ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
Trần Thị Khánh Hoa
ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC
NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA BẠO LỰC
GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HIỆP HÒA,
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
Trần Thị Khánh Hoa
ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC
NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA BẠO LỰC
GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ HIỆP HÒA,
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Hải
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học
TS. Nguyễn Trung Hải
PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả
thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Học viên
Trần Thị Khánh Hoa
LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ "Ứng dụng Công tác xã hội nhóm trong việc ngăn
ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã Hiệp Hòa, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) " được hoàn thành sau thời gian làm việc
nghiêm túc.
Để hoàn thành tốt luận văn này, lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm
ơn Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Xã
hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành Luận văn Thạc sĩ
này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
Thầy giáo TS. Nguyễn Trung Hải, người đã tận tình hướng dẫn tôi và cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, tôi cũng xin
được gửi lời cảm ơn tới những nạn nhân bạo lực gia đình, tập thể lãnh đạo và
nhân dân xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp
đỡ và phối hợp với tôi trong quá trình thực hiện Luận văn. Sau cùng, tôi xin
được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới người thân trong gia đình và bạn bè đã động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là báo cáo lại đi theo
hướng nghiên cứu ứng dụng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và
những người quan tâm tới báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trần Thị Khánh Hoa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................4
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ....................................................17
1.1. Các khái niệm công cụ ..............................................................................17
1.2. Các lý thuyết áp dụng ...............................................................................19
1.2.1. Lý thuyết xung đột xã hội ...................................................................19
1.2.2. Lý thuyết nữ quyền tự do ...................................................................21
1.3. Một số vấn đề chung về bạo lực gia đình .................................................22
1.3.1. Các hình thức bạo lực gia đình .........................................................23
1.3.2. Các hậu quả của bạo lực gia đình .....................................................24
1.3.3. Các nguyên nhân bạo lực gia đình ....................................................25
1.4. Một số vấn đề chung về công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực
gia đình.............................................................................................................28
1.4.1. Mục đích và ý nghĩa CTXH nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình ....28
1.4.2. Các nguyên tắc CTXH nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình ...........30
1.4.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm ........................................................31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
TRONG VIỆC NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở XÃ HIỆP HÕA,
THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ..........................................37
2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Hiệp Hòa,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ................................................................37
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .......................................................37
2.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.................................................................38
1
2.2. Các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ............49
2.2.1. Công tác phối hợp triển khai, chỉ đạo ...............................................49
2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình ...............................................................................................51
2.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình và phát triển phụ nữ tại địa phương .........53
CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC
NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ HIỆP HÕA, THỊ XÃ QUẢNG YÊN ...........55
3.1. Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại
của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên,
tỉnh Quảng Ninh...............................................................................................55
3.1.1. Thông tin về nhóm .............................................................................55
3.1.2. Tiến trình công tác xã hội nhóm ........................................................55
3.2. Đánh giá những điểm mạnh thực hiện mô hình công tác xã hội nhóm
trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên ..................................................................65
3.2.1. Lượng giá các kết quả đạt được ........................................................65
3.2.2. ánh giá sự tham gia của các thành viên trong nhóm .....................66
3.3. Đánh giá những hạn chế ...........................................................................66
3.4. Đề xuất giải pháp ......................................................................................67
3.4.1. Nhóm giải pháp với chính quyền địa phương ...................................67
3.4.2. Nhóm giải pháp với các thành viên trong nhóm ...............................67
3.4.3. Nhóm giải pháp với cộng đồng ..........................................................67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................71
1. Kết luận ....................................................................................................71
2. Khuyến nghị.............................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................74
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐG
:
Bình đẳng giới
BLGĐ
:
Bạo lực gia đình
CTXH
:
Công tác xã hội
NVCTXH :
Nhân viên Công tác xã hội
PCBLGĐ
:
Phòng, chống bạo lực gia đình
UBND
:
Ủy ban nhân dân
TX
:
Thị xã
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Tỷ lệ phụ nữ kết hôn với người nước ngoài (năm 2017) ................38
Biểu 2.2: Số vụ bạo lực gia đình được phát hiện ............................................40
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức
nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền
con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ
nữ. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động
xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh
của cộng đồng và trật tự xã hội.
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp Quốc công bố ngày 25 tháng 11
năm 2010 cho thấy: Hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều có nguy cơ bị bạo
lực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Báo cáo nêu rõ 32% phụ nữ từng
kết hôn cho biết đã trải qua bạo lực thể chất trong cuộc đời và 6% đã trải qua
bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng. Tỷ lệ bạo lực tinh thần ở mức cao: có
54% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực tinh thần trong cuộc đời và 25% bị
bạo lực tinh thần trong 12 tháng. Khoảng 5% phụ nữ từng có thai cho biết họ
đã bị đánh đập trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các trường hợp này,
họ đã bị chính người cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng lạm dụng.
Tất cả những phụ nữ đã trải qua bạo lực thể chất và tình dục thì đồng thời
cũng chịu bạo lực tinh thần [24].
Nghiên cứu năm 2012 của Liên hợp Quốc tại Việt Nam chỉ ra rằng, bạo
lực gia đình gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Ước tính chi phí của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: chi
phí thực trả và thu nhập bị mất lên tới gần 1,41% GDP (khoảng 2.536.000 tỉ
đồng) năm 2010. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nêu rõ những phụ nữ là nạn nhân
của bạo lực có thu nhập ít hơn 35% so với những người không bị bạo lực,
điều đó tiếp tục ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc dân. Tổng mức năng
suất lao động bị mất theo ước tính là 1,78% GDP.
5
Qua các nghiên cứu cho thấy, bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng đối với gia đình, xã hội và nền kinh tế quốc dân. Việc xóa bỏ
bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của
các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.
Chính phủ Việt Nam được đánh giá là chính phủ đi tiên phong trong
khu vực về việc xây dựng chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng
giới và chấm dứt nạn bạo lực đối với phụ nữ. Chính phủ đã phê chuẩn Công
ước CEDAW năm 1982 và ký kết nhiều Hiệp ước và Công ước quốc tế khác
về quyền con người có liên quan đến bạo lực giới. Nỗ lực của Việt Nam trong
thực hiện và báo cáo về việc thực hiện Công ước CEDAW cũng như các Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã góp phần tạo ra một khuôn khổ luật pháp và
chính sách để giải quyết tình trạng bạo lực giới ở Việt Nam (UNFPA, 2012).
Tại tỉnh Quảng Ninh, tình trạng bạo lực gia đình còn tồn tại rất nhiều từ
thành thị tới nông thôn, từ công sở tới gia đình, dưới nhiều hình thức khác
nhau. Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về vấn đề liên quan đến
bạo lực gia đình, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện
đến bạo lực gia đình từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, cũng như các phương
pháp can thiệp đặc thù như CTXH nhóm. Thực tế cho thấy, Công tác xã hội
nhóm có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của
bạo lực gia đình.
Với những lý do khách quan như trên, việc lựa chọn đề tài "Ứng dụng
Công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực
gia đình (nghiên cứu tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) "
là cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ
đóng góp cho hệ thống lý luận về ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực
gia đình, là cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu định kiến giới, đồng thời
nhận thức của phụ nữ về xã hội được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.
6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Bạo lực gia đình là hiện tượng xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới, là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng và nhân quyền cơ bản. Từ những thập niên 80
của thế kỷ XX, các nghiên cứu về bạo lực gia đình tăng nhanh ở cả những
nước có thu nhập cao và thu nhập thấp cho thấy tính nghiêm trọng và quy mô
của vấn đề này. Số liệu báo cáo từ nhiều quốc gia cho thấy, bạo lực gia đình
đối với phụ nữ chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Theo báo cáo của tổ chức Y tế
thế giới (WHO), ở hầu hết các nước phương Tây, ¼ phụ nữ có nguy cơ bị bạo
lực gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau. Dạng bạo lực được nghiên cứu
phổ biến nhất là bạo lực thể chất. Cụ thể trong báo cáo của Hesei (1994) về
kết quả nghiên cứu từ 35 nước đã chứng minh rằng có khoảng từ 20 - 50%
phụ nữ các nước này bị chồng đánh đập [18].
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về ”Bình đẳng giới và phát triển”
(2012), mức độ bạo lực gia đình giữa các quốc gia có những khác biệt rất lớn
và không có quan hệ rõ ràng với thu nhập, trong khi bạo lực có xu hướng gia
tăng cùng suy thoái kinh tế - xã hội, bạo lực không phân biệt ranh giới. Tại
một số quốc gia có thu nhập trung bình như Braxin và Secbia có tới 25% phụ
nữ bị bạn đời hoặc người thân bạo lực thể chất. Tại Peru, gần 50% phụ nữ là
nạn nhân của bạo lực thể chất trong suốt cuộc đời [16].
Tác phẩm „„Giới tính thứ hai” của Simone De Beauvoir (theo bản dịch
của Nguyễn Trọng Đình và Đoàn Ngọc Thanh). Trong tác phẩm này tác giả
đã giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến „địa vị hạng hai” của phụ nữ. Bà khẳng
định rằng phụ nữ phải đảm nhận phần lớn công việc nội trợ. Phụ nữ càng
làm việc thì quyền lợi của họ càng thấp kém. Từ đó, bà lên tiếng bênh vực
quyền lợi cho họ và đấu tranh nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng nam nữ
trên thế giới [17].
7
Gillian Mezey cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 200 phụ
nữ đang được chăm sóc trước và sau sinh tại dịch vụ sản phụ ở miền nam
London bị bạo lực. Kết quả cho thấy, 47 phụ nữ (chiếm 23,5%) bị bạo lực gia
đình, 13 phụ nữ (10,7%) những người đã từng bị chấn thương và hiện tại bị
rối loạn căng thẳng. Triệu chứng sau chấn thương được gắn với quá trình
ngược đãi về thể chất và tình dục. Những yếu tố xã hội quan trọng gắn kết với
chấn thương là tình trạng sống cô độc, tách biệt hoặc sống trong mối quan hệ
không như vợ chồng [19].
Đặc biệt nghiên cứu về „„Bạo lực gia đình trong cộng đồng di cư Châu
Á” của nhóm tác giả Lee, Yeon-Shim, Hadeed, Linda (2009) đã chỉ ra rằng:
bạo lực gia đình là một dịch bệnh nghiêm trọng giữa các cộng đồng người
nhập cư Châu Á. Tuy nhiên, còn ít thông tin về phạm vi, tính chất và các yếu
tố văn hóa - xã hội liên quan đến bạo lực gia đình. Tác giả xem xét kỹ lưỡng
một số lĩnh vực: bối cảnh gia đình; tỷ lệ bạo lực gia đình; nguy cơ mắc bệnh
lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS; những hậu quả sức khỏe tâm
thần và thể chất; hỗ trợ xã hội và giúp đỡ những hành vi tìm kiếm; rào cản đối
với việc sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu đã làm rõ khá nhiều khía cạnh liên quan
đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình xét về
khía cạnh cá nhân và xã hội [20].
Tác phẩm „„Sự thống trị của nam giới” (2010), của tác giả Pierre
Bourdieu có một bài viết với tựa đề „„Cách nhìn của phụ nữ về cách nhìn của
nam giới” khẳng định rằng phụ nữ có một lòng tin đơn thuần về việc cần tuân
thủ một cách vô điều kiện chồng mình. Họ lệ thuộc và suy nghĩ của nguwofi
chồng, điều đó mang lại cho họ cảm giác an toàn hơn. Vì thế, họ có khuynh
hướng ước lượng thành công của mình dựa theo thành công của chồng. Họ tin
vào tình yêu số phận - tình yêu đối với kẻ thống trị và sự thống trị của kẻ đó,
vì thế mà từ bỏ ham muốn thống trị của bản thân [21].
8
Jan E. Saets và Murray a.Straus trong Gender Differences in Reporting
Marital Violence and its Medical and psychological Consequences cho thấy
những tổn thương về mặt tinh thần thường thể hiện ở sự buồn phiền, căng
thẳng và các triệu chứng thần kinh như: sự chán nản, cảm giác tồi tệ, mất hết
giá trị, không còn cảm thấy điều gì thú vị, hoàn toàn mất hy vọng về mọi thứ,
nghĩ đến cái chết và tìm đến cái chết, lo lắng, thấy không có khả năng vượt
qua những khó khăn ngày càng lớn, thấy bản thân không thể đương đầu với
những gì mình phải làm [22].
Năm 1994 với tác phẩm „„Loving to Survice - Sexual Terror Men‟s
Vionlence and Women‟s Live” (Tình yêu đến sự sống - Sự khủng bố tình dục
của người đàn ông và cuộc sống của người phụ nữ), các tác giả
Dee.L.R.Garham, Edna.I.Rawligs và Roberta.K.Rigsby đã chỉ ra các ảnh
hưởng do bạo lực của nam giới gây ra đối với phụ nữ về cả thể chất lẫn tâm
lý. Nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng làm nô lệ, bị giam cầm và việc liên tục bị
đánh làm mất khả năng xây dựng năng lực cho họ. Đây không phải là một vấn
đề mang tính tự nhiên mà là một vấn đề xã hội. Trong tác phẩm này, các tác
giả cho rằng chỉ có thuyết nữ quyền cấp tiến là thừa nhận bạo lực của nam
giới đã ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ [23].
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình bắt đầu được quan tâm, nghiên
cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Trong thời gian qua đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu quan tâm bàn luận đến vấn đề này. Tiêu biểu là một số
nghiên cứu sau:
Cuốn „„Bạo lực gia đình - Một sự sai lệnh giá trị” của Lê Thị Quý Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình
đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo
lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng, chống bạo lực gia đình - những bài
học kinh nghiệm của Việt Nam [1].
9
Báo cáo chuyên đề “Bạo lực trên cơ sở giới” do Nhóm Điều phối Chương
trình về giới của Liên hiệp quốc thực hiện vào tháng 05/2010 cũng đánh giá tóm
tắt các vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới hiện nay ở Việt Nam. Báo
cáo cung cấp các thông tin về lập kế hoạch chiến lược, xây dựng tầm nhìn và
xác định các ưu tiên liên quan đến bạo lực giới trong các hoạt động nghiên cứu,
xây dựng chương trình/dự án, lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá [2].
“Bạo lực gia đình - Thực trạng và Giải pháp” - Chuyên đề khoa học của
TS. Lê Quang Sơn, ĐHĐN đặt vấn đề trong những năm gần đây bạo lực gia
đình (BLGĐ) đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các nghiên cứu khoa học
cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâu cùng có, từ xã hội
phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đến nông thôn, từ nhóm có
trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa cao, từ nhóm không có
việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Có thể nói BLGĐ đã trở thành một
vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến và có tính toàn cầu [3].
Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm
1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995,
„„Bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề quan trọng trong
nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở định nghĩa
của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia
đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về các hành vi bạo
lực trong gia đình. Trong đó hầu hết các hành vi đề cập đến bạo lực thể chất
với các tên gọi khác nhau như: ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự,
1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức,
2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001). Ngoài ra nghiên cứu
của Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực thành hai
loại đó là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được... Nhìn
chung, các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của bạo lực trên cơ sở
giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới [4].
10
Theo báo cáo của Viện khoa học xét xử (Toà án nhân dân tối cao) tại
42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005), các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân
và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
Các dữ liệu mới công bố của Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tại Việt Nam cho thấy hơn một nửa phụ nữ tại Việt Nam đều
có nguy cơ bị lạm dụng tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nghiên cứu
này do Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO). Nghiên cứu khẳng định rằng bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng. Đây là nghiên cứu đầu tiên thu
thập được các thông tin chi tiết trên phạm vi toàn quốc về mức độ phổ biến,
tần suất và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ, các yếu tổ nguy cơ
và hậu quả. Hơn 4800 phụ nữ tại từng tỉnh/thành phố là Hà Nội, Huế và Bến
Tre đã được phỏng vấn trong cả nước theo bảng hỏi của Nghiên cứu đa quốc
gia của WHO về Sức khỏe phụ nữ và Bạo lực gia đình đối với phụ nữ được
điều chỉnh phù hợp với tình hình Việt Nam [5].
Gần đây nhất, trong báo cáo đánh giá ”Giảm nhẹ bạo lực gia đình ở Việt
Nam thông qua xây dựng hệ thống nhà tạm lánh và tăng quyền cho nạn nhân bị
bạo lực” của Trung tâm phụ nữ và phát triển (CWD) được hỗ trợ bởi tổ chức
Oxfam Hà Lan (10/2013) cho thấy có rất nhiều nguyên do dẫn đến phụ nữ ngày
càng bị bạo lực gia đình. Theo cán bộ „Ngôi nhà bình yên”, có nhiều yếu tố
làm cho phụ nữ mất phương hướng trong cuộc sống và đôi khi tự minh chấp
nhận tình huống bạo lực cho đến khi không chịu được nữa mà buộc phải lên
tiếng. Những yếu tố này bao gồm: hầu hết nạn nhân đều muốn hy sinh bản thân
để con cá được lớn lên trong sự ổn định của gia đình có cả cha lẫn mẹ; hầu hết
họ đều cảm thấy có lỗi hoặc sẽ bị buộc tội nếu họ bị bạo lực hay nếu họ chống
lại bạo lực; hầu hết họ đều làm dâu về nhà chồng và trở nên ngoan ngoãn, nghe
lời để có một nơi đi về; hầu hết họ đều chấp nhận vai trò của mình do gia đình
nhà chồng phân công mà không ý thức được quyền công dân của mình; hầu hết
họ không biết thế nào là bạo lực gia đình và các hình thức của bạo lực gia đình;
11
tôn giáo và súc ép xã hội đẩy họ đến việc chấp nhận vai trò đa di năng mà đôi
khi khả năng của họ không cáng đáng được [6].
Qua đây cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề bạo
lực giới mà chủ yếu là bạo lực gia đình, các hướng nghiên cứu chính đề cập
đến thực trạng, nguyên nhân bất bình đẳng giới, từ đó dẫn đến bạo lực gia
đình và một số biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình.
Đặc điểm của phụ nữ bị bạo lực gia đình thường là giảm nhẹ hoặc phủ
nhận bạo lực đã xảy ra, coi bạo lực xảy ra là trách nhiệm của mình, sử dụng
rượu hoặc ma túy để trốn tránh hoàn cảnh, vẫn duy trì mối quan hệ với người
gây bạo lực để tránh bạo lực leo thang, châm ngòi bạo lực để tìm cách kiểm
soát tình hình, không trình báo việc bị bạo lực mà chịu đựng trong im lặng,...
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng bạo lực gia
đình cũng như nhu cầu được can thiệp về CTXH nhóm tại xã Hiệp Hòa, thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, triển khai ứng dụng hoạt động công tác xã hội
nhóm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng Công
tác xã hội nhóm nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối
với phụ nữ tại địa bàn xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tác hại của bạo lực gia đình.
-
Khảo sát, đánh giá thực trạng tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tại địa bàn xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
-
Ứng dụng Công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu
tác hại của bạo lực gia đình tại địa phương nghiên cứu.
-
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả can thiệp Công tác xã hội nhóm
trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tại địa bàn xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
12
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác
hại của bạo lực gia đình.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể chính: phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa bàn xã Hiệp Hòa,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Khach thể phụ: một số cán bộ thuộc các ngành, đoàn thể, chính quyền
xã Hiệp Hòa như: cán bộ văn hóa - xã hội xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Công
an xã, ...
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi thời gian: từ tháng 8/2016 đến tháng 06/2017.
4.3.2. Phạm vi không gian: xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh
Quảng Ninh.
4.3.3. Phạm vi (giới hạn) nội dung: Do thời gian có hạn nên nghiên cứu
này chỉ tập trung vào nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên và ứng dụng công tác xã hội nhóm
trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Hiệp Hòa,
thị xã Quảng Yên hiện nay như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo
lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên là gì? Hậu quả
ra sao? Nhu cầu của những nạn nhân bị bạo lực gia đình là gì?
Câu hỏi 2: Công tác xã hội nhóm có vai trò như thế nào trong việc
ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Hiệp
Hòa, thị xã Quảng Yên?
13
Câu hỏi 3: Làm thế nào để vận dụng Công tác xã hội nhóm một cách
hiệu quả nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực
đối với phụ nữ đang diễn ra khá phổ biến, gây bất lợi cho các gia đình tại xã
Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên. Phụ nữ mong muốn được trợ giúp bằng nhiều
hình thức, nhiều hoạt động để bảo vệ quyền lợi của họ.
Giả thuyết 2: Công tác xã hội nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu được bình đẳng, được bảo vệ của phụ nữ tại xã Hiệp
Hòa, thị xã Quảng Yên.
Giả thuyết 3: Nâng cao năng lực nhân viên CTXH và nhận thức của
các thành viên nhóm sẽ giúp ứng dụng mô hình CTXH nhóm một cách hiệu
quả nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình trên địa bàn xã
Hiệp Hòa, thị xã Quảng yên.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng trong luận văn nhằm phân
tích, khai thác những tài liệu có sẵn dưới dạng tài liệu viết và tài liệu thống kê.
Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong
nghiên cứu của đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để đọc, phân
tích và tổng hợp một số tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề bạo lực giới nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên
cứu. Các thông tin thu thập được góp phần giải quyết các vấn đề đã đặt ra
trong phần giả thuyết.
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát phỏng vấn sâu 05
người là cán bộ các ngành, đoàn thể, chính quyền tại xã Hiệp Hòa, thị xã
14
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và 25 người là nạn nhân của bạo lực gia đình tại
xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung khảo sát đề cập đến: Hình thức, hậu quả và nguyên nhân của
bạo lực gia đình. Nhu cầu của người bị bạo hành. Các hoạt động phòng,
chống bạo lực gia đình và hình thức trợ giúp đối với nạn nhân của bạo lực gia
đình ở địa phương.
Ngoài ra trong quá trình phỏng vấn nạn nhân bạo lực gia đình, chúng
tôi tiến hành thu thập thêm những ý kiến, nhận định để làm phong phú thêm
dữ liệu thông tin.
6.3. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về đối tượng nghiên cứu
bằng cách quan sát, ghi chép lại những thông tin để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp cả hai cách
thức quan sát tham dự và quan sát không tham dự để thu thập thông tin.
Người nghiên cứu trực tiếp xuống địa bàn, có thể tham gia sinh hoạt cùng Câu
lạc bộ hoặc chỉ quan sát để tìm hiểu những thông tin về: môi trường sống, đặc
điểm văn hóa - xã hội, nhận thức của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu. Quan sát
không chỉ giúp tác giả thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu mà còn hiểu sâu sắc hơn về thực trạng và những nhu cầu của
phụ nữ, trẻ em gái tại địa bàn nghiên cứu.
6.4. Phương pháp thực nghiệm - ứng dụng công tác xã hội nhóm với nhóm
phụ nữ bị bạo lực gia đình
CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố
chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng
phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là:
- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc
năng động nhóm).
- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến
vấn đề.
15
- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế
hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ,
niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội
thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề
của mình và thỏa mãn nhu cầu.
Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để nghiên cứu, phân tích,
xây dựng một số hoạt động công tác xã hội có thể vận dụng với nhóm phụ nữ
bị bạo lực tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần: mở đầu, ba chương, kết luận và khuyến nghị
-
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực
gia đình.
-
Chương II: Thực trạng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa,
giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Hiệp Hòa,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
-
Chương III: Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa,
giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Hiệp Hòa,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1. Các khái niệm công cụ
Khái niệm “nữ quyền”: gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh
ra từ ý thức vè sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát,
khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông
qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi
ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới.
Khái niệm “Công tác xã hội”
Khái niệm Công tác xã hội: Theo Hiệp Hội cán bộ Xã hội quốc tế và
Hiệp Hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế định nghĩa:“Nghề công
tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối
quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử
dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã
hội can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác với các môi
trường của mình. Nhân quyền và công lý trong xã hội là những nguyên tắc
nền tảng của công tác xã hội”.
Khái niệm “nhóm”
Nhóm là một tập hợp người có từ hai người trở lên, giữa họ có một sự
tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung
nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của tất cả các thành viên trong nhóm. Tất cả
các thành viên trong nhóm được điều chỉnh và tuân theo các qui tắc và thiết
chế nhất định.
Khái niệm “Công tác xã hội nhóm”
Khái niệm Công tác xã hội nhóm: Là một phương pháp Công tác xã
hội nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua
17
các hoạt động tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Các cá nhân sẽ
được đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động chung
của nhóm [11].
Khái niệm “ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình” là
việc trang bị các kiến thức, kỹ năng cho nạn nhân của bạo lực gia đình để họ
có thể tự nhân diện nguy cơ, dấu hiệu, biểu hiện của người bạo lực, từ đó
giảm hậu quả do người bạo lực gây ra và có các kỹ năng để tự mình thoát
khỏi nguy cơ bị bạo lực.
Khái niệm “Công tác xã hội nhóm trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu
tác hại của bạo lực gia đình” là việc nhân viên CTXH thông qua việc khích
lệ các thành viên trong nhóm, là những người bị bạo lực gia đình, tương tác,
chia sẻ, thực hiện các hoạt động chung của nhóm để từ đó tìm kiếm những
giải pháp trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình đối
với bản thân họ.
Khái niệm “Bạo lực”
Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật
đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị,
nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các
quan hệ xã hội nói chung.
Khái niệm “Bạo lực gia đình”
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007) [10].
Có 05 dạng bạo lực gia đình, gồm:bạo hành thể chất, bạo hành tinh
thần, bạo hành kinh tế, bạo hành tình dục, bạo hành xã hội.
18
1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.2.1. Lý thuyết xung đột xã hội
- Khái niệm: Thuyết xung đột xã hội bắt nguồn từ thuyết xung đột của
nhà triết học nổi tiếng, đồng thời là một nhà xã hội học người Đức Karl
Marx (1818-1883). Sau ông, các học giả khác như Gluckman, Gumplovicz,
Pareto, Simmel, Dahrendorf và Collins, ... đã phát triển thuyết này theo
hướng sâu hơn.
Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được
trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đồng thời, thuyết cũng cho
rằng xung đột và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã
hội. Thuyết này chủ yếu dùng để giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã
hội, giữa người giàu và người nghèo, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau.
Giai cấp, quyền lực chính trị và địa vị chính trị là những yếu tố được đề
cập trong thuyết xung đột. Đối với thuyết này, tất cả các thể chế chính trị, luật
pháp và truyền thống trong xã hội được tạo ra để hỗ trợ vả bảo vệ người có
quyền lực, hoặc nhóm người mà được xem như là người có địa vị cao hơn
trong xã hội.
- Đặc điểm của lý thuyết xung đột xã hội:
+ Là một tình huống hoặc quá trình của xã hội.
+ Xung đột xã hội là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể khi
giải quyết quan hệ lợi ích mâu thuẫn nhau.
+ Xung đột xã hội là hiện tượng xã hội khách quan, giải quyết quan hệ
xã hội trung tâm là lợi ích, hợp thành bản chất của mọi xã hội, chứ không phải
là một hiện tượng “lệch chuẩn xã hội” hay “hiện tượng bệnh lý” như quan
điểm của thuyết chức năng - cấu trúc.
+ Xung đột xã hội được xác định là giai đoạn phát triển cao nhất của
các mâu thuẫn trong hệ thống các quan hệ giữa con người với con người, các
tập đoàn xã hội, các thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặc trưng bằng
19
sự đối lập các lợi ích và quan điểm, được biểu hiện bằng các hành vi đụng độ,
xô xát hữu hình trên thực tế.
- Các dạng xung đột xã hội:
+ Xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, giai
cấp, các nền văn hóa, văn minh,...
+ Xung đột giữa các thành viên trong lãnh đạo,
+ Xung đột giữa các bộ phận trong tổ chức,
+ Xung đột giữa các giới (nam và nữ),
+ Xung đột giữa các thế hệ trong gia đình,
+ Xung đột giữa các thành viên với nhau.
- Nguyên nhân dẫn đến xung đột:
+ Cá nhân: do kỳ vọng khác nhau, sự khác biệt cá nhân, hiểu thiếu
thông tin, vai trò, phạm vi không phù hợp, môi trường, cạnh tranh căng thẳng.
Do sự bất bình đẳng xã hội trong việc phân phối tài sản, quyền lực, danh vọng
và sự phân biệt kỳ thị về chủng tộc.
+ Trong nhóm: Do cạnh tranh nguồn lực, không thống nhất được mục
tiêu, bị lệ thuộc công việc, tranh giành vị trí, khác biệt về nhận thức; sự chênh
lệch về các nguồn lực; do sự mâu thuẫn về lợi ích, quan điểm, gia trị, niềm
tin, văn hóa giữa các thành viên trong nhóm trong quá trình hoạt động; do sự
căng thẳng, áp lực tâm lý từ người khác; do sự phân chia về quyền lợi, cũng
như chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn về các nhu cầu hoặc vấn đề
ưu tiên luôn xảy ra giữa các thành viên trong nhóm với nhau; do sự gián tiếp
bị sai lệch thông tin dẫn đến hiểu sai nội dung và dẫn đến hành động sai.
+ Tổ chức: Do cơ cấu thứ bậc khác nhau, do mức độ tham gia của các
thành viên không giống nhau, do hệ thống khen thưởng không bình đẳng, do
vấn đề quyền lực, do môi trường làm việc; do sự bất đồng quan điểm giữa các
bên; tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng (xung đột giai cấp, xung đột sắc
tộc, xung đột giữa các tập đoàn,...); xung đột với các vấn đề liên quan đến tình
20
cảm (xung đột gia đình, xung đột giới, ...); xung đột liên quan đến vai trò
trách nhiệm của các bên.
- Giải pháp giải quyết xung đột xã hội: những năm 1970, Kenneth
Thomas và Ralph Kilman xác định 5 cách giải quyết xung đột, tùy theo mức
độ hợp tác hay quyết đoán của cá nhân. Họ cho rằng mỗi người có xu hướng
hành động theo một cách nhất định khi giải quyết xung đột. Tuy nhiên, họ
cũng nói rằng mỗi cách khác nhau sẽ có ích trong một tình huống khác nhau.
- Ứng dụng lý thuyết xung đột xã hội vào công tác xã hội nhóm: thuyết
xung đột hỗ trợ chúng ta có thể giải thích được động cơ bên trong làm nên sự
căng thẳng được xem là tác nhân gây ra các vấn đề xã hội. Thông qua đó,
nhân viên xã hội hỗ trợ và can thiệp vào nhóm để đưa ra những cách thức sử
dụng trong việc giải quyết các vấn đề xung đột nhóm hiệu quả.
NVXH hỗ trợ cho nhóm, tăng cường khả năng đối phó với sự mạo
hiểm làm tăng thêm hiệu quả tối đa nguồn lực giúp nhóm tạo thêm nhiệm vụ
và duy trì chức năng của nhóm.
NVXH biết được các kỹ năng và cách thức điều chỉnh xung đột một
cách sáng tạo, giúp các thành viên nhóm hiểu được các kỹ năng cơ bản, cách
thức giải quyết mâu thuẫn, giúp các thành viên trong nhóm có mối quan hệ
gắn bó với nhau hơn và đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
1.2.2. Lý thuyết nữ quyền tự do
Xuất phát từ triết học tự do thế kỉ 16-17 (chủ nghĩa tự do ở Châu Âu,
Bắc Mỹ) với quan điểm mọi cá nhân trong xã hội đều có tiềm năng trở thành
người tư duy duy lí và sự bình đẳng giữa người với người đều được xem xét
theo tinh thần thuật ngữ duy lí; mọi người được quản lí chỉ với sự đồng ý của
chính họ và trong phạm vi giới hạn nhất định, trong đó chính phủ chỉ được
điều tiết lĩnh vực công cộng và không thể hoặc chỉ được phép điều tiết lĩnh
vực riêng tư một cách hạn chế. Những người khởi xướng cho thuyết này là
những người phụ nữ da trắng thuộc tầng lớp trung, thượng lưu trong xã hội,
họ có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng tự do.
21