Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về dân QUÂN tự vệ của ủy BAN NHÂN dân PHƯỜNG từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI ĐÌNH QUỐC

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI ĐÌNH QUỐC

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ CỦA
UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
: 838.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ VĂN LONG

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

THÁI ĐÌNH QUỐC


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DÂN QUÂN TỰ VỆ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG............................... 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ ........................................ 5
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ ...... 10
1.3. Nội dung, chủ thể, hình thức thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ ............ 14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ ................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN QUÂN TỰ
VỆ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......... 25
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về Dân quân tự vệ của Uỷ ban nhân dân
phường ................................................................................................................... 25

2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và tổ chức DQTV phường ở thành phố Đà Nẵng .. 29
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ của Ủy ban nhân dân
phường ở Thành phố Đà Nẵng .............................................................................. 31
2.4. Đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ của Uỷ ban nhân
dân phường ở Thành phố Đà Nẵng........................................................................ 34
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG ..
TỪ THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................... 47
3.1. Quan điểm đối với việc thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ của UBND
phường ................................................................................................................... 47
3.2. Giải pháp đối với việc thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ của Ủy ban
nhân dân phường.................................................................................................... 54
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 67


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH

Ban chỉ huy

DQTV

Dân quân tự vệ

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND


Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng DQTV rộng
khắp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đây chính là sự kế thừa truyền
thống kinh nghiệm tổ chức lực lượng vũ trang trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc là vấn đề hệ trọng đối với mọi quốc gia dân tộc có chủ
quyền. Trong quá trình phát triển lich sử nhân loại, giai cấp nào giữ địa vị
trung tâm, thống trị xã hội củng đều coi trọng việc xây dựng nền quốc phòng,
xây dựng lực lượng vũ trang, chăm lo phòng thủ quốc gia, giữ vững độc lập
chủ quyền của đất nước. Qui luật phát triển của dân tộc ta đã khẳng định:
dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, quy luật đó được thể hiện ở sự
kết hợp thực hiện 02 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi
với bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng
tạo học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về giai cấp và đấu
tranh giai cấp, quan điểm bạo lực cách mạng, quan điểm về chiến tranh và
quân đội, về bảo vệ Tổ quốc XHCN, đối với đảng cộng sản cầm quyền là dù
trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững sự lãnh đạo của đảng, tăng cường
hiệu lực quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng vào điều kiện
lịch sử mới của đất nước và thời đại. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để tăng cường vai trò của UBND phường trong việc triển khai và thực
hiện pháp luật về dân quân tự vệ trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhằm đạt
được các mục tiêu và theo các quy định của hiến pháp, cần có sự thống nhất
về các vấn đề chung như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phương

1


pháp, nguyên tắc quản lý đối với dân quân tự vệ, thực trạng quản lý nhà nước
về dân quân tự vệ hiện nay.
Do vậy, việc nghiên cứu vai trò của UBND phường trong việc thực
hiện pháp luật về dân quân tự vệ là yêu cầu cấp thiết. Công trình nghiên cứu
khoa học này được thực hiện với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong
việc đề xuất những cơ sở lý luận, thực tiễn và kiến nghị những giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với dân quân tự vệ trước yêu cầu hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vai trò UBND phường trong việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ
là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực quốc phòng, được sự quan tâm đặc biệt trong lý luận và thực tiễn
hiện nay. Ở nước ta, cho đến nay, vấn đề này đã được đề cập nghiên cứu xem
xét trên những nét chung nhất gắn liền với việc phân tích, luận giải những
quan điểm và nguyên tắc xây dựng củng cố quốc phòng, bảo về Tổ quốc theo
quan điểm và nguyên tắc Đảng ta và trong việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh vào nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc.
Tuy vậy, trong những công trình nghiên cứu đó, vấn đề dân quân tự vệ
chủ yếu được xem xét từ góc độ chính trị xã hội, chưa có tác phẩm riêng biệt
nghiên cứu xem xét một cách hoàn diện vấn đề quản lý nhà nước nói chung,
về vai trò của UBND nói riêng đối với dân quân tự vệ. Đặc biệt từ góc độ
pháp lý, Luật nhà nước và Luật hành chính. Trong lý luận và thực tiễn, khái

niệm, nội dung, chủ thể hình thức, phương pháp, vấn đề quản lý bằng pháp
luật đối với dân quân tự vệ …có vấn đề vẫn còn được hiểu theo nghĩa rộng,
hẹp khác nhau và là vấn đề chưa thống nhất, cần được nghiên cứu xem xét.

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng “vai trò của
UBND phường trong việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ” và việc
quản lý nhà nước đối với dân quân tự vệ ở cấp phường, trên cơ sở đó đưa ra
những quan điểm, giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thực hiện pháp luật
về dân quân tự vệ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới của nước ta nói chung
của thành phố Đà Nẵng nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về “Vai trò của
UBND phường trong việc thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ ở Đà
Nẵng”. Thời gian nghiên cứu, khảo sát là từ 2005 đến 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cụ thể khác như: hệ
thống, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, phương pháp xã hội học… để
làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn. Khiến nghị những
quan điểm, giải pháp cụ thể và là tài liệu tham khảo trong hoạt động thực tiễn
về vai trò của UBND phường trong việ thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ
ở các địa phương khác, cho việc nghiên cứu và giảng dạy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về dân quân tự
vệ của UBND phường.

3


Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ của UBND
phường ở thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của UBND phường
ở thành phố Đà Nẵng trong việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN
QUÂN TỰ VỆ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ
1.1.1. Khái niệm Dân quân tự vệ
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của dân quân tự vệ, Đảng
và Nhà nước ta thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ thị, nghị quyết lãnh
đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Theo đó, lần lượt các
văn bản pháp luật đã được ban hành: Nghị định số 29-HĐBT ngày
29/02/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ Dân quân tự vệ;
Pháp lệnh số 45-L/CTN ngày 09/01/1996 của Chủ tịch nước về Dân quân tự
vệ năm 1996; Pháp lệnh số 19/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về Dân quân tự vệ năm 2004 và gần nhất là Luật Dân quân tự vệ
năm do Quốc hội ban hành năm 2009. Các văn bản này đã góp phần tạo cơ
sở pháp lý để xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh toàn diện cả về

tổ chức, huấn luyện, hoạt động và công tác bảo đảm theo chức năng, nhiệm
vụ chặt chẽ thống nhất với cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ
quan quân sự làm tham mưu”.
Đồng thời, các văn bản đã từng bước định hình và thống nhất về khái
niệm dân quân tự vệ. Tại Điều lệ Dân quân tự vệ năm 1990, dân quân tự vệ
“là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, do Đảng Cộng
sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, là một trong ba thứ quân của lực lượng vũ
trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [3, Điều 1].
Đến Pháp lệnh DQTV 1996, quy định tại Điều 1: “Dân quân tự vệ là lực
lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận
của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều

5


hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp
của cơ quan quân sự các cấp; là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ
Đảng, bảo vệ Chính quyền, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, tài sản
của Nhà nước ở cơ sở.
Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân;
được tổ chức ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội gọi là tự vệ” [4, Điều 1 ].
Đến Pháp lệnh 2004 của UBTVQH, khái niệm DQTV được quy định tại
Điều 1 như sau:
“1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản
xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân
các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự

chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.
Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân;
được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức)
gọi là tự vệ.
2. Lực lượng dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân
quân tự vệ rộng rãi” [ 5, Điều 1].
Đến Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12, khái niệm dân quân tự vệ
được thể hiện qua vị trí, chức năng của lực lượng này:
“Điều 3. Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản
xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính

6


quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm
nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi
chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ” [6, Điều 3 ].
Cũng tại Luật Dân quân tự vệ năm 2009 thì thành phần của dân quân tự
vệ cũng được tách ra hẳn thành một điều riêng, với nội dung là:
“1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng
rãi.
2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;

c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông
tin, phòng hóa, y tế.” [6, Điều 4 ].
Cụ thể:
Dân quân tự vệ nòng cốt là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, được tuyển chọn vào phục vụ có
thời hạn trong các đơn vị dân quân tự vệ [6, Điều 5, Khoản 1 ].Trong thành
phần DQTV nòng cốt có lực lượng dân quân tự vệ thường trực, là lực lượng
dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các
địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh [6, Điều 5, Khoản 5 ].Dân quân tự
vệ nòng cốt gồm:
Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được
tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi
có lệnh của cấp có thẩm quyền [6, Điều 5, Khoản 2 ].

7


Dân quân tự vệ rộng rãi là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, quản lý để sẵn
sàng mở rộng lực lượng và huy động khi có lệnh của cấp có thẩm quyền [6,
Điều 5, Khoản 6 ].
Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được
tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau
đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng
tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động [6, Điều 5, Khoản 3 ].
Bên cạnh đó còn có dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh,
trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
1.1.2. Đặc điểm của Dân quân tự vệ
Thứ nhất, dân quân tự vệ Việt Nam là một lực lượng vì dân, của dân và
do toàn thể nhân dân tiến hành. Từ thực tiễn quá trình hình thành, đấu tranh

và phát triển của lực lượng DQTV.
DQTV là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn
dân và phong trào toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và
trong thời bình tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải
đối phó với chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng
chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù
địch thì vai trò của dân quân tự vệ càng được coi trọng.
Lực lượng DQTV là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương bảo vệ
Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản
của nhà nước ở cơ sở.
Thứ hai, DQTV có sức mạnh tổng hợp do nhều yếu tổ tạo thành, được
huy động từ nội lực; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại. Trong thời bình,

8


DQTV là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế, phát triển địa
phương và cả nước. Là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, phối hợp với các lực
lượng khác đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống thiên tai, địch
hoạ bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Trong thời chiến, DQTV làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc,
chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiện của địch, căng kéo,
kìm chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phương ; vận dụng linh hoạt các
hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu, tạo thế, tạo lực cho bộ đ ội
chủ lực, bộ đội địa phương chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu giữ
vững thế trận chiến tranh nhân dân.

Thứ ba, DQTV được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại.
1.1.3. Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ
Dân quân tự vệ các cấp nói chung và trực tiếp là DQTV phường đề cao
công tác thực hiện và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đối với lực lượng
DQTV, được pháp luật quy định rõ ràng, đó là:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa
phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát
biển và lực lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ
quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.
- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực
lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực
phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng,
chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

9


- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi
trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham
gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội tại địa phương, cơ sở.
- Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [6, Điều 8 ].
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về Dân
quân tự vệ
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ
Chúng ta đều biết Nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ

xã hội theo chiều hướng mà nó mong muốn. Theo đó, việc thực hiện pháp luật
là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện. Thực hiện pháp
luật về DQTV trước hết là một trong những hình thức để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước, thể hiện bằng hành vi hợp pháp của các chủ thể
pháp luật. Đây là giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế
điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, thực hiện pháp luật về DQTV do nhiều chủ
thể khác nhau thì sẽ tiến hành với nhiều các thức khác nhau, vì thế, bằng cách
quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào một quan
hệ xã hội nhất định, nhà nước có thể tác dộng lên các quan hệ xã hội, điều
chỉnh chúng theo chiều hướng mà nhà nước mong muốn. Do đó, pháp luật chỉ
điều chỉnh hành vi hay xử sự của con người mà không thể điều chỉnh suy nghĩ
hay tư tưởng của họ, bởi vì, không ai có thể “đọc” được hay dự đoán được
chính xác ý nghĩ của người khác khi nó đang tồn tại trong đầu họ, tức là khi
nó chưa được thể hiện ra bên ngoài thành những hành vi hay xử sự cụ thể để

10


mà điều chỉnh. Vì lý do này mà chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử
sự thực tế của một chủ thể nào đó rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của
pháp luật mà ta có thể xác định được là họ có thực hiện pháp luật về DQTV
hay không hay không.
Như vậy có thể kết luận rằng, thực hiện pháp luật về DQTV là một quá
trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật về DQTV đi
vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các
chủ thể pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ
Một là, thực hiện pháp luật về DQTV là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân; trong đó lực lượng DQTV đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ

mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy
trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương;
Hai là, tổ chức và hoạt động của DQTV phải tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật;
Ba là, thực hiện pháp luật về DQTV phải dựa vào dân, phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ;
Bốn là, tổ chức, biên chế của DQTV phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công
tác;
Năm là, thực hiện pháp luật về DQTV phải bảo đảm thuận tiện cho chỉ
đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa
phương.

11


1.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ
Thực hiện pháp luật về DQTV giữ vai trò quan trọng trong công tác quốc
phòng – an ninh của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Cụ
thể, đó là:
1. Thực hiện pháp luật về DQTV đã cụ thể hóa, hiện thực hóa các đường lối,
chủ trương, của Đảng và chính sách Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, về xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng DQTV, xứng đáng là
lực lượng vũ trang của nhân dân.
2. Thực hiện pháp luật về DQTV có quan hệ mật thiết đối với nền quốc phòng
toàn dân. Nếu thực hiện pháp luật về DQTV đúng đắn, hợp lý thì sẽ giúp củng
cố và nâng cao chất lượng của lực lượng DQTV, trở thành một trong những
lực lượng chính yếu trong nền quốc phòng toàn dân, góp phần giữ vững an
ninh – quốc phòng, an toàn chính trị, an sinh cho nhân dân. Ngược lại, nếu

thực hiện chưa tốt, chưa triệt để, còn hời hợt thì rất dễ dẫn đến hệ quả là lực
lượng DQTV bị suy mỏng, thiếu về lượng, yếu về chất; từ đó ảnh hưởng rất
lớn đến lực lượng vũ trang toàn dân, làm công tác quốc phòng an ninh của
nước nhà suy giảm, tạo thời cơ cho các thể lực thù địch, phản động tranh thủ
chống phá chính quyền từ cơ sở,…
3. Thực hiện pháp luật về DQTV đã thể hiện sự quan tâm và đề cao của Đảng
và Nhà nước đối với lực lượng DQTV, thông qua các quy định nhằm đảm bảo
các điều kiện về thu nhập, công tác, sinh hoạt, y tế,…qua đó khích lệ tinh
thân, động viên để DQTV có thêm nguồn động lực mà ra sức công tác, phấn
đấu cống hiến cho nhân dân, cho đất nước.
4. Thực hiện pháp luật về DQTV có vai trò quan trọng đối với hệ thống cơ
quan hành chính trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh

12


toàn dân toàn diện: Phân định rạch ròi trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương trong công tác xây dụng, củng cố, phát triển lực
lượng DQTV; Đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ
kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, từ đó
giúp giải quyết nhanh chóng hiệu quả, các công việc chuyên môn thuộc phạm
vi chức năng được giao một cách đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp
luật.
5. Đối với mỗi cá nhân là công dân Việt Nam, thực hiện pháp luật về DQTV
giúp mọi người nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm của
mình đối với công tác xây dựng lực lượng DQTV nói riêng và cả nền quốc
phòng toàn dân nói chung. Thông qua thực hiện pháp luật về DQTV, người
dân có điều kiện thuận lợi để biết được nguyên tắc, hình thức thực hiện các
quyền và nghĩa vụ cũng như các hành vi bị nghiêm cấm. Nếu không triển khai
thực hiện pháp luật về DQTV thì có thể nhiều người dân sẽ không biết đến

DQTV là gì, không biết các nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân là sẽ
như thế nào. Nhìn trên phương diện này, để nội dung pháp luật về DQTV đến
được với đông đảo người dân ở xã, phường, thị trấn thì việc tăng cường công
tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về DQTV ở cơ sở là nhân tố giữ vai trò
quyết định. Bên cạnh đó, thực hiện pháp luật về DQTV còn giúp các cơ quan,
tổ chức, cá nhân cảm nhận rõ vai trò và tầm quan trọng của nó đối với sức
mạnh phòng thủ quốc gia. Từ sự nhận thức, hiểu biết về pháp luật về DQTV,
các chủ thể sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng các quy định của pháp luật về
DQTV để góp phần củng cố, phát huy lực lượng DQTV từ địa phương cho
đến cả nước.
6. Tạo sự đồng thuận giữa các địa phương, vùng miền, hợp thành một thể
thống nhất trong xây dựng và phát triển lực lượng DQTV. Đến phần mình,
DQTV giữ vững vai trò là lực lương xung kích không chỉ trong giữ gìn an

13


ninh quốc phong mà còn tích cực tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế, văn
hóa tại địa phương. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển
văn hóa, ổn định xã hội.
Từ những vai trò trên, có thể đi đến kết luận rằng thực hiện pháp luật về
DQTV giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền an ninh – quốc phòng toàn
dân, toàn diện nói chung và đối với mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội nói riêng, góp phần thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó là bảo vệ
nền độc lập của dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
1.3. Nội dung, chủ thể, hình thức thực hiện pháp luật về Dân quân
tự vệ
1.3.1. Nội dung thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ
Nội dung thực hiện pháp luật về DQTV được quy định tại Luật DQTV
năm 2009 và chi tiết hơn nữa đó là tại Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05

tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một
số điều của Luật DQTV. Cụ thể:
- Nghị định này gồm 27 điều, quy định chi tiết, biện pháp thi hành một
số điều của Luật DQTV về: Tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp; số lượng Chỉ
huy phó BCH quân sự cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt
động của BCH quân sự Bộ, ngành Trung ương; con dấu của BCH quân sự xã,
phường, thị trấn, BCH quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, BCH quân sự Bộ,
ngành Trung ương; nguồn kinh phí; cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an
ninh, điều kiện thành lập Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, phân
cấp quản lý BCH quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị DQTV; chế độ,
chính sách đối với DQTV; hỗ trợ phương tiện, kinh phí đi lại cho DQTV khi
thực hiện nhiệm vụ.
- Nghị định áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan của Nhà nước,

14


tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
của Việt Nam, cá nhân, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cư trú và
hoạt động tại Việt Nam liên quan đến DQTV.
- Nghị định quy định cụ thể về quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ
tham gia DQTV; quyết định công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia DQTV;
giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của DQTV; điều kiện tổ chức tự vệ
trong doanh nghiệp; trình tự, thủ tục thành lập đơn vị tự vệ trong doanh
nghiệp; thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp; điều
kiện thành lập BCH quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn
trọng điểm về quốc phòng, an ninh; số lượng Chỉ huy phó BCH quân sự cấp
xã; nhiệm vụ, quyền hạn của BCH quân sự Bộ, ngành Trung ương; cơ chế
hoạt động của BCH quân sự Bộ, ngành Trung ương; phân cấp quản lý Ban chỉ
huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị dân quân tự vệ; con dấu của

BCH quân sự, trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ; tiêu chuẩn,
định mức trang thiết bị ngi làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp
trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị; chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự
cấp xã; phụ cấp của Thôn đội trưởng; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại cho
dân quân tự vệ; chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc thủ quốc phòng, quân
sự, chế độ, chính sách đổi với dân quân tự vệ làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; chế độ, chính sách đối với dân quân
chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm,
bị chết; chế độ, chính sách đối với dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị tai nạn, bị chết; chế độ, chính sách đối
với dân quân tự vệ bị chết, hy sinh, bị thương, chế độ bảo, tạp chí, nguồn kinh
phí chi cho dân quân tự vệ; hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
- Theo Nghị định, mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân

15


quân tự vệ được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ
số quy định cụ thể: Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng: 0,10; Trung đội trưởng,
Thôn đội trưởng: 0,12; Đại đội phó, Chính trị viên phó đại đội, Hải đội phỏ,
Chính trị viên phó hải đội: (0,15; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Hải
đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Trung đội trưởng dân quân cơ động: 0,20;
Tiểu đoàn phó, Chính trị viên phó tiểu đoàn, Hải đoàn phó, Chính trị viên phó
hài đoàn: 0,21; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Hải đoàn trưởng,
Chính trị viên hải đoàn, Chỉ huy phó, chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự
cấp xã, Chỉ huy phó, Chính trị viên phó BCH quân sự Cơ quan, tổ chức cơ sở:
0,22; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên BCH quân sự cấp xã, Chỉ huy trưởng,
Chính trị viên BCH quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Chỉ huy phó, Chính trị
viên phó BCH quân sự Bộ, ngành Trung ương: 0,24; Chỉ huy trưởng, Chính

trị viên BCH quân sự Bộ, ngành Trung Lương: 0,25. Thời gian được hưởng
phụ cấp trách nhiệm tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho
đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày
trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15
ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp trách nhiệm của tháng đó.
- Nghị định cũng quy định chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
phụ cấp của Thôn đội trưởng; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại cho dân quân
tự vệ; chế độ phụ cấp thâm niên; chế độ phụ cấp đặc thủ quốc phòng, quân sự;
chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền biển, đảo...
- Nghị định nêu rõ, dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham
gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được
hưởng các chế độ, chính sách. Cụ thể, đối với dân quân được trợ cấp ngày

16


công lao động, mức trợ cấp bằng hệ số 0,25 mức lương cơ sở, được hưởng
tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở. Đối với
thuyền trưởng, máy trưởng được trợ cấp thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm
mỗi người mỗi ngày bằng 0,08 mức lương cơ sở. Đối với tự vệ được trả
nguyên lương, các khoản phụ cấp hiện hưởng, phúc lợi theo chế độ hiện hành
và được hưởng thêm 50% lượng ngạch bậc tỉnh theo ngày thực tế huy động;
được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ
sở; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thi được áp dụng chính sách như
đối với dân quân.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ
nếu bị chết, hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ được xem xét, xác

nhận là liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo
quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
1.3.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ
Theo quy định tại Điều 2 Luật DQTV năm 2009, chủ thể thực hiện pháp
luật về DQTV bao gồm:
1. Công dân Việt Nam;
2. Cơ quan, tổ chức của Việt Nam;
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú và hoạt động trên lãnh thổ Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động
của dân quân tự vệ [6, Khoản 2].
Bởi trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này nên sẽ tập trung đi sâu
hơn về một chủ thể là cơ quan hành chính nhà nước, đó là UBND phường.
1.3.2.1. Vị trí của UBND phường trong bộ máy hành chính nhà nước
Vị trí, tính chất pháp lý của UBND phường được Điều 8 của Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương năm 2015 qui định Ủy ban nhân dân do Hội

17


đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên. Có vai trò cơ bản: thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, luật
pháp của nhà nước để đi vào cuộc sống phải thông qua hoạt động của chính
quyền phường, phải được thực hiện ở phường thành phong trào hành động
nhân dân, thông qua những sáng kiến và nổ lực của nhân dân [ 9, Điều 8].
UBND phường do HĐND phường bầu gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch
và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do
Chính phủ quy định. Giúp việc cho UBND phường còn có các bộ phận là cơ
quan tham mưu cho UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình

đồng thời chịu sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn nghiệp vụ cấp trên.
Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực xây dựng lực lượng
DQTV ở địa phương. UBND phường có Ban chỉ huy quân sự gồm Chỉ huy
trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân; Chỉ huy phó; Chính trị viên, Chính trị
viên phó là cán bộ khiêm nhiệm.
So với tính chất của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Ban chỉ huy
quân sự phường cũng thực hiện phần nhiệm vụ, quyền hạn như các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND, giúp Chủ tịch UBND tổ chức thực hiện công tác
quốc phòng, nhưng dồng thời còn thực hiện niệm vụ chỉ huy các lực lượng vũ
trang địa phương (Quân nhân dự bị, DQTV) trong việc tổ chức, xây dựng và
thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu theo chỉ thị, mệnh lệnh
của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự Quận, trên cơ sở quyết định, kế
hoạch UBND cùng cấp giao.

18


1.3.2.2.Vai trò của UBND phường trong việc thực hiện pháp luật về
DQTV
Vai trò của UBND phường trong việc thực hiện pháp luật về DQTV là
tác dụng, chức năng của UBND phường trong việc ra các quyết định hành
chính và thực hiện các hoạt động tổ chức thực tiễn về quốc phòng.
Hiện nay chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền phường được
điều chỉnh chủ yếu trong Chương IX Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương. UBND phường thực hiện những nhiệm vụ và quyền
hạn: tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng
làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; thực hiện công tác
nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân

dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực
lượng dân quân tự vệ ở địa phương; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo về an ninh Tổ
quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ
nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; quản lý hộ
khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở
địa phương.
1.3.3. Hình thức thực hiện pháp luật về Dân quân tự vệ
Có 04 hình thức để thực hiện pháp luật về DQTV như sau:
1, Tuân thủ pháp luật về DQTV: Là hình thức thực hiện pháp luật về dân
quân tự vệ trong đó các chủ thể kiềm chế, giữ mình để không thực hiện những
hành vi mà pháp luật cấm. Ví dụ: chủ thể trốn không tham gia lực lượng dân
quân tự vệ ở cơ quan tổ chức khi có yêu cầu. Đây là hình thức thực hiện các
quy phạm pháp luật cấm đoán trong thực tế và là hình thức thực hiện pháp

19


luật bằng không hành động.
2, Thi hành (chấp hành) pháp luật về DQTV: Là hình thức thực hiện
pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình một
cách chủ động bằng hành động tích cực. Ví dụ như, các thanh niên trong độ
tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng tự vệ cơ quan hàng năm. Đây là
hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc trong thực tế và là hình
thức thực hiện pháp luật bằng hành động.
3, Sử dụng (vận dụng) pháp luật về DQTV: Là hình thức thực hiện pháp
luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện
những hành vị mà pháp luật cho phép. Đây là hình thức thực hiện các quy
phạm cho phép, vì vậy, chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền
của mình,

4, Áp dụng pháp luật về DQTV: Là hình thức thực hiện pháp luật trong
đó nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ
chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật. Như vậy, áp
dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước
hay là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức và nhân viên
nhà nước. Trong 04 hình thức thực hiện pháp luật chỉ có hình thức này là luôn
có sự hiện diện của nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về dân quân tự
vệ
Đầu tiên, đó là sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của cấp trên.
Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị ở nước ta, có nhiệm vụ lãnh
đạo mọi hoạt động của nhà nước và xã hội, tập trung mọi nổ lực của toàn dân

20


×