Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra lớp 10 cb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.69 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT HƯỚNG HOÁ Môn: Sinh học 10 cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Phân biệt đặc điểm cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ đem
lại lợi thế gì cho tế bào nhân sơ?
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày cấu trúc và cơ chế tác động của enzim. Tại sao khí tăng nhiệt độ cao quá nhiệt
độ tối ưu của enzim nào đó thì hoạt tính của enzim giảm dần hoặc mất hoạt tính?
Câu 3: (4 điểm)
Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa lục lạp và ti thể.
Đáp án
Câu 1: (3đ)
1. Phân biệt đặc điểm cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực(2đ)
* Cấu trúc tế bào nhân sơ
- Chưa có màng nhân, chưa có nhân hoàn chỉnh(vùng nhân chứa ADN dạng vòng không
liên kết với prôtêin histôn)
- Không có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Không có các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ.
* Cấu trúc của tế bào nhân thực.
- Có màng nhân, có nhân hoàn chỉnh(nhân chứa ADN dạng xoắn kép liên kết với prôtêin
histôn).
- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Có nhiều bào quan có màng bao bọc(như lưới nội chất, ti thể, lục lạp, bộ máy gôngi....)
- Kích thước lớn gấp khoảng 10 lần kích thước tế bào nhân sơ.
2. Kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ đem lại ưu thế: (1đ)
- Tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt cơ thể/ thể tích cơ thể) lớn nên quá trình trao đổi chất với môi
trường diễn ra mạnh.


- Sinh trưởng, phát triển nhanh; sinh sản nhanh, phân bố rộng.
Câu 2: Cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.
1. Cấu trúc của enzim(1,5đ)
- Enzim là một chất xúc tác sinh học được sinh ra bởi cơ thể sống.Enzim có bản chất
là prôtêin có cấu trúc như sau:
- Enzim 1 thành phần: prôtêin
- Enzim 2 thành phần: prôtêin và một phần tử hữu cơ nhỏ(côenzim)
-Trung tâm hoạt động của enzim:
+ Chỗ lõm xuống hay một khe nhỏ trên bề mặt của enzim để liên kết cơ chất.
+ Cấu hình không gian của enzim tương ứng với cấu hình của cơ chất.
- Cơ chất là chất chịu tác dụng của enzim tương ứng.
2. Cơ chế tác động của enzim(1đ)
- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên hợp chất trung
gian(enzim-cơ chất).
- Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm và giải phóng enzim nguyên vẹn.Enzim
được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại.
Sơ đồ: E(enzim) + S(cơ chất) → E – S (hợp chất trung gian) → P(sản phẩm) + E
3. Vì enzim có bản chất là prôtêin nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì
enzim bị mất hoạt tính và mất chức năng xúc tác.(0,5đ)
Câu 3: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp:
1. Giống nhau(2đ)
- Đều có cấu trúc màng kép bao bọc bên ngoài.
- Là bào quan tạo năng lượng cho tế bào(tổng hợp ATP).
- Đều có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Đều có nguồn gốc từ vi khuẩn sống cộng sinh ở tế bào nhân thực
2. Khác nhau(2đ)
Đặc điểm
so sánh
Ti thể Lục lạp
Cấu tạo - Có màng ngoài trơn nhẵn, màng

trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo
thành các mào trên đó có nhiều
enzim hô hấp.
- Có 2 màng đều trơn nhẵn, trong hạt
grana có chồng các túi màng tilacôit
xếp chồng lên nhau, trên đó có nhiều
enzim pha sáng.
Loại tế
bào
- Có ở mọi loại tế bào - Chỉ có ở các tế bào quang hợp ở
thực vật.
Tổng hợp
và sử
dụng
ATP
- ATP được tổng hợp từ phân giải
chất hữu cơ.
- ATP được dung cho mọi hoạt động
sống của tế bào(kể cả hoạt động
quang hợp).
- ATP được tổng hợp ở pha sáng
- Chỉ được dùng cho quang hợp ở
pha tối.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×