
Đặt: k 2 


 3,1

2

A

I

B

Suy ra được:  3,6  k  2,6  có 6 đường Hypebol cực
đại đi qua CD nên trên CD có 6 điểm dao động với
biên độ cực đại.
2.2. Bài tập tham khảo
Bài 1. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất với phương trình dao

3

động của sóng u  2 cos t 



x  cm . Trong đó x tính bằng mét (m), t tính bằng
12
6

giây (s). Tìm tốc độ truyền sóng?
ĐS: 4m/s


17


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Bài 2. Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây.
Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn
48cm, người ta thấy M luôn luôn dao động ngược pha so với A, biết tần số f có giá trị
trong khoảng từ 8Hz đến 13Hz. Tìm giá trị của tần số sóng ?
ĐS: 12,5Hz
Bài 3. Một sóng hình sin có biên độ A không đổi, truyền theo chiều dương của trục Ox
từ nguồn O với chu kì T, bước sóng . Gọi M và N là hai điểm nằm trên Ox ở cùng phía
so với O sao cho OM – ON = 4/3. Các phân tử vật chất môi trường đang dao động. Tại
thời điểm t, phần tử môi trường tại M có li độ A/2 và đang tăng. Khi đó phần tử môi
trường tại N có li độ bằng bao nhiêu ?
ĐS: A/2
Bài 4. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha theo phương
thẳng đứng tại hai điểm cố định A và B cách nhau 7,8 cm. Biết bước sóng là 1,2cm. Số
điểm có biên độ cực đại nằm trên đoạn AB là
ĐS: 13.
Bài 5. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn S1 và S2 dao động
cùng pha, tại điểm M cách nguồn S1 và S2 những khoảng 30cm và 25,5cm có biên độ
dao động cực đại. Trong khoảng giữa M và đường trung trực của S1S2 còn có 2 cực đại
khác. Biết tần số dao động của sóng là 20Hz. Tìm tốc độ truyền sóng?
ĐS: 30cm/s
Bài 6. Tại hai điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B: u  a sin 40t (cm) ,
tốc độ truyền sóng là 50cm/s, A và B cách nhau 11cm. Gọi M là điểm trên mặt nước có
MA = 10cm và MB = 5cm. Tìm số điểm dao động cực đại trên đoạn AM ?
ĐS: 7.
Bài 7. Hai nguồn A và B trên mặt nước dao động cùng pha với nhau, cách nhau 15cm.

Thực hiện giao thoa với bước sóng 2cm. Gọi M,N,P thuộc mặt nước sao cho AMNPB
là một hình ngũ giác đều. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AM;
MN?
ĐS: 3 và 5
Bài 8. Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8cm có hai nguồn kết hợp dao
động với phương trình u1  u 2  a cos 40t (cm) , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
18


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

30cm/s. Xét đoạn thẳng CD  4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB.
Tìm khoảng cách lớn nhất từ AB đến CD sao cho trên đoạn CD chỉ có 5 điểm dao động
với biên độ cực đại?
ĐS: 3,27cm
Bài 9. Tại hai điểm S1, S2 cách nhau 14cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp
dao động cùng pha, cùng tần số 25 Hz và cùng biên độ. Biết tốc độ truyền sóng bằng
37,5 cm/s. Xác định số điểm dao động với biên độ bằng biên độ của hai nguồn trên
đoạn MN. Biết S1MNS2 là một hình vuông.
ĐS: 16
Bài 10. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 10cm, cùng dao
động với tần số 80Hz và pha ban đầu bằng không. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất
lỏng là 40cm/s. Điểm gần nhất nằm trên đường trung trực của AB dao động cùng pha
với nguồn cách trung điểm O của AB một đoạn bao nhiêu?
ĐS. 2,29cm.
Bài 11. Tại 2 điểm O1, O2 cách nhau 24cm trên mặt chất lỏng có 2 nguồn phát sóng dao

2

động với phương trình u1  10 cos100t (mm) ; u 2  10 cos(100t  )(mm) . Tốc độ truyền

sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền
sóng. Gọi M là điểm nằm trên đường trung trực của O1O2 dao động cùng pha với nguồn
O2. Tìm khoảng cách nhỏ nhất O1M?
ĐS: 13,75cm

19


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích
Thực nghiệm sư phạm là để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đã xây dựng
nhằm phát triển tư duy, sáng tạo trong dạy học bài tập Vật lí cho học sinh trường trung
học phổ thông. Từ đó kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài.
3.1.2. Nhiệm vụ
+ Điều tra cơ bản để lựa chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để phục vụ cho công tác thực nghiệm sư phạm.
+ Xử lí và phân tích kết quả và đánh giá các tiêu chí; từ đó nhận xét và rút ra kết luận về
tính hiệu quả của phương án dạy học đã xây dựng.
3.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm
Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp 12A tại trường tôi
dạy trong 2 khóa 2012-2013 và 2013-2014
+ Lớp 12A khóa 2012-2013 với 40 em học sinh làm lớp đối chứng (ĐC).
+ Lớp 12A khóa 2013-2014 với 38 em học sinh làm lớp thực nghiệm (TN).
Về mặt trình độ hai nhóm này có trình độ tương đương nhau.
Cũng vì trường có học sinh ít nên việc áp dụng đề tài này không thực hiện được

trong cùng năm học mà phải thực hiện trong 2 năm. Hơn nữa đề tài này áp dụng cho đối
tượng học sinh có năng lực học tập khá để có thể phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo
của học sinh.
3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
+ Điều tra khảo sát đặc điểm, tình hình dạy học vật lí ở hai lớp ở 2 khóa chọn làm thực
nghiệm và tìm hiểu thông tin về lớp thực nghiệm, lớp đối chứng thông qua: kết quả
đánh giá bài kiểm tra của các em ở 2 khóa này; sử dụng phiếu phỏng vấn học sinh về
khả năng hiểu bài cũng như hứng thú của các em trong học phần sóng cơ.
+ Trên cơ sở kết quả thu đựợc rút ra kết luận về đề tài cần nghiên cứu
3.3. Căn cứ để đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Về mặt định tính
20


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Chúng tôi dựa trên sự quan sát những biểu hiện tích cực của HS trong giờ học
vật lí; các căn cứ cụ thể là:
- Học sinh tích cực, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập và đặc biệt có hứng
thú trong học bài tập Vật lí.
- Học sinh phân tích được các hiện tượng vật lí trong nội dung bài tập đề cập đến.
- Học sinh nêu đựợc các kiến thức áp dụng giải bài tập.
- Học sinh phân tích đi đến cách giải các bài toán.
- Học sinh trình bày đựợc lời giải bài tập.
- Học sinh nêu được nhận xét về kết quả của bài toán.
- Học sinh nêu được bài toán tương tự, có thể tự ra bài tập cho mình.
3.3.2. Về mặt định lượng
Chúng tôi đánh giá dựa trên kết quả các bài kiểm tra. Cách xếp loại như sau:
+ Giỏi: điểm 9, 10;


+ Khá: điểm 7, 8;

+ Trung bình: điểm 5, 6;

+ Yếu: điểm 3, 4;

+ Kém: điểm 0, 1, 2;
Từ kết quả kiểm tra của học sinh, sử dụng phương pháp thống kê để xử lí và phân tích
kết quả thực nghiệm.
Dựa trên kết quả thu được cả về mặt định tính và định lượng sẽ cho phép đánh giá chất
lượng, hiệu quả của việc dạy học; qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu.
3.4. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.4.1. Biểu hiện mức độ tích cực về mặt định tính
Dựa trên sự quan sát, ghi ghép của giáo viên sau mỗi tiết học, ở đây chúng tôi
đánh giá mức độ tích cực của các em trong giờ học (không ngoại trừ trường hợp các em
đưa ra những ý kiến chưa chính xác) chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 1
Bảng 1. Biểu hiện mức độ tích cực của học sinh trong học tập
Biểu hiện

Trung bình số học sinh tham gia trong
mỗi bài toán
Khóa 2012-2013
(Tổng số 40 em - ĐC)

Khóa 2013-2014
(Tổng số 38 em - TN)

10

25


Học sinh nghiêm túc tập trung tích
cực hoạt động trong học tập (Biểu
hiện bằng dơ tay, đóng góp ý kiến

21


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

xây dựng bài).
Học sinh phân tích được hiện tượng
vật lí xẩy ra trong bài tập, hiểu nội

4

11

7

12

12

19

3

5


3

6

0

3

dung bài tập
Học sinh nêu được phương án giải
quyết bài toán.
Học sinh trình bày được lời giải của
bài toán. (Sau khi đã phân tích cách
giải)
Học sinh nhận xét được kết quả của
bài toán.
Học sinh nêu được cách giải tổng
quát bài toán
Học sinh tự ra được bài tập cho mình

Từ sự quan sát, ghi chép trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận
thấy trong hai khóa mà chúng tôi thiết kế tiến trình dạy học, ở lớp đối chứng – giáo viên
dạy theo phương án thông thường như từ trước đến nay mà tôi áp dụng, còn ở lớp thực
nghiệm dạy theo phương án mới thì cho thấy hiệu quả hơn rõ rệt, đặc biệt không khí
học tập được đẩy lên mạnh hơn.
3.4.2. Biểu hiện mức độ tích cực về mặt định lƣợng
Để đánh giá mức độ hiệu quả chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả của 2 lớp (lớp
ĐC – khóa 2012-2013; lớp TN – khóa 2013-2014) trước và sau khi thực hiện đề tài
bằng các phiếu điều tra và bài kiểm tra. Về mức độ đề kiểm tra như nhau, số lượng câu
hỏi là 50 câu trắc nghiệm khách quan với mức độ của đề gần tương đương với đề tuyển

sinh đại học, cao đẳng hằng năm để làm căn cứ đánh giá tính hiệu quả thực hiện đề tài
Kết quả cụ thể theo bài kiểm tra ở lớp đối chứng và thực nghiệm được thống kê
cụ thể theo bảng 2

22


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

Bảng 2. Kết quả khảo sát trƣớc và sau khi thực hiện đề tài
Điểm các bài kiểm tra của học sinh
Nhóm
0

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

ĐC

0

0

4

4

7

12

4

6

3

0

0

TN


0

0

1

1

4

15

6

7

3

1

0

-Giá trị trung bình của lớp đối chứng (40 HS): X  4,95
-Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm (38 HS): Y  5,63
3.5. Hiệu quả của phƣơng pháp
Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học thực nghiệm, trao
đổi với học sinh trong quá trình thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lí số liệu qua các
bài kiểm tra, chúng tôi có những nhận định sau đây:
- Mức độ tích cực, tự lực trong hoạt động học tập của học sinh trong nhóm thực nghiệm
luôn cao hơn nhóm đối chứng; càng ở các tiết học sau, sự tập trung chú ý và tính tích

cực của học sinh trong nhóm thực nghiệm càng tăng.
- Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn điểm trung bình ở lớp đối
chứng. Đồng thời giá trị điểm trung bình tăng dần trong các lần kiểm tra.
- Đối với lớp thực nghiệm, số học sinh đạt mức điểm khá giỏi luôn nhiều hơn so với số
học sinh đạt mức điểm này ở lớp đối chứng.
- Học sinh ở nhóm thực nghiệm chủ động hơn trong việc học tập, biểu hiện về nhà các
em sư tầm thêm nhiều bài tập để các em tự làm.
- Việc ra bài tập cho học sinh cũng được tiến hành phong phú hơn, số lượng bài tập mà
giáo viên có thể ra không còn hạn chế nhất là phát triển các bài toán đó để có độ khó
tương đương trong việc đánh giá học sinh được khách quan hơn.

23


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và
nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Sử dụng phương phát phát triển bài tập trong dạy học bài tập Vật lí cho thấy khả năng
ưu việt hơn của nó. Các bài tập được kết nối theo chuỗi làm tăng sự hứng thú của học
sinh. Giáo viên khi dạy học sinh áp dụng được phương pháp này mà có thể hệ thống hóa
bằng sơ đồ theo lối tư duy sẽ kích thích được học sinh hứng thú trong quá trình làm bài
tập. Tuy nhiên đối tượng chọ sinh áp dụng theo phương án 5 đòi hỏi đó là những học
sinh có tư duy tốt để nhận ra được các bài tập cơ bản trong bài tập tổng hợp một cách dễ
dàng hơn.
- Thiết kế tiến trình dạy học bài tập hai tiết cụ thể của chương trình lớp 12 (chương
“Sóng cơ”), đưa ra phương pháp dạy bài tập để nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh và hướng dẫn học sinh tự học bài tập vật lí theo mục đích của đề tài.

- Quá trình thực nghiệm sư phạm chứng tỏ tính khả thi của các tiến trình xây dựng kiến
thức đã thiết kế. Việc dạy học bài tập vật lí thực sự gây hứng thú cho học sinh, làm các
em hào hứng, chủ động hơn trong quá trình học tập. Từ đó nâng cao năng lực giải quyết
vấn đề, phát triển tư duy, năng lực sáng tạo.
- Việc áp dụng đề tài này không những chỉ xây dựng được chuỗi các bài tập ở phần
Sóng cơ – Lớp 12 như đề tài này mà còn có thể áp dụng cho các phần khác. Vấn đề cơ
bản ở đề tài này là chọn ra được bài tập cơ bản và việc phát triển bài toán cơ bản đó như
thế nào.
-Bằng cách làm tương tự như trên chúng ta có thể từ một bài toán đơn giản mà tạo ra
được nhiều bài toán khác có độ khó tương đương với nó. Cách làm này sẽ rất phù hợp
với việc ra đề thi cho học sinh với nhiều mã đề mà không giống nhau nhưng vẫn đảm
bảo cùng độ khó tương đương.
- Trong giới hạn đề tài và do điều kiện về mặt thời gian chúng tôi chỉ thực hiện phát
triển một bài toán cơ bản của chương “Sóng cơ” (vật lí 12 ) nên việc đánh giá hiệu quả
của thực nghiệm chưa mang đầy đủ tính khách quan và tổng quát.
Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm và các kết luận rút ra từ đề tài vẫn đóng góp
được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. Với
24


Phát triển bài tập Vật lí phần Sóng cơ – Lớp 12 nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh

những kết quả như trên đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra và khẳng định phần nào được
giả thuyết khoa học ban đầu.
2. Kiến nghị, đề xuất
- Mỗi giáo viên cần có bản l nh nghề nghiệp vững vàng, tự mình vượt qua những thói
quen đã ăn sâu, bám rễ, có k năng tự học tự nghiên cứu, k năng sử dụng công nghệ
thông tin, hợp tác trong dạy học và luôn tự bồi dưỡng k năng giải quyết vấn đề.
- Tăng cường sử dụng bài tập trong tiến trình dạy học vật lí “Dạy học Vật lí là một
chuỗi quá trình giải các bài tập Vật lí”.

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, với mục đích nhằm bồi dưỡng tư
duy sáng tạo, rèn luyện k năng giải bài tập cho học sinh trong việc học Vật lí. Tuy
nhiên, với những kinh nghiệm ban đầu thu thập được, đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ các đồng nghiệp và bạn đọc.
Tác giả

25


×