Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

LH SO SÁNH POWPOINT THUYẾT TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 19 trang )

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI
BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4

NHÓM 1 LỚP K42B LH


HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT
HỒI GIÁO

NHÓM 1 LỚP K42B LH


Một số quốc gia Hồi Giáo.
Hãy kể tên một số quốc gia có Đạo Hồi ?


1. Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của Hồi Giáo.

a. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Hồi Giáo.

• Hồi giáo (tôn giáo của tộc người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc gọi đạo Islam (theo tiếng

Ảrập nghĩa là phục tùng theo ý chân chủ) xuất hiện ở bán đảo Ảrập vào khoảng thế kỷ thứ VII.
Ảrập Xêut là quê hương của Hồi giáo. Hồi giáo ra đời do hàng loạt nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư
tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp của các
tộc người vùng Trung cận Đông và yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo Ảrập thành một
nhà nước phong kiến thần quyền do đó cần một tôn giáo độc thần để thay thế những tôn giáo đa
thần tồn tại ở đó từ trước.

Nguồn : Thư viện pháp luật




1. Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của Hồi Giáo.

b. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo.



Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là nhà tiên tri Mohammed (Mahomet).
Mohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.

Nhà tiên tri Mohammed

Nguồn : Thư viện pháp luật


1. Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của Hồi Giáo.

• Vào thế kỷ thứ VII, ông bắt đầu truyền đi bức thông điệp từ đấng Allah đặt nền móng cho sự hình thành đạo Hồi và Pháp
luật hồi Giáo.

• Đạo Hồi có 2 phần chính:
- Thần học thiết lập nên những giáo điều và xác định những điều linh thiêng mà tính đồ phải tuân theo.
- Những điều giới luật cho phép và cấm không được làm .

• Xuất phát từ tư tưởng thống trị trong đạo Hồi tư tưởng thần quyền, trong đó nhà nước chính là công cụ phục vụ cho Tôn
Giáo các nhà luật gia và nhà thần học đã thảo ra hệ thống pháp luật rất chi tiết đó là hệ thống pháp luật Hồi Giáo.

Nguồn : Thư viện pháp luật



2. Cấu trúc pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của Đạo Hồi.

a. Cấu trúc.

PHÁP LUẬT HỒI GIÁO

Phần những quyết định của tòa Shary’a
Phần Shary’a ( luật Thượng Đế )

chứa đựng những quy phạm vật chất của
đạo Hồi


2. Cấu trúc pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của Đạo Hồi.

b. Những nguyên tắc cơ bản của đạo Hồi.
Gồm 5 nguyên tắc:
+ Shahadan – tuyên xứng đức tin.
+ Shalat – sự cầu nguyện.
+ Zakat – bố thí cho người nghèo.
+ Sawm – nhịn ăn, uống trong tháng Ramandan.
+ Haj – hành hương đến Mecca.


Câu hỏi ?

• Như các bạn đã biết Phật giáo có Kinh phật vậy Hồi giáo có Kinh gì ?
• Gợi ý :


• ĐÁP ÁN

: Kinh Koran


3. Nguồn luật của hệ thống pháp luật Hồi giáo.

a. Thứ nhất : Kinh Koran (Qur'an).
Là một cuốn thánh kinh bao gồm 6.237 câu thơ chia thành 30 quyển, 114
chương. Các chương dài ngắn rất khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết, chương
ngắn nhất chỉ có 3 tiết. Trình tự các chương không phân loại theo nội dung, cũng
không theo tuần tự thời gian. Nhìn chung, các chương đầu dài hơn các chương sau,
những chương ban hành ở Mecca gọi là chương Mecca (chiếm khoảng 2/3 toàn bộ
kinh thánh), các chương ban hành ở Madina gọi là chương Madina (chiếm khoảng 1/3
kinh thánh). Chỉ có khoảng 200 câu thơ (khoảng hơn 3%) của cuốn thánh kinh đó đó
có liên quan đến pháp luật, trong đó có các nguyên tắc pháp luật, các quy định điều
chỉnh các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình, các quan hệ hình sự, các quan hệ tố
tụng, các quan hệ thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế.

Kinh Coran

Nguồn : Thư viện pháp luật


3. Nguồn luật của hệ thống pháp luật Hồi giáo.

b. Thứ hai : Sunna - Sunna nghĩa là “con đường quen đi), là lối sống, cách hành xử trong cuộc đời của nhà

tiên tri Mohammed. Sunna bao gồm những hành động cụ thể, những lời khuyên dạy hoặc cấm đoán phát xuất
trực tiếp từ Mohammed.

c. Thứ ba : Idjma - Sự thoả thuận, nhất trí của người có thẩm quyền.
d. Thứ tư: Quiyas - Suy đoán tương tự pháp luật.

• Trong 4 nguồn luật nói trên thì Koran và Sunna là nguồn luật chính còn Ijam và Quiyas là nguồn
phụ.


4. Đặc điểm cơ bản của luật hồi giáo.

Có 5 đặc điểm cơ bản:

• Thứ nhất, theo kinh Koran( người Musulman con gọi là chariat ) hành vi của con người được chia
làm 5 loại.

• Thứ hai, nguồn gốc hình thành.
• Thứ ba, vai trò của nhà nước trong hoạt động lập pháp.
• Thứ tư, phạm vi điều chỉnh của luật hồi giáo.
• Thứ năm, cấu trúc quy phạm của pháp luật Hồi giáo.


Người dân trong tháng ăn chay Ramadan

Thánh địa Mecca


5. Một số ngành luật Hồi giáo.

 Luật hình sự.
Khái niệm tội phạm trong luật Hồi giáo nếu xét về phương diện hình phạt bao gồm 2 loại:


• Tội phạm có thể trả bằng tiền.
• Tội phạm phải trả bằng thân thể hoặc cuộc sống của mình.
Theo mức độ nặng nhẹ của tội phạm, kinh thánh Coran xác định 3 loại tội phạm:

• Hudud
• Quesas
• Các tội Taazir

Nguồn : Thư viện pháp luật


5. Một số ngành luật Hồi giáo.

 Luật dân sự.
Hệ thống luật nghĩa vụ rất phát triển. Nghĩa vụ xuất phát từ hợp đồng chia làm 2 loại. Sự phân biệt
hai loại này được xác định trên cơ sở có hay không sự chuyển giao tài sản (là đối tượng hợp đồng).
a) Nhóm thứ nhất liên quan đến việc có chuyển giao tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự:

• Hợp đồng trao đổi.
• Hợp đồng cho vay.
• Hợp đồng mua bán.
b) Nhóm thứ hai là nhóm không cần chuyển giao tài sản.

• Hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
• Hợp đồng uỷ thác…

Nguồn : Thư viện pháp luật


5. Một số ngành luật Hồi giáo.


 Luật hôn nhân và gia đình
• Luật Hồi giáo tạo cho người đàn ông có uy thế tuyệt đối trong gia đình.
• Cũng như ở nhiều nước theo các tôn giáo khác, các nước Hồi giáo thường cho rằng hôn nhân phải
môn đăng hộ đối, nghĩa là gia đình cô dâu, chú rể phải tương xứng nhau về mặt địa vị và tài sản.

Nguồn : Thư viện pháp luật


5. Một số ngành luật Hồi giáo.

Luật tố tụng (hình sự và dân sự)
• Các toà án ở các nước theo đạo Hồi là các toà án Hồi giáo truyền thống giải quyết các vụ án hình
sự cũng như dân sự. Các thẩm phán trong các toà án Chariat gọi là Quadis được trải qua một
khoá đào tạo tôn giáo cũng như pháp luật. Thủ tục tố tụng được quy định trong kinh Coran. Trước
toà, đương sự phải có hai người đàn ông hoặc một người đàn ông và hai người đàn bà làm chứng.
Nếu chỉ có một người làm chứng thì đương sự có thể thề trước đấng Allah. Lời thề trước đấng
Allah được coi là bằng chứng trung thực.

Nguồn : Thư viện pháp luật


6. Xu hướng ngày nay của Pháp Luật Hồi Giáo

Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng của các hệ thống pháp luật khác từ thế kỷ
XIX đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, ngày nay nhiều quốc gia Hồi
giáo đã đổi mới hệ thống pháp luật của mình. Trong các nước Hồi giáo xuất hiện ba xu hướng phát triển:
- Phương Tây hoá pháp luật, tiếp nhận các chế định pháp luật tiên tiến của phương Tây như chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng và thiết lập chế độ bình đẳng giới; xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc
phân quyền, tổ chức hệ thống toà án phi tôn giáo, tư tưởng pháp luật thoát khỏi tư tưởng tôn giáo.

- Pháp điển hoá pháp luật, xây dựng nhiều bộ luật: hình sự, dân sự, thương mại, tố tụng hình sự và dân
sự theo mô hình của các nước phương Tây kết hợp với việc phát huy các truyền thống văn hoá của dân
tộc.
- Loại bỏ dần các quy định cổ hủ, lạc hậu nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền bình đẳng nam
nữ, bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền.


CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BUỔI
THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM



×