Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN GÀ BỐ MẸ HYLINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 62 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ĐÀN GÀ BỐ MẸ HYLINE
NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIA CẦM HÒA PHÁT, XÃ
SƠN TÌNH, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ

Người thực hiện

: TRẦN VĂN SINH

Lớp

: CNTYA

Khóa

: 59

Ngành

: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Người hướng dẫn

: TS. NGUYỄN HOÀNG THỊNH


Bộ môn

: DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI

HÀ NỘI – 2019

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua với sự cố gắng của
bản thân và được sự giúp đỡ quý báu của thầy cô cùng các CB-CVN trong công
ty em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Các Thầy, Cô giáo trong khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản trong thời gian học tập tại
trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Hoàng Thịnh giảng
viên bộ môn Di Truyền – Giống Vật Nuôi đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trongsuốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể CB-CNV tại trại
Gia Cầm Hòa Phát Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh ủng hộ động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019
Sinh viên

Trần Văn Sinh


2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội kéo theo nhiều ngành nghề
phát triển theo. Trong đó chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng không thể thiếu
đối với Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, ngành chăn nuôi nguồn cung
cấp thực phẩm chủ yếu cho con người, giúp người nông dân tăng thu nhập, giải
quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Sản phẩm của chăn nuôi
không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu
xuất khẩu.
Chăn nuôi gia cầm là một trong những nghành chủ lực đáp ứng nhu cầu
thịt trứng cho người dân, trong đó chăn nuôi gà đẻ trứng cũng đóng góp một
phần không nhỏ trong việc cung cấp protein động vật cho bữa ăn hàng ngày của
con người. Trứng là 1 loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người,
rất dễ hấp thụ và tiêu hóa. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa các thành phần là
photpho và cholesterol có tác dụng rất lớn đến thần kinh trung ương và sự phát
triển của cơ thể giúp tăng cường trí nhớ. Ngoài ra trong trứng còn rất giàu chất
béo, chất khoáng và vitamin cần thiết cho con người và động vật. Sử dụng trứng
gà còn có tác dụng bảo vệ gan và ngăn ngừa ung thư…
Thực tiễn cho thấy sản lượng tiêu thụ trứng gà của người dân Việt Nam
tăng dần qua các năm, năm 2016 tiêu thụ 89 quả trứng/người/năm, năm 2018
tiêu thụ 110 – 120 quả/người/năm so với các nước trong khu vực và thế giới với
mức tiêu thụ này còn thấp. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của
thị trường trong và ngoài nước một số công ty đã và đang nhập một số giống gia
cầm có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt như giống gà siêu trứng Hyline.

Đây là một trong những giống gà hướng trứng lớn nhất thế giới, giống gà này có
long màu trắng, thân hình thon gọn, tiêu tốn thức ăn thấp, trứng có màu nâu thon

3


dài hợp với thị hiếu của đa số các đơn vị đầu mối thu mua, phân phối trứng lớn ở
Việt Nam.
Để góp phần đánh giá đầy đủ khả năng sản xuất của gà Hyline và phương
pháp nuôi an toàn dịch bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
sức sản xuất của đàn gà bố mẹ Hyline nuôi tại Công ty TNHH MTV Gia
Cầm Hòa Phát, Xã Sơn Tình, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ”
1.2.
MỤC ĐÍCH
Đánh giá khả năng sản xuất.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển.
Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, theo dõi sức sống và khả năng thích
nghi của giống gà bố mẹ Hyline.
Kết quả của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà bố
mẹ Hyline trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta.
1.3.

YÊU CẦU
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc, công

tác thú y của công ty.
Theo dõi đầy đủ, ghi chép, thu thập số liệu, thông tin một cách khách
quan, chân thực và kế thừa.

4



PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG GÀ HYLINE
Gà Hyline là một giống gà công nghiệp hướng trứng có nguồn gốc từ Mỹ.
Với đặc tính sống khỏe, thích nghi nhanh với môi trường khí hậu Việt Nam, tỉ lệ
sống rất cao, hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu, dễ nuôi, chất lượng trứng đảm
bảo, màu trứng nâu đẹp đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu,
tiêu thụ lượng thức ăn thấp hơn so với các giống gà đẻ thương phẩm hiện nay.
Giống gà Hyline đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi
nhập nội được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Một số đặc điểm của giống gà Hyline:
-

Gà bố mẹ Hyline là giống chuyên trứng cao sản, con trống có màu nâu sẫm, con

-

mái lông màu trắng, mào đơn, da vàng, chân to, trứng gà có vỏ màu nâu.
Gà bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi đến 80 tuần tuổi đẻ được khoảng 340

-

quả/con/năm.
Gà thành thục sinh dục sớm (18 tuần tuổi bắt đầu đẻ). Gà đẻ khỏe mạnh và rất
mắn, có thể nuôi đẻ kéo dài được 52 tuần tuổi. Hyline là loại gà đẻ trứng ổn định

-

nhất trên thế giới hiện nay.

Chỉ cần nuôi 3,5 – 4 tháng trong điều kiện bình thường là gà có thể đẻ trứng.
2.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GIA CẦM
2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa là sự
tăng lên kích thước, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật do sự
phân chia của các tế bào dinh dưỡng.
Về mặt hóa sinh thì sinh trưởng được coi như một quá trình biến đổi và
là sự tích lũy các chất, chủ yếu là protein, vì vậy khối lượng và tốc độ tích lũy
các chất, tốc độ và khối lượng tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt

5


động của các gene điều khiển sự sinh trưởng (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim
Đường, 1992).
Sinh trưởng gồm hai quá trình, đó là quá trình tế bào phân chia để tăng
lên về số lượng và quá trình phát triển của tế bào, trong đó sự phát triển là
chủ yếu. Sự sinh trưởng được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi con vật
trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn chính: giai đọan trong thai và
giai đoạn ngoài thai.
Đối với gia cầm, sinh trưởng là quá trình biến đổi, tổng hợp của sự tăng
lên về số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào giai đoạn phát
triển phôi. Trong số các mô, sinh trưởng là do tăng lên về kích thước của tế bào.
Giai đoạn sinh trưởng này chia làm hai thời kỳ: thời kỳ gà con và thời kỳ gà
trưởng thành.
Thời kỳ gà con: số lượng các tế bào tăng nhanh cả về số lượng, kích thước
và khối lượng gà con nên gà có tốc độ sinh trưởng nhanh. Một số cơ quan nội
tạng chưa phát triển hoàn chỉnh, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa nên dễ bị ảnh
hưởng bởi thức ăn, nuôi dưỡng. Thân nhiệt của gà thời kỳ này chưa ổn định, nên

gà con rất nhạy cảm với nhiệt độ và sự thay đổi của điều kiện môi trường nuôi
dưỡng. Cũng trong thời kỳ này diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh
lý quan trọng của gà, nó làm tăng quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, hấp thu, tuần
hoàn. Do đó, cần chú ý chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và môi trường của gà con
và thời kỳ này.
Thời kỳ gà trưởng thành: Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể gà gần như
đã phát triển hoàn thiện. Số lượng các tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình
phát dục. Quá trình tích lũy cơ thể gà một phần để duy trì sự sống và một phần
để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gà con.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
như: giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, hệ số di truyền, tốc độ mọc lông,

6


điều kiện ngoại cảnh. Nhưng yếu tố quan trọng nhất cần chú ý đó là giống
và chế độ dinh dưỡng
Ảnh hưởng của giống, dòng
Giống, dòng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều công trình


nghiên cứu đã cho thấy các giống, dòng có sự sinh trưởng khác nhau, gà thịt
có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Trong
cùng một giống, các dòng khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau, thể
hiện qua tăng khối lượng cơ thể qua các thời kỳ. Các loại gia cầm khác nhau
về giới tính thì cũng có tốc độ sinh trưởng khác nhau, con trống lớn nhanh
hơn con mái. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994), sự khác nhau về khối
lượng các giống gia cầm là rất lớn. Giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà
hướng trứng khoảng 500 - 700g (13 - 30%). Theo Chambers (1990), có rất nhiều

gen ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể gia cầm. Có gen ảnh
hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen
ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng lẻ. Phùng Đức Tiến (1996) cho biết kiểu
di truyền về khối lượng cơ thể phải do nhiều gen quy định và ít nhất phải là một
gen liên kết với giới tính.
 Ảnh hưởng của tính biệt
Sự khác nhau về sinh trưởng là do gen quy định, trong đó có ít nhất một cặp
gen liên kết với giới tính nên tốc độ sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng của tính
biệt. Cụ thể, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32 %. Theo
Trần Đình Miên (1994) lúc gà mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, ở 2 tuần
tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là hơn 5%, 3 tuần tuổi
11% và 8 tuần tuổi hơn 27%. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi
cần tách và nuôi riêng theo từng tính biệt.


Ảnh hưởng của dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự khác nhau của các tổ chức

7


trong cơ thể (hệ thần kinh, cơ quan sinh sản, mô, cơ, xương,…) mà còn ảnh
hưởng tới sự phát triển của các mô này tới mô khác. Dinh dưỡng không chỉ cần
cho sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến tiềm năng di truyền của giống. Theo Bùi
Đức Lũng (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn
chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và phải đảm bảo sự cân bằng nghiêm ngặt giữa
năng lượng và protein, cân bằng các axit amin. Để đạt năng suất và hiệu quả
chăn nuôi cao và phát huy được tiềm năng sinh trưởng của gia cầm thì cần phải

lập ra một khẩu phần dinh dưỡng tốt, cân đối các thành phần dinh dưỡng dựa
trên nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm.


Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông

Tốc độ mọc lông có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng. Trong cùng
một giống, cùng tính biệt, các cá thể có tốc độ mọc lông nhanh thì đồng thời có
tốc độ sinh trưởng nhanh.
Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998), tốc độ mọc lông là tính
trạng di truyền được quy định bởi alen liên kết giới tính, trong cùng một giống
gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống, đó là do hormone có tác
dụng ngược chiều với gene liên kết giới tính.


Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm
thông qua các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và độ thông thoáng… Theo
H.Newmeister (1978) cho biết: Các yếu tố môi trường như quá nóng, quá lạnh,
ẩm độ quá cao hay quá thấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông thoáng kém sẽ gây
tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của gia cầm.



Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của gia
cầm. Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lượng thức ăn thu nhận, mất năng lượng


8


để làm mát cơ thể. Khi nhiệt độ quá thấp gà phải sản sinh ra một lượng năng
lượng để chống rét làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Khi nhiệt độ môi
trường tăng nhu cầu về năng lượng và protein giảm. Theo Cerniglia et al.
(1983), khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1 0C, tiêu thụ năng lượng của gà mái sẽ
biến đổi tương đương 2 kcal ME. Vì vậy muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng
tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp phải tạo nhiệt độ thích hợp cho gà.


Ảnh hưởng của ẩm độ không khí

Ẩm độ không khí cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của gia cầm. Ẩm độ thích hợp cho gia cầm từ 65 – 70%. Nếu ẩm độ
cao làm chuồng nuôi ẩm ướt, thức ăn dễ bị ôi mốc, sản sinh ra nhiều khí NH 3 do
vi khuẩn phân hủy phân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn gà. Tất cả các yếu
tố trên làm tăng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle và E.coli ngược lại nếu ẩm độ
quá thấp làm lượng bụi trong chuồng nuôi cao, gà dễ bị mắc các bệnh về hô hấp.
Vai trò của độ ẩm không khí cùng với nhiệt độ môi trường luôn luôn là những
tác nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống hằng ngày của cơ
thể gia cầm, chúng không những chịu ảnh hưởng khi gia cầm đã lớn mà còn ở
giai đoạn nhỏ, thậm chí còn ở cả giai đoạn phôi thai.


Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng

Ngoài các vấn đề về nhiệt độ và ẩm độ thì chế độ chiếu sáng cũng là một
yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gà vì gà rất nhạy cảm với
ánh sáng. Khi kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và

kích thích cơ thể phát triển, song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Nhưng
nếu thời gian chiếu sáng ngắn sẽ làm giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng,
tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Ánh sáng có cường độ chiếu sáng quá yếu sẽ
khiến gà khó tìm đến máng ăn. Cường độ chiếu sáng quá mạnh là nguyên nhân
gây hiện tượng mổ cắn nhau. Như vậy để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và sức
sản xuất của gia cầm chúng ta cần có chế độ chiếu sáng thích hợp.

9




Ảnh hưởng của sự thông thoáng

Mật độ nuôi cũng là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và năng
suất chăn nuôi gia cầm. Nuôi ở mật độ thưa, lãng phí lao động, lãng phí
chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp. Nuôi ở mật độ cao không hợp lý ảnh
hưởng tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Mật độ nuôi ảnh hưởng đến hàm
lượng khí độc sinh ra trong chuồng nuôi.
Vì vậy, sự thông thoáng trong chuồng nuôi cũng là một yếu tố cần thiết.
Nó giúp cho gà có đủ O 2 dễ thở, thải khí CO 2 và các chất độc khác, điều hòa độ
ẩm chuồng nuôi, từ đó hạn chế bệnh tật. Đối với gà lớn, tốc độ lưu thông không
khí cần lớn hơn gà nhỏ. Cần đảm bảo có đủ hệ thống làm mát, quạt thông gió,
giàn phun mát để đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng nuôi, đảm bảo hiệu
quả chăn nuôi.
Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm
thì cần chú ý đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng sao cho phù hợp, thực hiện lịch
vaccine đầy đủ, mật độ nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng
của gia cầm.
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng của gia cầm

Để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ
tiêu: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối.
 Sinh trưởng tích lũy.
Sinh trưởng tích lũy chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn
nuôi (thường xác định theo tuần tuổi).
Cân vào các thời điểm 1 ngày tuôi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến
khi kết thúc. Cân vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con
một. Trong thực tế thường cân gia cầm vào buổi sáng. Đối với quần thể lớn, cân
ngẫu nhiên 10 – 20% số con trong đàn, song phải đảm bảo cân tối thiểu 50 con,
cân từng con một.
Đồ thị sinh trưởng tích lũy luôn có dạng hình chữ S.
 Sinh trưởng tuyệt đối.

10


Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị
thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra khi tính toán số liệu thu
được từ sinh trưởng tích lũy.
Trong chăn nuôi gia cầm, người ta xác định sinh trưởng tuyệt đối theo
từng tuần tuổi (khối lượng tuần sau trừ khối lượng tuần trước liền kề) và tính
trung bình mỗi ngày trong tuần. Vì vậy đơn vị tính sinh trưởng tuyệt đối là
gam/con/ngày.
Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối luôn có dạng hình parabol.
 Sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích
thước, thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát.
Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định sinh trưởng tương đối theo
từng tuần tuổi, đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm (%).
2.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIA CẦM

2.3.1. Sinh lý sinh sản và sự hình thành trứng ở gia cầm mái
Gia cầm là loài đẻ trứng, con mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉ
còn buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Buồng trứng
gia cầm nằm ở phía trái của khoang bụng, kích thước và hình dạng của
buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý cùa gia cầm. Gà 1 ngày
tuổi buồng trứng có dạng phiến mỏng, kích thước 1 – 2mm với khối lượng
0,03g. Thời kì gà đẻ, buồng trứng có hình chùm nho, khối lượng 45 – 55g
chứa nhiều tế bào trứng. Thời kỳ gà thay lông khối lượng buồng trứng giảm
còn 5g (Nguyễn Mạnh Hùng, 1994).
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của
tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
 Thời kỳ tăng sinh.

Thời kỳ này xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai của buồng trứng và
kết thúc khi gia cầm con nở ra. Trong thời kỳ này số lượng tế bào trứng ổn định

11


chứ không tăng lên. Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng của gà có khoảng 3500 –
4000 trứng, mỗi tế bào có một noãn hoàng.
 Thời kỳ sinh trưởng.

Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 – 14 ngày
đầu lòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng. Thành phần chính của
lòng đỏ gồm có protit, photpholipit, mỡ trung hòa, các chất khoáng và vitamin.
Đặc biệt lòng đỏ được tích lũy mạnh vào khoảng 9 đến 4 ngày trước khi trứng
rụng. Quá trình sinh trưởng của tế bào trứng do folicullin được chế tiết ở buồng
trứng khi gà mái thành thục sinh dục.
 Thời kỳ trứng chín.


Là thời kỳ cuối của sự hình thành tế bào trứng hay lòng đỏ. Sự rụng trứng
được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào phễu. Sự rụng trứng chỉ
xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi chiều thì sự rụng trứng
thực hiện vào buổi sáng hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình
trệ sự rụng trứng tiếp theo.
Quá trình hình thành và rụng trứng là một quá trình sinh lí sinh hóa phức
tạp dưới sự điều khiển của thần kinh thể dịch và thông qua hormone FSH và LH
của tuyến yên. Sau khi trứng rụng, tế bào trứng sẽ rơi vào ống dẫn trứng, tại đây
sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và hình thành tiếp các phần lòng trắng, lòng đỏ. Ống
dẫn trứng là một ống dài, có nhiều khúc cuốn khác nhau bao gồm:
- Phễu (loa kèn): đây là phần xòe ra ở đầu ống dẫn trứng, dài 4 – 7 cm,
đường kính 8 – 9 cm. Trong niêm mạc của phễu có tuyến hình ống tiết ra lòng
trắng đặc và hình thành một phần lòng trắng loãng trong. Tế bào trứng dừng lại
ở phễu khoảng 20 – 30 phút.
- Phần tạo lòng trắng: đây là phần dài nhất của ống dẫn trứng, ở thời kỳ gà
đẻ cao phần tạo lòng trắng dài 30 – 50 cm. Có một số lượng lớn tuyến hình ống

12


tiết lòng trắng đặc và loãng nhờ sự kích thích của oesteron và progesteron.
Trứng lưu lại ở đây không quá 3 giờ.
- Bộ phận tạo vỏ (eo): bộ phận tạo vỏ là phần hẹp nhất của ống dẫn trứng,
cóchiều dài 8 cm, tại đoạn này hình thành một phần lòng trắng loãng và hai lớp
màng dưới vỏ. Trứng lưu lại ở đây khoảng 60 - 70 phút.
- Tử cung (dạ con): tử cung có dạng túi dày, dài 10 – 12 cm, ở đây trứng
được hình thành hoàn toàn, khối lượng trứng tăng gấp đôi. Niêm mạc tử cung
phát triển nhiều nếp nhăn theo hướng ngang và xiên. Tuyến của vách tử cung tiết
ra dịch lỏng thấm qua màng dưới vỏ vào lòng trắng và hình thành nên vỏ trứng.

Trứng dừng ở đây khoảng 16 – 20 giờ.
- Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, dài 7 – 12 cm, đây là ngõ
để trứng đẻ ra ngoài. Ở âm đạo có các tuyến tiết dịch nhầy giúp cho quá trình đẻ
trứng được dễ dàng, trứng lưu lại ở đây khoảng 4 – 5 phút.
2.3.2. Sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng của gia cầm thể hiện ở sản lượng và năng suất trứng.
 Sản lượng trứng

Là sản lượng trứng mà gia cầm mái đẻ trong một vòng đời, nó phụ thuộc
vào tuổi thành thục, cường độ đẻ trứng, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian
nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Theo Bandsch và Biilchel (1978), sản lượng trứng
được tính trong 365 ngày kể từ khi gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên. Các hãng
gia cầm công nghiệp tính sản lượng trứng đến 70 – 80 tuần tuổi.
 Năng suất trứng

Là số lượng trứng của một gà mái đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Đối
với gia cầm đẻ trứng đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trạng thái sinh lý
và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.
13


 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sức sản xuất của gia cầm,
mỗi yếu tố ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến
sức sản xuất trứng của gia cầm bao gồm di truyền cá thể, giống, dòng, tuổi, chế
độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
 Các yếu tố di truyền cá thể

- Sức đẻ trứng: là tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng của gia

cầm đối với các nhà chăn nuôi. Theo Đặng Hữu Lãnh và cs (1995), năng suất
trứng chịu sự chi phối của các gen khác nhau. Các gen quy định tính trạng này
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Hayes và cs (1984) cho rằng năng suất trứng
của gà mái do năm yếu tố di truyền quyết định: tuổi thành thục sinh dục, cường
độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ mùa đông, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
và tính ấp bóng.
- Tuổi thành thục sinh dục
Theo Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), tuổi thành thục sinh dục được xác
định bằng số ngày tuổi kể từ khi nở ra đến khi đẻ quả trứng đầu tiên, đối với đàn
gà được xác định bằng tuổi khi 5% tổng số cá thể trong đàn đẻ trứng. Nguyễn
Thị Mai và cs (2009) cho biết, tuổi đẻ quả trứng đầu sớm hay muộn liên quan
chặt chẽ đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm nhất định. Những gia cầm có
khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi đẻ quả trứng đầu sớm hơn những gia cầm
có khối lượng cơ thể lớn.
Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1995), hệ số di truyền của tuổi thành thục
sinh dục là 0,32.
- Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian nhất định có liên
quan chặt chẽ với sức đẻ trứng cả năm của gia cầm. Nguyễn Mạnh Hùng và cs
(1994) cho biết, cường độ đẻ trứng tương quan rất chặt chẽ với sức đẻ trứng trong
14


một năm, nhất là cường độ đẻ trứng 3 – 4 tháng đẻ đầu tiên. Vì vậy, để đánh giá
sức sản xuất trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra 3 – 4 tháng đẻ đầu này
để có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống.
- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian được tính từ khi gia cầm đẻ
trứng quả đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ thay lông kết thúc chu kỳ đẻ trứng thứ
nhất. Đối với gia cầm đẻ trứng từ năm thứ 2 trở đi, thời gian đẻ trứng tính từ khi

nó đã thay lông hoàn thiện và tiếp tục đẻ trứng cho đến khi nghỉ đẻ thay lông lần
sau. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi thành thục sinh
dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng.
- Tính ấp bóng
Tính ấp bóng là bản năng đòi hỏi ấp và là phản xạ không điều kiện có liên
quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào
các yếu tố di truyền, các giống nhẹ cân thì bản năng đòi ấp ít hơn các giống nặng
cân. Bản năng đòi ấp biểu hiện 1 – 13 lần ở 1, 2, 3… năm đầu, các năm sau biểu
hiện nhiều hơn. Tính ấp bóng có ảnh hưởng đến năng suất trứng, vì vậy chọn lọc
để loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao sản lượng trứng.
- Thời gian nghỉ đẻ
Gà thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời gian, có thể kéo dài
trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí 1 – 2 tháng. Vì thế
thời gian nghỉ đẻ có ảnh hưởng tới sản lượng trứng cả năm. Gà thường nghỉ đẻ
vào mùa đông do trong thời gian này gà diễn ra sự thay lông. Những đàn gà thay
lông sớm (tháng 6 – 7) và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 – 4 tháng là
những đàn gà đẻ kém. Ngược lại, có những đàn gà thay lông muộn (tháng 10 – 11),
quá trình thay lông nhanh là những đàn đẻ tốt. Ở những giống gà cao sản thời gian
nghỉ đẻ chỉ 4 – 5 tuần và lại đẻ ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới
- Giống, dòng gia cầm

15


Các giống gia cầm khác nhau sẽ có khả năng đẻ trứng khác nhau. Trong
cùng một giống, các dòng khác nhau thì sản lượng trứng cũng khác nhau, những
dòng được chọn lọc thường có sản lượng trứng cao hơn những dòng không được
chọn lọc từ 15 – 20%.
- Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng, sản lượng trứng của gà

giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng trứng năm thứ 2 giảm 15 – 20% so với
năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cs, 2007). Khi gà vào đẻ thì sản lượng trứng
chưa ổn định, sau đó sản lượng trứng tăng dần cho đến khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao
và sau đó giảm dần.
- Thức ăn và dinh dưỡng
Muốn gia cầm có sức sản xuất cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo
một khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Thức ăn chất lượng
kém, các chất dinh dưỡng không cân bằng không những không phát huy được
tác dụng trong chăn nuôi, không thể cho năng suất cao mà còn có thể gây bệnh
cho gia cầm.
Phùng Đức Tiến và cs (2001) cho rằng tỷ lệ protein tăng cao hơn bình
thường trong khẩu phần ăn không nâng cao được sản lượng trứng nhưng cải
thiện được tỷ lệ nở, còn tỷ lệ methionine và lysine tăng cao trong khẩu phần ăn
sẽ nâng mức đẻ nhưng không nâng cao được tỷ lệ nở. Ngoài ra, thức ăn quá
nhiều xơ, nhiều dầu, thừa hoặc thiếu khoáng đều không thích hợp. Theo Nguyễn
Thị Mai và cs (2007), nếu trong khẩu phần thiếu canxi và photpho sẽ làm gà con
còi cọc, gia cầm trưởng thành bị bệnh về xương, gia cầm mái đẻ trứng vỏ mỏng,
hoặc hoàn toàn không có vỏ. Tỷ lệ canxi/photpho thích hợp ở gà mái đẻ là 1/5
(Trương Thúy Hường, 2005).
- Điều kiện ngoại cảnh
+ Nhiệt độ môi trường: nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật
thiết đến sản lượng trứng của gia cầm. Ở gà, nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ
16


là từ 18 – 200C. Nhiệt độ thấp quá hay cao quá không có lợi cho gia cầm và làm
giảm sản lượng trứng. Nhiệt độ thấp gia cầm phải huy động năng lượng để
chống rét, nhiệt độ cao thì gia cầm thải nhiều nhiệt.
+ Mùa vụ: có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng. Ở nước ta, vào mùa hè,
sức đẻ trứng giảm so với mùa xuân và đến mùa thu thì lại tăng dần lên.

+ Ánh sáng: gà rất nhạy cảm với ánh sáng đặc biệt là gà đẻ. Ánh sáng tác
động đến sự đẻ trứng vì ánh sáng tác động đến sự chín noãn bao và sự rụng
trứng. Thời gian chiếu sáng phù hợp cho gia cầm là từ 14 – 16 giờ. Cường độ
chiếu sáng thích hợp là 5 – 10 lux/1m 2 nền với chuồng kín và 20 – 40 lux/1m 2
với chuồng thông thoáng tự nhiên.
2.3.3. Một số chỉ tiêu hình thái, chất lượng trứng


Hình dạng trứng:

Được quyết định bởi phần sau của ống dẫn trứng, thông thường trứng có
hình dạng elip thon, có một đầu hơi tù. Hình dạng trứng không biến đổi theo
mùa song quả trứng đầu của chu kỳ đẻ thường dài và nhỏ hơn những quả trứng
sau. Theo Nguyễn Duy Hoan (1999), hình dạng của trứng không phụ thuộc
nhiều vào khối lượng gà mái mà phụ thuộc phần lớn vào cấu tạo và đặc điểm
chức năng của ống dẫn trứng. Nguyễn Thị Thanh Bình (1998) cho biết chỉ số
hình dạng trứng là 1,3 - 1,4. Theo Bandsch và Biilhel (1978), tỷ lệ giữa chiều dài
và chiều rộng của trứng khá ổn định, tỷ lệ tốt nhất là 1:0,74. Ngô Giản Luyện
(1994) cho rằng chỉ số hình dạng ảnh hưởng tới vị trí đĩa phôi khi ấp. Những
trứng có hình dạng không bình thường gọi là trứng dị hình. Trong chăn nuôi
thường gặp một số trứng dị hình như: trứng vỏ mềm, trứng giả, trứng hai lòng
đỏ, trứng trong trứng, trứng biến dạng.


Khối lượng của trứng:

Khối lượng quả trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá chất lượng trứng mà còn là một chỉ tiêu đánh giá sản lượng trứng. Sản
17



lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng
trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả (Nguyễn
Thị Mai và cs, 2009). Bandsch và Biilhel (1978) cho rằng khối lượng trứng là tính
trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen và có hệ số di truyền là h 2 = 0,3 0,7. Theo Awang (1984), khối lượng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài,
chiều rộng, khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và khối lượng vỏ trứng. Khối lượng
trứng tăng nhanh trong giai đoạn đẻ đầu sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia
cầm càng cao. Theo Rose (1997), có thể ước tính khối lượng trứng theo công
thức sau:
Y = a – b x 0,9x
Trong đó:

x: là tuổi gia cầm tính theo tuần
Y: là khối lượng trứng
a: hệ số biểu thị khối lượng trứng lớn nhất
b: hệ số biểu thị tốc độ tăng của khối lượng trứng
Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản
xuất, cá thể, chế độ chiếu sáng và dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái.
Gà đẻ sớm trứng sẽ nhỏ, tuổi càng cao khối lượng trứng càng lớn.
Chế độ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến khối lượng trứng gà. Morris(1973)
cho rằng ở chế độ chiếu sáng 14 giờ sáng và 13 giờ tối, khối lượng trứng gà tăng
1,4g so với chế độ chiếu 14 giờ sáng và 10 giờ tối. Ngoài ra, chế độ chiếu 14 giờ
sáng và 16 giờ tối cũng cho kết quả khối lượng trứng tăng 2,9g so với chế độ 14
giờ sáng và 10 giờ tối.
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng trứng gà. Larbier và cs
(1972) cho thấy khi khẩu phần ăn thiếu lysine hoặc methionine hay thiếu cả hai loại
axit amin này, khối lượng trứng gà sẽ giảm rõ rệt. Thiếu methionine khối lượng
trứng gà sẽ nhỏ hơn so với thiếu lysine. Thiếu lysine ảnh hưởng chủ yếu đến lòng
đỏ còn thiếu methinonine ảnh hưởng chủ yếu tới lòng trắng. Thiếu vitamin B ảnh
hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến độ dày vỏ.

Trong kỹ thuật chọn ấp, những quả trứng có khối lượng xung quanh khối
lượng trung bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất. Theo Orlow (1974),
Bùi Đức Lũng và Nguyễn Thị San (1993); khối lượng trứng có tương quan mật
18


thiết với tỷ lệ ấp nở, thậm chí là tỷ lệ gà con loại I. Thông thường trứng có khối
lượng trung bình có tỷ lệ nở cao nhất. Khối lượng trứng càng xa giá trị trung
bình thì tỷ lệ nở càng thấp, nguyên nhân của hiện tượng này là sự mất cân đối
giữa các thành phần cấu tạo của trứng. Ngoài ra ở những quả trứng quá lớn hay
quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một đơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn hay lớn
hơn so với trứng trung bình, làm ảnh hưởng đến sự hao hụt khối lượng trứng
trong thời gian ấp và kết quả ấp nở (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).


Màu sắc và chất lượng vỏ trứng:

Mỗi dòng, giống gia cầm đều có màu vỏ trứng đặc trưng. Theo Nguyễn
Thị Mai và cs (2009), màu sắc của trứng có hệ số di truyền cao (0,55 - 0,75).
Theo Bandsch và Biilhel (1978), vỏ trứng ở đầu chu kỳ đẻ thường đậm
hơn những quả cuối chu kỳ, cường độ đẻ trứng cao hơn thì vỏ trứng có màu nhạt
hơn những gia cầm đẻ cách nhật thường có màu vỏ đậm hơn. Tất cả những điều
này phụ thuộc vào hàm lượng các sắc tố trong cơ thể.
Chất lượng vỏ trứng được thể hiện qua độ dày và độ chịu lực của vỏ
trứng. Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình ấp. Theo
Nguyễn Văn Trọng (1998), vỏ trứng dày nhất ở đầu nhọn và mỏng dần ở hai bên
đến đầu tù thì mỏng hơn.


Chất lượng lòng trắng, lòng đỏ:


Chất lượng bên trong của trứng được thể hiện thông qua trọng lượng và
các chỉ số lòng trắng, lòng đỏ và đơn vị Haugh.
Theo Bandsch và Biichel (1978), tỷ lệ khối lượng của lòng trắng/lòng đỏ
là 2/1 thì hợp với yêu cầu trứng ấp.
Chỉ số lòng trắng được xác định qua tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc
và đường kính của lòng trắng. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) cho rằng thông
thường chỉ số này dao động trong khoảng từ 0,08 - 0,09. Nguyễn Thị Thanh
Bình (1998) cho biết hệ số di truyền của tính trạng này khá cao h 2 = 0,2 - 0,78.
Theo Nguyễn Quý Khiêm (1996), trứng của mái tơ và mái già có chỉ số lòng
19


trắng thấp hơn trứng của gà mái đang trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra trứng mùa
hè, trứng bảo quản lâu cũng có chỉ số thấp hơn trứng mùa đông và trứng mới đẻ.
Chỉ số lòng đỏ là giá trị khảo sát trong vòng 24 giờ kể từ khi thu trứng và
tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng đỏ với đường kính lòng đỏ, giá trị này dao
động trong khoảng 0,4 - 0,5 là tốt. Theo Ngô Giản Luyện (1994), giá trị này
giảm xuống còn 0,33 thì lòng đỏ đã bị biến dạng.
Đơn vị Haugh là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và
chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh phụ thuộc vào điều kiện và thời gian
bảo quản. Thời gian bảo quản trứng càng dài thì đơn vị Haugh càng thấp. Ngoài
các chỉ số nêu trên, một số chỉ số cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng
trứng như: mật độ lỗ khí, độ lớn buồng khí…
2.3.4. Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở
 Khả năng thụ tinh

Sự thụ tinh là quá trình đồng hóa giữa trứng và tinh trùng để tạo ra hợp tử
có bản chất hoàn toàn mới, có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp hình
thành phôi. Trong vòng 10 – 12 ngày sau khi thụ tinh thì tỷ lệ thụ tinh cao nhất,

sau đó dần giảm xuống và không nên ấp những quả trứng này. Sự thụ tinh được
thực hiện trong vòng 15 – 20 phút sau khi trứng rụng xuống loa kèn. Nếu tế bào
trứng gặp tinh trùng trong thời gian đó mà không thụ tinh, thì nó mất khả năng
thụ tinh, vì trong bào tương xảy ra sự thay đổi không hoàn lại. Trứng đã nhận
tinh trùng trở thành trứng thụ tinh, nhân tế bào trứng liên kết với tinh trùng và
tạo thành nhân mới của hợp tử.
Khả năng thụ tinh của gia cầm mái chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố xảy ra
trong chuồng nuôi. Điều kiện tất yếu để có tỷ lệ thụ tinh cao là phải có con trống
và con mái tốt. Do đó, tỷ lệ thụ tinh là kết quả của công tác quản lý nơi chuồng
nuôi hơn là quản lý nơi máy ấp. Thực tế sản xuất tỷ lệ thụ tinh được tính bằng tỷ

20


lệ % giữa số trứng có phôi với số trứng đem ấp, đối với các cơ sở giống gốc được
tính bằng tỷ lệ % giữa số trứng có phôi với số trứng đẻ ra.
-

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh:
+ Yếu tố di truyền
Giữa các dòng, giống gà có sự khác nhau về tỷ lệ thụ tinh. Theo Chamber

(1990), hệ số di truyền của tính trạng tỷ lệ thụ tinh là h 2 = 0,1 – 0,15. Chất lượng
con giống tốt sẽ cho tỷ lệ thụ tinh cao. Tuy nhiên, giao phối cận huyết sẽ giảm tỷ
lệ thụ tinh 5 – 10% (Johanson , 1963).
+ Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng cho gà bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Khẩu
phần ăn không đầy đủ làm giảm tỷ lệ thụ tinh, nếu thiếu protein sẽ làm giảm
phẩm chất tinh dịch vì đây là nguyên liệu cơ bản để hình thành nên tinh trùng,
khi thiếu các loại vitamin đặc biệt là vitamin A, E sẽ làm cơ quan sinh dục phát

triển không bình thường, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và các hoạt
động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần không những cần đầy đủ dinh
dưỡng mà còn phải cân bằng các chất dinh dưỡng nhất là cân bằng giữa năng
lượng và protein, các loại axit amin.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng, chế độ chiếu
sáng,…) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt độ, độ ẩm cao
hay thấp hơn so với quy định, đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh ở những mức độ
khác nhau. Những ngày thời tiết mát mẻ, ấm áp thì khả năng thụ tinh là cao nhất.
Khi điều kiện môi trường thay đổi làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của gà
dẫn đến lượng tinh dịch không ổn định, tỷ lệ thụ tinh thường cao vào mùa xuân
và mùa thu.
+ Lớp độn chuồng và phương thức chăn nuôi
Không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó làm ảnh hưởng gián
tiếp đến tỷ lệ thụ tinh . Khi nền chuồng quá ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho một số
21


vi sinh vật phát triển và gây bệnh cho gia cầm, đặc biệt là các bệnh về chân, từ
đó ảnh hưởng đến sức khỏe của gà trống, giảm tính hăng, gà trống đạp mái gặp
nhiều khó khăn. Theo Chamber (1990), gà nuôi trên sàn có tỷ lệ thụ tinh cao hơn
nuôi trên đệm lót.
+ Tuổi gia cầm
Tuổi của gà trống và gà mái chênh lệch nhau quá nhiều cũng làm giảm tỷ
lệ thụ tinh, khả năng thụ tinh của gà trống năm đầu tiên là tốt nhất, từ năm thứ
hai trở đi tỷ lệ thụ tinh giảm rõ. Gà trống đạt kích thước tối đa của tinh hoàn vào
khoảng tuần tuổi 28 – 30, giai đoạn này thường đạt tỷ lệ thụ tinh cao nhất, và có
hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi.
+ Tỷ lệ trống mái
Để có tỷ lệ thụ tinh cao cần có tỷ lệ trống mái thích hợp, các dòng, giống

khác nhau yêu cầu tỷ lệ trống mái khác nhau. Đối với gà hướng trứng tỷ lệ trống
mái là 1/12 – 1/ 14, gà hướng thịt 1/7 – 1/10, gà kiêm dụng là 1/10 – 1/12.
 Tỷ lệ ấp nở

Tỷ lệ ấp nở không những đánh giá khả năng tái sản xuất của đàn giống mà
còn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức sinh sản của gia cầm. Tùy thuộc vào các
mục đích khác nhau mà có các cách xác định tỷ lệ ấp nở khác nhau. Trong sản
xuất tỷ lệ ấp nở được tính bằng tỷ lệ % giữa số gà nở ra với số trứng đem ấp.
Trong các thí nhiệm để so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở hoặc xác
định chất lượng các máy ấp, người ta thường tính tỷ lệ ấp nở bằng tỷ lệ % giữa
số gà con nở ra với số trứng có phôi. Các trung tâm, trạm nghiên cứu giống xác
định tỷ lệ ấp nở bằng tỷ lệ % giữa số gà con nở ra với số trứng đẻ ra. Có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở nhưng có thể tổng quát thành 2 nhóm chính sau:
- Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Các yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ấp nở trứng gia cầm.
Theo Nguyễn Quý Khiêm (1996), những quả trứng quá lớn hoặc quá nhỏ có tỷ

22


lệ ấp nở kém hơn so với những quả có khối lượng bình thường của giống.
Nguyên nhân là do sự mất cân đối giữa các thành phần cấu tạo của trứng, ngoài
ra có sự tương quan giữa diện tích bề mặt của trứng và sự bốc hơi nước qua vỏ
của trứng trong thời gian ấp, quả trứng nhỏ có diện tích tường đối lớn so với
khối lượng do đó tỷ lệ hao hụt khối lượng trong thời gian ấp cao hơn.
Chỉ số hình dạng có liên quan đến tỷ lệ ấp nở vì nó ảnh hưởng đến vị trí
phát triển của đĩa phôi khi ấp nên ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi. Chất
lượng lòng trắng, lòng đỏ cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở, chỉ số lòng trắng
càng lớn thì tỷ lệ nở càng cao (Orlov, 1974).
- Ảnh hưởng của yếu tố môi trường

Môi trường ở đây là chất lượng đàn bố mẹ và toàn bộ các khâu kỹ thuật
thuộc quy trình ấp. Nếu khẩu phần ăn không đảm bảo đầy đủ và cân đối các
chất dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, ảnh hưởng đến sự
phát triển của phôi làm giảm tỷ lệ ấp nở. Tỷ lệ ấp nở giảm rất nhanh nếu hàm
lượng protein thô trong thức ăn giảm xuống dưới 12%, nhưng nếu hàm lượng
protein tiêu hóa trong khẩu phần vượt quá 15 – 16% cũng không làm tăng tỷ
lệ ấp nở. Theo Khaveman (1979), (dẫn theo Chambers,1990), protein động
vật có giá trị cao hơn và được gà sử dụng tốt hơn so với protein thực vật, do
vậy trong khẩu phần ăn, protein động vật nên chiếm 1/3 tổng số protein.
Vitamin nhóm B có ảnh hưởng rất tốt tới tỷ lệ ấp nở, nếu thiếu vitamin nhóm
B sẽ làm vỏ trứng mỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ đẻ.
Ngoài ra, quy trình ấp cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả ấp nở. Theo Đào
Đức Long và Trần Long (1995), nhiệt độ từ 39 – 40 0C sẽ làm cho phôi phát triển
nhanh, gia cầm nở sớm, một số bị biến dạng, dị tật, gây xung huyết; nhiệt độ
dưới 370C sẽ làm gia cầm nở rải rác. Nhiệt độ ấp trung bình thường nằm trong
giới hạn từ 37 – 380C. Theo Nguyễn Văn Trọng và cs (1998), ở mỗi giai đoạn
mà nhiệt độ ấp cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định thì kết quả ấp nở đều sẽ
thấp hơn 5 – 15%, thời gian nở ngắn hơn hoặc dài hơn từ 3 – 7h so với bình
23


thường. Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), phôi rất mẫn cảm với tỷ lệ CO 2, vì
thế không khí bên trong máy ấp cần được thay đổi sao cho nồng độ khí CO 2
không vượt quá 0,2 – 0,3% và lượng O2 không thấp hơn 21%.
2.4. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA GIA CẦM
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể
(di truyền) và môi trường bên ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch
tể, chuồng trại…).
Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho từng

giống, từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống sức sống của mỗi dòng
khác nhau là khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.
Sức sống của vật nuôi được xác định thông quả khả năng có thể chống lại
những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh.
Sức đề kháng ở các loài, dòng, thậm chí giữa các cá thể là khác nhau. Theo kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nguyễn Văn Thiện và cs
(1995): ở giai đoạn 1 – 16 tuần tuổi, tỉ lệ nuôi sống của gà Ri là 96,5 – 100%,
của gà Ác là 88,28%, gà Mía là 92,33 – 93,9%. Con trống có sức đề kháng mạnh
hơn con mái do sự tác động khác nhau của hormone. Vì vậy, sức đề kháng khác
nhau từ 8 tuần tuổi sau đó giảm dần theo tuổi.
Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của đàn gà gia cầm phụ thuộc
vào hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh, trong đó ngoại cảnh giữ vai trò
quan trọng. Vì thế trong chăn nuôi để nâng cao tỉ lệ sống, sức kháng bệnh cũng
như giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y chăm sóc, nuôi
dưỡng thích hợp với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi.
2.5. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
Trong chăn nuôi, thức ăn đóng vai trò rất quan trọng cho sự sinh trưởng
và khả năng sản xuất của con vật, chi phí cho thức ăn chiếm tới 70% giá thành

24


sản phẩm, do đó người chăn nuôi quan tâm rất nhiều đến hiệu quả sử dụng thức
ăn. Mức tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế
càng cao và ngược lại. Hiệu quả sử dụng thức ăn là lượng thức ăn tiêu tốn để tạo
ra một đơn vị sản phẩm. Đối với gà thịt hiệu quả sử dụng thức ăn là TTTĂ/1kg
tăng trọng khối lượng, còn đối với gà trong giai đoạn đẻ trứng, hiệu quả sử dụng
thức ăn được định nghĩa là TTTĂ/10 quả trứng hay TTTĂ/1 gà loại I. Tiêu tốn
thức ăn càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ càng cao. Hiệu quả sử dụng thức ăn có
ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ sinh trưởng, khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng

của con vật.
Hiệu quả sử dụng thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống,
giai đoạn phát triển, trạng thái sức khỏe vật nuôi... Cần căn cứ vào giai đoạn
phát triển của gia cầm mà có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, đặc biệt là
nuôi gà sinh sản giống thịt, nếu không chú ý đến mức tăng khối lượng cơ thể
để điều chỉnh khẩu phần ăn thì gà quá to hay quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới năng
suất trứng. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn là góp phần làm tăng hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi.
Chất lượng và khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng của từng nguyên
liệu thức ăn có mặt trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và
năng suất chăn nuôi. Vì vậy, phải cân bằng hợp lý các thành phần dinh dưỡng
trong khẩu phần.
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm qua ở Việt Nam chăn nuôi gia cầm có sự tăng trưởng khá,
bình quân tăng 7 – 8 %/năm về đầu con. Năm 2007 tổng đàn gia cầm đạt 226
triệu con, trong đó đàn gà là 158,2 triệu con. Đến năm 2012 tổng đàn gia cầm
đạt 308,5 triệu con trong đó đàn gà là 225,5 triệu con. Theo kết quả điều tra chăn
nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng
6,6%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản
25


×