Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

THUYET MINH DDDH Tự làm-có ảnh minh hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 19 trang )

- 1 -
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
PHÒNG GD - ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS LONG ĐỊNH
***    **
BẢNG THUYẾT MINH
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM


Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng
Gv: NguyÔn Anh
Dòng
N¨m häc: 2008 - 2009
- 2 -
I. XUẤT PHÁT ĐIỂM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường,
có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và
nhà nước: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Trích điều 3
của luật giáo dục năm 2005)
Sử dụng thiết bị trong dạy học cũng đã được nêu trong Nghị quyết hội
nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2 – khoá III: “…Tất cả các nhà truờng phổ
thông đều có các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong
chương trình, sớm chấm dứt tình trạng dạy chay”
Chính vì vậy việc sử dụng, bảo quản và bổ sung các thiết bị dạy học
trong nhà trường phải được ban Giám Hiệu, giáo viên bộ môn hết sức chú
trọng, đặc biệt đối với giáo viên chuyên trách thiết bị phải luôn tìm phương
pháp hoạt động nhằm phát huy hiệu quả thiết bị dạy học trong nhà trường là
một nhiệm vụ quan trọng và đầy ý nghĩa…


Bất kỳ một phương tiện trực quan nào cũng chỉ mang nguồn thông tin
khoa học nhất định và có chức năng sư phạm riêng biệt. Chúng cần được bổ
sung lẫn nhau để góp phần xây dựng một cách hoàn chỉnh những biểu tượng
hình ảnh, khái niệm, quy luật thích hợp của đối tượng nghiên cứu. Lời nói của
giáo viên, câu định nghĩa trong sách giáo khoa có thể cung cấp một loại thông
tin hoàn chỉnh, có hệ thống; các vật thực, các đối tượng tự nhiên cho biết hình
dáng thực, kích thước, màu sắc bề ngoài của chúng làm cho học sinh hiểu đuợc
những tính chất vật lý của đối tượng nghiên cứu; thí nghiệm cho học sinh hiểu
được bản chất của các hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong
phòng thí nghiệm, trong sản xuất nhưng bảng vẽ, tranh, sơ đồ, hình vẽ có tác
Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng
- 3 -
dụng định hướng để nhấn mạnh những vấn đề, những điểm chủ yếu cần chú ý
trong quá trình tiếp thu kiến thức
Trong việc dạy học dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi
mới thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một vấn đề cần thiết dù là môn khoa
học tự nhiên hay môn khoa học xã hội, có sử dụng đồ dùng dạy học đều mang
lại hiệu quả cao
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng phối hợp các tài liệu trực quan khác nhau trong giờ học,
một mặt phù hợp với đặc tính của tài liệu nghiên cứu, đặc điểm và nhiệm vụ
nhận thức, mặt khác thoả mãn với chức năng giáo dục của các phương tiện dạy
học
Bộ phương tiện dạy học trực quan “Sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ”
là tổng hợp các vận dụng dùng trong việc dạy học, đáp ứng đầy đủ và thích hợp
nhất với yêu cầu khoa học để nghiên cứu các vấn đề cụ thể của nội dung bài
học, được hoàn thiện cao về mặt kỷ thuật, giá thành hạ, góp phần giúp giáo viên
giảng dạy một cách tốt nhất (mất ít thời gian, sức lực, phương tiện nhất) làm
cho học sinh nắm được tốt nhất những kiến thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo,
trau dồi thế giới quan khoa học

3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
a) Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện đồ dùng dạy học tự làm bộ sơ
đồ điều chế các hợp chất vô cơ được sự hỗ trợ và động viên của ban Giám Hiệu,
sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn. Bản thân học hỏi, tìm tòi và rút ra được
nhiều kinh nghiệm, do đó cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ
b) Hạn chế
+ Việc thực hiện đổi mới phương pháp hoá học vẫn còn những khó khăn
nhất định, đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất thiết bị, chỉ đạo thực hiện và kỷ
thuật thực hiện. Một số bài hoá học vẫn chủ yếu được dạy chay, ít sử dụng
phương tiện dạy học. Nếu có sử dụng thì lại chưa khai thác được các hiện
Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng
- 4 -
tượng, chưa tổ chức cho học sinh nghiên cứu, tư duy và hệ thống hoá các kiến
thức trong chương trình
+ Việc sử dụng các phương tiện dạy học, tổ chức học tập hợp tác theo
nhóm …theo hướng tích cực còn rất hạn chế
+ Một số không ít học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến
của mình trước chỗ đông người. Một phần là do học sinh chưa chuẩn bị bài,
không biết gì để phát biểu xây dựng bài. Một số học sinh có tư duy nhưng “sợ
sai” nên không dám trình bày chủ kiến của mình, đợi “ai nói thì nghe, sau đó
chờ đọc - chép rồi về nhà học thuộc là xong” !.
+ Hóa học là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, cần cù
và có hứng thú. Mặt khác, đây là môn khoa học thực nghiệm, học sinh cần có
sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để quan sát, tư duy, phân tích, giải
thích các hiện tượng trong thực tế, phán đoán hiện tượng sau thí nghiệm.
II. CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN SƠ ĐỒ
1. Cấu tạo
- Bộ sơ đồ gồm 4 bảng riêng biệt được lắp ghép thành 2 bảng (có chú ý
tính hệ thống bài dạy) để sử dụng cả 2 mặt phù hợp với nội dung yêu cầu của
chương trình, của từng tiết luyện tập. Bảng có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ

làm, có độ bền cao và được làm chủ yếu bằng giấy ép carton, một loại vật liệu
phổ biến trên thị trường, giá thành hợp lí
- Kích thước mỗi bảng: 1,2m x 0,8m. Khung nẹp giữa 2 bảng bằng cây và
được ốp che lại bằng các thanh nhôm mỏng, màu (chữ V) nhằm tạo độ bền chắc
và tính thẩm mỹ cho đồ dùng. Các ô cửa và tấm kéo được rọc cắt bằng dao
2.Thiết kế:
Nội dung chi tiết được thiết kế 2 mặt trên nền trắng, phông chữ xanh
và đỏ, ở đó có các ô cửa kéo (đóng và mở), thể hiện rõ các tác chất cần thiết khi
điều chế các hợp chất vô cơ. Mặt sau của từng bảng là các rãnh kéo, được dán
bằng keo và cũng làm bằng vật liệu chủ yếu trên
Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng
- 5 -
3. Mục đích:
- Bộ sơ đồ được sử dụng rất thuận tiện, phù hợp điều kiện các vùng,
các trường, đặc biệt đối với những trường (vùng sâu, vùng xa…) nơi mà cơ sở
vật chất còn gặp rất nhiềư khó khăn, trang thiết bị còn hạn chế.
- Bộ sơ đồ dùng thực hiện cho các tiết luyện tập và ôn tập ( thí dụ: bài
5/tiết 8: Luyện tập tính chất hoá học của oxit và axit; bài 12, 13/tiết 17, 18: mối
quan hệ giũa các loại hợp chất vô cơ, các tiết ôn tập học kì, cuối năm …), trong
công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ chức các buổi
ngoại khoá như: hái hoa ôn tập, ngày hội hoá học, nhà khoa học tương lai…..
nhằm kích thích tính hứng thú, ham mê bộ môn của học sinh
4. Phương pháp thực hiện cụ thể
Sử dụng phương tiện trong dạy học hoá học đã được coi là tích cực.
Tuy nhiên sẽ tích cực hơn khi phương tiện dạy học tạo nguồn kiến thức để học
sinh tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức hoá học mới
Sử dụng hình vẽ, sơ đồ…có thể được dùng để:
- Minh hoạ cho lời nói, nội dung, tính chất
- Khai thác các thông tin (kiến thức cần biết)
- Vừa chứng minh, vừa khai thác kiến thức

 Các phương tiện này được sử dụng ở hầu hết các loại bài hoá học.
Thí dụ: Tính chất hoá học, sản xuất các chất, ôn luyện tập, thực hành…
+ Hoạt động của giáo viên và học sinh khi dùng hình vẽ, sơ đồ…theo
hướng tích cực để khai thác các thông tin thường như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Nêu mục đích và phương pháp
quan sát hình vẽ, sơ đồ..
- Trưng bày, cho xem
- Yêu cầu quan sát
- Yêu cầu nhận xét và rút ra kết luận
- Nắm được mục đích
- Quan sát tìm ra đặc điểm giống và
khác nhau
- Rút ra nhận xét
Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng
- 6 -
+ Để thực hiện hoạt động có hiệu quả, khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng.
Chuẩn bị tốt là điều kiện cần để thu được kết quả tốt. GV và học sinh cần chuẩn
bị:
* Giáo viên:
- Bộ sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ
- Bảng phụ: Ghi sẵn một số nội dung (nếu cần).
- Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi thật sự cô đọng, xúc tích, có khả năng
phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh. Có sự chuẩn bị trước cho những tình
huống sư phạm có thể xảy ra ngoài yêu cầu của bài để không bị động trước tư
duy của học sinh.
* Học sinh:
- Cần có sự chuẩn bị thật kĩ theo yêu cầu của GV từ tiết trước (mỗi học
sinh đều phải soạn bài mới vào tập, GV thường xuyên kiểm tra tập soạn của học
sinh).

- Học sinh có thể tự tìm tòi, sưu tầm thêm kiến thức từ các nguồn ngoài
SGK phục vụ cho bài học.
Trên lớp, GV tiến hành các bước:
- Chia nhóm: GV chia lớp thành từng nhóm theo vị trí chỗ ngồi
- Thông qua từng mũi tên sơ đồ GV nêu yêu cầu để học sinh thực hiện.
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Về phía học sinh:
- Phải có ý thức học tập cao, không ỷ lại người khác, tránh thảo luận đi xa
yêu cầu của nội dung câu hỏi
- Không thảo luận quá lớn tiếng ảnh hưởng đến nhóm khác.

Kinh nghiệm sư phạm cho thấy rằng muốn học sinh nắm được đầy đủ
các kiến thức khoa học về các đối tượng nghiên cứu thì trong quá trình dạy học
phải sử dụng phối hợp một cách hợp lý các phương tiện trực quan và kết hợp
chặt chẽ với lời nói của giáo viên. Tức là trước hết dùng các câu hỏi gợi ý để
Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng
- 7 -
kích thích tư duy trừu tượng của học sinh sau đó dùng các phương tiện dạy học
góp phần chứng minh những kết luận rút ra đến việc hình thành các biểu tượng
cụ thể
Ví dụ: Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cần nhớ của học kỳ I hoá học 9
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản trong học kỳ I
- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao cho và tóm tắt thành
2 vấn đề lớn:
+ Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazơ, muối. Sự
chuyển đổi từ kim loại thành các hợp chất khác nhau
+ Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ và kim loại. Sự chuyển đổi từ
các hợp chất vô cơ thành kim loại
Có thể có 2 cách:
Cách 1: Cho học sinh biết chất cụ thể để điều chế các hợp chất vô cơ.

Học sinh lập sơ dồ điều chế, viết các phương trình hoá học. Từ đó khái quát hoá
thành mối liên hệ giữa các loại chất khác nhau
Cách 2: Cho học sinh chọn hợp chất cần điều chế ở mỗi bảng, suy
nghĩ và đưa ra các phương pháp điều chế. Sau đó lấy ví dụ từng chất cụ thể phù
hợp với cách điều chế. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ
- Giáo viên đánh giá và cho điểm những học sinh tích cực hoạt động và
trả lời tốt các câu hỏi nhằm khuyến khích và bắt buộc mọi học sinh cần làm việc
tích cực và có hiệu quả
5. Cách sử dụng
Khi thực hiện hoạt động, giáo viên cho lần lượt từng học sinh, từng
nhóm hoặc đội chọn ô số trên bảng, khi ô cửa được mở ra, học sinh phải nêu
được tính chất hoá học và viết đúng các phương trình phản ứng theo yêu cầu
của ô số, nếu chưa đúng học sinh khác nhận xét và bổ sung
Ví dụ: Trong bài 5-tiết 8: Luyện tập tính chất hoá học của oxit và axit.
Để nắm được cách điều chế axit? Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tính chất hoá
Trường THCS Long Định GV Nguyễn Anh Dũng

×