Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

Bài thuyết trình về tác giả lý bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.07 KB, 9 trang )

Chào mừng thầy cô và các bạn đến với bài thuyết trình
của tổ 3

Vài nét về tác giả Lý Bạch


Cuộc đời
Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên
(làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê
ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất
thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm,
học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ


Con người Lý Bạch
Lí bạch một nhà thơ học rộng tài cao của
Trung Quốc, ông đọc nhiều sách thánh hiền,
một tâm hồn rộng mở, tư tưởng phóng
khoáng

Ông đã có một lối sống mới rất riêng, không ép buộc bản thân, tự do tự tại. Là một người “thông kinh
thư, xem bách gia” từ thời niên thiếu. Thơ ông thường xuất hiện những vần thơ phê phán nho giáo
khá sắc sảo, những kẻ “phụ mẫu chi dân”


Sự nghiệp văn học



Thành tựu thơ của Lý Bạch:




Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi
chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều.



Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người
ta truyền tụng.



Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài.
Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân
gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...




Nội dung thơ của Lý Bạch:



Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay
đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước
vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt
tác.
Đất nước Trung Hoa hiện lên tráng lệ dưới ngòi bút của ông.





Phong cách thơ:



Lý Bạch là người tiêu biểu nhất cho phái thơ lãng mạn. Trong thơ ông ta cảm nhận được một tâm hồn bay
bổng, một sức mạnh tinh thần phản kháng, mang đâm sắc thái lãng mạn.



 Ông hấp thu văn hóa tinh thần dân gian và các nhà thơ cổ diển đương thời khác tạo nên phong cách
riêng cho mình. Ông là một nhà lãng mạn yêu đất nước, yêu nhân dân tiếp sau khuất nguyên. Chẳng
thế mà nhà nghiên cứu Hồ Ứng Lân, đời Minh nhận xét: thơ Lý Bạch “không có ý làm cho tinh vi mà
không bài nào không tinh vi”. Hay “ tứ tuyệt của lý Bạch có thể nói buột miệng mà thành, quả không
có ý khéo mà bài nào cũng khéo”




Lí Bạch là một nhà thơ lớn thời Đường, một ngôi sao sáng chói trên thi đàn Trung Quốc từ thời
nhà Đường cho đến ngày nay. Người ta thường gọi ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lí Bạch). Học giả Lí
Dương Băng trong "Thảo Đường Tập Tự" đã có câu nói bất hủ về thiên tài Lí Bạch “Thiên tải độc
bộ, duy công nhất nhân” (Hàng ngàn năm chỉ có một mình ông mà thôi).


Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe





Tác phẩm của Lí Bạch mang đậm tư tưởng kiếm khách, hiệp khách. Đối lập với cái
nhìn dành cho bọn nho sĩ là một thái độ hết sức ngưỡng mộ của nhà thơ đối với
những con người nghĩa khí ấy, ông ca ngợi thái độ sống khẳng khái, coi trọng nghĩa
khí, lối sống phóng khoáng, tự do tung hoành thể hiện bản thân không ngại hi sinh
vì nghĩa, coi trọng chữ tình.



Không phải ngẫu nhiên mà Lí Bạch lại nghiêng về chí hướng hiệp khách này, mà Lí
bạch nhận ra được sự tương đồng giữa mình và những hiệp khách đều là những
con người có đời sống phóng khoáng, và tinh thần không khuất phục



×