Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Rủi ro khi thanh toán quốc tế bằng l/c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.14 KB, 14 trang )

Đề Tài: RỦI RO KHI THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C

1
I. Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầu
của khách hàng , ngân hàng phát hàn một bức thư gọi là L/C cam kết trả tiền hoặc
chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ 3 khi người này xuất trình cho ngân hàng phát
hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định
trong L/C.
II. Phân loại L/C
1. Thư tín dụng có thể hủy ngang:
Là LC mà NH mở tín dụng và người mua (nhà nhập khẩu) có thể tùy ý sửa đổi
hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà k cần thông báo trước cho người bán (nhà XK) biết.
Nếu hàng hóa đã chuyển giao mà NH mới thông báo lệnh hủy bỏ thì thông báo
không có giá trị, NH phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như cam kết, coi như không
có lệnh hủy bỏ.
2. Thư tín dụng không thể ngang:
Là loại LC không thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ trách nhiệm nếu không có sự thỏa
thuận của các bên liên quan như NH thông báo, NH xác nhận, người thụ hưởng. nếu
không ghi rõ là loại gì thì coi là không thể hủy ngang.
3. Thư tín dụng không thể hủy ngang đc xác nhận:
Là LC không thể hủy ngang được NH khác đảm bảo trả tiền LC đó theo yêu cầu
của NH mở LC. Trong mọi trường hợp, NH xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho
người thụ hưởng nếu NH mở LC không trả tiền đc.
4. Thư tín dụng không thể hủy ngang không được truy đòi:
Là LC không thể hủy ngang mà sau khi đã trả tiền cho người thụ hưởng, NH mở
LC mất quyền truy đòi lại số tiền trong mọi trường hợp.
5. Thư tín dụng tuần hoàn:
Là LC sau khi được sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại có giá trị như
cũ và được trực tiếp sử dụng sau 1 thời hạn nhất định. Loại này thường được áp
dụng trong trường hợp các bên mua bán các loại mặt hàng có khối lượng lớn, cung


cấp hàng hóa hay dịch vụ thường xuyên nhiều kỳ trong năm với số lượng ít thay đổi.
6. Thư tín dụng giáp lưng:
Là loại LC đc mở căn cứ vào LC khác làm đảm bảo, đó là khi ng XK căn cứ vào LC
của ng NK đã mở yêu cầu NH phục vụ mình mở một LC cho người khác hưởng.
Loại LC này thường được áp dụng trong trường hợp mua bán hàng hóa qua trung
gian, chuyển khoản.
7. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng:
Đề Tài: RỦI RO KHI THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C

2
Là LC có thể chuyện nhượng từ người hưởng lợi ban đầu sang 1 hay nhiều bên
khác.
Ngoài ra còn nhiều loại thư tín dụng khác như thư tín dụng dự phòng, LC điều
khoản đỏ, LC ứng trước, LC đối ứng ..
III. Thủ tục thanh toán bằng L/C nhập khẩu
1. Yêu cầu mở L/C
a) Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C

Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, khách hàng cần
xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu NHCTVN mở:
- L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%
- L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và hoặc có yêu
cầu miễn, giảm mức ký quỹ, đề nghị Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm
định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền
phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.
- L/C phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: Quý khách liên hệ với bộ phận Tín
dụng thẩm định để xem xét.
b) Yêu cầu mở L/C
Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở
L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung

hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.
c) Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm
- Đơn yêu cầu mở L/C
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký
và đóng dấu trên bản phôtô).
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh
mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ
tướng Chính Phủ).
- Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê
duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
- Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi
nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới
100% trị giá L/C).
Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản phôtô
có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:
- Cam kết thanh toán
Đề Tài: RỦI RO KHI THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C

3
- Hợp đồng vay vốn
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ
- Đơn xin mở L/C của khách hàng
- Bản giải trình mở L/C
2. Kiểm tra nội dung L/C


Sau khi NHCTVN phát hành L/C, Quý khách sẽ nhận được một bản sao L/C
đó. Quý khách nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của Quý
khách để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của
Quý khách. Nếu có bất kỳ một sự sai lệch nào, Quý khách nên thông báo ngay cho
NHCTVN để có điều chỉnh, sửa đổi.
3. Sửa đổi L/C

Nếu Quý khách có nhu cầu sửa đổi L/C, đề nghị Quý khách xuất trình Đơn đề
nghị sửa đổi L/C kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).
Trường hợp L/C sửa đổi tăng tiền, Quý khách phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản
thế chấp tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó.
4. Nhận và kiểm tra chứng từ

Sau khi nhận bộ chứng từ giao hàng từ phía ngân hàng, khách hàng cần kiểm
tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được. Trường hợp Khách
hàng nhận được thông báo sai sót chứng từ của ngân hàng, trong vòng 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận thông báo, Quý khách phải báo ngay quyết định của mình hoặc
chấp nhận sai sót và thanh toán L/C hoặc không chấp nhận sai sót ngay trên bản
thông báo và gửi trả lại Ngân hàng.
Nếu sau 5 ngày, Quý khách không có ý kiến thì coi như khách hàng từ chối
chứng từ, Ngân hàng tiến hành xử lý bộ chứng từ theo chỉ thị của Ngân hàng gửi
chứng từ.
5. Yêu cầu phát hành bảo lãnh/ Uỷ quyền nhận hàng theo L/C

NHCTVN thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc
hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để Quý khách có thể
nhận hàng theo L/C.
Điều kiện để NHCT phát hành Thư bảo lãnh – Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận
đơn gốc
Quý khách cần ký quỹ 100% trị giá hoá đơn, hoặc uỷ quyền cho NHCT khoanh

số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh
toán và tuỳ từng trường hợp, khách hàng cần xuất trình các giấy tờ sau:
- Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành bảo
lãnh kèm một bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao
hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.
- Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành Uỷ
quyền nhận hàng kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là
Đề Tài: RỦI RO KHI THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C

4
NHCT kèm 01 bản sao hoá đơn.
- Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn kèm
01 bản gốc vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn.
Trong trường hợp ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho Khách hàng nhận hàng khi
chưa có vận đơn, khách hàng phải xuất trình ngân hàng văn bản chấp nhận thanh
toán vô điều kiện kể cả trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót.
6. Thanh toán L/C

NHCT sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của Qúy khách hàng để thanh
toán cho Ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ
hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của L/C.
7. Huỷ bỏ L/C

Nếu Quý khách có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý, NHCT không chấp nhận huỷ L/C
trong trường hợp:
a) Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NHCT.
b) Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa được
sự chấp nhận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan.
Tuỳ từng ngân hàng sẽ yêu cầu một số thủ tục khác nhau nhưng có một số thủ tục
chung là:

1/ Hợp đồng ngoại tệ
2/ Đơn xin mở L/c ( Mẫu do NH cấp bạn chỉ việc điền vào)
3/ Hợp đồng mua ngoại tê.
4/ Thoả thuận cung cấp dịch vụ (đây là phần phí chênh lệch tỷ giá bán ngoại tệ của
NH)
Từ 1-3 là Mẫu do NH cấp bạn chỉ việc điền vào ký - đóng dấu.
IV. Thủ tục thanh toán bằng L/C xuất khẩu

Ngân hàng phục vụ người mua theo yêu cầu của người mua sẽ phát hành một
L/C và trình tự của L/C xuất khẩu được thực hiện qua các bước sau:
1. Nhận L/C
Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng phát hành, VietinBank sẽ
thông báo L/C cho Quý khách.
2. Kiểm tra L/C
Quý khách kiểm tra nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã
ký kết. Nếu thấy không có thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều
khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông
qua ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một
quy định rất quan trọng).
3. Giao hàng và lập chứng từ giao hàng
Nếu Quý khách đã chấp nhận L/C nhận được, Quý khách phải chuẩn bị hàng
hóa và phải giao hàng đúng thời gian quy định, đồng thời phải có được tất cả các
Đề Tài: RỦI RO KHI THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C

5
chứng từ đã yêu cầu trong L/C. Quý khách cần kiểm tra kỹ các chứng từ giao hàng
trước khi xuất trình tại ngân hàng.
V. Các rủi ro và cách phòng chống
1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá
Biện pháp:

- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào
không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee,
Performance Bond.. ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không
quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu
2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực,
mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ
Biện pháp:
- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung
chung.
- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại
diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình
tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)
- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà
nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu
hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice)
- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế
cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện
phía nhà nhập khẩu
- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập
khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam
- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)
3. Các rủi ro khác như:
Lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy
định

Biện pháp:
- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao
dịch tại nước nhà nhập khẩu
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp
hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed...
VI. Cách giải quyết các sai sót thông thường trong bộ chứng từ khi thanh toán

×