Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De kiem tr 45 phut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.51 KB, 2 trang )

đê kiểm tra 45 phút- lớp 12
Câu 1( 6 điểm)
Tại sao công nghiệp năng lợng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nớc ta?
Hớng dẫn trả lời
1. Quan niệm
- Công nghiệp năng lợng là ngành:
- Có thế mạnh lâu dài.
- Đem lại hiệu quả cao (về kinh tế, xã hội).
- Có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
2. Lí do
a. Có thế mạnh lâu dài
- Cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc.
+ Than
Trữ lợng dự báo khoảng 7 tỉ tấn.
Vùng than Quảng Ninh với nhiều mỏ lớn, với trữ lợng khoảng 3 tỉ tấn (90% cả
nớc), chất lợng tốt.
Ngoài ra còn có:
Than mỡ Làng Cẩm (Thái Nguyên), Na Dơng (Lạng Sơn), Nông Sơn (Quảng
Nam).
Than nâu ở đồng bằng sông Hồng (ở độ sâu 300-1000m có hàng chục tỉ tấn).
Than bùn ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Dầu khí
Trữ lợng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu (trữ lợng khai thác 4 - 5 tỉ tấn).
Tập trung ở các bể trầm tích thuộc thềm lục địa phía nam, quan trọng nhất là bể
trầm tích Nam Côn Sơn và Cửu Long.
+ Thuỷ năng
Nguồn thuỷ năng lớn (30 triệu kW).
Tập trung ở hệ thống sông Hồng (37 %), hệ thống sông Đồng Nai (19 %).
+ Các nguồn thuỷ năng khác: năng lợng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, thuỷ triều...
- Thị trờng tiêu thụ rộng lớn.
+ Phục cho tất cả các ngành kinh tế. Có thể nói không có ngành kinh tế nào lại không


cần đến nhu cầu sử dụng điện.
+ Phục vụ cho nhu cầu đời sống ngày càng tăng của nhân dân.
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp khai thác nhiên liệu.
+ Than đợc khai thác từ thời Pháp thuộc. Sản lợng than gần đây tăng khá nhanh (5,7
triệu tấn (1985) và 32,4 triệu tấn (2005).
+ Một phần sản lợng khai thác đợc sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc.
+ Dầu thô mới đợc khai thác từ năm 1986 (40 nghìn tấn), năm 2005 đạt 18,5 triệu
tấn.
+ Hiện nay mới chỉ sử dụng khí để cung cấp cho nhà máy điện tuốcbin khí Bà Rịa,
Phú Mĩ
b. Mang lại hiệu quả cao.
- Đã hình thành mạng lới các nhà máy điện phân bố rộng khắp trong cả nớc.
+ Nhiệt điện:
Phả Lại 1: 440 MW, Phả Lại 2: 600 MW (Hải Dơng).
Uông Bí ( Quảng Ninh): 150 MW.
Ninh Bình: 110 MW.
Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) 165 MW.
Hiệp Phớc (TP. Hồ Chí Minh) 375 MW.
Bà Rịa: 328 KW.
Phú Mĩ I: 1.090 MW.
+ Thuỷ điện:
Hoà Bình trên sông Đà (1.920 MW).
Yali trên sông Xê Xan (720 MW ).
Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW).
Hàm Thuận - Đa Mi trên sông La Ngà (476 MW ).
Đa Nhim trên sông Đồng Nai (160 MW).
Thác Mơ trên sông Bé (150 MW).
Thác Bà trên sông Chảy (110 MW).
- Đang xây dựng.
+ Nhiệt điện:

Cà Mau (điện từ khí thiên nhiên).
Cẩm Phả (từ than) và một số nhà máy khác.
+ Thuỷ điện.
Sơn La trên sông Đà (2400 MW) và hàng loạt nhà máy có công suất lớn.
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản lợng điện tăng nhanh 8,8 tỉ kWh (1990), 53,3 tỉ kWh (2005), góp phần phát triển:
Kinh tế: Đẩy mạnh tốc độ tăng trởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Dầu thô xuất khẩu năm 2005 đạt 7,4 tỉ USD.
Xã hội: Nâng cao đời sống nhất là đối với đồng bào vùng xa, vùng sâu. Giải
quyết việc làm cho một bộ phận ngời lao động.
c. Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác .
- Chủ trơng của Nhà nớc: điện phải đi trớc một bớc so với các ngành kinh tế khác.
- Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt:
Quy mô
Kĩ thuật - công nghệ.
Chất lợng sản phẩm.
Câu 2: (4 điểm)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×